Tài liệu Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lefort trong điều trị sa tạng chậu ở phụ nữ lớn tuổi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 103
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT LEFORT
TRONG ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU Ở PHỤ NỮ LỚN TUỔI
Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*, Huỳnh Đoàn Phương Mai*
TÓM TẮT
Giới thiệu: Sa tạng chậu gây ra triệu chứng không thoải mái kéo dài cho bệnh nhân, khối sa lớn vượt
ra ngoài âm đạo gây cản trở vận động. Có nhiều phương pháp điều trị sa tạng chậu khác nhau tùy mức độ
sa và tình trạng của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, không còn giao hợp thì khâu bít âm đạo
là sự lựa chọn tối ưu.
Kết quả: thực hiện khâu bít âm đạo trên 9 bệnh nhân sa tạng chậu độ IV, thời gian phẫu thuật trung bình 37
phút (25-45 phút), lượng máu mất 83 ml (50-150 ml). Không có trường hợp nào bị tổn thương bàng quang, trực
tràng hoặc tử vong sau mổ. Tất cả các bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng sau phẫu thuật.
Kết luận: Khâu bít âm đạo có hiệu quả điều trị khối sa âm đạo và sự hài lò...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lefort trong điều trị sa tạng chậu ở phụ nữ lớn tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 103
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT LEFORT
TRONG ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU Ở PHỤ NỮ LỚN TUỔI
Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*, Huỳnh Đoàn Phương Mai*
TÓM TẮT
Giới thiệu: Sa tạng chậu gây ra triệu chứng không thoải mái kéo dài cho bệnh nhân, khối sa lớn vượt
ra ngoài âm đạo gây cản trở vận động. Có nhiều phương pháp điều trị sa tạng chậu khác nhau tùy mức độ
sa và tình trạng của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, không còn giao hợp thì khâu bít âm đạo
là sự lựa chọn tối ưu.
Kết quả: thực hiện khâu bít âm đạo trên 9 bệnh nhân sa tạng chậu độ IV, thời gian phẫu thuật trung bình 37
phút (25-45 phút), lượng máu mất 83 ml (50-150 ml). Không có trường hợp nào bị tổn thương bàng quang, trực
tràng hoặc tử vong sau mổ. Tất cả các bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng sau phẫu thuật.
Kết luận: Khâu bít âm đạo có hiệu quả điều trị khối sa âm đạo và sự hài lòng của bệnh nhân.
Từ khóa: Sa tạng chậu, khâu bít âm đạo kỹ thuật LeFort
ABSTRACT
OBLITERATIVE LEFORT COLPOCLEISIS FOR PELVIC ORGAN PROLAPSE IN ELDERLY WOMEN
Nguyen Van An, Pham Huu Doan, Huynh Doan Phuong Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 103 - 107
Introduction: Pelvic organ prolapse causes significant chronic discomfort for the patient which with time
becomes an object of distress. As the prolapse increases in severity the tissues prolapsing out of the vaginal orifice
will result in a mechanical impediment to walking. There are various modalities of treatment for pelvic organ
prolapse. For older patients who do not desire vaginal function, colpocleisis may be an appropriate choice.
Result: Colpocleisis was performed in 9 elderly patients’ pelvic organ prolapse stage IV. The mean operating
time was 37 minutes (25–45 mins). The mean blood loss was 83 (50-150 ml). No intraoperative injury or death
occurred. All patients reported that they were satisfied.
Conclusion: Colpocleisis was effective in resolving prolapse and pelvic symptoms and was associated with
high patient satisfaction.
Key words: Pelvic Organs Prolapse, LeFort Colpocleisis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa tạng chậu là một bệnh lý thường gặp, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu
phụ nữ trên toàn thế giới. Phẫu thuật điều trị sa
tạng chậu bao gồm 2 nhóm: phẫu thuật tái tạo
(khôi phục giải phẫu âm đạo và chức năng giao
hợp) hoặc phẫu thuật xóa bỏ (khâu bít âm đạo).
Phẫu thuật tái tạo sàn chậu ngả âm đạo và phẫu
thuật khâu bít âm đạo được chứng minh giảm
chi phí điều trị và rút ngắn thời gian phẫu thuật,
thời gian nằm viện, và thời gian để trở lại hoạt
động hàng ngày so với các phương pháp phẫu
thuật ngã bụng(5). Các phẫu thuật tái tạo sàn chậu
như treo sàn chậu vào mỏm nhô, cố định tử
cung vào dây chằng cùng gai, đặt lưới nâng đỡ
thành âm đạo có tỷ lệ thành công cao nhưng tồn
tại nhiều nguy cơ liên quan phẫu thuật nên
không thích hợp với các bệnh nhân quá lớn tuổi.
Đối với những bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh
* Bệnh viện Bình Dân.
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Đoàn Phương Mai ĐT: 01203723687 Email: drhdpmai005@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 104
lý nội khoa khác đi kèm, những người không
còn nhu cầu hoạt động tình dục và những người
muốn tránh phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì phẫu
thuật khâu bít âm đạo được xem là sự lực chọn
tối ưu. Thuật ngữ khâu bít âm đạo (colpocleisis)
được thực hiện đầu tiên vào năm 1823 khi
Gerardin miêu tả việc bóc tách thành trước và
sau âm đạo, sau đó khâu chúng lại vị trí màng
trinh. Tuy nhiên đến năm 1877, kỹ thuật này
được Leon LeFort báo cáo kết quả rộng rãi.
Trong bài báo của Le Fort, ông mô tả kỹ thuật
khâu bít âm đạo một phần, không cắt bỏ tử cung.
Kỹ thuật của ông dựa trên giả thiết việc khâu
chồng nếp các thành âm đạo có thể ngăn ngừa tử
cung sa ra ngoài, nhưng nếu âm hộ quá rộng có
thể dẫn đến kết qủa không thành công(6). Cho
đến ngày nay, lý thuyết của LeFort vẫn được
chấp nhận và thực hiện rộng rãi trên toàn thế
giới. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
đánh hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật
khâu bít âm đạo ở những phụ nữ lớn tuổi tại
đơn vị Niệu Nữ bệnh viện Bình Dân.
ĐÔI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2016 –
tháng 8/2017.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân sa tạng chậu mức độ nặng
(III, IV).
Lớn hơn 70 tuổi.
Mắc nhiều bệnh lý nội khoa.
Bệnh nhân không còn hoạt động tình dục.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm loét cổ tử cung và âm đạo chưa điều
trị ổn.
Nghi ngờ bệnh lý phụ khoa ác tính.
Cách thực hiện.
Bệnh nhân được gây tê tủy sống, nằm tư thế
sản phụ khoa.
Đánh dấu vị trí thành trước và thành sau âm
đạo 2 hình thang / chữ nhật tùy kích thước của
khối sa. Bóc tách biểu mô âm đạo thành trước và
thành sau. Lúc bóc tách lưu ý có thể làm thủng
bàng quang hoặc trực tràng vì sa tạng chậu mức
đô nặng thành âm đạo rất lỏng lẻo, các cấu trúc
mạc nâng đỡ đã bị rách gần như hoàn toàn.
Hình 1: biểu mô âm đạo thành trước sau khi bóc tách.
Khâu 2 đáy hình thang / chữ nhật ở vị trí gần cổ tử
cung để đẩy lộn cổ tử cung vào trong.
Hình 2: khâu lộn mép cổ tử cung. Khâu xếp nếp
thành trước và thành sau âm đạo (mạc mu cổ ở phía
trước và mạc trực tràng âm đạo lúc này đã bị rách)
chồng lên nhau từ vị trí gần cổ tử cung.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 105
Hình 3: khâu xếp nếp thành trước và thành sau âm
đạo.
Khâu lại thành âm đạo trước và sau, đặt dẫn
lưu penrose
Tất cả các mũi khâu của chúng tôi bằng chỉ
Vicryl và khâu mũi rời để có thể dẫn lưu dịch
trong thời gian hậu phẫu.
Trước khi kết thúc phẫu thuật, nội soi bàng
quang và thăm khám trực tràng kiểm tra để
đảm bảo không khâu vào thàng bàng quang
trực tràng.
Hình 4: Âm đạo bệnh nhân sau khi kết thúc
phẫu thuật.
Bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu, rút
thông tiểu và penrose 1 ngày sau phẫu thuật.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 9 bệnh
nhân sa tạng chậu mức độ IV (phân độ POPQ),
với các đặc điểm được mô tả trong bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm Giá trị
Tuổi
70-79
80-89
>90
76,35 tuổi
5 TH (55,5%)
3 TH (33,3%)
1 TH (11,2%)
Sinh con ngả âm đạo 6,76 lần (4-9)
Tiền căn phẫu thuật sa tạng chậu 0
Bệnh lý nội khoa
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Thiếu máu cơ tim
4 TH (44,4%)
3 TH (75%)
2 TH (50%)
4 TH (100%)
Số bệnh nội khoa đi kèm
1 bệnh
≥ 2 bệnh
1 TH (11,1%)
2 TH (88,9%)
Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi đều đến khám vì khối sa lớn ở âm
đạo cản trở vận động, gây trở ngại khi đi tiểu và
đại tiện. Hai bệnh nhân có loét âm đạo, được
điều trị trước phẫu thuật (22%). Năm bệnh nhân
được điều trị trước đó bằng vòng nâng âm đạo
nhưng bệnh nhân và thân nhân mong muốn
được điều trị chữa lành.
Thời gian phẫu thuật trung bình 37 phút (25-
45 phút). Lượng máu mất trung bình 83 ml (50-
150ml), không có bệnh nhân nào cần phải truyền
máu trong và sau mổ. Trong phẫu thuật không
có trường hợp nào ghi nhận có tổn trương trực
tràng nên các bệnh nhân được khuyến khích ăn
và vận động sớm sau phẫu thuật, không cần
nuôi ăn tĩnh mạch. Thời gian nằm viện sau phẫu
thuật trung bình 3,5 ngày (2-7 ngày). Hai bệnh
nhân có tiền căn loét âm đạo trước đó, dù đã
điều trị ổn định tình trạng loét âm đạo nhưng
hậu phẫu bệnh nhân vẫn được dùng kháng sinh
điều trị kéo dài 7 ngày và theo dõi hậu phẫu
chúng tôi không ghi nhận bệnh nhân có dấu
hiệu nhiễm khuẩn tiến triển trên lâm sàng và cận
lâm sàng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 106
Các bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu sau 1
tháng và 3 tháng ghi nhận các triệu chứng rối
loạn đường tiểu dưới mới xuất hiện và sự hài
lòng của bệnh nhân. 100% bệnh nhân đều hài
lòng với kết quả phẫu thuật, không có bệnh
nhân nào tiểu khó hoặc tiểu không kiểm soát khi
gắng sức xuất hiện sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Sa tạng chậu gây ra tình trạng không thoải
mái kéo dài cho bệnh nhân do cảm giác nặng
vùng chậu, khối sa lớn lồi ra ngoài âm đạo gây
khó khăn khi vận động, đi tiểu và đại tiện.
Theo thời gian sa tạng chậu trở thành nguyên
nhân làm hạn chế vận động và các hoạt động
sinh hoạt thường nhật. Với sa tạng chậu mức
độ III, IV các cấu trúc mô tràn ra từ lỗ âm đạo
sẽ dẫn đến một trở ngại cơ học khi đi bộ. Một
số trường hợp khối sa âm đạo kéo theo niệu
quản làm niệu quản gập góc gây 2 thận ứ
nước, diễn tiến đến suy thận(2). Đối với bệnh
nhân trên 70 tuổi, dụng cụ nâng âm đạo được
chọn lựa cho những bệnh nhân trì hoãn phẫu
thuật hoặc không thể phẫu thuật. Tuy nhiên,
sử dụng dụng cụ nâng âm đạo cũng đem lại
một số vấn đề bất tiện cho bệnh nhân. Có một
số bệnh nhân không thể tìm được kích thước
dụng cụ nâng thích hợp cho âm đạo. Trong
quá trình mang dụng cụ nâng âm đạo có thể bị
viêm loét âm đạo nếu không được vệ sinh
đúng cách(2). Đối với những bệnh nhân lớn
tuổi, việc vệ sinh dụng cụ nâng âm đạo định
kì cũng là một “gánh nặng” vì bệnh nhân
không thể tự thực hiện được, cần nhờ người
thân thực hiện giúp. Các biến chứng do dụng
cụ nâng âm đạo trực tiếp gây ra thì hiếm gặp,
chủ yếu là do bệnh nhân không tuân thủ được
quy trình chăm sóc. Chăm sóc không đúng
cách có thể dẫn đến loét âm đạo. Vì thế bệnh
nhân và người nhà luôn hy vọng vào 1
phương pháp điều trị có thể “chữa lành” được
bệnh lý. Một nghiên cứu về tỷ lệ bệnh tật và tỷ
lệ tử vong của phẫu thuật âm đạo ở phụ nữ
lớn tuổi kết luận rằng mặc dù tuổi tác không
phải là chống chỉ định phẫu thuật nhưng có
thể gây tăng nguy cơ phẫu thuật đối với phụ
nữ(7). Như đã nói trên, bệnh lý sa tạng chậu chỉ
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân chứ không nguy hiểm đến tính mạng.
Nên việc điều trị “chữa lành” sa tạng chậu ở
phụ nữ lớn tuổi vẫn còn là một thách thức đối
với các bác sĩ lâm sàng, cần cân nhắc giữa hiệu
quả đem lại và yếu tố nguy cơ mà bệnh nhân
phải chấp nhận.
Tuổi trung bình trong nhiên cứu của chúng
tôi là 76,35 tuổi, trong đó có 44,4% các bệnh nhân
đều có các bệnh lý nội khoa đi kèm, chủ yếu là
bệnh lý tim mạch. Tuổi trung bình trong nghiên
cứu của Abbasy là 62 (50-85 tuổi)(1), của Soo
Cheng là 81 tuổi (70-96) với 27,3% có bệnh lý nội
khoa đi kèm trong đó chủ yếu là tăng huyết áp(6).
Thời gian phẫu thuật trung bình của chúng tôi là
37 phút (25 – 45 phút), lượng máu mất trung
bình là 83 ml (50 – 150). Nghiên cứu của Soo
Cheng có thời gian phẫu thuật trung bình là 78
phút (30 – 135 phút), lượng máu mất trung bình
là 123 ml (50 – 300 ml). Thời gian nằm viện trung
bình 2,6 ngày (1-5 ngày)(6). Tuổi trung bình trong
nhóm bệnh nhân của Krissi là 77 tuổi (61-92),
29,8% có tiền căn cắt tử cung trước đó. Thời gian
phẫu thuật trung bình là 60 phút (40 – 80). Thời
gian nằm viện 3,5 ngày (2- 9 ngày). Sau phẫu
thuật có 2 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và được
điều trị thành công bằng kháng sinh. Tất cả các
bệnh nhân đều hài lòng sau mổ(4).
Với thời gian theo dõi trung bình 48 tháng
sau phẫu thuật khâu bít âm đạo ở những phụ nữ
trên 70 tuổi, nghiên cứu của Fitzgerald năm 2008
có 27,3% bệnh nhân đã chết vì các bệnh lý nội
khoa khác tại thời điểm phỏng vấn qua điện
thoại. Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh
rằng kết quả giải phẫu lâu dài sau phẫu thuật
không phải là mối quan tâm lớn trong điều trị sa
tạng chậu ở những phụ nữ lớn tuổi. Thay vào
đó, chọn lựa kỹ thuật mổ có tỷ lệ tử vong trong
lúc mổ và chu phẫu thấp, kết quả sau mổ đem lại
cho bệnh nhân sự hài lòng và cải thiện chất
lượng cuộc sống là những vấn đề được cân nhắc
chính. Trong nghiên cứu của Fitzgerald, 59,1%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 107
bệnh nhân có từ hai bệnh lý nội khoa đi kèm và
không có tử vong xảy ra trong lúc phẫu thuật và
thời gian hậu phẫu gần(3). Zebede báo cáo tỷ lệ tử
vong 1,3% khi theo dõi 325 phụ nữ cao tuổi trong
vòng 3 tháng sau khi khâu bít âm đạo(7). Bệnh
nhân tử vong với các bệnh lý nội khoa nặng bao
gồm thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim và sốc
nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật và
giảm nguy cơ tử vong là những vấn đề chính khi
chọn lựa phương pháp phẫu thuật đối với người
cao tuổi. Tác giả khuyến cáo các biện pháp dự
phòng huyết khối trong khi phẫu thuật: kê cao
chân, mang vớ và khuyên bệnh nhân nên vận
động sớm sau mổ là bắt buộc, đặc biệt đối với
phụ nữ mắc bệnh tim mạch(7).
Tỷ lệ thất bại hoặc tái phát sau phẫu thuật
khâu bít âm đạo xảy ra rất hiếm nếu phẫu thuật
loại bỏ được phần lớn thành âm đạo. Tuy nhiên,
khi bóc tách quá nhiều niêm mạc âm đạo và
khâu gấp nếp thành âm đạo gần nếp niệu đạo –
bàng quang sẽ làm cho góc niệu đạo – bàng
quang được đưa xuống gần hậu môn, và một số
bệnh nhân xuất hiện tiểu không kiểm soát khi
gắng sức hoặc tiểu khó. Để tránh vấn đề này,
Fitzgerald khuyến cáo chỉ bóc tách hai phần ba
thành trước âm đạo. Mặc dù vẫn có thể rút niệu
đạo nhẹ, điều này thường không gây khó chịu
cho bệnh nhân và đồng thời làm giảm tỷ lệ tiểu
không kiểm soát sau phẫu thuật(3). Tiểu không
kiểm soát mới suất hiện sau khâu bít âm đạo có
thể gặp ở 8-30% bệnh nhân. Nghiên cứu của
chúng tôi và Abbassy không thấy có bệnh nhân
nào xuất hiện tiểu không kiểm soát sau mổ.
Abbassy cho rằng việc điều trị dự phòng tiểu
không kiểm soát tiềm ẩn đồng thời trong tất cả
các trường hợp khâu bít âm đạo sẽ làm tăng tỷ lệ
tồn lưu nước tiểu sau mổ so với phẫu thuật điều
trị tiểu không kiểm soát có chọn lọc ở bệnh nhân
có các triệu chứng sau đó(1).
KẾT LUẬN
Kết luận, nghiên cứu của chúng tôi một lần
nữa đã chứng minh rằng khâu bít âm đạo theo
kỹ thuật LeFort đạt tỷ lệ thành công cao và
đem lại sự hài lòng cho đa số các bệnh nhân.
Khâu bít âm đạo nên được coi là một trong
những lựa chọn phẫu thuật để điều trị sa tạng
chậu mức độ nặng ở bệnh nhân cao tuổi
không còn khả năng quan hệ tình dục vì phẫu
thuật này không cần phải cắt bỏ tử cung,
không đòi hỏi bóc tách mô rộng, không cần đi
vào ổ bụng nên thời gian hồi phục sau mổ
ngắn, ít biến chứng trong và chu phẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbasy S, Lowenstein L, Pham T et al. (2009). Urinary
retention is uncommon after colpocleisis with concomitant
mid-urethral sling. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, vol.
20(2): pp. 213.
2. Farthman J et al (2017). Pelvic organ prolapse surgery in
elderly patients. Arch Gynecol Obstet, vol. 10: pp. 110-112.
3. Fitzgerald M, Richter H, Bradley C et al. (2008). Pelvic
support, pelvic symptoms and patient satisfaction after
colpocleisis. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, vol. 19: pp.
1603-1609.
4. Krissi H, Aviram A, Eitan R et al (2015). Risk factors for
recurrence after LeFort colpocleisis for severe pelvic organ
prolapse in elderly women. International Journal of Surgery, vol.
20: pp. 75-79.
5. Menard P, Mulfinger C, Estrade P et al. (2008). Pelvic organ
prolapse in women aged more than 70 years; a literature
review. Gynecol Obstet Fertil, vol. 36: pp. 67-73.
6. Soo-Cheen Ng, Gin-Den Chen (2016). Obliterative LeFort
colpocleisis for pelvic organ prolapse in elderly women aged
70 years and over. Taiwanese Journal of Obstetrics & Gynecology,
vol. 55: pp. 68 – 71
7. Toglia R, Nolan E et al (2003). Morbidity and mortality rates of
elective gynaecologic surgery in the elderly woman. Am J
Obstet Gynaecol, vol. 189: pp. 1584-1589.
Ngày nhận bài báo: 10/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cua_phau_thuat_lefort_trong_dieu_tri_sa_ta.pdf