Tài liệu Đánh giá hiệu quả của corticoid liều cao ddiều trị bệnh lý thần kinh thị chấn thương giai đoạn sớm: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CORTICOID LIỀU CAO
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ THẦN KINH THỊ CHẤN THƯƠNG GIAI ĐOẠN SỚM
Nguyễn Xuân Thảo*, Nguyễn Hữu Chức*, Lâm Hưng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của corticosteroid liều cao trong điều trị bệnh
lý thần kinh thị chấn thương giai đoạn sớm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: -Nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng, không có nhóm
chứng. -Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh thị chấn thương tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ
tháng 05/2016 đến tháng 06/2017.
Kết quả: Nghiên cứu 44 bệnh nhân (44 mắt) bệnh lý thần kinh thị chấn thương, (40 nam, 4 nữ). Tuổi trung
bình 30 tuổi (18 -49 tuổi). Đa số nguyên nhân do tai nạn giao thông 37/44 ca (84,1%). Thời gian bắt đầu điều trị
sớm nhất là 2 giờ, muộn nhất là 160 giờ và trung bình là 32 giờ. Thị lực giảm nghiêm trọng: 34/44 mắt (77,3%)
ST...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của corticoid liều cao ddiều trị bệnh lý thần kinh thị chấn thương giai đoạn sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CORTICOID LIỀU CAO
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ THẦN KINH THỊ CHẤN THƯƠNG GIAI ĐOẠN SỚM
Nguyễn Xuân Thảo*, Nguyễn Hữu Chức*, Lâm Hưng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của corticosteroid liều cao trong điều trị bệnh
lý thần kinh thị chấn thương giai đoạn sớm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: -Nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng, không có nhóm
chứng. -Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh thị chấn thương tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ
tháng 05/2016 đến tháng 06/2017.
Kết quả: Nghiên cứu 44 bệnh nhân (44 mắt) bệnh lý thần kinh thị chấn thương, (40 nam, 4 nữ). Tuổi trung
bình 30 tuổi (18 -49 tuổi). Đa số nguyên nhân do tai nạn giao thông 37/44 ca (84,1%). Thời gian bắt đầu điều trị
sớm nhất là 2 giờ, muộn nhất là 160 giờ và trung bình là 32 giờ. Thị lực giảm nghiêm trọng: 34/44 mắt (77,3%)
ST (-), 10/44 mắt (22,7%) thị lực ST (+) đến ĐNT 1m. Các chấn thương kèm theo: mặt, hốc mắt (29,5%), sọ não
(52,3%), đa thương (9,1%). Có 14/44 mắt (31,8%) cải thiện thị lực, trong đó 04/34 mắt (11,8%) thị lực nhập
viện ST(-). Điều trị sớm trước 24 giờ sau chấn thương có tỷ cải thiện thị lực: 44,4%. Trường hợp nếu thị lực
bệnh nhân khi bắt đầu điều trị còn, mức độ tổn thương tương đối nhẹ thì sau 72 giờ cũng có khả năng cải thiện.
Tác dụng phụ dùng methylprednisolone liều cao khá thường gặp, song thường hết sau khi ngừng thuốc
Kết luận: Bệnh lý thần kinh thị chấn thương, điều trị trước 72 giờ với methylprednisolone liều cao, tỷ lệ cải
thiện thị lực có thể đạt 31,8%. Nếu được điều trị trước 24 giờ sau chấn thương có tỷ lệ cải thiện thị lực tốt hơn
với 44,4 %. Tác dụng phụ khá thường gặp nhưng thường hết sau khi ngừng thuốc.
Từ khoá: Bệnh lý thị thần kinh chấn thương.
ABSTRACT
EFFICACY OF HIGH-DOSE CORTICOID IN TREATMENT FOR TRAUMATIC OPTIC NEUROPATHY
AT EARLY STAGE
Nguyen Xuan Thao, Nguyen Huu Chuc, Lam Hung Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 1 - 6
Background: This study aimed at evaluating the efficacy and safety of high-dose corticosteroid therapy in the
treatment for traumatic optic neuropathy at early stage.
Materials and methods: A prospective, randomized, intervention study without control group was
conducted in subjects with a history of trauma within 7 days at Cho Ray hospital, from May 2016 to June 2017.
Results: In this study, 44 subjects (41 males,4 females) with traumatic optic neuropathy. The mean age was
30 years (18 - 49 years). Motorcycle accident was the most common cause of injuries (84.1%). The earliest
treatment was performed 2 hour after the accident; the latest treatment was 160 hour after and the mean waiting
time was 32 hours. Pre-treatment visual acuity was from no light perception:34/44cases, (77.3%), light perception
and hand reaction to finger counting 14/44 case (31.8 %). Complicated traumas were face, eye socket injuries:
29.5%, brain skull traumas:52.3%.The vision recovery was significantly better in subjects who had received
treatment within the first 24 hours than in others. However, visual recovery after 72 hours of treatment could be
* Khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy; ** Khoa Mắt, Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Xuân Thảo ĐT: 0913136139 Email: bs.xuanthao@gmail.com
ĐT: , Email:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 2
foound in patients with acceptable pre-treatment visual acuity and mild injuries. Side effects may occur when
using methylprednisolone, yet stopped after the therapy.
Conclusions: In patients with neuropathy traumatic disease, the rate of vision improvement can reach
31.8% in case of treatment with high dose methylprednisolone within 72 hours. If patients were treated within 24
hours after injury, the rate of vision improvement would be better (44.4%).Side effects were quite common but
usually stopped after ceasing the drug.
Keywords: Traumatic optic neuropathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương thần kinh thị là tình trạng tổn
thương cấp tính thần kinh thị sau chấn thương.
Hậu quả làm mất chức năng thị giác(4).
Tỷ lệ bệnh lý thần kinh thị do chấn thương
khác nhau: ở Mỹ, Manfredi SJ nghiên cứu hồi
cứu 379 bệnh nhân phẫu thuật gãy
xươngvùng mặt có 21 bệnh nhân (6,0%) mất
thị lực một mắt(4). Pirouzmand F và cộng sự
khảo sát tại Sunnybrook Health Sciences
Centre, Canada, từ năm 1994-2006 có khoảng
0,4%(5). Bhattacharjee khảo sát tại Ấn Độ: có 35
ca bệnh lý thần kinh thị trong số 129 trường
hợp chấn thương (27,0%)(1). Tại Việt Nam
chiếm khoảng 0,32% trong tất cả chấn thương
đầu mặt. Bệnh thường xảy ra ở nam giới, tuổi
trung bình là 30 tuổi. Nguyên nhân thường do
tai nạn lao động, tai nạn giao thông và thể
thao. Các rối loạn chức năng thần kinh thứ
phát do chèn ép trong ống thị có thể đáp ứng
với điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật(3,5,6).
Hiện nay, chỉ định, đánh giá hiệu quả các
phương pháp điều trị như: dùng
corticosteroid liều cao, phẫu thuật giải áp ống
thị, phối hợp điều trị ngoại - nội khoa hoặc
chỉtheo dõi không can thiệp. Song, còn nhiều ý
kiến trái ngược nhau(1,5,6).
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu được báo
cáo về kết quả điều trị bệnh lý này: điều trị ngoại
khoa, nội khoa hoặc phối hợp. Để góp phần
đánh giá hiệu quả điều trị một cách toàn diện
hơn, bệnh viện Chợ Rẫy là nơi tiếp nhận, điều trị
một số lượng lớn bệnh nhân chấn thương đầu
mặt, trong đó số bệnh nhân bị bệnh lý thị thần
kinh khá thường gặp. Với trang thiết bị, chẩn
đoán hình ảnh hiện đại, các chuyên khoa khác
hỗ trợ. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính hiệu
quả và tính an toàn của corticosteroid liều cao
trong điều trị bệnh lý thần kinh thị chấn thương
giai đoạn sớm” được chọn với các mục tiêu:
- Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng bệnh lý
thần kinh thị chấn thương.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời gian
bắt đầu điều trị tới kết quả phục hồi chức năng
thị giác.
- Đề xuất phác đồ điều trị nội khoa với bệnh
lý thần kinh thị chấn thương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, lấy
hàng loạt ca, không có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý thần
kinh thị do chấn thương nhập viện tại khoa Mắt
và khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 5/2016 đến tháng 6/2017.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân tỉnh (đánh giá theo thang điểm
Glasgow 15 điểm); Được chẩn đoán bệnh lý thần
kinh thị chấn thương ≤7 ngày; được giải thích
tình trạng bệnh lý, tiên lượng bệnh sau điều trị
và đồng ý tham gia nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu có 44 bệnh nhân với 44
mắt, thỏa các điều kiện đặt ra.
Giới tính
Bệnh nhân nam chiếm đa số 90,9%, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê, Kiểm Chi bình
phương với p< 0,001.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 3
Biểu đồ 1. Phân bố tỷ lệ theo giới tính
Tuổi
Biểu đồ 2. Phân bố tỷ lệ theo nhóm tuổi (n= 44 BN)
Nhóm nghiên cứu có tuổi nhỏ nhất: 18 tuổi,
lớn nhất: 51 tuổi. Trung bình: 30,09 ± 9,55 tuổi.
Nguyên nhân tai nạn
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý thị thần
kinh chấn thương là do tai nạn giao thông. Với
37/44 trường hợp (84,1%).
Biểu đồ 4. Phân bố tỷ lệ theo nguyên nhân tai nạn
Thời gian từ khi chấn thương đến khi bắt đầu
điều trị
Bảng 1: Thời gian từ khi chấn thương đến khi bắt đầu
điều trị (n= 44 BN)
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
≤24 giờ 27 61,4
>24 - ≤48 giờ 8 18,2
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
>48 - ≤72 giờ 4 9,1
>72 giờ 5 11,4
Tổng số 44 100,0
Bệnh nhân đến sớm nhất 2 giờ, muộn nhất
160 giờ. Trung bình 32,6 ± 38,9. Trong đó, được
phát hiện và bắt đầu điều trị trước 24 giờ chiếm
61,4%.
Vị trí chấn thương
Đa số bị chấn thương tại vị trí trên ngoài hốc
mắt với 31/44 bệnh nhân (70,5%).
Bảng 2. Vị trí chấn thương (n=44 BN)
Vị trí chấn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Trên ngoài hốc mắt 31 70,5
Trên trong hốc mắt 3 6,8
Dưới ngoài hốc mắt 3 6,8
Dưới trong hốc mắt 5 11,4
Vết thương phức tạp 2 4,5
Tổng 44 100,0
Chấn thương toàn thân phối hợp
Bảng 3. Chấn thương toàn thân phối hợp (n=44 BN)
Loại chấn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Chấn thương mặt và mắt 13 29,5
Chấn thương sọ não 23 52,3
Chấn thương ngực 1 2,3
Chấn thương chân, tay 3 6,8
Đa thương 4 9,1
Tổng 44 100,0
Chấn thương toàn thân phối hợp tại vùng
đầu- mặt có 81,8%.
Dấu hiệu về hình ảnh học
Chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ 3,0
Tesla.
Bảng 4. Tổn thương thành hốc mắt (n=44)
Tên tổn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Không tổn thương 3 6,8
Vỡ thành trên hốc mắt 19 43,2
Vỡ thành ngoài hốc mắt 3 6,8
Vỡ thành dưới hốc mắt 5 11,4
Vỡ thành trong hốc mắt 1 2,3
Vỡ ống thị giác 0 0
Trên 2 tổn thương 13 29,5
Tổng số 44 100
Đa số bệnh nhân bệnh thần kinh thị chấn
thương kèm tổn thương thành hốc mắt với 41
trường hợp (93,2%), chỉ có 03 trường hợp là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 4
không tổn thương (6,8%). Vỡ thành trên và ngoài
hốc mắt: 22 trường hợp (50%), vỡ thành dưới và
trong hốc mắt 6 trường hợp (13,7%).
Diễn tiến thị lực BN tại thời điểm: nhập viện,
sau 2 tuần và 2 thángđiều trị
Trong nhóm nghiên cứu, sau 2 tuần điều trị,
cải thiện thị lực 32,8%, thị lực đạt tối đa: > 3/10-
5/10. Sau 2 tháng điều trị, có 32,8%, thị lực đạt tối
đa: >5/10-7/10.
Bảng 5. Diễn tiến thị lực của bệnh nhân (n=44)
Thị lực Nhập viện Sau 2 tuần Sau 2 tháng
ST(-) 35 (79,5%) 30 (68,2%) 30 (68,2%)
ST(+) - ĐNT 1m 8 (18,2%) 3 (6,8%) 1 (2,3%)
ĐNT>1m-ĐNT 5m 1 (2,3%) 8 (18,2%) 7 (15,9%)
ĐNT > 5m - 3/10 0 0 2 (4.5%)
> 3/10 - 5/10 0 3 (6,8%) 0
>5/10-7/10 0 0 4 (9,1%)
Tổng 44 44 44
Sự cải thiện các dấu hiệu lâm sàng
Bảng 6: Phản xạ đồng tử nhập viện và sau 2 tuần
điều trị (n=44)
Phản xạ
đồng tử
Nhập viện Sau 2 tuần Sau 2 tháng
Tốt 0 2 (4,5%) 6(13,6 %)
Yếu 2 (4,5 %) 3 (6,8%) 7 (15,9 %)
Mất phản xạ 42 (95,5 %) 39 (88,7%) 31 (70,5 %)
Tổng số 44 (100,0%) 44 (100,0%) 44 (100,0%)
Mất phản xạ đồng tử trực tiếp, còn phản xạ
gián tiếp tại mắt chấn thương lúc nhập viện có
42 ca (95,5%), sau điều trị 2 tuần còn 39 ca
(88,7%), sau 2 tháng: 31 (70,5%).
Dấu hiệu tại đáy mắt lúc nhập viện và sự cải
thiện trong khi điều trị
Bảng 7: Dấu hiệu lâm sàng tại đáy mắt (n=44)
Dấu hiệu lâm sàng Nhập viện Sau 2 tuần Sau 2 tháng
Bình thường 41 (93,2%) 39(88,6%) 3 (6,8%)
Phù gai thị 0 (0 %) 0 0
Xuất huyết cạnh gai thị 3 (6,8 %) 3(6,8%) 0
Phù và xuất huyết gai thị 0 (0 %) 0 0
Bạc màu phía mũi 0 1(2,3%) 2(4,6%)
Bạc màu phía thái
dương
0 1(2,3%) 4(5,1%)
Bạc màu toàn bộ 0 0 35(79,5%)
Tổng 44(100%) 44(100%) 44(100%)
Số bệnh nhân xuất hiện bạc màu gai thị có
thể gặp ở tuần thứ 2 với những trường hợp nhập
viện tương đối muộn (7 ngày). Sau 2 tháng xuất
hiện bạc màu gai thị ở 41 trường hợp (93,2%).
Dấu hiệu trên rên chụp cắt lớp võng mạc thần
kinh thị giác
Độ dày trung bình lớp sợi thần kinh có xu
hướng giảm sau 2 tuần: 105,80µm ± 11,57 so với
lúc nhập viện là 117,39 ± 6,85µm, và sau 2 tháng:
45,50 µm ±27,79.
Bảng 8: Độ dày lớp sợi thần kinh (RNFL) (n=44)
Độ dày lớp sợi thần
kinh
Nhập viện Sau 2 tuần Sau 2 tháng
Nhỏ nhất 98,0 µm 70,0 µm 12,0 µm
Lớn nhất 128,0 µm 124,0 µm 115,0 µm
Trung bình 117,39 ±
6,85 µm
105,80 ±
11,57 µm
45,50 ±
27,79 µm
Tác dụng phụ của methylprednisolone liều cao
Bảng 9: Dấu hiệu lâm sàng (n=44)
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Ợ hơi
Xuất thuyết tiêu hoá
Nấc cụt
4 9.1
0 0
2 4.5
Mất ngủ
Nhức đầu
Nóng nảy
Đỏ mặt thường xuyên
1 2.3
2 4.5
1 2.3
2 4.5
Bảng 10: Thay đổi về sinh hoá (n=44)
Thay đổi sinh hóa Nhập viện Sau điều trị
Đường huyết lúc đói
≤ 70 mg/dl
70< ĐH <126 mg/dl
≥ 126 mg/dl
Trung bình
0 0
44 (100,0) 42 (95,5)
0 2 (4,5)
101,59 ± 6,79 111,84 ± 8,26
Thay đổi Natri trong
máu
Na <135 mmol/l
135 ≤ Na ≤ 145 mmol/l
Na > 145 mmol/l
Trung bình
9 (20,5 %) 4 (9,1 %)
35 (79,5 %) 33 (75,0 %)
0 7 (15,9 %)
136,93 ± 3,93 139,75 ± 4,62
Thay đổi Kali trong máu
< 3,5 mmol/l
3,5 ≤ K ≤ 5 mmol/l
> 5 mmol/l
Trung bình
0 9 (20,5)
44 (100,0) 35 (79,5)
0 0
3,97 ± 0,36 3,79 ± 0,36
BÀN LUẬN
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý thị
thần kinh chấn thương là do tai nạn giao
thông chiếm 84,1%, trong đó tỷ lệ nam giới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 5
chiếm đa số 90,9%. Độ tuổi 18 đến 49 chiếm
97,7%, cho thấy bệnh xảy ra chủ yếu ở độ tuổi
thanh niên và trung niên, là lực lượng chính
tham gia lao động và các hoạt động xã hội.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác (4,5,6). Bệnh nhân đến bệnh viện
sớm nhất 2 giờ, muộn nhất 160 giờ (trung bình
32,6±38,9), được phát hiện và bắt đầu điều trị
trước 24 giờ chiếm 61,4%. Đa số bị chấn
thương tại vị trí trên ngoài hốc mắt 70,5%,
chấn thương toàn thân phối hợp tại vùng đầu-
mặt có 81,8% phù hợp hồi cứu của Manfredi
SJ(4). Vì vậy, khi bệnh nhân đến với các chấn
thương này, phải luôn chú ý kiểm tra về bệnh
lý thần kinh thị chấn thương, tránh bỏ sót.
Trong nhóm nghiên cứu, sau 2 tuần điều
trị cải thiện thị lực 32,8%, thị lực đạt tối đa:
>3/10-5/10. Sau 2 tháng điều trị, có 32,8%, thị
lực đạt tối đa: >5/10-7/10. Như vậy, điều trị với
Methylprednisolone 1g/ngày, truyền tĩnh
mạch trong 3 ngày, sau đó có thể duy trì bằng
Prednisone 1mg/kg/ngày trong 11 ngày, có
hiệu quả về cải thiện chức năng thị giác. Tỷ lệ
32,8% chỉ là kết quả tham khảo chứ không thể
so sánh được vì còn tùy thuộc vào mức độ
trầm trọng của chấn thương ban đầu, thời gian
bắt đầu điều trị, liều lượng cách dùng cũng
như cách thức đánh giá cải thiện thị lực. Quan
trọng là khi bắt đầu điều trị, cần biết trước các
yếu tố tiên lượng sự phục hồi thị lực ở bệnh
nhân đó.
Đánh giá kết quả: Thị lực nhập viện ban
đầu chia làm 2 loại
- Trên 1/10: Thị lực cải thiện là thị lực sau
điều trị ≥ 2 dòng (bảng Snellen)
- Dưới 1/10: Thị lực cải thiện là thị lực sau
điều trị ≥ 2 mức độ.
Mất phản xạ đồng tử trực tiếp, còn phản
xạ gián tiếp tại mắt chấn thương lúc nhập viện
có 42 ca (95,5%), sau điều trị 2 tuần còn 39 ca
(88,7%), sau 2 tháng: 31 (70,5%). Như vậy dấu
hiệu này cải thiện khá thấp.
Lâm sàng gai thị sau 2 tuần điều trị trong
trường hợp điều trị sớm thì không có sự thay
đổi nhiều, nhưng kết quả sau 2 tháng thì cho
thấy sự khác biệt rõ ràng hơn, gai thị bạc màu
toàn bộ ở nhóm thị lực không cải thiện (Thị
lực ST(-): 34 trường hợp, chiếm 77,3%) phù
hợp với các tác giả nghiên cứu khác(4,5,6).
Độ dày trung bình lớp sợi thần kinh có xu
hướng giảm sau 2 tuần: 105,80µm ± 11,57 so
với lúc nhập viện là 117,39 ± 6,85µm, và sau 2
tháng: 45,50µm ± 27,79. Chiều dày lớp sợi thần
kinh võng mạc giảm dần khi tổn thương tế
bào thần kinh võng mạc vùng gai thị bị thiếu
máu và hoại tử không phục hồi theo thời gian,
sau điều trị 2 tháng.
Tác dụng phụ khi điều trị methyl-
prednisolone liều cao khá thường gặp, như ợ
hơi: 04 (9,1%), nấc cụt: 02 (4,5%), mất ngủ: 01
(2,3 %), nhức đầu: 02(2,5 %), nóng tính: 01 (2,3
%), đỏ mặt thường xuyên: 02 (4,5%). Có 02
trường hợp tăng đường huyết (4,5 %), 07 tăng
Natri (15,9%), 09 trường hợp giảm Kali trong
máu (20,5 %). Các triệu chứng này không tới
mức nguy hiểm, có thể chấp nhận được, phù
hợp với kết luận nghiên cứu tác giả Chrousos
GA(2), mặc dù có một số tác dụng phụ nhưng
điều trị corticosteroid liều cao ngắn hạn đối
với thanh niên, người khỏe mạnh là an toàn.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng: Bệnh lý thần kinh thị
chấn thương xảy ra ở nam giới 90,9% (40/44).
Tuổi từ 18 đến 49 tuổi có 97,7%(36/44). Mắt phải:
70,5%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông:
84,1% (37/44). Thị lực lúc nhập viện: ST (-): 79,5%
(35/44 mắt). Bắt đầu điều trị sớm nhất 2 giờ,
muộn nhất 7 ngày, trong đó trước 24 giờ: 61,4 %.
Vị trí chấn thương tại vùng trên - ngoài hốc mắt:
70,5%. Thường có các chấn thương khác tại đầu,
mặt, cổ kèm theo.
Điều trị với methylprednisolone liều cao tùy
thuộc vào các yếu tố như: thời gian điều trị, thị
lực ban đầu, vị trí tổn thương. Điều trị trước 24
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 6
giờ có 44,4% cải thiện thị lực. Các tác dụng phụ
của methylprednisolone có thể gặp nhưng
không trầm trọng, thường hết sau khi ngưng
điều trị.
Điều trị với phác đồ: Methylprednisolone
1g/ngày, truyền tĩnh mạch trong 3 ngày. Sau đó
có thể duy trì bằng Prednisone 1mg/kg/ngày
trong 11 ngày tỏ ra có hiệu quả tương đối về cải
thiện chức năng thị giác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bhattacharjee HBK, Jain L, Sarma G, Sarma AS, Medhi J, et al
(2008). Indirect optic nerve injury in two-wheeler riders in
northeast India, Indian J Ophthalmol., 56, pp. 475-80.
2. Chrousos GA, Kattah JC, Beck RW, et al. (1993). Side effects of
glucocorticoid treatment. Experience of the Optic Neuritis
Treatment Trial, JAMA, 269 Suppl 1, pp.60-7.
3. Lai IL, Liao HT, Chen CT (2016). Risk Factors Analysis for the
Outcome of Indirect Traumatic Optic Neuropathy With
Steroid Pulse Therapy, Ann Plast Surg, 76 Suppl 1, pp. S60-7.
4. Manfredi SJRM, Sprinkle PM, Weinstein GW, Minardi LM,
Swanson TJ (1981). Computerized tomographic scan findings
in facial fractures associated with blindness, Plast Reconstr
Surg, 68, pp. 479-90.
5. Pirouzmand F (2012). Epidemiological trends of traumatic
optic nerve injuries in the largest Canadian adult trauma
center, J Craniofac Surg, 23 (2), pp. 516-520.
6. Pokharel S, Sherpa D, Shrestha R, et al (2016). Visual Outcome
after Treatment with High Dose Intravenous
Methylprednisolone in Indirect Traumatic Optic Neuropathy,
Journal of Nepal Health Research Council, 14 (32), pp. 1-6.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cua_corticoid_lieu_cao_ddieu_tri_benh_ly_t.pdf