Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng sơ đồ Bicm-LD cho truyền dẫn OFDM và chuẩn 802.11: Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng OFDM và chuẩn 802.11.” 112
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ BICM-ID CHO
TRUYỀN DẪN OFDM VÀ CHUẨN 802.11
Phạm Xuân Nghĩa1, Trần Anh Thắng2*
Tóm tắt: Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit (BICM: Bit Interleaved Code
Modulation) và Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit kết hợp với giải mã lặp: BICM-ID
(Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding) đã được đề cập nhiều
trên các tạp chí có uy tín. Truyền dẫn ghép kênh phân chia theo tần số trực giao
(OFDM - Orthogonal Frequency Division Multiplexing) là kỹ thuật cho phép tăng
tốc độ truyền dẫn và chống fading rất tốt nên việc kết hợp giữa sơ đồ BICM-ID với
OFDM được đánh giá là có tiềm năng. Tuy nhiên trong chuẩn 802.11 chưa áp dụng
sơ đồ điều chế này. Vì vậy, trong bài báo này, tác giả đánh giá khả năng sử dụng sơ
đồ BICM-ID kết hợp với truyền dẫn OFDM, đồng thời chỉ ra hiệu quả và đề xuất sử
dụng sơ đồ đó cho chuẩn 8...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng sơ đồ Bicm-LD cho truyền dẫn OFDM và chuẩn 802.11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng OFDM và chuẩn 802.11.” 112
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ BICM-ID CHO
TRUYỀN DẪN OFDM VÀ CHUẨN 802.11
Phạm Xuân Nghĩa1, Trần Anh Thắng2*
Tóm tắt: Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit (BICM: Bit Interleaved Code
Modulation) và Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit kết hợp với giải mã lặp: BICM-ID
(Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding) đã được đề cập nhiều
trên các tạp chí có uy tín. Truyền dẫn ghép kênh phân chia theo tần số trực giao
(OFDM - Orthogonal Frequency Division Multiplexing) là kỹ thuật cho phép tăng
tốc độ truyền dẫn và chống fading rất tốt nên việc kết hợp giữa sơ đồ BICM-ID với
OFDM được đánh giá là có tiềm năng. Tuy nhiên trong chuẩn 802.11 chưa áp dụng
sơ đồ điều chế này. Vì vậy, trong bài báo này, tác giả đánh giá khả năng sử dụng sơ
đồ BICM-ID kết hợp với truyền dẫn OFDM, đồng thời chỉ ra hiệu quả và đề xuất sử
dụng sơ đồ đó cho chuẩn 802.11.
Từ khóa: Viễn thông, Mã hóa hướng đi, Sơ đồ BICM-ID, Truyền dẫn OFDM, BICM-ID OFDM.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự phát triển của các kỹ thuật trong thông tin vô tuyến đã và đang đem đến
cho người dùng sự tiện lợi, linh hoạt và cung cấp đa dịch vụ. Tuy nhiên, môi trường vô
tuyến lại là môi trường pha - đinh, có rất nhiều yếu tố tác động làm giảm chất lượng truyền
dẫn. Việc sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật như xáo trộn với mã hoá kênh [1], điều chế với
mã hoá (CM: Coded Modulation) hay hoặc kỹ thuật điều chế mã lưới TCM (Trellis Coded
Modulation) [2], cho phép nâng cao chất lượng của cả hệ thống. Tuy nhiên, các biện
pháp kết hợp không luôn luôn tốt trong tất cả các kênh. Sơ đồ BICM được đề xuất đầu tiên
bởi Zehavi [3] và sau này, Caire et al [4] đã chỉ ra BICM tốt trên kênh pha - đinh nhưng
lại kém hơn so với TCM trên kênh gao - xơ. Để khắc phục nhược điểm của sơ đồ BICM,
sơ đồ BICM-ID với cấu trúc liên kết điều chế /mã (CM: Coded Modulation) sẽ phát huy
hiệu quả cao cả trên kênh pha - đinh nhờ có xáo trộn dãy bit (BI: Bit Interleved) và cả trên
kênh gao - xơ nhờ nguyên lý giải mã lặp (ID: Iterative Decoding) [5].
Kỹ thuật OFDM với ưu điểm có thể tăng tốc độ truyền dẫn và khả năng chịu pha - đinh
đa đường rất tốt nên việc kết hợp giữa OFDM với BICM-ID có thể sẽ cho hiệu quả cao.
Tuy nhiên chuẩn IEEE 802.11 [6] sử dụng mã kênh là mã xoắn và mã hóa mật độ thấp
(LDPC- low-density parity-check). Vì vậy, với hiệu quả cao của hệ thống BICM-ID thì
việc kết hợp giữa OFDM và BICM-ID và áp dụng nó cho chuẩn 802.11 là cần thiết. Chính
vì vậy bài báo xây dựng sơ đồ hệ thống BICM-ID-OFDM và mô phỏng hệ thống theo
chuẩn 802.11 bằng phần mềm MATLAB để minh chứng khả năng có thể áp dụng BICM-
ID cho chuẩn này.
Bài báo gồm 4 nội dung chính với mục 1 là phần đặt vấn đề, mục 2 giới thiệu về sơ đồ
BICM-ID và xây dựng sơ đồ BICM-ID OFDM, mục 3 trình bày các thông số mô phỏng và
kết quả mô phỏng, mục cuối cùng là kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo.
2. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ HỆ THỐNG
2.1. Sơ đồ điều chế BICM kết hợp với giải mã lặp (BICM-ID)
Sơ đồ BICM – ID đã được trình bày ở nhiều tài liệu trong đó bài báo [9] của tác giả
cũng đã đề cập đến nguyên lý của sơ đồ BICM và BICM-ID đồng thời cũng có đánh giá
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 113
về hai sơ đồ này. Với sơ đồ BICM-ID thì cấu trúc liên kết mã hoá với điều chế thông qua
bộ xáo trộn vị trí cho phép thực hiện giải mã lặp một cách rất có hiệu quả. Bộ giải điều chế
cùng với bộ giải mã vòng ngoài hoạt động theo nguyên lý đầu vào mềm-đầu ra mềm
(SISO - Soft Input-Soft Output), tạo thành một cấu trúc xử lý lặp. Việc quyết định mỗi bit
trong một symbol tín hiệu dựa trên thông tin về các bit khác trong cùng symbol và khi đầy
đủ thông tin về các bit đó (sau một số vòng lặp nhất định) thì có thể cho phép coi cặp Điều
chế/Giải điều chế M mức như là log2M kênh nhị phân độc lập, và chất lượng hệ thống phụ
thuộc vào cấu trúc của bộ ánh xạ hình thành nên các kênh nhị phân đó [7]. Sơ đồ BICM
kết hợp với giải mã lặp (Iterative Decoding) được thể hiện ở hình 1.
Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống BICM-ID.
Ở đầu phát hệ thống gồm có bộ mã hoá, bộ xáo trộn dãy bit ( ) và bộ điều chế tạo
thành một liên kết nối tiếp. Ở đầu thu, giữa bộ giải mã và giải điều chế có sử dụng vòng
hồi tiếp để giải mã theo thuật toán lặp. Trong hệ thống BICM-ID, bộ mã hoá thường dùng
mã xoắn tốc độ k/n, với nhóm k bit thông tin đầu vào 1 2[ , ... ]kt u u uu thì đầu ra bộ mã hoá
sẽ là nhóm n bit mã 1 2[ , ... ]nt c c cc . Thay cho việc hoán vị các symbol như trong các hệ
thống hoán vị symbol thông thường, bộ xáo trộn giả ngẫu nhiên , chiều dài N thực hiện
việc hoán vị các bit sau mã hoá 1 2 1 2 1 21 1 1 2 2 2 / / /[ , ... , , ... , , , ... ]
n n n
t N n N n N nc c c c c c c c cc tạo thành các
nhóm bit: 1 2( , , , )mt t t tv v vv với 2log , 1, 2, , / m M t N m sau đó, mỗi nhóm tv được
ánh xạ vào một symbol ts trong bộ tín hiệu S gồm M điểm, theo phép gán nhãn :
( ), t t ts v s S , trong đó, ví dụ đối với tín hiệu M-PSK , ta có
2 /( , 0,1,..., 1)jl MS e l M .
Qua kênh truyền, tín hiệu nhận được ở đầu thu là t t s t tr h E s n , trong đó th là hệ số
pha - đinh, sE là năng lượng của symbol, tn là tạp âm cộng trắng chuẩn (AWGN). Trong
trường hợp kênh pha - đinh, th thường có phân bố Rayleigh với kỳ vọng
2( ) 1tE h . Với
kênh AWGN thì 1th .
Trong hệ thống BICM-ID, tại đầu thu có thể dùng thuật toán giải mã quyết định cứng
hoặc quyết định mềm như mô tả trên hình 2, trong đó: ( ; )kP v o : thông tin ngoài, lối ra giải
điều chế; ( ; )kP c o : thông tin ngoài, lối ra giải mã; ( ; )kP v I : thông tin tiên nghiệm, lối vào
giải điều chế; ( ; )kP c I : thông tin tiên nghiệm, lối vào giải mã; ( ; )kP u o : xác suất hậu
nghiệm tổng, lối ra giải mã.
Trong hệ thống quyết định cứng (hình 2a), trên cơ sở tín hiệu thu được từ kênh thông
tin, số đo của các bit được tính toán tại bộ giải điều chế. Các số đo này thực chất là các giá
tsMã hoá
Giải xáo
trộn
Kênh truyền
Giải mã
Thông tin vào
Thông tin ra
tu tc
trˆ tu
Điều chế
Giải điều
chế
tvXáo trộn
Xáo trộn
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng OFDM và chuẩn 802.11.” 114
trị xác suất hậu nghiệm được tính theo tiêu chuẩn xác suất hậu nghiệm cực đại (MAP-
Maximum A posteriori Probability) theo hàm logarit như sau:
( ) log ( | , )
k
i b
k i
s S
b P s r h
(1)
Hình 2. Nguyên lý giải mã cứng (a) và giải mã mềm (b).
Trong biểu thức (1), ( | , )iP s r h là xác suất hậu nghiệm (xác suất phát tín hiệu is khi thu
được tín hiệu r với hệ số pha - đinh h ). Tập kbS là tập con của bộ tín hiệu S gồm các
điểm tín hiệu mà vị trí bit thứ k có giá trị bằng b . Theo định luật Bayes ta có:
( | , ) ( )
( | , )
( | )
i i
i
p r s h P s
P s r h
p r h
(2)
Trong đó ( )iP s là xác suất tiên nghiệm (xác suất truyền tín hiệu is ). Mẫu số của (2) là
hàm mật độ xác suất thu được tín hiệu r được tính là:
1
( | ) ( | , ) ( )
M
i i
i
p r h p r s h P s
(3)
Ta thấy rằng để tính được xác suất hậu nghiệm ( | , )iP s r h theo (3), cần xác định xác suất
tiên nghiệm ( )iP s và hàm mật độ xác suất điều kiện ( | , )ip s r h . Số đo bit có thể tính là:
( ) log ( | , ) ( )
k
i b
k i i
s S
b p r s h P s
(4)
Nếu giả thiết xác suất truyền các tín hiệu is là như nhau thì (4) trở thành:
( ) log ( | , ) log ( | , )
k
i b
k k i
s S
b p r b h p r s h
(5)
tức là thuật toán MAP trở thành như tiêu chuẩn hợp lẽ cực đại (ML: Maximum
Likelihood).
Từ bộ giải điều chế, số đo bit qua bộ giải xáo trộn được đưa tới bộ giải mã theo thuật
toán Viterbi. Trên cơ sở kết quả giải mã, thông qua vòng hồi tiếp, bộ giải mã cung cấp lại
cho bộ giải điều chế thông tin tiên nghiệm có giá trị chính xác hơn sau mỗi vòng lặp để
tính lại số đo bit. Cứ như vậy, sau một số vòng lặp nhất định, khi đủ độ tin cậy thì bộ giải
1
( ; )kP c I
Giải mã
SISO
tr
ˆ
tu
Giải
điều chế
b. Giải mã quyết định mềm
( ; )kP v o
Quyết
định
( ; )kP u o
( ; )kP c o ( ; )kP v I
1
Số đo
bit
Giải mã
Viterbi
tr
ˆ
tu
Giải
điều chế
Thông tin tiên nghiệm Thông tin ngoài
a. Giải mã quyết định cứng
Thông tin ra
Thông tin ra
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 115
mã sẽ quyết định giá trị của bit thông tin ra. Trong một symbol gồm m bit, việc quyết định
một bit nào đó với điều kiện sự hiểu biết đầy đủ về ( 1)m bit còn lại thì chòm tín hiệu M
mức có thể coi tương đương như / 2M kênh điều chế nhị phân độc lập. Như vậy, nếu ta
chọn được một ánh xạ tốt, hệ thống BICM-ID sẽ có được cự ly ơ-cơ-lit tối thiểu lớn nhất
giữa các dãy bit mã. Điều đó lý giải tại sao hệ thống BICM-ID có hiệu quả tốt cả trên kênh
pha - đinh và cả trên kênh gao - xơ.
Đối với hệ thống BICM-ID dùng giải mã quyết định mềm (hình 2b), bộ giải mã theo
nguyên lý đầu vào mềm, đầu ra mềm (SISO-Soft In Soft Out), thay vì dùng bộ giải mã
Viterbi như trong hệ thống quyết định cứng, và bộ giải điều chế cũng hoạt động theo
nguyên lý giải điều chế mềm.
Trong vòng lặp đầu tiên, với giả thiết xác suất truyền các tín hiệu is là như nhau (giả
thiết giá trị ban đầu của thông tin tiên nghiệm), xác suất hậu nghiệm của các bit mã cũng
được tính tương tự như trường hợp giải mã cứng. Giá trị xác suất đó với vai trò là thông
tin ngoài (extrinsic information), qua bộ giải xáo trộn trở thành thông tin tiên nghiệm cho
bộ giải mã SISO. Trên cơ sở đó, bộ giải mã SISO sẽ tính được xác suất hậu nghiệm (a
posteriori probability) và qua vòng hồi tiếp trở thành thông tin tiên nghiệm cho bộ giải
điều chế để tính lại số đo bit. Với bộ xáo trộn lý tưởng, m bit trong một symbol có thể coi
như độc lập với nhau, thông tin tiên nghiệm cho các tín hiệu is có thể được tính như sau:
1
1
( ) ( ( ),..., ( )) ( ( ); )
m
i i m i k k i
k
P s P v s v s P v v s I
(6)
Trong đó, ( ) {0,1},1 k mk iv s là giá trị của bit thứ k trong tín hiệu is .
Từ (4) và (6) có thể tính được thông tin ngoài cho vòng lặp tiếp như sau:
( | ) ( )
( | )
( ; ) = ( | ) ( ( ); )
( ; ) ( ; )
k
i b
k
i b
i i
s Sk
k i j j i
i ks Sk k
P r s P s
P v b r
P v b o P r s P v v s I
P v b I P v b I
(7)
Trong (7) ta thấy số đo của bit k là ( ; )kP v b o được tính trên cơ sở các giá trị xác suất
tiên nghiệm của các bit còn lại khác trong cùng một symbol là ( ; );jP v I j k . Sau một số
vòng lặp nhất định, bộ giải mã SISO sẽ đưa thông tin ngoài chính là tổng các xác suất hậu
nghiệm tới bộ quyết định cứng để cho kết quả là dãy bit thông tin ra.
Các sơ đồ BICM-ID trong thực tế chủ yếu sử dụng sơ đồ giải mã quyết định mềm và
giải điều chế mềm theo thuật toán Log-MAP. Thuật toán này được xây dựng cho giải mã
Turbo, thực hiện tính tỷ lệ hợp lẽ trong miền log cho từng bít, ký hiệu là LLR (Log
Likelihood Ratio), dựa vào phép toán lấy log của tổng của các hàm mũ nên có số lượng
phép tính rất lớn. Để đơn giản hơn, người ta thường dùng hàm Jacobian để biến thuật toán
Log-MAP thành thuật toán Max-Log-MAP. Tuy ít bị ảnh hưởng hơn đối với sai số ước
lượng SNR, việc lấy xấp xỉ theo hàm Jacobian làm cho Max-Log-MAP thua kém Log-
MAP về chất lượng giải mã. Trong hệ thống BICM-ID, với thuật toán Max-Log-MAP thì
số lượng phép tính trong giải mã lặp được giảm đi đáng kể.
2.2. Sơ đồ BICM-ID kết hợp với OFDM (BICM-ID OFDM).
Lý thuyết truyền dẫn OFDM đã được trình bày trong [10], trong đó các thông số cho hệ
thống OFDM theo chuẩn IEEE 802.11 được thể hiện cụ thể tại [6]. Việc kết hợp truyền
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng OFDM và chuẩn 802.11.” 116
dẫn giữa sơ đồ BICM-ID và hệ thống OFDM được thực hiện như hình 3. Trong đó, khối
điều chế sẽ thực hiện ánh xạ theo luật của BICM trước khi đặt vào từng symbol của
OFDM. Trong đó tác giả khảo sát với 2 loại kênh truyền: Kênh gause và kênh pha - đinh
chậm lựa chọn theo tần số với mô hình kênh là mô hình kênh B của chuẩn 802.11 [11].
Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống BICM-ID OFDM.
Đối với kênh gao - xơ, tín hiệu thu dựa vào biểu thức: t t s t tr h E s n , nhưng ở đây thì
giá trị 1th , khi đó sơ đồ hình 3 sẽ không có khối san bằng kênh cưỡng ép về 0 (ZF -
Zero Forcing). Đối với kênh pha - đinh, thì giá trị 1th và vì vậy tín hiệu sẽ được đưa qua
khối ZF rồi mới đưa đến khối giải điều chế.
3. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG VÀ KẾT QUẢ
3.1. Xây dựng hệ thống và thông số mô phỏng.
Hệ thống được xây dựng ở trên được tác giả mô phỏng bằng phần mềm MATLAB. Với
các thông số ban đầu của cho hệ thống OFDM theo chuẩn 802.11 được cho trong tài liệu
[6] với điều chế 16QAM, tốc độ mã hóa (coderate) là ½ và ¾ (kết hợp giữa mã xoắn
Qualcom: [7, 171, 133] (hệ octal) và kỹ thuật đục lỗ (puncture) với tốc độ 1 hoặc 6/4). Các
luật điều chế (bộ ánh xạ) dùng để mô phỏng là: tự nhiên (normal): [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11, 12, 13, 14, 15, 16]; Luật Gray (Gray): [7, 8, 3, 4, 6, 5, 2, 1, 11, 12, 15, 16, 10, 9,
14, 13]; Luật tối ưu (optimum): [13, 6, 7, 16, 3, 12, 14, 5, 8, 15, 9, 2, 10, 1, 4, 11] và bình
phương trọng số ơ-cơ-lít cực đại MSEW (Maximum Squared Euclidean Weight): [11 4 5
14 1 10 15 8 13 6 3 12 7 16 9 2]. Các bộ ánh xạ này được tác giả ký hiệu theo sơ đồ vị trí
điểm tín hiệu trong chòm sao tín hiệu 16 QAM với các giá trị thập phân để thuận tiện
trong xác định vị trí điểm tín hiệu và luật ánh xạ. Kênh gao - xơ và kênh pha - đinh chậm
chọn lọc theo tần số (đáp ứng kênh được thay đổi trong mỗi 5 symbol OFDM) được sử
dụng trong mô phỏng theo tài liệu [11] với mô hình kênh B trong tài liệu [12]. San bằng
kênh được thực hiện dựa trên thuật toán san bằng kênh cưỡng ép về 0 - ZF với thông tin
kênh là hoàn hảo.
3.2. Kết quả mô phỏng.
Theo kết quả 5a, tại giá trị BER = 10-6 (với kênh gao – xơ), theo lý thuyết thì giá trị
Eb/No cần phải đạt được là 14,5dB, khi ứng dụng sơ đồ BICM-ID ta chỉ cần Eb/No là
khoảng 7dB, điều đó có nghĩa là độ lợi về Eb/No đạt được khi sử dụng sơ đồ BICM-ID
cho hệ thống OFDM khoảng 7,5 dB. Cũng theo sơ đồ này, với mỗi ánh xạ khác nhau thì ta
có những độ lợi khác nhau được thể hiện rõ hơn trong hình 4b. Kết quả cũng chỉ ra rằng
ánh xạ Optimum và MSEW cho kết quả tốt hơn cả.
Mã hoá
Giải xáo
trộn
Xáo trộn
Giải mã
SISO
Thông
tin vào
tu tc ts
t
rˆ tcˆ tu
Điều chế
Giải điều
chế
t
v
ˆ
t
v
OFDM
Transmitter
OFDM
Receiver
Xáo trộn
ZF
SF
Thông
tin ra
Kênh truyền
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 117
(a) (b)
Hình 4. BER của hệ thống BICM-ID OFDM 16QAM trên kênh gao – xơ: so sánh với hệ
thống OFDM lý thuyết (a) và so sánh giữa các luật ánh xạ khác nhau (b).
Đối với kênh pha - đinh chậm chọn lọc theo tần số, với 2 tốc độ mã hóa là ½ và ¾, hình
5 cũng cho ta thấy độ lợi Eb/No của hệ thống BICM-ID OFDM rất lớn (khoảng 8dB và
5dB tại 10-3 tương ứng với tốc độ mã hóa ½ và ¾) và ánh xạ Optimum và MSEW đều cho
kết quả tốt giống như trường hợp trên kênh Gao - xơ.
Hình 5. Hệ thống BICM-ID OFDM trên kênh pha - đinh lựa chọn tần số với các tốc độ
mã hóa khác nhau.
Một cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng thuật toán Max-Log-MAP trong giải mã
Turbo là dùng hệ số chuẩn hoá để hiệu chỉnh thông tin ngoài (Extrinsic Information) của
một bộ giải mã (bộ giải mã vòng ngoài) trước khi nó được dùng làm thông tin tiên nghiệm
(a priori information) cho bộ giải mã khác (bộ giải mã vòng trong) đã được đề xuất trong
[5]. Hệ thống BICM-ID là một hệ thống có cấu trúc liên kết mã nối tiếp, sử dụng nguyên
lý giải mã lặp dùng thuật toán Max-Log-MAP, có thể coi tương tự như một hệ thống
Turbo, trong đó bộ giải điều chế mềm với vai trò bộ giải mã vòng trong và bộ giải mã
mềm có chức năng là bộ giải mã vòng ngoài. Vì vậy, tác giả đã thêm một hệ số tỷ lệ SF
(Scale Factor - hình 3) tác động vào giá trị xác suất hậu nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả
hệ thống, kết quả được cho trên hình 6. Kết quả này cho thấy khi sử dụng hệ số SF, với
cùng một giá trị Eb/No thì hệ số tốt nhất SF=0,05 cho kết quả BER tốt gấp 10 lần so với
hệ số SF=0,5 với ánh xạ Gray (đạt BER = 2.10-5 so với BER = 2.10-4 tại Eb/No = 25dB,
0 5 10 15 20 25
10
-6
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
EbNo
B
E
R
BICM-ID OFDM, selective fading Channel, coderate = 1/2
Gray mapping
MSEW mapping
Optimum mapping
Rayleigh fading analytic
0 5 10 15 20 25 30
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
EbNo
B
E
R
BICM-ID OFDM, selective fading Channel, coderate = 3/4
Gray mapping
MSEW mapping
Optimum mapping
Rayleigh fading analytic
0 1 2 3 4 5 6 7
10
-7
10
-6
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
B
it
E
rr
o
r
R
a
te
BICM-ID OFDM, AWGN Channel, Coderate = 3/4
Eb/No
Gray
Normal
Gray LTE
mSEW
Optimum
0 2 4 6 8 10 12 14
10
-7
10
-6
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
B
it
E
rr
o
r
R
a
te
Eb/No
BICM-ID OFDM, AWGN Channel, Coderate = 3/4
codegen=[1,133/171], Gray mapping
codegen=[1,133/171], mSEW mapping
codegen=[1,133/171], optimum mapping
OFDM Theory
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng OFDM và chuẩn 802.11.” 118
coderate = 1/2; đạt BER = 2,5.10-5 so với BER = 2,5.10-4 tại Eb/No = 30dB, coderate =
3/4), 5 lần đối với ánh xạ MSEW.
Hình 6. Ảnh hưởng của giá trị SF với từng phép ánh xạ.
4. KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên, bài báo cho thấy việc kết hợp sơ đồ BICM-ID với kỹ thuật
OFDM, điều chế 16QAM, áp dụng cho chuẩn 802.11 đạt hiệu quả cho kênh cả kênh gao -
xơ và kênh pha - đinh chậm lựa chọn tần số. Mặt khác, với hệ số SF mà bài báo đề xuất để
điều chỉnh giá trị xác suất hậu nghiệm giải mã sẽ thu được kết quả tốt hơn và giá trị thích
hợp là SF=0,05, giá trị này rất tốt cho ánh xạ Gray. Tuy nhiên, việc liên kết sơ đồ giải lặp
mới chỉ đến phần điều chế, vì vậy hướng tiếp theo của tác giả sẽ nghiên cứu tiếp để giải
thuật lặp đưa đến khối OFDM để đạt được hiệu quả giải lặp tốt hơn.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự giúp đỡ về ý tưởng khoa học của PGS TS Đinh
Thế Cường - Cục CNTT - Bộ Quốc Phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Anh Thắng, Phan Thanh Hiền, “Hiệu quả của việc kết hợp xáo trộn và mã hóa
trong hệ thống truyền dẫn vô tuyến”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Thái
Nguyên, tập 99, số 11, 2012, pp121-126.
[2]. G. Ungerboeck, "Channel coding with multilevel/phase signals," IEEE Trans. on
Inform. Theory, vol. 28, pp. 56-67, Jan. 1982.
[3]. E. Zehavi, "8-PSK trellis codes for a Rayleigh fading channel," IEEE Trans. on
Commun., vol. 40, pp. 873-883, May 1992
[4]. Caire, G. Taricco, and E. Biglieri, “Bit-interleaved coded modulation,” IEEE Trans.
Inform. Theory, vol. 44, pp. 927–946, May 1998.
[5]. X. Li and J. A. Ritcey, “Bit-interleaved coded modulation with iterative decoding,”
IEEE Commun. Lett., vol. 1, pp. 169–171, Nov. 1997.
[6]. “IEEE Standard for Information technology - Telecommunications and information
exchange between systems Local and metropolitan area networks - Specific
requirements”, IEEE Std 802.11™-2 2012
[7]. Li and J. A. Ritcey, “Trellis-coded modulation with bit interleaving and iterative
decoding,” IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 17, no. 4, pp. 715–724, Apr. 1999.
[8]. Đỗ Công Hùng, Đinh Thế Cường, Nguyễn Quốc Bình, “Nâng cao chất lượng hệ
thống OFDM bằng BICM-ID”, Chuyên san Các công trình nghiên cứu- Triển khai
Viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, 12/2006.
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
10
-6
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
EbNo
B
E
R
Gray mapping, fading channel, 6lap
Coderate=1/2; SF=0,2
Coderate=1/2; SF=0,5
Coderate=1/2; SF=0,05
Coderate=3/4; SF=0,5
Coderate=3/4; SF=0,2
Coderate=3/4; SF=0,1
Coderate=3/4; SF=0,05
Coderate=1/2; SF=0,1
Coderate=1/2; SF=0,01
Coderate=3/4; SF=0,01
10 15 20 25
10
-6
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
EbNo
B
E
R
BICM - ID OFDM, MSEW mapping, CR=1/2, fading channel, 6lap
SF=0,5
SF=0,2
SF=0,1
SF=0,05
SF=0,01
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 119
[9]. Trần Anh Thắng, “Sơ đồ BICM-ID và hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ trong truyền
dẫn viễn thông”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên, tập 102, số
02, pp 145-150, 2013.
[10]. Rechard Van Nee, “OFDM for wireless multimedia communication”, Artech House,
Boston London, 2000.
[11]. Yong Soo Cho et al, “MIMO-OFDM WIRELESS COMMUNICATIONS WITH
MATLAB”, IEEE press, 2010.
[12]. IEEE P802.11, “Wireless LANs TGn Channel Models” (doc:IEEE 802.11-03/940r4),
May 2004.
ABSTRACT
EVALUATING THE EFFECT OF USING BICM-ID DIAGRAM FOR OFDM
TRANSMISSION AND 802.11 STANDARD
Bit Interleaved Code Modulation Diagram (BICM) and Bit Interleaved Coded
Modulation with Iterative Decoding Diagram (BICM-ID) have mentioned in lots of
prestigious journals. Transmission by Orthogonal Frequency Division Multiplexing
(OFDM) is a technique that allows to increase the transmission speed and against
with fading well, so the combination of BICM-ID scheme and OFDM is evaluated
potentiality but 802.11 standard has not applied for the schemes. In this paper, the
authors evaluated the possibility of using BICM-ID scheme combined with OFDM
transmission, simultaneously indicating the efficiency and propose to use it for
802.11 standards.
Keywords: Telecommunications, Feed Forword Coding, BICM-ID scheme, OFDM transmission, OFDM
BICM-ID.
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016
Địa chỉ: 1 Khoa Vô tuyến Điện tử - Học viện Kỹ thuật quân sự;
2 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên;
* Email: trananhthang@tnut.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_4078_2150222.pdf