Tài liệu Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mở thông túi lệ - Mũi ở người lớn: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 195
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
MỞ THÔNG TÚI LỆ - MŨI Ở NGƯỜI LỚN
Trần Đình Khả*, Trần Việt Hồng*, Lê Ngọc Hùng*, Đỗ Hồng Ân*
TÓM TẮT
Đại cương: Với nhiều ưu điểm kỹ thuật, phương pháp phẫu thuật mở thông túi lệ - mũi qua nội soi từ
lâu đã là lựa chọn phổ biến trên thế giới để điều trị tắc ống lệ mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam. Chúng tôi phối hợp chuyên khoa Mắt để triển khai áp dụng lâm sàng với mục tiêu
nghiên cứu là đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mở thông túi lệ - mũi ở người lớn.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có can thiệp mở thông túi lệ - mũi qua nội soi cho những bệnh nhân
người lớn bị tắc lệ đạo thấp, tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 5/2013 đến tháng 07/2017.
Kết quả: Tiến thành 15 phẫu thuật cho 14 bn (11 nữ: 3 nam). Hơn 50% bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Thành
công sau 3 tháng: 10/14 ca (...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mở thông túi lệ - Mũi ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 195
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
MỞ THÔNG TÚI LỆ - MŨI Ở NGƯỜI LỚN
Trần Đình Khả*, Trần Việt Hồng*, Lê Ngọc Hùng*, Đỗ Hồng Ân*
TÓM TẮT
Đại cương: Với nhiều ưu điểm kỹ thuật, phương pháp phẫu thuật mở thông túi lệ - mũi qua nội soi từ
lâu đã là lựa chọn phổ biến trên thế giới để điều trị tắc ống lệ mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam. Chúng tôi phối hợp chuyên khoa Mắt để triển khai áp dụng lâm sàng với mục tiêu
nghiên cứu là đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mở thông túi lệ - mũi ở người lớn.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả có can thiệp mở thông túi lệ - mũi qua nội soi cho những bệnh nhân
người lớn bị tắc lệ đạo thấp, tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 5/2013 đến tháng 07/2017.
Kết quả: Tiến thành 15 phẫu thuật cho 14 bn (11 nữ: 3 nam). Hơn 50% bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Thành
công sau 3 tháng: 10/14 ca (71, 43%). Những trường hợp thất bại là do tăng sinh mô hạt: 2 ca, sẹp hẹp co
rút: 1 ca, màng dính trong mũi: 1 ca.
Kết luận: Mở thông túi lệ - mũi qua nội soi là một phẫu thuật an toàn và hiệu quả để điều trị tắc lệ đạo
thấp. Thành công của phẫu thuật có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như bệnh lý mũi xoang, chăm sóc sau
mổ và kinh nghiệm phẫu thuật viên.
Từ khóa: Chảy nước mắt sống, phẫu thuật nội soi mở thông túi lệ - mũi, tắc lệ đạo thấp, tắc ống lệ mũi.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFICACY OF ENDOSCOPIC DACRYOCYSTORHINOSTOMY IN ADULTS
Tran Dinh Kha, Tran Viet Hong, Le Ngoc Hung, Do Hong An
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6 - 2018: 195 - 201
Background: With many advantages in technique, endoscopic dacryocystorhinostomy (EN-DCR) has been
widely used in the world to treat nasolacrimal duct obstruction. But it’s still not popular in Vietnam. We
cooperated with Opthamologist for clinical application to evaluate the efficacy of EN-DCR in adults.
Methods: take a descriptive study on adult patients who have been underwent EN- DCR for nasolacrimal
duct obstruction, in Gia Dinh People Hospital from May 2013 to June 2017.
Results: 15 EN-DCR procedures in 14 patients (11 females: 3 males) were studied. More 50% patients are
older than 60 years. The success rate at the 3th month after the surgery is 10/14 case (71.43%). Failure outcomes
were caused by granuloma in 2 case, retracted scar in 1 case, membranous obstruction in 1 case.
Conclusion: Endoscopic dacryocystorhinostomyis a safe and successfulprocedure for the treatment of lower
lacrimal drainage system obstruction. The surgical outcomes are strongly affected by nasal and sinus deseases,
postoperative care as well as surgeon experience.
Keywords: Epiphora, endoscopic dacryocystorhinostomy (EN-DCR), lower lacrimal drainage system
obstruction, nasolacrimal duct obstruction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc ống lệ mũi là bệnh lý gây chảy nước mắt
thường xuyên và viêm túi lệ mạn tính, làm
người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Phẫu
*Khoa TMH – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, **Khoa Mắt – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc:BS. CKII. Trần Đình Khả, ĐT: 0903375370 Email: bstrandinhkha@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 196
thuật mở thông túi lệ- mũi (P.T.M.T.T.L.M.) từ
lâu đã được công nhận là phương pháp điều trị
thích hợp nhất(2,6,7) cho những bệnh nhân (BN)tắc
lệ đạo từ túi lệ trở xuống, gồm 2 kỹ thuật:
P.T.M.T.T.L.M.-Đường ngoài và P.T.M.T.T.L.M.-
Đường trong mũi. Gần 3 thập kỷ qua, những
tiến bộ kỹ thuật của phẫu thuật nội soi ống cứng
đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật
P.T.M.T.T.L.M. qua nội soi (P.T.M.T.T.L.M.–
N.SOI). Phương pháp này có nhiều ưu điểm
như: ít xâm lấn và an toàn hơn, giảm nguy cơ
ảnh hưởng đến các dây chằng mí trong và sinh
lý bơm nước mắt, đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ
cho BN(5,8,10). Hiện tại ở Việt Nam, phương pháp
P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI vẫn còn là kỹ thuật chưa
được áp dụng rộng rãi. Với lợi thế kỹ thuật nội
soi và kết hợp đa khoa, chúng tôi phối hợp
Chuyên khoa Mắt để thực hiện triển khai áp
dụng điều trị tắc lệ đạo thấp bằng kỹ thuật mở
thông túi lệ - mũi qua nội soi.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi mở
thông túi lệ - mũi ở người lớn.
PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn mẫu
BNtừ 18 tuổi trở lên: bị tắc lệ đạo thấp,
P.T.M.T.T.L.M đường nội soi hoặc đường ngoài
trước đó bị thất bại.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tắc nghẽn trước túi lệ, sỏi lệ, bệnhác tính của
mũi xoang hoặc lệ đạo, rối loạn tâm thần, mang
thai hoặc cho con bú
Phương tiện dụng cụ
Nguồn sáng lạnh, ống nội soi 0º, 30º, 45º (4 x
180 mm) (KarlStorz®, Đức), màn hình hiển thị có
độ phân giải cao. Dụng cụ phẫu thuật nội soi
mũi xoang. Kiềm gặmxương, bộ thông lệ đạo,
ống silicon, ligating clip.
Phương pháp nguyên cứu
Tiến hành nghiên cứu mô tả có can thiệp mở
thông túi lệ - mũi qua nội soi cho những BN trên
18 tuổi, bị tắc lệ đạo thấp, tại Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ tháng 05/2013 đến tháng
07/2017.
Đánh giá trước phẫu thuật
BN được kiểm tra trước mổ bởi một bác sĩ
Mắt và một bác sĩ Tai Mũi Họng.
Đánh giá lâm sàng: bơm rửa lệ đạo, nội soi
hốc mũi kiểm tra.
Chụp MSCT mũi xoang trước mổ
Các bước phẫu thuật
BN nằm ngửa, mê nội khí quản. Đặt mèche
mũi có thuốc co mạchkhoảng 5 phút.
Dùng ống nội soi quan sát phẫu trường, xác
định vị trí đường hàm, chích tê dưới niêm mạc
mũi vùng phẫu thuật thuốc tê lidocain có
epinephrine.
Dùng dao rạch niêm mạc vách mũi ngoài
theo chiều đứng hoặc cong xuống dưới, sâu đến
bề mặt xương, dài từ 10 mm đến 15mm. Vị trí
đường mở niêm mạc bắt đầu ở phía trên chỗ
nách bám cuốn mũi giữaở vách mũi ngoài,
hướng đường rạch đi cong dọc xuống dưới ở
phía trước đường hàm.
Bóc tách nâng vạt niêm mạc lên, sau đó cuộn
vạt niêm mạc vào khe giữa. Bộc lộ xương ngay
phíatrên - trước chỗ nách bám đầu cuốn mũi
giữa và mỏm móc, tương ứng với mặt trong
máng lệ.
Dùng kềm gặm xương mở cửa sổ xương tại
đường hàm, đường kính khoảng 10mm. Giới
hạn dưới của cửa sổ xương ngang mức đường
thẳng ngang đi qua bờ trên lỗ thông xoang hàm,
giới hạn trên tương ứng với phía trước trên nơi
bám đầu cuốn mũi giữa.
Bác sĩ chuyên khoa Mắt đưa que dò qua lệ
quản dưới vào túi lệ để định vị túi lệ qua nội soi
mũi. Bộc lộ túi lệ, rạch niêm mạc túi lệ, tạo 2 vạt
mở rộng vào hốc mũi.
Bác sĩ chuyên khoa Mắt đặt ống silicone
thông qua 2 lệ quản đi xuống túi lệ, đi vào hốc
mũi qua lỗ thông mới. Cố định dây silicone
trong hốc mũi bằng nút thắt hoặc ligating clip.
Cắt tạo vạt niêm mạc vách mũi ngoài, phủ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 197
lại vạt niêm mạc vách mũi ngoài sao cho rìa mép
cắt niêm mạc mũi tiếp xúc với rìa niêm mạc túi
lệ. Đặt Gelfoam ép vạt niêm mạc mũi và niêm
mạc túi lệ. Đặt Merocel ở khe giữa để cầm máu.
Đánh giá và chăm sóc sau phẫu thuật
Sau mổ, BN được điều trị với kháng sinh,
kháng viêm, thuốc nhỏ mắt Tobramycintrong 2
tuần, nước muối xịt mũi trong 1 tháng.BN được
hẹn tái khám, chăm sóc sau mổ ở tuần thứ 1 - 2,
tháng1 – 2 – 3 và định kỳ sau đó. Gỡ bỏ ống
silicone sau 1 tháng.
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2017, chúng tôi
đã tiến thành 15 phẫu thuật mở thông túi lệ -
mũi qua nội soi cho 14 BN.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Tỉ lệ các nhóm tuổi
Độ tuổi Tần suất Tỉ lệ
≤ 20 tuổi 0 0,00%
21 – 30 tuổi 2 14,29%
31 – 40 tuổi 4 28,57%
41 – 50 tuổi 0 0,00%
51 – 60 tuổi 1 7,14%
≥ 61 tuổi 7 50,00%
Tổng cộng 14 100,00%
Có 14 BN: 11 nữ (tỉ lệ 78, 57%), 3 nam (tỉ lệ
21, 44%). Tỉ lệ nữ: nam = 11:3.
Tuổi
Cao nhất là 77, thấp nhất là: 25. Độ tuổi từ ≥
61 chiếm ưu thế: 50, 00%. Độ tuổi dưới 25 – 30
chiếm tỉ lệ thấp: 14, 29%.
Nguyên nhân
Vô căn: 50, 00%, chấn thương: 21, 42%,
bệnh lý mũi xoang (viêm xoang, dị ứng,
LPR): 28, 56%.
Biểu hiện cơ năng
Phổ biến nhất là chảy nước mắt sống, hiện
diện ởcả 14BN;
Các triệu chứng khác
Chảy dịch nhầy đục từ khóe mắt trong là
10/14 BN (71, 43%), sưng phồng vùng túi lệ ở
4/14 (28, 57%) BN;
Thời gian chịu đựng triệu chứng trung bình
là 21, 71tháng.
Các biểu hiện mũi xoang được ghi nhận qua
nội soi: quá phát niêm mạc mũi (4BN), cuốn giữa
to (1 BN), vẹo vách ngăncùng bên (2BN), vẹo
vách ngăn đối bên (1 BN).
Các kết quả được ghi nhận trong mổ
Dịch nhầy trong hoặc dịch nhầy mủ, mủ đặc,
túi lệ phình to, túi lệ xơ teo.
Các phẫu thuật can thiệp
Số ca phẫu thuật lần đầu: 14 ca. Trong đó có
8 trường hợp phẫu thuật mắt bên (P) (chiếm tỉ lệ
57, 14%) và 6 trường hợp phẫu thuật mắt bên (T)
(chiếm tỉ lệ 42, 86%).
Số ca phẫu thuật lại lần hai: 1 ca.
Số ca P.T.M.T.T.L.M.–N. SOI đơn thuần: 11 ca.
Có 3 ca P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI kèm phẫu
thuật khác trong mũi: 2 ca chỉnh hình vách ngăn
và 1 ca cắt bán phần cuốn giữa do cuốn giữa to.
Thời gian theo dõi trung bình: 11, 28 tháng (3
– 24 tháng).
Tỉ lệ thành công chung
Phẫu thuật được xem là thành công khi sau 3
tháng: BN có cải thiện triệu chứng, bơm rửa lệ
đạo không bị tắc nghẽn, lỗ mở túi lệ thông vào
hốc mũi.
Hình 3: Test thuốc nhuộm: Thuốc nhuộm dẫn lưu dễ dàng sau mổ 2 tuần và 1 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 198
Hình 4: Lỗ mở thông suốt với test thuốc nhuộm sau mổ 1 tháng.
Hình 5: Lỗ mở túi lệ thông suốt sau mổ 1 và 2 tháng (túi lệ nông và hẹp).
Hình 6: Lỗ mở túi lệ- mũi thông suốt sau mổ hơn 3 tháng (túi lệ rộng).
Kết quả nghiên cứu sau 3 tháng
Thành công chung sau P.T.M.T.T.L.M.–
N.SOI lần đầu là 10 ca (N=14) chiếm tỉ lệ 71, 43%.
Số ca cần mổ lại lần 2 là 1 ca chiếm tỉ lệ 7, 14%,
sau phẫu thuật nước mắt lưu thông tốt.
Bảng 2: Tỉ lệ thành công chung.
Sau 2 tháng
(N=14)
Sau 3 tháng
(N=14)
Thành công chung Số ca
Tỉ lệ
%
Số
ca
Tỉ lệ
%
Sau P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI
lần đầu
11 78,57 10 71,43
Biến chứng
Trong phẫu thuật
Không có biến chứng lớn xảy ra trong khi
phẫu thuật.
Sau phẫu thuật
Tắc nghẽn ống lệ mũi sau mổ do tăng sinh u
hạt: 2 ca.
Mô hạt, sẹp hẹp co rút: 1 ca.
Màng dính trong mũi: 1 ca.
Sẹo hẹp điểm lệ: 0 ca.
Các biến chứng khác (trồi mỡ hốc mắt, rò
dịch não tủy, viêm xoang hàm, chảy máu muộn):
1 ca viêm xoang hàm cấp.
Những trường hợp thất bại
Sau 3 tháng, phẫu thuật không thành công ở
4BN:
Một BN nữ lớn tuổi có tiền căn phẫu thuật
mũi xoang và bệnh lý trào ngược dịch vị gây ho
dai dẳng nhưng chưa điều trị bệnh lý nội khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 199
phù hợp. Sau khi điều trị tích cực bệnh lý trào
ngược dịch vị, BN nhân được phẫu thuật lại lần
2 với kết quả sau mổ tốt.
Có 2 BN nữ tắc lệ đạo vô căn, nhưng chưa
mổ lại lần 2 vì 1 BN có bệnh lý tim mạch không
ổn định có ảnh hưởng khả năng gây mê hồi sức
và 1 BN nhà xa khó thu xếp.
Một BN trẻ tuổi bị màng dính niêm mạch
vách mũi – cuốn giữa, có bệnh sử của bệnh niêm
mạc mũi xoang nhưng nhà xa, không có điều
kiện để điều trị nội khoa và chăm sóc hậu phẫu
tích cực.
Bảng 3: Những trường hợp thất bại.
NGUYÊN NHÂN Nam Nữ
Thành
công
Thất
bại
>=61 tuổi
Vô căn 6 5 1
Bệnh lý mũi
xoang
(*)
1 1
40-60 tuổi
Vô căn 1 1
Bệnh lý mũi
xoang
(*)
Người trẻ
=<40 tuổi
Chấn thương 3 3
Bệnh lý mũi
xoang
3 2 1
(*)Bệnh lý mũi xoang: Viêm xoang, dị ứng, trào ngược dịch
vị
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, thời gian theo dõi tối
thiểu là 3 tháng.Theo Vijay Joshi(5), Ji Chul Choi,
và nhiều tác giả khác(4), kết quả phẫu thuật đươc
xem là tốt khi BN hết tình trạng chảy nước mắt
sống sauphẫu thuật 3 tháng, có được lỗ thông túi
lệ - mũi lành tốt cho phép nước mắt chảy tự do
từ kết mạc mắt vào trong hốc mũi.
Về kết quả chủ quan
Nghiên cứu bước đầu của chúng tôi cho
thấy, P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI giúp cải thiện tốtcác
triệu chứng chủ quan như: chảy nước mắt, sưng
đau, đỏ ở vùng túi lệ, chảy mủ vùng túi
lệTheo Grigori Smirnov(10), P.T.M.T.T.L.M.–
N.SOI không những cải thiện rõ rệtcác triệu
chứng liên quan đến tắc nghẽn ống lệ mũi, mà
còn có tác động tích cực đáng kể đến chất lượng
cuộc sốngcủa BN.
Về kết quả khách quan
Lỗ thông túi lệ – mũi mới
Chúng tôi nhận thấy lỗ mở thông túi lệ - mũi
có khuynh hướng thu hẹp dần theo thời gian,
giống nghiên cứu ở 49 BNcủa Mann(9). Theo
Mann, kích thước lỗ mở này sẽ giảm dần trong 4
tuần đầu tiên, rồi ổn định sau đó. Linberg(12) báo
cáo rằng lỗ thông mới sẽ thu hẹp dần cho đến
khi đường kính của nó xấp xỉ 1, 8 mm.
Bơm rửa lệ đạo và Test thuốc nhuộm
Trong nghiên cứu này, những BN không cải
thiện triệu chứng sau 3 tháng là do mô hạt,
màng dính, sẹp hẹp làm tắc lỗ thông túi lệ mũi.
Theo y văn, có nhiều trường hợp BN không cải
thiện triệu chứng mặc dù lỗ mở túi lệ - mũi
thông thoáng và bơm thuốc nhuộm chảy tự do
vào hốc mũi. Trong tình huống này, Elina
Penttila(8), Wormald và Tsirbas (2004)(Error!
Reference source not found.) và nhiều tác giả(10),
cho rằng nguyên nhân là do tắc nghẽn chức
năng ở lệ đạo thấpliên quan đến sự suy chức
năng bơm nước mắt.
Vấn đề sau phẫu thuật
Chăm sóc sau phẫu thuật
Có ảnh hưởng quan trọng đến thành công
của P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI. Theo Smirnov(10),
chăm sóc sau phẫu thuật bao gồm việc dùng
kháng sinh toàn thân, có thể phối hợp thuốc
kháng sinh nhỏ mắt, dùng nước muối dạng xịt
để rửa vùng tiếp khẩu lệ mũi, steroid dạng xịt
mũi và gỡ bỏ mô hạt miệng lỗ thông nối.
Rút ống silicone
Chúng tôi lưu ống silicone 1 tháng. Thời gian
cần lưu ống silicone vẫn còn là vấn đề tranh cãi.
Nhiều nghiên cứu đề nghị lưu ống khác nhau từ
4 tuần đến 6 tháng (Boush 1994, Hehar 1997,
Wormald 2002, Woog 2001)(10).
Theo dõi dài hạn
Chúng tôi khảo sát kết quả đến tháng thứ ba.
Trường Royal College Hà Lan(10), DURVASULA
V. S. P. VÀ Nhiều tác giả(1) cho rằng: không cần
đánh giá dấu hiệu khách quan của BN khi đã ghi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 200
nhận được sự thông suốt của lỗ mở thông túi lệ -
mũi ở tháng thứ 3 sau phẫu thuật, chỉ cần theo
dõi kết quả chủ quan dài hạn về tình trạng chảy
nước mắt.
Theo M W Yung(13), kết quả P.T.M.T.T.L.M.–
N.SOI sau 12 tháng cũng tương tự sau 6 tháng.
Tuy nhiên, Nussbaumer (2004)(10), Mantynen và
cộng sự(1) cho rằng tỉ lệ thất bại sẽ cao dần hơn
theo thời gian.Watters(4)
báo cáo tỷ lệ thành công
là 86% sau 18 tháng. Durvasula VSP: tỷ lệ thành
công là 83% sau 28, 6 tháng(1).
Về biến chứng
Nghiên cứu này không ghi nhận biến chứng
nghiêm trọngnào trong và sau phẫu thuật. Theo
y văn, tỉ lệ biến chứng nhẹ của P.T.M.T.T.L.M.–
N.SOI là 10 - 23, 8%(10). Chúng tôi có 4 ca biến
chứng muộn: 2 ca phát triển mô hạt, 1 ca sẹo hẹp
co rútvà 1 ca tạo màng dính làm tắc lỗ mở thông.
Theo Moore (2002)(10), hầu hết biến chứng muộn
xảy ra từ tháng 1 đến tháng 3 sau phẫu
thuật.Theo Sung W. Yoon(3,12), Jae W. Yang(11), hầu
hết thất bại của P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI là do biến
chứng muộn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
Kinh nghiệm phẫu thuật
Tỉ lệ thành công của chúng tôi là 10 /14 ca.
Đây chưa phải là một tỉ lệ cao vì đây mới là kết
quả những phẫu thuật triển khai ban đầu.
Onerci (2000)(10) đã chứng minh rằng kinh
nghiệm của phẫu thuật viên đóng một vai trò
quan trọng trong thành công của phẫu thuật.
Các phẫu thuật viên ít kinh nghiệm, thực hiện
phẫu thuật không thường xuyên và làm một
mình sẽ có nguy cơ thất bại cao. Theo
Smirnov(10), P.T.M.T.T.L.M.–N.SOI nên được
thực hiện bởi các phẫu thuật viên có kinh
nghiệm và nên thực hiện theo nhóm 2 bác sĩ.
Bệnh lý mũi xoang: Chúng tôi có 4 trường
hợp thất bại: trong đó có 2 BN có bệnh lý mũi
xoang, trào ngược dịch vị chưa điều trị nội khoa
phù hợp. Allen (1988), Nussbaumer (2004)(10).
Nhận thấy tiền sử viêm xoang mạn hoặc tái phát
nhiều đợt sẽ làm tăng nguy cơ thất bại. Theo
Smirnov, những BN này có độ hài lòng sau phẫu
thuật thấp hơn(10) vàng uy cơ bị tắc nghẽn sau 6
đến 12 tháng.
Tình trạng viêm nhiễm
Theo Osguthorpe (1991), Kong (1994), Hong
(2005)(10): chăm sóc sau mổ là một yếu tố quyết
định thành công của phẫu thuật. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi đã tuân thủ khuyến cáo là
làm sạch khu vực lỗ mở thông một tuần sau khi
phẫu thuật (Metson 1994, Hartikainen 1998)(10) và
rửa mũi bằng xịt nước muối sinh lý (Szubin
1999, Unlu 2000), dùng thuốc nhỏ mắt phối hợp
kháng sinh-steroid (tobradex) 2 tuần sau phẫu
thuật (Wormald)(10, Error! Reference source not
found.).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu ghi nhận 78, 57% tắc lệ đạo gặp
ởnữ, hơn 50% BN là trên 60 tuổi.Nguyên nhân
vô căn chiếm 50, 00% và tất cả đều là nữ giới trên
60 tuổi, nguyên nhân khác gồm: chấn thương
(21, 42%), bệnh mũi xoang (28, 56%). Triệu
chứng lâm sàng phổ biến là chảy nước mắt sống
(100%), đợt chảy nhầy đục từ khóe mắt trong
(71, 43%), sưng phồng vùng túi lệ (28, 57%).
Phẫu thuật mở thông túi lệ - mũi qua nội soi
giúp cải thiện tốt các triệu chứng chủ quan như:
chảy nước mắt, sưng đau, chảy nhầy mủ ở vùng
túi lệ. Tỉ lệ thành công của chúng tôi là 10/14 ca
(71, 43%). Lỗ mở thông lệ mũi có khuynh hướng
thu hẹp dần theo thời gian. Những BN không cải
thiện triệu chứng sau 3 tháng là do sự phát triển
của các biến chứng muộn. Có 4 trường hợp (28,
57%) thất bại do biến chứng muộn làm tắc lỗ mở
thông bao gồm sẹo hẹp co rút, mô hạt và màng
dính vách mũi ngoài - cuốn giữa.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
phẫu thuật: bệnh lý mũi xoang, tình trạng viêm
nhiễm và chăm sóc hậu phẫu, và kinh nghiệm
của ekip phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Durvasula VSP, Gatland DJ (2004). Endoscopic
dacrocystorhinostomy: long-term results and evolution of
surgical technique. The Journal of Laryngology & Otology, Vol. 118:
pp. 628–632.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 201
2. Đặng Xuân Hùng, Huỳnh Khắc Cường, Bhatt NJ. Phẫu thuật
mở thông túi lệ - mũi. Giải phẫu vách mũi xoang ứng dụng
trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, Luận án tiến sỹ y học, tr. 237-241.
3. Emanuelli E, Pagella F (2013). Posterior lacrimal sac approach
technique without stenting in endoscopic
dacryocystorhinostomy. Acta Otorhinolaryngol Ital, 33: pp. 324-328.
4. Jin HR, Yeon JY, Choi MY (2006). Endoscopic
Dacryocystorhinostomy: Creation of a Large Marsupialized
Lacrimal Sac.J Korean Med Sci, 21: pp. 719-23.
5. Joshi V, Titiyal GS, Gupta S & Lohani K (2014). External
dacryocystorhinostomy versus endoscopic endonasal
dacryocystorhinostomy. Journal of Evolution of Medical and Dental
Sciences; Vol. 3, Issue 12, pp. 3185-3193.
6. Nguyễn Hữu Dũng (2006). Phẫu thuật nội soi nâng cao trong tai
mũi họng.
7. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Minh Trường, Nguyễn Hữu Chức
(2003). Phẫu thuật mở thông túi lệ - mũi qua nội soi.Y Học TP.
Hồ Chí Minh, Tập 7 Phụ bản Số 1, tr.84 – 86.
8. Penttila E, Smirnov G et al (2015). Endoscopic
dacryocystorhinostomy as treatment for lower lacrimal pathway
obstructions in adults: Review article.Allergy Rhinol 6, pp. 12–19.
9. Pittore B, Tan N (2010). Endoscopic transnasal
dacryocystorhinostomy without stenting: results in 64
consecutive procedures. Acta Otorhinolaryngol Ital, 30: pp. 294-298.
10. Smirnov G (2010). Outcome of Endonasal Endoscopic
Dacryocystorhinostomy in Adults. Dissertations in Health
Sciences. Publications of the University of Eastern Finland, 83p.
11. Yang JW, Oh HN (2012). Success rate and complications of
endonasal dacryocystorhinostomy with unciformectomy.
Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol, 250: pp. 1509–1513.
12. Yoon SW, Yoon YS, Lee SH (2006). Clinical Results of
Endoscopic Dacryocystorhinostomy using a Microdebrider.
Korean Journal of Ophthalmology, Vol 20, No.1: pp. 1-6.
13. Yung MW, Lea SH (2002). Analysis of the results of surgical
endoscopic dacryocystorhinostomy: effect of the level of
obstruction. Br J Ophthalmol, 86, pp.792–794.
14. Wormald J (2006). Powered endoscopic dacryorhinocy
stostomy. Otolaryngol. Clin North Am; 39: 539-549.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_phau_thuat_noi_soi_mo_thong_tui_le_mui_o_n.pdf