Tài liệu Đánh giá hiệu quả lâm sàng theo thang điểm VDS trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 40
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG THEO THANG ĐIỂM VDS
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI BẰNG LASER NỘI MẠCH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Trí Thanh*, Đào Duy Phương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của người
bệnh, trong đó dãn tĩnh mạch chân chiếm tỉ lệ khá cao ở những trường hợp suy tĩnh mạch chi dưới. Tại Việt
Nam, suy tĩnh mạch chi dưới đã trở thành vấn đề phổ biến với số lượt đến khám tại các cơ sở y tế liên quan ngày
càng nhiều và số trường hợp được điều trị phẫu thuật ngày càng tăng.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng theo thang điểm VDS trong điều
trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện dựa trên dữ liệu ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả lâm sàng theo thang điểm VDS trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 40
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG THEO THANG ĐIỂM VDS
TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI BẰNG LASER NỘI MẠCH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Trí Thanh*, Đào Duy Phương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của người
bệnh, trong đó dãn tĩnh mạch chân chiếm tỉ lệ khá cao ở những trường hợp suy tĩnh mạch chi dưới. Tại Việt
Nam, suy tĩnh mạch chi dưới đã trở thành vấn đề phổ biến với số lượt đến khám tại các cơ sở y tế liên quan ngày
càng nhiều và số trường hợp được điều trị phẫu thuật ngày càng tăng.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng theo thang điểm VDS trong điều
trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện dựa trên dữ liệu hồi cứu từ
hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 01/06/2017 đến
01/01/2018 thoả mãn các tiêu chí chọn mẫu. Đặc điểm người bệnh điều trị suy tĩnh mạch chi dưới được mô tả
cùng với việc đánh giá các hiệu quả lâm sàng sau can thiệp và mức độ hài lòng của người bệnh.
Kết quả: Trong 75 hồ sơ bệnh án thoả tiêu chí chọn mẫu, có 76,0% thuộc giới tính nữ và 76,0% nằm ở độ
tuổi từ 41 đến 70 tuổi. Nghiên cứu ghi nhận có 82,6% trường hợp có yếu tố nguy cơ do đứng hay ngồi lâu và
93,3% trường hợp có các triệu chứng cơ năng của bệnh. Đa số các trường hợp nằm ở độ 2 theo phân độ VDS
(69,3%) và độ C2 theo phân loại CEAP (77,3%). Sau khi can thiệp laser nội tĩnh mạch, kết quả cho thấy người
bệnh phục hồi nhanh hơn (93,3% trong 24 giờ đầu), vết mổ không đau hoặc đau không đáng kể (84,0%), cải thiện
triệu chứng rõ rệt (77,3%) và giảm độ VDS (p <0,05); hiệu quả tắc mạch của laser cao với 96,0% trường hợp tắc
hoàn toàn và không còn dòng chảy. Không có tai biến hay biến chứng nặng được ghi nhận trong nghiên cứu.
Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy những hiệu quả lâm sàng đạt được và mức độ hài lòng cao của người
bệnh khi được điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh, đồng thời cung cấp các căn cứ khoa học để Bệnh viện duy trì, phát triển các kỹ thuật điều trị hiện đại,
tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Từ khoá: suy van tĩnh mạch chi dưới; laser nội tĩnh mạch; thang điểm VDS
ABSTRACT
EVALUATION OF THE CLINICAL EFFECT ACCORDING TO VDS POINT LADDER ON THE
TREATMENT OF VARICOSE VEINS OF THE LOWER EXTREMITIES BY INTRAVENOUS LASER AT
UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN HO CHI MINH CITY
Vu Tri Thanh, Đao Duy Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 40 – 45
Backgrounds: Chronic various vein is a disease affecting to patients’ life badly. In which the varicose veins
of the legs occupy quite high rate in cases of varicose veins in the lower extremities. In Vietnam, varicose veins of
the lower extremities have become a common problem with an increasing number of examining to health facilities
and operating.
*Bộ môn phẫu thuật Lồng Ngực – Tim Mạch, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Vũ Trí Thanh ĐT: 0938999929 Email: drthanhtrinh2000@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 41
Objective: The study was conducted to evaluate the clinical effect according to VDS point ladder on the
treatment of varicose veins of the lower extremities by intravenous laser at University Medical Center in Ho Chi
Minh City.
Methods: Cross-sectional study based on medical records at University Medical Center in Ho Chi Minh
City from 1st June 2017 to 1st January 2018 satisfies the sampling criteria. Characteristics of patients treated for
varicose veins of the lower extremities are described along with assessing the clinical effects after intervention and
the satisfaction of patients.
Results: The 75 medical records were suitable to the criteria for selection, 76.0% were female and 76.0%
were between 41 and 70 years old. The study found 82.6% of risk factors due to standing or sitting for a long time
and 93.3% of cases had functional symptoms of the disease. The majority of cases are at level 2 according to VDS
classification (69.3%) and level C2 according to CEAP classification (77.3%). After intravenous laser
intervention, the results showed that patients recovered faster (93.3% in 24 hours), the incision is not painful or
insignificant (84.0%), improved symptoms significantly (77.3%) and decreased VDS (p <0.05). The effective
occlusion of laser is high with 96.0% of cases being completely blocked. No serious complications or accidents
were mentioned in the study.
Conclusions: Research showed that the achievement of clinical efficacy and the high level of satisfaction of
patients when they were treated for intravenous varicose veins by intravenous laser at University Medical Center
in Ho Chi Minh City. At the same time, it provided scientific foundations to maintain and develop advanced
treatment techniques so as to help improve treatment effectiveness and quality of health care.
Keywords: varicose veins of the lower extremities, intravenous laser, VDS point ladder
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh lý gây ảnh
hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của
người bệnh. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có từ 10-
35% người lớn mắc phải bệnh này. Loét chân do
tĩnh mạch cũng chiếm đến 4% trong số các
trường hợp trên 65 tuổi. Hàng năm, kinh phí
tiêu tốn cho điều trị đến hơn 1 tỷ USD, và bệnh
cũng làm mất đi 4,6 triệu ngày công làm việc(11,12).
Dãn tĩnh mạch chân chiếm tỉ lệ khá cao ở những
trường hợp suy tĩnh mạch chi dưới(16). Tại Việt
Nam, thống kê tại Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh trên 7569 lượt khám
cho thấy tỉ lệ có dãn tĩnh mạch chân là 15,9%(10).
Suy tĩnh mạch chi dưới đã trở thành vấn đề
phổ biến tại Việt Nam với số lượng đến khám và
điều trị tại các cơ sở y tế về các vấn đề liên quan
đến bệnh tĩnh mạch chân ngày càng tăng. Mặt
khác, xu hướng mới trong điều trị hiện nay trên
thế giới là ứng dụng các kỹ thuật điều trị xâm
lấn tối thiểu, mang tính hiệu quả và thẩm mỹ
cao, sử dụng các máy móc và thiết bị hiện đại.
Đa số các cơ sở trên thế giới đều dần thực hiện
kỹ thuật đốt tĩnh mạch hiển bằng laser hoặc
sóng siêu âm cao tần (RFA), thay thế cho kỹ
thuật lột tĩnh mạch hiển kinh điển (stripping),
vốn là kỹ thuật đang được thực hiện chủ yếu tại
nước ta từ trước đến nay.
Hiện nay, phương pháp laser nội tĩnh mạch
đã và đang thực hiện ở nhiều bệnh viện trong
nước nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh
giá hiệu quả của phương pháp này trong việc
điều trị suy tĩnh mạch chi dưới tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu
quả lâm sàng theo thang điểm VDS trong điều
trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh
mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện dựa
trên dữ liệu hồi cứu từ 75 hồ sơ bệnh án thoả
mãn các tiêu chí chọn mẫu tại Bệnh viện Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
01/06/2017 đến 01/01/2018. Các thông tin được
thu thập liên quan đến thông tin hành chính của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 42
người bệnh, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng và
cận lâm sàng, chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật,
các tai biến, biến chứng xảy ra và theo dõi hồi
phục sau phẫu thuật.
Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Các đặc điểm về người bệnh và các đánh
giá hiệu quả lâm sàng được thể hiện thông qua
tần số và tỉ lệ phần trăm cho các biến định
tính, hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
cho biến định lượng.
Phép kiểm Student T được sử dụng để so
sánh 2 giá trị trung bình, có ý nghĩa thống kê
khi p <0,05.
Dữ liệu được thống kê và xử lý với phần
mềm SPSS 20.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu
Trong 75 người bệnh được nghiên cứu, giới
tính nữ chiếm 76,0%. Tuổi trung bình của mẫu
nghiên cứu là 54 tuổi và dao động từ 30 đến 85
tuổi. Đa số người bệnh trong mẫu nghiên cứu
nằm ở độ tuổi từ 41 đến 70, chiếm tỉ lệ 76,0%
(Bảng 1). Việc đứng hay ngồi lâu trên 8 tiếng mỗi
ngày do tính chất công việc là yếu tố nguy cơ
phổ biến nhất trong mẫu nghiên cứu, với 82,6%.
Đa số các trường hợp (93,3%) đều có triệu chứng
cơ năng của bệnh, trong đó có đến 82,7% người
bệnh mô tả triệu chứng đau đớn thực sự xảy ra
sau khi đứng lâu hoặc sau khi làm việc, đi lại
nhiều (Hình 1).
Đánh giá theo VDS, mức độ trung bình là
1,85 ± 0,53 và phần lớn các trường hợp nằm ở độ
2 (69,3%). Theo phân độ CEAP, mức độ trung
bình ghi nhận được là 2,3 ± 1,2 và đa số các
trường hợp nằm ở độ C2 (77,3%) (Bảng 1). Kết
quả siêu âm mạch máu chi dưới trước mổ cho
thấy tất cả các trường hợp đều có trào ngược
tĩnh mạch nông, trong đó 77,3% có biểu hiện
đồng thời tại tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, nghiên
cứu còn ghi nhận có 94,7% trào ngược tĩnh mạch
hiển lớn, 6,6% trào ngược tĩnh mạch hiển bé và
2,6% có trào ngược cả 2 tĩnh mạch (Hình 1).
Bảng 1. Thông tin người bệnh được điều trị suy tĩnh
mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch
Tiêu chí mô tả
Số lượng người bệnh
N = 75 (%)
Thông tin hành chính
Giới tính
Nam 18 24,0
Nữ 57 76,0
Tuổi
21 – 30 tuổi 1 1,3
31 - 40 tuổi 12 16,0
41 – 50 tuổi 18 24,0
51 – 60 tuổi 21 28,0
61 – 70 tuổi 18 24,0
71 – 80 tuổi 3 4,0
81 – 90 tuổi 2 2,7
Phân độ VDS
Độ 1 17 22,7
Độ 2 52 69,3
Độ 3 6 8,0
Phân độ CEAP
Trung bình 1,85 ± 0,53
Độ C0 và C1 0 0,0
Độ C2 58 77,3
Độ C3 11 14,7
Độ C4 5 6,7
Độ C5 1 1,3
Độ C6 0 0
Trung bình 2,3 ± 1,2
Hình 1. Đặc điểm người bệnh được điều trị suy tĩnh
mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch
Hiệu quả lâm sàng sau điều trị suy tĩnh mạch
chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch
Trong vòng 1 tuần đầu sau thủ thuật, có 63
người bệnh (84,0%) không đau hoặc đau ít
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 43
không đáng kể; 70 người bệnh (93,3%) có thể
bước xuống giường và đi lại nhẹ nhàng gần như
bình thường không cần hỗ trợ trong vòng 24 giờ
đầu; và 58 trường hợp (77,3%) có cải thiện rõ,
giảm các triệu chứng lâm sàng, giảm độ VDS.
Khi tái khám sau 1 - 2 tuần, có 72 trường hợp
(96,0%) ghi nhận tĩnh mạch hiển tắc hoàn toàn
và không còn dòng chảy (Bảng 2).
Bảng 2. Đánh giá hiệu quả lâm sàng sau điều trị suy
tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch
Tiêu chí đánh giá
Số lượng
người bệnh
N = 75 (%)
Đau vùng vết mổ (1 tuần sau thủ thuật)
Không đau hoặc đau ít không đáng kể 63 84,0
Đau vừa, giới hạn nhẹ sinh hoạt và đi lại 12 16,0
Đau nhiều, không thể tự đi lại và sinh hoạt 0 0,0
Thời điểm hồi phục đi lại sau thủ thuật
Trong 24 giờ đầu sau mổ 70 93,3
Từ 24 đến 48 giờ sau mổ 3 4,0
Trên 48 giờ sau mổ 2 2,7
Cải thiện triệu chứng lâm sàng theo phân độ VDS
Có cải thiện rõ rệt, giảm độ VDS 58 77,3
Cải thiện ít, không cải thiện hoặc không rõ
rệt
17 22,7
Tình trạng nặng hơn, tăng độ VDS 0 0,0
VDS trung bình 0,53 ± 0,01
Hiệu quả tắc mạch của laser
Tắc hoàn toàn, không còn dòng chảy 72 96,0
Không hoàn toàn, còn dòng chảy nhỏ 3 4,0
Không tắc, còn dòng chảy 0 0,0
Mức độ hài lòng của người bệnh
Hoàn toàn hài lòng 18 24,0
Tương đối hài lòng 54 72,0
Không ý kiến 0 0
Không hài lòng 3 4,0
Phản đối, hối tiếc 0 0
Hai tác dụng phụ được ghi nhận sau can
thiệp gồm cảm giác căng như dây thừng dọc
theo đường đi của tĩnh mạch hiển một thời
gian (98,0%) và tình trạng bầm máu do xuất
tiết dọc theo 2 bên của đoạn tĩnh mạch được
điều trị (95,0%); không trường hợp tai biến hay
xuất hiện biến chứng được ghi nhận sau điều
trị. Đa số người bệnh (96,0%) hài lòng hoặc
tương đối hài lòng với kết quả điều trị do cải
thiện được các triệu chứng ở chân, thủ thuật
nhẹ nhàng, nhanh chóng, ít đau, mau hồi
phục, khá thẩm mỹ (Bảng 2).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu đã nêu được các đặc điểm chính
liên quan việc điều trị suy tĩnh mạch chi dưới
bằng laser nội mạch và các đánh giá về hiệu quả
lâm sàng sau can thiệp tại tại Bệnh viện Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
01/06/2017 đến 01/01/2018.
Kết quả cho thấy tỉ lệ người bệnh nữ chiếm
76,0%, gấp 3 lần so với nam giới. Điều này
tương đồng với nhiều nghiên cứu liên quan
được thực hiện trên thế giới(5,14,18). Nhóm tuổi
trung niên từ 40 đến 60 tuổi chiếm đa số với
52,0%, trong khi đó nhóm tuổi từ 60 trở lên lại
chiếm tỉ lệ ít hơn (30,7%). Mặc dù tuổi tác là
một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của dãn
tĩnh mạch(8), sự khác biệt có thể được giải thích
do nghiên cứu không được thiết kế thiên về
dịch tễ học, với cỡ mẫu đủ lớn và được khảo
sát đại trà trong cộng đồng. Ngoài ra, nhóm
bệnh lớn tuổi cũng thường bị các bệnh lý khác
quan trọng hơn chi phối và có thể ít được lựa
chọn để phẫu thuật hơn do có chống chỉ định
vì các bệnh lý nội khoa khác kèm theo.
Phân loại CEAP được phát triển để phân biệt
giữa các khía cạnh hình thái và chức năng của
dãn tĩnh mạch. Nghiên cứu ghi nhận phần lớn
người bệnh (98,7%) nằm ở độ C2-C4, trong đó
độ C2 chiếm 77,3%. Kết quả này tương tự với
một nghiên cứu khác liên quan đến suy tĩnh
mạch chi dưới(13). Không có chỉ định laser cho các
trường hợp mức độ nhẹ, nên không ghi nhận độ
C0 và C1. Phân độ VDS được dùng để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của bệnh lý tĩnh mạch chi
dưới lên chất lượng sống. Theo đó, đa số các
trường hợp nằm ở độ 2 (6,3%), nghĩa là phần lớn
các trường hợp phụ thuộc vào điều trị nội khoa
bảo tồn bằng thuốc và vớ áp lực. Các triệu chứng
cơ năng ghi nhận trong nghiên cứu đều được
mô tả tương tự trong y văn(1), tuy nhiên, nhiều
thống kê y học lại cho thấy không có hoặc có rất
ít mối liên quan giữa các triệu chứng cơ năng với
sự hiện diện và mức độ trầm trọng của tình
trạng dãn tĩnh mạch(2,3,4). Nghiên cứu áp dụng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 44
can thiệp cho các trường hơp có tĩnh mạch hiển
dãn có kích thước trên 5 mm, có dòng trào
ngược trên siêu âm và có triệu chứng lâm sàng
kèm theo. Kết quả siêu âm trước mổ cho thấy
100% trường hợp có trào ngược tĩnh mạch nông,
trong đó 77,3% đồng thời trào ngược tĩnh mạch
sâu và 94,7% trào ngược tĩnh mạch hiển lớn.
Đường kính trung bình ở quai và ở thân của tĩnh
mạch hiển lớn bị dãn lần lượt là 7,8 2,4 mm và
6,2 1,6 mm; tương ứng đối với trường hợp tĩnh
mạch hiển bé bị dãn là 6,3 1,2 mm và 5,4 0,3
mm. Điều này phù hợp với chỉ định điều trị laser
nội tĩnh mạch cho những trường hợp dãn tĩnh
mạch được nêu ra trong nhiều nghiên cứu liên
quan(6,9,13,15).
Đánh giá tình trạng người bệnh sau can
thiệp, nghiên cứu ghi nhận có 84,0% các trường
hợp cảm thấy đau ít, không đáng kể, có thể sinh
hoạt và đi lại dễ dàng sau mổ và không có
trường hợp nào đau nhiều sau mổ, cần hỗ trợ
trong đi lại và sinh hoạt trong những ngày đầu.
Có 95,0% trường hợp có tình trạng xuất huyết da
khu trú dọc theo đường đi của tĩnh mạch hiển bị
đốt do sự xuất tiết của máu ra mô xung quanh
qua các lỗ thủng trên thành tĩnh mạch được tạo
ra khi phát tia laser(6,7,17). Triệu chứng bầm máu
sẽ giảm dần và biến mất sau 1 – 2 tuần, do đó
người bệnh cần được giải thích rõ ràng trước và
sau điều trị. Kết quả cho thấy có 70 trường hợp
(93,3%) người bệnh có thể bước xuống giường
và đi lại nhẹ nhàng gần như bình thường không
cần hỗ trợ trong vòng 24 giờ đầu sau thủ thuật.
Với lợi điểm ít xâm lấn, phương pháp điều trị
laser nội tĩnh mạch làm giảm số ngày nằm viện
và số ngày điều trị đáng kể, đây được xem như
một ưu điểm nổi trội so với phương pháp phẫu
thuật kinh điển(6,7,15,17). Liên quan đến hiệu quả
tắc mạch của laser, không phát hiện trường hợp
nào có huyết khối gây tắc tĩnh mạch đùi hoặc
còn dòng chảy trên một đoạn dài; 72 trường hợp
(96,0%) được ghi nhận tắc hoàn toàn tĩnh mạch
hiển lớn trên toàn bộ chiều dài được đốt bằng
laser. Kết quả điều trị này tương đồng với một
số nghiên cứu nước ngoài(9,13,17) cho thấy hiệu quả
tắc mạch đáng kể của phương pháp laser nội
tĩnh mạch. Nghiên cứu cũng ghi nhận có 58
trường hợp (77,3%) có cải thiện rõ rệt các triệu
chứng lâm sàng và giảm độ VDS với mức khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Đối với 17
trường hợp (22,7%) cải thiện không nhiều, dưới
50%, hoặc không rõ lắm khi được hỏi, suy tĩnh
mạch sâu lại là chủ yếu. Để khắc phục, người
bệnh được tiếp tục điều trị bằng băng ép và các
thuốc hướng tĩnh mạch sau khi can thiệp bằng
phương pháp laser nội tĩnh mạch.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã cho thấy những hiệu quả lâm
sàng đạt được và mức độ hài lòng cao của người
bệnh khi được điều trị suy tĩnh mạch chi dưới
bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
01/06/2017 đến 01/01/2018. Các kết quả thu được
từ nghiên cứu là căn cứ khoa học để Bệnh viện
duy trì, mở rộng việc ứng dụng phương pháp
laser nội tĩnh mạch, cũng như phát triển các kỹ
thuật điều trị khác hiện đại, tiên tiến, có độ an
toàn cao và ít biến chứng, giúp nâng cao hiệu
quả điều trị và chất lượng chăm sóc sức khoẻ
cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew B, Vaughan R (2009). Clinical presentation and
assessment of patients with venous disease. Handbook of Venous
disorders 3rd edition, pp.331.
2. Bradbury AW, Evans CJ, Allan PL (1999). "What are the
symptoms of varicose veins? Edinburgh vein study cross
sectional population survey". British Med Journal, pp.353.
3. Bradbury AW, Ruckley CV (1998). "Venous reflux and chronic
venous insufficiency". Practical Vascular Surgery, Stamford:
Appleton and Lange, pp.475.
4. Bradbury AW, Ruckley CV (1998). "Venous symptoms and
signs and the results of duplex ultrasound: do they agree?" The
Epidemiology and Management of venous disease, London.
Springer Verlag.
5. Criqui MH, Jamosmos JM, Fronek AT (2003). "Chronic venous
disease in an ethnically diverse population: the San Diego
population study ". Am J Epidemiol, pp.448.
6. Darwood RJ, Gough MJ (2009). "Endovenous laser treatment for
uncomplicated varicose veins". Phlebology, 25(1):50-61.
7. De Medeiros CAF, Luccas GC (2005). "Comparison of
Endovenous Treatment with an 810 nm Laser versus
Conventional Stripping of the Great Saphenous Vein in Patients
with Primary Varicose Veins". Dermatologic Surgery, 31:1685-
1694.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 45
8. Eberhard R, Felizitas P (2009). Epidemiology of chronic venous
disorders. Handbook of Venous disorders 3rd edition AVF, pp.105.
9. Navarro L, Min RJ, Boné C (2001). "Endovenous Laser:A new
minimally invasive method of treatment for varicose vein -
Preliminary Observations Using an 810 nm Diode Laser".
Dermatologic Surgery, 27(2):117-122.
10. Nguyễn Hoài Nam, Lê Phi Long (2007). "Kết quả điều trị ngoại
khoa dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính". Y học TP. Hồ Chí Minh,
pp.422.
11. Pappas PJ, Lal BK (2009). Pathogenesis of varicose veins and
cellular pathophysiology of chronic venous insufficiecy.
Handbook of Venous disorders 3rd edition AVF, pp.56.
12. Porter JM (1995). "International Concensus Committee on
chronic venous disease – Reporting standards in venous disease
: An update". J Vasc Surg, pp.21.
13. Puggioni A, Kalra M, Carmo M, Mozes G, Gloviczki P (2005).
"Endovenous laser therapy and radiofrequency ablation of the
great saphenous vein: analysis of early efficacy and
complication". J Vasc Surg, 42(3):488-493.
14. Puggioni A, Marks N (2009). "The safety of radiofrequency
ablation of the great saphenous vein in patients with previous
venous thrombosis". J Vasc Surg, pp.1248.
15. Phan Thanh Hải, Nguyễn Văn Việt Thành, Hồ Khánh Đức
(2010). "Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương
pháp laser nội tĩnh mạch với laser diode bước sóng 810 mm". Y
học TP. Hồ Chí Minh, 14 (1):168-173.
16. Rabe E, Pannier Fischer F, Bromen K (2003). "Bonn Vein Study
of the German Society for Phlebology - Epidemiological
investigation using the questionaires for the incidence ofchronic
venous disease in the urban and rural population". Phlebologie,
pp.14.
17. Rasmussen LH, Bjoern L, Lawaetz M, Blemings A, Lawaetz B,
Eklof B. (2007). "Randomized trial comparing endovenous laser
ablation of the great saphenous vein with high ligation and
stripping in patients with varicose veins: short-term results". J
Vasc Surg, 46(2):308-315.
18. Ravi R, Trayler EA, Barrett DA (2009). "Endovenous thermal
ablation of superficial venous insufficiency of the lower
extremity: single-center experience with 3000 limbs treated in a
7-year period". J Endovasc Ther, pp.500.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_lam_sang_theo_thang_diem_vds_trong_dieu_tr.pdf