Tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em bằng phác đồ fralle 2000 trong 10 năm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 108
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU CẤP
DÒNG LYMPHO Ở TRẺ EM BẰNG PHÁC ĐỒ FRALLE 2000 TRONG 10 NĂM
Huỳnh Thiện Ngôn*, Huỳnh Thiên Hạnh*, Nguyễn Quốc Vụ Khanh*, Võ Thị Thanh Trúc*, Phù Chí Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá những yếu tố nguy cơ, hiệu quả điều trị lâu dài, thời gian sống và các biến chứng trong
quá trình điều trị bệnh Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) ở trẻ em bằng phác đồ FRALLE 2000.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca trên 255 bệnh nhân
BCCDL với tuổi ≤15, được điều trị phác đồ FRALLE 2000 từ 01/01/2005 đến 31/12/2015 tại 2 khoa Nhi.
Kết quả: Nhóm tuổi thường gặp là 1 đến 10 tuổi. Tỉ lệ nam và nữ lần lượt là 59% và 41%. Qua nghiên
cứu, chúng tôi ghi nhận thời gian sống toàn bộ (OS) và thời gian sống không sự cố (EFS) sau 10 năm là 73,7%
và 69,5%. Nguy cơ tái phát tích lũy 10 năm là 30,7%. N...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em bằng phác đồ fralle 2000 trong 10 năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 108
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU CẤP
DÒNG LYMPHO Ở TRẺ EM BẰNG PHÁC ĐỒ FRALLE 2000 TRONG 10 NĂM
Huỳnh Thiện Ngôn*, Huỳnh Thiên Hạnh*, Nguyễn Quốc Vụ Khanh*, Võ Thị Thanh Trúc*, Phù Chí Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá những yếu tố nguy cơ, hiệu quả điều trị lâu dài, thời gian sống và các biến chứng trong
quá trình điều trị bệnh Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) ở trẻ em bằng phác đồ FRALLE 2000.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca trên 255 bệnh nhân
BCCDL với tuổi ≤15, được điều trị phác đồ FRALLE 2000 từ 01/01/2005 đến 31/12/2015 tại 2 khoa Nhi.
Kết quả: Nhóm tuổi thường gặp là 1 đến 10 tuổi. Tỉ lệ nam và nữ lần lượt là 59% và 41%. Qua nghiên
cứu, chúng tôi ghi nhận thời gian sống toàn bộ (OS) và thời gian sống không sự cố (EFS) sau 10 năm là 73,7%
và 69,5%. Nguy cơ tái phát tích lũy 10 năm là 30,7%. Những yếu tố như tuổi lúc chẩn đoán, số lượng bạch cầu,
sự nhạy với corticoid, đột biến nhiễm sắc thể, tồn lưu tế bào ác tính giúp phân nhóm điều trị và tiên lượng thời
gian sống còn. Biến chứng nhiễm trùng cao và gặp ở tất cả các giai đoạn điều trị. Nhiễm trùng thường gặp là
nhiễm trùng tiêu hoá (33,5%), kế đến là nhiễm trùng huyết (17,5%). Biến chứng, độc tính của thuốc trong điều
trị còn nhiều, chủ yếu là tăng men gan, tăng amylase nhưng mức độ còn cho phép. Độc tính thường gặp nhất là
độ I-II.
Kết luận: Với phác đồ FRALLE 2000 mà Bệnh viện Truyền máu Huyết học (BTH) đã áp dụng từ 2005
trong điều trị BCCDL ở trẻ em đã cho thấy hiệu quả tốt, mang lại thời gian sống lâu dài hơn cho bệnh nhi. Tỉ lệ
đạt lui bệnh hoàn toàn khá cao (98%), tương đương với các nghiên cứu khác trên thế giới, cao hơn các nghiên
cứu trong nước. Tuy nhiên, tỉ lệ sống còn vẫn còn thấp so với các nghiên cứu khác trên thế giới. Chính vì thế,
cần có những thay đổi và cập nhật những phác đồ tiên tiến trên thế giới giúp tăng thời gian sống còn và giảm tỉ
lệ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhi.
Từ khóa: bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em
ABSTRACT
OUTCOME OF TREATMENT FOR CHILDHOOD ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA:
10-YEAR FOLLOW-UP OF FRALLE-2000 PROTOCOL
Huynh Thien Ngon, Huynh Thien Hanh, Nguyen Quoc Vu Khanh, Vo Thi Thanh Truc, Phu Chi Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 108 – 113
Objective: To evaluate risk factors, long-term outcome, survival time and the complications during
treatment for childhood acute lymphoblastic leukemia by using FRALLE 2000 protocol.
Methods: A retrospective study, 255 ALL patients with age ≤ 15, treated with FRALLE 2000 regimen from
January 1st, 2005 to December 31st, 2015 at Hematologic pediatric departments.
Results: The common age group was 1 to 10 years. Male and female rates were 59% and 41% respectively.
Overall survival (OS) and the Event-free survival (EFS) after 10 years were 73.7% and 69.5%. The cumulative
incidence of relapse at 10 years was 30.7%. Factors such as age at diagnosis, leukocyte count, sensitivity to
corticosteroids, chromosomal mutations, minimal residual disease help to justify the subgroups of treatment and
prognosis of survival. High incidence of infectious complications could be seen in all stages of treatment. Common
infections are gastrointestinal infections (33.5%), followed by septicemia (17.5%). Complications and toxicity of
*Bệnh viện Truyền máu Huyết học, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKI. Huỳnh Thiện Ngôn ĐT: 0909176169 Email: ngonht@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 109
drugs in treatment were many, mainly increase of liver enzymes, amylase, but the severity is still acceptable.
Grade I-II toxicities were most common.
Conclusion: With the FRALLE 2000 protocol that Blood Transfusion and Hematology Hospital (BTH) has
applied since 2005 in the treatment of ALL in children, it has been shown to have good efficacy, bringing a longer
lifetime for children. The rate of complete remission was quite high (98%), equivalent to other studies in the
world, higher than domestic studies. However, the survival rate compared to other studies in the world is still low.
Therefore, it is necessary to change and update advanced regimens in the world to increase survival time and
reduce the recurrence rate, improve the quality of life for patients.
Key words: acute lymphoblastic leukemia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) là bệnh
lý ác tính thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm
khoảng 30% các bệnh và 75% các bệnh ung thư
máu ở trẻ em. Bệnh ác tính và gây tỉ lệ tử vong
cao. Chỉ cách đây 30 năm, bệnh này đã gây tử
vong cho hầu hết các trẻ em bị mắc bệnh. Năm
1965, dưới 1% trẻ em mắc bệnh có hy vọng được
sống sót lâu dài(4). Tuy nhiên, ngày nay gần 80%
trẻ em mắc bệnh được chữa khỏi với tỉ lệ sống
không biến cố (EFS) sau 5 năm tăng từ 75% đến
83%(8). Thành công này là nhờ vào những tiến bộ
trong điều trị với các phác đồ đa hóa trị liệu tăng
cường và điều trị nâng đỡ (truyền máu, kháng
sinh, kháng virus và dinh dưỡng).
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng được áp dụng để điều
trị bệnh nhi bệnh BCCDL đã đạt được kết quả
cao với thời gian sống toàn bộ (OS) sau 5 năm
khoảng 80%(3). Việc điều trị này góp phần làm
cải thiện tỉ lệ lui bệnh, thời gian EFS và OS cho
các bệnh nhi BCCDL.
Cho đến nay, cũng có những nghiên cứu về
vấn đề điều trị bệnh BCCDL ở trẻ em và hiệu
quả của phác đồ FRALLE 2000. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn tấn công
và tỉ lệ đạt lui bệnh hoàn toàn sau tấn công mà
chưa có một báo cáo tổng quát về kết quả điều
trị của phác đồ này. Với những kết quả đạt được,
sau hơn 10 năm thực hiện phác đồ, chúng tôi
mong muốn đánh giá hiệu quả lâu dài của phác
đồ, cũng như xem lại những biến chứng, độc
tính thuốc nhằm so sánh với những phác đồ
khác để giúp cải thiện, cập nhật những tiến bộ,
nâng cao hiệu quả điều trị BCCDL ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán Bạch cầu
cấp dòng lympho nhập viện lần đầu tại khoa
Huyết học trẻ em - Bệnh viện Truyền máu Huyết
học từ năm 2005 đến 2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: ≤15 tuổi, nhập
viện tại khoa Huyết học trẻ em - Bệnh viện
Truyền máu Huyết học từ năm 2005 đến 2015.
Đồng thời, là bệnh mới (de novo) được chẩn
đoán xác định bệnh Bạch cầu cấp dòng lympho
(dựa trên lâm sàng, huyết - tủy đồ). Các bệnh
nhân này chưa được điều trị gì trước đó và gia
đình đồng ý tham gia điều trị theo phác đồ
FRALLE 2000. Cuối cùng, không có chống chỉ
định về tim mạch khi điều trị với Anthracyclines
(phân suất tống máu EF >50% và điện tâm đồ
bình thường).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không hội đủ các tiêu chuẩn chọn bệnh hoặc
có 1 trong các tiêu chuẩn sau: Bỏ điều trị. Hoặc
bệnh nhi được chẩn đoán bệnh BCCDL nhóm L3
(Burkitt) theo phân loại FAB. Cuối cùng là
Trisomy 21 (hội chứng Down).
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu hàng loạt ca.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Từ 01/01/2005 đến 31/12/2015, tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh, khoa
Huyết học trẻ em, có 255 bệnh nhân từ 1 – 15
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 110
tuổi, được chẩn đoán BCCDL và thỏa các điều
kiện chọn mẫu của nghiên cứu. Tuổi trung bình
là 6,43 ± 4,2 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 1,44/1.
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Tuổi (n=255)
≤1 tuổi 13 5,1%
1 – 10 tuổi 178 69,8%
≥ 10 tuổi 64 25,1%
Di truyền phân tử (n=150)
Nhóm tốt
Đa bộ 21 14,0%
t(12;21) 22 14,7%
Nhóm không
tốt
t(1;19) 6 4,0%
11q23 2 1,3%
Không bất thường 12 8,0%
Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Thiểu bội (<45NST) 9 6,0%
t(4;11) 44 29,3%
t(9;22) 2 1,3%
Bất thường khác 23 15,4%
NSTcấy không mọc 9 6,0%
Tình trạng dịch não tuỷ (Central nervous system disease)
(n=255)
CNS1 234 91,8%
CNS2 0 0,0%
CNS3 12 4,7%
DNT bị chạm mạch (TLP+) 9 3,5%
Tồn lưu tế bào ác tình (MRD) bằng Flow cytometry (n=129)
MRD< 10
-4
34 26,4%
10
-4
≤ MRD ≤ 10
-2
80 62,0%
MRD > 10
-2
15 11,6%
Thời gian sống sót
Hình 1. Kaplan-Meier biểu diễn thời gian sống toàn thể (OS) và thời gian sống không sự cố (EFS) sau 10 năm
Hình 2. Kaplan-Meier biểu diễn thời gian sống không sự cố (EFS) theo phân nhóm dựa trên số lượng bạch cầu và
tuổi lúc chẩn đoán
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 111
Hình 3. Kaplan-Meier biểu diễn thời gian sống không sự cố (EFS) theo phân nhóm kiểu hình miễn dịch lúc chẩn
đoán và sự nhạy với corticoid
Hình 4. Kaplan-Meier biểu diễn thời gian sống không sự cố (EFS) theo phân nhóm dựa trên đột biến nhiễm sắc
thể Philadelphia và tồn lưu tế bào ác tính (MRD)
Hình 5. Kaplan-Meier biểu diễn thời gian sống toàn
bộ (OS) theo CNS
Thời gian sống toàn bộ (OS) và thời gian
sống không sự cố (EFS) sau 10 năm là 73,7% và
69,5%. Nhóm tuổi từ 1 đến 10 tuổi, kiểu hình
miễn dịch dòng B, số lượng bạch cầu lúc chẩn
đoán <50 x 109/L, sự nhạy cảm với corticoid,
không có đột biến Philadelphia cho thời gian
sống tốt hơn nhóm còn lại. Tồn lưu tế bào ác
tính (MRD) <10-4 cho tiên lượng tốt nhất. Tình
trạng xâm lấn thần kinh ban đầu không ảnh
hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân
(Hình 1, 2, 3, 4, 5).
Trong 255 bệnh nhân, chúng tôi phân tích
từng đặc điểm tiên lượng trên 129 bệnh nhân có
thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử và
phân tích tồn lưu tế bào ác tính.
Bảng 2. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến
thời gian sống toàn bộ (OS)
Yếu tố nguy cơ So sánh HR Cl (95%) p
BC ≥ 50x10
9
/L BC < 50x10
9
/L 2,7 1,3 – 5,7 0,01
Nhạy corticoid Không 0,5 0,2 – 1 0,057
Không đột biến Phi Có 0,2 0,06 – 0,7 0,019
MRD < 10
-4
≥ 10
-4
0,2 0,04 – 0,8 0,027
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 112
Yếu tố đột biến Philadelphia, tồn lưu tế bào
ác tính (MRD), số lượng bạch cầu lúc chẩn đoán
ảnh hưởng có ý nghĩa thật sự đến thời gian sống
còn (Bảng 2).
Bảng 3. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng thời
gian sống không sự cố (EFS)
Yếu tố nguy cơ So sánh HR Cl (95%) P
Tuổi ≤ 1 và ≥10 1 < tuổi < 10 2,9 1,5 – 5,4 0,001
BC ≥ 50x10
9
/L BC < 50x10
9
/L 0,7 0,4 – 1,3 0,29
Nhạy corticoid Không nhạy 0,9 0,4 – 1,9 0,74
Không đột biến Phi Có 0,2 0,05 – 0,6 0,005
MRD < 10
-4
≥ 10
-4
0,3 0,09 – 0,8 0,017
Yếu tố tuổi lúc chẩn đoán, đột biến Phl(+),
tồn lưu tế bào ác tính có ảnh hưởng thật sự lên
thời gian sống không sự cố (EFS) (Bảng 3).
Tỉ lệ tái phát
Tỉ lệ tái phát tích lũy sau 10 năm: Nguy cơ tái
phát tích luỹ sau 10 năm là 30,7%.
Hình 6. Nguy cơ tái phát tích lũy
Tỉ lệ tái phát cao 24,5%, chủ yếu là tái phát
tuỷ và tái phát thần kinh trung ương. Tái phát
gặp nhiều nhất ở giai đoạn duy trì với tỉ lệ 13%
(Hình 6).
Biến chứng của điều trị chủ yếu ở mức độ II-
III theo WHO. Biến chứng nhiễm trùng cao và
gặp ở tất cả các giai đoạn điều trị, nhiều nhất ở
giai đoạn tấn công và tăng cường 2. Nhiễm
trùng thường gặp là nhiễm trùng tiêu hoá
(33,5%), kế đến là nhiễm trùng huyết (17,5%).
Viêm phổi chiếm 10,7% số ca nhiễm trùng, chủ
yếu gặp ở giai đoạn tăng cường 1 và tăng cường
2 (Hình 7).
Độc tính của thuốc thường ở mức độ I-II.
Thường gặp nhất là tăng amylase máu, tăng
men gan. Tăng men gan gặp ở hầu hết các giai
đoạn điều trị. Tăng amylase máu thường gặp ở
giai đoạn có sử dụng L-asparaginase.
Độc tính và biến chứng
Hình 7. Tỉ lệ nhiễm trùng qua các giai đoạn điều trị
BÀN LUẬN
Bệnh BCCDL thường gặp ở lứa tuổi từ 1 đến
10 tuổi, giảm dần ở lứa tuổi trên 10. Đặc điểm
tuổi được dùng để phân nhóm nguy cơ điều trị
trong các nghiên cứu của BFM, FRALLE, CCG,
COG. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tuổi là
một yếu tố tiên lượng độc lập cho các bệnh nhân
BCCDL. Tiên lượng tốt ở lứa tuổi từ 1 đến 10
tuổi. Lứa tuổi nhỏ hơn 1 và lớn hơn 10 tuổi cho
tiên lượng xấu.
Với phác đồ FRALLE 2000, tỉ lệ đạt lui bệnh
hoàn toàn khá cao (98%), tương đương với các
nghiên cứu khác trên thế giới, cao hơn các
nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của tác
giả Bùi Ngọc Lan với phác đồ CCG 91 là 87,8%(1),
hay của tác giả Nguyễn Thị Minh Thy với phác
đồ FRALLE 93 là 90,6%(5).
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chỉ
có đặc điểm đột biến NST Philadelphia ảnh
hưởng có ý nghĩa lên tỉ lệ lui bệnh hoàn toàn
(p<0,05). Như vậy, chỉ có một số đột biến NST có
ý nghĩa tiên lượng độc lập đến sự lui bệnh trong
điều trị, và còn nhiều đột biến chưa đánh giá
được ý nghĩa tiên lượng thật sự của nó.
Tỉ lệ thời gian sống toàn thể (OS) 5 năm của
chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 113
nước và một số nước châu Á như nghiên cứu
của Seksarn (2015) ở Thái Lan với phác đồ
ThaiPOG(7) nhưng thấp hơn các nghiên cứu khác
ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, tỉ lệ thời gian
sống không sự cố sau 10 năm trong nghiên cứu
chúng tôi gần tương đương với những nghiên
cứu lớn của POG hay CCG(2,6).
Phân tích thời gian sống còn theo tuổi và
theo số lượng bạch cầu lúc nhập viện, chúng tôi
nhận thấy: OS - 10 năm, EFS-10 năm của nhóm
tuổi >1 và <10 tuổi cao hơn so với nhóm tuổi ≤1
tuổi hay ≥10 tuổi (77,6% vs 65,8% và 74,8% vs
57% với p <0,05). Về kiểu hình miễn dịch, chúng
tôi nhận thấy nhóm BCCDL-B có thời gian sống
cao hơn so với BCCDL-T.
Sau 10 năm thực hiện phác đồ, tỉ lệ tái phát
chung trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
gần tương đương so với nghiên cứu hiệu quả
của phác đồ FRALLE 93(5), nhưng cao hơn so với
nghiên cứu trước đây của chúng tôi cách đây 5
năm và cũng cao hơn các nghiên cứu khác trên
thế giới. Điều này cho thấy tỉ lệ tái phát của phác
đồ ngày càng tăng, đòi hỏi chúng ta phải nghiên
cứu kỹ hơn những phác đồ tiên tiến khác trên
thế giới để thay đổi và cập nhật phác đồ điều trị
để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Tử vong trong quá trình điều trị không do
tái phát qua các giai đoạn chiếm tỉ lệ 3,1% (8
bệnh nhân). Nguyên nhân chủ yếu gây ra tử
vong là nhiễm trùng phổi nặng gây suy hô hấp.
Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng buồn
nôn, nôn mức độ I/II, rụng tóc. Các biến chứng
khác như tăng men gan, tiêu chảy, đau thượng
vị đều gặp ở tất cả giai đoạn hoá trị liệu, giảm
BCH. Đa số các tác dụng phụ đều ở mức độ nhẹ,
ít ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
KẾT LUẬN
Với phác đồ FRALLE 2000 mà bệnh viện
TMHH đã áp dụng từ 2005 trong điều trị
BCCDL ở trẻ em đã cho thấy hiệu quả tốt,
mang lại thời gian sống lâu dài hơn cho bệnh
nhi. Tuy nhiên, tỉ lệ sống còn thấp hơn so với
các nghiên cứu khác trên thế giới. Hiện nay,
các nước tiên tiến trên thế giới không còn áp
dụng phác đồ FRALLE 2000 nữa mà có nhiều
lựa chọn phác đồ khác tốt hơn cho tỉ lệ sống
còn ngày càng cao (>90%) như phác đồ COG
của nhóm nghiên cứu Mỹ.
Hơn nữa, cùng với sự phát triển của kỹ thuật
di truyền tế bào, một số đột biến có giá trị tiên
lượng chưa được đưa vào phân nhóm điều trị
trong phác đồ nên việc điều trị theo từng phân
nhóm như trước đây sẽ không còn hiệu quả. Để
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho
bệnh nhân, tăng hiệu quả điều trị, ngang tầm với
các nước tiên tiến khác trên thế giới. Do đó, việc
cập nhật và áp dụng phác đồ điều trị mới cần
được tiến hành sớm trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Ngọc Lan (2007). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh
lơxêmi cấp dòng lympho và điều trị thể nguy cơ không cao ở trẻ
em. Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
2. Gaynon PS, Angiolillo AL, et al (2010). Long-term results of the
children's cancer group studies for childhood acute
lymphoblastic leukemia 1983-2002: a Children's Oncology
Group Report. Leukemia, 24(2):285-297.
3. Nguyễn Anh Trí (1997). Điều trị các bệnh máu ác tính cơ quan
tạo máu. Nhà xuất bản Y học, pp.160-210.
4. Nguyễn Tấn Bỉnh (1999). Phân loại 319 ca bệnh bạch cầu cấp
theo FAB. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 167(1):39-43.
5. Nguyễn Thị Minh Thy (2006). Đánh giá hiệu quả điều trị bạch
cầu cấp dòng lympho trẻ em bằng phác đồ FRALLE-93. Y học
Thành Phố Hồ Chí Minh, 10(4):536.
6. Salzer WL, Devidas M, et al (2010). Long-term results of the
pediatric oncology group studies for childhood acute
lymphoblastic leukemia 1984-2001: a report from the children's
oncology group. Leukemia, 24(2):355-370.
7. Seksarn P, Wiangnon S, et al (2015). Outcome of Childhood
Acute Lymphoblastic Leukemia Treated Using the Thai
National Protocols. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention,
16(11):4609-4614.
8. Trần Văn Bé (2000). Mười năm hoạt động, điều trị về máu 1999
- 2000. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 248:1-19.
Ngày nhận bài báo: 27/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/09/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 108_0178_2213356.pdf