Đánh giá hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đoạn liệt mềm bằng phương pháp điện châm các huyệt: Bỉnh phong, kiên ngung, kiên liêu, tý nhu

Tài liệu Đánh giá hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đoạn liệt mềm bằng phương pháp điện châm các huyệt: Bỉnh phong, kiên ngung, kiên liêu, tý nhu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 57 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN LIỆT MỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT: BỈNH PHONG, KIÊN NGUNG, KIÊN LIÊU, TÝ NHU Nguyễn Lê Xuân Trang*, Phan Thị Mỹ Sương*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đau vai là một biến chứng thường gặp sau đột quỵ, gây cản trở sự phục hồi chức năng khớp vai và chi trên, kéo dài thời gian nằm viện, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quỵ. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đọan liệt mềm khi sử dụng phương pháp điện châm trên 2 cơ: cơ trên gai và cơ mũ vai thông qua các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, từ tháng 12/2014 đến tháng 06/2015, trên 60 bệnh nhân đột quỵ giai đoạn liệt mềm, có đau vai bên liệt. Nhóm chứng được điện châm a thị huyệt, tập các động tác về vật lý tr...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đoạn liệt mềm bằng phương pháp điện châm các huyệt: Bỉnh phong, kiên ngung, kiên liêu, tý nhu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 57 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN LIỆT MỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT: BỈNH PHONG, KIÊN NGUNG, KIÊN LIÊU, TÝ NHU Nguyễn Lê Xuân Trang*, Phan Thị Mỹ Sương*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đau vai là một biến chứng thường gặp sau đột quỵ, gây cản trở sự phục hồi chức năng khớp vai và chi trên, kéo dài thời gian nằm viện, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quỵ. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đọan liệt mềm khi sử dụng phương pháp điện châm trên 2 cơ: cơ trên gai và cơ mũ vai thông qua các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, từ tháng 12/2014 đến tháng 06/2015, trên 60 bệnh nhân đột quỵ giai đoạn liệt mềm, có đau vai bên liệt. Nhóm chứng được điện châm a thị huyệt, tập các động tác về vật lý trị liệu sau khi được châm cứu và nhóm can thiệp được điện châm các huyệt: Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu; tập các động tác về vật lý trị liệu sau khi được châm cứu. Sau điều trị bệnh nhân được đánh giá số điểm đau vai dựa vào thang điểm đau từ 0 đến 10 (Numeric Rating Scale) sau mỗi liệu trình. Kết quả: Phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu giúp giảm đau vai sau đột quỵ tốt hơn phương pháp điện châm a thị huyệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên Liêu, Tý Nhu làm tăng tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng Tốt và Khá cao hơn so với điện châm a thị huyệt trong việc giảm đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ. Kết luận: Phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu giúp giảm đau vai sau đột quỵ giai đọan liệt mềm. Từ khóa: Điện châm, cơ trên gai, cơ mũ vai, đau vai sau đột quỵ. ABSTRACT EFFICIENCY OF ELECTRICAL ACUPUNCTURE ON ACUPUNCTURE POINTS: SI 12, LI 15, TE 14, LI 14 IN RELIEVING SHOULDER PAIN AFTER STROKE Nguyen Le Xuan Trang, Phan Thi My Suong, Trinh Thi Dieu Thuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 57 - 64 Objectives: Shoulder pain is a common complication after stroke, which hinders motor rehabilitation of the shoulder joint and upper limbs, prolongs inpatient time, reduces patients’ quality of life after stroke. The present study was designed to evaluate the efficiency of electrical acupuncture on supraspinous fossa and deltoid muscles, by using 4 acupuncture points: SI 12, LI 15, TE 14, LI 14, in relieving shoulder pain after stroke. Method: Randomized controlled trial, from Decemper 2015 to June 2016. 60 post-stroke patients with shoulder pain were treated in 6 weeks. The control group received traditional electrical acupuncture (by using electrical acupuncture on the pain points) and physical therapy; while the trial group received electrical acupuncture on 4 acupuncture points: SI 12, LI 15, TE 14, LI 14 and physical therapy. After 6 weeks, the patients were assessed the level of shoulder pain by Numeric Rating Scale. * Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Lê Xuân Trang ĐT: 0988863619 Email: xuantrang712@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 58 Results: Electrical acupuncture on four acupuncture points SI 12, LI 15, TE 14, LI 14 proved to be more effective in relieving shoulder pain after stroke (p<0.001).Moreover, this method also increased the percentage of patients in “excellent” and “good” rate more than the traditional method. Conclusion: Electrical acupuncture on four acupuncture points SI 12, LI 15, TE 14, LI 14 helps relieve shoulder pain after stroke. Key words: Electrical acupuncture, supraspinous fossa, deltoid muscles, shoulder pain after stroke. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau vai là một biến chứng thường gặp sau đột quỵ, gây cản trở sự phục hồi chức năng khớp vai và chi trên, kéo dài thời gian nằm viện, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quỵ(6,9). Phương pháp kích thích điện thần kinh cơ trên gai và cơ mũ vai đã được chứng minh có hiệu quả tương đối trong điều trị giảm đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ(1,3,4,10). Tuy nhiên phương pháp này khó tác động sâu vào cơ, thời gian kích thích điện trong ngày khá dài, gây khó khăn trong điều trị(4,10). Phương pháp điện châm có cơ chế tác dụng gần tương đồng với phương pháp kích thích điện thần kinh cơ, đồng thời đây là phương pháp kim qua da nên tác động sâu vào cơ hơn. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ bằng điện châm cơ trên gai và cơ mũ vai, thông qua các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đoạn liệt mềm bằng phương pháp điện châm các huyệt: Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu. Mục tiêu cụ thể Xác định hiệu quả giảm đau vai sau điều trị ở hai nhóm nghiên cứu đánh giá bằng thang đo điểm đau từ 0 – 10 (Numeric Pain Intensity Scale). Xác định tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị Khá, Tốt ở nhóm can thiệp đánh giá bằng thang đo điểm đau từ 0 – 10 (Numeric Pain Intensity Scale). PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Can thiệp lâm sàng, có nhóm chứng, ngẫu nhiên Nơi nghiên cứu Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu P1 = Xác suất phơi nhiễm trong nhóm bệnh 89,9% P1= Tỉ lệ đáp ứng điều trị giảm đau vai khá, tốt ở nhóm can thiệp 80% P2 = Tỉ lệ đáp ứng điều trị giảm đau vai khá, tốt ở nhóm chứng 50% (8) RR = 1,6 Z(1 - /2) = 1,96 ( = 0,05) Z(1-) = 1,28; (1-)= 0,9 Ta được cỡ mẫu n = 54 đối tượng cho mỗi nhóm nghiên cứu Kỹ thuật phân nhóm Phân nhóm ngẫu nhiên bằng phần mềm GraphPad. Tiêu chuẩn chọn bệnh Đủ 5 tiêu chuẩn. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ dựa vào hình ảnh học hoặc trong giấy xuất viện. Bệnh nhân trong giai đoạn liệt mềm ½ người. Bệnh nhân có đau vai mới xuất hiện sau đột quỵ. Không sử dụng các phương pháp giảm đau khác. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 59 Tiêu chuẩn loại trừ Chỉ cần 1 tiêu chuẩn. Bệnh nhân bị viêm nhiễm, lở loét vùng vai bên liệt. Bệnh nhân rối loạn tri giác, rối loạn ngôn ngữ, tâm thần. Bệnh nhân có đau vai xuất hiện trước đột quỵ. Bệnh nhân có phù chi bên liệt. Bệnh nhân đau vai không cùng bên liệt. Bệnh trong quá trình nghiên cứu có diễn biến phức tạp được chuyển sang phương pháp điều trị khác và số liệu này sẽ được phân tích trong nhóm thất bại điều trị. Liệt kê và định nghĩa biến số Biến số độc lập Là phương pháp được tiến hành thực hiện trên bệnh nhân gồm 2 phương pháp là phương pháp điện châm A thị huyệt với điện châm tần số cao (nhóm chứng) và phương pháp điện châm các huyệt: Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu với điện châm tần số thấp và cao (nhóm can thiệp). Biến số phụ thuộc Là kết quả sau khi tiến hành can thiệp gồm 2 biến số. Điểm mức độ đau Là biến số định lượng được tính điểm theo thang điểm đau từ 0 đến 10, điểm số dao động từ 0 – 10 điểm, điểm càng cao cho thấy mức độ đau vai càng nhiều. Xếp loại đáp ứng điều trị Là biến số định tính có 4 giá trị Tốt, Khá, Trung bình, Kém. Tốt Giảm đau 90% đếm 100% so với số điểm ban đầu Khá Giảm đau 70% đếm 89% so với số điểm ban đầu Trung bình Giảm đau 50% đếm 69% so với số điểm ban đầu Kém Giảm đau < 50% so với số điểm ban đầu Tổ chức thực hiện Phân bố bệnh nhân: được sắp xếp ngẫu nhiên vào 2 nhóm, mỗi bệnh nhân được bắt thăm. Trong hộp có 60 thăm (30 thăm đánh số 1, 30 thăm đánh số 2). Phương pháp can thiệp Nhóm chứng Điện châm A thị huyệt kết hợp phục hồi vận động cho bệnh nhân bằng điện châm thường theo kinh Dương Minh và vật lý trị liệu. Phương pháp chọn huyệt: A thị huyệt. Sử dụng điện châm: tần số 60 Hz, cường độ từ 2– 10 mA, thời gian 20 phút. Cách gắn điện cực: không gắn Bỉnh phong và Kiên ngung cùng 1 cặp điện cực, Kiên liêu và Tý Nhu cùng 1 cặp điện cực. Mỗi ngày châm 1 lần, từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7, Chủ nhật, châm đủ 30 lần (6 tuần). Điện châm thường theo kinh Dương minh : chọn huyệt trên đường kinh Dương minh, tần số: 20 Hz, cường độ: 2 – 10 mA, thời gian: 20 phút. Mỗi ngày châm 1 lần, từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7, Chủ nhật, châm đủ 30 lần (6 tuần). Vật lý trị liệu: được thực hiện mỗi ngày sau quá trình châm cứu, không cho bệnh nhân tập động tác ròng rọc. Đều được áp dụng như nhau ở 2 nhóm nghiên cứu. Ngày tập 1 lần, lần 30 phút (ngoại trừ ngày Thứ bảy và Chủ nhật). Nhóm Can thiệp Điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu kết hợp phục hồi vận động các vùng còn lại cho bệnh nhân bằng điện châm thường theo kinh Dương Minh và vật lý trị liệu. Phương pháp chọn huyệt: Bỉnh phong, Kiên ngung: cơ trên gai. Kiên liêu, Tý nhu: cơ mũ vai. Sử dụng điện châm: 10 phút đầu: tần số 20 Hz - 10 phút tiếp theo: tần số 60 Hz, cường độ từ 2– 10 mA. Cách mắc điện cực : Bỉnh phong, Kiên ngung: 1 cặp điện cực - Kiên liêu, Tý nhu: 1 cặp điện cực (đổi cực cho mỗi cặp huyệt mỗi ngày). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 60 Điện châm thường theo kinh Dương minh (kinh Đại trường và kinh Vị) ở tay và chân bên liệt (không châm lại 2 huyệt: Kiên ngung, Tý nhu). Sử dụng điện châm: tần số 20 Hz, cường độ 2 – 10 mA, thời gian 20 phút. Mỗi ngày châm 1 lần, từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7, Chủ nhật, châm đủ 30 lần (6 tuần). Vật lý trị liệu: được thực hiện mỗi ngày sau quá trình châm cứu, không cho bệnh nhân tập động tác ròng rọc. Đều được áp dụng như nhau ở 2 nhóm nghiên cứu. Ngày tập 1 lần, lần 30 phút (ngoại trừ ngày Thứ bảy và Chủ nhật). Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá Việc theo dõi và đánh giá được ghi nhận sau mỗi liệu trình Chỉ tiêu theo dõi Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp. Điểm mức độ đau: theo thang điểm đau từ 0 đến 10. Xếp loại đáp ứng điều trị Tốt Giảm đau 90% đếm 100% so với số điểm ban đầu Khá Giảm đau 70% đếm 89% so với số điểm ban đầu Trung bình Giảm đau 50% đếm 69% so với số điểm ban đầu Kém Giảm đau < 50% so với số điểm ban đầu Phương pháp thống kê Nhập và quản lý dữ liệu bằng chương trình Excell 2010. Phân tích các số liệu qua phần mềm STATA 11.0. Thống kê mô tả thông tin nền: phép kiểm 2 hoặc phép kiểm Fisher’ exact. Thống kê phân tích khi so sánh điểm đau trung bình trong từng nhóm chứng và can thiệp: phép kiểm T bắt cặp. Thống kê phân tích khi so sánh điểm đau trung bình giữa 2 nhóm chứng và can thiệp: phép kiểm T độc lập. Thống kê phân tích khi so sánh tỷ lệ xếp loại đáp ứng điều trị giữa 2 nhóm chứng và can thiệp: phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm Fisher’ exact RR, khoảng tin cậy 95% dùng để đo lường sức mạnh sự kết hợp của mối liên quan giữa biến số phụ thuộc và biến độc lập. KẾT QUẢ Số liệu thống kê Tổng số 60 bệnh nhân: nhóm chứng 30 bệnh nhân; Nhóm nghiên cứu 30 bệnh nhân. Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu Thông tin nền và tiền sử bệnh đột quỵ Nhóm chứng (n=30) Nhóm can thiệp (n=30) n % n % Tuổi <50 tuổi 4 13,33 2 6,67 >=50 tuổi 26 86,67 28 93,33 Giới Nữ 16 53,33 9 30 Nam 14 46,67 21 70 Thời gian từ lúc đột quỵ đến điều trị <=1 tháng 19 63,33 17 6,67 > 1 tháng 11 36,67 13 43,33 Hôn mê lúc đột quỵ Không 29 96,67 27 90,00 Có 1 3,33 3 10,00 Số lần bị đột quỵ 1 lần 28 93,33 28 93,33 >=2 lần 2 6,67 2 6,67 Chẩn đoán lúc đột quỵ Nhồi máu não 28 93,33 25 83,33 Xuất huyết não 2 6,67 5 16,67 Tay yếu liệt là tay thuận Không 21 70,00 16 53,33 Có 9 30,00 14 46,67 Nhận xét: Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 61 Bảng 2: Đặc điểm chung về thông tin bệnh lý của đối tượng trước nghiên cứu Mức độ đau vai lúc bắt đầu Nhóm chứng (n=54) Nhóm can thiệp (n=54) Điểm trung bình (độ lệch chuẩn) 5,27 1,31 5,3 1,15 Nhận xét: Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Kết quả điều trị Hiệu quả giảm đau vai Bảng 3: Hiệu quả giảm đau vai theo thang đo điểm đau từ 0 – 10 sau mỗi lộ trình Thời gian Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Mean SD Mean SD T0 5,27 1,31 5,3 1,15 0,9170 T1 4,97 1,13 3,87 1,17 <0,001 T2 4,2 1,35 2,7 1,06 <0,0001 T3 3,9 1,47 1,77 1,36 <0,0001 Khác biệt T0-T1 <0,05 <0,0001 Khác biệt T1-T2 <0,0001 <0,0001 Khác biệt T2-T3 0,1070 <0,0001 Nhận xét: Điểm đau vai trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,001 Trong nhóm can thiệp, điểm đau vai trung bình sau mỗi liệu trình tiếp tục giảm có ý nghĩa thống kê với P< 0,0001 Trong nhóm chứng, điểm đau vai trung bình giảm có ý nghĩ thống kê sau liệu trình 1, 2 (P< 0,001); Tuy nhiên, sau liệu trình 3, điểm đau vai trung bình giảm không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ dựa trên kết quả xếp loại đáp ứng giảm đau vai Ở thời điểm T1, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về xếp loại đáp ứng giảm đau vai giữa hai nhóm nghiên cứu với p>0,05. Ở thời điểm T2, T3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại đáp ứng giảm đau vai giữa hai nhóm nghiên cứu với p<0,001. Bảng 4: Hiệu quả giảm đau vai dựa trên kết quả xếp loại Thời gian Xếp loại Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value T1 Kém 30 (100) 26 (86,67) 0,112 Trung bình 0 4 (13,33) Khá 0 0 Tốt 0 0 T2 Kém 27(90) 13 (43,33) 0,000 Trung bình 3 (10) 16 (53,33) Khá 0 1 (3,33) Tốt 0 0 T3 Kém 24 (80) 6 (20) 0,000 Trung bình 5 (16,67) 12 (40) Khá 1 (3,33) 5 (16,67) Tốt 0 7 (23,33) BIỆN LUẬN Nhận xét về sự đồng nhất của 2 nhóm tại thời điểm trước nghiên cứu 2 nhóm đồng nhất về thông tin nền (tuổi, giới) trước nghiên cứu (p>0,05). 2 nhóm đồng nhất về tiền sử bệnh (thời gian đột quỵ, hôn mê, số lần tai biến, chẩn đoán, tay yếu liệt cùng bên tay thuận, điểm số đau vai) trước nghiên cứu (p>0,05). Hiệu quả giảm đau vai (dựa theo thang đo điểm đau từ 0 - 10) So sánh mức độ đau vai theo thang đo điểm đau từ 0 đến 10 trong từng nhóm chứng và can thiệp Ta thấy cả 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng đều có cải thiện mức độ đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ ngay sau lộ trình điều trị 10 ngày đầu tiên và 10 ngày tiếp theo. Có thể lí giải rằng, cả 2 nhóm nghiên cứu đều đã sử dụng một cách hiệu quả tác dụng giảm đau của châm cứu qua 2 cơ chế chính đó là cơ chế tại chỗ và cơ chế kiểm soát cổng. Cơ chế tại chỗ Kích thích tiết các chất adenosine (một yếu tố trung tâm tham gia vào tác dụng chống viêm của châm cứu), các cytokine (thiết lập lại sự cân bằng từ sự mất cân bằng giữa các cytokine kích thích viêm và các cytokine Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 62 chống viêm), Nitric oxide (vai trò then chốt trong cơ chế cải thiện vi tuần hoàn, gây giãn mạch, làm tăng tuần hoàn tại chỗ). Cơ chế kiểm soát cổn(7) Trong nghiên cứu bệnh nhân được châm cứu và tạo được cảm giác đắc khí tốt (căng, nặng, tức, mỏi và không đau). Khi cảm giác đắc khí được tạo ra đã làm con đường dẫn truyền trong Lem (cảm giác sâu) được kích hoạt thì con đường dẫn truyền ngoài Lem (cảm giác đau) bị ức chế một phần hay hoàn toàn. Sau 10 ngày điều trị cuối, nhận thấy rằng phương pháp châm A thị huyệt ở nhóm chứng không tiếp tục mang lại hiệu quả giảm đau, trong khi đó phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu tiếp tục mang lại hiệu quả giảm đau. Có thể lí giải cho điều này rằng: Ở nhóm chứng, phương pháp điện châm A thị huyệt chỉ mang hiệu quả giảm đau ở mức độ nhất định, không tiếp tục kéo dài tác dụng giảm đau thêm trong liệu trình cuối. Trong khi đó, ở nhóm can thiệp tiếp tục có hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân vì phương pháp điện châm tác động lên các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu đã giúp kích thích 2 cơ: cơ trên gai và cơ mũ vai, giúp cải thiện sức cơ gốc chi trên, từ đó giúp ổn định khớp vai, giảm sự kéo căng bao khớp nên tiếp tục cải thiện được mức độ đau vai cho bệnh nhân. Giải thích của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Hồng Hạnh khi nghiên cứu về hiệu quả cải thiện sức cơ chi trên của phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu trên bệnh nhân sau đột quỵ giai đoạn liệt mềm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hạnh cho thấy rằng: tại thời điểm T0 (bắt đầu can thiệp), và thời điểm T1 (sau 10 ngày can thiệp): sự khác biệt sức cơ gốc chi trên giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p> 0.05. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm T2 (sau 20 ngày can thiệp), sự khác biệt sức cơ gốc chi trên giữa 2 nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. So sánh mức độ đau vai theo thang đo điểm đau từ 0 đến 10 giữa 2 nhóm chứng và can thiệp Kết quả trên cho thấy giữa 2 nhóm chứng và can thiệp có sự khác biệt về điểm số đau vai trung bình sau từng lộ trình điều trị. Như vậy phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh Phong, Kiên Ngung, Kiên Liêu, Tý Nhu có hiệu quả hơn phương pháp điện châm A thị huyệt trong việc giảm đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ trong giai đoạn liệt mềm. Điều này cũng phù hợp với kết quả của các đề tài dùng phương pháp kích thích điện thần kinh cơ tác động lên 2 cơ mũ vai và cơ trên gai để cải thiện tình trạng đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ: Yu DT và Chae J (2001), “Kích thích điện thần kinh cơ dưới da điều trị bán trật khớp vai và đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ” (10): nghiên cứu thực hiện phương pháp kích thích điện thần kinh cơ tác động lên cơ mũ vai sau và cơ trên gai 6 giờ một ngày trong 6 tuần cho thấy có hiệu quả cải thiện tình trạng đau cho bệnh nhân. Điểm đau trung bình theo thang đo điểm đau Brief Pain Inventory (BPI) sau 6 tuần điều trị giảm với p < 0,05 (p = 0,0115). Chantraine A và cộng sự (1999), “Đau vai và mất chức năng vai trong liệt nửa người: hiệu quả của kích thích điện thần kinh cơ” (3): nhóm được điều trị bằng liệu pháp thông thường cộng với kích thích điện thần kinh cơ đã cho thấy sự cải thiện hơn đáng kể so với các nhóm được điều trị thông thường ở tỉ lệ giảm đau (80,7% với 55.l%) với p < 0,01. Bàn luận về sự khác biệt của 2 phương pháp châm cứu Cả 2 phương pháp đều cùng lúc vận dụng được các yếu tố sau trong cách chọn huyệt: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 63 Cả 2 nhóm đều sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, vừa áp dụng tác dụng giảm đau của điện châm. Như vậy, cả 2 nhóm nghiên cứu đều đã sử dụng một cách hiệu quả tác dụng giảm đau của châm cứu qua 2 cơ chế chính đó là cơ chế tại chỗ và cơ chế kiểm soát cổng(7). Điểm khác biệt chủ yếu nhất giữa 2 phương pháp đó chính là phương pháp chọn huyệt: Phương pháp sử dụng trong nhóm chứng là phương pháp châm cứu giảm đau truyền thống trước giờ đã sử dụng: phương pháp châm A thị huyệt. Trong khi đó, phương pháp sử dụng trong nhóm can thiệp là phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu. Các huyệt này được chọn theo cơ sở lý luận: huyệt Bỉnh phong và Kiên ngung thuộc cơ trên gai, Kiên ngung và Tý nhu thuộc cơ mũ vai. Các nghiên cứu đã cho thấy hai cơ chủ chốt chịu trách nhiệm trong việc gây ra bán trật khớp vai ở bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ là cơ trên gai và cơ mũ vai (bó sau). Hai cơ này bình thường có chức năng kéo xương cánh tay lên trên và ép chặt đầu trên xương cánh tay vào ổ chảo, giúp chống lại trọng lực của xương cánh tay. Khi 2 cơ này cải thiện tốt chức năng sẽ giúp ổn định khớp vai, tránh việc kéo căng bao khớp, từ đó giảm đau vai cho bệnh nhân(2,5). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về phương pháp kích thích điện thần kinh cơ không qua da lên 2 cơ trên gai và mũ vai cho thấy hiệu quả tương đối trong việc giảm đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ(1,3,4,9,10). Tuy nhiên, phương pháp kích thích điện thần kinh cơ được các tác giả trên thế giới sử dụng với kỹ thuật khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Trong nghiên cứu của Faghri (1994)(4) và Chantraine A (1999)(3) thời gian kích thích điện trong một ngày lên tới 6 giờ. Trong khi đó, phương pháp điện châm của chúng tôi, thời gian kích thích trong một lần châm kéo dài khoảng 20 phút, mỗi ngày châm 1 lần. Điều này cho thấy phương pháp của chúng tôi đơn giản và tiết kiệm thời gian cho nhân viên y tế và bệnh nhân hơn so với phương pháp kích thích điện thần kinh cơ, mà vẫn mang lại hiệu quả giảm đau vai cho bệnh nhân sau đột quỵ. Tuy nhiên, đề tài chúng tôi khi thực hiện đã chưa thống kê được liệu các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu có phải cũng là A thị huyệt trong nhóm can thiệp hay không, và chiếm tỉ lệ bao nhiêu. Đây cũng là điểm yếu của đề tài khi khẳng định rằng phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu giảm đau vai tốt hơn châm A thị huyệt. KẾT LUẬN Phương pháp điện châm các huyệt Bỉnh phong, Kiên ngung, Kiên liêu, Tý nhu giúp mang lại hiệu quả giảm đau vai sau đột quỵ giai đọan lịêt mềm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baker LL, Parker K (1986). Neuromuscular electrical stimulation in the muscle surrounding the shoulde. Phys Ther, 66: 1930–1937. 2. Bohannon RW, Andrews AW (1990). Shoulder subluxation and pain in stroke patients. Am J Occup Ther, 44(6): 507-509. 3. Chantraine A, Baribeault A, Uebelhart D, Gremion G (1999). Shoulder pain and dysfunction in hemiplegia: effects of functional electrical stimulation. Arch Phys Med Rehabil, 80: 328–331. 4. Faghri PD, Rodgers MM, Glaser RM, Bors JG, Ho C, Akuthota P (1994). The effects of functional electrical stimulation on shoulder subluxation, arm function recovery, and shoulder pain in hemiplegic stroke patients. Arch Phys Med Rehabil, 75(1): 73-79. 5. Glenn C, Thomas M (2000). Functional Anatomy of the Shoulder. Journal of Athletic Training, 35(3): 248-255. 6. Ingrid Lindgren (2006). Shoulder Pain After Stroke. Stroke, 38: 343- 348. 7. Melzack R, Wall PD (1965). Pain mechanisms: a new theory. Science, 150(3699): 971-979. 8. Molsberger AF1, Schneider T, Gotthardt H, Drabik A (2010). German Randomized Acupuncture Trial for chronic shoulder pain (GRASP) - a pragmatic, controlled, patient-blinded, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 64 multi-centre trial in an outpatient care environment. Pain, 151(1): 146-154. 9. Robert G, DO (2013). Shoulder Pain in Hemiplegia. Emedicine Medscape 10. Yu DT, Chae J, Walker ME, Fang ZP (2001). Percutaneous intramuscular neuromuscular electric stimulation for the treatment of shoulder subluxation and pain in patients with chronic hemiplegia: a pilot study. Arch Phys Med Rehabil, 82(1): 20-25. Ngày nhận bài báo: 30/07/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_giam_dau_vai_sau_dot_quy_giai_doan_liet_me.pdf
Tài liệu liên quan