Tài liệu Đánh giá hiệu quả ghép tế bào gốc tự nhân trong điều trị chấn thương sọ não nặng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 292
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Nguyễn Viết Quang*, Nguyễn Viết Quang Hiển*, Nguyễn Duy Thăng*, Phan Thị Thùy Hoa*,
Nguyễn Thị Hảo*, Trần Ngọc Vũ*, Nguyễn Ngọc Quang*, Lê Phước Quang*, Hà Thị Phương Lan*,
Bùi Thị Diễm Thư*, Ngô Nhật Hoàng**, Phan Thị Diệu Ngân**, Chế Thị Cẩm Hà**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tế bào gốc trung mô tự thân qua thang điểm Glasgow và chỉ số BI.
Đối tượng và phương pháp: Nhóm ghép tế bào gốc gồm 20 bệnh nhân (BN) tuổi từ 14-65 và nhóm đối
chứng gồm 20 BN tuổi từ 16-62. Các BN có chỉ số Glasgow 5-8 điểm. BN được thu dịch tủy xương ở vùng
xương chậu trước, tách tế bào đơn nhân với Ficoll-Paque và ghép tế bào trong vòng 2 giờ sau chấn thương bằng
tiêm tĩnh mạch. Đồng thời tiến hành nuôi tăng sinh tế bào gốc trung mô và ghép lần hai sau 9-13 ngày. Đánh giá
an toàn c...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả ghép tế bào gốc tự nhân trong điều trị chấn thương sọ não nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 292
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Nguyễn Viết Quang*, Nguyễn Viết Quang Hiển*, Nguyễn Duy Thăng*, Phan Thị Thùy Hoa*,
Nguyễn Thị Hảo*, Trần Ngọc Vũ*, Nguyễn Ngọc Quang*, Lê Phước Quang*, Hà Thị Phương Lan*,
Bùi Thị Diễm Thư*, Ngô Nhật Hoàng**, Phan Thị Diệu Ngân**, Chế Thị Cẩm Hà**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tế bào gốc trung mô tự thân qua thang điểm Glasgow và chỉ số BI.
Đối tượng và phương pháp: Nhóm ghép tế bào gốc gồm 20 bệnh nhân (BN) tuổi từ 14-65 và nhóm đối
chứng gồm 20 BN tuổi từ 16-62. Các BN có chỉ số Glasgow 5-8 điểm. BN được thu dịch tủy xương ở vùng
xương chậu trước, tách tế bào đơn nhân với Ficoll-Paque và ghép tế bào trong vòng 2 giờ sau chấn thương bằng
tiêm tĩnh mạch. Đồng thời tiến hành nuôi tăng sinh tế bào gốc trung mô và ghép lần hai sau 9-13 ngày. Đánh giá
an toàn của phương pháp qua các chỉ số gan, thận, huyết học. Đánh giá chỉ số BI và Glasgow ở 1, 3 và 6 tháng
sau điều trị.
Kết quả: Chỉ số BI và Glasgow tăng rõ rệt ở nhóm ghép tế bào gốc so với nhóm đối chứng, không có biến
chứng bất thường trong 4-6 tháng sau ghép tế bào.
Kết luận: Ghép tế bào gốc tự thân an toàn và có hiệu quả tích cực đối với BN chấn thương sọ não cấp tính.
Từ khóa: tế bào đơn nhân, tế bào gốc trung mô, tủy xương, chấn thương sọ não cấp tính
ABSTRACT
EVALUATING TREATMENT EFFECTIVENESS ACUTE TRAUMATIC BRAIN INJURY
BY USING AUTOLOGOUS BONE MARROW DERIVED STEM CELLS
Nguyen Viet Quang, Nguyen Viet Quang Hien, Nguyen Duy Thang, Phan Thi Thuy Hoa, Nguyen Thi
Hao, Tran Ngoc Vu, Nguyen Ngoc Quang, Le Phuoc Quang, Ha Thi Phuong Lan,
Bui Thi Diem Thu,Ngo Nhat Hoang, Phan Thi Dieu Ngan, Che Thi Cam Ha
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 292 – 298
Objects: To evaluate the effectiveness of autologous stem cell therapy via the BI and Glasgow indexes.
Methods: Twenty acute traumatic brain injury patients aged 14 and 65 years with autologous stem cells
transplants and 20 acute traumatic brain injury patients with control. All patients have Glasgow Coma Scale of
5-8. The patients were treated with autologous mononuclear cells delivered intravenously within 2 hours after
bone marrow harvesting, mesenchymal stem cells were isolated and expanded in culture before the system
administrating through vein after 9-13 days. To determine the safety of the procedure, systemic and cerebral
hemodynamics were monitored during bone marrow harvest; infusion-related toxicity was determined by hepatic
enzymes and renal function.
Result: The results have shown significant improvement in the BI and Glasgow indexes compared to the
control group. There was no abnormal complication within 4-6 months after treatment.
Conclusion: Autologous stem cell therapy is effective and safe in patients with severe traumatic brain injury.
Keywords: stem cells, mesenchymal stem cell, bone marrow, acute traumatic brain injury
*Bệnh viện Trung ương Huế **Đại học khoa học – Đại học Huế
Tác giả liên lạc: BSCKII. Phan Thị Thùy Hoa ĐT: 0905 997 687 Email: drhoavn@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 293
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nghiên cứu gần đây cho thấy các tế
bào gốc cư trú trong các ổ gốc trong não có thể
đóng vai trò phục hồi và tái tạo thần kinh để
đáp ứng với các tổn thương hoặc bệnh lý của
thần kinh trung ương. Trong chấn thương sọ
não (CTSN) cấp tính, tế bào gốc sau ghép giúp
cải thiện các chỉ số chức năng não bộ, khôi
phục các tế bào thần kinh bị tổn thương, đồng
thời điều hòa giảm các đáp ứng viêm(9,10,11).
Thông qua các hoạt động paracrine, tế bào gốc
sau ghép đã kích thích kết nối synap từ các tế
bào thần kinh bị tổn thương và điều chỉnh
viêm, giảm quá trình apoptosis, giảm nồng độ
gốc tự do trong não bộ(15).
Với tiềm năng của các tế bào gốc trong sửa
chữa tế bào thần kinh bị tổn thương, cũng như
vào việc điều chỉnh để thúc đẩy khôi phục các ổ
tế bào thần kinh nội sinh sau CTSN. Chúng tôi
thực hiện đề tài này với mục tiêu: đánh giá hiệu
quả của tế bào gốc trung mô tự thân qua thang
điểm Glasgow và chỉ số BI.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm ghép tế bào gốc: 20 BN tuổi từ 14-65
tuổi (tuổi trung bình: 34,15±13,70), cân nặng 40-
83kg, 14 nam và 6 nữ.
Nhóm đối chứng: 20 BN, tuổi từ 16-62 (tuổi
trung bình: 40,65±13,71), cân nặng từ 45-75kg, 13
nam và 7 nữ.
Chọn lựa bệnh nhân (BN) với những tiêu chí
tương đồng: CTSN cấp tính, chỉ số Glasgow 5-8,
có máu tụ dưới màng não, xuất huyết não. Cả
hai nhóm đều được điều trị bằng phương pháp
thường quy, nhóm ghép tế bào có kết hợp ghép
tế bào gốc tự thân.
Tiêu chí loại trừ
BN đa chấn thương nặng; BN có tiền sử về
bệnh thần kinh ngoại biên, hạn chế về mặt nhận
thức, bệnh tự miễn, bệnh viêm mãn tính, ung
thư, sử dụng thuốc kháng viêm thường xuyên,
bệnh lý về máu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng.
Các bước thực hiện
Thu nhận tủy xương: 250 ml dịch tủy xương
được chọc hút từ gai chậu trước trên ở hai phía.
Phân lập tế bào đơn nhân: thực hiện bằng
phương pháp ly tâm theo gradient tỷ trọng với
Ficoll-Paque Plus 1.077g/mL (Miltenyi Biotec Inc).
Tăng sinh tế bào gốc trung mô: tế bào đơn
nhân được nuôi cấy trong chai T-flask với mật
độ 5x104 tế bào/cm2 ở 370C, 5% CO2, độ ẩm 95%.
Tiêu chí khối tế bào gốc để ghép: nồng độ
nội độc tố endotoxin <5,0 EU/mL; âm tính với
nhuộm Gram và các vi sinh vật khác; tỉ lệ tế bào
sống >90%, âm tính mycoplasma, khả năng tạo
cụm CFU-F và biệt hóa thành tế bào sụn, mỡ và
xương (Hình 1).
Đếm tế bào gốc trung mô (Flow cytometry-
FACS Canto II): tế bào gốc trung mô dương tính
với CD73, CD90, và CD105 (Hình 2).
Quy trình ghép tế bào: ghép tế bào đơn nhân
(lần 1) khoảng 2 tiếng sau khi chọc tủy. Ghép tế
bào gốc trung mô (lần 2) sau 9-13 ngày. Về liều
ghép, ghép lần 1 với liều 3-6 x106 tế bào đơn
nhân/kg và ghép lần 2 với liều 3-6 x106 tế bào gốc
trung mô.
Theo dõi chỉ số bạch cầu, gan và thận: trong
quá trình điều trị chỉ số men gan, thận ở giới hạn
bình thường, không có hiện tượng sốc phản vệ
hay các biến chứng khác. Số lượng bạch cầu
trước ghép là 13,7 K/µl ở nhóm ghép tế bào gốc
và 13,2 K/µl ở nhóm chứng. Sau 30 ngày, số
lượng bạch cầu là 8,8 K/µl ở nhóm ghép tế bào
và ở nhóm chứng là 10,2 K/µl.
Đánh giá hiệu quả lâm sàng: thang điểm
Glasgow; chỉ số BI; MRI.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y
đức của Bệnh viện Trung ương Huế số 439-
QĐ/BVH ngày 14 tháng 9 năm 2018.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 294
Hình 1. Cụm CFU-F và biệt hóa thành tế bào sụn, mỡ và xương
Hình 2. Kết quả dấu ấn miễn dịch tế bào trung mô sau nuôi cấy (CD73, CD90, và CD105 dương tính 90-98%)
KẾT QUẢ
Kết quả chỉ số Glasgow
Bảng 1. Chỉ số Glasgow của BN ghép tế bào gốc so với nhóm đối chứng
Nhóm ghép tế bào gốc Nhóm chứng
STT Tuổi
Trước
điều trị
Sau điều trị
STT Tuổi
Trước
điều trị
Sau điều trị
1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 tháng 3 tháng 6 tháng
1 49 5 8 10 12 1 47 6 6 8 11
2 24 6 8 10 12 2 48 6 6 8 11
3* 49 6 6 8 10 3 58 6 6 8 11
4 27 8 9 11 13 4 62 8 8 8 9
5* 65 6 6 8 10 5 47 6 8 8 8
6 26 6 7 9 11 6 18 7 7 10 12
7 14 8 8 10 14 7 54 8 8 10 12
8 48 5 6 11 13 8 49 8 8 10 11
9* 49 6 8 9 11 9 54 6 6 9 11
10 39 5 7 11 13 10 24 6 6 9 13
11 38 5 6 8 10 11 16 8 8 10 12
12 63 8 9 11 12 12 20 8 8 9 10
13 55 7 9 10 11 13 41 6 6 8 10
14 53 5 6 8 9 14 38 8 8 10 12
15 51 5 7 9 9 15 33 8 8 10 10
16 33 5 6 9 12 16 47 6 6 8 8
17 26 6 6 9 13 17 53 6 6 8 8
18 39 8 10 12 14 18 41 7 8 8 9
19 44 8 8 10 12 19 30 6 8 12 13
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 295
Nhóm ghép tế bào gốc Nhóm chứng
STT Tuổi
Trước
điều trị
Sau điều trị
STT Tuổi
Trước
điều trị
Sau điều trị
1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 tháng 3 tháng 6 tháng
20 51 8 8 9 12 20 33 6 6 8 10
Mean ± SD
34,15
±13,70
6,30 ±
1,26
7,4 ± 1,27
9,60 ±
1,19
11,65 ±
1,50
Mean ± SD
40,65±
13,71
6,80 ±
0,95
7,05 ±
1,00
8,95 ±
1,15
10,55 ±
1,57
Kết quả chỉ số Barthel (BI)
Bảng 2. Chỉ số Barthel (BI) của BN ghép tế bào gốc so với nhóm đối chứng
Nhóm ghép tế bào gốc Nhóm chứng
STT Tuổi
Sau điều trị
STT Tuổi
Sau điều trị
1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 tháng 3 tháng 6 tháng
1 49 19 26 40 1 47 12 21 34
2 24 20 25 39 2 48 13 22 33
3* 49 13 21 26 3 58 13 22 34
4 27 22 34 52 4 62 21 20 23
5* 65 12 20 26 5 47 20 21 21
6 26 19 23 35 6 18 21 26 39
7 14 21 26 62 7 54 19 26 38
8 48 11 35 52 8 49 19 25 33
9* 49 19 23 35 9 54 12 23 32
10 39 19 33 53 10 24 11 22 52
11 38 13 20 27 11 16 21 27 39
12 63 23 34 42 12 20 20 23 25
13 55 22 26 34 13 41 13 21 26
14 53 13 21 24 14 38 20 26 38
15 51 19 24 24 15 33 21 25 27
16 33 11 23 37 16 47 13 21 21
17 26 12 22 50 17 53 12 20 20
18 39 26 39 62 18 41 21 21 23
19 44 21 26 39 19 30 20 39 51
20 51 20 22 42 20 33 12 20 26
Mean±S
D
34,15±13,70 17,75±4,56 26,15±5,68 40,05±11,93 Mean±SD 40,65±13,71 16,70±4,12 23,55±4,30 31,75±9,27
Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI)
Hình 3. Kết quả MRI sau 1 tháng ghép tế bào gốc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 296
Hình 4. Kết quả MRI sau 3 tháng ghép tế bào gốc
BÀN LUẬN
Nhóm BN ghép tế bào gốc sau 4 tuần-6
tháng điều trị cho thấy sự cải thiện về chỉ số
Glasgow và chỉ số BI so với nhóm BN đối chứng.
Chỉ số Glasgow trung bình sau 6 tháng điều trị
của nhóm ghép tế bào gốc là 11,65 ± 1,50 và của
nhóm chứng là 10,55±1,57. Chỉ số BI trung bình
sau 6 tháng điều trị của nhóm ghép tế bào gốc là
40,05±11,93 và của nhóm chứng là 31,75±9,27.
Kết quả hình ảnh CT của các BN ở cả 2 nhóm
nghiên cứu đều được nhận định tại thời điểm
nhập viện (trước mổ) và hình ảnh MRI tháng 1, 3
và 6 tháng sau điều trị.
Kết quả Hình 3 và 4 cho thấy sự bảo toàn về
cấu trúc não khi cấu trúc đường giữa từ di lệch
7mm trở về bình thường. Không có sự thay đổi
đáng kể về thể tích nội sọ hay dịch não tủy.
Sau CTSN cơ học nguyên phát, tổn thương
tế bào thần kinh thứ phát hoặc phản ứng viêm
chậm và mất tế bào phát triển trong một vài giờ,
ngày, tuần hoặc tháng, liên quan đến những
thay đổi sinh hóa và phân tử trong các vùng mô
tổn thương xảy ra ngay lập tức hoặc tiến triển xa
vị trí thương tổn(8). Đặc biệt, trong CTSN nặng
thường gây ra rối loạn chức năng nhiều cơ quan,
mô, tổn thương hoặc chết, do đó các biến chứng
của CTSN không chỉ giới hạn ở các hậu quả thần
kinh(9,10,11). Phản ứng viêm sau CTSN cũng không
chỉ có ở vị trí chấn thương hoặc ở não bị tổn
thương-viêm dây thần kinh, mà còn liên quan
đến phản ứng viêm toàn thân.
Các tác dụng sớm, chậm và toàn thân của
CTSN cấp tính là kết quả của các chất trung gian
gây viêm khởi phát phản ứng viêm toàn thân và
thậm chí sau đó bổ sung các khiếm khuyết và rối
loạn đông máu(4). Các chất trung gian gây viêm
như cytokine, gốc tự do và kích hoạt các tế bào
miễn dịch có liên quan đến sự phát triển chấn
thương thứ phát sau chấn thương não.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghép kết
hợp tế bào đơn nhân và tế bào gốc trung mô
thông qua tiêm tĩnh mạch, kết quả đánh giá sau
6 tháng điều trị cho thấy hiệu quả về cải thiện
chất lượng sống và an toàn cho các BN CTSN
cấp tính. Các BN tái khám cho thấy không có tổn
hại đến các cơ quan như gan, thận, hệ tuần hoàn
hay chức năng não bộ, bên cạnh đó các chỉ số
chức năng liên quan như BI và Glasgow tăng
đáng kể so với nhóm BN không ghép. Việc cải
thiện nhanh chóng của BN sau trị liệu tế bào gốc
do phối hợp phù hợp giữa các yếu tố về thời
điểm ghép, liều ghép và cách ghép tế bào.
Cụ thể về thời điểm ghép: trong CTSN nặng
có thể gây ra các phản ứng viêm toàn thân, có
thể gây tổn thương cho các cơ quan không bị
ảnh hưởng ban đầu và có khả năng làm nặng
thêm tổn thương so với thời điểm khởi phát.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt tập
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 297
trung theo dõi số lượng bạch cầu trung tính, từ
các BN bị CTSN có ghép tế bào gốc và so sánh
với các giá trị này với nhóm chứng. Kết quả cho
thấy ở nhóm ghép tế bào gốc sau 3 ngày điều trị,
số lượng bạch cầu đã giảm nhiều về trị số chuẩn
nhờ vào khả năng hoạt động của tế bào gốc
trong điều hòa miễn dịch nguyên phát. Các
nghiên cứu liên quan đến các đáp ứng viêm của
BN CTSN cấp tính cho thấy rằng các phản ứng
viêm ở vị trí vết thương liên quan đến sự tăng
lên nhanh chóng các cytokine tiền viêm,số lượng
bạch cầu trung tính,..(4,6). Như vậy, tế bào đơn
nhân sau ghép đã hoạt động và đáp ứng tiết các
cytokine đúng thời điểm và sau đó sẽ giảm dần
trong vòng 72 giờ sau CTSN.
Sau ghép lần 1 khoảng 9-13 ngày, tiến hành
ghép tế bào gốc trung mô, kết quả cho thấy số
lượng bạch cầu tiếp tục tăng nhằm đáp ứng tín
hiệu viêm từ vị trí tổn thương. Các tế bào gốc
trung mô tiếp tục tham gia điều hòa miễn dịch,
làm giảm phản ứng viêm và giảm sản xuất, xâm
nhập các dòng bạch cầu vào vị trí tổn thương.
Việc tế bào gốc sau ghép đáp ứng điều tiết các
cytokine sau CTSN tăng đạt đỉnh trong quá trình
viêm sớm từ 3-10 ngày, cho thấy thời điểm tác
động bằng ghép tế bào là rất quan trọng, có thể
ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Sau 1 tháng, số lượng bạch cầu giảm rõ rệt
và duy trì tại trị số chuẩn. Điều này cho thấy tác
dụng bảo vệ các tế bào thần kinh và mô não khỏi
bị tổn thương hoặc hạn chế các thương tổn thứ
phát. Các yếu tố này được Cabonara và cộng sự
kết luận trong các nghiên cứu về đánh giá hiệu
quả điều trị CTSN cấp tính bằng tế bào gốc
trung mô trong việc bảo vệ tế bào thần kinh(1).
Chúng tôi tiến hành ghép tế bào lần thứ nhất
ngay sau khi BN chấn thương với một liều lượng
vừa đủ với mục đích can thiệp ngay giai đoạn
viêm sớm của tế bào thần kinh, đưa vào các tế
bào gốc có khả năng điều hòa giảm các lượng
cytokine viêm và tăng các cytokine kháng viêm.
Tiếp tục quá trình này là việc ghép tế bào gốc
trung mô trong thời gian sớm nhất có thể 9-13
ngày, nhằm mục đích các tế bào này sẽ di
chuyển đến các vị trí tổn thương do trải qua quá
trình tổn thương thứ phát cũng như xâm nhập
vào các vị trí ổ tế bào gốc thần kinh – nơi ở của
các tế bào gốc tiền thân ở trạng thái không hoạt
động. Khi đến tại ổ tế bào gốc thần kinh, các tế
bào gốc trung mô có thể sinh sống để tham gia
khôi phục và biệt hóa tạo thành các tế bào thần
kinh mới, bảo vệ chúng khỏi sự apoptosis, kiểm
soát sự tăng sinh của tế bào. Nghiên cứu của
Ohtaki H, và cộng sự chứng minh rằng tế bào
gốc có khả năng tiết ra các yếu tố cận tiết như các
yếu tố tăng trưởng và các cytokine kháng viêm
giúp bảo vệ các tế bào ở vùng tổn thương, giảm
các đáp ứng miễn dịch ở vị trí tổn thương, từ đó
các mô tổn thương não có thể được bảo vệ và hồi
phục chức năng tăng nhanh(2,7,12).
Như vậy, ghép tế bào gốc trung mô với
những tiềm năng như khả năng homing đến vị
trí vết thương, khả năng điều hòa miễn dịch và
khả năng chuyển biệt hóa thành tế bào thần
kinh bởi các yếu tố cận tiết đã truyền về các
chemokine, selectins và integrins được tiết ra
bởi lớp nội mô(13). Tác động này là đặc trưng
của tế bào gốc trung mô nhờ vào khả năng di
chuyển đến vết thương. Nghiên cứu của Li và
cộng sự cho thấy việc ghép tế bào gốc trung
mô sau khi chấn thương 2-7 ngày có những
tiến triển tích cực(8).
Các tế bào gốc trung mô dưới sự tác động
của các yếu tố cytokine có khả năng homing đến
các vị trí tổn thương ở não. Tại đây chúng sẽ
điều hòa các đáp ứng miễn dịch, cụ thể là giảm
sự hoạt động của các tế bào lympho T CD4 và
CD8, tăng chuyển hóa thành tế bào T-reg, ức chế
sự trường thành của tế bào NK, tăng tiết các
cytokine kháng viêm và giảm nồng độ các
cytokine tiền viêm. Bên cạnh đó, khả năng
chuyển biệt hóa từ tế bào gốc trung mô thành
các tế bào đệm thần kinh hay các tế bào neuron
dưới sự tác động của vi môi trường tại não sẽ
giúp thay thế các tế bào đệm bị tổn thương, hỗ
trợ hồi phục lại chức năng mô não.
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới
thống kê trên 20 BN ghép tế bào gốc, tuy nhiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 298
kết quả cho thấy những hiệu quả tích cực từ tế
bào gốc. Nhóm nghiên cứu rất mong muốn cung
cấp một liệu pháp nhằm nâng cao chất lượng
sống cho các BN sau CTSN nghiêm trọng cũng
như giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
KẾT LUẬN
Sau 6 tháng điều trị, nhóm ghép tế bào gốc
có chỉ số Glasgow trung bình là 11,65±1,50 và
nhóm chứng là 10,55±1,57. Nhóm ghép tế bào
gốc có chỉ số BI trung bình là 40,05 ±11,93 và
nhóm chứng là 31,75±9,27.
Hình ảnh MRI sau 1, 3, 6 tháng sau ghép tế
bào gốc cho thấy sự bảo toàn về cấu trúc não và
không có sự thay đổi đáng kể về thể tích nội sọ
hay dịch não tuỷ.
Liều ghép 3-6 x 106 tế bào đơn nhân/kg cân
nặng và 3-6x106 tế bào gốc trung mô là an toàn
và có tác dụng trong điều trị CTSN cấp tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carbonara M, Fossi F, Zoerle T, et al (2018). Neuroprotection in
Traumatic Brain Injury: Mesenchymal Stromal Cells can
Potentially Overcome Some Limitations of Previous Clinical
Trials, Front Neurol, pp.9.
2. Chopp M, Li Y, Zhang ZG (2009). Mechanisms underlying
improved recovery of neurological function after stroke in the
rodent after treatment with neurorestorative cell-based
therapies. Stroke, 40(3 suppl):S143-S145.
3. Dekmak A, Mantash S, Shaito A, Toutonji A, Ramadan N,
Ghazale H, et al (2018). Stem cells and combination therapy for
the treatment of traumatic brain injury. Behav Brain Res, 340:49–
62.
4. Harting MT, Jimenez F, Adams SD, Mercer DW, Cox CS (2008).
Acute, regional inflammatory response after traumatic brain
injury: Implications for cellular therapy. Surgery, 144(5):803-813.
5. Hasan A, Deeb G, Rahal R, Atwi K, Mondello S, Marei HE, et al
(2017). Mesenchymal stem cells in the treatment of traumatic
brain injury. Front Neurol, doi: 10.3389/fneur.2017.00028.
6. Israelsson C, Bengtsson H, Kylberg A, et al (2008). Distinct
cellular patterns of upregulated chemokine expression
supporting a prominent inflammatory role in traumatic brain
injury. J Neurotrauma, 25(8):959-974.
7. Lee ST, Chu K, Jung KH, et al (2008). Anti-inflammatory
mechanism of intravascular neural stem cell transplantation in
haemorrhagic stroke. Brain, 131(Pt 3):616-629.
8. Li L, Jiang Q, Qu CS, Ding GL, Li QJ, Wang SY, et al (2011).
Transplantation of marrow stromal cells restores cerebral blood
flow and reduces cerebral atrophy in rats with traumatic brain
injury: in vivo MRI study. J Neurotrauma, 28(4):535–545.
9. Lu D, Mahmood A, Wang L, Li Y, Lu M, Chopp M (2001). Adult
bone marrow stromal cells administered intravenously to rats
after traumatic brain injury migrate into brain and improve
neurological outcome. Neuroreport, 12(3):559-563.
10. Mahmood A, Lu D, Lu M, Chopp M (2003). Treatment of
traumatic brain injury in adult rat with intravenous
administration of human bone marrow stromal cells.
Neurosurgery, 53(3):679-703.
11. Mahmood A, Lu D, Qu C, et al (2005). Human marrow stromal
cell treatment provides long-lasting benefit after traumatic brain
injury in rats. Neurosurgery, 57(5):1026-1031.
12. Ohtaki H, Ylostalo JH, Foraker JE, et al (2008). Stem/progenitor
cells from bone marrow decrease neuronal death in global
ischemia by modulation of inflammatory/immune responses.
Proceedings of the National Academy of Sciencces, 105(38):14638-
14643.
13. Pati S, Muthuraju S, Hadi AR, Huat TJ, et al (2016). Neurogenic
plasticity of mesenchymal stem cell, an alluring cellular
replacement for traumatic brain injury. Current Stem Cell
Research & Therapy, 11(2):149-157.
14. Tian C, Wang X, Wang X, Wang L, Wang X, Wu S, Wan Z
(2013), Autologous bone marrow mesenchymal stem cell
therapy in the subacute stage of traumatic brain injury by
lumbar puncture. Exp Clin Transplant, 11(2):176-81.
15. Woodbury D, et al (2000). Adult rat and human bone marrow
stromal cells differentiate into neurons, Jounal of Neuroscience
Research, 61(4):364-370.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_ghep_te_bao_goc_tu_nhan_trong_dieu_tri_cha.pdf