Đánh giá kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B tại tỉnh Tiền Giang

Tài liệu Đánh giá kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B tại tỉnh Tiền Giang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 26 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B TẠI TỈNH TIỀN GIANG Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) thường có liên quan đến các yếu tố như kiến thức hiểu biết về phòng chống nhiễm HBV. Mục tiêu: Đánh giá tác động của giáo dục sức khỏe trong can thiệp làm tăng hiệu quả phòng bệnh viêm gan B trong cộng đồng tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Kết quả: Sau 18 tháng can thiệp cộng đồng chủ yếu bằng truyền thông giáo dục sức khỏe đã cho các kết quả sau: tăng tỷ lệ tiếp cận thông tin về bệnh viêm gan B, tăng tỷ lệ hiểu biết về bệnh viêm gan B, tăng tỷ lệ nhận thức về sự nguy hiểm của nhiễm HBV, tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B. Tỷ lệ anti HBc dương tính ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ anti HBs dương tính ở nhóm can thiệp cao hơn so với...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B tại tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 26 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B TẠI TỈNH TIỀN GIANG Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) thường có liên quan đến các yếu tố như kiến thức hiểu biết về phòng chống nhiễm HBV. Mục tiêu: Đánh giá tác động của giáo dục sức khỏe trong can thiệp làm tăng hiệu quả phòng bệnh viêm gan B trong cộng đồng tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Kết quả: Sau 18 tháng can thiệp cộng đồng chủ yếu bằng truyền thông giáo dục sức khỏe đã cho các kết quả sau: tăng tỷ lệ tiếp cận thông tin về bệnh viêm gan B, tăng tỷ lệ hiểu biết về bệnh viêm gan B, tăng tỷ lệ nhận thức về sự nguy hiểm của nhiễm HBV, tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B. Tỷ lệ anti HBc dương tính ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ anti HBs dương tính ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. Kết luận: Giáo dục sức khỏe làm tăng hiệu quả phòng bệnh viêm gan B trong cộng đồng tại tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: Giáo dục sức khỏe, nhiễm HBV, Tiền Giang. ABSTRACT THE EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS OF HEALTH EDUCATION INTERVENTION IN PREVENTING HEPATITIS B VIRUS INFECTION IN TIEN GIANG COMMUNITY Ta Van Tram * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 26 – 32 Background: Hepatitis B virus (HBV) infection is commonly associated with the preventive knowledge of HBV infection. Objective: To evaluate the impact of health education intervention on improving the knowledge, attitude of the prevention of HBV infection in Tien Giang community. Methods: Community intervention study compared with control individuals. Results: After 18 months of health education interventions, the outcomes of this study are presented as followings: the percentage of receiving HBV information was elevated, the percentage of knowledge, awareness about morbidity and mortality of HBV infection as well as the percentage of HBV vaccinated were significantly increased. The percentage of positive anti-HBc is lower in the intervention group compared to control individuals. The percentage of positive anti-HBs is higher in the intervention group compared to control individuals. Conclusions: Health education intervention effectively increased Tien Giang community’s knowledge about the prevention of HBV infection. Keywords: Health education, HBV infection, Tien Giang. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ vi rút viêm gan B (HBV) rất cao và là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới với khoảng 8 - 20% dân số. Tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tỷ lệ nhiễm HBV 10% và 14%, tỷ lệ dương tính kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt HBV: antiHBs (+) 59% và 50%. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy nhiễm HBV thường có liên * Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm, ĐT: 0913 771 779, Email: tavantram@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 27 quan đến các yếu tố như kiến thức hiểu biết về phòng chống nhiễm HBV, thái độ nhận thức không đúng về sự nguy hiểm của nhiễm HBV dẫn đến các hành vi phòng chống nhiễm HBV chưa hiệu quả tại cộng đồng(7). Việc tìm ra mô hình, biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm HBV có hiệu quả nhưng phù hợp với điều kiện ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề khó khăn vì ngoài vấn đề tăng cường xét nghiệm để phát hiện nhiễm HBV cho người dân, cần đòi hỏi phải có những biện pháp tăng cường dự phòng tích cực, chủ động và lâu dài trong cộng đồng. Biện pháp dự phòng hữu hiệu nhất cho đến nay là tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong cộng đồng. Các biện pháp can thiệp không những cần có các chiến lược thay đổi thói quen, điều kiện sống, nâng cao dân trí mà quan trọng là cần phải có các giải pháp thay đổi hành vi thích hợp, có lợi cho sức khỏe với sự tham gia tích cực của cả cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay ở tỉnh Tiền Giang chưa có công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm HBV kết hợp với các biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm HBV tại cộng đồng. Chúng nghiên cứu đề tài nầy nhằm đánh giá tác động của giáo dục sức khỏe trong can thiệp làm tăng hiệu quả phòng bệnh viêm gan B trong cộng đồng tại tỉnh Tiền Giang. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người từ 10 tuổi trở lên. Địa điểm nghiên cứu Thực hiện tại 4 xã phường thuộc 2 vùng sinh thái thành thị và nông thôn của tỉnh Tiền Giang. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 07 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Cỡ mẫu Dùng công thức của Wayne W. Daniel.  212 ppcn'/1c211*/4n'n   212 2 2211β)(1α/2)(1 pp*c p1pp1p*czp1p1cz n' Cỡ mẫu hợp lý cho mỗi nhóm là 720 đối tượng. Phương pháp chọn mẫu Với nhóm can thiệp Dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với khung mẫu là danh sách tất cả các đối tượng từ 10 tuổi trở lên của 2 xã phường can thiệp. Với nhóm chứng Dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với khung mẫu là danh sách tất cả các đối tượng từ 10 tuổi trở lên của 2 xã phường chứng. Xử lý và phân tích số liệu Phần mềm SPSS 18.0. KẾT QUẢ Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu Qua nghiên cứu 1224 người dân từ 10 tuổi trở lên, sống ở 4 xã, phường thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thu nhận các kết quả như sau: Tuổi của đối tượng trong mẫu nghiên cứu: Tuổi cao nhất là 86 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nhóm 50 - 59 tuổi (22,6%) và nhóm tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 10 - 14 tuổi (5%). Giới: Nam chiếm tỷ lệ 38,6% và nữ chiếm tỷ lệ 61,4%. Nghề nghiệp: có nhiều nghề nghiệp khác nhau, trong đó nhiều nhất là nông dân (24,7%); tiếp đến là nội trợ (21,1%) và ít nhất là công nhân (6%). Nơi sinh sống vùng thành thị có tỷ lệ cao nhất (51,3%) và vùng đồng bằng có tỷ lệ thấp hơn (48,7%). Đánh giá bằng các chỉ số gián tiếp Hiểu biết về phòng chống viêm gan B Tỷ lệ hiểu biết đúng về bệnh viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Tỷ lệ hiểu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (Bảng 1). Tỷ lệ hiểu biết đúng về triệu chứng của viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Tỷ lệ hiểu biết đúng về cách phát hiện viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn có ý Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 28 nghĩa thống kê so với nhóm chứng (Bảng 2). Tỷ lệ hiểu biết đúng về các đường lây truyền chính của viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tỷ lệ hiểu biết đúng về các biện pháp dự phòng lây truyền viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (Bảng 3). Nhận thức về sự nguy hiểm và tiêm chủng vắc xin viêm gan B Tỷ lệ có nhận thức đúng về sự nguy hiểm của viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B của nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). Đánh giá bằng các chỉ số trực tiếp Tỷ lệ HBsAg và anti HBc dương tính Tỷ lệ HBsAg (+) của nhóm can thiệp và nhóm chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ anti HBc dương tính của nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (Bảng 5). Tỷ lệ anti HBs dương tính Tỷ lệ anti HBs dương tính của nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê rất rõ rệt so với nhóm chứng (Bảng 6). Bảng 1: So sánh tỷ lệ hiểu biết về bệnh viêm gan B và nguyên nhân gây viêm gan B của 2 nhóm Nhóm Hiểu biết về bệnh viêm gan B Hiểu biết về nguyên nhân gây viêm gan B Đúng Không đúng Đúng Không đúng Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Can thiệp 368 (51,4) 481 (85,6) 348 (48,6) 81 (14,4) 408 (57,0) 488 (86,8) 308 (43,0) 74 (13,2) Chứng 220 (43,3) 337 (66,2) 288 (56,7) 172 (33,8) 296 (58,3) 402 (79,0) 212 (41,7) 107 (21,0) Tổng 588 (48,0)* 818 (76,4)** 636 (52,0)* 253 (23,6)** 704 (57,5) 890 (83,1)** 520 (42,5) 181 (16,9)** Bảng 2: So sánh tỷ lệ hiểu biết về triệu chứng và cách phát hiện viêm gan B giữa 2 nhóm Nhóm Hiểu biết về triệu chứng của viêm gan B Hiểu biết về cách phát hiện viêm gan B Đúng Không đúng Đúng Không đúng Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Can thiệp 93 (13,0) 239 42,5) 623 (87,0) 323 (57,5) 335 (46,8) 492 (87,5) 381 (53,2) 70 (12,5) Chứng 58 (11,4) 147 (28,9) 450 (88,6) 362 (71,1) 225 (44,3) 407 (80,0) 283 (55,7) 102 (20,0) Tổng 151 (12,3) 386 (36,0)** 1073 (87,7) 685 (64,0)** 560 (45,8) 899 (83,9)** 664 (54,2) 172 (16,1)** Bảng 3: So sánh tỷ lệ hiểu biết về đường lây truyền và dự phòng viêm gan B của 2 nhóm Nhóm Hiểu biết về đường lây truyền viêm gan B Hiểu biết về dự phòng viêm gan B Đúng Không đúng Đúng Không đúng Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Can thiệp 444 (62,0) 490 (87,2) 272 (38,0) 72 (12,8) 210 (29,3) 544 (96,8) 506 (70,7) 18 (3,2) Chứng 328 (64,6) 412 (80,9) 180 (35,4) 97 (19,1) 143 (28,1) 474 (93,1) 365 (71,9) 35 (6,9) Tổng 772 (63,1) 902 (84,2)* 452 (36,9) 169 (15,8)* 353 (28,8) 1018 (95,1)** 871 (71,2) 53 (4,9)** Bảng 4: So sánh nhận thức về sự nguy hiểm và tiêm chủng vắc xin viêm gan B của 2 nhóm Nhóm Hiểu biết về sự nguy hiểm của viêm gan B Tiêm chủng 3 mũi vắc xin viêm gan B Đúng Không đúng Đủ Không đủ Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Can thiệp 185 (25,8) 342 (60,9) 531 (74,2) 220 (39,1) 79 (11,0) 81 (14,4) 637 (89,0) 481 (85,6) Chứng 121 (23,8) 254 (49,9) 387 (76,2) 255 (50,1) 39 (7,7) 53 (10,4) 469 (92,3) 456 (89,6) Tổng 306 (25,0) 596 (55,6)** 918 (75,0) 475 (44,4)** 118 (9,6)* 134 (12,5)* 1106 (90,4)* 937 (87,5)* Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 29 Bảng 5: So sánh tỷ lệ HBsAg(+) của 2 nhóm Nhóm HBsAg anti HBc Âm tính Dương tính Âm tính Dương tính Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Can thiệp 657 (91,8) 504 (89,7) 59 (8,2) 58 (10,3) 359 (50,1) 248 (44,1) 357 (49,9) 314 (55,9) Chứng 457 (90,0) 454 (89,2) 51 (10,0) 55 (10,8) 244 (48,0) 205 (40,3) 2624 (52,0) 304 (59,7) Tổng 1114 (91,0) 958 (89,4) 110 (9,0) 113 (10,6) 603 (49,3) 453 (42,3) 621 (50,7) 618 (57,7) Bảng 6: So sánh tỷ lệ anti HBs dương tính của 2 nhóm Nhóm anti HBs Âm tính Dương tính Trước Sau Trước Sau Can thiệp 334 (46,6) 262 (46,6) 382 (53,4) 300 (53,4) Chứng 259 (51,0) 216 (42,4) 249 (49,0) 293 (57,6) Tổng 593 (48,4) 478 (44,6) 631 (51,6) 593 (55,4) BÀN LUẬN Sau 18 tháng áp dụng một số biện pháp can thiệp, đánh giá tiến hành trên 562 người ở nhóm can thiệp và 509 người nhóm chứng trong cùng thời điểm. Đánh giá bằng các chỉ số gián tiếp Tiếp cận thông tin về phòng chống nhiễm HBV Tỷ lệ đối tượng đã được tiếp cận thông tin liên quan đến nhiễm HBV ở nhóm can thiệp chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (95,14% và 71,25% với p ≤ 0,05). Kết quả này cho thấy có sự cải thiện về sự tiếp cận thông tin liên quan đến phòng chống nhiễm HBV ở các đối tượng thuộc nhóm can thiệp. Điều này cũng chứng tỏ với việc thực hiện đa dạng các phương pháp, hình thức truyền thông về các vấn đề liên quan đến nhiễm HBV tại 2 xã, phường can thiệp đã mang lại hiệu quả cao qua sự cải thiện rõ rệt về sự tiếp cận thông tin liên quan đến nhiễm HBV ở nhóm can thiệp. Hiểu biết về bệnh viêm gan B Sau 18 tháng mức độ hiểu biết của người dân về phòng chống nhiễm HBV đã cải thiện đáng kể. Kết quả của chúng tôi cho thấy cho thấy tỷ lệ hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh viêm gan B của người dân ở nhóm can thiệp là 83,1% sau can thiệp và cao hơn so với nhóm chứng là 57,5%; tỷ lệ hiểu biết đúng cách phát hiện HBV ở nhóm can thiệp đã tăng lên 83,9% so với nhóm chứng là 48%; tỷ lệ hiểu biết đúng các đường lây truyền chủ yếu HBV 84,2% so với nhóm chứng là 63,1%. Sự khác biệt về các tỷ lệ trước can thiệp và sau can thiệp ở nhóm can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05). Kết quả của Ngô Viết Lộc cho thấy tỷ lệ hiểu biết đúng dự phòng lây truyền HBV ở nhóm can thiệp tăng lên 95,1% sau can thiệp so với nhóm chứng 63,1%; tỷ lệ hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh viêm gan B của người dân ở nhóm can thiệp là 50,56% sau can thiệp so với nhóm chứng là 35,83%; tỷ lệ hiểu biết đúng cách phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm can thiệp đã tăng lên 51,39% so với nhóm chứng là 35%; hiểu biết đúng các đường lây truyền chủ yếu HBV 46,81% so với nhóm chứng 31,25%. Sự khác biệt về các tỷ lệ trước can thiệp và sau can thiệp ở nhóm can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05)(7). Theo Lý Văn Xuân, có mối liên quan giữa kiến thức đúng với thực hành đúng: bệnh nhân có kiến thức đúng sẽ có thực hành đúng gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không có kiến thức đúng(6). Nghiên cứu can thiệp của Victoria M(8) và của Grace X(3) bằng chiến lược truyền thông giáo dục sức khỏe và sau 1 năm can thiệp nhận thấy có sự cải thiện rõ về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến nhiễm HBV so với trước can thiệp (với p ≤ 0,05). Nhận thức về sự nguy hiểm của nhiễm HBV Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đối tương trong nhóm can thiệp có nhận thức đúng về sự nguy hiểm của nhiễm HBV sau can thiệp là 55,6% và cao hơn có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) so với nhóm chứng (55,6% và 25%). Kết quả của Ngô Viết Lộc cho thấy tỷ lệ đối tương trong nhóm can thiệp có nhận thức đúng về sự nguy hiểm của nhiễm HBV sau can thiệp là 53,33% và cao hơn có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 30 so với nhóm chứng (53,33% và 30,69%)(7). Nghiên cứu can thiệp của Đỗ Thị Thanh Xuân cho thấy có thay đổi rõ rệt thái độ về sự nguy hiểm của nhiễm HBV sau can thiệp. Người dân đã biết được hai biến chứng nguy hiểm của nhiễm HBV là xơ gan và ung thư gan và bệnh dễ lây hơn HIV(2). Một số nghiên cứu can thiệp của các tác giả trên thế giới cũng đã cho thấy có sự cải thiện rõ rệt thái độ của cộng đồng về sự nguy hiểm của nhiễm HBV như nghiên cứu của Grace X và cộng sự, của Victoria M. biểu hiện hơn 50% đối tượng nhận thức đúng về sự nguy hiểm của nhiễm HBV là gây ra xơ gan, ung thư gan và dễ lây nhiễm hơn HIV(3,8). Tiêm phòng vắc xin viêm gan B Tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin sẽ tạo được miễn dịch bảo vệ > 95% trẻ em và người trưởng thành(3). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan rõ rệt giữa nhiễm HBV với hành vi tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Ở nhóm can thiệp tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B đủ 3 mũi là 12,5% sau can thiệp so với nhóm chứng là 9,6%). Điều này cho thấy biện pháp can thiệp cộng đồng trong vòng 18 tháng đã có tác dụng rõ rệt. Theo Lý Văn Xuân cho kết quả là 32,71% bệnh nhân có thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan vi rút B nhưng chỉ có 21,45% bệnh nhân có tiêm vắc xin viêm gan B phòng bệnh(6). Do đó cần tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng bằng nhiều biện pháp truyền thông, phối hợp nhiều kênh, đặc biệt là lồng ghép với các chương trình y tế đang thực hiện tại các xã, phường và tại trạm y tế; kết hợp với cán bộ các ban ngành, đoàn thể liên quan cán bộ các thôn/ tổ dân phố nhằm giúp cho người dân hiểu được lợi ích của tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ hơn. Kết quả can thiệp của Grace X(3) ở nhóm can thiệp tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B đủ 3 mũi là 35,14% sau can thiệp và cao hơn có nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) so với nhóm chứng 35,14% và 22,5% và tương tự kết quả của Hoàng Thủy Long(5). Theo Victoria M, sau 1 năm can thiệp nhận thấy, các trẻ em là con của các bà mẹ này đã được tiêm chủng vắc xin viêm gan B với tỷ lệ tăng có ý nghĩa thống kê(8). Do vậy, mô hình can thiệp tiêm chủng vắc xin viêm gan B phòng chống nhiễm HBV trong cộng đồng với các biện pháp phù hợp là mô hình được đánh giá hiệu quả và bền vững nhất trong tất cả các mô hình can thiệp cộng đồng về phòng chống nhiễm HBV hiện nay. Đánh giá bằng các chỉ số trực tiếp Tỷ lệ HBsAg dương tính Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ sau 18 tháng can thiệp với tỷ lệ HBsAg dương tính là 10,6%, ở nhóm can thiệp và ở nhóm chứng sau 18 tháng là 9%. Sự khác biệt của các tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê (p ≥ 0,005). Điều này được giải thích do thời gian thực hiện mô hình can thiệp chúng tôi chỉ trong vòng 18 tháng mà HBsAg có thể biến mất khi cơ thể loại trừ HBV. Cần phải thực hiện nhiều biện pháp can thiệp trên nhiều đối tượng và can thiệp trong nhiều năm trên phạm vi dân số lớn mới có thể đánh giá tăng hay giảm tỷ lệ HBsAg dương tính của nhóm can thiệp. Ở Đài Loan, chương trình tiêm chủng vắc xin viêm gan B được phổ biến rộng khắp toàn quốc lần đầu tiên cho trẻ đã được thực hiện vào tháng 7 năm 1984. Sau 20 năm, người ta đã thực hiện những điều tra dịch tễ học về huyết thanh để đánh giá sự bảo vệ lâu dài đối với vắc xin viêm gan B. Những nghiên cứu này đã được thực hiện mỗi 5 năm từ 1984. Những dấu ấn huyết thanh của HBV được kiểm tra từ những trẻ sơ sinh đến người trưởng thành dưới 30 tuổi trong mỗi nghiên cứu. Kết quả tỷ lệ HBsAg dương tính giảm từ khoảng 10% xuống 0,6% ở những trẻ dưới 15 tuổi tại thành phố Taipei trong suốt 2 thập niên qua. Tỷ lệ HBsAg dương tính là 1,2% ở những trẻ được sinh ra sau chương trình vắc xin (< 20 tuổi) vào năm 2004. Tỷ lệ anti HBc dương tính Tỷ lệ anti HBc dương tính sau 18 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp là 57,7% và thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) so với nhóm chủng (57,7%% và 50,7%). Theo Ngô Viết Lộc, tỷ lệ anti Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 31 HBc dương tính sau 18 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp là 69,86% và thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) so với nhóm chủng (69,86% và 74,72%). Anti HBc là kháng thể được tạo ra khi có sự hiện diện của HBcAg trong cơ thể, kháng thể này được phát hiện một thời gian ngắn sau khi xuất hiện HBsAg, trước khi có tăng ALT và tồn tại trong suốt thời gian bị nhiễm cũng như khi bệnh đã hồi phục. Như vậy đây là dấu ấn huyết thanh quan trọng nhất để chứng minh bệnh nhân đã từng bị nhiễm HBV và nó không được tạo ra khi tiêm vắc xin, Anti HBc không phải là kháng thể trung hòa nên không có khả năng tạo sự bảo vệ về miễn dịch(1). Tỷ lệ anti HBs dương tính Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ anti HBs dương tính của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước can thiệp khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p ≥ 0,05). Thấy tỷ lệ anti HBs dương tính sau 18 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp là 55,4% và cao hơn có ý nghĩa thống kê rất rõ rệt (p ≤ 0,05) so với nhóm chứng (55,4% và 51,6%). Theo Ngô Viết Lộc, tỷ lệ anti HBs dương tính sau 18 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp là 43,61% và cao hơn so với nhóm chứng là 33,06%(7). Anti HBs là kháng thể trung hòa do cơ thể tạo ra để loại trừ HBsAg. Dấu ấn này là một chỉ dẫn cho tình trạng khỏi bệnh và/hoặc đã được nhiễm với HBV. Từ một số mô hình can thiệp đã được thực hiện tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy sự lựa chọn mô hình, biện pháp can thiệp phù hợp để mang lại hiệu quả tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi nước và mỗi vùng. Mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng với các biện pháp phù hợp là mô hình được đánh giá hiệu quả và bền vững. Trong tất cả các biện pháp can thiệp tại cộng đồng về phòng chống nhiễm HBV hiện nay, thì can thiệp bằng cách tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho người chưa nhiễm HBV là hiệu quả và bền vững nhất. KẾT LUẬN Sau 18 tháng can thiệp cộng đồng chủ yếu bằng truyền thông giáo dục sức khỏe đã cho các kết quả sau: Tăng tỷ lệ tiếp cận thông tin về bệnh viêm gan B: tỷ lệ tiếp cận thông tin về bệnh viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. Tăng tỷ lệ hiểu biết về bệnh viêm gan B: tỷ lệ hiểu biết chung về bệnh viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. Tăng tỷ lệ nhận thức về sự nguy hiểm của nhiễm HBV: tỷ lệ nhận thức đúng về sự nguy hiểm của nhiễm HBV ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. Tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ anti HBc dương tính ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ anti HBs dương tính ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương (2000), Viêm gan siêu vi B: từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 2. Đỗ Thị Thanh Xuân (2003), “Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và những người nhiễm vi rút viêm gan B và đánh giá tác động của truyền thông giáo dục sức khỏe tại xã An Lưu, Kinh Môn”, Đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. 3. Grace X et al (2007), “Risk perceptions and barriest to hepatitis B screening and vaccination among Vietnamese immigrants”, J Immigrant Minority Health, 9, 213-220. 4. Health Protection Agency (2007), Hepatitis B, UK 5. Hoàng Thủy Long, Nguyễn Thu Vân, Đỗ Tuấn Đạt và cs (1995), “Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B và C tại Thanh Hóa”, Tạp chí Y học dự phòng, số 9 (2), tr. 5-10. 6. Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm (2010), “Kiến thức thái độ thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Bình Phước tháng 3 năm 2009”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản của số 1, tr. 1-7. 7. Ngô Viết Lộc, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Đình Sơn (2011), “Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B tại một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 8 (777/2011), tr. 51 – 55. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 32 8. Phạm Hoàng Phiệt, Hà Văn Mạo, Hoàng Kỳ (2006), “Vi rút viêm gan B và ung thư gan nguyên phát”, Ung thư gan nguyên phát, Nhà xuất bản Y học. 9. Victoria M. Taylor et al (2002), “Hepatitis B knowledge and practices among Cambodian women in Seattle, Washington, J Community Health, 27(3): 151-163. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_can_thiep_cong_dong_phong_chong_nhiem_vi_ru.pdf
Tài liệu liên quan