Tài liệu Đánh giá hình thái vách xương trong quanh răng khôn hàm dưới lệch gần: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018
224
ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI VÁCH XƯƠNG TRONG QUANH RĂNG KHÔN
HÀM DƯỚI LỆCH GẦN
Nguyễn Phúc Anh Duy*, Nguyễn Thị Bích Lý**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát hình thái vách xương trong của răng khôn hàm dưới lệch gần trên hình ảnh
CBCT và đánh giá mối liên quan giữa hình thái vách xương trong với vị trí răng theo chiều ngang và chiều đứng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 100 hình ảnh CBCT hiện đang lưu trữ
tại Bộ môn Tia X được chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tại vị trí 1/3 chóp và 1/3 giữa chân răng, các răng thuộc nhóm phân loại C có độ dày trung bình
vách xương trong và xương vỏ trong mỏng hơn so với phân loại A và B; tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05. Tại vị trí chóp răng, các răng có phân loại I và II có độ dày trung bình vách xương trong
mỏng hơn có ý nghĩa...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hình thái vách xương trong quanh răng khôn hàm dưới lệch gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018
224
ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI VÁCH XƯƠNG TRONG QUANH RĂNG KHÔN
HÀM DƯỚI LỆCH GẦN
Nguyễn Phúc Anh Duy*, Nguyễn Thị Bích Lý**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát hình thái vách xương trong của răng khôn hàm dưới lệch gần trên hình ảnh
CBCT và đánh giá mối liên quan giữa hình thái vách xương trong với vị trí răng theo chiều ngang và chiều đứng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 100 hình ảnh CBCT hiện đang lưu trữ
tại Bộ môn Tia X được chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Tại vị trí 1/3 chóp và 1/3 giữa chân răng, các răng thuộc nhóm phân loại C có độ dày trung bình
vách xương trong và xương vỏ trong mỏng hơn so với phân loại A và B; tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05. Tại vị trí chóp răng, các răng có phân loại I và II có độ dày trung bình vách xương trong
mỏng hơn có ý nghĩa so với các răng có phân loại III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tại vị trí chóp
chân xa, độ dày vách xương và xương vỏ trong ở các răng có phân loại I mỏng hơn có ý nghĩa so với các răng có
phân loại II và III với p<0,05.
Kết luận: Có mối liên quan giữa độ dày vách xương trong và xương vỏ trong quanh răng khôn hàm dưới
lệch gần với vị trí răng theo chiều ngang.
Từ khoá: Vách xương phía trong, răng khôn hàm dưới lệch gần, conebeam CT.
ABSTRACT
ASSESSING LINGUAL PLATE MORPHOLOGY OF MESIALLY IMPACTED MANDIBULAR
THIRD MOLAR
Nguyen Phuc Anh Duy, Nguyen Thi Bich Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 224 - 231
Objectives: The aim of this study was to evaluate the lingual plate morphology of mesially impacted
mandibular third molar and the relationship between the horizontal and vertical position of mesially impacted
mandibular third molar and lingual plate of mandible.
Materials and Methods: A cross-sectional study of 100 CBCT images examined in the Oral Radiology
Department, Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City.
Results: At the middle third and the coronal third of the root, the average bone thickness of lingual plate and
lingual cortex in Class C were thinner than those in Class A and Class B, but the difference was not significant
(p> 0.05). At the apex of the root, the average bone thickness of lingual plate and lingual cortex in Class I and
Class II were significantly thinner than those in Class III with P-value less than 0,05. At the apex of the distal
root, the average bone thickness of lingual plate and lingual cortex in Class I were significantly thinner than those
in Class II and Class III (p< 0.05).
Conclusion: There was a significant association found between the bone thickness of lingual plate, lingual
cortex and the horizontal position of mesially impacted mandibular third molar.
Keywords: Lingual plate, mesially impacted mandibular third molar, conebeam CT.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn Phẫu Thuật Miệng - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phúc Anh Duy ĐT: 01225839480 Email: npaduy1991@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
225
MỞ ĐẦU
Răng khôn hàm dưới là răng có tỉ lệ mọc lệch
cao nhất do sự thiếu chỗ xương hàm dưới hoặc
răng bị cản trở khi mọc. Khi mọc lệch, răng
thường gây ra các biến chứng như viêm quanh
thân răng, nang hoặc u do răng, tiêu xương hoặc
tiêu chân các răng lân cận. Do đó, răng khôn
hàm dưới mọc lệch thường được chỉ định nhổ.
Mặc dù nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch là
một phẫu thuật phổ biến nhưng vẫn còn gặp
nhiều khó khăn nhất là ở các răng ngầm sâu
trong xương, chân răng bất thường hoặc răng
nằm gần ống răng dưới. Các biến chứng thường
gặp trong và sau phẫu thuật răng khôn hàm
dưới mọc lệch như nhiễm trùng, há miệng hạn
chế, chấn thương thần kinh xương ổ dưới, thần
kinh lưỡi(2,7). Biến chứng thủng vách xương trong
khi phẫu thuật gây chấn thương thần kinh lưỡi
hoặc di lệch răng, mảnh gãy chân răng vào các
khoang mô mềm lân cận đã được báo cáo bởi
nhiều tác giả(1,2,6). Đây là biến chứng nguy hiểm
nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. Nguyên
nhân của biến chứng này có thể do độ lệch của
răng, khiếm khuyết lớp xương vỏ trong, sử dụng
lực quá mức khi phẫu thuật(3,5,11). Do đó, đánh giá
hình thái vách xương trong của răng khôn hàm
dưới mọc lệch trước phẫu thuật là rất quan
trọng. Ngày nay, với sự ra đời của Cone Beam
Computed Tomography (CBCT) trong lĩnh vực
Răng Hàm Mặt, các nhà lâm sàng đã có thể khảo
sát hình thái xương hàm theo chiều ngoài-trong.
Bên cạnh đó, phim CBCT có nhiều ưu điểm hơn
phim X quang truyền thống do có độ phân giải
cao, khảo sát đa lát cắt, loại bỏ sự chồng hình(8).
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với
mục tiêu khảo sát hình thái vách xương trong
của răng khôn hàm dưới lệch gần trên phim
CBCT và mối liên quan với vị trí răng theo chiều
ngang và chiều đứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Mẫu nghiên cứu
100 hình ảnh CBCT răng khôn hàm dưới lệch
gần hiện đang lưu trữ tại Bộ môn Tia X được
chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Răng khôn hàm dưới lệch gần theo phân
loại của Winter(4).
- Chân răng phát triển hoàn toàn.
- Hình ảnh CBCT rõ, có thể đo đạc được.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Răng kèm theo nang, u, gãy xương.
- Ngoại tiêu, nội tiêu chân răng
- Sâu vỡ lớn răng khôn hoặc răng 7.
Phương tiện nghiên cứu
- Phim CBCT từ máy CBCT Galileos (Sirona,
Đức, sản xuất tháng 7/2010) tại bộ môn Tia X,
khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh.
- Thông tin máy CBCT:
Hiệu điện thế: 200 - 240 V, tần số 50/60 Hz,
cường độ dòng điện: 6A
Thời gian chụp: 14 giây.
Kích cỡ voxel: 0,15 mm
- Đĩa trắng lưu trữ dữ liệu hình ảnh CBCT.
- Máy vi tính cài phần mềm SIDEXID,
GALILEOS Viewer với độ phân giải màn hình
1920×1080 pixels
Phương pháp nghiên cứu
Qui trình thực hiện
Hình ảnh CBCT thoả điều kiện lựa chọn mẫu
được quan sát trên màn hình máy tính độ phân
giải 1920×1080 pixels với phần mềm SIDEXID và
GALILEOS Viewer.
Trên mặt phẳng toàn cảnh trong chương
trình GALILEOS Viewer, vị trí răng theo chiều
đứng và chiều ngang được phân loại theo Pell
và Gregory(4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018
226
A: Mặt nhai răng khôn ngang hoặc hơi dưới
mặt nhai răng 7 cùng bên.
B: Mặt nhai răng khôn nằm giữa mặt nhai và
cổ răng 7 cùng bên.
C: Mặt nhai răng khôn nằm dưới cổ răng 7
cùng bên.
I: Khoảng cách giữa răng 7 và bờ trước cành
đứng xương hàm dưới lớn hơn đường kính gần-
xa thân răng khôn.
II: Khoảng cách giữa răng 7 và bờ trước cành
đứng xương hàm dưới nhỏ hơn đường kính
gần-xa thân răng khôn.
III: Không có khoảng trống giữa răng 7 và bờ
trước cành đứng.
Chọn mặt phẳng tiếp tuyến thấy rõ nhất trục
răng khôn. Xoay và trượt mặt phẳng cắt ngang
theo chiều trước sau trên mặt phẳng tiếp tuyến
sao cho thấy rõ cả chóp chân răng gần và xa.
Hình 1. Mặt phẳng cắt ngang đi qua chóp gần và xa
răng khôn. (Hình trái: mặt phẳng tiếp tuyến. Hình phải:
mặt phẳng cắt ngang).
Trên mặt phẳng tiếp tuyến, ta chia chân răng
thành 3 phần bằng nhau: phần ba chóp, phần ba
giữa và phần ba cổ. Cách chia như sau:
Xác định đoạn thẳng a đi qua 2 điểm nối
men xê măng phía gần và phía xa răng khôn. A
là trung điểm đoạn thẳng a. Mặt phẳng cắt
ngang cắt bờ ngoài chóp răng xa và gần lần lượt
tại 2 điểm B1 và B2. Điểm B là trung điểm đoạn
thẳng b (nối B1 và B2). Nếu răng có một chân thì
điểm B là chóp chân răng.
Vẽ đoạn thẳng c đi qua 2 điểm A và B.
Chia đoạn thẳng c thành 3 đoạn bằng nhau
bởi 2 đoạn thẳng d, e (song song với mặt phẳng
cắt ngang).
Hình 2. Hình ảnh minh họa các vị trí đo đạc.
Lần lượt cho mặt phẳng cắt ngang đi qua 3
đoạn thẳng b, d, e tương ứng với 3 vị trí: chóp
răng, 1/3 chóp và 1/3 giữa chân răng.
Trên mặt phẳng cắt ngang đi qua đoạn
thẳng b (chóp răng), tiến hành đo độ dày vách
xương trong và độ dày xương vỏ trong ở chân
răng gần và chân răng xa. Nếu răng có 1 chân,
vẽ đường thẳng nằm ngang chia đôi chân răng
và lần lượt đo độ dày vách xương phía gần và
phía xa chân răng.
Xác định trên mô răng điểm A là điểm nằm
phía trong nhất
Hình 3. Đo độ dày xương trong mặt phẳng cắt
ngang(10).
Vẽ đường thẳng nằm ngang đi qua điểm A
cắt bờ trong và bờ ngoài lớp xương vỏ trong
lần lượt tại 2 điểm B, C. Đo độ dài đoạn AC ta
được độ dày vách xương trong. Đo độ dài
đoạn BC ta được độ dày lớp xương vỏ trong
tại vị trí chóp răng.
Thực hiện tương tự khi đo độ dày xương tại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
227
các vị trí 1/3 chóp, 1/3 giữa chân răng.
Hình 4. Phân loại vị trí chóp răng so với xương vỏ
trong(9)
Trên mặt phẳng cắt ngang, chia vị trí giữa
chóp răng và lớp xương vỏ trong thành 3 loại
sau:
Loại A: Không tiếp xúc.
Loại B: Răng tiếp xúc với lớp xương vỏ trong
nhưng không đâm thủng bờ ngoài lớp xương vỏ
trong.
Loại C: Răng đâm thủng bờ ngoài lớp xương
vỏ trong (chỉ ghi nhận loại C khi răng đâm thủng
bờ ngoài lớp xương vỏ trong xuất hiện trên cả
mặt phẳng cắt ngang và mặt phẳng ngang).
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý
thống kê bằng phần mềm SPSS 20.
KẾT QUẢ
Trong 100 hình ảnh CBCT, có 52 nam và 48
nữ. Có 51 răng khôn hàm dưới bên trái và 49
răng khôn hàm dưới bên phải. Tất cả các răng
đều thoả tiêu chuẩn chọn mẫu.
Độ dày vách xương và xương vỏ trong
Bảng 1. Độ dày vách xương và xương vỏ trong tại các mức chân răng gần và chân răng xa
Vị trí
Chân gần Chân xa
Vách xương Xương vỏ Vách xương Xương vỏ
Chóp 1,29±0,13mm 0,78±0,06mm 1,44±0,12mm 0,94±0,06mm
1/3 Chóp 0,94±0,09mm 0,63±0,06mm 1,21±0,08mm 0,93±0,06mm
1/3 Giữa 1,22±0,78mm 0,95±0,06mm 1,45±0,07mm 1,67±0,5mm
Tại vị trí chóp, độ dày trung bình xương vỏ
trong quanh chân gần là 0,78±0,06mm mỏng hơn
so với độ dày xương vỏ trong quanh chân xa với
độ dày trung bình là 0,94±0,06mm. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tại vị trí 1/3 chóp và 1/3 giữa chân răng, vách
xương trong và xương vỏ trong quanh chân gần
mỏng hơn có ý nghĩa so với độ dày vách xương
trong và xương vỏ trong quanh chân xa với
p<0,05. Tại vị trí 1/3 chóp, sự khác biệt về độ dày
xương vỏ trong rõ rệt hơn với p<0,001.
Tại chân gần, vách xương trong và xương
vỏ trong tại 1/3 chóp mỏng hơn có ý nghĩa so
với tại chóp và 1/3 giữa chân răng với p<0,05.
Sự khác biệt rõ nhất giữa chóp răng và 1/3
chóp với p<0,001.
Tại chân xa, vách xương trong tại vị trí 1/3
chóp mỏng hơn có ý nghĩa so với tại chóp và 1/3
giữa với p<0,05. Sự khác biệt rõ nhất giữa 1/3
chóp và 1/3 giữa với p<0,001.
Độ dày trung bình vách xương trong và xương
vỏ trong của chân răng nằm trong nhất
Vách xương trong và xương vỏ trong tại 1/3
chóp mỏng hơn có ý nghĩa so với tại chóp và 1/3
giữa. Sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.
Bảng 2. Độ dày vách xương và xương vỏ quanh chân
răng trong nhất tại các mức chân răng
Vị trí
Độ dày vách xương
trong
Độ dày xương vỏ
trong
Chóp 1±0,11mm 0,63±0,06mm
1/3 Chóp 0,69±0,08mm 0,45±0,05mm
1/3 Giữa 0,95±0,06mm 0,76±0,05mm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018
228
Thủng vách xương trong
Biểu đồ 1. Phân bố vị trí răng so với xương vỏ trong ở các mức chân răng
Tại các vị trí chóp, 1/3 chóp và 1/3 giữa
chân răng, đa số chân răng có tiếp xúc với
xương vỏ trong, tỉ lệ này cao nhất tại vị trí 1/3
giữa (75%) và thấp nhất tại vị trí chóp răng
(49%). Tỉ lệ chân răng đâm thủng vách xương
trong cao nhất tại vị trí 1/3 chóp (36%) và thấp
nhất tại vị trí 1/3 giữa (16%).
Tại vị trí chóp và 1/3 chóp, khả năng thủng
vách xương trong cao hơn tại vị trí 1/3 giữa; sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Ở nam, có 25 trường hợp thủng xương vỏ
trong tại ít nhất 1 vị trí cao hơn so với ở nữ là 23
trường hợp. Tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê.
Có 25 trường hợp răng khôn hàm dưới phải
thủng vách xương trong tại 1/3 chóp cao hơn so
với con số này ở hàm dưới trái là 11 trường hợp.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nghiên cứu của chúng tôi không thấy mối
liên quan giữa giới tính với sự thủng vách
xương trong.
Độ dày xương liên quan với phân loại răng theo chiều đứng
Bảng 3. Độ dày xương liên quan phân loại răng theo chiều đứng
Vị trí chân răng
Chân gần Chân xa
Vách xương Xương vỏ Vách xương Xương vỏ
Chóp
A 0,91±0,15mm 0,7±0,09mm 1,34±0,13mm 0,93±0,08mm
B 1,5±0,25mm 0,84±0,11mm 1,6±0,24mm 0,96±0,11mm
C 1,34±0,31mm 1,02±0,23mm 1,4±0,41mm 0,88±0,2mm
1/3 Chóp
A 0,85±0,11mm 0,62±0,08mm 1,15±0,1mm 0,94±0,08mm
B 1,17±0,19mm 0,7±0,11mm 1,4±0,17mm 0,99±0,11mm
C 0,54±0,24mm 0,4±0,17mm 0,73±0,19mm 0,63±0,19mm
1/3 Giữa
A 1,25±0,93mm 0,97±0,08mm 1,4±0,11mm 1,1±0,94mm
B 1,26±0,15mm 0,98±0,11mm 1,57±0,11mm 1,29±0,09mm
C 0,96 ± 0,22mm 0,8 ± 0,18mm 1,16 ± 0,21mm 0,96 ± 0,18mm
Ở các răng có phân loại A
Ở cả 3 vị trí chóp răng, 1/3 chóp, 1/3 giữa
chân răng, vách xương trong quanh chân xa dày
hơn chân gần, tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Ở các răng có phân loại B
Tại vị trí 1/3 giữa, độ dày trung bình xương
vỏ trong quanh chân gần là 0,98 ± 0,11mm, mỏng
hơn xương vỏ trong quanh chân xa với độ dày
trung bình là 1,29±0,09mm. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
Độ dày trung bình xương vỏ trong quanh
chân xa tại vị trí 1/3 chóp là 0,96±0,11mm, mỏng
hơn so với độ dày xương vỏ trong quanh chân
xa tại vị trí 1/3 giữa với độ dày trung bình là
1,29±0,09mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
229
Ở các răng có phân loại C
Độ dày trung bình vách xương trong quanh
chân xa tại vị trí 1/3 chóp là 0,73±0,19mm, mỏng
hơn độ dày vách xương trong quanh chân xa tại
vị trí 1/3 giữa với độ dày trung bình là
1,16±0,21mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Độ dày xương liên quan với phân loại răng theo chiều ngang
Bảng 4. Độ dày xương liên quan phân loại răng theo chiều ngang
Vị trí chân răng
Chân gần Chân xa
Vách xương Xương vỏ Vách xương Xương vỏ
Vị trí Chóp
I 1,03±0,26mm 0,77±0,17mm 0,89±0,21mm 0,61±0,15mm
II 1,24±0,15mm 0,77±0,08mm 1,5±0,14mm 0,98±0,07mm
III 2,1±0,38mm 0,92±0,19mm 1,75±0,34mm 1,31±0,28mm
1/3 Chóp
I 0,89±0,21mm 0,63±0,15mm 0,85±0,15mm 0,7±0,13mm
II 0,89±0,11mm 0,61±0,07mm 1,24±0,1mm 0,95±0,07mm
III 1,39±0,3mm 0,74±0,15mm 1,69±0,22mm 1,18±0,16mm
1/3 Giữa
I 1,23±0,2mm 0,88±0,12mm 1,16±0,5mm 0,98±0,13mm
II 1,21±0,09mm 0,96±0,07mm 1,54±0,96mm 1,23±0,07mm
III 1,32±0,21mm 1,02±0,16mm 1,36±0,16mm 1,24±0,18mm
Tại vị trí chóp răng, các răng có phân loại I và
phân loại II theo chiều ngang có độ dày trung
bình vách xương trong mỏng hơn có ý nghĩa các
răng có phân loại III với p<0,05.
Tại vị trí chóp chân răng xa, độ dày vách
xương và xương vỏ trong mỏng nhất ở các răng
có phân loại I so với phân loại II và III, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Ở các răng có phân loại I
Ở cả 3 vị trí chóp răng, 1/3 chóp, 1/3 giữa
chân răng, vách xương trong quanh chân gần
dày hơn chân xa, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Ở các răng có phân loại II
Xương vỏ trong quanh chân xa tại vị trí 1/3
giữa với độ dày trung bình là 1,23±0,07mm, dày
hơn so với xương vỏ trong quanh chân xa tại
chóp và 1/3 chóp với độ dày trung bình lần lượt
là 0,98±0,07mm, 0,95±0,07mm. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tại vị trí 1/3 chóp, vách xương trong và
xương vỏ trong quanh chân gần với độ dày
trung bình lần lượt là 0,89±0,11mm và
0,61±0,07mm, mỏng hơn chân xa với độ dày
trung bình lần lượt là 1,24±0,1mm và
0,95±0,07mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
Tại vị trí 1/3 giữa, độ dày trung bình vách
xương trong quanh chân gần là 1,21±0,09mm,
mỏng hơn vách xương trong quanh chân xa với
độ dày trung bình là 1,54±0,96mm. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Ở các răng có phân loại III
Ở cả 3 vị trí chóp răng, 1/3 chóp, 1/3 giữa
chân răng, xương vỏ trong quanh chân xa dày
hơn chân gần, tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
BÀN LUẬN
Hình thái giải phẫu của vách xương trong
quanh răng khôn hàm dưới ngày càng được
quan tâm nhiều hơn trong nha khoa, nhất là
trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới và cấy
ghép implant. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối
liên quan giữa sự mỏng hay thủng vách xương
trong quanh răng khôn liên quan đến những tai
biến hậu phẫu như di lệch chóp chân răng vào
mô mềm bên trong, nhiễm trùng thứ phát
khoang dưới hàm, tổn thương thần kinh lưỡi.
Độ dày trung bình vách xương trong tại
chóp chân răng nằm trong nhất lần lượt là 1mm,
nhỏ hơn so với nghiêng cứu của Wang(10)
(1,39mm) và nghiên cứu của Ge(5) (1,58mm).
Vách xương trong tại 1/3 chóp mỏng hơn có
ý nghĩa so với tại chóp và 1/3 giữa với độ dày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018
230
trung bình là 0,69mm. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi khá giống với nghiên cứu của Emes(3)
khi cho rằng vách xương trong mỏng nhất tại vị
trí 1/2 chóp với độ dày trung bình là 0,65mm.
Tại vị trí 1/3 chóp và 1/3 giữa chân răng, vách
xương trong và xương vỏ trong quanh chân gần
mỏng hơn có ý nghĩa so với chân xa, đặc biệt là
tại vị trí 1/3 chóp với p<0,001.
Từ các kết quả trên, chúng tôi nhận thấy
vách xương trong tại vị trí 1/3 chóp mỏng hơn so
với tại chóp và 1/3 giữa. 1/3 chóp cũng là vị trí
mà độ dày xương quanh chân gần mỏng hơn rõ
rệt so với chân xa. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi
được lấy từ những bệnh nhân có chỉ định chụp
CBCT và phần lớn trong số đó có dấu hiệu nghi
ngờ sự tiếp xúc giữa chân răng và ống răng dưới
trên phim toàn cảnh. Hơn nữa, ở các răng
nghiêng gần, chân răng gần sẽ liên quan nhiều
hơn với ống răng dưới so với chân răng xa và độ
dày vách xương trong quanh chân gần có thể sẽ
bị ảnh hưởng bởi vị trí và hình dạng của ống
răng dưới. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến
sự khác biệt có ý nghĩa về độ dày xương quanh
chân gần và chân xa.
Tỉ lệ thủng vách xương trong tại vị trí chóp
chân răng là 32%, gần tương đồng với nghiên
cứu của Wang(10) với tỉ lệ là 32,97%. Tuy nhiên,
kết quả này lại thấp hơn so với nghiên cứu của
Tolstunov(9) với tỉ lệ lên đến 65,5%.
Nghiên cứu của chúng tôi không thấy mối
liên hệ có ý nghĩa giữa vị trí răng theo chiều
đứng với độ dày vách xương trong. Trong khi
đó, nghiên cứu của Wang(10) lại cho thấy độ sâu
của răng khôn hàm dưới lệch gần có liên quan
đến tỉ lệ thủng vách xương trong. Tuy nhiên,
chúng tôi phát hiện có mối liên quan giữa độ dày
xương và vị trí răng theo chiều ngang. Tại vị trí
chóp răng, các răng có phân loại I và phân loại II
có độ dày trung bình vách xương trong mỏng
hơn có ý nghĩa so với các răng có phân loại III. So
với các răng có phân loại I và II các răng có phân
loại III nằm gần như hoàn toàn trong cành đứng
xương hàm dưới hơn, bên cạnh đó, theo chiều từ
trước ra sau, ống răng dưới đi từ dưới lên trên và
từ ngoài vào trong đến lỗ gai Spix, đây có thể là
nguyên nhân làm cho chân răng có khuynh
hướng bị đẩy ra ngoài dẫn đến độ dày vách
xương trong ở các răng có phân loại III tại vị trí
chóp dày hơn có ý nghĩa so với các răng có phân
loại I và II. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên
cứu về ảnh hưởng của vị trí và hình dạng ống
răng dưới đến độ dày vách xương trong quanh
răng khôn hàm dưới lệch gần.
KẾT LUẬN
Không thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa vị
trí răng theo chiều đứng với hình thái vách
xương trong.
Có mối liên quan giữa độ dày vách xương và
xương vỏ trong với vị trí răng theo chiều ngang.
Tại vị trí chóp răng, các răng có phân loại I và
phân loại II có độ dày trung bình vách xương
trong mỏng hơn có ý nghĩa so với các răng có
phân loại III.
Độ dày vách xương trong quanh răng khôn
hàm dưới rất mỏng. Nguy cơ đẩy chóp răng vào
trong cũng như chấn thương thần kinh lưỡi cao,
đặc biệt ở những răng thủng vách xương trong.
Tỉ lệ thủng vách xương trong tại vị trí chóp và
1/3 chóp cao hơn so với 1/3 giữa. Do đó, phẫu
thuật viên cần cẩn trọng khi can thiệp tại những
vị trí này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aznar-Arasa L, Figueiredo R, Gay-Escoda C (2012).
"Iatrogenic Displacement of Lower Third Molar Roots Into the
Sublingual Space: Report of 6 Cases". Journal of Oral and
Maxillofacial Surgery, 70(2):107-115
2. Bataineh AB (2001). "Sensory nerve impairment following
mandibular third molar surgery". J Oral Maxillofac Surg,
59(9):1012-1017.
3. Emes Y, Oncu B, Aybar B, Al-Badri N, Issever H, Atalay B,
Yalcin S (2015). "Measurement of the Lingual Position of the
Lower Third Molar Roots Using Cone-Beam Computed
Tomography". J Oral Maxillofac Surg, 73:13-17.
4. Fragiskos FD (2007). Surgical Extraction of Impacted Teeth. In
Gabriele MS. Oral Surgery, 1,126. Springer, Heidelberg.
5. Ge J, Zheng JW, Yang C, Qian WT (2016). "Variations in the
buccal-lingual alveolar bone thickness of impacted
mandibular third molar: our classification and treatment
perspectives". Scientific Reports, 6:16375.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
231
6. Hutchinson D (1975). "An unusual case of lingual
displacement of a mandibular third molar root apex". Oral
Surg Oral Med Oral Pathol, 39(6):858-861.
7. Kunkel M, Kleis W, Morbach T, Wagner W (2007). "Severe
third molar complications including death-lessons from 100
cases requiring hospitalization". J Oral Maxillofac Surg,
65(9):1700-1706.
8. Pauwels R (2015). "Technical aspects of dental CBCT: state of
the art". Dentomaxillofac Radiol, 44(1):20140224.
9. Tolstunov L, Brickeen M, Kamanin V, Susarla SM, Selvi F
(2016). "Is the angulation of mandibular third molars
associated with the thickness of lingual bone?". Br J Oral
Maxillofac Surg, 54(8):914-919.
10. Wang D, He X, Wang Y, Zhou G, Sun C, Yang L, Cheng J
(2016). "Topographic relationship between root apex of
mesially and horizontally impacted mandibular third molar
and lingual plate: cross-sectional analysis using CBCT".
Scientific Reports, 6:39268.
11. Zhao S (2015). "Intraoral management of iatrogenically
displaced lower third molar roots in the sublingual space: a
report of 2 cases". Int J Clin Exp Med, 8(10):19591-19595
Ngày nhận bài báo: 18/04/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/04/2018
Ngày bài được đăng: 10/05/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hinh_thai_vach_xuong_trong_quanh_rang_khon_ham_duoi.pdf