Tài liệu Đánh giá hiệu quả thị giác bước đầu của 2 loại kính nhiễu xạ ba tiêu cự: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 29
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỊ GIÁC BƯỚC ĐẦU CỦA 2 LOẠI
KÍNH NHIỄU XẠ BA TIÊU CỰ
Nguyễn Ngọc Công*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả thị giác sau khi phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể giữa hai loại kính nội nhãn
3 tiêu cự.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, không ngẫu nhiên.
Phương pháp nghiên cứu: Phẫu thuật thủy tinh thể đặt 1 trong 2 loại kính nội nhãn ba tiêu cự AT LISA tri
839MP (Nhóm 1) hoặc FineVision Pod F (Nhóm 2). Sau đó theo dõi trong thời gian 3 tháng các biến số chính như
thị lực nhìn xa (5m), nhìn trung gian (70cm), nhìn gần (40cm) không kính và có kính, khúc xạ tồn dư sau mổ, độ
nhạy tương phản, các rối loạn thị giác như chói sáng, quầng sáng, lóe sáng và sự phụ thuộc kính gọng sau mổ và
độ hài lòng của bệnh nhân.
Kết quả: Nhóm LISA tri có 17 mắt và nhóm FineVision có 16 mắt thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào
nhóm nghiên...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả thị giác bước đầu của 2 loại kính nhiễu xạ ba tiêu cự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 29
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỊ GIÁC BƯỚC ĐẦU CỦA 2 LOẠI
KÍNH NHIỄU XẠ BA TIÊU CỰ
Nguyễn Ngọc Cơng*, Trần Anh Tuấn**
TĨM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả thị giác sau khi phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể giữa hai loại kính nội nhãn
3 tiêu cự.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, khơng ngẫu nhiên.
Phương pháp nghiên cứu: Phẫu thuật thủy tinh thể đặt 1 trong 2 loại kính nội nhãn ba tiêu cự AT LISA tri
839MP (Nhĩm 1) hoặc FineVision Pod F (Nhĩm 2). Sau đĩ theo dõi trong thời gian 3 tháng các biến số chính như
thị lực nhìn xa (5m), nhìn trung gian (70cm), nhìn gần (40cm) khơng kính và cĩ kính, khúc xạ tồn dư sau mổ, độ
nhạy tương phản, các rối loạn thị giác như chĩi sáng, quầng sáng, lĩe sáng và sự phụ thuộc kính gọng sau mổ và
độ hài lịng của bệnh nhân.
Kết quả: Nhĩm LISA tri cĩ 17 mắt và nhĩm FineVision cĩ 16 mắt thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào
nhĩm nghiên cứu, sau thời gian theo dõi 3 tháng, kết quả như sau:Thị lực logMAR khơng chỉnh kính trung bình
ở khoảng cách xa là 0,03 ± 0,08 (nhĩm 1) và 0,07 ± 0,07 (nhĩm 2) (p=0,110), khoảng cách trung gian là 0,11 ±
0,06 (nhĩm 1) và 0,14 ± 0,05(nhĩm 2) (p=0,245), khoảng cách gần là 0,06 ± 0,05 (nhĩm 1) và 0,09 ± 0,04 (nhĩm
2) (p=0,168). Độ khúc xạ tồn dư sau mổ trung bình -0,26 ± 0,29 (nhĩm 1) và -0,23 ± 0,36 (nhĩm 2)(p=0,842). Độ
nhạy tương phản của cả 2 nhĩm đều nằm trong giới hạn bình thường và khác biệt nhau khơng cĩ ý nghĩa thống
kê. Cả 2 nhĩm đều gặp phải các rối loạn thị giác như quầng sáng, chĩi sáng, lĩe sáng, ở mức độ thấp, gần như
tương đương nhau và các rối loạn này giảm theo thời gian.
Kết luận: Cả 2 nhĩm đều cĩ khả năng cho thị lực khơng chỉnh kính rất tốt ở mọi khoảng cách xa, trung gian
và gần. Khúc xạ tốn dư đa số nằm trong khoảng cho phép ± 0,50D. Tất cả bệnh nhân mổ cả 2 mắt đặt cùng loại
kính nội nhãn đều khơng cần mang thêm kính gọng cho các hoạt động thơng thường. Tất cả bệnh nhân đều hài
lịng với kết quả phẫu thuật.
Từ khĩa: kính nội nhãn đa tiêu, kính đa tiêu, kính ba tiêu, kính nhiễu xạ, AT LISA tri (Zeiss), FineVision
(Physiol)
ABSTRACT
COMPARISON OF VISUAL OUTCOMES OF 2 DIFFRACTIVE TRIFOCAL INTRAOCULAR LENES
Nguyen Ngoc Cong, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 29 - 35
Objectives: To compare the visual outcomes after cataract surgery of 2 diffractive trifocal intraocular lenses
(IOLs).
Methods: Prospective comparative case series.Phacoemulsification with implantation of a AT Lisa tri 839
MP IOL (Group 1) or an Finevision Pod F IOL (Group 2) was performed. Over a 3-month follow-up, the main
outcome measures were uncorrected distance visual acuity (UDVA), corrected monocular and binocular distance
visual acuity, uncorrected intermediate visual acuity at 70 cm, distance-corrected intermediate visual acuity
* Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** BM. Mắt Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - BM Mắt Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Cơng ĐT: 0939634684 Email: drcong79@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 30
(DCIVA), uncorrected near visual acuity at 40 cm, distance-corrected near visual acuity (DCNVA), spherical
equivalent (SE) refraction, defocus curves, contrast sensitivity, presence of dysphotopsia, use of spectacles and
patient’s satisfied.
Results: There were 17 eyes in Group 1 (AT LISA tri) and 16 eyes in Group 2 (FineVision). The mean
values at 3 months were UDVA, 0.03 logMAR ± 0.08 (SD) (Group 1) and 0.07 ± 0.07 (Group 2) (P = 0.110);
UCIVA, 0.11 ± 0.06 logMAR and 0.14 ± 0.05 logMAR, respectively (P =0.245); UCNVA, 0.06 ± 0.05 logMAR
and 0.09 ± 0.04 logMAR, respectively (P = 0.168); SE, -0.26 ± 0.29 diopter (D) and -0.23 ± 0.36 D, respectively
(p= 0.842). There was no significant difference in contrast sensitivity, dysphotopic phenomena and patient’s
satisfied between groups.
Conclusions: Both trifocal IOL models provided excellent distance, intermediate, and near visual outcomes.
Predictability of the refractive results and optical performance were excellent, and all patients achieved spectacle
independence.
Financial Disclosure: Neither author has a financial or proprietary interest in any material or method
mentioned
Keywords: Diffractive trifocal IOLs, AT LISA tri (Zeiss), FineVision (Physiol).
MỞ ĐẦU
Kể từ lần đầu tiên Harold Ridley đặt thủy
tinh thể nhân tạo vào trong mắt người để điều trị
đục thủy tinh thể vào năm 1949, thì kính nội
nhãn đã cĩ nhiều phát triển vượt bậc trong
những thập niên vừa qua. Hiện nay, bằng máy
mĩc hiện đại, tay nghề phẫu thuật viên ngày
càng điêu luyện kết hợp với đường mổ nhỏ
trong phaco, thì sau mổ thủy tinh thể đặt kính
nội nhãn đơn tiêu, bệnh nhân sẽ cĩ thị lực nhìn
xa gần như hồn hảo. Tuy nhiên, khuyết điểm
của kính đơn tiêu là sẽ gây nên tình trạng “lão
thị”sau mổ, bệnh nhân muốn nhìn gần thì cần
phải cĩ sự hỗ trợ của kính gọng đeo ngồi, điều
này gây khơng ít phiền tối cho bệnh nhân khi
quên mang theo kính hoặc bản thân khơng thích
đeo kính. Để giải quyết tình trạng “lão thị”sau
mổ đĩ, người ta đã đưa ra một số phương pháp
như thị giác một mắt (monovision), kính nội
nhãn điều tiết, kính nội nhãn giả điều tiết (kính
đa tiêu), tuy nhiên vẫn chưa cĩ phương pháp
nào là hồn hảo. Trong những năm gần đây,
kính đa tiêu ngày càng phát triển và hồn thiện
dần, đã trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy trong
việc giải quyết tình trạng “lão thị”sau mổ thủy
tinh thể của bệnh nhân. Ban đầu kính đa tiêu chỉ
cĩ 2 tiêu cự cho thị lực tốt ở khoảng cách xa và
gần. Tuy nhiên, trong cuộc sống rất nhiều hoạt
động yêu cầu thị lực tốt ở khoảng cách trung
gian, đặc biệt là một số ngành nghề như nhân
viên văn phịng, họa sĩ, nghệ sĩ chơi đàn dương
cầm, v.vDo đĩ người ta đã phát triển kính nội
nhãn lên thành 3 tiêu cự nhằm cho thị lực tốt ở
cả 3 khoảng cách xa, gần và cả trung gian.
Tại bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh đã đưa
vào sử dụng cả 2 loại kính nội nhãn ba tiêu cự
AT LISA 839MP vào năm 2015 và FineVision và
năm 2016. Do đĩ, chúng tơi quyết định thực hiện
nghiên cứu nhằm cĩ những đánh giá khách
quan về ưu, nhược điểm của từng loại kính để cĩ
sự lựa chọn phù hợp, đem lại lợi ích tốt nhất cho
bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, cĩ đối chứng, khơng
ngẫu nhiên.
Cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian
từ tháng 3/2016 đến tháng 4/2017.
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân đục thủy tinh thể cĩ chỉ định
phẫu thuật, khơng muốn phụ thuộc kính gọng
sau mổ đến điều trị tại khoa Tổng hợp, bệnh
viện Mắt TP. Hồ Chí Minh và đồng ý tham gia
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 31
vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bao gồm những bệnh nhân đục thủy tinh thể
cĩ chỉ định phẫu thuật khơng muốn đeo kính
gọng sau mổ, độ loạn thị giác mạc < 1,00 D,
khơng cĩ bệnh lý khác về mắt ảnh hưởng đến thị
lực như khơ mắt, sẹo giác mạc, thối hĩa giác
mạc, glaucoma, bệnh lý thần kinh thị, màng bồ
đào, đáy mắt, v.v khơng cĩ biến chứng trong
và sau mổ.
Sơ lược về 2 loại kính nội nhãn AT LISA tri
839mp và Finevision POD F
AT LISA tri 839MP là sản phẩm của cơng
ty Zeiss, Đức. Đã được FDA chấp nhận sử
dụng tại Mỹ. Đây là một loại kính nội nhãn
mềm, một mảnh, thiết kế theo nguyên tắc
nhiễu xạ, chất liệu bằng acrylic ngậm nước
25%, bề mặt phủ một lớp kị nước, cĩ khả năng
lọc tia cực tím.Đường kính optic 6,0mm,
đường kính haptic 11,0 mm, phù hợp với
đường rạch giác mạc nhỏ 1,8 mm. Cần lưu ý
rằng, chỉ 4,34mm trung tâm optic là vùng cĩ 3
tiêu cự, từ 4,34mm đến vùng rìa chỉ cĩ 2 tiêu
cự cho nhìn xa và nhìn gần. Cơng suất từ 0,00
D, tăng dần mỗi + 0,50 D đến tối đa 32,00 D.
Cơng suất cộng thêm +3,33 D cho thị lực nhìn
gần và +1,66 D cho thị lực trung gian. Mức độ
phân bố ánh sáng cho tiêu nhìn xa, nhìn trung
gian và gần lần lượt là 50%, 20% và 30%.
FineVision Pod F là một sản phẩm của hãng
Physiol, Bỉ. Cũng đã được FDA chấp nhận sử
dụng tại Hoa Kỳ. FineVision cũng là kính mềm,
một mảnh, phi cầu, chất liệu bằng acrylic ngậm
nước 26%, cĩ khả năng lọc tia cực tím. Đường
kính haptic 11,40mm, đường kính optic 6,00mm.
Phù hợp với đường mổ nhỏ ≥ 2,0mm. Thiết kế
theo nguyên tắc nhiễu xạ tồn phần, apodized,
ưu tiên phân bố năng lượng cho thị lực nhìn xa
khi đồng tử dãn rộng để phù hợp với sinh lý thị
giác. Kính cĩ ba tiêu cự là nhờ sự kết hợp của 2
kính nhiễu xạ hai tiêu cự riêng biệt mà
thành.Cơng suất kính nhỏ nhất +6,00 D, tăng dẫn
mỗi +0,50 D đến tối đa +35,00 D. Cơng suất cộng
thêm cho thị lực nhìn gần là +3,50 D, cho thị lực
nhìn trung gian là +1,75 D.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trước mổ
Bệnh nhân được khám cẩn thận, đo thị lực
nhìn xa khơng kính, nhãn áp, khám đáy mắt
bằng sinh hiển vi kết hợp kính Volk, chụp OTC
khảo sát vùng hồng điểm, siêu âm A-B, đo sinh
trắc nhãn cầu để tính cơng suất kính nội nhãn
bằng máy IOL Master 500.
Kỹ thuật mổ
Tất cả bệnh nhân của cả 2 nhĩm đều được
thực hiện bởi cùng 1 phẫu thuật viên giàu kinh
nghiệm để hạn chế yếu tố gây nhiễu, đường rạch
giác mạc 2,2mm. Sau mổ đều được sử dụng
thuốc nhỏ moxifloxacin 0,5% và prednisolone
acetate 1%.
Theo dõi sau mổ
Bệnh nhân được tái khám vào thời điểm sau
mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Ở lần tái
khám từ 1 tuần trở về sau, bệnh nhân được thực
hiện đầy đủ các đo đạc để thu thập các biến số
nghiên cứu như đo thị lực nhìn xa, trung gian,
gần khơng kính và cĩ kính, khúc xạ tồn dự, độ
nhạy tương phản, đánh giá mức độ của các rối
loạn thị giác. Ở lần tái khám 3 tháng hậu phẫu
khảo sát thêm mức độ hài lịng của bệnh nhân
với kết quả phẫu thuật, và tỉ lệ phụ thuộc kính
gọng đeo ngồi ở những bệnh nhân mổ 2 mắt
đặt cùng 1 loại kính nội nhãn.
Trước phẫu thuật, bệnh nhân được đưa
cho xem hình ảnh của các rối loạn thị giác đặc
trưng sau khi đặt kính đa tiêu là chĩi sáng
(glare), quầng sáng (halo) và lĩe sáng
(starburst). Sau mổ, bệnh nhân được đưa lại
đúng hình ảnh đĩ, và bệnh nhân sẽ tự đánh
giá các rối loạn thị giác bản thân gặp phải theo
thang điểm 5 Likert (0 = hồn tồn khơng cĩ;
1=cĩ chút ít; 2=cĩ, gây chú ý; 3=ảnh hưởng đến
sinh hoạt; 4= khơng thể chịu nổi).
Thời điểm 3 tháng sau mổ, bệnh nhân mổ
cả 2 mắt đặt cùng loại kính sẽ được đặt câu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 32
hỏi: Ơng/bà cĩ phải đeo thêm kính gọng ngồi
trong hoạt động nhìn xa/ nhìn trung gian/
nhìn gần khơng? Và đưa ra 4 phương án lựa
chọn (khơng bao giờ; thỉnh thoảng; thường
xuyên; luơn luơn).
Tại thời điểm hậu phẫu 3 tháng, khảo sát sự
hài lịng của bệnh nhân đối với kết quả phẫu
thuật bằng cách đưa ra thang điểm từ 0 đến 10
để bệnh nhân tự đánh giá. Số điểm sẽ được xếp
vào 3 nhĩm (0-4: khơng hài lịng; 5-7: tạm hài
lịng; 8-10: rất hài lịng).
KẾT QUẢ
Nhĩm 1 (AT LISA tri) cĩ 17 mắt, nhĩm 2
(FineVision) cĩ 16 mắt thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu.
Tuổi trung bình chung nghiên cứu là 56,3 ±
16,74 với tỷ lệ nam:nữ là 2:1 (16 nam, 8 nữ).
Các đặc điểm lâm sàng trước phẫu mổ như:
thị lực, cơng suất giác mạc trung bình, độ loạn
thị giác mạc giữa hai nhĩm khác biệt khơng cĩ ý
nghĩa thống kê (P > 0,05) (bảng 1).
Bảng 1. Các giá trị đo đạc trước mổ.
Nhĩm AT LISA tri Nhĩm FineVision P
Thị lực trước phẫu thuật 0,67 ± 0,27 0,70 ± 0,34 0,785*
Cơng suất giác mạc trung bình 44,32 ± 1,22 43,89 ± 1,66 0,414*
Loạn thị giác mạc trước mổ -0,52 ± 0,20 -0,58 ± 0,21 0,416*
Kết quả sau phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tơi thị lực
logMAR trung bình nhìn xa, nhìn trung gian
và nhìn gần chưa chỉnh kính ở nhĩm AT LISA
tri lần lượt là 0,07 ± 0,07 (>8/10); 0,14 ± 0,05
(>7/10); 0,09 ± 0,04 (>8/10), trong khi kết quả ở
nhĩm FineVision là 0,03 ± 0,08 (>8/10); 0,11 ±
0,06 (>7/10); 0,06 ± 0,05 (>8/10).Khi so sánh hai
nhĩm 1 (AT LISA tri 839MP) và nhĩm 2
(FineVision), ta thấy sự khác biệt khơng cĩ ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Sau mổ,100% số bệnh nhân cĩ thị lực chỉnh
kính từ 8/10 trở lên ở mọi khoảng cách (bảng 2).
Bảng 2. Thị lực tại thời điểm 3 tháng hậu phẫu.
Thị lực sau mổ AT LISA tri FineVision P
Khơng
chỉnh
kính
Xa 0,03 ± 0,08 0,07 ± 0,07 0,110**
Trung gian 0,11 ± 0,06 0,14 ± 0,05 0,245**
Gần 0,06 ± 0,05 0,09 ± 0,04 0,168**
Cĩ
chỉnh
kính
Xa -0,01 ± 0,04 -0,014 ± 0,04 0,986**
Trung gian 0,08 ± 0,05 0,06 ± 0,05 0,845**
Gần 0,04 ± 0,04 0,03 ± 0,04 0,736**
Khúc xạ tồn dư được xác định bằng độ cầu
tương đương của kết quả chỉnh kính cho thị lực
tối ưu tại thời điểm sau mổ 3 tháng.Cĩ 75% mắt
ở cả 2 nhĩm ở thời điểm hậu phẫu 3 tháng cĩ độ
khúc xạ tồn dư trong giới hạn ± 0,50 D và khác
biệt giữa hai nhĩm khơng cĩ ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
Hệ số tương quan Pearson giữa độ trụ tồn
dư và độ loạn giác mạc trước mổ của nhĩm 1
là R = 0,251 và nhĩm 2 là R = 0,152, cĩ nghĩa là
tương quan thuận và chỉ ở mức độ yếu
(|R| < 0,3).
Bảng 3. Độ nhạy tương phản của 2 nhĩm kính tại các thị tần khác nhau.
Thị tần (cpd) 1,5 3 6 12 18
Nhĩm AT LISA tri 1,64 ± 0,07 1,72 ± 0,06 1,74 ± 0,07 1,40 ± 0,08 0,82 ± 0,1
Nhĩm FineVision 1,59 ± 0,06 1,76 ± 0,05 1,75 ± 0,07 1,33 ± 0,14 0,76 ± 0,1
P 0,102** 0,292** 0,873** 0,113* 0,111*
Độ nhạy tương phản giữa 2 nhĩm kính nằm
trong giới hạn bình thường tại các thị tần và khác
biệt nhau khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p>0,05)
(Bảng 3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 33
Các rối loạn thị giác hay gặp khi đặt kính đa
tiêu như chĩi sáng, quầng sáng, lĩe sáng cả 2
nhĩm kính đều gặp phải ở mức thấp với tỷ lệ
tương đương nhau (P>0,05) (bảng 4).
Sau thời gian theo dõi 3 tháng mức độ rối
loạn thị giác tại tháng thứ 3 ở cả 2 nhĩm đều
thấp hơn cĩ ý nghĩa thống kê so với thời điểm
1 tuần sau mổ (P>0,05) (bảng 5). Cĩ 7/17 mắt ở
nhĩm 1 và 7/16 mắt ở nhĩm 2 hồn tồn
khơng bị chĩi sáng sau mổ 3 tháng. Trong khi
đĩ, cĩ đến 17/17 mắt (100%) nhĩm 1 và 14/16
mắt (87,5%) nhĩm 2 cĩ điểm ≤ 1, tức là mức độ
chĩi sáng khơng ảnh hưởng đến các hoạt động
hàng ngày.
Bảng 4. Các rối loạn thị giác hay gặp.
AT LISA tri FineVision P
Chĩi sáng 0,59 ± 0,507 0,69 ± 0,793 0,669**
Quầng sáng 0,88 ± 0,600 0,75 ± 0,683 0,558**
Lĩe sáng 0,24 ± 0,437 0,38 ± 0,500 0,401*
Bảng 5.So sánh mức độ rối loạn thị giác giữa 2 thời
điểm.
1 tuần sau mổ 3 tháng sau mổ P
Chĩi 1,09 ± 0,678 0,64 ± 0,653 0,007*
Quầng sáng 1,24 ± 0,561 0,82 ± 0,635 0,005*
Lĩe sáng 0,55 ± 0,506 0,30 ± 0,467 0,047*
Mức độ hài lịng:100% bệnh nhân đều hài
lịng với loại kính được phẫu thuật. Trong đĩ
ở nhĩm 1 mức độ rất hài lịng và tạm hài lịng
gần như bằng nhau. Gần 70% ở nhĩm 2 rất hài
lịng, khoảng 30% tạm hài lịng với kết quả
phẫu thuật. Tỷ lệ hài lịng của bệnh nhân 2
nhĩm ở từng mức độ khác nhau khơng cĩ
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Biến số tỷ lệ phụ thuộc kính chỉ khảo sát ở
những bệnh nhân được mổ cả 2 mắt được đặt
cùng một loại kính. Kết quả cĩ tất cả 08 bệnh
nhân mổ cả 2 mắt chia đều cho 2 nhĩm thì 100%
số bệnh nhân đĩ sau mổ đều khơng cần sự hỗ
trợ của kính gọng đeo ngồi cho bất kì hoạt động
nào trong cuộc sống.
BÀN LUẬN
Kính đa tiêu là một lựa chọn giúp giải quyết
tình trạng “lão thị”sau phẫu thuật điều trị đục
thủy tinh thể. Trước đây, kính đa tiêu được thiết
kế với 2 tiêu cự cĩ khả năng cho thị lực nhìn xa
và nhìn gần rất tốt nhưng vẫn kém khi nhìn ở
khoảng cách trung gian. Trong những cải tiến
gần đây, người ta đã giảm độ cộng cho thị lực
nhìn gần để cải thiện thị lực trung gian và kết
quả cho thị lực trung gian đúng là cĩ cải thiện,
nhưng cũng chỉ ở mức trung bình, tuy nhiên lại
gây giảm thị lực nhìn gần khơng cịn tốt nhất (1,5).
Nhiều nghiên cứu đã làm đều cho thấy kính ba
tiêu cự cho thị lực trung gian tốt hơn rõ ràng so
với kính 2 tiêu cự (8,11,17).
Hai nhĩm kính chúng tơi nghiên cứu là 2
loại kính ba tiêu cự, được nhiều nghiên cứu
trên thế giới chứng minh là cĩ thể cho thị lực
nhìn xa, nhìn gần lẫn trung gian một cách xuất
sắc(2,18). Đây là nghiên cứu lâm sàng đầu tiên so
sánh hiệu quả của hai loại kính ba tiêu cự này
tại Việt Nam.
Khi thực nghiệm trong phịng thí nghiệm,
Ruiz-Alcocer và cộng sự đã phát hiện ra biểu đồ
hàm điều biến năng lượng (MTF – Modulation
Transfer Function) của cả 2 loại kính đều biểu
hiện 3 đỉnh tương ứng với thị lực tại 3 khoảng
cách nhìn xa, trung gian và gần(16). Kính
FineVision là kính nhiễu xạ ba tiêu cự với thiết
kế “apodized” giới hạn năng lượng ánh sáng
qua 2 tiêu nhìn gần và trung gian khi đồng tử
dãn rộng, phù hợp với sinh lý của mắt khi nhìn
xa vào ban đêm. Thiết kế này đã được Gatinel và
cộng sự mơ tả rõ trong nghiên cứu của mình(6).
Các nghiên cứu của các tác giả trước đây đều cĩ
kết luận kính FineVision cải thiện thị lực trung
gian, đồng thời duy trì được thị lực nhìn xa và
nhìn gần rất tốt(2,10,17,18). Trong nghiên cứu của
chúng tơi cũng cĩ kết quả tương tự với thị lực
logMAR trung bình nhìn xa, nhìn trung gian và
nhìn gần chưa chỉnh kính lần lượt là 0,07 ± 0,07
(>8/10); 0,14 ± 0,05 (>7/10); 0,09 ± 0,04 (>8/10). Cịn
kính AT LISA tri 839MP là loại kính ba tiêu
nhiễu xạ tồn phần với độ cộng cho thị lực trung
gian là +1,66 D, Ruiz-Alcocer và cộng sự thấy
rằng kính cho thị lực trung gian tốt hơn kính hai
tiêu cự và ít phụ thuộc vào kích thước đồng tử(16).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 34
Điều này tương đồng với nghiên cứu lâm sàng
của Mojzis (2014) và Marques (2015)(10,12). Trong
nghiên cứu này, chúng tơi cũng tìm thấy kết quả
tương tự với thị lực logMAR trung bình chưa
chỉnh kính cho nhìn xa, nhìn trung gian nhìn gần
lần lượt là 0,03 ± 0,08 (>8/10); 0,11 ± 0,06 (>7/10);
0,06 ± 0,05 (>8/10). Khi so sánh hai nhĩm 1 (AT
LISA tri) và nhĩm 2 (FineVision), ta thấy thị lực
nhìn xa và nhìn gần khơng chỉnh kính của 2
nhĩm khác biệt đĩ khơng cĩ ý nghĩa thống kê (P
> 0,05). Điều này cũng tương đồng với nghiên
cứu của Marques khi so sánh 2 nhĩm kính
trên(10). Tuy nhiên, cả 2 nhĩm đều cho kết quả thị
lực khơng kính rất tốt với 100% bệnh nhân sau
mổ đều cĩ thị lực > 6/10 ở mọi khoảng cách.
Theo bảng 2, ta thấy thị lực sau chỉnh kính
của cả 2 nhĩm đều rất tốt, 100% số bệnh nhân cĩ
thị lực chỉnh kính sau mổ từ 8/10 trở lên ở cả 3
khoảng cách xa, trung gian, gần. Điều này tương
đồng với các nghiên cứu của tác giả Marques khi
so sánh 2 nhĩm kính trên vào năm 2015(11)cũng
như các tác giả khác khi khảo sát đơn lẻ từng loại
kính(2,10).
Mặc dù kính đa tiêu thường được cho là
nguyên nhân gây giảm độ nhạy tương phản.Hầu
hết các nghiên cứu đo ĐNTP ở bệnh nhân đặt
kính nội nhãn đa tiêu đều đưa ra kết luận ĐNTP
của bệnh nhân đặt kính đa tiêu vẫn nằm trong
giới hạn ĐNTP của người bình thường(4,9). Tuy
nhiên, khi so sánh với nhĩm đơn tiêu thì ĐNTP
ở kính đa tiêu cĩ giảm, đặc biệt ở những thị tần
cao và trong điều kiện ánh sáng yếu(7,13,19). So với
bị giảm ĐNTP ở thị tần cao, bệnh nhân giảm
ĐNTP ở các thị tần thấp và trung bình sẽ làm
giảm khả năng nhận biết những vật cĩ kích
thước to và trung bình trong điều kiện độ tương
phản thấp (mơi trường ánh sáng yếu, trong trời
mưa, v.v) ảnh hưởng đến khả năng định
hướng, di chuyển và làm mất chức năng thị giác
nhiều hơn. Thị tần thấp là quan trọng nhất đối
với thị giác vì nĩ liên quan đến các hoạt động
sống hàng ngày. Vì vậy đặt kính nội nhãn đa
tiêu vẫn cĩ thể đảm bảo sự hài lịng của bệnh
nhân trong các hoạt động thường ngày như đi
bộ, lái xe, v.vTrong nghiên cứu của chúng tơi,
độ nhạy tương phản của cả 2 nhĩm kính đa tiêu
cũng cĩ giảm ở những thị tần cao như đã đề cập
ở trên, nhưng vẫn cịn nằm trong giới hạn bình
thường. Hồn tồn phù hợp khi đối chiếu với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như
Marques và Pieh(10,15).
Nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu đánh giá
những khĩ chịu chính sau khi đặt kính nội nhãn
đa tiêu ở bệnh nhân là chĩi sáng, quầng sáng và
lĩe sáng. Đây là vấn đề nổi cộm của kính đa tiêu
từ khi ra đời đến nay, dù cĩ nhiều phương pháp
giải quyết được đưa ra, nhưng vẫn khơng cĩ
phương pháp nào khắc phục được triệt để các
hiện tượng này do nĩ liên quan trực tiếp đến
thiết kế của kính(6).
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4 ta thấy sau 3
tháng, mức độ than phiền về thị giác của bệnh
nhân ở mức thấp, trong đĩ quầng sáng là hiện
tượng phổ biến nhất ở các bệnh nhân đặt kính
đa tiêu sau mổ. Tương đồng với nghiên cứu của
tác giả Marques khi so sánh 2 nhĩm kính đa tiêu
trên(10). Chúng tơi thử đối chiếu với nghiên cứu
của Ferreira cùng cộng sự khi đánh giá các rối
loạn về thị giác ở bệnh nhân đặt kính 2 tiêu cự
Acrysoft Restor với cùng thiết kế nghiên cứu, thì
thấy cả hai loại kính 3 tiêu cự này đều cĩ điểm
trung bình của các rối loạn thị giác thấp hơn(5).
Đồng thời, khi so sánh ở thời điểm sau mổ 3
tháng với 1 tuần, ta thấy cĩ sự giảm rõ rệt mức
độ các rối loạn thị giác của bệnh nhân (với P <
0,05). Việc bệnh nhân tự thấy giảm các rối loạn
thị giác theo thời gian đã được đề cập đến trong
y văn và một số nghiên cứu. Người ta cho rằng
cĩ thể do não bộ của bệnh nhân đã tự điều chỉnh
để dần thích nghi với những rối loạn đĩ, sau một
thời gian nhất định, tùy theo cơ địa, thì bệnh
nhân sẽ quen dần và các rối loạn thị giác trên
khơng cịn được bệnh nhân chú ý và khơng gây
cảm giác khĩ chịu như ban đầu, đây gọi là “sự
thích nghi thần kinh”(neural adaptation)(3,14).
KẾT LUẬN
Tĩm lại, cả hai nhĩm kính đều cĩ khả năng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 35
cho thị lực nhìn ở khoảng cách xa, trung gian và
gần một cách xuất sắc trên bệnh nhân sau phẫu
thuật điều trị đục thủy tinh thể. Kết quả thị lực
rất tương đồng giữa 2 nhĩm với khác biệt khơng
cĩ ý nghĩa thống kê. Độ nhạy tương phản sau
mổ của bệnh nhân cĩ giảm khi so với kính đơn
tiêu, nhưng đều nằm trong giới hạn bình
thường. Cả 2 nhĩm kính đều đạt được mục tiêu
ban đầu là giúp bệnh nhân khơng cịn phụ thuộc
vào kính gọng đeo ngồi sau mổ đục thủy tinh
thể với tỷ lệ tuyệt đối 100%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alfonso JF, Fernandez-Vega L, Puchades C, et al (2010).
Intermediate visual function with different multifocal
intraocular lens models. J Cataract Refract Surg, 36 (5), pp.733-
739.
2. Alio JL, Montalban R, Pena-Garcia P, et al (2013). Visual
outcomes of a trifocal aspheric diffractive intraocular lens with
microincision cataract surgery. J Refract Surg, 29 (11), pp.756-
761.
3. Aliĩ JL, Pikkel J (2014). Multifocal Intraocular Lenses:
Neuroadaptation, Multifocal Intraocular Lenses: The Art and
the Practice, Jorge L. Aliĩ, Joseph Pikkel, Editors, Cham,
Springer International Publishing. pp.47-52.
4. Cumming JS, Steven JD, John D (2006), Clinical evaluation of
the Crystalens AT-45 accommodating intraocular lens: results
of the U.S. Food and Drug Administration clinical trial. J
Cataract Refract Surg, 32 (5), pp.812-825
5. Ferreira T B, Marques E F, Rodrigues A, et al (2013). Visual
and optical outcomes of a diffractive multifocal toric
intraocular lens. J Cataract Refract Surg, 39 (7), pp.1029-1035
6. Gatinel D, Pagnoulle C, Houbrechts Y, et al (2011). Design and
qualification of a diffractive trifocal optical profile for
intraocular lenses. J Cataract Refract Surg, 37 (11), pp.2060-2067
7. Gil MA, Varon C, Cardona G, et al (2014). Comparison of far
and near contrast sensitivity in patients symmetrically
implanted with multifocal and monofocal IOLs. Eur J
Ophthalmol, 24 (1), pp.44-52
8. Gundersen KG, Potvin R (2016). Comparison of visual
outcomes after implantation of diffractive trifocal toric
intraocular lens and a diffractive apodized bifocal toric
intraocular lens. Clin Ophthalmol, 10, pp.455-461
9. Juan TJ (2014). Multifocal IOLs with apodized diffractive
central zone and refractive periphery: optical performance and
clinical outcomes. J Emmetropia, 5, pp.155-166
10. Marques EF, Ferreira TB (2015). Comparison of visual
outcomes of 2 diffractive trifocal intraocular lenses. J Cataract
Refract Surg, 41 (2), pp.354-363
11. Mojzis P, Kukuckova L, Majerova K, et al (2014). Comparative
analysis of the visual performance after cataract surgery with
implantation of a bifocal or trifocal diffractive IOL. J Refract
Surg, 30 (10), pp.666-672.
12. Mojzis P, Peđa-García P, Liehneova I, et al (2014). Outcomes of
a new diffractive trifocal intraocular lens. Journal of Cataract &
Refractive Surgery, 40 (1), pp.60-69.
13. Nguyễn Như Quân, Nguyễn Thị Phương Thu, Nguyễn Đỗ
Nguyên (2009). So sánh thị lực và độ nhạy tương phản giữa
Acrysoft Restor và Acrysoft đơn tiêu tại bệnh viện Mắt TP. Hồ
Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13 (1), tr.65-69.
14. Pepin SM (2008), Neural adaptation of presbyopia-correcting
intraocular lenses. Cur Opinion in Ophthalmol, 19 (1), pp.1-3
15. Pieh S, Weghaupt H, Skorpik C (1998). Contrast sensitivity
and glare disability with diffractive and refractive multifocal
intraocular lenses. J Cataract Refract Surg, 24 (5), pp.659-662
16. Ruiz-Alcocer J, Madrid-Costa D, Garcia-Lazaro S, et al (2014).
Optical performance of two new trifocal intraocular lenses:
through-focus modulation transfer function and influence of
pupil size. Clin Exp Ophthalmol, 42 (3), pp.271-276
17. Sheppard AL, Shah S, Bhatt U, et al (2013). Visual outcomes
and subjective experience after bilateral implantation of a new
diffractive trifocal intraocular lens. J Cataract Refract Surg, 39
(3), pp.343-349
18. Vryghem JC,Steven H (2013). Visual performance after the
implantation of a new trifocal intraocular lens. Clin
Ophthalmol, 7, pp.1957-1965.
19. Zhang F, Sugar A, Jacobsen G, et al (2011). Visual function and
spectacle independence after cataract surgery: bilateral
diffractive multifocal intraocular lenses versus monovision
pseudophakia”J Cataract Refract Surg, 37 (5), pp.853-858
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_thi_giac_buoc_dau_cua_2_loai_kinh_nhieu_xa.pdf