Tài liệu Đánh giá hiệu quả phương pháp tắc mạch ở bệnh nhân gãy khung chậu do chấn thương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 230
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TẮC MẠCH
Ở BỆNH NHÂN GÃY KHUNG CHẬU DO CHẤN THƯƠNG
Nguyễn Văn Khôi*, Phạm Thị Ngọc Thảo*, Lê Văn Phước*,
Thái Ngọc Dâng*, Thi Văn Gừng*, Huỳnh Chí Phú*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tắc mạch điều trị trong chấn thương gãy khung chậu (TAE). Phương
pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang báo cáo loạt ca ở những bệnh nhân bị chấn thương gãy khung chậu và được
điều trị tắc mạch tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2013-2016.
Kết quả: Có 16 bệnh nhân chấn thương gãy khung chậu được chụp mạch và TAE. Tuổi trung bình: 31,
nam/nữ là 1:2. Tất cả các bệnh nhân đều có các chấn thương đi kèm: gãy xương chi, xương sườn, cột sống, vết
thương tầng sinh môn phức tạp, vỡ bàng quang... 14 bệnh nhân được chụp CT scan trước TAE và 9 bệnh nhân
ghi nhận có thoát mạch. Tất cả đều ghi nhận thoát mạch trên DSA. Các hình ảnh thoát mạch này ...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả phương pháp tắc mạch ở bệnh nhân gãy khung chậu do chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 230
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP TẮC MẠCH
Ở BỆNH NHÂN GÃY KHUNG CHẬU DO CHẤN THƯƠNG
Nguyễn Văn Khơi*, Phạm Thị Ngọc Thảo*, Lê Văn Phước*,
Thái Ngọc Dâng*, Thi Văn Gừng*, Huỳnh Chí Phú*
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tắc mạch điều trị trong chấn thương gãy khung chậu (TAE). Phương
pháp: nghiên cứu mơ tả cắt ngang báo cáo loạt ca ở những bệnh nhân bị chấn thương gãy khung chậu và được
điều trị tắc mạch tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2013-2016.
Kết quả: Cĩ 16 bệnh nhân chấn thương gãy khung chậu được chụp mạch và TAE. Tuổi trung bình: 31,
nam/nữ là 1:2. Tất cả các bệnh nhân đều cĩ các chấn thương đi kèm: gãy xương chi, xương sườn, cột sống, vết
thương tầng sinh mơn phức tạp, vỡ bàng quang... 14 bệnh nhân được chụp CT scan trước TAE và 9 bệnh nhân
ghi nhận cĩ thốt mạch. Tất cả đều ghi nhận thốt mạch trên DSA. Các hình ảnh thốt mạch này đều từ các
nhánh động mạch chậu trong. Tất cả 16 bệnh nhân đều được sử dụng chất thuyên tắc là Spongel, 4 bệnh nhân cĩ
kết hợp thêm keo sinh học Histoacrynyl. Khơng ghi nhận tai biến trong và sau thủ thuật. 100% thành cơng về
mặt kỹ thuật, ổn định huyết động, 81,25% thành cơng về mặt điều trị.
Kết luận: Tắc mạch điều trị trong chấn thương gãy khung chậu là một thủ thuật hiệu quả và an tồn. Nên
xét chỉ định tắc mạch điều trị cho những bệnh nhân chấn thương chậu cĩ huyết động khơng ổn định hoặc/và cĩ
dấu thốt mạch trên CT scan.
Từ khĩa: Gãy khung chậu, tắc mạch, can thiệp, thốt mạch cản quang.
ABSTRACT
TO EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF EMBOLIZATION THERAPY IN PATIENTS
WITH A PELVIC FRACTURE DUE TO TRAUMA
Nguyen Van Khoi, Pham Thi Ngoc Thao, Le Van Phuoc, Thai Ngoc Dang, Thi Van Gung,
Huynh Chi Phu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 230 - 233
Objectives: To evaluate the effectiveness of embolization therapy (TAE) in patients with a pelvic fracture
due to trauma.
Methods: This was a cross-sectional describe case series report which is performed in patients with pelvic
fracture who underwent TAE in ChoRay Hospital, from 2013 to 2016. Results: 16 patients with pelvic fracture
were performed angiography and TAE. The average age is 31 years; rate of male/female is 1:2. All of patients have
associated injuries: fracture of the legs, arms, ribs, spine, complex perineal wound, bladder rupture... There were
14 patients with CT scans performed before TAE and 9/14 showed contrast extravasation findings in pelvis. All
16 patients were noted contrast extravasation findings in angiography. The extravasations are from internal iliac
artery. Gel foams were used for all 16 patients, 4 patients had more combined Histoacrinyl Glue (NBCA). No
complication was recorded during and after the procedure. Technical success and hemodynamic stability were
100%. Treatment success was 81.25%.
Conclusion: Embolization therapy in the pelvic fracture is an effective and safe procedure. Embolization
* Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: PGS.TS Lê Văn Phước ĐT: 0913644467 Email: phuocbvcr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 231
therapy should be indication for patients with a pelvic fracture due to trauma who have hemodynamic instability
and/or having contrast extravasation findings on CT.
Keywords: Pelvic fracture, embolization, intervention, contrast extravasation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy khung chậu hầu hết là do tai nạn giao
thơng và thường là đa thương. Trong những
nghiên cứu trước đây, tỉ lệ tử vong chiếm 40 đến
80% ở những bệnh nhân gãy khung chậu với
huyết động khơng ổn định. Với những tiến bộ
gần đây về hồi sức, điều trị nội ngoại, ngoại khoa
và can thiệp nội mạch đã làm giảm tỉ lệ tử vong
cịn 20%(4). Chảy máu là nguyên nhân chính gây
tử vong (2/3 trường hợp) cho những bệnh nhân
gãy vỡ khung chậu(4). Hầu hết nguồn gốc chảy
máu là từ tĩnh mạch (80-90%)(6). Khoảng 5% đến
20% bênh nhân chấn thương chậu cĩ chảy máu
nhiều đe doạ đến tính mạng là do chảy máu từ
động mạch(7). Tắc mạch điều trị là phương pháp
điều trị chảy máu do gãy khung chậu cĩ nguồn
gốc từ động mạch.
Chụp mạch và thực hiện tắc mạch điều trị
trong chấn thương khung chậu được Margolies
và các cộng sự thực hiện đầu tiên bởi Margolies
vào năm 1972(2). Hiện nay, thủ thuật này đã được
thực hiện gần như trên tồn thế giới, ở cả những
nước đã và đang phát triển. Tắc mạch điều trị đã
được chứng minh là một kỹ thuật hiệu quả, dễ
dàng và nhanh chĩng cầm máu tại các vị trí đang
chảy máu, đạt tỉ lệ thành cơng từ 85% đến 100%
trong các nghiên cứu(7).
Chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm
đánh giá hiệu quả của tắc mạch điều trị trong
chảy máu do chấn thương gãy khung chậu,
đồng thời nâng cao vai trị của tắc mạch điều trị
trong chảy máu do gãy khung chậu tại Bệnh
viện Chợ Rẫy, giúp cải thiện tỉ lệ tử vong ở
những bệnh nhân chảy máu nặng do chấn
thương gãy khung chậu.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Cĩ 16 bệnh nhân bị chấn thương gãy khung
chậu cĩ chỉ định chụp mạch và tắc mạch điều trị
và được đưa vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tơi thực hiện phương pháp nghiên
cứu tiền cứu can thiệp khơng đối chứng trong
khoảng thời gian từ 1/20113 đến 12/2016.
Qui trình chụp mạch và tắc mạch điều trị
Sau khi hơi chẩn, các bệnh nhân bị chấn
thương gãy khung chậu cĩ chỉ định chụp mạch
cấp cứu sẽ được chúng tơi thực hiện chụp mạch
bằng máy DSA một bình diện (Artis Zee Floor
Siemens). Thủ thuật chụp mạch và tiến hành
thuyên tắc sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ
giàu kinh nghiệm và được sự hỗ trợ tích cực của
các khoa liên quan như Bác sĩ lâm sàng, khao
Hồi sức cấp cứu.
Chụp động mạch chủ bụng trên chỗ chia ra
động mạch chậu và chụp chọn lọc ĐM chậu
trong, ngồi hai bên được thực hiện ở tất cả các
bệnh nhân. Sau đĩ, luồn chọn lọc vi ống thơng
2.7F vào đúng vị trí mong muốn tắc mạch. Chất
thuyên tắc được chọn dựa vào vị trí, và loại tổn
thương động mạch(4). Spongel là chất thuyên tắc
tạm thời, lý tưởng trong điều trị chảy máu chậu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ đầu năm 2013 đến nay, chúng tơi đã chụp
mạch và tiến hành thuyên tắc cho 16 bệnh nhân
bị gãy khung chậu do chấn thương. Trong đĩ, cĩ
5 nam và 11 nữ, với độ tuổi trung bình là 31 tuổi
(từ 18 đến 49 tuổi). Chúng tơi nhận 4 bệnh nhân
từ khoa cấp cứu và 2 bệnh nhân từ khoa hậu
phẫu sau khi đã được phẫu thuật cầm máu và
đặt cố định ngồi khung chậu. 14 trường hợp
gãy khung chậu do tai nạn giao thơng, 2 trường
hợp cịn lại do ngã từ trên cao (Bảng 1).
Tất cả 16 bệnh nhân đều được chụp x-quang
ngực, xquang khung chậu và siêu âm bụng trước
khi thực hiện thủ thuật chụp mạch và đều ghi
nhận cĩ các chấn thương đi kèm: gãy xương chi,
xương sườn, cột sống, vết thương tầng sinh mơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 232
phức tạp, vỡ bàng quang. Cĩ 14 bệnh nhân đươc
chụp CT bụng chậu cĩ tiêm cản quang trước khi
chụp mạch và 9 bệnh nhân ghi nhận cĩ dấu hiệu
thốt mạch thuốc cản quang (Bảng 2).
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học.
Đặc điểm Số lượng %
Số bệnh nhân 16 100%
Tuổi trung bình 31
Giới tính Nam 5 31%
Nữ 11 69%
Nguyên
nhân
Tai nạn giao thơng 14 87,5%
Ngã từ trên cao 2 12,5%
Bảng 2: Đặc điểm hình ảnh X quang-CT.
Đặc điểm Số lượng %
Cĩ tổn thương đi kèm trên hình ảnh học
(sọ não, bụng, ngực, xương..)
16 100%
CT
scan
Số trường hợp được chụp CT
scan bụng – chậu trước DSA
14 100%
Số trường hợp cĩ thốt mạch
vùng chậu trên CT scan
09 81,8%
Cả 16 bệnh nhận đều ghi nhận cĩ hình ảnh
thốt mạch trên DSA. Các hình ảnh thốt mạch
từ các nhánh thuộc động mạch chậu trong: động
mạch bịt, động mạch thẹn trong, động mạch
mơng trên, động mạch cùng ngồi, động mạch
thắt lưng- chậu
Bảng 3: Các đặc điểm trên DSA.
Đặc điểm Số lượng %
Tổn thương mạch một bên
(phải hoặc trái)
14 87,5%
Tổn thương mạch cả hai bên 02 12,5%
Số lượng vị trí thốt mạch
Một vị trí thốt mạch 11 68,75%
Nhiều vị trí thốt mạch 05 31,25%
Vật liệu thuyên tắc
Spongel 12 75%
Spongel + keo 04 25%
Ở cả 16 bệnh nhân, các dấu thốt mạch đều
được tắc hồn tồn và được ghi nhận trên hình
chụp mạch kiểm tra sau thủ thuật (100% thành
cơng về mặt kỹ thuật). Khơng ghi nhận tai biến
trong và sau thủ thuật. 13 trường hợp được theo
dõi sau thủ thuật và ghi nhận tình trạng huyết
động dần ổn định, khơng cần thêm thủ thuật
hay phẫu thuật cầm máu nào. 3 trường hợp
được theo dõi và cũng khơng ghi nhận cĩ hiện
tượng chảy máu chậu tái phát trên lâm sàng. Tuy
nhiên, sau 5, 15 và 37 ngày, cả 3 đã tử vong do
suy đa cơ quan và nhiễm trùng năng.
Bảng 4: Kết quả tắc mạch điều trị.
Số lượng %
Thành cơng kỹ thuật 16 100%
Thành cơng điều trị 13 81,25%
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tơi tập trung vào sự
thành cơng về mặt kỹ thuật và lâm sàng của tắc
mạch điều trị cho những bệnh nhân bị gãy
khung chậu do chấn thương. Cĩ 14/16 trường
hợp (chiếm 87,5%) trong nghiên cứu của chúng
tơi, nguyên nhân chấn thương gãy khung chậu
là do tai tại giao thơng. Đây cũng là nguyên nhân
thường gặp nhất mà y văn đã nêu. Cả 16 bệnh
nhân đều là đa thương.
14/16 trường hợp được chụp CT scan bụng
–chậu trước TAE và 9/14 trường hợp ghi nhận
cĩ hình ảnh thốt mạch. Hình ảnh thốt mạch
trên CT scan giúp cho Bác sĩ DSA tiếp cận
nhanh chĩng vị trí tổn thương mạch và cầm
máu. Vì thế, nên chụp CT scan bụng –chậu cho
những bệnh nhân gãy khung chậu nếu tình
trạng cho phép.
Tắc mạch tạm thời là lý tưởng trong chảy
máu chậu do chấn thương bởi vì nĩ cho phép
sự tái thơng mạch máu sau khi lành. Spongel
là chất thuyên tắc tạm thời lý tưởng trong điều
trị chảy máu chậu. Trong tất cả 16 bệnh nhân,
chúng tơi đều sử dụng Spongel làm chất
thuyên tắc. Tuy nhiên, chúng tơi phải tắc chọn
lọc bằng keo sinh học Histoacrynyl cho 4 bênh
nhân vì với vết rách động mạch tương đối lớn,
cầm máu thất bại với Spongel.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ thành cơng
mặt kỹ thuật 100% tương ứng với các báo cáo
trong y văn trước đĩ (95–100%)(1). 3/16 trường
hợp tử vong hiếm 18,75% cũng tương ứng với
các báo cáo được cơng bố trước đây (13–
47%)(1). Thành cơng điều trị được định nghĩa là
sự ổn định huyết động mà khơng cần can
thiệp phẫu thuật trong vịng 30 ngày(5). Trong
nghiên cứu của chúng tơi thành cơng điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 233
là 81,25 %. Tỉ lệ này cũng phù hợp với các
nghiên cứu khác (81-95%)(3).
Một lần nữa, nghiên cứu của chúng tơi cho
thấy rằng tắc mạch điều trị cho bệnh nhân gãy
khung chậu do chấn thương là một thủ thuật an
tồn. Khơng cĩ biến chứng nào được ghi nhận, 2
trường hợp tử vong là do suy đa cơ quan và
nhiễm trùng nặng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này, bước đầu cho thấy chụp
mạch và tắc mạch điều trị là kỹ thuật an tồn,
hiệu quả, dễ dàng cầm máu nhanh chĩng tại các
vị trí đang chảy máu. Kỹ thuật này nên được
thực hiện cho những bệnh nhân gãy khung chậu
do chấn thương cĩ huyết động khơng ổn định
hoặc/và cĩ dấu thốt mạch trên CT scan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barentsz MW, Vonken EPA, Van Herwaarden JA, Leenen
LPH, Mali WPTM, Van den MAAJ (2011), Clinical Study
Clinical Outcome of Intra-Arterial Embolization for Treatment
of Patients with Pelvic Trauma. Radiology Research and
Practice (Online); ISSN 2090-195X; Ref.: 42071331, INIS Vol.
42, INIS Issue 32. p.7.
2. Chen HY et al (2008). Arterial Embolization for Controlling
lifethreateningTraumatic Pelvic Hemorrhage.
3. Frevert S, Dahl B, Lưnn L (2008). Update on the roles of
angiography and embolisation in pelvic fracture, Injury
39(11): 1290-4.
4. Geeraerts T, Chhor V, Cheisson G, Martin L, Bessoud B,
Ozanne A, Duranteau J (2007). Clinical review: Initial
management of blunt pelvic trauma patients with
haemodynamic instability. Crit Care. 2007 Feb 12. doi:
10.1186/cc5157; 11(1): 204.
5. Jeffrey J. Wong and Anne C. Roberts (2006). Embolization
and Pelvic Trauma. Vascular Embolotherapy - A
Comprehensive Approach Volume 2. P 59 68.
6. Kaufman JA, Waltman AC (2006). Angiographic
Management of Hemorrhage in Pelvic Fractures. Abrams'
Angiography: Interventional Radiology, 2nd Edition, P 1005
1018.
7. Lindahl J (2007). The role of angiographic embolization in
bleeding pelvic fractures. Helsinki University Central
Hospital, Helsinki, Finland. Suomen Ortopedia ja
Traumatologia Vol. 30; 114 SOT 2.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_phuong_phap_tac_mach_o_benh_nhan_gay_khung.pdf