Tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường bằng quang đông võng mạc với Laser Yag 532: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BẰNG QUANG ĐÔNG VÕNG MẠC VỚI LASER YAG 532
Phạm Văn Hoàng**, Võ Thị Hoàng Lan*, Trần Thị Phương Thu*
TÓM TẮT
Bệnh võng mạc đái tháo đường đang ngày càng gia tăng theo sự gia tăng của bệnh đái tháo đường,
đang trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển. Việc điều trị bệnh này bằng
laser YAG 532 đã được nghiên cứu và thực hiện tại bệnh viện Mắt Tp HCM từ tháng 03/2003-04/2004
trên 62 bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn không tăng sinh nặng và tăng sinh bằng phương pháp nghiên cứu
cắt ngang. Kết quả: nam nhiều hơn nữ (1:2), 94,2% >40 tuổi, 60% là dân thành phố, đa số không điều trị
tốt bệnh đái tháo đường. Thị lực không thay đổi trong 59,7%, tăng chỉ 17,7%,phù hoàng điểm giảm nhiều
48%, hết ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường bằng quang đông võng mạc với Laser Yag 532, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BẰNG QUANG ĐÔNG VÕNG MẠC VỚI LASER YAG 532
Phạm Văn Hoàng**, Võ Thị Hoàng Lan*, Trần Thị Phương Thu*
TÓM TẮT
Bệnh võng mạc đái tháo đường đang ngày càng gia tăng theo sự gia tăng của bệnh đái tháo đường,
đang trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển. Việc điều trị bệnh này bằng
laser YAG 532 đã được nghiên cứu và thực hiện tại bệnh viện Mắt Tp HCM từ tháng 03/2003-04/2004
trên 62 bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn không tăng sinh nặng và tăng sinh bằng phương pháp nghiên cứu
cắt ngang. Kết quả: nam nhiều hơn nữ (1:2), 94,2% >40 tuổi, 60% là dân thành phố, đa số không điều trị
tốt bệnh đái tháo đường. Thị lực không thay đổi trong 59,7%, tăng chỉ 17,7%,phù hoàng điểm giảm nhiều
48%, hết 16%.Vi phình mạch, dị dạng mao mạch trong võng mạc, phù võng mạc ngoại vi, thiếu máu võng
mạc giảm đáng kể sau 3 tháng (lần lượt là 80,6%, 82,3%, 83,9%, 83,9%). Tĩnh mạch dạng chuỗi và xuất
huyết võng mạc chỉ giảm rõ sau 6 tháng (71% và 86,9%). Tân mạch giảm dấu hiệu hoạt động trong
71,4%. Thành công 80,6%. Không gặp biến chứng nặng.
SUMMARY
TREATMENT OF DIABETIC RETINOPATHY BY LASER YAG 532
Pham Van Hoang, Vo Thi Hoang Lan, Tran Thi Phuong Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 7 – 13
As the increase of mellitus diabetis, diabetic retinopathy is increasing in developping countries, and
becoming a problem of public health. Treatment of this pathology by laser YAG 532 was studied at HCM
city Eye Hospital from 03/2003 to 04/2004. There were 62 eyes at severe non-proliferative and
proliferative stages. Cross sectional analysis was used. Results: male/female ratio 1:2, 94.2% above 40
years old, 60% lived in HCM city, the treatment of diabetis was not correct. Visual acuity was unchanged
in 59.7% of cases and ameliorated in 17.7%, macular edema was clearly decreased in 48% of cases,
disappeared in 16% of cases. Microaneurysms, intraretinal microvascular anomalies, peripheral retinal
edema, retinal ischemia were considerably decreased (respectively 80.6%, 82.3%, 83.9%, 83.9%). Venous
beadings and retinal hemorrhages were obviously decreased after 6 months (71% and 86,9%). Neovessels
lost their active caracteristics in 71.4%. Success percentage was of 80.6%. No severe complication was
noted.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn
chuyển hoá trầm trọng đang ngày càng trở nên phổ
biến tại những nước đang phát triển theo đà tăng
trưởng kinh tế và sự thay đổi nếp sống ( , , )7 8 12 . Ước tính
số người mắc bệnh trên thế giới sẽ tăng gan gấp đôi
(221 triệu) vào năm 2010 (Amos, Mc Carthy và
Zimmer). Tại Việt Nam, trong những nghiên cứu gần
đây cho thấy tỉ lệ bệnh tăng lên rõ rệt( )25 .
Một biến chứng gây giảm thị lực và mù loà của
bệnh ĐTĐ là bệnh lý võng mạc ĐTĐ (VMĐTĐ). Ở
châu Âu và Mỹ, bệnh VMĐTĐ là một trong 5 nguyên
nhân hàng đầu gây mù ở người trong độ tuổi lao
động. Người ta ước lượng rằng sau 15 năm mắc bệnh
đái tháo đường thì có 2% bệnh nhân bị mù và 10% bị
khiếm thị.
* Bộ môn Mắt – ĐH Y Dược TP HCM
** Bệnh viện Mắt TP. HCM
7
Để điều trị bệnh VMĐTĐ, ngoài việc phải kiểm
soát tốt bệnh ĐTĐ, chỉ có một phương pháp điều
trị tại mắt dễ áp dụng và có hiệu quả cao là quang
đông võng mạc bằng laser. Phương pháp này đã
được áp dụng phổ biến từ lâu tại những nước phát
triển, những nghiên cứu tại các quốc gia này cho
thấy tỉ lệ thành công là 90%( , )16 27 . Ở Việt Nam,
phương pháp này chỉ mới được áp dụng từ vài năm
và chưa phổ biến, mức độ thành công của nó cũng
chưa được đánh giá. Từ nhu cầu ngày càng tăng
của phương pháp điều trị này tại Việt Nam, chúng
tôi cố gắng đánh giá hiệu quả của nó trong điều
kiện tại Việt Nam với những mục tiêu sau đây:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của điều trị QĐVM bằng laser
YAG 532 trên bệnh nhân có VMĐTĐ tại bệnh viện
Mắt TP HCM từ 01/03/2003 – 01/04/2004.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ bảo tồn và cải thiện thị lực sau
điều trị quang đông (QĐ) võng mạc bằng laser
YAG 532 trên bệnh nhân bị bệnh VMĐTĐ có phù
võng mạc hoàng điểm (HĐ) tại bệnh viện Mắt
TP HCM.
Xác định tỉ lệ giảm phù võng mạc hoàng điểm
sau điều trị QĐ bằng laser YAG 532 trên bệnh
nhân bị bệnh VMĐTĐ có phù võng mạc HĐ tại
bệnh viện Mắt TP HCM.
Xác định tỉ lệ giảm các vùng thiếu máu võng
mạc sau điều trị QĐ bằng laser YAG 532 trên bệnh
nhân có VMĐTĐ tại bệnh viện mắt TP HCM.
Xác định tỉ lệ thoái triển của tân mạch sau điều
trị QĐ toànvõng mạc (QĐTVM) bằng laser YAG 532
trên bệnh nhân có VMĐT tăng sinh tại bệnh viện
Mắt TP HCM.
Xác định tỉ lệ giảm vi phình mạch, dị dạng vi
mạch trong võng mạc, XH võng mạc, TM dạng
chuỗi, phù VM ngoại vi sau điều trị QĐVM bằng
laser YAG 532 trên bệnh nhân có VMĐTĐ tại bệnh
viện Mắt TP HCM.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, đề tài
được thực hiện từ tháng 03/2003 – 03/2004 tại bệnh
viện mắt Tp HCM, đối tượng là tất cả bệnh nhân có
bệnh VMĐTĐ không tăng sinh nặng và tăng sinh, cỡ
mẫu được tính theo công thức:
N= 2
2/1
2 )1(.
ε
α ppz −−
=1,962.0.8.(0.2)/0,12=61.47
với ước đoán tỉ lệ thành công là 80%.
Tất cả bệnh nhân đều được chụp mạch huỳnh
quang trước điều trị, sau điều trị 3 và 6 tháng.
Tiêu chuẩn loại khỏi mẫu nghiên cứu
.Tân mạch + tăng sinh sợi trầm trọng.
.VMĐTĐ tăng sinh + biểu hiện trên chụp mạch
huỳnh quang những vùng không tưới máu rất rộng ở
cực sau (> 60% vùng HĐ và cạnh HĐ).
. Võng mạc quá phù.
. Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên
cứu, không bảo đảm theo dõi tái khám (ở xa, quá già
yếu).
Kỹ thuật
Khám và phân loại bệnh nhân
Có hoặc không có phù hoàng điểm.
Đối với bệnh nhân có phù hoàng điểm
Tiến hành điều trị vùng HĐ bằng quang đông
trước như sau:
. Đối với mắt phù HĐ dạng nang có kèm theo
xuất tiết vòng lấn vào vùng HĐ, điều trị sẽ như sau:
đường kính điểm chiếu 50 micron, thời gian 0,1 giây.
Chiếu các điểm chiếu lên thẳng các dị dạng mao
mạch, cường độ được điều chỉnh đủ để làm trắng các
dị dạng đó, khởi đầu từ 70 – 80mW.
Đối với phù võng mạc, chọn đường kính điểm
chiếu 100 micron, thời gian 0,1 giây. Các điểm chiếu
được chiếu rải rác lên các vùng phù võng mạc sao cho
chúng không tiếp xúc nhau.
8
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
. Đối với phù HĐ không có xuất tiết kèm theo thì
các điểm chiếu 100 micron được chiếu rải rác quanh
vùng HĐ cách tâm HĐ 250 micron, tránh bó sợi HĐ
– gai thị. Số lượng điểm chiếu là từ 50 – 150.
Đối với bệnh nhân không có phù HĐ
hoặc có phù HĐ đã được điều trị laser 2
tuần trước đó, chúng tôi tiến hành
quang đông toàn võng mạc
Chọn đường kính điểm chiếu là 500 micron, thời
gian là 0,1 giây. Chiếu các điểm chiếu nằm cách nhau
bằng một đường kính của một điểm chiếu, cường độ
được điều chỉnh sao cho làm trắng võng mạc, khởi đầu
từ 120 – 150 mW. Các điểm chiếu được rải đều từ
cung mạch máu thái dương đi ra vượt quá xích đạo. Ở
phía thái dương của HĐ đi từ cách tâm HĐ 2 – 3
đường kính gai thị trở ra. Ở những nơi có tân mạch
nằm dẹt trên võng mạc thì các điểm chiếu nằm sát
nhau, đối với tân mạch mọc vào pha lê thể hoặc gai thị
thì không chiếu trực tiếp. Tránh các mạch máu, xuất
huyết võng mạc và sẹo hắc võng mạc.
Mỗi đợt gồm 400 điểm chiếu. Chiếu tất cả làm 4
đợt, hai đợt liên tiếp cách nhau 2 tuần.
Thứ tự các đợt làm quang đông như sau: phía
dưới > phía mũi > phía trên > phía thái dương.
Phương pháp thu thập số liệu
Khám, đánh giá và phân loại bệnh nhân trước
điều trị. Ghi nhận vào bảng thu thập số liệu đã được
soạn sẵn.
Khám, đánh giá và theo dõi bệnh nhân bị bệnh
VMĐTĐ và đã được điều trị bằng quang đông laser.
Ghi nhận vào bảng thu thập số liệu đã được soạn sẵn.
Theo dõi và ghi nhận biến chứng.
Tiêu chuẩn đánh giá thành công – thất bại
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả: thị lực được bảo
tồn hoặc tăng, giảm hoặc hết phù HĐ, VM trên soi
đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang, giảm hoặc hết
phù VM ngoại vi trên lâm sàng và chụp mạch huỳnh
quang, giảm hoặc biến mất xuất huyết, xuất tiết VM,
tĩnh mạch dạng chuỗi, trên chụp mạch huỳnh quang
không còn các vùng VM thiếu máu, giảm hoặc không
còn vi phình mạch, dị dạng vi mạch trong VM, tân
mạch không phát triển thêm, teo nhỏ hoặc biến mất,
được kiểm tra trên soi đáy mắt và chụp mạch huỳnh
quang, từ VMĐTĐ có nguy cơ cao chuyển sang không
còn nguy cơ cao bị mất thị lực.
Vấn đề sai số và hạn chế sai số
Nhằm hạn chế sai số, chúng tôi đã: loại trừ tất cả
những bệnh nhân có kèm theo bệnh khác ở đáy mắt,
thao tác điều trị như nhau cho tất cả bệnh nhân được
chọn vào mẫu nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn chẩn
đoán, đánh giá bệnh, và hiệu quả điều trị cụ thể.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5
Test thống kê sử dụng: Kiểm định sự khác biệt
của triệu chứng trên cùng 1 đối tượng trước và sau
khi điều trị quang đông bằng test Wilcoxon cho các
biến số.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ nam: nữ là 1:2, đa số > 40 tuổi 94.2%, tuổi
trung bình là 53.46, bệnh nhân tuổi nhỏ nhất là 27,
lớn tuổi nhất là 69, 60% bệnh nhân sống tại TPHCM,
82.9% lao động chân tay, 68.6% bệnh nhân có mức
HBA1C > 7, trung bình 7.58 + 1.06, thời gian thử
đường huyết trung bình là 30 ngày, thời gian phát
hiện bệnh trung bình là 8 năm, đa số là 3 năm, ngắn
nhất là 2 năm và dài nhất là 20 năm.
Biểu đồ so sánh kết quả thị lực đo được sau điều tri
6 tháng và sau điều trị 3 tháng theo mức độ thay
đổi thị lực.
Sau điều trị 3 tháng Sau điều trị 6 tháng
12.9
19.4
4.8
3.2
75.8
59.7
6.5 17.7
0
20
40
60
80
Thất bại Giảm Không thay
đổi
Cải thiện
9
Bảng 1. Phân bố theo tỷ lệ cải thiện triệu chứng tĩnh
mạch dạng chuỗi trên soi đáy mắt sau điều trị 6 tháng
so với sau điều trị 3 tháng.
3 tháng 6 tháng Mức độ cải thiện TM
dạng chuỗi sau điều trị Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Tiến triển xấu 7 18.4 11 17.7
Không cải thiện 12 31.6
Giảm vừa 17 44.7 17 27.4
Giảm nhiều 2 5.3 10 16.1
Hết
Tổng 38 100.0 38 100.0
p (Wilcoxon test) 0.004 < 0.05
Bảng 2. Phân bố theo tỷ lệ cải thiện phù hoàng điểm
trên chụp mạch huỳnh quang sau điều trị 6 tháng so
với sau điều trị 3 tháng.
3 tháng 6 tháng Mức độ cải thiện
phù hoàng điểm Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Tiến triển xấu 6 12.0 9 18.0
Không cải thiện 15 30.0
Giảm vừa 27 54.0 9 18.0
Giảm nhiều 1 2.0 24 48.0
Hết 1 2.0 8 16.0
Tổng 50 100.0 50 100.0
p (Wilcoxon test) 0.000 < 0.05
Bảng 3. Phân bố theo tỷ lệ cải thiện triệu chứng vi
phình mạch trên chụp mạch huỳnh quang sau điều trị
6 tháng so với sau điều trị 3 tháng.
3 tháng 6 tháng Mức độ cải thiện vi
phình mạch Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Tiến triển xấu 8 12.9 12 19.4
Không cải thiện 1 1.6
Giảm vừa 1 1.6
Giảm nhiều 50 80.6 47 75.8
Hết 2 3.2 3 4.8
Tổng 62 100.0 62 100.0
p (Wilcoxon test) 0.248 > 0.05
Bảng 4. Phân bố theo tỷ lệ cải thiện triệu chứng dị
dạng vi mạch trong võng mạc trên chụp mạch huỳnh
quang sau điều trị 6 tháng so với sau điều trị 3 tháng.
3 tháng 6 tháng Mức độ cải thiện AMIR
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Tiến triển xấu 8 12.9 12 19.4
Không cải thiện 1 1.6
Giảm vừa 3 4.8
Giảm nhiều 51 82.3 39 62.9
Hết 10 16.1
Tổng 62 100.0 62 100.0
p (Wilcoxon test) 0.491 > 0.05
Bảng 5. Phân bố theo theo tỷ lệ cải thiện vùng thiếu
máu trên chụp mạch huỳnh quang sau điều trị 6
tháng so với sau điều trị 3 tháng.
3 tháng 6 tháng Mức độ cải thiện Vùng thiếu
máu trên angio sau điều trị Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Tiến triển xấu 8 12.9 12 19.4
Không cải thiện
Giảm vừa 1 1.6
Giảm nhiều 52 83.9 4 6.5
Hết 1 1.6 46 74.2
Tổng 62 100.0 62 100.0
p (Wilcoxon test) 0.000 < 0.05
Bảng 6. Tỷ lệ biến chứng ghi nhận được.
Biến chứng Tần số Tỷ lệ %
Đau trong lúc chiếu laser 18 51.43
Đau âm ỉ ở mắt kéo dài 9 25.72
Nhức đầu 7 20.0
Mắt kích thích 24 68.57
Tổng 35 100.0
Bảng 7. Kết quả điều trị laser võng mạc tiểu đường.
Kết quả Tần số Tỷ lệ %
Thành công 50 80.6
Tiến triển xấu 12 19.4
Tổng 62 100.0
BÀN LUẬN
Kết quả của quang đông võng mạc
Thị lực
Sau 6 tháng, số trường hợp có thị lực không thay
đổi đã giảm đáng kể còn 59,7%, số trường hợp có thị
lực cải thiện gia tăng lên 17,7%, sự thay đổi này có ý
nghĩa thống kê (Wilcoxon test, p = 0,001 < 0,05).
10
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Phù HĐ
6 tháng sau điều trị có 9 trường hợp (18%) giảm
vừa, 24 (48.0%) giảm nhiều, 8 (16%) hết phù, 9 tiến
triển xấu (18%). Như vậyphù HĐ chỉ giảm nhiều sau
6 tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(Wilcoxon test, p = 0.000 < 0.05). Qua kết quả này,
chúng tôi thấy cần phải có nhiều thời gian để phù HĐ
giảm nhiều hoặc hết. Kết quả này cũng cho thấy là
thị lực được bảo tồn trong đa số các trường hợp. Theo
Coscas, Gaudric, và Chaine thì yếu tố có ảnh hưởng
trên tiên lượng thị lực lâu dài là thị lực ban đầu khi
chưa điều trị. Theo đa số các tác giả thì kết quả cơ thể
học là tốt tức có giảm hay hết phù HĐ, nhưng thị lực
chỉ cải thiện trong 25 – 30% các ttrường hợp. Tác
dụng chủ yếu của điều trị là ổn định tình trạng HĐ và
chức năng thị giác( )10 .
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 3 tháng các
dấu hiệu giảm nhiều gồm: vi phình mạch 80,6% (50 /
62), dị dạng vi mạch trong VM 82,3% (51 / 62), phù
VM ngoại vi 83,9% (52 / 62), các vùng VM thiếu máu
83,9% (52 / 62).
Như vậy, sau điều trị laser 3 tháng thì 2 trong 4
dấu hiệu có liên quan với sự tiến triển nặng đã
giảm nhiều.
Sau 6 tháng, các dấu hiệu trên thay đổi như
sau: vi phình mạch 75,8%% giảm nhiều (47 / 62);
dị dạng vi mạch trong VM 62,9% giảm nhiều (39 /
62); phù VM ngoại vi 80.6% hết (50 / 62); các vùng
VM thiếu máu 74.2% hết (46 / 62), 6.5 % giảm
nhiều; tĩnh mạch dạng chuỗi 71.0% giảm vừa và
giảm nhiều (27 /38); xuất huyết VM 86.9% giảm
vừa và giảm nhiều (53/61). Từ đó có thể thấy sau
điều trị các dấu hiệu trên ngáy càng giảm theo thời
gian, như vậy tác dụng của laser sẽ phát huy theo
thời gian. Vậy thời gian càng lâu thì hiệu quả của
điều trị càng thể hiện rõ ràng.
Xuất huyết võng mạc cần nhiều thời gian để tan
đi. Nó chỉ giảm rõ vào thời điểm 6 tháng.
Các dấu hiệu xuất huyết võng mạc nhiều, vi
phình mạch và tĩnh mạch dạng chuỗi rất thường xuất
hiện trong những mắt có tình trạng thiếu máu nặng.
Do khi tắc các tiểu động mạch và mao mạch sẽ làm
giảm lưu lượng máu và ứ đọng ở tĩnh mạch, do đó
tĩnh mạch sẽ biến đổi và gây xuất huyết( )23 . Khi các
dấu hiệu này giảm cũng có nghĩa là tình trạng tắc
mạch ở VM đã được cải thiện.
Tân mạch
Sau điều trị 3 tháng, triệu chứng tân mạch nơi
khác không cải thiện chiếm 88,1% (37/42). Sau 6
tháng, các trường hợp giảm vừa và giảm nhiều chiếm
đến 71.4% (30/42). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (Wilcoxon test, p = 0.000 < 0.05).
Như vậy, sau 6 tháng tân mạch có giảm khá rõ
thể hiện ở chỗ các tân mạch co bớt, không phát
triển to thêm, mô sợi không phát triển thêm. Trên
chụp mạch huỳnh quang, các tân mạch vẫn còn
tăng huỳnh quang nhưng mức độ không còn mạnh
mẽ như trước. Theo nghiên cứu DRS thì 1 năm sau
điều trị chỉ có 21% tân mạch gai thị biến mất hoàn
toàn. Còn Soubrane nhận thấy sau 2 năm theo dõi
thì có 71% tân mạch biến mất. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, toàn bộ các tân mạch vẫn còn nhưng
có co bớt hoặc không phát triển thêm, như vậy mặc
dù vẫn còn hiện diện nhưng đặc tính nguy cơ xuất
huyết đã giảm, mô sợi mạch co bớt cũng làm giảm
nguy cơ co kéo trên VM. Muốn đánh giá tiến triển
của tân mạch thêm nữa cần phải có thêm nhiều
thời gian.
Nhận xét về phù HĐ và phù VM ngoại vi
Sau 3 tháng
Không giảm Giảm vừa Giảm nhiều Hết
Phù HĐ 24.0% 62.0% 2.0% 0%
Phù VM ngoại vi 0% 1.6% 83.9% 1.6%
Sau 6 tháng
Giảm nhiều Hết
Phù HĐ 56,0% 8.0%
Phù VM ngoại vi 74.1%
Chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện rõ rệt của
triệu chứng phù võng mạc ngoại vi so với phù hoàng
điểm ngay ở thời điểm sau điều trị 3 tháng, và điều
này càng thể hiện rõ ràng hơn ở thời điểm 6 tháng.
Như vậy, phù VM ngoại vi đáp ứng với điều trị tốt
hơn rất nhiều so với phù HĐ và VM cực sau.
11
Những trường hợp thành công
Có 50 trường hợp thành công, trong đó có: 12 ở
giai đoạn tiền tăng sinh nặng, chiếm 19,35%; 38 ở
giai đoạn tăng sinh và tăng sinh nặng, chiếm 61,3%.
Như vậy, tất cả các trường hợp tiền tăng sinh đều
thành công, còn ở giai đoạn tăng sinh nặng thì thành
công chỉ chiếm 38 / 50 ca tức 76%.
Đây chỉ mới là kết quả sau 6 tháng, là khoảng
thời gian rất ngắn ngủi nên không thể đánh giá hết
được tiến triển của bệnh cũng như hiệu quả lâu dài
của điều trị, nếu thời gian theo dõi dài hơn thì rất có
thể tỉ lệ thành công / thất bại sẽ còn nhiều thay đổi.
Tỉ lệ này so với các nước phát triển (90%) là thấp,
tuy nhiên trong điều kiện của chúng ta có thể lạc
quan vì trước đây khi chưa có điều trị bằng laser thì
gần như chắc chắn những trường hợp này sẽ đi đến
mất thị lực trầm trọng hoặc mù loà.
Những trường hợp thất bại
12 trường hợp thất bại do những nguyên nhân
sau: xuất huyết pha lê thể nhiều gây giảm thị lực
trầm trọng và không thể soi đáy mắt (5/12), bong VM
do co kéo, rách VM (3/12), kết hợp cả hai trường hợp
trên (4/12). Đây là những mắt có bệnh VMĐTĐ tăng
sinh rất nặng, có đủ các yếu tố nguy cơ bị mù cao.
Phân tích của Nghiên cứu bệnh VMĐTĐ (DRS
Report N 10) cũng khẳng định rằng tân mạch gai thị
và xuất huyết pha lê thể là những dấu hiệu báo trước
của mất thị lực. Mức độ nhô lên của tân mạch và mô
sợi tăng sinh cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng
bất kể độ trầm trọng của tân mạch( )23 .
Biến chứng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có biến
chứng trầm trọng, ngoại trừ có 18 bệnh nhân bị đau
trong lúc làm laser (51.43%), 9 đau âm ỉ kéo dài vài
giờ và tự khỏi (25.72%), 24 kích thích mắt thoáng qua
do đặt kính tiếp xúc để làm laser (68.57%), 7 có nhức
đầu (20.0%).
Những biến đổi thị trường chắc chắn phải có
nhưng không ghi nhận được vì đo thị trường đòi
hỏi nhiều thời gian và rất mệt mỏi, khó thực hiện
trên những bệnh nhân mà đa số có sức khỏe và
thị lực kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blankenship GW., Gardner TW., Management of
preproliferative and proliferative diabetic retinopathy:
Applying the results of the Diabetic Retinopathy
Study (DRS) and the Early Treatment Diabetic
Retinopathy Study (ETDRS) in the 1990s, Medical
advances and surgical controversies and retina
management, Nxb Mosby 1994, 263 – 268.
2. Brucker AJ., Steven B, Laser surgery of the posterior
segment, Nxb Lippincott – Raven, 1998, 4 – 28, 39 – 98.
3. Dogru M, Nakamura M, Inoue M and Yamamoto M,
Long – term Visual Outcome in Proliferative Diabetic
Retinopathy Patients After Panretinal
Photocoagulation, Japanese Journal Ophthalmology,
vol. 43, 1999, 217 – 224.
4. Dollfus H., Sahel J., Rôle de l’hyperglycémie dans la
genèse de la rétinopathie diabétique, Ophtalmologie
tome 10 numéro, 1996, Nxb Masson, 510 – 515.
5. Dosso A.A., Pourmaras C.J., Rétinopathie diabétique
et hypertension, Ophtalmologie tome 10 numéro 6,
1996, Nxb Masson, 561 – 564.
6. Ducas A., Segal A., Anatomie de la rétine, EMC
Ophtalmologie, 21003 C 40, 3.
7. Đỗ thị Tính, Lưu thị Dương Trang, Tình hình bệnh đái
tháo đường điều trị nội trú tại lhoa Nội tiết bệnh viện
đa khoa Việt Tiệp Hải Phòng trong 5 năm (1997 –
2001), Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị
khoa học toàn quốc lần hai, tháng 4/2003, 48 – 57.
8. Đỗ Trung Quân, Tình hình bệnh tật tại khoa Nội tiết
– Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm
(1998 – 2000), Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học,
Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa
học toàn quốc lần hai, tháng 4/2003, 30 - 35.
9. Everett Ai, Laser treatment for diabetic retinopathy,
Practical atlas of retinal disease and therapy, Nxb
Raven Press, 1993, 179 – 193.
10. Grange J.D., La rétinopathie diabétique, Nxb Masson,
1995, 87 - 216, 463 – 521.
11. Guillausseau PJ, Équilibre glycémique et rétinopathie
diabétique, Réflexions N0 11, 11 / 1997, 17 – 18.
12. Mai Lê Hiệp, Theo dõi các diễn biến bệnh nhân đái
tháo đường có triệu chứng tăng huyết áp trong 12
năm, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Kỷ yếu
toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn
quốc lần hai, tháng 4/2003, 80 - 87.
13. Mai Thế Trạch và cộng sự, Dịch tễ học và điều tra cơ
bản về bệnh đái tháo đường ở nội thành Tp HCM
1992, Hội nghị khoa học kỹ thuật trường Đại học Y
Dược Tp HCM.
14. Massin – Korobelnik P., Gaudric A., La maculopathie
diabétique, Journal Francais Ophtalmologie, 1994, 706
– 732.
15. Massin P, Gilles C, Gaudric A, Classification de la
rétinopathie diabétique et rythme de surveillance,
Réflexions N0 11, 11 / 1997, 11 – 16.
16. Massin P., Paques M., Gaudric A., Rétinopathie
diabétique, EMC Ophtalmologie, 1999, 10 – 366 - K – 10.
12
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
17. Munger R., Pourmaras C.J., Golay A., Hypertension
artérielle et rétinopathie diabétique, dyslipidémie et
diabète, Ophtalmologie tome 10 numéro 6, 1996, 517 –
521.
23. Rand LI., Prud’homme GJ., Ederer F, Canner PL., and
the Diabetic Retinopathy Study Research Group,
Factors influencing the development of visual loss in
advanced diabetic retinopathy, Investigative
Ophthalmology & Visual Science, Jul 1985, 983 – 991. 18. Nguyễn Thu Minh, Vũ Kim Hải, Nguyễn Kim Lương,
Nghiên cứu một số biến chứng mãn tính thường gặp ở
bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa
trung ương Thái Nguyên, Kỷ yếu toàn văn các đề tài
khoa học, đại hội nội tiết đái tháo đường Việt Nam
lần thứ nhất, Hà Nội 1-2/11/2001, 73 - 79.
24. Sinclair AJ., Finucane P, Diabetes in Old Age, Nxb
Wiley, 2001, 3 – 14.
25. Tô văn Hải, Vũ Mai Hương – Nguyễn văn Hoà và CS,
Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường ở người từ 16
tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện Hà Nội. Kỷ yếu toàn
văn các đề tài khoa học, Kỷ yếu toàn văn các đề tài
khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc lần hai, tháng
4/2003, 13 - 17.
19. Olk RJ, Lee CM., Diabetic Retinopathy practical
management, Nxb J.B. Lippincott Company, 1993, 1-
21, 51 – 112.
20. Paques M, Physiopathogénie de la rétinopathie
diabétique, Réflexions N0 11, 11 / 1997, 7 – 10.
26. Villatte – Cathelineau B., Rétinopathie diabétique,
Les diabètes comprendre pour traiter, Nxb Technique
& Documentation – Lavoisier, 1993, 267 – 287. 21. Phạm Đình Tuấn, Nguyễn Thy Khuê, Khảo sát tỉ lệ đái
tháo đường trong cộng đồng dân cư thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa
học, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa
học toàn quốc lần hai, tháng 4/2003, 36 - 42.
27. Wilkinson C.P., Ferris FL., Klein RE., Lee PP.,
Agardh CD, Davis M, Dills D, Kampik A,
Pararajasegaram R., Venlaguer JT., Proposed
International Clinical Diabetic Retinopathy and
Diabetic Macular Disease Severity Scales,
Ophthalmology volume 110, number 9, Setember 2003,
1677 – 1682.
22. Pourmaras C.J., Angiogénèse diabétique. Ischémie /
hypoxie et facteurs de croissance, Ophtalmologie tome
10 numéro 6, 1996, 527 – 529.
13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_benh_ly_vong_mac_dai_thao_duong_b.pdf