Đánh giá hiệu quả điều trị chưng yêu thống thể phong hàn thấp bằng châm huyệt ủy trung, chí thất và giải tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp bà giằng

Tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị chưng yêu thống thể phong hàn thấp bằng châm huyệt ủy trung, chí thất và giải tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp bà giằng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 110 12 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG YÊU THỐNG THỂ PHONG HÀN THẤP BẰNG CHÂM HUYỆT UỶ TRUNG, CHÍ THẤT VÀ GIÁP TÍCH THẮT LƯNG (L2-S1) KẾT HỢP THUỐC PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG Lê Thị Diệu Hằng*, Nguyễn Mạnh Trí*, Nguyễn Trần Thanh Thủy*, Phạm Thị Thu Thảo**, Nguyễn Thị Phương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau thắt lưng là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5- S1. Theo Y học cổ truyền, đau thắt lưng được quy về bệnh danh là “Yêu thống" hoặc “Chứng tý”. Một trong những phương pháp điều trị y học cổ truyền (YHCT) phải kể đến là châm cứu, vận dụng tác dụng của huyệt để giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị chứng yêu thống do phong hàn thấp bằng châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp Bà Giằng. Phương phá...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị chưng yêu thống thể phong hàn thấp bằng châm huyệt ủy trung, chí thất và giải tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp bà giằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 110 12 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG YÊU THỐNG THỂ PHONG HÀN THẤP BẰNG CHÂM HUYỆT UỶ TRUNG, CHÍ THẤT VÀ GIÁP TÍCH THẮT LƯNG (L2-S1) KẾT HỢP THUỐC PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG Lê Thị Diệu Hằng*, Nguyễn Mạnh Trí*, Nguyễn Trần Thanh Thủy*, Phạm Thị Thu Thảo**, Nguyễn Thị Phương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau thắt lưng là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5- S1. Theo Y học cổ truyền, đau thắt lưng được quy về bệnh danh là “Yêu thống" hoặc “Chứng tý”. Một trong những phương pháp điều trị y học cổ truyền (YHCT) phải kể đến là châm cứu, vận dụng tác dụng của huyệt để giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị chứng yêu thống do phong hàn thấp bằng châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp Bà Giằng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, so sánh trước sau. 41 bệnh nhân được chẩn đoán là yêu thống do phong hàn thấp tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018 thoả tiêu chuẩn nhận vào theo Y học hiện đại và YHCT. Bệnh nhân được điều trị châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp Bà Giằng. Đánh giá sau 7 ngày, 14 ngày điều trị bằng điểm đau trung bình (VAS), mức cải thiện chức năng sinh hoạt (bảng câu hỏi Oswetry Disability 2.0), tầm vận động khớp, độ giãn cột sống thắt lưng. Kết quả: Điểm đau trung bình VAS là 6,32 (1,01) và giảm dần đến ngày thứ 14 chỉ còn 2,68 (1,13); sự khác biệt trước sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Biên độ động tác ngửa, xoay phải, xoay trái, nghiêng trái, nghiêng phải có ý nghĩa thống kê sau 14 ngày điều trị (p <0,01). Mức cải thiện chức năng sinh hoạt có sự khác biệt trước điều trị và sau 7 ngày điều trị,14 ngày điều trị với p <0,001. Sự cải thiện về chỉ số độ giãn cột sống thắt lưng trước và sau điều trị có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Rêu lưỡi trắng nhớt và trắng mỏng chiếm đa số (39% và 29,3%) trước điều trị, sau điều trị trắng mỏng chiếm 58,5%. Trước điều trị mạch chủ yếu là mạch trầm nhược và trầm trì (92,7%). Sau điều trị mạch hoãn hữu lực và trầm hữu lực chiếm đa số với 95,2%. Tỉ lệ bệnh nhân có sự cải thiện về điểm VAS, điểm đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt, tầm vận động khớp, độ giãn cột sống thắt lưng đều trên 75 %. Kết luận: Phương pháp châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc Phong tê thấp Bà Giằng có hiệu quả điều trị chứng yêu thống do phong hàn thấp. Từ khoá: đau thắt lưng, thoái hoá cột sống thắt lưng, thuốc phong tê thấp Bà Giằng ABSTRACT EVALUATION ON THE EFFECT OF ACUPUNCTURE UB-40, UB-52 AND EX (L2-S1) POINTS COMBINED WITH “PHONG TE THAP BA GIANG”IN TREATMENT LUMBAGO CAUSED BY WIND - COLD –DAMPNESS Le Thi Dieu Hang, Nguyen Manh Tri, Nguyen Tran Thanh Thuy, Pham Thi Thu Thao, Nguyen Thi Phuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 110-117 *Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Ths.BS. Lê Thị Diệu Hằng ĐT: 0906455936 Email: dieuhang4883@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 111 Background: Lumbar pain is an acute or chronic pain from the region of the L1 vertebral to L5-S1 disc. According to traditional medicine, lumbar pain is referred to as "Lumbago" or "Impediment disease." One of the traditional medicine treatments is acupuncture which apply the effect of points to reduce pain and improve motor function. Objectives: Evaluate the effectiveness of acupuncture UB-40, UB-52 AND EX (L2-S1) points combined with “Phong Te Thap Ba Giang” in treatment lumbago caused by wind-cold-dampness. Methods: Study design: interventional design, before-after treatment comparison. 41 patients were diagnosed with lumbago due to wind-cold-dampness at the Department of Traditional Medicine, Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City from June 2018 to September 2018, accordance with the standard of modern and traditional medicine. The patients were treated with UB-40, UB-52 AND EX (L2-S1) points combined with “Phong Te Thap Ba Giang”. Evaluate 7th day, 14th day of treatment with average pain score (VAS), improvement of living function (Oswetry Disability 2.0 questionnaire), the lumbar spine movement and lumbar spine relaxation. Results: The average VAS score was 6.32 (1,01) and decrease gradually until 14th day was 2.68(1.13); The difference between before- after treatment was statistically significant at p <0.001. The lumbar spine movement was statistically significant after 14 days of treatment (p < 0.01). The OWD score of before and after 7 days and 14 days of treatment was statistically significant with p <0.05. Lumbar spine relaxation was significantly different after 14 days of treatment with p < 0.001. Before treatment, moistness - white of tongue coating and thinness-white of tongue coating accounts for the majority (39% and 29.3%), thinness-white of tongue coating accounts for 58,5% after treatment. Prior to the treatment, the major pulse was deep-weak and deep-slow (92.7%). After the treatment of deep-strong and moderate–strong pulse, the majority is 95.2%. The proportion of VAS scores, the lumbar spine movement, the OWD score and lumbar spine relaxation showed improvement which were all 75%. Conclusion: The method of acupuncture UB-40, UB-52 AND EX (L2-S1) points combined with “Phong Te Thap Ba Giang” is effective in treatment lumbago caused by wind-cold-dampness. Keywords: lumbar pain, lumbago caused by wind-cold-dampness, Phong Te Thap Ba Giang ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp là tổn thương của toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Đó là một bệnh được đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp. Tổn thương diễn biến chậm tại sụn kèm theo các biến đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe khớp, tân tạo xương và xơ xương dưới sụn(9). Đau thắt lưng là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5-S1. Nguyên nhân của đau thắt lưng rất nhiều trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là do thoái hóa cột sống thắt lưng gồm thoái hóa đốt sống thắt lưng, đĩa đệm và xương sụn khớp đốt sống thắt lưng(1,9). Ở Mỹ, khoảng 25% dân số người lớn tuổi bị đau thắt lưng trong vòng 3 tháng và khoảng 50% bị đau thắt lưng trong vòng một năm(4). Ở Việt Nam, tỷ lệ đau thắt lưng hằng năm ước tính 5% dân số, 50% số người đau thắt lưng ở độ tuổi lao động(1). Theo Nguyễn Xuân Nghiên, số bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hoá cột sống vào điều trị tại các khoa khớp, khoa vật lý trị liệu chiếm khoảng 50% so với các bệnh khác(10). Theo Y học cổ truyền, đau thắt lưng được quy về bệnh danh là “Yêu thống" hoặc “Chứng tý” đã được mô tả rất rõ trong các y văn cổ(2, 14). Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng như điều trị nội khoa, can thiệp tối thiểu. Điều trị nội khoa đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều tác dụng phụ ảnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 112 hưởng đến người bệnh, đặc biệt khi phải sử dụng dài ngày. Chính vì vậy xu hướng sử dụng các phương pháp điều trị truyền thống của y học cổ truyền ngày càng phổ biến. Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để điều trị, một trong những phương pháp đó là châm cứu, vận dụng tác dụng của huyệt để giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Các nghiên cứu về công thức huyệt như Lưu Thị Hiệp, Kiên Chính, Phan Quan Chí Hiếu, Meng Zaringhalam J, Ngô Châu Hồng, Lin Ruizhu đã nêu bật lên tác dụng hiệu quả điều trị của sự phối hợp huyệt tuy nhiên huyệt phối hợp chưa tiêu biểu, chưa đa dạng và mang tính lặp lại(3,5,6,7,12,15). Mặt khác theo Y học cổ truyền, thận chủ về ý chí nên huyệt Chí thất là nơi chứa ý chí, là phủ của thận và tác dụng điều trị đau thắt lưng hiệu quả cũng như hệ thống huyệt Hoa đà giáp tích đã được kiểm nghiệm qua ngàn năm. Bên cạnh đó rất ít đề tài trong nước và quốc tế nghiên cứu về huyệt trên. Xuất phát từ những vấn đề đã nêu và cũng mong muốn góp phần làm sáng tỏ công thức huyệt tiêu biểu trong điều trị chứng yêu thống thể phong hàn thấp với sự phối hợp thuốc phong tê thấp Bà Giằng, chúng tôi tiến hành đề tài trên. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng đau và hạn chế vận động của chứng yêu thống thể phong hàn thấp bằng châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp Bà Giằng. Khảo sát sự thay đổi mạch và rêu lưỡi của chứng yêu thống thể phong hàn thấp được điều trị bằng châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc phong tê thấp Bà Giằng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, so sánh trước sau điều trị. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ được chẩn đoán là đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lưng tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018. Mẫu nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán là đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lưng tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018 thoả tiêu chuẩn nhận vào theo Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT). Thực tế đã chọn được 41 bệnh nhân, trong đó 25 bệnh nhân nội trú và 16 bệnh nhân ngoại trú. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Tiêu chuẩn nhận vào theo YHHĐ Các bệnh nhân tuổi từ 40 trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống: có hội chứng cột sống (đau vùng thắt lưng, không có hướng lan, điểm VAS 3, dấu hiệu Schober tư thế đứng ≤ 13/10 cm). Phim chụp X quang có hình ảnh thoái hoá cột sống theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp trên X- quang của Kellgren và Lawrence(4): Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương. Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ. Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa. Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn. Tiêu chuẩn nhận vào theo YHCT Bệnh nhân được chẩn đoán yêu thống thể phong hàn thấp với các triệu chứng: Đau lưng nhiều, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng đỡ đau, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoặc trầm tế. Tiêu chuẩn loại trừ ra khỏi diện nghiên cứu Bệnh nhân đau thắt lưng không thuộc thể phong hàn thấp theo các tiêu chuẩn của YHHĐ, YHCT; đau thắt lưng do lao, do viêm nhiễm, do chấn thương hoặc kèm đau dây thần kinh tọa; bệnh nhân đau thắt lưng kèm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 113 theo bệnh khác như suy tim, bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ; bệnh nhân có tổn thương da hoặc sẹo cũ vùng thắt lưng L2-L5, có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, phụ nữ có thai; bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu hoặc không tuân thủ quy trình điều trị; bệnh nhân đề nghị đổi phương pháp điều trị khác hoặc tự ý dùng thêm thuốc giảm đau khác; bệnh nhân bỏ điều trị không rõ nguyên nhân, loại khỏi nghiên cứu. Phương pháp can thiệp Điều trị bằng công thức huyệt đặc hiệu kết hợp với chế phẩm thuốc “Phong tê thấp Bà Giằng”. Công thức huyệt: Châm tả: Phong trì (P, T), Ngoại quan (P, T), Thương khâu (P, T). Châm bổ: Thận du (P, T), Chí thất (P, T), Túc tam lý (P, T), Đại trữ, Dương lăng tuyền (P, T). Châm xuyên: Giáp tích L2-S1. Châm bình: Uỷ trung (P, T). Phương pháp thu thập số liệu Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá trước điều trị, sau 7 ngày, 14 ngày điều trị. Đối với điểm đau VAS, bệnh nhân được theo dõi và đánh giá trước điều trị, sau 2 ngày, 4 ngày, 8 ngày, 10 ngày, 12 ngày, 14 ngày. Bệnh nhân được đánh giá tại phòng bệnh (đối với bệnh nhân nội trú) và tại phòng khám (đối với bệnh nhân ngoại trú). Bác sĩ điều trị sẽ được cung cấp tài liệu và tập huấn 1 buổi trước thời gian thu thập số liệu. Bác sĩ điều trị tiến hành đánh giá bệnh nhân vào thời điểm buổi sáng trước khi bệnh nhân tiếp tục được điều trị tiếp theo. Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu thu thập số liệu cho từng bệnh nhân. Công cụ thu thập số liệu Thang nhìn VAS, bảng câu hỏi Oswetry Disability 2.0, thước đo tầm vận động CSTL, thước đo độ giãn CSTL. Đánh giá mức độ đau Trước khi đo, giải thích và mô tả cho bệnh nhân hiểu rõ phương pháp đánh giá cảm giác đau để bệnh nhân tự chỉ ra mức độ đau của mình. Phân loại mức độ đau như sau: mức 0 điểm: không đau, mức 1 - 3 điểm: đau nhẹ, mức 4 - 6 điểm: đau vừa, mức 7- 10 điểm: đau nặng. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt Bảng gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi điểm cao nhất là 5 điểm, điểm thấp nhất là 0 điểm. Tính tổng điểm 10 câu. Số điểm càng cao tương ứng ảnh hưởng chức năng càng nhiều. Điểm tối đa cho phần đánh giá này là 50 điểm. Cách cho điểm: 0 – 4 điểm: Không mất chức năng, 5 – 14 điểm: Mất chức năng nhẹ, 15 – 24 điểm: Mất chức năng vừa, 25 – 34 điểm: Mất chức năng nặng, 35 – 50 điểm: Mất chức năng hoàn toàn. Đánh giá tiến độ về tầm vận động cột sống thắt lưng Đánh giá: không hạn chế tầm vận động, hạn chế tầm vận động. Đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng Đánh giá: không giãn, có giãn. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu được phân tích và xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0. Sử dụng các thuật toán: Biến định lượng: trung bình, độ lệch chuẩn nếu có phân phối chuẩn và trung vị, khoảng tứ phân vị nếu phân phối không chuẩn. So sánh giá trị trung bình dùng Paired-sample T-test nếu phân phối chuẩn và phương sai đồng nhất; phi tham số Wilcoxon test nếu phân phối không chuẩn. Biến định tính sẽ được tính theo tỉ lệ và so sánh bằng phép kiểm Chi square hoặc Fisher’s exact test. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đánh giá kết quả điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 114 Bảng 1. Đánh giá kết quả điều trị Kết quả VAS Ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt Tầm vận động khớp Độ giãn cột sống thắt lưng Điều trị hiệu quả Không đau hoặc đau nhẹ Không mất chức năng hoặc mất chức năng nhẹ Không hạn chế Có giãn Điều trị không hiệu quả Đau vừa hoặc đau nặng Mất chức năng nặng hoặc hoàn toàn Hạn chế Không giãn KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sự cải thiện về mức độ đau Sự khác biệt về điểm số giảm đau giữa ngày trước và các ngày sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điểm VAS của nhóm giảm từ 6,32 điểm xuống còn 2,68 điểm với khoảng tin cậy 95% (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Điểm trung bình VAS Bảng 2. Tầm vận động khớp trước và sau điều trị Vận động Trước điều trị (1) Tần số (%) Sau 7 ngày điều trị (2) Tần số (%) Sau 14 ngày điều trị (3) Tần số (%) Giá trị p1-2 Giá trị p1-3 Ngửa Không hạn chế 0 (0) 0 (0) 37 (90,2) --- <0,05 Hạn chế 41 (100) 41 (100) 4 (9,8) Tổng 41 (100) Xoay (T) Không hạn chế 0 (0) 6 (14,6) 30 (73,2) >0,05 <0,01 Hạn chế 41 (100) 35 (85,4) 11 (26,8) Tổng 41 (100) Xoay (P) Không hạn chế 0 (0) 11 (26,8) 31 (75,6) <0,01 <0,01 Hạn chế 41 (100) 30 (73,2) 10 (24,4) Tổng 41 (100) Nghiêng (T) Không hạn chế 4 (9,8) 37 (90,2) 41 (100) <0,01 <0,01 Hạn chế 37 (90,2) 4 (9,8) 0 (0) Tổng 41 (100) Nghiêng (P) Không hạn chế 4 (9,8) 38 (92,7) 41 (100) <0,01 <0,01 Hạn chế 37 (90,2) 3 (7,3) 0 (0) Tổng 41 (100) Sự cải thiện tầm vận động khớp Động tác ngửa, xoay trái vào ngày thứ 7 chưa có sự cải thiện, có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê vào ngày thứ 14 với p<0,05. Động tác xoay phải, nghiêng trái, nghiêng phải cải thiện có ý nghĩa thống kê sau 14 ngày điều trị (p<0,01) (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 115 Sự cải thiện chức năng sinh hoạt Bảng 3. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt trước sau điều trị Điểm trước điều trị (n = 41) Ngày (D) Số trung bình (DLC) Điểm sau điều trị (n = 41) Ngày (D) Số trung bình (DLC) Giá trị p D0: 27,73 (1,15 ) D7: 21,17 (1,09) <0,001 D14: 17,20 (1,04) <0,001 Sau 7 ngày và 14 ngày điều trị thì chức năng sinh hoạt cải thiện và có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Sự cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng Bảng 4. Mức cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng trước sau điều trị Chỉ số Schober trước điều trị (n = 41) Ngày (D) Số trung bình (DLC) Chỉ số Schober sau điều trị (n = 41) Ngày (D) Số trung bình (DLC) Giá trị p D0 12 (0,09) D7 12,59 (0,11) <0,001 D14 13,39 (0,14) <0,001 Chỉ số độ giãn cột sống thắt lưng sau 7 ngày điều trị là 12,59 (0,11), sau 14 ngày điều trị là 13,39 (0,14). Sự cải thiện về chỉ số độ giãn cột sống thắt lưng trước và sau điều trị có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Sự thay đổi Rêu lưỡi trước và sau điều trị Rêu lưỡi có sự thay đổi đáng kể trước và sau điều trị. Trước điều trị rêu lưỡi trắng nhớt và trắng mỏng chiếm đa số (39% và 29,3%), sau điều trị trắng mỏng chiếm 58,5% (Biểu đồ 2). Biểu đồ 2: Rêu lưỡi trước và sau điều trị Biểu đồ 3: Mạch trước và sau điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 116 Sự thay đổi mạch trước và sau điều trị Trước điều trị mạch chủ yếu là mạch trầm nhược và trầm trì (92,7%). Sau điều trị mạch hoãn hữu lực và trầm hữu lực chiếm đa số với 95,2% (Biểu đồ 3). Đánh giá kết quả điều trị Tỉ lệ bệnh nhân có sự cải thiện về điểm VAS, điểm đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt, tầm vận động khớp, độ giãn cột sống thắt lưng đều trên 75% (Bảng 5). Bảng 5. Kết quả điều trị Kết quả VAS Tần số (%) Ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt Tần số (%) Tầm vận động khớp Tần số (%) Độ giãn cột sống thắt lưng Tần số (%) Điều trị hiệu quả 31 (75,6%) 36 (87,8%) 33 (81,5%) 37 (90,2%) Điều trị không hiệu quả 10 (24,4%) 5 (12,2%) 8 (19,5%) 4 (9,8%) Tổng 41 (100%) 41 (100%) 41 (100%) 41 (100%) BÀN LUẬN Sự cải thiện mức độ đau Theo Biểu đồ 1, hiệu quả giảm đau đã bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 2 sau điều trị 5,73 (0,84) và tiếp tục giảm dần đến ngày thứ 14 là 2,68 (1,13) với p<0,001. Điều này có thể giải thích chứng yêu thống thể phong hàn thấp với bản hư tiêu thực nên chúng tôi chọn pháp phù chính là trọng yếu, sau đó mới khu tà. Chọn huyệt Thận du, Chí thất, Giáp tích L2-S1, Uỷ trung làm chủ huyệt với mục đích bổ Thận ích tinh, cường tráng cột sống thắt lưng, điều tiết kinh khí cục bộ mà thư cân chỉ thống. Các huyệt bổ trợ như Túc tam lý có tác dụng cường tráng cơ thể, Đại trữ và Dương lăng tuyền mạnh gân cốt. Phong trì (P, T), Ngoại quan (P, T), Thương khâu (P, T) châm tả để trục tà khí phong hàn thấp ra ngoài. Ngoài ra dùng thuốc Phong tê thấp Bà Giằng để hỗ trợ trong việc cải thiện triệu chứng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Hiệp(6), nghiên cứu của tác giả Phan Quan Chí Hiếu(12), nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích(11), nghiên cứu của Lin Ruizhu và cộng sự(5). So với các nghiên cứu trên, điểm VAS của nghiên cứu chúng tôi giảm nhiều hơn, điều đó có thể lý giải phương pháp phối hợp huyệt kết hợp thuốc đã phục hồi chính khí mạnh hơn, đánh đuổi tà khí nhanh hơn và cũng nói lên tác dụng của châm cứu trên lâm sàng. Sự cải thiện tầm vận động khớp Theo Bảng 2, qua quá trình điều trị tầm vận động khớp đã có sự chuyển biến rõ rệt, cụ thể là: động tác ngửa còn 12 trường hợp bị hạn chế (sau 14 ngày điều trị); động tác xoay T,P đã giảm xuống còn 10 -11 trường hợp bị hạn chế (sau 14 ngày điều trị); động tác nghiêng T,P không còn trường hợp bị hạn chế (sau 14 ngày điều trị). Điều này đã góp phần đánh giá phương pháp phối hợp huyệt kết hợp thuốc là có hiệu quả trên lâm sàng trong việc cải thiện tầm vận động khớp. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt Điểm chức năng sinh hoạt của nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước và sau điều trị 7 ngày, 14 ngày có cải thiện đáng kể, điểm từ 27,73 giảm xuống còn 17,20 với p <0,001. Điều này chứng tỏ phương pháp châm cứu kết hợp thuốc đạt hiệu quả điều trị trên lâm sàng cũng như tương ứng với giảm đau VAS. So với nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh(8), Joon Shik Shin và cộng sự(13) thì nghiên cứu của chúng tôi có sự cải thiện chức năng sinh hoạt tốt hơn bởi vì chúng tôi kết hợp bổ tả trong huyệt vị và thuốc nên hiệu quả nhanh hơn và cải thiện hơn. Sự cải thiện về độ giãn cột sống Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 4 cho ta thấy độ giãn trung bình cột sống thắt lưng của nhóm nghiên cứu đã tăng lên sau 7 ngày điều trị 12,59 (0,11) và 14 ngày điều trị 13,39 (0,14) và có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Phương pháp phối hợp huyệt sẽ làm tăng cường điều hoà khí huyết trong kinh lạc, đẩy lùi ngoại tà. Bên cạnh đó phối hợp với thuốc Phong tê thấp Bà Giằng sẽ phù chính khu tà nên cải thiện về độ giãn cột Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 117 sống tốt hơn. Nghiên cứu chúng tôi có kết quả tương đương với Phan Quang Chí Hiếu(12) (độ giãn trung bình CSTL: trước điều trị 13,33; sau điều trị 10 ngày 13,90; sau điều trị 20 ngày 14,31; sau điều trị 30 ngày 14,52). Sự thay đổi về rêu lưỡi Qua nghiên cứu của chúng tôi, rêu lưỡi trước điều trị chủ yếu là trắng mỏng (29,3%), trắng nhớt (39%) và ít rêu (24,4%). Sau 14 ngày điều trị ở nhóm nghiên cứu, rêu lưỡi đã có sự thay đổi, rêu lưỡi trắng nhớt không còn, tỷ lệ ít rêu và trắng mỏng đã tăng lên 41,5% và 58,5%. Như vậy có thể thấy rằng phương pháp điều trị phần nào hiệu quả đối với chứng yêu thống thể phong hàn thấp nên rêu lưỡi sau điều trị đã có thay đổi. Nghiên cứu của chúng tôi có điểm giống với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích(11) là có sự thay đổi về mạch sau điều trị (62,9%), tuy nhiên chúng tôi chỉ mới mô tả chứ chưa đánh giá sự thay đổi đó. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ đi sâu hơn vấn đề trên. Sự thay đổi về mạch Mạch trước điều trị chủ yếu là mạch trầm nhược 68,3% và mạch trầm trì 24,4%. Sau điều trị 14 ngày mạch đã được thay đổi với số mạch trầm nhược giảm hẳn (2,4%) và số mạch hữu lực tăng lên (95,2%). Ba trường hợp mạch vẫn trầm nhược ở nhóm nghiên cứu là do rơi vào trường hợp bệnh nhân lớn tuổi nhất trong nhóm nghiên cứu, thời gian điều trị chưa đủ dài để chính khí hồi phục đánh đuổi tà khí, do vậy nếu tiếp tục liệu trình điều trị tiếp theo thì mạch có khả năng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi có điểm giống với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích(11) là có sự thay đổi về mạch sau điều trị (77,1%), tuy nhiên chúng tôi chỉ mới mô tả chứ chưa đánh giá sự thay đổi đó. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ đi sâu hơn vấn đề trên. Đánh giá kết quả điều trị Theo Bảng 5, điều trị hiệu quả được đánh giá qua thang điểm VAS, chức năng sinh hoạt, tầm vận động khớp và độ giãn cột sống thắt lưng đều trên 75%, điều này đã chứng tỏ phương pháp phối hợp huyệt với thuốc thực sự có hiệu quả trên lâm sàng trong điều trị chứng yêu thống thể phong hàn thấp. KẾT LUẬN Phương pháp châm huyệt uỷ trung, chí thất và giáp tích thắt lưng (L2-S1) kết hợp thuốc Phong tê thấp Bà Giằng có hiệu quả điều trị chứng yêu thống do phong hàn thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Hữu Lương (2010). “Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm”. Nhà xuất bản Y học, pp.5, pp.103 – 104, pp.141 – 142. 2. Hoàng Bảo Châu (2010). Nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Thời Đại, pp.594 – 600. 3. Kiên Chính (2011). Hiệu quả điều trị chứng đau lưng do thoái hóa cột sống của phương pháp mãng châm. Tạp chí Châm cứu Việt Nam, 2:pp.18-26. 4. Lawrence RC, Felson DT, Helmick CG et al (2008). “Estimates of the prevalence of arthritis and other rheumatic conditions in the United States” Part II. Arthritis Rheum; 58:pp.26 - 35. 5. Lin R, Zhu N, Liu J, Li X, Wang Y, Zhang J, Xi C (2016). “Acupuncture-movement therapy for acute lumbar sprain: a random- ized controlled clinical trial”. J Tradit Chin Med, 36(1):pp.19 - 25. 6. Lưu Thị Hiệp (2001). Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng bằng một công thức huyệt. Y học Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, số 4: pp. 21-26. 7. Ngô Châu Hồng (2003). Châm cứu điều trị 30 trường hợp đau lưng. Tạp chí Học viện Trung Y Triết Giang. 27(6):pp.65-75. 8. Nguyễn Đức Minh (2018). Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp từ trường kết hợp với điện châm điều trị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 60(2):pp.2. 9. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). “Bệnh học cơ xương khớp nội khoa”. NXB Giáo dục Việt Nam, pp.140 – 153. 10. Nguyễn Xuân Nghiên (2008), “Phục hồi chức năng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 11. Phạm Thị Ngọc Bích, Lê Thành Xuân (2016). Hiệu quả lâm sàng trong điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống bằng điện trường châm kết hợp với bài thuốc độc hoạt tang ký sinh thang. Nghiên cứu y học, 103(5):pp.32-38. 12. Phan Quan Chí Hiếu, Trương Trung Hiếu (2012). Xác định tỉ lệ giảm đau trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hoá cột sống được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng. Y học Thành Phố. Hồ Chí Minh, tập 16(1):113-117. 13. Shin JS et al (2013). “Effects of motion style acupuncture treatment in acute low back pain patients with severe disability: A multicenter, randomized, controlled, comparative effectiveness trial”. PAIN, 154:pp.1030 – 1037. 14. Trần Văn Kỳ (2000). Yêu thống, Từ điển Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, pp. 602 – 603. 15. Zaringhalam J, Manaheji H, Rastqar A et al (2010). Reduction of chronic non-specific low back pain: A randomised controlled clinical trial on acupuncture and baclofen. Chin Med, 5: pp. 74. Ngày nhận bài báo: 09/01/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/01/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_tri_chung_yeu_thong_the_phong_han_tha.pdf
Tài liệu liên quan