Tài liệu Đánh giá hiệu quả của stent niệu quản kim loại: Kết quả bước đầu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 132
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA STENT NIỆU QUẢN KIM LOẠI:
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Nguyễn Minh Thiền*, Lê Tuấn Khuê*, Phạm Thế Anh*, Đỗ Ngọc Anh Khoa*, Nguyễn Tuấn Vinh**,
Bùi Văn Kiệt**, Phan Thanh Hải*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ống thông niệu quản thông thường được sử dụng để điều trị sự tắc nghẽn niệu quản do bệnh
lý lành tính và ác tính, ống thông JJ thông thường liên quan với những vấn đề như là sự bám sỏi vào ống thông
(do đó đòi hỏi phải thay ống thông trong 3-6 tháng), tạo sỏi, đau, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trào ngược bàng
quang niệu quản, giãm nhu động niệu quản và dịch chuyển vị trí ống thông niệu quản. Một ống thông JJ lý
tưởng là không gây triệu chứng, sử dụng lâu dài, không gây bám sỏi và dẫn lưu tốt trong mọi trường hợp. Tuy
nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa có loại ống thông JJ thông thường nào thật sự lý tưởng. Do đó chúng tôi sử
dụng ống thông niệu quản kim loại n...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của stent niệu quản kim loại: Kết quả bước đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 132
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA STENT NIỆU QUẢN KIM LOẠI:
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Nguyễn Minh Thiền*, Lê Tuấn Khuê*, Phạm Thế Anh*, Đỗ Ngọc Anh Khoa*, Nguyễn Tuấn Vinh**,
Bùi Văn Kiệt**, Phan Thanh Hải*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ống thông niệu quản thông thường được sử dụng để điều trị sự tắc nghẽn niệu quản do bệnh
lý lành tính và ác tính, ống thông JJ thông thường liên quan với những vấn đề như là sự bám sỏi vào ống thông
(do đó đòi hỏi phải thay ống thông trong 3-6 tháng), tạo sỏi, đau, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trào ngược bàng
quang niệu quản, giãm nhu động niệu quản và dịch chuyển vị trí ống thông niệu quản. Một ống thông JJ lý
tưởng là không gây triệu chứng, sử dụng lâu dài, không gây bám sỏi và dẫn lưu tốt trong mọi trường hợp. Tuy
nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa có loại ống thông JJ thông thường nào thật sự lý tưởng. Do đó chúng tôi sử
dụng ống thông niệu quản kim loại nhằm khắc phục những nhược điểm trên.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của ống thông niệu quản kim loại trong điều trị triệu
chứng kích thích và hẹp niệu quản mà không hiệu quả với những ống thông JJ thông thường.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 10 trường hợp sử dụng ống thông niệu quản kim loại. Bệnh
nhân được chẩn đoán lâm sàng hẹp niệu quản có đặt ống thông thông thường nhưng có kích thích quá mức (đau,
tiểu nhiều lần, tiểu máu nhiều) hoặc ống thông không hiệu quả dẫn lưu (vẫn còn ứ nước). Chúng tôi xét hiệu quả
của ống thông kim loại niệu quản qua tiêu chuẩn chọn bệnh bao gồm: độ ứ nước trước và sau khi đặt 3 tháng,
tình trạng tiểu máu, đánh giá mức độ đau trước và sau khi đặt ống thông kim loại dựa theo thang điểm đau của
Wong-Baker Faces Pain Scale.
Kết quả: Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, có 10 bệnh nhân tham gia đặt ống thông kim loại.
chúng tôi có 8 bệnh nhân nam và 2 bệnh nhân nữ. Có 4 bệnh nhân hẹp khúc nối tái phát sau phẫu thuật, bốn
bệnh nhân hẹp niệu quản sau phẫu thuật can thiệp vào niệu quản, một bệnh nhân hẹp niệu quản tại vị trí sỏi
khảm, một bệnh nhân ung thư cổ tử cung chèn ép hai niệu quản. Có 5 bệnh nhân không hiệu quả với ống thông
thông thường. Có 2 bệnh nhân đau mức độ nặng do ống JJ thông thường muốn rút bỏ ống thông JJ. Tất cả các
trường hợp còn lại hẹp niệu quản nặng không hiệu quả với ống thông JJ thông thường (và có triệu chứng đau
trung bình do ống thông JJ thông thường). Tất cả các ống thông kim loại sau khi đặt đều đúng vị trí, nong rộng
được chỗ hẹp. Hậu phẫu có đau vị trí đặt đặt ống thông kim loại. Tất cả bệnh nhân đều hết đau (100%). Trước
khi đặt ống thông niệu quản kim loại, tất cả bệnh nhân đều ứ nước thận độ 2-3. Sau một tháng siêu âm lại thấy 9
trường hợp không ứ nước hoặc còn độ 1. Về biến chứng, có một trường hợp ống thông kim loại niệu quản di
chuyển lên bể thận. Có 3 bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có 6 bệnh nhân tiểu máu vi thể.
Kết luận: Ống thông niệu quản kim loại (Allium stent) bước đầu cho thấy cải thiện chất lượng cuộc sống và
hiệu quả trong điều trị hẹp niệu quản không đáp ứng với các ống thông thông thường. Cung cấp thêm một công
cụ mới trong dẫn lưu nước tiểu lâu dài. Tuy nhiên, chi phí cao hơn và độ phức tạp của việc đặt thông làm ảnh
hưởng đến số lương bệnh nhân.
Từ khóa: ống thông niệu quản kim loại, hẹp niệu quản
*Trung Tâm Medic **Bệnh viện Bình Dân, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Minh Thiền ĐT: 0903.744242 Email: thiennguyen200937@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 133
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF THE METALLIC URETERAL STENT: INITIAL RESULTS
Nguyen Minh Thien, Le Tuan Khue, Pham The Anh, Do Ngoc Anh Khoa, Nguyen Tuan Vinh,
Bui Van Kiet, Phan Thanh Hai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 ‐ No 3 ‐ 2019: 132 ‐ 138
Background: Common ureteral stents are used to treat ureteral obstructions due to benign and malignant
diseases. Conventional ureteral stents are often associated with problems such as encrustation (Thus replacement
of stents is required every 3-6 months), stone formation, pain, infection, reflux, reduced ureteral motility and
migration. An ideal stent should be asymptomatic and has long-term use, no encrustation and good drainage in
all cases. However, there is no any ideal type of ureteral stent. We therefore highly recommend a new treatment
for ureteral obstructions by using metallic urethral stents instead of traditional ureteral stents.
Objectives: Evaluate the effectiveness of the metallic ureteral stents in treatment of irritative urinary tract
and ureteral stricture which are ineffective with the intervention of common ureteral stents.
Methods: We recruit a series cases of using Allium metallic stents. Patients were diagnosed with ureteral
stenosis post receiving intervention of conventional ureteral stents. They experienced excessive stimulation (such
as pain, frequency, excessive hematuria) or ineffective stent (like large hydronephrosis). We evaluate the
effectiveness of the Allium metallic stent by considering criteria: hydronephrosis, hematuria, assessing painful
emotions of urinary tract before and after the placement of Allium stents (We based on a Pain scale of WHO).
Results: From June 2018 until December 2018. Ten patients (eight men and two women) were selected to
participate in a trial of Allium metallic stenting. There were four cases of recurrent ureteropelvic junction (UPJ),
four cases of ureteral stricture after having open surgeries, one case of ureteral stenosis following an endoscopic
treatment of ureteral calculi, one case of an advanced cervical cancer. All patients sustained hydronephrosis with
grade 2-3. After procedure, kidney ultrasound showed an improvement of hydronephrosis level (grade 0-1) in nine
patients. Five out of five patients, who had experienced severe pain prior attending the Allium metallic stenting
procedure, all were pain free (100% success). In terms of complications: one case experienced a stent migrating to
the renal pelvis (10%), three cases experienced urinary tract infection (UTI), six cases sustained microscopic
hematuria.
Conclusions: The metallic ureteral stent initially showed an improvement in quality of life and the
effectiveness of treatment of ureteral stenosis which was not responding well to the conventional ureteral stents.
This new intervention also provides a new tool in long-term urine drainage. However, a high cost of this
procedure would limit the number of patients contemplating.
Keywords: metallic ureteral stent, ureteral obstruction
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ống thông JJ thông thường sử dụng để điều
trị sự tắc nghẽn niệu quản do bệnh lý lành tính
và ác tính, ống thông JJ thông thường liên quan
với những vấn đề như là sự bám sỏi vào ống
thông (do đó đòi hỏi phải thay ống thông trong
3‐6 tháng), gây đau bàng quang, nhiễm khuẩn
đường tiết niệu, trào ngược bàng quang niệu
quản, giảm nhu động niệu quản và di chuyển vị
trí ống thông niệu quản(4,8).
Một ống thông lý tưởng là không gây triệu
chứng, sử dụng lâu dài, không gây bám sỏi và
dẫn lưu tốt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên
cho đến hiện nay vẫn chưa có loại thông JJ thông
thường nào thật sự lý tưởng, bệnh nhân được
đặt thông JJ có nhiều tác dụng ngoại ý như
nhiễm khuẩn ngược dòng, đau bàng quang, tiểu
máu chiếm tỉ lệ khoảng 80%(10), nhiều nhất là
đau bàng quang với tỉ lệ hơn 30%(6). Một số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 134
trường hợp bệnh nhân rất đau đớn kèm rối loạn
đi tiểu gây rối loạn cuộc sống(18). Để giải quyết
các vấn đề này, đã từ lâu các nhà Niệu khoa Âu
– Mỹ (đặc biệt ở Ý) đã ứng dụng ống thông niệu
quản kim loại vào trong thực hành lâm sàng.
Đây là kỹ thuật điều trị ít xâm hại, đã mang lại
hiệu quả cao trong các trường hợp có chỉ định
cần thiết.
Ở Việt Nam, một số báo cáo ban đầu ở miền
Bắc (bệnh viện Quân Đội 108, trong đó có báo
cáo tại Hội nghị khoa học Bệnh viện Bình Dân
2017) đã cho thấy hiệu quả cao của phương pháp
điều trị này.
Cho đến nay, các bệnh viện chuyên khoa
cũng như các Trung tâm Tiết niệu ở trong nước
đang tiến hành ứng dụng phương pháp điều trị
này, nhưng vẫn còn rất ít các báo cáo về hiệu
quả điều trị. Do đó, đây là đề tài có tính bức
thiết, góp phần giới thiệu thêm một phương
pháp lựa chọn trong điều trị hẹp tắc nghẽn niệu
quản tái phát nhưng không dung nạp ống thông
JJ thông thường.
Về lịch sử, các ống thông kim loại niệu quản
được phát triển từ điều trị bệnh hẹp mạch máu
và đường mật. Ống thông mạch vành kim loại
đầu tiên được đặt ở bệnh nhân của Jacques Puel
ở Toulouse, Pháp vào ngày 28 tháng 3 năm 1986.
Sự phát triển tự nhiên của ống thông này đã
được áp dụng trong tiết niệu cho nong niệu đạo,
tuyến tiền liệt và cuối cùng là niệu quản. Ứng
dụng ban đầu của ống thông niệu kim loại là
trong điều trị hẹp niệu đạo(16). Các ống thông
kim loại niệu quản này đã được mở rộng cho
ống thông tuyến tiền liệt và sau đó là ống thông
niệu quản. Ống thông niệu quản kim loại đầu
tiên được mô tả bởi Gort và cs năm 1990.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả bước đầu của ống thông
niệu quản kim loại trong điều trị triệu chứng
kích thích và hẹp niệu quản mà không hiệu quả
với những ống thông JJ thông thường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng hẹp
niệu quản có đặt ống thông thông thường
nhưng có kích thích quá mức (đau, tiểu nhiều
lần, tiểu máu nhiều) hoặc ống thông không
hiệu quả dẫn lưu (vẫn còn ứ nước). Chúng tôi
xét hiệu quả của ống thông qua tiêu chuẩn
chọn bệnh bao gồm: độ ứ nước trước và sau
khi đặt 3 tháng, tình trạng tiểu máu, đánh giá
mức độ đau trước và sau khi đặt ống thông
kim loại dựa theo thang điểm đau của Wong‐
Baker Faces Pain Scale.
Phương pháp nghiên cứu
Hàng loạt trường hợp tại phòng khám đa
khoa y tế Hoà Hảo (Trung Tâm Y Khoa Medic)
từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2018, có 10 trường
hợp sử dụng ống thông niệu quản kim loại.
Chỉ định đặt ống thông kim loại
Hiện nay, sử dụng ống thông niệu quản
kim loại được chỉ định chủ yếu cho việc điều
trị tắc nghẽn niệu quản trong bệnh lý ác tính.
Hẹp niệu quản nặng không hiệu quả với ống
thông thông thường. Những bệnh nhân không
thể chịu được triệu chứng kích thích của ống
thông thông thường(12).
Ống thông niệu quản này (Allium Medical,
Israel) được làm từ sợi NiTinol, kẹp giữa các dải
polyme. Dải này là vật liệu kết hợp được đúc
thành một ống thông hình trụ (Hình 1). Có hai
đường kính 24 và 26 Fr và chiều dài 100 và 120
mm. Đoạn cuối của nó được thiết kế để duy trì
trong bàng quang đường tiết niệu. Ống thông
kim loại niệu quản được đặt vào niệu quản
thông qua kênh của máy soi bàng quang, có
đường kính 8Fr hoặc 10Fr. Khi ở đúng vị trí,
sheath được rút ra để giải phóng và mở rộng
ống thông. Các kết nối giữa các dải composite
giống như gỡ tem bưu chính và có thể tách ra
khi đầu xa của ống thông được kéo. Do đó, các
ống thông khi gỡ bỏ đi ra trong hình dạng của
một dãy băng. Ống thông này cũng có thể được
đưa vào ngược từ bàng quang cũng như xuôi từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 135
bể thận xuống, thời gian lưu thông # 36 tháng(14,17).
Hình 1: Allium stent
KẾT QUẢ
Trong số 10 bệnh nhân tham gia đặt ống
thông kim loại. Chúng tôi có 8 bệnh nhân nam
và 2 bệnh nhân nữ. Có 4 bệnh nhân hẹp khúc nối
tái phát sau phẫu thuật, bốn bệnh nhân hẹp niệu
quản sau phẫu thuật can thiệp vào niệu quản,
một bệnh nhân hẹp niệu quản tại vị trí sỏi khảm,
một bệnh nhân ung thư cổ tử cung chèn ép hai
niệu quản (Biểu đồ 1).
Về nguyên nhân thì có 5 bệnh nhân không
hiệu quả với ống thông thông thường. Có 2 bệnh
nhân đau mức độ nặng do ống thông JJ thông
thường muốn rút bỏ thông. Tất cả các trường
hợp còn lại hẹp niệu quản nặng không hiệu quả
với ống thông JJ thông thường (và có triệu
chứng đau trung bình do ống thông JJ thông
thường) (Biểu đồ 2).
Tất cả các ống thông kim loại sau khi đặt
đều đúng vị trí, nong rộng được chỗ hẹp. Hậu
phẫu có đau vị trí đặt đặt ống thông kim loại
(Hình 1, 2, 3).
Tất cả bệnh nhân đều hết đau (100%).
Trước khi đặt ống thông kim loại, tất cả bệnh
nhân đều ứ nước thận độ 2‐3. Sau một tháng
siêu âm lại thấy tất cả đều không ứ nước hoặc
còn nhẹ (hoặc độ 1) (Bảng 1).
Bảng 1 Hiệu quả sau khi đặt ống thông kim loại
Trước khi đặt
ống thông
Sau khi đặt 01
tháng
Độ ứ nước thận 2-3 10 01
Độ ứ nước thận nhẹ 0 09
4
4
1
1
Phân loại bệnh
UPJ tái phát
hẹp niệu quản sau mổ
hẹp niệu quản sau sỏi
K cổ tử cung tiến xa
Biểu đồ 1 Phân loại bệnh
5
2
3
Nguyên nhân đặt stent kim loại
stent không hiệu quả
đau muốn bỏ thông
kết hợp cả hai
Biểu đồ 2 Nguyên nhân đặt ống thông kim loại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 136
Hình 2: Trước khi đặt
Hình 3: Trong thủ thuật
Hình 4: Sau một tháng: siêu âm thận và KUB
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 137
Về biến chứng
Có một trường hợp ống thông di chuyển lên
bể thận, có 3 trường hợp nhiễm khuẩn đường
tiết niệu và có 6 trường hợp tiểu máu vi thể sau
một tháng.
BÀN LUẬN
Các đoạn ống thông kim loại được cho là có
một số ưu điểm so với các ống thông JJ thông
thường và cũng có chi phí cao(5,7). Các ưu điểm
chính bao gồm thời gian lưu thông lâu hơn và ít
thay ống thông thường xuyên hơn, dẫn đến tiết
kiệm chi phí và ít gián đoạn trong các phương
pháp điều trị khác như xạ trị hoặc hóa trị, v.v
Phần lớn các ống thông trong thể loại này là
phân đoạn, tính năng này có một số ưu điểm
như ống thông này không đi qua miệng niệu
quản, do đó bệnh nhân không bị kích thích bàng
quang (một hậu quả không thể tránh khỏi của
ống thông JJ thông thường). Điều này cải thiện
chất lượng cuộc sống bệnh nhân có ống thông
kim loại niệu quản(1,9,13). Trong bài báo có đề cập
một trường hợp hẹp niệu quản sau tán sỏi nội
soi, bệnh nhân từ đầu không đồng ý phẫu thuật
tạo hình niệu quản, muốn đặt ống thông JJ niệu
quản nhưng không hiệu quả với ống thông JJ
thông thường.
Sức mạnh vốn có của kim loại chống chèn ép
do bướu cá tính nên ống thông kim loại dường
như không bị tổn hại. Vì chúng làm từ loại thông
cao cấp nên sự mở rộng của ống thông sớm là
thuận lợi(11). Tỷ lệ lưu thông dài hơn có thể làm
giảm nhu cầu thay đổi ống thông thường xuyên,
tiết kiệm chi phí cũng như giảm sự bất tiện của
bệnh nhân(3,5,15).
Bàn về độ ứ nước sau khi đặt ống thông kim
loại, chúng tôi có một trường hợp ung thư cổ tử
cung chèn ép hai niệu quản, hẹp nhiều đoạn, do
ống thông niệu quản kim loại có 3 kích thước
(10, 12 và 20 cm) nên khi khảo sát vị trí hẹp nặng
để đặt ống thông thì vị trí còn lại hẹp nhẹ nên
vẫn gây ứ nước độ 2 sau khi đặt. Xử lí vấn đề
này, chúng tôi phải đặt thông một ống thông
(thông JJ 8Fr) lồng vào ống thông kim loại thì
giải quyết được vấn đề ứ nước cho bệnh nhân.
Về biến chứng, có một trường hợp ống thông
di chuyển lên bể thận nhưng còn tác dụng nong
đoạn hẹp khúc nối, thận ứ nước độ 1 nhưng
bệnh nhân không muốn rút bỏ thống nên chúng
tôi chưa rút ống thông bỏ.
Ống thông bằng kim loại vẫn di chuyển,
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, di chuyển
dẫn đến tái phát của tắc nghẽn. Khi các ống
thông phân đoạn chiếm một phần của niệu
quản, sự di chuyển có thể xảy ra theo một
trong hai hướng(13). Ngay cả một mức độ nhỏ
của chuyển động của ống thông có thể dẫn
đến tái phát tắc nghẽn của niệu quản. Thường
ống thông ít có triệu chứng báo hiệu của sự di
chuyển. Điều này có thể dẫn đến chậm phát
hiện và mất chức năng thận.
Bàn về 3 trường hợp nhiễm khuẩn đường
tiết niệu sau một tháng: Do tất cả bệnh nhân
trước khi đặt ống thông kim loại đều phải sạch
khuẩn trong nước tiểu, nên sau một tháng kiểm
tra nước tiểu thấy có nhiễm khuẩn nhưng không
triệu chứng lâm sàng, chúng tôi cấy nước tiểu và
điều trị khỏi.
Các ống thông niệu quản kim loại cung cấp
nhiều ưu điểm so với các ống JJ thông thường:
loại cấp cao hơn, thời gian lưu thông lâu hơn (36
tháng), giảm sự liên quan đến bệnh tật và cải
thiện chất lượng cuộc sống đã được báo cáo.
Việc đặt ống thông kim loại cần phải có trung
tâm chuyên khoa tiết niệu, cần máy C‐arm, máy
soi bàng quang, máy soi niệu quản và cả về
những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm
trong việc đặt ống thông niệu quản. Việc rút
thông cũng rất phức tạp, cần phải soi niệu quản,
cần phải gây mê hoặc tê tủy sống, phải kiểm soát
nhiễm khuẩn đường tiết niệu thận tốt.
KẾT LUẬN
Ứng dụng lâm sàng hiện tại của ống thông
kim loại trong điều trị tắc nghẽn niệu quản lành
tính và ác tính cho thấy kết quả khá hứa hẹn.
Ống thông niệu quản kim loại (Allium stent)
bước đầu cho thấy cải thiện chất lượng cuộc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 138
sống và hiệu quả trong điều trị hẹp niệu quản
không đáp ứng với các ống thông thông thường.
Tuy nhiên, chi phí cao hơn và độ phức tạp của
việc đặt thông làm ảnh hưởng đến số lượng
bệnh nhân.
Cung cấp thêm một công cụ mới để dẫn lưu
nước tiểu lâu dài.
Sự an toàn của lựa chọn điều trị mới này
đã được ghi nhận rất rõ và hiệu quả trong việc
sử dụng ống thông kim loại ở một số chỉ định
là tối ưu(2).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal S, Brown CT, Bellamy EA, Kulkarni R (2009). The
thermo‐expandable metallic ureteric stent: an 11‐year follow‐up.
BJU Int; 103(3):372–376.
2. Al Aown A (2010). Clinical experience with ureteral metal
stents. Indian J Urol; 26(4): 474–479.
3. Baumgarten AS, Hakky TS, Carrion RE, Lockhart JL, Spiess PE
(2014). A single‐institution experience with metallic ureteral
stents: a cost‐effective method of managing deficiencies in
ureteral drainage. Int Braz J Urol; 40(2):225–231.
4. Duvdevani M, Chew BH, Denstedt JD (2006). Minimizing
symptoms in patients with ureteric stents. Curr Opin Urol; 16:77‐82.
5. Fiuk J, Bao Y, Calleary JG, Schwartz BF, Denstedt JD (2015). The
use of internal stents in chronic ureteral obstruction. J Urol;
193(4):1092–1100.
6. Haleblian G, Kijvikain K, de la Rosette J, Preminger G (2008).
Ureteral stenting and urinary stone management: a systematic
review. J Urol.; 179:424–30.
7. Hendlin K, Korman E, Monga M (2012). New metallic ureteral
stents: improved tensile strength and resistance to extrinsic
compression. J Endourol; 26(3):271–274.
8. Joshi HB, Newns N, Stainthorpe A, MacDonagh RP, Keeley FX
Jr, Timoney AG (2003). Ureteral stent symptom questionnaire:
development and validation of a multidimensional quality of
life measure. J Urol; 169:1060‐4.
9. Joshi HB, Newns N, Stainthorpe A, MacDonagh RP, Keeley FX
Jr, Timoney AG (2003). Ureteral stent symptom questionnaire:
development and validation of a multidimensional quality of
life measure. J Urol; 169(3):1060–1064.
10. Joshi HB, Okeke A, Newns N, Keeley FX, Jr, Timoney AG
(2002). Characterization of urinary symptoms in patients with
ureteral stents. Urology; 59:511–9
11. Kim KH, Cho KS, Ham WS, Hong SJ, Han KS (2015). Early
application of permanent metallic mesh stent in substitution for
temporary polymeric ureteral stent reduces unnecessary
ureteral procedures in patients with malignant ureteral
obstruction. Urology; 86(3):459–464.
12. Kulkarni R. (2014). Metallic stents in the management of ureteric
strictures. Indian J Urol; 30(1): 65–72.
13. Kulkarni RP, Bellamy EA (1999). A new thermo‐expandable
shape‐memory nickeltitanium alloy stent for the management
of ureteric strictures. BJU Int; 83(7):755–759.
14. Leonardo C, Salvitti M, Franco G, De Nunzio C, Tuderti G,
Misuraca L, Sabatini I, De Dominicis C (2013). Allium stent for
treatment of ureteral stenosis. Minerva Urol Nefrol; 65(4):277–283.
15. Liatsikos EN, Siablis D, Kalogeropoulou C, Karnabatidis D,
Triadopoulos A, Varaki L, Zabakis P, Perimenis P, Barbalias GA
(2001). Coated v noncoated ureteral metal stents: an
experimental model. J Endourol; 15(7):747–751.
16. Mattelaer JJ (2004). History of ureteral and urethral stenting. In:
Stenting the Urinary System, 2 ed, pp 17–24.
17. Moskovitz B, Halachmi S, Nativ O (2012). A new
self‐expanding, large‐caliber ureteral stent: results of a
multicenter experience. J Endourol; 26(11):1523–1527.
18. Saltzman B (1988). Ureteral stents: indications, variations and
complications. Urol Clin N Am.; 15:481–91.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cua_stent_nieu_quan_kim_loai_ket_qua_buoc.pdf