Tài liệu Đánh giá hiệu quả việc bổ sung phiếu thông tin cho người bệnh trước mổ tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 120
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG PHIẾU THÔNG TIN
CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hồng Nhung*, Nguyễn Thị Thùy Anh*, Nguyễn Ngọc Hương*, Hồ Thị Bích Ngà*, Phạm Thị Lý*,
Nguyễn Ngọc Huỳnh Như*, Vũ Thị Thu Lan*, Trần Ngọc Hồng*, Đoàn Thị Minh*, Diệp Thị Hồng Diễm*,
Thái Thanh Trúc**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phiếu “Thông tin cho người bệnh trước mổ” rất quan trọng, giúp người bệnh thực hiện đúng
và đủ các bước trước mổ, góp phần vào thành công cho ca mổ.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả việc bổ sung phiếu “Thông tin cho người bệnh trước mổ” cùng với sự hướng
dẫn bằng lời được áp dụng tại khoa Hậu môn - Trực Tràng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên được thực hiện trong thời
gian từ 12/2016 đến 05/2017, trên người bệnh hoặc người nhà ngư...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả việc bổ sung phiếu thông tin cho người bệnh trước mổ tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 120
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG PHIẾU THÔNG TIN
CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hồng Nhung*, Nguyễn Thị Thùy Anh*, Nguyễn Ngọc Hương*, Hồ Thị Bích Ngà*, Phạm Thị Lý*,
Nguyễn Ngọc Huỳnh Như*, Vũ Thị Thu Lan*, Trần Ngọc Hồng*, Đoàn Thị Minh*, Diệp Thị Hồng Diễm*,
Thái Thanh Trúc**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phiếu “Thông tin cho người bệnh trước mổ” rất quan trọng, giúp người bệnh thực hiện đúng
và đủ các bước trước mổ, góp phần vào thành công cho ca mổ.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả việc bổ sung phiếu “Thông tin cho người bệnh trước mổ” cùng với sự hướng
dẫn bằng lời được áp dụng tại khoa Hậu môn - Trực Tràng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên được thực hiện trong thời
gian từ 12/2016 đến 05/2017, trên người bệnh hoặc người nhà người bệnh, chuẩn bị mổ vùng hậu môn trực
tràng tại khoa Hậu Môn - Trực Tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Trong 6 tháng, có 805 người bệnh và người nhà người bệnh tham gia khảo sát, trong đó 385 được
hướng dẫn bằng lời và 420 được hướng dẫn bằng lời kết hợp phiếu thông tin. Đa số người bệnh là nam (56,5%),
nghề nghiệp là công nhân viên (65,8%), sống ở thành thị (57,8%), không có sự khác nhau về các đặc điểm giữa
hai nhóm can thiệp. Tuy nhiên những thông tin trước mổ bằng lời kết hợp với phiếu có tỉ lệ chuẩn bị tốt về tinh
thần và thể chất trước khi được thực hiện phẫu thuật khác nhau. Sự hài lòng của người bệnh và người nhà người
bệnh cao hơn hẳn và có ý nghĩa thống kê so với hướng dẫn bằng lời đơn thuần (p <0,001).
Kết luận: Việc chuẩn bị cho người bệnh trước mổ về thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị để tiến hành các
thủ thuật bằng cách sử dụng phương pháp hướng dẫn bằng lời kết hợp phiếu thông tin có hiệu quả hơn hẳn so
với việc hướng dẫn bằng lời đơn thuần.
Từ khóa: thông tin trước mổ, phiếu, hậu môn – trực tràng
ABSTRACT
EVALUATING THE EFFECTS OF IMPLEMENTING PRE-OPERSTIVE INFORMATION LEAFLETS
FOR PATIENTS IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY
Le Thi Hong Nhung, Nguyen Thi Thuy Anh, Nguyen Ngoc Huong, Ho Thi Bich Nga, Pham Thi Ly,
Nguyen Ngoc Huynh Nhu, Vu Thi Thu Lan, Tran Ngoc Hong, Đoan Thi Minh, Diep Thi Hong Diem,
Thai Thanh Truc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 120 - 125
Background: Providing pre-operative information for patients (via either verbal or documentary guidance)
is crucial to help the patients in performing properly and sufficiently pre-operative steps. Therefore, it contributes
to success of the operation.
Objectives: Evaluate the effects of providing “Pre-operative information for patients” leaflet as a supplement
to verbal guidance for patients at Proctology Department of University Medical Center, Ho Chi Minh City.
*Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Lê Thị Hồng Nhung ĐT: 0908115273 Email: Nhung.lth@umc.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 121
Methods: Non-radomized clinical trial was carried out from December 2016 to May 2017 on patients (or
patient families) who were going to undergo anal-rectal surgeries in Proctology Department of University
Medical Center at Ho Chi Minh City.
Results: 805 patients and patient failies participated in the study. The majority of participants were male
(56.5%), employees (65.8%), and urban inhabitants (57.8%). Among them, 385 participants received verbal
guidance only, whereas the other 420 people received verbal guidance combined with “pre-operative information
for patients” leaflet. There was no difference in characteristics between the two groups. However, the group
receiving both verbal guidance and leaflet demonstrated better preparation in mental and physical aspects as well,
prior to have variety of surgical procedures. Satisfaction rate of patients and their relatives who received combined
guidance was much higher than that of the ones who merely received verbal guidance (p <0.001).
Conclusion: Verbal guidance combined with information leaflet is much more effective than simply using
verbal guidance in preparing both mentality and physics for patient before surgery.
Key words: pre-operative information, leaflet, anorectal
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù theo thực hành thường quy điều
dưỡng phải cung cấp thông tin và hướng dẫn
cho người bệnh để có sự chuẩn bị tốt trước phẫu
thuật, nhưng thực tế thực hiện vẫn còn nhiều
hạn chế. Về phía điều dưỡng, tùy theo năng lực,
thời gian cũng như sự cẩn thận của mỗi người
thì thông tin chi tiết về việc chuẩn bị về thể chất,
tinh thần cung cấp cho người bệnh có thể khác
nhau. Với áp lực công việc, số lượng phẫu thuật
ngày càng nhiều thì việc cung cấp thông tin này
cũng trở thành một gánh nặng phải hoàn thành
của điều dưỡng. Về phía người bệnh, việc tiếp
nhận cùng lúc quá nhiều thông tin và phải
chuẩn bị nhiều thứ trước cuộc mổ, đôi khi làm
cho người bệnh không nhớ hết. Ví dụ, người
bệnh không nhớ rõ nên hay không nên ăn uống,
vệ sinh không theo sự hướng dẫn, không có mặt
khi khám tiền mê, thụt tháo, giờ mổ như đã
hướng dẫn, thậm chí không tháo trang sức,
không bôi móng tay móng chân, không bím tóc
gọn gàng. Những trường hợp này phải mất
thêm thời gian để chuẩn bị lại, khó khăn hơn thì
phải hoãn mổ, như thế ảnh hưởng đến sự chuẩn
bị của cả một ê kíp mổ, người bệnh lại phải kéo
dài thời gian nằm viện và hao tốn thêm kinh phí.
Nếu việc chuẩn bị trước mổ không đúng cách có
thể dẫn đến nhiều biến chứng và những hậu quả
khác(1,2,4).
Một trong những ý tưởng nhằm giúp tăng
hiệu quả của việc chuẩn bị trước mổ là sử dụng
phiếu thông tin dành cho người bệnh kết hợp
với việc hướng dẫn bằng lời theo thường quy.
Khi đó, điều dưỡng có thể không phải mất nhiều
thời gian cho việc thông tin trước mổ cho người
bệnh, tiết kiệm được nhiều thời gian dùng vào
việc chuyên môn khác. Các thông tin cũng sẽ
được truyền tải đến người bệnh một cách thống
nhất và chính xác mà không phải phụ thuộc vào
trình độ hay kinh nghiệm của người điều
dưỡng. Người bệnh cũng không nhất thiết phải
nhớ hết tất cả thông tin tại thời điểm được
hướng dẫn mà có thể đọc lại phiếu thông tin
hướng dẫn khi có nhiều thời gian hơn và việc
chuẩn bị vì thể có thể được tốt hơn. Từ đó, các
biến chứng do chuẩn bị chưa tốt được kỳ vọng
sẽ cải thiện(3).
Khoa Hậu môn - trực tràng Bệnh viện Đại
học Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TP.
HCM) có 21 điều dưỡng gồm 5 cử nhân và 16
trung học. Khoa có 14 phòng bệnh với 37 giường
nằm. Hàng năm tổng số bệnh phẫu thuật tại
khoa luôn tăng, riêng năm 2016 có 5.062 trường
hợp, trong đó bệnh hậu môn – trực tràng (HM-
TT) chiếm 4.858 trường hợp, bình quân mỗi
ngày phẫu thuật bệnh hậu môn – trực tràng
khoảng 16 trường hợp. Từ khi tòa nhà mới của
Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động, là cột
mốc đánh dấu giai đoạn điều dưỡng được nâng
một tầm mới, với những yêu cầu từ quản lý và
kỳ vọng từ người bệnh ngày càng cao hơn. Trình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 122
độ chuyên môn luôn được đào tạo nâng cao và
đặc biệt với thái độ phong cách làm việc nhanh
nhẹn, hoạt bát, vui vẻ luôn được sự hài lòng từ
người bệnh và người nhà. Tuy nhiên để thực
hiện những điều này được tốt điều dưỡng cần
phải có nhiều thời gian hơn. Quỹ thời gian làm
việc hạn chế nên nếu dành nhiều thời gian cho
một việc thì sẽ ít thời gian cho các việc khác và
ngược lại.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm đánh giá xem khi đã thông tin cho bệnh
nhân bằng lời đồng thời kết hợp thêm phiếu
thông tin thì có mang đến hiệu quả hơn trong
việc giúp người bệnh có sự chuẩn bị về thể chất,
tinh thần trước khi phẫu thuật hay không. Kết
quả nghiên cứu có thể cung cấp thêm dữ liệu
cho các nghiên cứu để cải tiến quy trình chăm
sóc bệnh nhân tốt hơn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm lâm sàng
không ngẫu nhiên được thực hiện trong thời
gian từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017 trên
người bệnh hoặc người nhà người bệnh chuẩn bị
mổ các bệnh hậu môn trực tràng tại khoa Hậu
Môn Trực Tràng, BV ĐHYD TP. HCM. Vì chưa
có các nghiên cứu tương tự trên thế giới và tại
Việt Nam nên chúng tôi tiến hành chọn mẫu
toàn bộ trong suốt thời gian diễn ra nghiên cứu.
Người bệnh hoặc người nhà được phân thành
hai nhóm trong đó một nhóm được điều dưỡng
hướng dẫn bằng lời theo thường quy và một
nhóm được điều dưỡng hướng dẫn bằng lời kết
hợp phát bổ sung thêm phiếu thông tin về
những việc cần chuẩn bị trước mổ. Tổng số 805
người bệnh hoặc người nhà tham gia vào nghiên
cứu trong đó 385 người bệnh hoặc người nhà
được hướng dẫn bằng lời và 420 người bệnh
hoặc người nhà được hướng dẫn bằng lời kết
hợp với phiếu thông tin.
Quy trình nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành tập huấn 9 điều dưỡng
trong khoa tham gia nghiên cứu trong đó 4 điều
dưỡng sẽ hướng dẫn và cung cấp thông tin cho
người bệnh bằng lời, 4 điều dưỡng hướng dẫn
và cung cấp thông tin cho người bệnh bằng lời
kết hợp phiếu thông tin và 1 điều dưỡng theo
dõi và hỗ trợ. Để đảm bảo tính khách quan thì
nội dung hướng dẫn bằng lời cũng như trong
thông tin dành cho bệnh nhân bằng phiếu thông
tin là như nhau.
Do không thể tiến hành ngẫu nhiên hóa nên
vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong tuần tất cả
người bệnh được hướng dẫn bằng lời kết hợp
phiếu thông tin. Vào thứ ba, thứ năm và thứ bảy
hàng tuần, người bệnh được hướng dẫn bằng lời
theo thường quy.
Sau khi người bệnh đã mổ xong 01 ngày,
chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến người bệnh
và người nhà về hiệu quả của việc chuẩn bị
trước mổ trong cả hai nhóm có và không có bổ
sung phiếu thông tin trước mổ. Người bệnh
hoặc người nhà trả lời bộ câu hỏi tự điền về sự
chuẩn bị thể chất, tinh thần trước mổ cũng như
sự hài lòng của họ. Nghiên cứu viên có mặt để
giải đáp các thắc mắc nếu có của người tham gia
nghiên cứu.
Công cụ đánh giá
Phiếu khảo sát có 20 câu hỏi về chuẩn bị tinh
thần, 02 câu hỏi về chuẩn bị thể chất, 06 câu hỏi
về chuẩn bị cho các thủ thuật và 02 câu hỏi về sự
hài lòng của người bệnh và người nhà. Mỗi câu
hỏi trả lời theo thang điểm 05. Sau đó kết quả
tách ra thành thang điểm có và không, trong đó
có gồm biết, khá biết và rất biết, không là hơi biết
và không biết(1,2).
Phương pháp thống kê
Số liệu sau khi thu thập được nhập và phân
tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Tần số, tỉ lệ phần
trăm (%) được dùng để phân tích thống kê mô tả
cho các biến định tính. Phép kiểm định Chi bình
phương được dùng để so sánh các đặc điểm
giữa nhóm được hướng dẫn bằng lời và nhóm
có bổ sung phiếu thông tin.
KẾT QUẢ
Có 805 người bệnh tham gia vào nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 123
cứu trong đó 385 hướng dẫn bằng lời và 420
được hướng dẫn bằng lời kết hợp phiếu thông
tin. Đa số người bệnh là nam (56,5%), nghề
nghiệp là công nhân viên (65,8%), sống ở
thành thị (57,8%) và thuộc nhóm bệnh 1
(72,5%). Tỉ lệ nghề nghiệp là công nhân viên
cao hơn trong nhóm can thiệp bằng lời kết hợp
phiếu thông tin (p <0,001) (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm của người bệnh và người nhà bệnh nhân
Đặc điểm
Bằng lời Bằng lời + phiếu
P
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Giới
Nam 226 58,7 229 54,5
0,232
Nữ 159 41,3 191 44,5
Nhóm tuổi
18-30 95 24,7 119 28,3
0,35 31-54 232 60,3 249 59,3
≥ 55 58 15,1 52 12,4
Nghề nghiệp
CNV 229 59,5 301 71,7
<0,001
Nông dân 156 40,5 119 28,3
Địa chỉ
Thành thị 226 58,7 239 56,9 0,606
Đặc điểm
Bằng lời Bằng lời + phiếu
P
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Nông thôn 159 41,3 181 43,1
Chẩn đoán
Nhóm 1
a
281 73 303 72,1
0,789
Nhóm 2
b
104 27 117 27,9
a Trĩ, nứt hậu môn, mụn cơm HM, co thắt HM, đau TK thẹn
b Áp xe HM, RHM, sa TT/sa TTKT, sa NMTT, sa sàn
chậu, hẹp HMTT, rò XL, rò TT-AĐ, nhọt chùm mông,
polyp TT, rò thành sau AĐ, rò TT-Niệu đạo.
Kết quả Bảng 2 cho thấy hướng dẫn những
thông tin trước mổ bằng lời kết hợp với phiếu có
tỉ lệ chuẩn bị tốt về tinh thần ở nhiều lĩnh vực
hơn hẳn và có ý nghĩa thống kê so với hướng
dẫn bằng lời đơn thuần (p <0,001). Tuy nhiên, tỉ
lệ biết chẩn đoán bệnh, tỉ lệ biết thời gian mổ và
tỉ lệ biết ảnh hưởng của thuốc mê/tê không khác
biệt giữa hai nhóm.
Kết quả Bảng 3 cho thấy hướng dẫn những
thông tin trước mổ bằng lời kết hợp với phiếu có
tỉ lệ chuẩn bị tốt về thể chất và cho các thủ thuật
hơn hẳn và có ý nghĩa thống kê so với hướng
dẫn bằng lời đơn thuần (p <0,001).
Bảng 2. Sự chuẩn bị tinh thần của người bệnh tại khoa Hậu môn - Trực tràng trước mổ
Nội dung
Bằng lời Bằng lời + phiếu
P
Có Không Có Không
Biết được chẩn đoán bệnh 384 (99,7) 1 (0,3) 417 (99,3) 3 (0,7) 0,360
Biết ngày mổ 385 (100) 0 420 (100) 0 KXĐ
Biết giờ có mặt tại khoa 364 (94,5) 21 (5,5) 416 (99,0) 4 (1,0) <0,001
Biết giờ mổ 150 (39,0) 235 (61,0) 184 (43,8) 236 (56,2) 0,163
Biết phương pháp mổ 281 (73,0) 104 (27,0) 346 (82,4) 74 (17,6) 0,001
Biết ý nghĩa cam kết 343 (89,1) 42 (10,9) 416 (99,0) 4 (1,0) <0,001
Biết ý nghĩa phiếu tư vấn 344 (89,4) 41 (10,6) 419 (99,8) 1 (0,2) <0,001
Biết ý nghĩa ký giấy uỷ quyền 356 (92,5) 29 (7,5) 415 (98,8) 5 (1,2) <0,001
Biết tỉ lệ thành công cuộc mổ 275 (71,4) 110 (28,6) 340 (81,0) 80 (19,0) 0,001
Biết thời gian đóng viện phí 373 (96,9) 12 (3,1) 419 (99,8) 1 (0,2) 0,001
Biết dự kiến viện phí 373 (96,9) 12 (3,1) 420 (100) 0 <0,001
Biết tiện nghi phòng bệnh 369 (95,8) 16 (4,2) 420 (100) 0 <0,001
Biết nội quy phòng bệnh 372 (96,6) 13 (3,4) 420 (100) 0 <0,001
Biết các bước chuẩn bị 370 (96,1) 15 (3,9) 419 (99,8) 1 (0,2) <0,001
Biết ảnh hưởng thuốc mê/tê 242 (62,9) 143 (37,1) 290 (69,0) 130 (31,0) 0,064
Biết nguy cơ tai biến 221 (57,4) 164 (42,6) 274 (65,2) 146 (34,8) 0,022
Biết nguy cơ biến chứng 214 (55,6) 171 (44,4) 268 63,8) 152 (36,2) 0,017
Biết được giải đáp thắc mắc 374 (97,1) 11 (2,9) 416 (99,0) 4 (1,0) 0,046
Biết số điện thoại khoa 177 (46,0) 208 (54,0) 420 (100) 0 <0,001
Người bệnh an tâm mổ 375 (97,4) 10 (2,6) 420 (100) 0 <0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 124
Bảng 3. Sự chuẩn bị về thể chất và chuyên môn của người bệnh tại khoa Hậu môn - Trực tràng trước mổ
Nội dung
Bằng lời Bằng lời + phiếu
P
Có Không Có Không
Chuẩn bị thể chất
Biết vệ sinh trước mổ 376 (97,7) 9 (2,3) 420 (100) 0 0,002
Biết dinh dưỡng trước mổ 369 (95,8) 16 (4,2) 419 (99,8) 1 (0,2) <0,001
Chuẩn bị cho các thủ thuật
Biết những cận lâm sàng trước mổ 368 (95,6) 17 (4,4) 420 (100) 0 <0,001
Biết việc thực hiện mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao 349 (90,6) 36 (9,4) 416 (99,0) 4 (1,0) <0,001
Biết ý nghĩa vòng đeo tay 332 (86,2) 53 (13,8) 415 (98,8) 5 (1,2) <0,001
Biết hết những dặn dò trước mổ 356 (92,5) 29 (7,5) 420 (100) 0 <0,001
Biết giờ khám chu phẫu/ tiền mê 275 (71,4) 110 (28,6) 389 (92,6) 31 (7,4) <0,001
Biết giờ thụt tháo/bơm thụt tháo 344 (89,4) 41 (10,6) 400 (95,2) 20 (4,8) 0,002
Bảng 4. Sự hài lòng của người bệnh tại khoa Hậu môn - Trực tràng trước mổ theo phương pháp hướng dẫn
Nội dung
Bằng lời Bằng lời + phiếu
P
Có (%) Không (%) Có (%) Không (%)
NB hài lòng về sự đón tiếp 384 (99,7) 1 (0,3) 420 (100) 0 0,296
NB hài lòng về thông tin trước mổ 320 (83,1) 65 (16,9) 420 (100) 0 <0,001
Kết quả Bảng 4 cho thấy hướng dẫn những
thông tin trước mổ bằng lời kết hợp với phiếu
có tỉ lệ hài lòng của người bệnh/người nhà hơn
hẳn và có ý nghĩa thống kê so với hướng dẫn
bằng lời đơn thuần (p <0,001).
BÀN LUẬN
Hiệu quả khi chuẩn bị về tinh thần
Kết quả nghiên cứu này cho thấy hướng
dẫn những thông tin trước mổ bằng lời kết
hợp với phiếu đạt tỉ lệ chuẩn bị tốt về tinh
thần ở nhiều lĩnh vực. Điều này cho thấy hiệu
quả vượt trội của việc bổ sung phiếu thông tin
dành cho người bệnh, từ đó gợi ý triển khai
một cách thường quy tại các khoa cho tất cả
người bệnh trước mổ. Mặc dù, khác biệt có ý
nghĩa thống kê nhưng một số nội dung chuẩn
bị về tinh thần của người bệnh cũng rất tốt
trong nhóm chỉ được hướng dẫn bằng lời, như
biết dự kiến viện phí (96,9%), biết các bước
chuẩn bị (96,1%) và biết ý nghĩa ký giấy ủy
quyền (92,5%). Điều này cho thấy nếu việc
hướng dẫn bằng lời một cách có hệ thống, với
các nội dung đã được thống nhất cũng như
dành nhiều thời gian cho người bệnh thì một
số khía cạnh của việc chuẩn bị tinh thần cũng
có thể đạt được. Chính vì vậy, một số nội dung
chuẩn bị tinh thần cho người bệnh là không
khác biệt giữa hai nhóm bởi vì cả hai nhóm
cũng đã đạt được hiệu quả chuẩn bị rất tốt, ví
dụ biết về chẩn đoán bệnh. Dẫu sao thì việc
chuẩn bị cho người bệnh bằng phiếu thông tin
bổ sung cũng có nhiều ưu điểm và hiệu quả
hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ
không biết ảnh hưởng của thuốc mê thuốc tê ở
nhóm thông tin bằng lời là 37,1%, nhóm thông
tin bằng lời kết hợp phiếu là 31%, điều này
chứng tỏ bác sĩ và điều dưỡng hướng dẫn
thông tin trước mổ cho người bệnh và người
nhà chưa được đầy đủ cần phải khắc phục(3,4).
Hiệu quả khi chuẩn bị về thể chất và cho các
thủ thuật
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hướng
dẫn bằng lời cho người bệnh chuẩn bị về thể
chất và cho các thủ thuật trước mổ chiếm tỉ lệ rất
cao thể hiện sự nỗ lực của điều dưỡng bệnh viện.
Tuy nhiên điều này có thể được cải thiện tốt hơn
nữa vì kết quả cho thấy những thông tin trước
mổ bằng lời kết hợp với phiếu có tỉ lệ chuẩn bị
tốt về thể chất và chuyên môn ở nhiều lĩnh vực
hơn hẳn và có ý nghĩa thống kê so với hướng
dẫn bằng lời đơn thuần (p <0,001). Chẳng hạn,
nếu như chỉ hướng dẫn bằng lời cho tỉ lệ bệnh
nhân biết vệ sinh trước mổ là 97,7% thì khi có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 125
thêm bổ sung phiếu hướng dẫn cụ thể cho thấy
tỉ lệ này là 100%. Tuy nhiên cần quan tâm đến tỉ
lệ chuẩn bị về chuyên môn vì tỉ lệ không biết còn
khá cao, đó là tỉ lệ không biết giờ khám chu
phẫu và tiền mê ở nhóm thông tin bằng lời
chiếm 28,6%, nhóm thông tin bằng lời kết hợp
phiếu chiếm 7,4%. Điều này cho thấy người
bệnh và người nhà cũng còn thiếu thông tin, bác
sĩ và điều dưỡng cần có sự phối hợp tốt, để
người bệnh được khám chu phẫu và tiền mê
đúng giờ quy định.
Sự hài lòng của người bệnh
Kết quả hướng dẫn những thông tin trước
mổ bằng lời kết hợp với phiếu có tỉ lệ hài lòng
của người bệnh và người nhà hơn hẳn và có ý
nghĩa thống kê so với hướng dẫn bằng lời đơn
thuần (p <0,001). Cụ thể là cả 2 nhóm đều đạt tỉ
lệ hài lòng rất cao, tỉ lệ hài lòng về thông tin
trước mổ bằng lời kết hợp phiếu đạt 100%, tỉ lệ
hài lòng về thông tin trước mổ bằng lời đạt
83,1%. Lý giải cho biệt hướng dẫn bằng lời cũng
đạt tỉ lệ rất cao là vì để đảm bảo quy trình
nghiên cứu và đề cương nghiên cứu đã đề ra thì
các điều dưỡng hướng dẫn bằng lời đã phải
tham gia tập huấn. Ngoài ra, các điều dưỡng này
phải giành nhiều thời gian giải thích cho người
bệnh và người nhà nắm rõ. Thực tế quan sát trên
điều dưỡng trong quá trình nghiên cứu, thời
gian điều dưỡng hướng dẫn cho một người
bệnh và người nhà trước mổ bằng lời chiếm
trung bình 13 phút 15 giây. Trong khi đó thời
gian điều dưỡng hướng dẫn cho một người
bệnh và người nhà trước mổ bằng lời kết hợp
phiếu là 2 phút 08 giây. Điều này một lần nữa
thể hiện rõ rệt hiệu quả của phương pháp hướng
dẫn bằng lời kết hợp bằng phiếu thông tin, trong
đó hiệu quả thông tin cung cấp rất cao và thời
gian để hướng dẫn được cải thiện đáng kể(4).
KẾT LUẬN
Việc chuẩn bị cho người bệnh trước mổ về
thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị để tiến
hành các thủ thuật bằng cách sử dụng phương
pháp hướng dẫn bằng lời kết hợp phiếu thông
tin có hiệu quả hơn hẳn so với việc hướng dẫn
bằng lời đơn thuần. Cách tiếp cận này có thể áp
dụng cho các khoa trong việc chuẩn bị cho người
bệnh trước mổ. Tuy nhiên, khi thiết kế các phiếu
thông tin cũng nên lưu ý hướng dẫn cụ thể cho
từng loại bệnh khác nhau để việc chuẩn bị từ
phía người bệnh được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2008). Điều dưỡng Ngoại khoa. Nhà xuất bản y học Hà
Nội, pp.29 – 37.
2. Bộ Y Tế (2008). Điều dưỡng Ngoại khoa. Nhà xuất bản y học Hà
Nội, pp.141 – 150.
3. Fink C, Diener MK, Bruckner T, Müller G, Paulsen L, Keller M,
Knebel P (2013). Impact of preoperative patient education on
prevention of postoperative complications after major visceral
surgery: study protocol for a randomized controlled trial
(PEDUCAT trial). Trials, 14(1):271.
4. Kruzik N (2009). Benefits of preoperative education for adult
elective surgery patients. AORN J, 90(3):381-7.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_viec_bo_sung_phieu_thong_tin_cho_nguoi_ben.pdf