Tài liệu Đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị hội chứng thận hư kháng Corticoid bằng Cyclosporine A: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 36
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
KHÁNG CORTICOID BẰNG CYCLOSPORINE A
Nguyễn Bách*, Nguyễn Minh Hiển**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát kháng corticoid, lệ
thuộc corticoid và tái phát thường xuyên ở người lớn bằng cyclosporine.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 bệnh nhân (11 nam và 14 nữ) với tiêu chuẩn chọn bệnh: (1).
HCTH nguyên phát thể đề kháng corticoid, tái phát thường xuyên, lệ thuộc corticoid, (2). Tuổi ≥ 18, (3). BN tự
nguyện tham gia nghiên cứu được điều trị theo đúng phác đồ, đủ liều thuốc và theo dõi định kỳ liên tục tại phòng
khám Nội Thận, Bệnh Viện Thống Nhất ≥ 03 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: HCTH thứ phát, nhỏ hơn 18 tuổi,
không theo dõi đủ 3 tháng. Mô tả loạt ca, cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng với Cyclosporine A đạt 73,9% trong đó đá...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị hội chứng thận hư kháng Corticoid bằng Cyclosporine A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 36
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGẮN HẠN ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
KHÁNG CORTICOID BẰNG CYCLOSPORINE A
Nguyễn Bách*, Nguyễn Minh Hiển**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát kháng corticoid, lệ
thuộc corticoid và tái phát thường xuyên ở người lớn bằng cyclosporine.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 bệnh nhân (11 nam và 14 nữ) với tiêu chuẩn chọn bệnh: (1).
HCTH nguyên phát thể đề kháng corticoid, tái phát thường xuyên, lệ thuộc corticoid, (2). Tuổi ≥ 18, (3). BN tự
nguyện tham gia nghiên cứu được điều trị theo đúng phác đồ, đủ liều thuốc và theo dõi định kỳ liên tục tại phòng
khám Nội Thận, Bệnh Viện Thống Nhất ≥ 03 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: HCTH thứ phát, nhỏ hơn 18 tuổi,
không theo dõi đủ 3 tháng. Mô tả loạt ca, cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng với Cyclosporine A đạt 73,9% trong đó đáp ứng hoàn toàn và một phần lần lượt là
26,1% và 47,8%. Các tác dụng phụ của Cyclosporine A gồm tăng đường huyết (20%), suy thận nặng lên (32%)
và tăng huyết áp nặng hơn (16%).
Kết luận: Sau 03 tháng điều trị HCTH kháng corticosteroid với Cyclosporine A, tỷ lệ có đáp ứng đạt
73,9%, chủ yếu là đáp ứng một phần. Tác dụng phụ thường gặp nhất là suy thận (32%). Chưa ghi nhận sự khác
biệt về các yếu tố tuổi, độ lọc cầu thận, đạm niệu lúc bắt đầu điều trị, liều lượng Cyclosporine A và tổn thương
mô bệnh học thận giữa 2 nhóm đáp ứng và không đáp ứng.
Từ khóa: cyclosporine A, hội chứng thận hư đề kháng corticoid, tái phát thường xuyên
ABSTRACT
SHORT-TERM EFFICACY OF CYCLOSPORINE A FOR TREATMENT OF REFRACTORY
NEPHROTIC SYNDROME IN ADULTS
Nguyen Bach, Nguyen Minh Hien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 36 – 41
Objectives: To evaluate short – term efficacy of Cyclosporine A combined with low dose corticosteroid for
treatment corticosteroid resistant, corticosteroid dependent, frequently relapsing nephrotic syndrome in adults.
Methods: We enrolled 25 patients with inclusion criteria: (1) Corticosteroid resistant, corticosteriod
dependent, frequenly relapsing nephrotic syndrome (2) Older than 18 years old (3) agreed and followed
adequately the protocol of treatment for more than 03 months at Department of Nephrology, in Thong Nhat
Hospital from 12/2011 to 02/2019. Exclusion criteria: secondary nephrotic syndrome. Retrospective, descriptive.
Results: The rate of response was 73.9%, in which complete and partial response after was 26.1% and
47.8% respectively. Side effects of Cyclosporine A were impaired kidney function (32%), the induction of glucose
intolerance (20%) and hypertension (16%).
Conclusions: This study showed that most of refractory nephrotic syndrome patients achieved partial
remission with Cyclosporine A (73.9%). The highest side effect of Cyclosporine A was impaired kidney function
(32%). No significant difference between response and non response patients in mean eGFR, 24h urine protein
*Khoa Nội thận - Bệnh Viện Thống Nhất
**Bộ Môn Nội Tổng Quát – Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: bachnguyen32@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 37
prior therapy, dosage of induction Cyclosporine A, age and histologic renal biopsy.
Keywords: cyclosporin A, resistant nephrotic syndrome, remission rate
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù Cyclosporine A (CYC A) đã được sử
dụng điều trị hội chứng thận hư (HCTH) kháng
corticoid nhưng đến nay chưa có báo cáo chính
thức về hiệu quả, an toàn của thuốc ở bệnh nhân
(BN) Việt Nam.
Hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát
kháng corticoid, lệ thuộc corticoid ở người lớn là
những thể lâm sàng khó điều trị nhất. Có nhiều
thuốc ức chế miễn dịch (UCMD) được dùng
trong ghép tạng như CYC A, Tacrolimus,
Mycophenolate Mofetyl, Cyclophosphamid, và
cả Rituximabđược khuyến cáo sử dụng với
các mức độ chứng cứ khác nhau nhưng chưa có
phác đồ điều trị thống nhất(5). CYC A là thuốc ức
chế miễn dịch với cơ chế tác động trực tiếp
chống lại yếu tố tính thấm của màng đáy cầu
thận (glomerular permeability factor) do vậy có
hiệu quả giảm đạm niệu(1,4).
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào
đánh giá hiệu quả của CYC A trong điều trị
HCTH với các thể giải phẫu bệnh như sang
thương màng, xơ chai khu trú từng vùng(2,3,4). Áp
dụng các phác đồ này cho BN HCTH người Việt
Nam gặp nhiều khó khăn như một số BN HCTH
kháng corticoid chưa được sinh thiết thận, BN
đã có biến chứng suy thận, cân nặng nhẹ hơn
người Châu Âu sẽ liên quan đến liều lượng
thuốc và việc theo dõi nồng độ thuốc CYC A
không phải luôn sẵn có ở các Bệnh Viện.
Chúng tôi hồi cứu hồ sơ bệnh án các BN
HCTH thể kháng corticoid, lệ thuộc corticoid, tái
phát thường xuyên đã được sử dụng CYC A
điều trị trong vòng ít nhất là 3 tháng để đánh giá
hiệu quả ngắn hạn của thuốc CYC A trong giảm
phù, giảm đạm niệu, cải thiện albumin huyết
thanh, biến đổi chức năng thận và tìm hiểu các
tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh
25 BN thỏa các tiêu chuẩn sau:
HCTH nguyên phát thể đề kháng corticoid,
tái phát thường xuyên, lệ thuộc corticoid,
Tuổi ≥ 18,
Các BN đồng ý tham gia nghiên cứu được
điều trị theo đúng phác đồ, đủ liều và theo dõi
định kỳ liên tục tại phòng khám Nội Thận, Bệnh
viện Thống Nhất ≥ 03 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có các bệnh lý gây ra HCTH thứ phát như
nhiễm trùng HIV, HBV, HCV, béo phì, bệnh
thận Lupus. Trong thời gian theo dõi điều trị,
chúng tôi ghi nhận 2 BN có biến chứng tổn
thương thận cấp trong tuần đầu bắt buộc chúng
tôi phải ngưng CYC A và chuyển sang 1 thuốc
ức chế miễn dịch khác.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca, cắt ngang, hồi cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
HCTH khi có 2 trong 3 dấu chứng sau: phù
toàn thân, tràn dịch đa màng; đạm niệu ≥3,5
g/24 giờ và protein toàn phần <60 g/L, albumin
<30 g/L (tiêu chuẩn chính); tăng lipid máu là
tiêu chuẩn phụ(6). HCTH kháng Corticoid nếu
còn đạm niệu dù đã điều trị Corticoid
1mg/kg/ngày x 4 tháng. HCTH tái phát khi
đạm niệu ≥3,5g/ngày xảy ra sau đáp ứng > 1
tháng. Tái phát thường xuyên nếu >2 lần tái
phát trong vòng 6 tháng. HCTH thể lệ thuộc
Corticoid nếu 2 lần tái phát liên tiếp xảy ra
trong lúc đang điều trị hoặc trong 14 ngày sau
kết thúc điều trị Cortcoid(6).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 38
Quy trình khám, điều trị và theo dõi BN trong
nghiên cứu
Thăm khám lâm sàng các chỉ số như cân
nặng, huyết áp, phù, lượng nước tiểu. Kế
hoạch điều trị nội trú và ngoại trú: điều trị nội
trú khi BN chuẩn bị sinh thiết thận (cần nhập
viện trước 01 ngày), có suy thận nặng lên hoặc
phù nhiều không đáp ứng điều trị. Theo dõi
điều trị ngoại trú mỗi 02 tuần, 04 tuần hoặc 08
tuần để đánh giá đáp ứng lâm sàng và điều
chỉnh liều lượng thuốc. Các xét nghiệm theo
dõi định kỳ gồm công thức máu, urê, creatinin
huyết thanh, mỡ máu, protid và albumin máu;
định lượng đạm niệu buổi sáng, creatinin niệu
và ước tính đạm niệu 24 giờ; xét nghiệm tế bào
cặn lắng nước tiểu.
Cách sử dụng CYC A
Trước khởi đầu điều trị các BN được tầm
soát bệnh lý nhiễm khuẩn nặng, bệnh lao,
Liều khởi đầu 1-2 mg/kg/ngày tùy chức năng
thận, liều tối đa là 5 mg/kg/ngày. Xét nghiệm
chức năng thận sau 3, 7 ngày khởi đầu điều trị
với CYC A và sau đó theo dõi chức năng thận
hằng tháng. Ngừng thuốc khi có các tác dụng
phụ nặng như nhiễm khuẩn, suy thận nặng lên.
Hiệu chỉnh liều CYC A theo đáp ứng giảm phù,
đạm niệu và chức năng thận.
Các điều trị triệu chứng HCTH bao gồm
thuốc lợi tiểu furosemide liều trung bình nếu có
phù nhiều, tiểu ít. Tất cả các BN đều có dùng
thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể
men chuyển với liều thấp và tăng dần liều nếu
không tăng kali máu và suy thận nặng. Ở BN có
tăng huyết áp được sử dụng thêm thuốc hạ
huyết áp nhóm ức chế kênh calcium
(amlodipine). Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid
máu bằng atorvastatin. Một số BN phù nặng
nguy cơ biến chứng tắc mạch dùng thêm
enoxaparin tiêm dưới da trong giai đoạn điều trị
nội trú. Truyền albumin human trong trường
hợp phù nhiều, tràn dịch đa màng, không đáp
ứng với lợi tiểu, có biến chứng suy thận cấp.
Đánh giá đáp ứng điều trị dựa vào các chỉ số
đạm niệu, urê, creatinin huyết thanh, độ thanh
thải creatinin ước đoán theo Cockcroft trước và
sau điều trị. Đáp ứng hoàn toàn: đạm niệu âm
tính hoặc <0,5g/24 giờ, đáp ứng một phần: đạm
niệu mức 0,5-3,5g/24 giờ và không đáp ứng: đạm
niệu ≥ 3,5g/24 giờ(6). Khảo sát các tác dụng phụ
của CYC A: suy thận nặng lên (tăng creatinin
sau dùng thuốc ≥ 25% so với trước dùng thuốc),
tăng đường máu, tăng huyết áp (cần phải dùng
thuốc huyết áp hoặc phải tăng liều thuốc hạ áp).
Xử lý số liệu thống kê
Theo các thuật toán thông thường với phần
mềm SPSS 22.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu (n=25)
Đặc điểm Giá trị
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn) 48,4 ± 18,8
Tuổi ≥ 60, n(%) 9 (36)
Nam, n(%) 11 (44)
Tiền sử HCTH, n(%) 24 (96)
Chỉ định dùng Cyclosporine A trong HCTH
thể, n(%)
Kháng Corticoid 14 (56)
Lệ thuộc Corticoid 6 (24)
Tái phát thường xuyên 5 (20)
Tăng huyết áp*, n(%) 9 (36)
Tiểu máu*, n(%) 10 (40)
Albumin* <30g/dL, n(%) 22 (88)
Albumin máu (g/L),
(trung bình ± độ lệch chuẩn)
20,6 ± 7,9
Đạm niệu 24 giờ (g), Trung vị (BPV 25 - 75) 4,2 (2,8 – 7)
Creatinin huyết thanh (µmol/L)*
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
111,2 ± 67,3
Độ lọc cầu thận ước đoán theo Cockcroft
(mL/phút)*
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
73,8 ± 34
Rối loạn lipid máu*, n(%) 25 (100)
Phù nhiều có tràn dịch đa màng, n(%) 24 (96)
Có truyền Albumin, n(%) 4 (16)
Có lọc máu cấp cứu, n(%) 2 (8)
Tổn thương mô bệnh học, n(%)
Sang thương màng 11 (44)
Xơ chai khu trú từng vùng 6 (24)
Sang thương tối thiểu 6 (24)
Không sinh thiết thận
Viêm cầu thận tăng sinh màng
1 (4)
1 (4)
* Tại thời điểm bắt đầu điều trị CYC A
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 39
Bảng 2. Hiệu quả giảm phù, đạm niệu sau điều trị
CYC A (n=23)
Thời điểm Liều
cyclosporin
(mg/kg)
Cân nặng (kg)
(trung bình ±
độ lệch chuẩn)
Đạm niệu
(g/24g)
Trung vị
(BPV 25 –
BPV 75)
Trước điều
trị
1,51 ± 0,5 63 ± 11,4 3,7 (2,8 – 6,4)
Sau 1
tháng
1,37 ± 0,5 59 ± 9,5
a
2,7 (0,6 – 7,3)
b
Sau 3
tháng
1,41 ± 0,6
58 ± 7,9
a
1,8 (0,6 – 5)
a
asử dụng test Wilcoxon so với trước điều trị với p < 0,05
bsử dụng test Wilcoxon so với trước điều trị với p > 0,05
Bảng 3. Biến đổi albumin huyết thanh, chức năng
thận sau điều trị CYC A (n=23)
Thời điểm Alb HT
(g/L)
Creatinin HT
(µmol/L)
ĐLCT
(ml/phút)
Trước điều trị
(n = 23)
20,6 ± 7,9 111,3 ± 67,3 73,8 ± 34
Sau 1 tháng
(n = 23)
97 ± 55,5
b
83,8 ± 33,2
b
Sau 3 tháng
(n = 23)
30 ± 9
a
92 ± 42,5
a
83,1 ± 30,9
b
a sử dụng test Wilcoxon so với trước điều trị với p < 0,05
b sử dụng test Wilcoxon so với trước điều trị với p > 0,05
Bảng 4. Mức độ đáp ứng sau 3 tháng điều trị HCTH
bằng CYC A (n = 23)
Mức độ đáp ứng Sau 3 tháng
Hoàn toàn, n(%) 6(21)
Một phần, n(%) 11(47,8)
Không đáp ứng, n(%) 6(26,1)
Bảng 5. Đặc điểm của HCTH đáp ứng với CYC A
sau 3 tháng (n=23)
Đặc điểm
Đáp ứng
(n = 16 )
Không đáp
ứng (n = 7 )
p
Tuổi (Trung bình ± độ lệch
chuẩn)
46,5 ± 22,1 49,7 ± 11,9 0,7
a
Độ lọc cầu thận ước đoán
theo Cockcroft *
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
77,1 ± 37,4 67,9 ± 28,3 0,2
a
Đạm niệu*,
Trung vị (BPV 25 - 75)
7,6
(2,8 – 9,6)
3,5
(2,8 – 5,1)
0,2
a
Liều CYC A tấn công
(mg/kg/ngày)
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
1,57 ± 0,6 1,4 ± 0,3 0,4
a
Thể mô bệnh học, n(%)
- Sang thương tối thiểu
- Xơ chai cầu thận khu trú
từng vùng
- Bệnh cầu thận màng
3(18,8)
4(25)
7(43,8)
1(6,3)
1(14,3)
2(28,6)
4(57,1)
0(0)
0,9
b
Đặc điểm
Đáp ứng
(n = 16 )
Không đáp
ứng (n = 7 )
p
- Viêm cầu thận tăng sinh
màng
- Không sinh thiết
1(6,3) 0(0)
a sử dụng t – test 2 mẫu độc lập
b sử dụng test Chi bình phương cho nhiều tỷ lệ
* Tại thời điểm bắt đầu điều trị CYC A
Bảng 6. Tác dụng phụ của thuốc CYC A (n=25)
Tác dụng phụ Số BN (tỷ lệ)
Suy thận 8(32)
Sau dùng thuốc 3-7 ngày 2
Trong quá trình điều trị 6
Tăng đường máu 5(20)
Tăng huyết áp nặng hơn 4(16)
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các
BN trong nghiên cứu này có tiền sử HCTH được
điều trị trước đó một thời gian dài bằng
Corticoid không đáp ứng, vẫn còn phù nhiều,
đạm niệu ở mức HCTH, rối loạn lipid máu nặng,
giảm albumin máu, đặc biệt là có giảm độ lọc
cầu thận. Tổn thương mô bệnh học chủ yếu là
thể sang thương màng và xơ chai khu trú từng
vùng và có tỷ lệ cao khoảng 24-44% có cầu thận
xơ hóa toàn bộ, xơ hóa một phần và xơ hóa mô
kẽ nặng, một số ít còn có hoại tử ống thận kẽ cấp
(Bảng 1). Kết quả điều trị với phác đồ CYC A liều
khởi đầu trung bình 1,5 mg/kg/ngày phối hợp
prednisolone liều thấp có kết quả giảm phù rõ
rệt sau 1 và 3 tháng, giảm đạm niệu dần rõ rệt
nhất là sau tháng thứ 3 (Bảng 2), albumin huyết
thanh tăng và chức năng thận cải thiện sau điều
trị (Bảng 3). Tác dụng phụ của CYC A chủ yếu là
suy thận (Bảng 6).
CYC A được KDIGO đưa vào khuyến cáo
điều trị HCTH thể kháng corticoid, phụ thuộc
corticoid và những trường hợp chống chỉ định
corticoid, đặc biệt HCTH thể sang thương màng.
Các nghiên cứu của tác giả Catran DC, Guasch A
tập trung vào đánh giá hiệu quả của phác đồ
CYC A phối hợp prednisolone liều thấp trong
điều trị HCTH với các thể giải phẫu bệnh như
sang thương màng, xơ chai khu trú từng
vùng(2,3,4,5). Gần đây, Xiang Gao báo cáo hiệu quả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 40
CYC A trong điều trị HCTH kháng corticoid có
tổn thương thận(7).
Đáp ứng giảm phù thể hiện qua cân nặng
giảm xuất hiện sớm sau tháng thứ 1 và tiếp tục
giảm sau 3 tháng điều trị bằng CYC A (Bảng 2).
Kết quả này tương tự Cattran DC(2,3) và Xiang
Gao(7).Trong điều trị HCTH giảm phù không
phải là một chỉ số khách quan để đánh giá hiệu
quả của thuốc CYC A vì tình trạng phù do nhiều
yếu tố khác ảnh hưởng như lượng muối trong
chế độ ăn, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế
men chuyển. Tuy nhiên, đáp ứng này cũng giúp
cải thiện triệu chứng khó chịu do tràn dịch đa
màng và giúp BN yên tâm theo đuổi phác đồ
điều trị. Giảm đạm niệu được xem là tiêu chuẩn
vàng trong đánh giá đáp ứng điều trị HCTH.
Kết quả ở bảng 4 cho thấy sau 3 tháng có 73,9%
BN có đáp ứng nhưng chỉ có 26,1% là đáp ứng
hoàn toàn. Có 26,1% BN không đáp ứng. Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Cattran
DC(2,3) ở HCTH sang thương xơ chai cầu thận
khu trú từng vùng và bệnh cầu thận màng
kháng corticoid với tỉ lệ đáp ứng lần lượt là 68%
(11% hoàn toàn và 57% một phần) và 67,1%
(7,1% đáp ứng hoàn toàn và 60% đáp ứng một
phần). Phân tích thêm về đặc điểm BN HCTH
trong các nghiên cứu chúng tôi ghi nhận BN
HCTH của chúng tôi nặng hơn về mặt biểu hiện
lâm sàng, mức độ đạm niệu, albumin máu và
suy thận nặng hơn. Do vậy, với tỷ lệ đáp ứng với
CYC A như trong nghiên cứu này là rất đáng
khích lệ. So sánh với Xiang Gao mức độ cải thiện
đạm niệu của BN chúng tôi ít hơn(7). Sự khác biệt
này có thể lý giải do BN của chúng tôi lớn tuổi
hơn và tổn thương mô bệnh học nặng hơn. Kết
quả các nghiên cứu trên đều ghi nhận đáp ứng
chủ yếu đáp ứng một phần, tỷ lệ đáp ứng hoàn
toàn thấp hơn. Kết quả này cũng phù hợp lâm
sàng do các nghiên cứu này đều chọn những
trường hợp HCTH nặng và kháng trị.
Song song với giảm đạm niệu, giảm phù là
sự cải thiện albumin máu và đây cũng là dấu
hiệu khách quan giúp đánh giá đáp ứng điều trị
ở bệnh nhân HCTH. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy
mức độ cải thiện albumin máu (g/L) sau 3 tháng
(30 ± 9) so với trước điều trị (20,6 ± 7,9) với
p<0,05. Kết quả này cũng tương tự với nghiên
cứu của Xiang Gao và cộng sự (7).
Đánh giá biến đổi chức năng thận trong quá
trình điều trị HCTH với CYC A: chúng tôi có 02
trường hợp tổn thương thận cấp xảy ra trong
vòng tuần đầu tiên sử dụng CYC. Cả 02 BN này
đều có lượng nước tiểu bình thường, phát hiện
nhờ xét nghiệm kiểm tra creatinin huyết thanh
và sau khi ngừng thuốc chức năng thận hồi phục
hoàn toàn. Ở các BN được tiếp tục sử dụng CYC
A, creatinine (µmol/L) sau 1 tháng (97 ± 55,5), 3
tháng (92 ± 42,5) thấp hơn so với trước điều trị
(111,3 ± 67,3) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Kết quả này cũng tương tự
như trong nghiên cứu của Xiang Gaa(7).
Liều lượng thuốc CYC A là yếu tố cần lưu ý
nhất trong điều trị nhất là BN đã có biến chứng
suy thận. Phần lớn các BN trong nghiên cứu này
đều có suy thận (bảng 1) nên việc sử dụng CYC
A có nhiều nguy cơ gây suy thận nặng lên(1).
Liều CYC A chúng tôi dùng trong nghiên cứu
giai đoạn tấn công (1,51 ± 0,5 mg/kg/ ngày). Đây
là liều thấp và có chỉnh liều theo chức năng thận
và mức độ đáp ứng. Đo nồng độ thuốc huyết
thanh sẽ giúp hiệu chỉnh liều lượng thuốc CYC
A và có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương
thận cấp. Do không có điều kiện xét nghiệm
nồng độ thuốc Cyclosporine huyết thanh cho tất
cả các BN điều trị nên chúng tôi theo dõi sát
chức năng thận nhất là tuần đầu tiên. Bằng
phương pháp theo dõi đơn giản này chúng tôi
đã phát hiện sớm 02 BN có tổn thương thận cấp
và ngưng thuốc kịp thời. Trong thời gian điều trị
ngọai trú chúng tôi theo dõi sát chức năng thận,
đạm niệu hàng tháng để điều chỉnh liều lượng
thuốc. Y văn ghi nhận, tác dụng phụ của CYC A
gồm tăng huyết áp chiếm 10 đến 30%, tăng
đường huyết (9,1%) và suy thận (16,5%)(4).
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ suy thận (32%)
và tăng đường huyết (20%) cao hơn so với y văn
có thể do BN trong nghiên cứu chúng tôi lớn
tuổi và có đái tháo đường đi kèm trước đó.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 41
Yếu tố nào giúp tiên đoán đáp ứng điều trị
với CYC A? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cần
thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với
số lượng BN lớn hơn và thời gian theo dõi dài
hơn. Trong khi chờ đợi nghiên cứu như thế,
chúng tôi thử phân tích các yếu tố như trong
Bảng 5. Kết quả cho thấy tuổi của nhóm đáp ứng
trẻ hơn, độ lọc cầu thận tốt hơn, đạm niệu lúc
khởi trị thấp hơn, liều tấn công của CYC A cao
hơn so với nhóm không đáp ứng nhưng sự khác
biệt này chưa có ý nghĩa thống kê và cần nghiên
cứu trên mẫu lớn hơn.
Hạn chế
Cỡ mẫu nhỏ, thời gian theo dõi ngắn và chưa
theo dõi nồng độ CYC A trong điều trị cho tất cả
các BN.
KẾT LUẬN
Sau 03 tháng điều trị 25 BN người lớn HCTH
kháng Corticoid, lệ thuộc Corticoid và tái phát
bằng CYC A kết hợp prednisolon liều thấp có
hiệu quả giảm phù, giảm đạm niệu một phần,
tăng albumin huyết thanh, cải thiện chức năng
thận. Tác dụng phụ ghi nhận nhiều nhất là suy
thận kế đến là tăng đường huyết. Chưa ghi nhận
sự khác biệt về các yếu tố tuổi, độ lọc cầu thận
lúc khởi trị, đạm niệu lúc bắt đầu điều trị và liều
tấn công của Cyclosporine A giữa 2 nhóm đáp
ứng và không đáp ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexopoulos E, Papagianni A, Tsamelashvili M, et al (2006).
“Induction and long-term treatment with cyclosporine in
membranous nephropathy with the nephrotic syndrome”.
Nephrol Dial Transplant, 21:3127 - 3132.
2. Cattran DC, et al (1999). “A randomized trial of cyclosporine in
patients with steroid-resistant focal segmental
glomerulosclerosis”. Kidney Int, 56:2220-2226.
3. Cattran DC, et al (2001). “Cyclosporine in patients with steroid-
resistant membranous nephropathy: A randomized trial”.
Kidney Int, 59:1484-1490.
4. Cattran D, Reich HN (2016). “Overview of therapy for
glomerular disease”. Brenner and Rector ‘s Kidney, pp.1161–1174.
Sauders Elsevier.
5. Guasch A, Suranyi M, Newton L, et al (1992). “Short-term
responsiveness of membranous nephropathy to cyclosporin”.
Am J Kidney Dis, 20:472 - 481.
6. Mason PD, Hoyer PF (2010). “Minimal change nephrotic
syndrome”. Comprehensive Clinical Nephrology, 4th ed,
pp.218-227. Elsevier Sauders.
7. Gao X, Ma Y, Sun L, et al (2014). “Cyclosporine A for the
treatment of refractory nephrotic syndrome with renal
dysfunction”. Experimental and TherapeuticMmedicine, 7:447-450.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_ngan_han_dieu_tri_hoi_chung_than_hu_khang.pdf