Đánh giá hiệu quả hóa trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa bước 2 bằng paclitaxel + capecitabine mỗi tuần

Tài liệu Đánh giá hiệu quả hóa trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa bước 2 bằng paclitaxel + capecitabine mỗi tuần: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 627 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN TIẾN XA BƯỚC 2 BẰNG PACLITAXEL + CAPECITABINE MỖI TUẦN Quách Thanh Hưng*, Trần Vĩnh Hưng*, Nguyễn Phúc Nguyên*, Võ Hữu Nhân*, Võ Huy Cường*, Dương Thanh Hải* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn xa sau hóa trị bước 1 với platinum rất thường gặp trên lâm sàng, tổng trạng kém, tiên lượng rất xấu. Tỷ lệ sống còn 5 năm thấp. Hiện chưa có phác đồ điều trị bước hai cho kết quả khả quan. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy hóa trị phối hợp nhóm taxane với các thuốc kháng bướu nhóm khác điều trị ung thư dạ dày kéo dài thời gian sống còn và thời gian sống bệnh không tiến triển, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được thống nhất. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả hóa trị bước hai ung thư dạ dày giai đoạn với phác đồ phối hợp Paclitaxel + Capecitabine mỗi tuần. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả hóa trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa bước 2 bằng paclitaxel + capecitabine mỗi tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 627 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN TIẾN XA BƯỚC 2 BẰNG PACLITAXEL + CAPECITABINE MỖI TUẦN Quách Thanh Hưng*, Trần Vĩnh Hưng*, Nguyễn Phúc Nguyên*, Võ Hữu Nhân*, Võ Huy Cường*, Dương Thanh Hải* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn xa sau hóa trị bước 1 với platinum rất thường gặp trên lâm sàng, tổng trạng kém, tiên lượng rất xấu. Tỷ lệ sống còn 5 năm thấp. Hiện chưa có phác đồ điều trị bước hai cho kết quả khả quan. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy hóa trị phối hợp nhóm taxane với các thuốc kháng bướu nhóm khác điều trị ung thư dạ dày kéo dài thời gian sống còn và thời gian sống bệnh không tiến triển, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được thống nhất. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả hóa trị bước hai ung thư dạ dày giai đoạn với phác đồ phối hợp Paclitaxel + Capecitabine mỗi tuần. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát thời gian sống bệnh không tiến triển (PFS-2), đánh giá đáp ứng lâm sàng và cận lâm sàng theo tiêu chuẩn Recist, tác dụng phụ hóa trị B2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 58 BN ung thư dạ dày (adenocarcinoma) tiến triển với hóa trị bước 1, được hóa trị bước 2 với phác đồ Paclitaxel 100mg/m2 da/ngày 1 và 8 + capecitabin 2000mg/m2 da/ngày 1- 14; chu kỳ mỗi 3 tuần. Kết quả: kết quả thời gian sống bệnh không tiến triển trung vị (PFS-2) là 6,78 tháng, thời gian sống bệnh không tiến triển trung bình là 6,78 ± 4,68 tháng. Đáp ứng hoàn toàn có 2/58 BN chiếm 3,4%; đáp ứng một phần 44/58 BN (75,8%) và 4/58 (6,9%) bệnh ổn định, 8/58 (13,9%) bệnh nhân tiến triển bước 2. Hầu hết các BN dung nạp tốt với thuốc, tác dụng phụ gồm có giảm bạch cầu hạt độ II- III (10/58 BN), tê bì tay chân 75,8% (44/58 BN), buồn nôn + nôn ít (3/58 BN). Kết luận: Hóa trị bước 2 Phác đồ Paclitaxel+ Capecitabine bước đầu cho thấy hiệu quả trong carcinoma dạ dày di căn, tiến triển hóa trị bước 1. Tỷ lệ đáp ứng và độc tính ở mức có thể chấp nhận được, đồng thời có cải thiện chất lượng cuộc sống cho BN. Nhưng cần tiếp tục theo dõi và nghiên cứu thêm. Từ khóa: Ung thư dạ dày tiến xa, paclitaxel, capecitabine. ABSTRACT EFFICACY OF PACLITAXEL AND CAPECITABINE WEEKLY REGIMEN AS SECOND-LINE THERAPY IN ADVANCED GASTRIC CANCER Quach Thanh Hung, Tran Vinh Hung,Nguyen Phuc Nguyen, Vo Huu Nhan, Vo Huy Cuong, Duong Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 627 - 633 Introduction: Advanced and metastatic gastric cancer usually come into progression after first-line chemotherapy. Most of patients are poor prognosis. However, there are still no optimal therapy established in second-line setting. Recently, preliminary evidence have shown the efficacy of paclitaxel combining with other chemotherapeutic drugs in term of improving PFS and OS.Objective: the aim of this study was to evaluate the activity and toxicity of a combination regimen of Paclitaxel and Capecitabine weekly as second-line chemotherapy for pretreated patients with advanced, metastatic, or both, gastric adenocarcinoma. Materials and Methods: Patients with pretreated metastatic disease were enrolled. They received Paclitaxel * Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS. Quách Thanh Hưng ĐT: 0918411401 . Email: thanhhungbaclieu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 628 (100 mg/m2/d) on day 1 and 8 and Capecitabine (2000 mg/m2/d) on day 1 to 14 every 3 weeks. The disease evaluation was done every 3 cycles. Results: Among the 58 patients we observed, there were 2 (3.4%) complete responses, 44 (75.8%) partial responses, and 4 (6.9%) stable diseases. The median PFS was 6.7 months. Most of patients were well tolerable with the regimen. The common toxicities are grade 2-3 neutropenia (10 pts), peripheral neuropathy (44 pts), and nausea/vomiting (3 pts). Conclusion: The combination of Paclitaxel-Capecitabine is an active and well tolerated second-line treatment in pretreated gastric cancer patients. Further studies are needed to test its role in first-line treatment. Keyword: Advanced and metastatic gastric cancer, paclitaxel, capecitabine, second- line. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính thường gặp, tần suất đứng hạng thứ hai sau ung thư phổi trên thế giới và thứ ba tại việt nam. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam gấp đôi nữ. Xuất độ mắc bệnh tăng theo tuổi, thường gặp nhất là 50-70 tuổi(5). Carcinom tuyến dạ dày chiếm 95%, có tiên lượng xấu, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn trễ, trừ một vài quốc gia phát triển như Nhật bản, Mỹ, Hàn quốc(1,2). Tỷ lệ tử vong ung thư dạ dày đứng hàng thứ 2 nguyên nhân tử vong do ung thư, nam là 17,5%, nữ là 11,2% trên thế giới. Tỷ lệ sống còn được cải thiện qua 2 thập niên vừa qua. Theo SEER tỷ lệ sống 5 năm vào năm 1973 và 1997 là 15,4% và 21,8%, còn tại Nhật tỷ lệ sống còn chung 5 năm là trên 50% và trên 90% giai đoạn sớm có can thiệp điều trị(4). Tỷ lệ sống còn phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh. Hiện tại chưa biết rõ về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn, nhiễm Helicobacter pylori, tổn thương có sẵn ở dạ dày và đột biến gen sinh ung. Điều trị carcinoma dạ dày là điều trị phối hợp đa mô thức phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó hóa trị hỗ trợ và tân hỗ trợ nhằm giảm tỷ lệ tái phát, cải thiện thời gian sống bệnh không tiến triển và tỷ lệ sống còn. Hiện nay đa hóa trị ung thư dạ dày thường phối hợp nhóm platin và nhóm 5-FU làm nền tảng, kết hợp với các nhóm kháng bướu khác có cơ chế tác động bổ sung như Epirubicin, nhóm Taxane, tuy nhiên vẫn chưa có phác đồ nào đạt hiệu quả nổi bật. Việc phối hợp hóa trị với các nhóm thuốc trúng đích như Herceptin, Panitumumab cho kết quả khả quan hơn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lâm sàng báo cáo hàng loạt 58 trường hợp hóa trị bước 2 (B2) carcinoma dạ dày tiến triển sau hóa trị bước 1 phác đồ có platin. Phác đồ bước 2: Paclitaxel 100mg/m2 da/ ngày 1 và 8 + capecitabin 2000mg/ m2 da/ ngày 1- 14; chu kỳ mỗi 3 tuần. Ghi nhận kết quả: lâm sàng, cận lâm sàng, thời gian sống bệnh không tiến triển B2 (PFS-2), tỷ lệ đáp ứng và độc tính của phác đồ theo tiêu chuẩn Recist 2.0. Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 21. KẾT QUẢ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Giới tính và tuổi Tỷ lệ nam chiếm 81% (47/58), gấp 4 lần so với nữ chiếm tỷ lệ 19%, nam/nữ=4,27/1, p=0,0002. Bảng 1: Tỉ lệ nam nữ Giới Số BN Tỷ lệ Nam 47/58 81% Nữ 11/58 19% Độ tuổi trung bình là 59,31±12,349, từ 33 đến 90 tuổi. Lâm sàng Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận đau bụng: chiếm 96% các trường hợp với các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 629 mức độ khác nhau, không liên quan đến ăn uống, đây cũng là triệu chứng chính bệnh tiến triển. Vàng da vàng mắt 8/58 (13,7%) BN do tổn thương hạch di căn vùng rốn gan chèn ép đường mật ngoài gan hoặc do ung thư dạ dày xâm lấn vùng rốn gan (phát hiện trên CT). 8 TH này đều không có can thiệp đường mật (PTBD hay stent). Dịch ổ bụng: qua nghiên cứu 58 TH chúng tôi ghi nhận được 36 BN không có dịch ổ bụng chiếm tỷ lệ 62,1%; có dịch ổ bụng 37,9% (22/58), trong đó dịch ổ bụng lượng nhiều chiếm 20,7% (12/58). Chọc dịch làm cell bloc ra kết quả 4/22 (18,2%) tìm thấy tế bào ác. Nôn máu-tiêu phân đen: ghi nhận được 35 ca tiêu phân đen sệt khắm chiếm tỷ lệ 60,3% . Tổng trạng BN (ECOG) Tổng trạng BN được đánh giá theo thang điểm ECOG (Eastern Cooperative Oncology Group) gồm thang điểm từ 0 (hoàn toàn bình thường) đến 5 (chết), ECOG 1 chiếm 84,5% (49/58), còn lại là ECOG 2 với 9 BN chiếm tỷ lệ 15,5%. Phẫu thuật loại bỏ khối bướu Tiến hành phân tích 2 nhóm BN: nhóm 1 là BN được phẫu thuật triệt căn cắt bỏ dạ dày chứa khối bướu và nạo hạch DII, và nhóm 2 BN không cắt bỏ được hoàn toàn khối bướu, hoặc phẫu không đúng tiêu chuẩn hoặc BN quá chỉ định phẫu thuật cắt bướu và chỉ được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết dạ dày qua nội soi hoặc nội soi ổ bụng thám sát sinh thiết u dạ dày hoặc hạch vùng hoặc cơ quan di căn. Qua đó chúng tôi ghi nhận được có 33 TH được phẫu thuật triệt căn chiếm 56,9% và 25 BN không được phẫu triệt căn chiếm 43,1% (chỉ mở hỗng tràng nuôi ăn), p=0,358 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tái phát- Di căn Ghi nhận từ 58 BN có 84,5% (49/58) tổn thương di căn trên hình ảnh học (một chỗ, nhiều chỗ): có 1/58 (1,7%) di căn buồng trứng, 5/58 (8,6%) BN di căn gan, 1/58 (1,7%) di căn phổi, 2/58 (3,4%) di căn cả gan và phổi, 22/58 (37,9%) BN di căn phúc mạc ổ bụng, 26/58 (44,8%) di căn hạch ngoài vùng. Trong đó có 8/58 (13,8%) BN tái phát tại chỗ miệng nối thông qua kết quả sinh thiết trong nội soi dạ dày kiểm tra định kỳ. Cận lâm sàng CEA và CA19-9: có 35/58 (60,3%) trường hợp CA19.9 tăng trung bình là 416 U/ml, 16/58 (27,5%) TH CEA tăng 73 ng/ml, 14/58 (24,1%) TH tăng cả hai, trước khi điều trị B2. Kết quả điều trị bước 2 Thời gian sống bệnh không tiến triển hóa trị B2 (PFS-2): Ghi nhận từ nghiên cứu 58 ung thư dạ dày tiến triển với hóa trị bước 1, tiến hành hóa trị bước 2 với paclitaxel + capecitabin có một số đặc điểm như sau: số chu kỳ hóa trị trung bình là 5,23 ± 2,16 (3-10 chu kỳ), PFS-1 trung bình là 6,7 tháng; kết quả thời gian sống bệnh không tiến triển trung vị (PFS-2) là 6,78 tháng, thời gian sống bệnh không tiến triển trung bình là 6,78 ± 4,63 tháng. Đánh giá đáp ứng Nghiên cứu này đánh giá đáp ứng dựa vào kết quả CT scan theo tiêu chuẩn RECIST. Ngoài ra NC ghi nhận cải thiện lâm sàng và chất lượng cuộc sống: Bảng 2: Đáp ứng lâm sàng Triệu chứng Trước hóa trị Sau hóa trị Đau bụng Đau nhiều,thuốc giảm đau (96% TH) Bớt đau, dùng rất ít thuốc ( hầu hết TH) Tiêu phân đen Phân đen (60,3%) Phân đen (8,6%) Báng bụng +++ + Vàng mắt Vàng sậm (13,7%) Hết vàng (13,7%) Tác dụng phụ của Paclitaxel+capecitabin Lở miệng Có 3/58 BN chiếm 5,2% lở miệng độ 1 tự lành, không BN nào bị lở miệng độ 2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 630 Nôn ói sau truyền hoá chất cũng làm BN mất nước điện giải gây tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, tuy nhiên chỉ 3/58 BN chiếm tỷ lệ 5,2% là có nôn ói ít, còn lại không BN nào nôn ói sau truyền, đó cũng nhờ một phần rất lớn từ thuốc hỗ trợ trước truyền gồm Methylprednison + Ranitidin + Onsetron được tiêm mạch trước truyền. Ngoài ra bệnh nhân có than chán ăn, tiêu chảy không đáng kể. Rụng tóc 28/58 BN bị rụng tóc chiếm 48,2%, trong đó 14 BN bị rụng tóc độ 2 chỉ sau 1 chu kỳ. Hội chứng bàn tay- bàn chân Với 44/58 BN chiếm 75,8%, trong đó có 5/58 độ 2 và 1 độ 3 ở chu kỳ 6 ngưng điều trị, còn lại là độ 1. Bảng 3: Tác dụng phụ trên lâm sàng Tác dụng phụ Độ 0 Độ 1 Độ 2 Chán ăn 43/58(74,14%) 15/58(25,86%) 0/58 (0%) Lở miệng 55/58 (94,82%) 3/58 (5,17%) 0/58 (0%) Rụng tóc 30/58 (51,72%) 14/58 (24,14%) 14/58 (24,14%) Nôn ói 55/58 (94,82%) 3/58 (5,17%) 0/58 (0%) Tiêu chảy 53/58 (91,37%) 5/58 (8,62%) 0/58 (0%) Độc tính trên máu Giảm bạch hạt ghi nhận được với tỷ lệ là 25,8% (15/58) và 7 TH giảm độ 2 phải dùng thuốc Filgrastim thường xuyên để kích thích dòng bạch cầu hạt, 10 BN thiếu máu nặng chiếm 17,2% cần phải bù máu, 5/58 BN có giảm tiểu cầu, trong đó có 1 BN giảm tiểu cầu dưới 20K/µL nhưng không có dấu xuất huyết nên chúng tôi theo dõi không bù tiểu cầu, kèm theo đó BN có giảm thêm dòng hồng cầu do ung thư xâm lấn tuỷ. BÀN LUẬN Giới tính và tuổi Tỷ lệ nam chiếm 81% (47/58), gấp 4 lần so với nữ chiếm tỷ lệ 19%, nam/nữ=4,27/1, p=0,0002 cho thấy sự khác biệt nam nữ có ý nghĩ thống kê, giống như nghiên cứu của Vũ Quang Toàn (2012) gồm 152 BN nam/nữ=3,1/1. Độ tuổi trung bình là 59,31 ± 12,349 từ 33 đến 90 tuổi. Barreto (2014) trong một nghiên cứu ở Ấn Độ cũng gặp độ tuổi gần tương đương với độ tuổi trung bình 51 tuổi. Nam nhiều hơn chiếm 75%. Nghiên cứu của Bang (2010) với 1.035 bệnh nhân UTDD giai đoạn II-IIIB ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan thấy tuổi trung bình ở khoảng 56 (nhóm phẫu thuật đơn thuần là 55,8 và nhóm điều trị bổ trợ là 56,1). Bệnh cũng chủ yếu gặp ở nam với tỷ lệ chiếm 70% (khoảng 2,3/1). Sasako (2008) trong một nghiên cứu tại Nhật Bản gặp tuổi mắc trung bình cao hơn ở khoảng 60 tuổi. Nam cũng chiếm tỷ lệ đa số, khoảng 70%(1,3). Nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy độ tuổi mắc trung bình cao hơn như Cunningham trong nghiên cứu MAGIC (2006) gặp tuổi mắc trung bình là 62, tỷ lệ nam/nữ là 3,7/1. Nghiên cứu REAL-2 (2009) thì tuổi mắc trung bình là 63, tỷ lệ nam/nữ là 4,1/1. Tại Hoa Kỳ, theo thống kê trong thời gian 1992-1999 cũng cho thấy độ tuổi mắc bệnh và tỷ lệ giới cũng tương tự khu vực Châu Á, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhiều. Cận lâm sàng CEA và CA19-9: có 35/58 (60,3%) trường hợp CA19.9 tăng trung bình là 416 U/ml, 16/58 (27,5%) TH CEA tăng 73 ng/ml, 14/58 (24,1%) TH tăng cả hai, trước khi điều trị B2. Đây cũng là cơ sở theo dõi điều trị và các dấu ấn ung thư này không phải là yếu tố chính để đánh giá đáp ứng hay tiên lượng bệnh. Đối với những trường hợp vàng da tắc mật thì bilirubin tăng cao, men gan tăng gấp 2 lần. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 631 Kết quả điều trị bước 2 Thời gian sống bệnh không tiến triển hóa trị B2 (PFS-2) Ghi nhận từ nghiên cứu 58 ung thư dạ dày tiến triển với hóa trị bước 1, tiến hành hóa trị bước 2 với paclitaxel + capecitabin có một số đặc điểm như sau: số chu kỳ hóa trị trung bình là 5,23±2,16 (3-10 chu kỳ), PFS-1 trung bình là 6,7 tháng; kết quả thời gian sống bệnh không tiến triển trung vị (PFS-2) là 6,78 tháng, thời gian sống bệnh không tiến triển trung bình là 6,78 ± 4,63 tháng. Kết quả này có khác hơn so với các nghiên cứu của Kang (Hàn quốc) PFS là 5,6 tháng và một số nghiên cứu quốc tế khác PFS từ 4,5-12 tháng. Cho đến hiện nay có ít nghiên cứu hóa trị ung thư dạ dày B2 với pac+cape được công bố, nên chúng tôi có ít số liệu để so sánh. Kết quả bước đầu cho thấy phác đồ này có hiệu quả cải thiện được thời gian sống còn bệnh không tiến triển hóa trị B2 ung thư dạ dày di căn. Chúng tôi tiếp tục theo dõi và đánh giá thời gian sống còn của bệnh nhân. Đánh giá đáp ứng Phân tích 22 TH báng bụng trước, giữa và sau hoá trị: trước hoá trị chúng tôi ghi nhận được có 5 BN dịch ổ bụng lượng ít, 5 BN dịch ổ bụng trung bình, 12 BN dịch ổ bụng lượng nhiều, NC cho thấy 15 BN đáp ứng rất tốt dịch ổ bụng giảm đáng kể sau hoá trị, trong đó có 3 TH đáp ứng hoàn toàn không dịch ổ bụng. Việc dịch báng giảm làm cho chất lượng sống của bệnh nhân cải thiện rõ rệt, 2 BN cải thiện không rõ, 5 BN không cảm nhận được do dịch báng lượng ít. Nhưng việc đánh giá đáp ứng không dựa vào dịch ổ bụng. Đánh giá chung, chúng tôi ghi nhận được đáp ứng hoàn toàn có 2/58 BN chiếm 3,4%; đáp ứng một phần 44/58 BN (75,8%) và 4/58 bệnh ổn định, 8 BN tiến triển. So sánh với các nghiên cứu trên thến giới: tỷ lệ đáp ứng của Kang là 48,9%, Murad là 65,5% và một số tác giả khác là 42,3%. Nhìn chung tỷ lệ đáp ứng của NC này khá cao so với các tác giả điều này có thể giải thích phác đồ chúng tôi áp dụng là điều trị mỗi tuần với liều paclitaxel thấp 100mg/m2 da, còn các tác giả sử dụng liều paclitaxel 175mg/m2 da mỗi 3 tuần. Phác đồ của chúng tôi có ưu điểm hơn là do sử dụng liều thấp kéo dài nên bệnh nhân có tổng trạng kém cũng có thể hóa trị được và số bệnh nhân điều trị đủ trên 6 chu kỳ chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên với mẫu NC này nhỏ nên chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tác dụng phụ của Paclitaxel+capecitabin Nôn ói sau truyền hoá chất cũng làm BN mất nước điện giải gây tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, tuy nhiên chỉ 3/58 BN chiếm tỷ lệ 5,2% là có nôn ói ít, còn lại không BN nào nôn ói sau truyền, đó cũng nhờ một phần rất lớn từ thuốc hỗ trợ trước truyền gồm Methylprednison + Ranitidin + Onsetron được tiêm mạch trước truyền. Ngoài ra bệnh nhân có than chán ăn, tiêu chảy không đáng kể. Hình 1: Hình ảnh vàng mắt giảm sau hóa trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 632 Hình 2: Đáp ứng hóa trị trên MSCT Rụng tóc: 28/58 BN bị rụng tóc chiếm 48,2%, trong đó 14 BN bị rụng tóc độ 2 chỉ sau 1 chu kỳ. Hội chứng bàn tay- chân: với 44/58 BN chiếm 75,8%, trong đó có 5/58 độ 2 và 1 độ 3 ở chu kỳ 6 ngưng điều trị, còn lại là độ 1. Độc tính trên máu: Giảm bạch hạt ghi nhận được với tỷ lệ là 25,8% (15/58) và 7 TH giảm độ 2 phải dùng thuốc Filgrastim thường xuyên để kích thích dòng bạch cầu hạt, 10 BN thiếu máu nặng chiếm 17,2% cần phải bù máu, 5/58 BN có giảm tiểu cầu, trong đó có 1 BN giảm tiểu cầu dưới 20K/µL nhưng không có dấu xuất huyết nên chúng tôi theo dõi không bù tiểu cầu, kèm theo đó BN có giảm thêm dòng hồng cầu do ung thư xâm lấn tuỷ. Độc tính gan, thận: chúng tôi ghi nhận không có BN nào bị ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng men gan (AST, ALT) thì có 14/58 BN (24,1%), trong đó có 8 BN men gan tăng cao phải kéo dài thời gian giữa 2 chu kỳ điều trị. Chưa ghi nhận TH nào tử vong do tác dụng phụ của thuốc. KẾT LUẬN Hóa trị bước 2 carcinoma tuyến dạ dày tiến xa với paclitaxel+capecitabin sau thất bại với hóa trị bước 1 phác đồ có platin: kết quả thời gian sống bệnh không tiến triển trung vị (PFS-2) là 6,78 tháng, thời gian sống bệnh không tiến triển trung bình là 6,78 ± 4,68 tháng. Đáp ứng hoàn toàn có 2/58 BN chiếm 3,4%; đáp ứng một phần 44/58 BN (75,8%) và 4/58 (6,9%) bệnh ổn định, 8/58 (13,9%) bệnh nhân tiến triển bước 2. Hầu hết các BN dung nạp tốt với thuốc. Tác dụng phụ gồm có giảm bạch cầu hạt độ II- III 17,2% (10/58 BN), tê bì tay chân 75,8% (44/58 BN), buồn nôn + nôn ít 5% (3/58 BN). Kết quả nghiên cứu cho thấy phác đồ paclitaxel + capecitabin mỗi tuần điều trị B2 ung thư dạ dày tiến tiến triển bước 1, có hiệu quả cải thiện được thời gian sống bệnh không tiến triển, tỷ lệ đáp ứng khá cao hy vọng có thể cải thiện được tỷ lệ sống còn. Phác đồ dễ dung nạp, an toàn, tác dụng phụ và độc tính có thể chấp nhận được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baize S, Abakar-Mahamat A, Mounier N, Berthier F, Caroli- Bosc FX (2009). Phase II study of paclitaxel combined with capecitabine as second-line treatment for advanced gastric carcinoma after failure of cisplatin-based regimens. Cancer Chmother Pharmacol. 2009 Aug; 64(3): 549-55. 2. Cunningham D, Starling N, Rao S, Iveson T, Nicolson M, Coxon F, Middleton G, Daniel F, Oates J, Norman AR (2008). Capecitabine and Oxaliplatin for Advanced Esophagogastric Cancer (REAL-2) .N Engl J Med 2008; 358:36-46 3. Diệp Bảo Tuấn (2005). Ung thư dạ dày: chẩn đoán và điều trị, Luận án chuyên khoa II, Chuyên ngày Ung thư, Đại học Y Dược Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 633 TP Hồ Chí Minh. 4. Kang HJ, Chang HM, Kim TW, Ryu MH, Sohn HJ, Yook JH, Oh ST, Kim BS, Lee JS, Kang YK (2008). A phase II study of paclitaxel and capecitabine as a first-line combination chemotherapy for advanced gastric cancer. British journal of cancer. 98. 316-22. 10.1038/sj.bjc.6604186. 5. Murad A, Santiago FF, Ptetroianu A, Rocha PR, Rodirigues MA, Rausch M (1993). Modified therapy with 5-fluorouracil, doxorubicin, and methotrexate in advanced gastric cancer. Cancer; 72:37-41 Ngày nhận bài báo: 18/12/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_hoa_tri_ung_thu_da_day_giai_doan_tien_xa_b.pdf
Tài liệu liên quan