Tài liệu Đánh giá kết quả bước đầu điều trị trĩ nội độ 3 và 4 bằng phẫu thuật longo cải tiến: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TRĨ NỘI ĐỘ 3 VÀ 4
BẰNG PHẪU THUẬT LONGO CẢI TIẾN
Lê Quang Nhân**, Nguyễn Thúy Oanh*.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các phẫu thuật trĩ đều gây ra đau. Vào năm 1993, Antonio Longo đã đưa ra phẫu thuật Longo ít
gây ra đau sau mổ. Một số tác giả nước ngoài đã tìm cách cải biên kỹ thuật triệt mạch trĩ của Longo.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật Longo cải tiến.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng kỹ thuật mới, có hồi cứu so sánh kết
quả ban đầu với phẫu thuật Buie hoặc Whitehead tại bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: nhóm chứng và nhóm nghiên cứu tương đồng với nhau về tuổi và hình thái tổn thương trĩ. Nhóm
nghiên cứu có lượng máu mất lúc mổ ít hơn, bệnh nhân ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả bước đầu điều trị trĩ nội độ 3 và 4 bằng phẫu thuật longo cải tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TRĨ NỘI ĐỘ 3 VÀ 4
BẰNG PHẪU THUẬT LONGO CẢI TIẾN
Lê Quang Nhân**, Nguyễn Thúy Oanh*.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các phẫu thuật trĩ đều gây ra đau. Vào năm 1993, Antonio Longo đã đưa ra phẫu thuật Longo ít
gây ra đau sau mổ. Một số tác giả nước ngoài đã tìm cách cải biên kỹ thuật triệt mạch trĩ của Longo.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật Longo cải tiến.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng kỹ thuật mới, có hồi cứu so sánh kết
quả ban đầu với phẫu thuật Buie hoặc Whitehead tại bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: nhóm chứng và nhóm nghiên cứu tương đồng với nhau về tuổi và hình thái tổn thương trĩ. Nhóm
nghiên cứu có lượng máu mất lúc mổ ít hơn, bệnh nhân ít đau sau mổ, thời gian nằm viện và thời gian lành vết
mổ ngắn hơn, không có biến chứng hẹp hậu môn sau mổ hoặc trĩ tái phát.
Kết luận: Phẫu thuật Longo cải tiến có một số ưu điểm hơn so với phẫu thuật Whitehead và phẫu
thuật Buie. Cần tiếp tục nghiên cứu số lượng bệnh nhân lớn hơn với phương pháp phân nhóm ngẫu
nhiên mù đôi, thời gian nghiên cứu lâu dài hơn, kèm có đầy đủ phương tiện hỗ trợ cuộc mổ để đánh
giá hiệu quả của việc cải tiến phẫu thuật Longo.
SUMMARY
INITIAL IVALUATION OF MODIFIED LONGO TECHNIQUE FOR SURGICAL
TREATMENT OF THIRD AND FOURTH DEGREE HEMORRHOIDS
Le Quang Nhan, Nguyen Thuy Oanh*. Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004:
475 - 484
Background: All of surgical hemorrhoi-dectomies were painful. In 1993, Antonio Longo presented a new
technique to reduce postoperative pain. Some foreign surgeons modified this dearterialization of Longo
technique.
Purpose: The aim of this study was to determine the efficacy and safety of modified Longo technique.
Methods: Clinical trial applying new technique. A prospective study of 2 groups of hemorrhoidectomy: a
perspective trial of modified Longo technique in 2003 and a retrospective study of Buie operation from 2001 to
2003.
Results: The two groups were comparable with regard to the age and the degree of hemorrhoids. Modified
Longo technique's group had less intraoperative bleeding, less postoperative pain, less time for postoperative
hospitalization, less time for wound healing, no complication of postoperative anal stenosis and recurrent
hemorrhoids.
Conclusions: Modified Longo hemorrhoi-dectomy had more advantages than Buie operation. Further
randomized controlled trials with a larger number of patients, a longer follow-up time with adequate
paraclinical supports are needed to assess the efficacy of modification of Longo technique.
* Bộ môn Ngoại TQ trường Đại học Y Dược TP.HCM
** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 475
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ xuất hiện từ rất lâu, khởi đầu từ lúc con
người bắt đầu chuyển từ tư thế di chuyển bốn chân
sang tư thế đi bằng hai chân. Từ thời xa xưa đã có các
ghi chép về các triệu chứng bệnh trĩ của người
Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ và văn minh Do
Thái(25, 45).
Từ 1993 trở về trước, các phẫu thuật trĩ đều gây
ra đau do phẫu tích vào vùng da quanh hậu môn và
lớp biểu mô ống hậu môn, vùng này có những tế bào
thần kinh cảm giác thân thể.
Vào năm 1993, tác giả Antonio Longo(32), là phẫu
thuật viên người Ý, đã đưa ra phẫu thuật Longo dùng
dụng cụ cắt và khâu niêm mạc trực tràng bằng máy
nhằm triệt mạch trĩ ở trong lớp dưới niêm mạc trực
tràng và không cần can thiệp vào vùng da quanh hậu
môn, do đó ít gây ra đau sau mổ. Hiện nay người ta
đánh giá đây là một bước đột phá mới. Vì hiện nay giá
thành máy này quá đắt nên chúng tôi nghiên cứu cải
tiến khâu triệt mạch trĩ bằng tay.
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi gồm
Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật Longo
cải tiến trong điều trị bệnh trĩ, từ đó có hướng đóng
góp vào việc ứng dụng phẫu thuật này trong điều trị
trĩ nội độ 3 và 4.
Đánh giá các biến chứng sớm sau mổ (đau, bí
tiểu, chảy máu...), nhất là vấn đề đau sau phẫu thuật
Longo cải tiến.
Đánh giá các ưu khuyết điểm của phẫu thuật
Longo cải tiến.
Phương pháp nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng
kỹ thuật mới tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Bình
Dân. Chúng tôi chia bệnh nhân ra làm hai nhóm:
Nhóm nghiên cứu: chúng tôi thực hiện nghiên
cứu phẫu thuật Longo cải tiến trên 41 bệnh nhân từ
12/ 2002 đến 9/ 2003.
Nhóm chứng: nghiên cứu hồi cứu 41 trường hợp
đã phẫu thuật Buie trong năm 2001-2003, để so sánh
kết quả ban đầu với nhóm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân nữ đang mang thai, bị suy tim, xơ
gan gây ra trĩ triệu chứng.
Bệnh nhân không có ung thư trực tràng hoặc
ung thư vùng chậu.
Tiêu chuẩn loại trừ trong nhóm nghiên
cứu
Bệnh nhân đã được điều trị trĩ bằng chích xơ
hoặc bằng thủ thuật gây xơ chai, hoại tử hoặc chít
hẹp hậu môn.
Các trường hợp không đút lọt được dụng cụ nong
hậu môn có đường kính 36 mm.
Đánh giá mức độ đau sau mổ
Đau là một cảm giác chủ quan của bệnh nhân
nên khó đánh giá một cách khách quan cường độ
đau. Goligher(27) đã nghiên cứu về mức độ đau sau mổ
và chia ra làm năm độ: không đau (độ A), đau nhẹ (độ
B), đau vừa (độ C), đau nhiều (độ D) và đau dữ dội (độ
E). Chúng tôi dựa theo phân độ đau của Goligher để
bổ sung thuốc giảm đau cho bệnh nhân như sau:
Độ A: không cần dùng thuốc giảm đau.
Độ B và độ C: chỉ cần dùng thuốc giảm đau
đường uống.
Độ D: cần bổ sung bằng thuốc giảm đau bằng
đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Độ E: cần dùng đến thuốc giảm đau thuộc nhóm
á phiện.
Chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đau giữa hai
nhóm như sau: nhóm đau mức độ ít (độ A, B và C) và
nhóm đau mức độ nhiều (độ D và E).
PHẪU THUẬT LONGO CẢI TIẾN
Nguyên tắc của phẫu thuật Longo cải tiến
Chúng tôi khâu mũi chữ X chỉ lấy lớp niêm và dưới
niêm, nhằm triệt mạch máu đến cung cấp cho các đám
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 476
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
rối trĩ và điều trị được phần niêm mạc sa ra ngoài.
Kỹ thuật
Tiến hành đặt dụng cụ nong hậu môn có đường
kính 36 mm sau khi bệnh nhân đã được gây tê tủy sống.
Khâu 12 mũi chữ X với vicryl 00, điểm khâu thấp nhất ở
vị trí 1 - 2 cm trên đỉnh của búi trĩ nội, chiều cao đoạn
niêm mạc khâu này vào khoảng 2 - 3cm.
Săn sóc và theo dõi sau phẫu thuật
Longo cải tiến
Thuốc giảm đau:
Ngày đầu: paracétamol 1g x 2 tiêm tĩnh
mạch chậm.
Những ngày sau: paracétamol 0,5g x 3 lần/ ngày,
uống trong 5 ngày tiếp theo. Nếu sau uống thuốc vẫn
đau vết mổ thì chuyển sang tiêm bắp Voltarène 75mg
x 2 / ngày hoặc Ketin 100mg 2 / ngày.
Thuốc trị trĩ: daflon 0,5g 2 viên uống chiều ngày
mổ xong. Sau đó uống 1 viên x 2 lần / ngày trong 5 -
7 ngày tiếp theo.
Không có nhét gạc hậu môn và không cần săn
sóc vết mổ hàng ngày.
Chế độ ăn: chiều tối ngay sau mổ bắt đầu ăn thức
ăn lỏng. Các ngày sau đó ăn uống như thường.
Thông tiểu nếu có bí tiểu.
KẾT QUẢ
Tuổi
Bệnh nhân trong độ tuổi từ 22 đến 84 tuổi.
Bảng 1. Cho biết độ tuổi bệnh nhân ở hai nhóm bệnh.
Tuổi trung
bình (năm)
Độ lệch
chuẩn
Độ tự
do
Nhóm chứng 45,6098 14,4808 80
Nhóm nghiên cứu 47,5609 15,3037
Không có sự khác biệt về mặt thống kê ở độ tuổi
giữa hai nhóm bệnh, p = 0,01.
Hình thái tổn thương giải phẫu
Bảng 2. Cho biết tỷ lệ bị trĩ độ 3 và độ 4 ở hai nhóm bệnh.
Trĩ độ 3 Trĩ độ 4
Nhóm chứng 14 27
Nhóm nghiên cứu 15 26
Không có sự khác biệt về mặt thống kê ở trĩ độ 3
và độ 4 giữa hai nhóm bệnh, p = 0,05.
Bảng 3. Cho biết tổn thương trĩ vòng và gần cả vòng
phân bố ở hai nhóm bệnh.
Trĩ gần cả
vòng
Trĩ cả vòng hậu
môn
Nhóm chứng 3 38
Nhóm nghiên cứu 10 31
Không có sự khác biệt về mặt thống kê ở trĩ gần
cả vòng và trĩ cả vòng hậu môn giữa hai nhóm bệnh,
p =0,01.
Lượng máu chảy trong mổ
Bảng 4. Lượng máu chảy trong lúc mổ giữa hai
nhóm bệnh.
Nhóm chứng Nhóm nghiên cứu
Lượng máu mất trung
bình (ml)
34,7561 12,5609
Độ lệch chuẩn 11,4538 4,8890
t = 11,4119 > t(80) = 2,66. Có sự khác biệt giữa
lượng máu mất trong lúc phẫu thuật giữa hai nhóm
bệnh, p = 0,01.
Thời gian mổ
Bảng 5. Ghi nhận thời gian mổ ở hai nhóm bệnh.
Nhóm chứng Nhóm nghiên cứu
Thời gian mổ trung bình 40,8537 phút 39,7560 phút
Độ lệch chuẩn 11,4511 11,5082
Sự khác biệt về thời gian mổ không có ý nghĩa
thống kê, p = 0,05â.
Kết quả sau mổ
Mức độ đau sau mổ
Mức độ đau trong ngày sau mổ
Bảng 6. Ghi nhận mức độ đau ngay trong ngày sau mổ.
Độ đau hậu
phẫu
Mức độ
đau
Nhóm
chứng
Nhóm nghiên
cứu
A + B + C Đau ít 0 5
D Đau nhiều 41 36
E
χ2 = 3,4078 < χ2(1) = 3,841. Không có sự khác
biệt ở mức độ đau trong ngày sau mổ giữa hai nhóm
bệnh, P= 0,05.
Mức độ đau ở ngày hậu phẫu thứ nhất:
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 477
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Bảng 7. Đánh giá mức độ đau ở hậu phẫu ngày thứ nhất.
Độ đau hậu
phẫu
Mức độ
đau
Nhóm
chứng
Nhóm nghiên
cứu
A + B + C Đau ít 2 33
D Đau nhiều 39 8
E
χ2 = 47,9039 > χ2(1) = 6,635. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ đau trong ngày hậu phẫu
thứ nhất giữa hai nhóm bệnh, p = 0,01.
Mức độ đau ở ngày hậu phẫu thứ hai
Bảng 8. Cho biết mức độ đau ở hậu phẫu ngày thứ hai.
Độ đau hậu
phẫu
Mức độ
đau
Nhóm
chứng
Nhóm nghiên
cứu
A + B + C Đau ít 10 41
D Đau nhiều 31 0
E
χ2 = 49,8431 > χ2(1) = 6,635. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ đau trong ngày hậu phẫu
thứ hai giữa hai nhóm bệnh, p = 0,01.
Mức độ đau ở ngày hậu phẫu thứ ba:
Bảng 9. Ghi nhận mức độ đau ở hậu phẫu ngày thứ ba.
Độ đau hậu
phẫu
Mức độ
đau
Nhóm
chứng
Nhóm nghiên
cứu
A+B+C Đau ít 19 41
D Đau nhiều 22 0
E
χ2 = 30,0667 > χ2(1) = 6,635. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ đau trong ngày hậu phẫu
thứ ba giữa hai nhóm bệnh, p = 0,01.
Chảy máu sau mổ
Trong lúc nằm viện
Bảng 10. Cho biết tỷ lệ chảy máu sau mổ trong thời
gian nằm viện.
Chảy máu Không
Nhóm chứng 0 41
Nhóm nghiên cứu 4 37
Không có sự khác biệt về chảy máu sau mổ giữa
hai nhóm bệnh, p = 0,05.
Sau khi xuất viện
Bảng 11. Tỷ lệ chảy máu sau mổ ở thời điểm sau khi
bệnh nhân đã xuất viện.
Chảy máu thứ phát Không
Nhóm chứng 4 37
Nhóm nghiên cứu 3 38
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tình
trạng chảy máu thứ phát sau mổ giữa hai nhóm
bệnh, p = 0,05.
Rối loạn đi tiểu sau mổ
Bảng 12. Tỷ lệ bí tiểu sau mổ trĩ.
Bí tiểu Không
Nhóm chứng 11 30
Nhóm nghiên cứu 13 28
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tình
trạng bí tiểu sau mổ giữa hai nhóm bệnh, p = 0,05.
Hẹp hậu môn:
Bảng 13. Tỷ lệ hẹp hậu môn sau mổ trĩ.
Hẹp nhẹ hậu môn Không
Nhóm chứng 3 38
Nhóm nghiên cứu 0 41
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tình
trạng bí tiểu sau mổ giữa hai nhóm bệnh, p = 0,05.
Sa lộ niêm mạc rĩ dịch
Có 1 bệnh nhân bị sa niêm rĩ dịch nhẹ ở nhóm
chứng. Nhóm nghiên cứu không có trường hợp nào
bị tương tự.
Mẫu da thừa: ở nhóm chứng có 5 trường hợp
xuất hiện mẫu da thừa nhỏ ở hậu môn sau mổ, còn ở
nhóm nghiên cứu có 20 trường hợp
Biến dạng hình cán vợt: có 2 trường hợp
hậu môn của bệnh nhân bị biến dạng hình cán vợt
nhẹ ở nhóm chứng. Nhóm nghiên cứu không có
trường hợp nào bị tương tự.
Một số biến chứng muộn khác (tiêu mất tự
chủ, tụ máu nhiễm trùng, rò hậu môn hoặc áp xe cạnh
hậu môn, nứt hậu môn): cả hai nhóm bệnh không gặp
trường hợp nào bị các biến chứng muộn này.
Trĩ tái phát: qua theo dõi tái khám sau mổ từ 3
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 478
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
tháng 1 năm, cả hai nhóm bệnh không gặp trường
hợp nào bị trĩ tái phát.
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật
Bảng 14. Ghi nhận thời gian nằm viện sau phẫu thuật.
Nhóm
chứng
Nhóm nghiên
cứu
Thời gian nằm viện trung bình sau
phẫu thuật (ngày)
5,4878 3,9024
Độ lệch chuẩn 2,3035 1,3749
t = 3,7842 > t (80) = 2,66. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về thời gian nằm viện sau phẫu thuật
giữa hai nhóm bệnh, p = 0,01.
Thời gian lành vết mổ
Bảng 15. Cho biết thời gian lành vết mổ
Nhóm chứng Nhóm nghiên
cứu
Thời gian lành vết mổ trung
bình (ngày)
28,5854 16,2683
Độ lệch chuẩn 8,7119 6,0540
t = 7,4343 > t (80) = 2,66. Có sự khác biệt về thời
gian lành vết mổ giữa hai nhóm bệnh, p = 0,01.
Hình 1. Tiến hành khâu 4 mũi chỉ soie 00 ngoài rìa
hậu môn.
Hình 2. Đặt và cố định dụng cụ nong hậu môn.
Hình 3. Khâu mũi chữ X lấy đến lớp dưới niêm trực
tràng.
Hình 4. Ảnh sau khi hoàn tất phẫu thuật Longo cải tiến.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 479
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Hình 5. Trước mổ. Hình 6. Ngay sau mổ (nhìn thẳng). Hình 7. Và nhìn nghiêng.
Mẫu da thừa nhỏ (0,2 cm) ở vị trí 3 giờ.
Đường khâu đã lành sẹo
Không còn trĩ.
Hình 8. Hình ảnh nội soi trực tràng khi tái khám 17 ngày sau phẫu thuật Longo cải tiến.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 480
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
Hình 9. Trước mổ.
Hình10. Ngay sau mổ (nhìn thẳng).
Hình 11. Và nhìn nghiêng.
Không còn trĩ.
Hình 12. Hình ảnh nội soi trực tràng khi tái khám 12 ngày sau phẫu thuật Longo cải tiến.
BÀN LUẬN
Sa trĩ và hình thái tổn thương giải phẫu
Không có sự khác biệt về chọn mẫu giữa hai
nhóm bệnh.
Kết quả trong mổ
Lượng máu mất trong mổ:
Phẫu thuật Longo cải tiến có lượng máu mất rất ít
vì chúng tôi chỉ khâu mà không có bóc tách và cắt búi
trĩ. Lượng máu mất trung bình ở phẫu thuật Longo cải
tiến là 12 ml / bệnh nhân, điều này có nghĩa cuộc mổ
làm mất một lượng máu không đáng kể.
Thời gian phẫu thuật
Cả hai nhóm có thời gian mổ trung bình là 40
phút / bệnh nhân, thời gian mổ ngắn nhất là 20 phút
và dài nhất là 80 phút. Thời gian mổ này kéo dài là do
hình thái tổn thương trĩ đa số là độ 4 và trĩ chiếm cả
vòng hậu môn.
Kết quả sau mổ
Đau những ngày đầu sau mổ
Ở trong ngày ngay sau mổ: Không có sự khác biệt
về mức độ đau giữa hai nhóm bệnh
Trong ba ngày hậu phẫu: Có sự khác biệt về mức
độ đau giữa hai nhóm bệnh. Nhóm nghiên cứu ít đau
sau mổ hơn so với nhóm chứng.
Rối loạn tiểu tiện sau mổ (bí tiểu)
Không có sự khác biệt về tình trạng bí tiểu sau
mổ giữa hai nhóm bệnh, tình trạng bí tiểu sau mổ từ
26,8% đến 31,7% do chúng tôi không áp dụng vấn đề
hạn chế dịch truyền trước và trong mổ vào trong thực
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 481
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
tế (vì phải đồng bộ với nhóm chứng hồi cứu từ tháng
2 năm 2001), đồng thời cả hai nhóm bệnh đều được
vô cảm bằng gây tê tủy sống. Theo Corman 22, bí tiểu
là một biến chứng thường gặp nhất sau mổ trĩ, trong
đó đau và truyền dịch hoặc uống nhiều nước sau mổ
là hai nguyên nhân đầu tiên gây bí tiểu sau mổ.
Nguyên nhân gây ra bí tiểu có thể là do phương pháp
vô cảm gây tê tủy sống, đau và co thắt trực tràng, cột
cao cuống búi trĩ ở vòng hậu môn - trực tràng, cầm
nắm các mô một cách thô bạo kéo dài, sợi chỉ khâu
lớn, khâu nhiều mũi chỉ, truyền dịch hoặc uống quá
nhiều nước, nhét gạc vào ống hậu môn... Barley và
Fergusion 22 nhận thấy nhóm giới hạn nước uống 250
ml có tỷ lệ bí tiểu là 3,5%, nhóm bệnh uống tùy thích
có tỷ lệ bí tiểu là 14,9%.
Chảy máu sau mổ
Trong lúc nằm viện
Không có sự khác biệt về tỷ lệ chảy máu sau mổ
giữa hai nhóm bệnh. Ở nhóm nghiên cứu, chảy máu
(9,8%) dưới hình thức đi cầu máu đỏ sậm (trong đó
có một trường hợp bệnh nhân tự ý dùng Fortrans để
đi cầu, nên trường hợp này đi cầu máu có thể do nứt
hậu môn vì rặn nhiều), tất cả các trường hợp trên đều
được cho thuốc adrenoxil và tự cầm, không có trường
hợp nào phải can thiệp đặt gạc hậu môn, mổ hoặc
phải khâu vài mũi cầm máu lại. Theo Ho 45, tỷ lệ chảy
máu sau phẫu thuật Longo bằng máy khâu nối là
3,5%.
Sau khi xuất viện
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tình
trạng chảy máu thứ phát sau mổ giữa hai nhóm
bệnh. Ở nhóm chứng có 4 bệnh nhân (9,8%) đi cầu
máu đỏ sậm trong vòng 15 ngày sau mổ, các trường
hợp này đều được điều trị nội khoa, không có can
thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật lại. Cả ba bệnh
nhân (7,3%) trong nhóm nghiên cứu đều bị chảy
máu trong vòng 21 ngày sau mổ, khi nhập viện được
đặt mèche ở hậu môn một ngày và điều trị bằng
adrenoxil hai hoặc ba ngày, sau đó được nội soi trực
tràng để tìm nguyên nhân, không có trường hợp nào
phải khâu hoặc mổ lại. Theo Corman 22 tỷ lệ chảy
máu trễ (sau mổ từ 7 đến 14 ngày) sau phẫu thuật
Whitehead là 1%. Theo Ho 45 khi thực hiện cắt trĩ
bằng máy khâu nối, tỷ lệ xuất huyết trong vòng 2
tuần sau mổ là 20%.
Đánh giá các biến chứng khác (hẹp nhẹ
hậu môn, sa niêm mạc tiết dịch, mẫu da thừa, biến
dạng nhẹ hình cán vợt): Không có trường hợp nào
cần can thiệp mổ lại ở cả hai nhóm bệnh do các bin
chứng này nhẹ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt
hàng ngày của bệnh nhân.
Thời gian nằm viện: Có sự khác biệt về thời
gian nằm viện sau mổ giữa hai nhóm bệnh. Các bệnh
nhân sau phẫu thuật Longo cải tiến có thời gian nằm
viện ngắn hơn, trung bình 3,9 ngày, đó là do phẫu
thuật Longo ít tàn phá mô hơn so với phẫu thuật
Whitehead hoặc Buie. Thời gian này theo Nguyễn
Trung Vinh 13 là 2,53 ngày, nhóm bệnh sau phẫu
thuật Longo cải tiến của chúng tôi có thời gian nằm
viện còn dài vì chúng tôi cần lưu bệnh nhân lâu để
theo dõi và đánh giá sớm các kết quả sau khi thực
hiện phẫu thuật cải tiến này.
Thời gian lành vết mổ: Có sự khác biệt về
thời gian lành vết mổ giữa hai nhóm bệnh. Do phẫu
thuật Longo ít tàn phá mô hơn nên có thời gian lành
vết mổ ngắn hơn, trung bình 16 ngày. Theo Shalby
và Deskoy 45 thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật
Longo bằng máy khâu nối là 7 ngày.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng
kỹ thuật mới với thời gian nghiên cứu ngắn (10
tháng), và đây chỉ là nghiên cứu tiền cứu có hồi cứu
so sánh với nhóm chứng, chưa có nghiên cứu phân
nhóm ngẫu nhiên mù đôi, nên chỉ đưa ra một số
nhận xét ban đầu về kết quả ghi nhận được. So với
phẫu thuật Whitehead và phẫu thuật Buie, phẫu thuật
Longo cải tiến có một số ưu điểm sau:
- Lượng máu mất lúc mổ ít hơn.
- Bệnh nhân ít đau sau mổ, nhất là từ hậu phẫu
ngày thứ hai trở đi.
- Thời gian nằm viện và thời gian lành vết mổ
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 482
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
ngắn hơn.
- Không có biến chứng hẹp hậu môn sau mổ hoặc
trĩ tái phát.
Hạn chế của đề tài nghiên cứu phẫu thuật Longo
cải tiến này: Chúng tôi tiến hành khâu đến lớp dưới
niêm mạc theo kinh nghiệm, không có sự hướng dẫn
của siêu âm Doppler do đó sẽ không tránh khỏi khâu
xuyên qua thành trực tràng, tuy nhiên 41 bệnh nhân
được phẫu thuật Longo cải tiến đều có kết quả tốt,
không thấy có nhiễm trùng áp xe ở hố ngồi - trực
tràng. Đồng thời sau mổ không dùng máy siêu âm
ngã trực tràng đánh giá độ sâu của mũi kim khâu vào
thành trực tràng, đó là do giá thành máy quá đắt. Do
đó cần có thời gian nghiên cứu lâu dài hơn, số lượng
bệnh nhân lớn hơn với phương pháp phân nhóm
ngẫu nhiên mù đôi, kèm có đầy đủ phương tiện hỗ
trợ cuộc mổ để đánh giá hiệu quả của việc cải tiến
phẫu thuật Longo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Bảo Châu: Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Y
học cổ truyền. Bách khoa thư bệnh học. Tập 2, trang
126 - 127. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Hà Nội
2000.
2. Nguyễn Đình Hối: Điều trị trĩ bằng phẫu thuật cắt bỏ
riêng lẽ từng búi. Ngoại khoa. IX: 40 - 46. 1982.
3. Nguyễn Đình Hối: Bệnh trĩ. Bách khoa thư bệnh học.
Tập 2, trang 121 - 126. Nhà xuất bản Từ điển bách
khoa. Hà Nội 2000.
4. Nguyễn Đình Hối: "Bệnh trĩ" trong "Hậu môn trực
tràng học". Nhà xuất bản Y học, trang 85 - 105. 2002.
5. Nguyễn Đình Hối: "Mạch máu và thần kinh" trong
"Hậu môn trực tràng học". Nhà xuất bản Y học, trang
14 - 20. 2002.
6. Trần Khương Kiều: Bệnh trĩ. Nhà xuất bản Y học.
1983.
7. Lê Quang Nghĩa - Nguyễn văn Chừng - Nguyễn Thúy
Oanh: "Lịch sử về phẫu thuật bệnh trĩ" trong: Bệnh trĩ.
Tái bản lần thứ nhất. Nhà xuất bản Y học, trang 34 -
41. 2002.
8. Lê Quang Nghĩa - Nguyễn văn Chừng - Nguyễn Thúy
Oanh: "Săn sóc sau mổ trĩ" trong: Bệnh trĩ. Tái bản lần
thứ nhất. Nhà xuất bản Y học, trang 153 - 154. 2002
9. Nguyễn Mạnh Nhâm và cs: Một phương pháp mổ trĩ
không đau. Tạp chí Y học Việt Nam. 262: 9 - 17. 2001.
10. Nguyễn Mạnh Nhâm: Những bệnh cần biết ở vùng
hậu môn. Nhà Xuất bản Y Học Hà Nội. 1995.
11. Nguyễn Mạnh Nhâm và cs: Ứng dụng kỹ thuật và
thiết bị thắt trĩ của Barron điều trị trĩ nội độ 1,2 và độ
3 (nhỏ) ở các tuyến điều trị. Tạp chí hậu môn trực
tràng học. 5: 3 - 14. 2002.
12. Nguyễn Trung Vinh: Phẫu thuật trĩ vòng bằng laser
CO2. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Tp
HCM. 2001.
13. Nguyễn Trung Vinh:"Thủ thuật khâu vòng trong điều
trị bệnh trĩ (phẫu thuật Longo cải tiến)". Tạp chí hậu
môn trực tràng học. Số 5: 15 - 22. 2002.
14. Altomare D.F - Rinaldi M - Sallustio P.L - et al: Long-
term effects of stapled haemorrhoidectomy on internal
anal function and sensitivity. Brit J Surg. 88: 1487 -
1491. 2001.
15. Ameres M.J – Yeh B: Pain after Surgery. Emedicine.
3.htm (update April 22. 2001).
16. Arnaud J.P - Pessaux P - Huten N - et al: Treatment
of hemorrhoids with circular stapler, a new alternative
to conventional methods: a prospective study of 140
patients. J Am Coll Surg. 193: 161 - 165. 2001.
17. Armstrong D. N: Multiple Hemorrhoidal Ligation: A
Prospective, Randomized Trial Evaluating a New
Technique. Dis Colon Rectum. 46: 179 - 186. 2003.
18. Beattie G.C - Lam J.P.H - Loudon M.A: A prospective
evaluation of the introdution of circumferential stapled
anoplasty in the management of haemorrhoids and
mucosal prolapse. Colorectal Disease. 2: 137 - 142.
2000.
19. Beattie G.C - Loudon M.A: Circumferential stapled
anoplasty in the management of haemorrhoids and
mucosal prolapse. Colorectal Disease. 2: 170 - 175.
2000.
20. Beck D.E - Wexner S.D: Fissure in Ano and Anal
Stenosis in Beck D.E - Wexner S.D (eds):
“Fundamentals of Anorectal Surgery”. McGraw-Hill,
INC. pp. 170-182. 1992.
21. Chan Y.H: Randomised Controlled Triala (RCTs) –
Sample Size: The magic Number ? Basic Statistics for
Doctors. Singapore Med J. 4: 172 – 174. 2003.
22. Corman M.L: Hemorrhoids in Corman M. L (ed):
“Colon and Rectal Surgery”. 3 th edition. J. B
Lippincott. pp. 82 – 110. 1993.
23. Dennison AT - Wherry DC -Morris DL: Hemorrhoids.
Non operative management. Surg. Clin. North. Amer.
68: 1401. 1988.
24. Duthie H.L - Gairns F.W: Sensory nerve - endings and
sensation in the anal region of man. Br J Surg. XLVII,
306: 585 - 595. 1960.
25. Ellesmore S - Windsor A.C.J: Surgical history of
haemorrhoids in Mann C (eds): "Surgical treatment of
haemorrhoids". Springer-Verlag. pp: 1 - 4. 2002.
26. Goldberg S.M - Gordon P.H - Nivatvong S:
Hemorrhoids in Goldberg S. M - Gordon P. H –
Navatvongs S (eds): “ Essentials of Anorectal Surgery”.
Lippincott. pp. 69 – 85. 1980.
27. Goligher JC: Hemorrhoids or piles in Goligher JC -
Duthie HL - Nixon HH (eds): “Surgery of the
anus,rectum and colon ". 4 th edition. Baillière.
Tindall. London. pp 93 - 135. 1980.
28. Gravié J.F: Traitement des hémorrhoides de stade III
et IV par la technique de Longo. Ann. Chir. 53: 245 -
147. 1999.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 483
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
29. Ho Y.H - Cheong W.K - Tsang C - et al: Stapled
haemorrhoidectomy-Cost and effectiveness.
Randomised controlled trial including incontinence
scoring, anorectal manometry, and endoanal ultrasound
assessments at up to three months. Dis Colon Rectum.
43: 1666 - 1675. 2000.
40. Parks A.G: Haemorrhoidectomy. Surg. Clin. North.
Amer. 45: 1305 – 1315. 1965.
41. Parks AG: Hemorrhoidectomy in Welch Cl.E - Hardy
JD (eds): Advances in Surgery. Volume 5. pp. 1 - 50.
Year Book Medical Publishers. Inc. Chicago. 1971.
42. PPH Procedure for Prolapse and Hemorrhoids.
Ethicon Endo-Surgery. INC. A Johnson - Johnson
company. 1996.
30. Ho Y.H – Foo C – Seow Choen F – Goh H.S:
Prospective randomized controlled trial of a micronized
flavonidic fraction to reduce bleeding after
haemorrhoidectomy. Brit. J. Surg. 82: 1034 – 1035.
1995.
43. Shackelford RT: Hemorrhoids and their surgical
treatment in Turell R (ed): “Diseases of the colon and
anorectum“. 2 nd edition. pp 895 - 940. WB. Saunders
Company. 1969. 31. Keighley M.R.B - Williams N.S: Hemorrhoids in
Keighley M.R.B - Williams N.S (eds): Surgery of the
Anus,Rectum and Colon. W.B. Saunders Company. pp.
295 - 363. 1993.
44. Sohn Norman et al: Transanal hemorrhoidal
dearterialization is an alternative to operative
hemorrhoidectomy. Am. J. Surg. 182: 515 – 519. 2001.
32. Lehur.A: Conservative hemorrhoidal surgery ? Longo's
anoderm lifting. The European Surgical Institute. 199.
2002.
45. Sutherland L.M - Sweeney J.L - Bokey E.L - et al: A
systematic review of stapled haemorrhoidectomy.
Australian safety and efficacy Register of new
interventional procedures-surgical report. 24. 1 - 59.
2002.
33. Lloyd D - Ho K.S - Seow - Choen F: Modified Longo’s
Hemorrhoidectomy. Dis Colon Rectum. 45: 416 - 417.
2002. 46. Welton M.L: Anorectum in Way L.W - Doherty G.M
(eds): “Current Surgical Diagnosis & Treatment”.
Lange medical Books/ Mcgraw-Hill. 11 th edition. pp.
7566 - 759. 2003.
34. Lunniss P.J: Anatomy and development of
haemorrhoids (including classification) in Mann C
(eds): "Surgical treatment of haemorrhoids". Springer
Verlag. pp: 5 - 16. 2002. 47. Ali Reza K - Iradj S - Vilotte J - Guy B: Traitement
chirurgical de la maladie hémorrhoidaire in Vilotte J -
Sobhani I - Benhamou G (eds): “Proctologie”. ESTEM/
AUPELF. pp. 243 - 248. 1996.
35. Mazier W.P: Hemorrhoids, Fissures and Pruritus ani.
Surg. Clin. North. Amer. 74: 1277 - 1285. 1994.
36. Mazier W.P: Hemorrhoids in Levien D.H - Mazier
W.P - Luchtefeld M.A - Senagore A (eds) “Surgery of
the colon, rectum and anus”. W.B. Saunders. Chapter
19. 1994.
48. Pigot F: Hémorrhoides et Maladie hémorrhoidaire.
Revue du Praticien. 51: 21 - 25. 2001.
49. Suduca P - Lemozy J - Garrigues J. M - Saint Pierre
A: Complications et sequelles de l’hémorrhoidectomie.
Etude pluricentriques sur ordinateur d’une série de
1000 cas. Ann. Gastroenterol. Hépatol. 4: 199 - 211.
1980.
37. Mehigan B.J - Monson J.R.T - Hartley J.E: " Stapling
procedure for haemorrhoids versus Milligan - Morgan
haemorrhoidectomy: randomised controlled trial.
Lancet. 355: 782 - 785. 2000.
50. Toupet A: Technique d’hémorrhoidectomie (opération
de Whitehead modifiée). Presse Méd. 77: 144 - 146.
1969.
38. MolloyR - Kingsmore D: Life treatening pelvic sepsis
after stapled haemorrhoidectomy. Lancet. 355: 810.
2000.
39. Nesselrod JP: Hemorrhoidal disease in Nesselrod (ed):
“ Clinical proctology “. Third edition. pp 72 - 106. WB.
Saunders Company. 1964.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 484
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_buoc_dau_dieu_tri_tri_noi_do_3_va_4_bang_ph.pdf