Tài liệu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc nhỏ mắt diquafosol 3% trên bệnh nhân khô mắt: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 14
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA THUỐC NHỎ MẮT
DIQUAFOSOL 3% TRÊN BỆNH NHÂN KHÔ MẮT
Nguyễn Thị Thanh Tuyền*, Nguyễn Minh Khải**, Diệp Hữu Thắng**, Lê Minh Thông***
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả và tính an toàn của thuốc nhỏ mắt diquafosol 3% với sodium hyaluronate 0,1%
trên bệnh nhân khô mắt thông qua thay đổi giá trị trung bình của các chỉ số thể tích nước mắt, thời gian vỡ phim
nước mắt (BUT), chỉ số bệnh lý bề mặt nhãn cầu (OSDI) và các tác dụng phụ.
Đối tượng - Phương pháp: Một nghiên cứu thăm dò đánh giá trên 124 mắt của 62 bệnh nhân khô mắt
được chia ngẫu nhiên vào một trong 2 nhóm điều trị: nhóm dùng sodium hyaluronate 0,1% và nhóm dùng
diquafosol 3% 6 lần ngày. Hiệu quả và tính an toàn được đánh giá sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện đáng kể trên các chỉ số thời gian vỡ phim nước mắt, chỉ số bệnh
...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc nhỏ mắt diquafosol 3% trên bệnh nhân khô mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 14
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA THUỐC NHỎ MẮT
DIQUAFOSOL 3% TRÊN BỆNH NHÂN KHÔ MẮT
Nguyễn Thị Thanh Tuyền*, Nguyễn Minh Khải**, Diệp Hữu Thắng**, Lê Minh Thông***
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả và tính an toàn của thuốc nhỏ mắt diquafosol 3% với sodium hyaluronate 0,1%
trên bệnh nhân khô mắt thông qua thay đổi giá trị trung bình của các chỉ số thể tích nước mắt, thời gian vỡ phim
nước mắt (BUT), chỉ số bệnh lý bề mặt nhãn cầu (OSDI) và các tác dụng phụ.
Đối tượng - Phương pháp: Một nghiên cứu thăm dò đánh giá trên 124 mắt của 62 bệnh nhân khô mắt
được chia ngẫu nhiên vào một trong 2 nhóm điều trị: nhóm dùng sodium hyaluronate 0,1% và nhóm dùng
diquafosol 3% 6 lần ngày. Hiệu quả và tính an toàn được đánh giá sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện đáng kể trên các chỉ số thời gian vỡ phim nước mắt, chỉ số bệnh
lý bề mặt nhãn cầu (OSDI) ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau điều trị của 2 nhóm so với trước điều trị.
Giá trị trung bình của chỉ số BUT ở thời điểm trước điều trị và sau điều trị 3 tháng ở nhóm diquafosol 3% tương
ứng là 6,01 ± 4,58 và 8,45 ± 4,43 giây (p < 0,05 Mann-Whitney U), ở nhóm sodium hyaluronate 0,1% tương ứng
là6,12 ± 4,28 và 7,47 ± 4,91 giây (p < 0,05).Giá trị trung bình của chỉ số OSDI ở thời điểm trước điều trị và sau
điều trị 3 tháng ở nhóm diquafosol 3% tương ứng là 30,27 ± 17,59 và 10,67 ± 7,46 (p < 0,01 Mann-Whitney U),
ở nhóm sodium hyaluronate 0,1% tương ứng là26,15 ± 11,79 và 13,08 ± 9,16 (p < 0,01). Trong khi đó không có
sự thay đổi ở chỉ số Schirmer. Hiệu quả điều trị diquafosol 3 % duy trì thời gian lâu hơn sodium hyaluronate
0,1% ở các chỉ số thể tích nước mắt, thời gian vỡ phim nước mắt, chỉ số bệnh lý bề mặt nhãn cầu (OSDI). Tỉ lệ tác
dụng phụ của thuốc được ghi nhận 9,7% và nhẹ ở cả 2 nhóm.
Kết luận: Diquafosol 3% và sodium hyaluronate 0,1% cho thấy hiệu quả cải thiện như nhau ở các chỉ số thời
gian vỡ phim nước mắt, chỉ số bệnh lý bề mặt nhãn cầu trên bệnh nhân khô mắt, nhưng ngược lại, hiệu quả điều
trị diquafosol 3 % duy trì thời gian lâu hơnsodium hyaluronate 0,1%. Diquafosol là thuốc có hiệu quả điều trị
cao, dung nạp tốt với tác dụng phụ không đáng kể.
Từ khóa: Diquafosol, sodium hyaluronate, khô mắt
ABSTRACT
EVALUATING OF THE EFFICACY AND SAFETY OF 3% DIQUAFOSOL IN PATIENTS WITH
DRY EYE SYNDROME
Nguyen Thi Thanh Tuyen, Nguyen Minh Khai, Diep Huu Thang, Le Minh Thong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 14 - 20
Method: A pilot study evaluated 124 eyes of 62 dry eye patients. Patients were randomly assigned to one of
the two regimens: topical administration of sodium hyaluronate 0.1% and diquafosol 3% with 6 times daily.
Efficacy and safety were evaluated after treatment 1 week, 1 month and 3 months.
Results: We found significant improvements of tear break up time and OSDI were observed at 1 week, 1
month and 3 months after diquafosol 3% administration as well as sodium hyaluronate 0.1% compared with
baseline. At before treatment, and followed up at 3 months, means of tear break up time score were 6.01 ± 4.58 and
8.45 ± 4.43 seconds (p < 0.05 Mann-Whitney U) respectively in diquafosol 3% group, 6.12 ± 4.28 and 7.47 ± 4.91
* BV Nguyễn Trãi, ** BV Mắt TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thanh Tuyền ĐT: 0908550637 Email: ntttuyen@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 15
seconds (p < 0.05) respectively in sodium hyaluronate 0.1% group. Means of OSDI score were 30.27 ± 17.59 and
10.67 ± 7.46 (p < 0.01 Mann-Whitney U) respectively in diquafosol 3% group, 26.15 ± 11.79 and 13.08 ± 9.16 (p
< 0.01) respectively in sodium hyaluronate 0.1% group. On the other hand, there were no significant changes of
Schirmer’s score. The efficacy of diquafosol ophthalmic solution 3 % was maintained in the longer term than
sodium hyaluronate 0.1% on tear volume, tear film break up time, Ocular Surface Disease Index (OSDI). The
incidence of adverse drug was 9.7% and mild in both groups.
Conclusions: Diquafosol 3% and sodium hyaluronate 0.1% exhibit similar efficacy in improving tear break
up time and OSDI scores of dry eye patients, whereas, the efficacy of diquafosol ophthalmic solution 3 % was
maintained in the longer term than sodium hyaluronate 0.1%. Diquafosol has high clinical efficacy and is well
tolerated with no serious side effects.
Keywords: Diquafosol, sodium hyaluronate, dry eye
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay khô mắt được xem như là một vấn
đề sức khỏe của cộng đồng và đang có chiều
hướng gia tăng. Đây cũng là lý do thường gặp
nhất của bệnh nhân đi khám mắt(10).
Cho đến nay chất bôi trơn vẫn là một trong
các thuốc nhỏ mắt đầu tay được các bác sĩ dùng
trong điều trị khô mắt. Tuy nhiên các thuốc này
chỉ bổ sung nước và làm giảm tạm thời các triệu
chứng khó chịu của bệnh nhân(11). Năm 2010,
thuốc nhỏ mắt diquafosol (Diquas 3%) đã được
công nhận và được đưa vào sử dụng trong điều
trị khô mắt tại Nhật.Diquafosol tác động lên thụ
thể P2Y2kích thích tiết ra nước mắt tự nhiên từ
các tế bào biểu mô kết mạc và tiết ra nhầy từ các
tế bào đài trên bề mặt nhãn cầu, giúp ổn định
màng phim nước mắt cả về số lượng và chất
lượng(5). Câu hỏi đặt ra là liệu thuốc nhỏ
diquafosol 3% có hiệu quả điều trị khô mắt như
thế nào so với sodium hyaluronate 0,1% (là loại
thuốc thông dụng hiện nay)? Có nên phổ biến sử
dụng rộng rãi thuốc này ở VN hay không? Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Đánh
giá hiệu quả và tính an toàn thuốc nhỏ mắt
Diquafosol trên bệnh nhân khô mắt so sánh với
Sodium hyaluronate 0,1%".
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn
Dân số nghiên cứu bao gồm tất cả bệnh nhân
đến khám tại phòng khám Khô mắt của khoa
Giác mạc, BV Mắt TP. Hồ Chí Minh và được
chẩn đoán khô mắt từ 3/10/2016-31/5/2017, thỏa
các điều kiện sau:
Có từ 2 triệu chứng cơ năng sau: cảm giác dị
vật, rát mắt, sợ ánh sáng, nặng mi, đau mắt, chảy
nước mắt.
Chọn khô mắt mức độ 1, 2 và 3 theo phân độ
DEWS 2007(6).
Điểm Oxford mức độ nhẹ (0-3) và MGD mức
độ 0 và 1.
Và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Loại trừ các trường hợp khô mắt có các bệnh
kèm theo như
Bệnh nhân có các bệnh lý VKM, viêm loét
giác mạc, sa kết mạc.
Đã phẫu thuật mắt trước đó (Phaco, Laisk).
Bệnh nhân không tái khám hoặc ít hơn 2 lần
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đây là công trình thử nghiệm lâm sàng có
nhóm chứng ngẫu nhiên.
Do chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả
điều trị của 2 loại thuốc nhỏ diquafosol 3% và
sodium hyaluronate 0,1% trước đây nên chúng
tôi thực hiện nghiên cứu thăm dò, chọn mỗi
nhóm 31 bệnh nhân (62 mắt), trong đó thuốc nhỏ
diquafosol là thuốc thử nghiệm, còn sodium
hyaluronate là thuốc chứng. Bệnh nhân thỏa các
điều kiện chọn bệnh sẽ được chọn vào nhóm
nghiên cứu chia thành hai nhóm. Việc phân
nhóm được thực hiện ngẫu nhiên theo số thứ tự
của bệnh nhân. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu
được đánh số thứ tự lần lượt từ 1 đến 62. Bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 16
nhân có số thứ tự lẻ sẽ được đưa vào nhóm can
thiệp, bệnh nhân có số thứ tự chẵn được đưa vào
nhóm chứng.
Nhóm can thiệp: C. Diquafosol 3% nhỏ 6 lần
ngày.
Nhóm chứng: C. Sodium hyaluronate 0.1%
nhỏ 6 lần ngày.
Đánh giá kết quả dựa trên các biến số khảo
sát sau:
Chỉ số bệnh lý bề mặt nhãn cầu (Ocular
Surface Disease Index-OSDI)(5).
NIKBUT (Thời gian vỡ phim nước mắt
không xâm lấn đo bằng Keratograph 5M)(13).
Schirmer test I(3).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 62 bệnh nhân.
Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Diqua-fosol 3% Sodium hyaluronate Mẫu chung
p*
n % n % n %
Tuổi
Trung bình
(Min - Max)
46,39 ± 13,41
(19-75)
46,06 ± 10,27
(27-62)
46,23 ± 11,84
(19-75)
0,916
18-49 19 61,3 20 64,5 39 62,9
0,793
≥50 12 38,7 11 35,5 23 37,1
p** <0,05 <0,05 <0,05
Giới
Nam 9 29,0 7 22,6 16 25,8
0,562
Nữ 22 71,0 24 77,4 46 74,2
p** <0,05 <0,05 <0,05
Nghề nghiệp
Nhân viên văn phòng 8 25,8 5 16,1 13 21,0
0,604
Công nhân may 7 22,6 5 16,1 12 19,4
Nội trợ 9 29,0 9 29,0 18 22,6
Làm nông 3 9,7 5 16,1 8 12,9
Nghề khác 4 12,9 7 22,6 11 17,7
Bệnh lý
đi kèm
Đau khớp 3 9,7 3 9,7 6 9,7
0,922 Cao huyết áp 3 9,7 2 6,5 5 8,1
Bệnh khác 3 9,7 2 6,5 5 8,1
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
đặc điểm dịch tễ học giữa hai nhóm Diquafosol
3% và Sodium hyaluronate 0,1%, chứng tỏ có sự
phân bố bệnh đồng nhất.
Sự thay đổi chỉ số OSDI trước và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng
Chỉ số trung bình
Biểu đồ 1: Sự thay đổi chỉ số OSDI trước và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 17
Biểu đồ 2: Tỉ lệ thành công chỉ số OSDI sau điều trị ở 2 nhóm
Sự thay đổi chỉ số NIKBUTtrước và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3tháng
Chỉ số trung bình
Biểu đồ 3: Sự thay đổi chỉ số NIKBUT trước và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3tháng
Tỉ lệ thành công chỉ số NIKBUT sau điều trị
Biểu đồ 4: Tỉ lệ thành công chỉ số NIKBUT sau điều trị
Sự thay đổi chỉ số Schirmer Itrước và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng
Chỉ số trung bình
Biểu đồ 5: Sự thay đổi chỉ số Schirmer I trước và sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 18
Tỉ lệ thành công chỉ số Schirmer I sau điều trị
Biểu đồ 6: Tỉ lệ thành công chỉ số Schirmer I sau điều trị
Bảng 2: Tỉ lệ tác dụng phụ của mỗi nhóm điều trị
Tác dụng phụ
Nhóm nghiên cứu
p Diqua-fosol
n (%)
Sodium Hyaluronate
n (%)
Mẫu chung
n (%)
1 tuần
Không có 56 (90,3) 56 (90,3) 112 (90,3)
0,30
Xuất tiết mắt 6 (9,7) 4 (6,5) 10 (8,1)
Cương tụ mắt 0 0 0
Nhức mắt 0 0 0
Cộm 0 2 (3,2) 2 (1,6)
1 tháng
Không có 58 (93,5) 58 (93,5) 116 (93,5)
0,69
Xuất tiết mắt 4 (6,5) 4 (6,5) 8 (6,5)
Cương tụ mắt 0 0 0
Nhức mắt 0 0 0
Cộm 0 0 0
3 tháng
Không có 62 (100) 62 (100) 124 (100)
-
Xuất tiết mắt 0 0 0
Cương tụ mắt 0 0 0
Nhức mắt 0 0 0
Cộm 0 0 0
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này có 62 bệnh nhân. Tuổi
trung bình trong cả 2 nhóm là 46,23 ± 11,84 tuổi,
thấp nhất 19 tuổi và cao nhất là 75 tuổi. Tỉ lệ
những bệnh nhân dưới 50 chiếm 62,9% cao hơn
lứa tuổi trên 50. Tỉ lệ nữ chiếm đến 74,2%cao hơn
nam là 25,8%.Về phân bố giới tính của bệnh
nhân khô mắt, các nghiên cứu của tác giả nước
ngoài đều ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn
hẳn so với nam(7). Nghề nghiệp cũng là một
trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng
của khô mắt. Trong nghiên cứu này kết quả ghi
nhận nhân viên văn phòng và nội trợ chiếm đa
số lần lượt với tỉ lệ 21% và 22,6%. Các yếu tố môi
trường cũng có thể ảnh hưởng đến khô mắt bao
gồm độ ẩm thấp, nhiều gió, môi trường ô
nhiễm
Trong thực hành lâm sàng các xét nghiệm
khách quan thường được dùng để chẩn đoán
khô mắt chủ yếu dựa vào xét nghiệm BUT,
Schirmer và Oxford. Tuy nhiên các xét nghiệm
này đều có tính chất xâm lấn và khả năng lặp lại
kém(12). Gần dây 2 xét nghiệm được đưa vào sử
dụng liềm nước mắt (Tear Menicus Heigh-TMH)
và thời gian vỡ phim nước mắt không xâm lấn
(Non Invasive Keratograph Break-Up Time-
NIKBUT) là hai trong số các xét nghiệm được đo
bằng máy Keratograph 5M. Kết quả nghiên cứu
ghi nhận tương quan giữa NIKBUT và TBUT có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 19
mức độ tương quan thuận nhẹ r=0,317 và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khi đó
không có tương quan giữa TMH và
Schirmerr=0,113.
Trong nhóm sodium hyaluronate 0,1%chỉ số
OSDI sau mỗi đợt điều trị giảm từ 26,15 ± 11,79
trước điều trị xuống 13,08 ± 9,16 sau điều trị 3
tháng. Chỉsố OSDI trong nhóm Diquafosol 3%
cải thiện từ 30,27 ± 17,59 trước điều trị xuống
10,67 ± 7,46 sau 3 tháng. Cả 2 nhóm đều ghi nhận
có cải thiện chỉ số OSDI (p>0,05). Đối chiếu với
tác giả Huyn Ho Jung, hiệu quả điều trị
Diquafosol giúp cải thiện điểm OSDI sau 3 tháng
điều trị từ 43,5 ±24,4 xuống 34,6 ±25,0(4).
Hiệu quả điều trị Sodium hyaluronate 0,1%
cũng đã được chứng minh có thể cải thiện các
triệu chứng chủ quan thông qua cơ chế bảo vệ
các tế bào biểu mô giác mạc, làm ẩm bề mặt
nhãn cầu(9). Theo tác giả A. Cheema Sodium
hyaluronate có độ nhớt và đàn hồi giúp bôi trơn
bề mặt nhãn cầu làm giảm sự cọ sát khi chớp
mắt và cử động mắt(1). Trong khi đó diquafosol
kích thích các tế bào đài tiết ra các mucin dạng
gel, trong đó MUC5AC là mucin dạng gel chiếm
tỉ lệ nhiều nhất(2). Kết quả cho thấy trong nhóm
diquafosol 3%, hiệu quả điều trị thành công của
chỉ số OSDI tăng sau mỗi đợt điều trị từ 1 tuần, 1
tháng và 3 tháng tương ứng là 74,2%; 80,6% và
87,1%. Ngược lại trong nhóm sodium
hyaluronate 0,1% hiệu quả điều trị thành công
của chỉ số OSDI tăng sau điều trị từ 1 tuần là
69,4% lên 77,4% sau 1 tháng nhưng giảm xuống
70,9% sau 3 tháng. Rõ ràng diquafosol 3% duy trì
hiệu quả lâu dài hơn sodium hyaluronate 0,1%.
Trong nhóm điều trị sodium hyaluronate
0,1% cho kết quả giá trị trung bình của chỉ số
NIKBUT thay đổi nhẹ sau 3 tháng từ 6,12 ± 4,28
giây lên 7,47 ± 4,91. Trong nhóm điều trị
diquafosol 3% có giá trị tăng dần sau mỗi đợt
điều trị từ 6,01 ± 4,58giây trước điều trị lên 8,45 ±
4,43giây sau 3 tháng. Cả 2 nhóm đều ghi nhận có
cải thiện chỉ số NIKBUT như nhau so với trước
điều trị (p>0,05). Nghiên cứu của tác giả E.
Takamura năm 2012, kết quả cho thấy diquafosol
cải thiện rõ thời gian vỡ phim nước mắt so với
trước điều trị, và sự thay đổi này nhiều hơn so
với nhóm sodium hyaluronate 0,1%; sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê(11). Năm 2015 tác
giả Di Wu đã thống kê các thử nghiệm lâm sàng
của nghiên cứu diquafosol cải thiện rõ so với
trước điều trị với giới hạn từ 0,9-3,9 giây. Điều
này cho thấy mối liên hệ giữa chức năng của
diquafosol và sự tiết mucin được cải thiện(13).
Hiệu quả điều trị thành công của chỉ số
NIKBUT trong nhóm diquafosol 3%, tăng dần
sau mỗi đợt điều trị từ 1 tuần, 1 tháng và 3
tháng tương ứng là 33,9%; 50% và 64,5%.
Trong nhóm sodium hyaluronate 0,1% hiệu
quả điều trị thành công của chỉ số NIKBUT
cũng cải thiện sau điều trị từ 1 tuần, 1 tháng
và 3 tháng tương ứng là 35,5%; 46,8%;50%.
Hiệu quả điều trị cả 2 nhóm như nhau.
Kết quả ghi nhận giá trị trung bình Schirmer
test cải thiện không đáng kể sau 3 tháng điều trị.
Nhóm Diquafosol 3%, hiệu quả điều trị thành
công của chỉ số Schirmer tăng dần sau mỗi đợt
điều trị từ 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng tương ứng
là 58,1%; 62,9% và 79%. Ngược lại trong nhóm
Sodium hyaluronate 0,1% hiệu quả điều trị
thành công của chỉ số Schirmer giảm dần sau
điều trịtừ 1 tuần là 82,3%; 1 tháng là 80,6% và sau
3 thánglà và 66,1%. Rõ ràng diquafosol 3% duy
trì hiệu quả lâu dài hơn sodium hyaluronate
0,1%. Đối chiếu với nghiên cứu của tác giả
Hwang, kết quả ghi nhận Diquafosol cải thiện
chỉ số Schirmer I sau 3 tháng điều trị tăng từ 1,12
đến 3,27 mm so với trước điều trị(3). Kết quả của
tác giả Miyake cũng ghi nhận có hiệu quả cải
thiện tăng thể tích nước mắt sau khi nhỏ
diquafosol 3%(8).
Đánh giá hiệu quả an toàn thuốc diquafosol
dựa trên các triệu chứng xảy ra sau khi bệnh
nhân nhỏ thuốc bao gồm dấu hiệu xuất tiết,
cương tụ, nhức mắt, và cộm thông qua phương
phápthăm hỏi bệnh sử và thăm khám sinh hiển
vi. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
triệu chứng xuất tiết mắt xảy ra ở nhóm
diquafosol 3% với tỉ lệ 9,7% nhiều hơn nhóm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 20
sodium hyaluronate 0,1% với 6,5%. Triệu chứng
này xảy ra ngay sau khi bệnh nhân nhỏ và giảm
dần sau đó.
Đối chiếu với nghiên cứu của tác giả E.
Takamura ghi nhận triệu chứng xuất tiết ở
nhóm điều trị diquafosol chiếm 2,8%. Hiện
tượng xuất tiết được cho là có liên quan đến
sự tiết mucin của diquafosol(11) và xuất tiết
cũng có ở nhóm sodium hyaluronate có thể do
đặc tính nhớt của thuốc.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu khảo sát trên 62 bệnh nhân
khô mắt từ thể nhẹ đến nặng được chia làm
hai nhóm điều trị diquafosol 3% và nhóm
sodium hyaluronate 0,1%, theo dõi sau 1 tuần,
1 tháng và 3 tháng cho phép rút ra kết luận về
hiệu quả điều trị diquafosol 3% so với sodium
hyaluronate 0,1% như sau: (1) Đối với chỉ số
OSDI: cải thiện như nhau nhưng diquafosol
duy trì hiệu quả kéo dài hơn, (2) Đối với chỉ số
NIKBUT: không khác biệt, (3) Đối với chỉ số
Schirmer I như nhau nhưng diquafosol duy trì
hiệu quả kéo dài hơn.Tác dụng phụ của
diquafosol 3%chiếm tỉ lệ 9,7%nhẹ không
đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cheema A, Aziz T, Mirza SA, et al (2012). Sodium hyaluronate
eye drops in the treatment of dry eye disease: an open label,
uncontrolled, multi-centre trial. J Ayub Med Coll Abbottabad, 24
(3-4), pp. 14-6.
2. Floyd AM, Zhou X, Evans C, et al (2012). Mucin deficiency
causes functional and structural changes of the ocular surface.
PLoS ONE, 7 (12), pp. e50704.
3. Hwang HS, Sung YM, Lee WS, et al (2014). Additive Effect of
preservative-free sodium hyaluronate 0.1% in treatment of dry
eye syndrome with diquafosol 3% eye drops. Cornea, 33 (9),
pp. 935-41.
4. Jung HH, Kang YS, Sung MS, et al (2015). Clinical Efficacy of
Topical 3% Diquafosol Tetrasodium in Short Tear Film Break-
Up Time Dry Eye. J Korean Ophthalmol Soc, 56 (3), pp. 339-344.
5. Koh S (2015). Clinical utility of 3% diquafosol ophthalmic
solution in the treatment of dry eyes. Clin Ophthalmol, 9, pp.
865-72.
6. Lemp MA, et al (2007). The definition and classification of dry
eye disease: report of the Definition and Classification
Subcommittee of the International Dry Eye WorkShop. Ocular
Surface 5.2: 75-92
7. Matsumoto Y, Ohashi Y, Watanabe H, et al (2012), Efficacy
and safety of diquafosol ophthalmic solution in patients with
dry eye syndrome: a Japanese phase 2 clinical trial.
Ophthalmology, 119 (10), pp. 1954-60.
8. Miyake H, Kawano Y, Tanaka H, et al (2016). Tear volume
estimation using a modified Schirmer test: a randomized,
multicenter, double-blind trial comparing 3% diquafosol
ophthalmic solution and artificial tears in dry eye patients.
Clin Ophthalmol, 10, pp. 879-86.
9. Park Y, Song JS, Choi CY, et al (2017). A Randomized
Multicenter Study Comparing 0.1%, 0.15%, and 0.3% Sodium
Hyaluronate with 0.05% Cyclosporine in the Treatment of Dry
Eye. J Ocul Pharmacol Ther, 33 (2), pp. 66-72.
10. Stapleton F et al (2015). The epidemiology of dry eye disease.
Dry Eye. Springer Berlin Heidelberg,. 21-29.
11. Takamura E, Tsubota K, Watanabe H, et al (2012). A
randomised, double-masked comparison study of diquafosol
versus sodium hyaluronate ophthalmic solutions in dry eye
patients. Br J Ophthalmol, 96 (10), pp. 1310-5.
12. Tian L, Qu JH, Zhang XY, et al (2016). Repeatability and
Reproducibility of Noninvasive Keratograph 5M
Measurements in Patients with Dry Eye Disease. J Ophthalmol,
2016, pp. 8013621.
13. Wu D, Chen WQ, Li R, et al (2015). Efficacy and safety of
topical diquafosol ophthalmic solution for treatment of dry
eye: a systematic review of randomized clinical trials. Cornea,
34 (6), pp. 644-50.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_va_tinh_an_toan_cua_thuoc_nho_mat_diquafos.pdf