Tài liệu Đánh giá hiệu quả của châm cứu huyệt hoa đà giáp tích trong điều trị đau thần kinh sau nhiễm zona vùng âm đạ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 29
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÂM CỨU
HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH
SAU NHIỄM ZONA VÙNG ÂM ĐẠO
Ngô Thị Kim Oanh*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo một nghiên cứu lớn dựa trên dân số ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc Zona là 3,60/1000 người-năm
(95 CI, 3,40 - 3,70), tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ biến chứng tăng theo tuổi, với 68% trường hợp xảy ra ở người từ 50
tuổi trở lên. Đau thần kinh sau Zona gây ra tình trạng đau cực kỳ khó chịu cho những bệnh nhân trong một thời
gian dài, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Cơn đau ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vấn đề điều trị đang
được Y học quan tâm và giải quyết và thực tế, có rất nhiều nghiên cứu đặt vấn đề điều trị làm mục tiêu. Hiện
nay không có sự can thiệp nào làm giảm đáng kể triệu chứng của bệnh nhân và thường phải kết hợp nhiều loại
thuốc. Tuy nhiên các loại thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Việc...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của châm cứu huyệt hoa đà giáp tích trong điều trị đau thần kinh sau nhiễm zona vùng âm đạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 29
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÂM CỨU
HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH
SAU NHIỄM ZONA VÙNG ÂM ĐẠO
Ngô Thị Kim Oanh*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo một nghiên cứu lớn dựa trên dân số ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc Zona là 3,60/1000 người-năm
(95 CI, 3,40 - 3,70), tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ biến chứng tăng theo tuổi, với 68% trường hợp xảy ra ở người từ 50
tuổi trở lên. Đau thần kinh sau Zona gây ra tình trạng đau cực kỳ khó chịu cho những bệnh nhân trong một thời
gian dài, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Cơn đau ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vấn đề điều trị đang
được Y học quan tâm và giải quyết và thực tế, có rất nhiều nghiên cứu đặt vấn đề điều trị làm mục tiêu. Hiện
nay không có sự can thiệp nào làm giảm đáng kể triệu chứng của bệnh nhân và thường phải kết hợp nhiều loại
thuốc. Tuy nhiên các loại thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Việc ứng dụng châm tê các huyệt Hoa Đà
giáp tích ,với ít tác dụng phụ, trong điều trị đau do tổn thương thần kinh cho đến hiện nay vẫn chưa được nghiên
cứu rõ ràng. Với mục tiêu nghiên cứu là mô tả và đánh giá mức độ giảm đau bằng thang điểm QDSA trước và
sau châm các huyệt Hoa Đà giáp tích trên một bệnh nhân đau thần kinh sau nhiễm Zona vùng âm đạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu một ca lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân
bị đau thần kinh sau nhiễm Zona âm đạo 48 tháng. Phương tiện nghiên cứu gồm: Kim châm cứu số 4, máy điện
châm, thang DN4, QDSA.
Kết quả: Xác định được điểm đánh giá của bệnh nhân bằng thang QDSA: ngày 0: 50 điểm, ngày 7: 41
điểm, ngày 14: 31 điểm, ngày 21: 25 điểm, ngày 28: 18 điểm. Trong đó điểm đánh giá về tinh thần bệnh nhân:
ngày 0: 21 điểm, ngày 7: 18 điểm, ngày 14: 13 điểm, ngày 21: 9 điểm, ngày 28: 6 điểm.
Kết luận: Tuy quan sát trên một ca nhỏ lẻ chưa đủ chứng cứ thuyết phục nhưng đây là một bệnh nhân đáp
ứng ngoạn mục với châm cứu mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra như đối với việc sử dụng kết hợp
nhiều loại thuốc tây như y văn đã đề cập. Đây được coi là một điểm đáng chú ý nhất ở bệnh nhân này và sẽ tạo
tiền đề trong các nghiên cứu về sau.
Từ khóa: đau thần kinh sau Zona, huyệt Hoa Đà giáp tích, thang điểm QDSA, điện châm
ABSTRACT
AVALUATING OF THE EFFICENCY OF ACUPUNCTURE HUATUOJIAJI POINTS ON TREATING
POSTHEPERTIC NEURALGIA AFTER VAGINAL HERPES INFECTION
Ngo Thi Kim Oanh, Trinh Thi Dieu Thuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 29 – 34
Objectives: According to a large population-based study in the United States, the incidence of Herpes
zoster (HZ) is 3.60 per 1000 person-years (95 CI, 3.40 - 3.70), incidence and complication rate increases
with age, with 68% of cases occurring in people 50 years and older. Postherpetic neuralgia causes extremely
uncomfortable feelings for patients for a long time, especially for elderly patients. The pain of Postherpetic
neuralgia (PHN) affects the quality of life. Treatment issues are being discussed and in fact, several studies
have targeted on finding solutions. So far, there is no intervention that significantly reduces the patient's
symptoms and it often requires a combination of medications. However, those drugs often cause many side
*Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Ngô Thị Kim Oanh ĐT: 0964783153 Email: ntkoanh@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 30
effects. To date, the application of Huatuojiaji acupoints, with few side effects, in the treatment of pain due to
nerve damage has not been clearly studied. Our study purpose is to describe and evaluate the of pain
relieving level by QDSA scale before and after applying acupuncture at Huatuojiaji points on a patient with
PHN after vaginal herpes infection.
Materials and Methods: This is a case report on a patient with Postherpetic neuralgia after vaginal
herpes infection for 48 months. Materials: Acupuncture needles No. 4, electroacupuncture machine, DN4
and QDSA scales.
Results: The patient's QDSA score at day 0: 50 points, day 7: 41 points, 14: 31 points, day 21: 25 points,
day 28: 18 points. In which, the evaluation score of the patient spirit: day 0: 21 points, day 7: 18 points, day 14: 13
points, day 21: 9 points, day 28: 6 points.
Conclusion: While this study is limited to a case report, the patient has responsed well to acupuncture
without any side effects like other methods. This remarkable result in this patient may suggest a promising topic
for future studies.
Key words: posherpectic neuralgia (PHN), Huatuojiaji points, QDSA scale, electro-acupuncture
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo một nghiên cứu lớn dựa trên dân số ở
Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc Zona (Herpes zoster: HZ) là
3,60/1000 người-năm (95 CI, 3,40 - 3,70), tỷ lệ
mới mắc và tỷ lệ biến chứng tăng theo tuổi, với
68% trường hợp xảy ra ở người từ 50 tuổi trở
lên. Đau thần kinh sau nhiễm Zona (PHN) là
một biến chứng sau nhiễm HZ, nguy cơ tăng
dần theo tuổi, tỷ lệ PHN (được xác định là ít
nhất 90 ngày bị đau) xảy ra ở 18% bệnh nhân
trưởng thành bị HZ và 33% ở những người 79
tuổi trở lên(8). Cơn đau dẫn đến phần lớn do
tổn thương dây thần kinh cảm giác, gây đau
thần kinh. Đau thần kinh sau Zona gây ra tình
trạng đau cực kỳ khó chịu cho những bệnh
nhân trong một thời gian dài, đặc biệt là
những bệnh nhân lớn tuổi. Cơn đau của PHN
can thiệp vào giấc ngủ, các hoạt động giải trí
và có liên quan đến trầm cảm lâm sàng, ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống(4). Vấn đề điều trị
đang được y học quan tâm và giải quyết và
thực tế, có rất nhiều nghiên cứu đặt vấn đề
điều trị làm mục tiêu.
Hiện nay không có sự can thiệp nào làm
giảm đáng kể triệu chứng của bệnh nhân và
thường phải kết hợp nhiều loại thuốc. Tuy
nhiên các loại thuốc thường gây ra nhiều tác
dụng phụ. Nghiên cứu của Ogawa S (2011)
Pregabalin điều trị đau sau Zona trên người
Nhật: chóng mặt: 23,50%, buồn ngủ: 19,40%,
phù ngoại vi: 11,70%, tăng cân: 11,70%(7).
Châm cứu được biết đến như là một phương
pháp điều trị đau có hiệu quả được minh
chứng qua các nghiên cứu trên thế giới và tại
Việt Nam.
Năm 2003, Hồ Ngọc Hồng có nghiên cứu
tác dụng đau sau Zona bằng châm cứu các
huyệt Hoa Đà giáp tích tuy nhiên chưa đủ
chứng cứ để khẳng định rõ ràng tác dụng điều
trị của nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích trên bệnh
lý đau sau Zona(2). Tuy nhiên, việc ứng dụng
châm tê các huyệt Hoa Đà giáp tích trong điều
trị đau do tổn thương thần kinh cho đến hiện
nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Đồng
thời, châm cứu là một phương pháp điều trị
tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ cho
người bệnh và dễ dàng ứng dụng trong điều
trị(1,3).
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả và đánh giá mức độ giảm đau bằng
thang điểm QDSA trước và sau châm các huyệt
Hoa Đà giáp tích trên một bệnh nhân đau thần
kinh sau nhiễm Zona vùng âm đạo.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu một ca lâm sàng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 31
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 7 năm 2018.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nữ, có tiền căn nhiễm Zona ở
vùng âm đạo.
Tính chất đau tính theo bảng câu hỏi chẩn
đoán đau thần kinh DN4(3) (Douleur
Neuropathique en 4 Questions) ≥4/10 điểm, gồm
4 câu hỏi: 2 câu dành cho bệnh nhân, 2 câu thăm
khám của thầy thuốc, có 10 đáp án và mỗi đáp
án “có” là một điểm.
Sinh hiệu trong giới hạn bình thường
(Mạch: 60 - 99 lần/phút; Huyết áp: ≤130/90;
Nhịp thở: 10 - 20 lần/phút).
Điểm số thang điểm QDSA ≥ 32(3).
Phương pháp tiến hành
Cách chọn huyệt
Châm huyệt Hoa Đà giáp tích cùng bên với
bên bị tổn thương, huyệt từ gai sau đốt sống đo
ra hai bên, mỗi bên 0,50 thốn(5,6).
Kỹ thuật châm
Góc kim 90o (châm thẳng và vuông góc với
bề mặt da), độ sâu 1,50 – 2 cm, cảm giác đắc khí
phải đạt (căng, nặng, tức, mỏi), kích thích điện
vào huyệt (dòng điện sử dụng: dòng điện xung
với dạng sóng Const, cường độ tối đa (5 - 10
mA) trong vòng 2 giây, tần số cao, độ rộng sóng:
100 µS, thời gian thông điện: 20 phút, vị trí mắc
điện cực: cực dương trên, cực âm dưới).
Phương tiện nghiên cứu
Kim hào châm số 4, máy điện châm ES-160-
ITO, Thang đánh giá QDSA (thang định lượng,
có 16 nội dung cần hỏi và trong dó có 4 nhóm (0:
không đau, 1: đau nhẹ, 2: đau trung bình, 3: đau
mức độ dữ dội, 4: đau không chịu nổi).
Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá
Đánh giá tại các thời điểm: ngày 0 (bắt đầu),
ngày 7, ngày 14, ngày 21, ngày 28.
Các biến số theo dõi
Sinh hiệu (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp
thở), thang QDSA, tác dụng phụ của châm cứu
(vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, buồn nôn, tay
chân lạnh, ngất).
KẾT QUẢ
Thông tin nền bệnh nhân
Bệnh nhân nữ 52 tuổi, làm công việc nội trợ.
Có tiền căn nhiễm Zona ở vùng âm đạo
được 48 tháng, sang thương đã lành tốt, đái tháo
đường type 2 được 5 năm đang điều trị
Metformin 850 mg (2 viên/ngày sau ăn), gia đình
có mẹ bị đái tháo đường type 2.
Đau từ vùng âm đạo đến mặt trong đùi bên
trái từ khi nhiễm Zona.
Cân nặng: 45 kg, chiều cao 1,50 m, BMI = 20
kg/m2.
Sinh hiệu bệnh nhân
Bảng 1. Các chỉ số sinh hiệu bệnh nhân trong 28
ngày điều trị
Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg) 103,67 ± 5,20
Huyết áp tâm trương bình (mmHg) 71,21 ± 5,10
Mạch (lần/phút) 75,34 ± 3,50
Nhịp thở (lần/phút) 14,14 + 2,10
Các chỉ số sinh hiệu trong 28 ngày khảo sát
đều nằm trong giới hạn bình thường (Bảng 1).
Thang điểm DN4
Bảng 2. Bảng điểm DN4 của bệnh nhân trong ngày
đầu khảo sát
Đau có nhiều trong số các đặc tính sau
Đau bỏng rát Có
Đau lạnh buốt Không
Đau như điện giật Có
Đau có liên quan đến một hay nhiều các triệu chứng
Râm ran, tê tê Có
Châm chích kiến bò Có
Tê cóng Không
Ngứa, rần rần Có
Đau khu trú trong một khu vực nơi sự thăm khám
lâm sang có thể bộc lộ một hay nhiều triệu chứng:
Tăng cảm với sờ Có
Tăng cảm với tê Không
Đau khu trú trong một khu vực nơi sự thăm khám
lâm sàng, trong vùng đau, đau bị gây ra hay bị tăng
lên bởi:
Sự kích thích lướt qua do chải Có
Tổng cộng 7
Bệnh nhân đạt được 7 điểm/10 điểm đủ tiêu
chuẩn (≥ 4điểm/10 điểm) để xác định có đau do
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 32
nguồn gốc thần kinh (Bảng 2).
Thang điểm QDSA
Kết quả cho thấy, tại thời điểm bắt đầu khảo
sát bệnh nhân đau ở mức độ dữ dội; ngày thứ 7
bệnh nhân chuyển sang đau ở mức độ nhiều;
ngày thứ 14 và 21 bệnh nhân ghi nhận đau ở
mức độ vừa phải, đồng thời những cảm xúc tiêu
cực (ám ảnh, lo lắng, có ý định tự sát) cũng giảm
khá rõ ở ngày thứ 21; ngày thứ 28 ghi nhận mức
độ giảm đau ngoạn mục, những ý nghĩ tiêu cực
giảm xuống mức nhẹ nhất (mỗi trạng thái đều
ghi nhận 1 điểm). Tuy nhiên, bệnh nhân ghi
nhận vẫn còn các triệu chứng đau râm ran, bỏng
rát, cảm giác kiến bò ở vùng âm đạo (Bảng 3,
Hình 1).
Tác dụng phụ của châm cứu: Trong 4 liệu
trình của bệnh nhân không ghi nhận các tác
dụng phụ của điện châm.
Hình 1. Sự cải thiện thang điểm QDSA sau 4 liệu
trình
Bảng 3. Bảng đánh giá QDSA trong 4 liệu trình điều trị
Tính chất đau Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28
A
Như bị đập
Như xé
Như điện giật
4
3
2
2
1
B Đau lan truyền 4 3 2 2 2
C
Đau như chích
Như cắt
Như xuyên
Như đấm
4
2
2
2
1
D
Đau như xé
Đau như xiết
Đau như đè
Đau như nghiến
4
3
2
2
1
E
Co kéo
Căng
Xoắn
Co kéo
4
3
2
2
2
F Cảm giác nóng
Bỏng
4
3
2
2
2
G Cảm giác lạnh
Như nước đá
0
0
0
0
0
H Cảm giác kiến bò 3 2 2 1 1
I Tê
Nặng
3
3
2
2
1
J Gây mệt mỏi
Gây suy nhược
4
3
2
1
1
K Gây buồn nôn
Gây nghẹt thở
Gây ngất
3
2
2
1
1
L Gây lo lắng
Gây nặng ngực
4
3
2
2
1
M Gây ám ảnh
Dữ dội
3
3
2
2
1
N Cảm giác làm phiền
Gây khổ sở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 33
Tính chất đau Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28
Không chịu nổi 4 3 3 2 1
O Gây cáu gắt 3 2 2 1 1
P Làm suy sụp
Muốn tự sát
3
3
2
1
1
TỔNG ĐIỂM 50 41 31 25 18
BÀN LUẬN
Yếu tố nguy cơ làm tăng độ trầm trọng của biến
chứng đau thần kinh sau nhiễm Zona thần
kinh
Bệnh nhân 52 tuổi, đang điều trị đái tháo
đường 5 năm, nhiễm Herpes zoster vùng âm
đạo cách 48 tháng và bị biến chứng đau thần
kinh trầm trọng từ khi nhiễm tới thời điểm khảo
sát. Kết quả ghi nhận phù hợp với nghiên cứu
Theresa Mallick- Searle ghi nhận từ năm 1988
đến 1994 tại US, tần suất và mức độ nghiêm
trọng của đau thần kinh sau nhiễm HZ tăng theo
tuổi (20% ở nhóm 60 – 65 tuổi; 30% nhóm ≥ 80
tuổi)(4,9). Nếu xét về tuổi thì bệnh nhân lại không
nằm trong nhóm có biến chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu có đề cập các yếu
nguy cơ có biến chứng thần kinh nặng sau
nhiễm HZ thì đái tháo đường được ghi nhận là
một trong nhiều yếu tố nguy cơ đó phù hợp với
bệnh nhân này(10). Từ đây có thể gợi ý độ trầm
trọng của biến chứng đau thần kinh sau nhiễm
Zona không chỉ tùy thuộc và độ tuổi mắc bệnh
mà còn phụ thuộc vào bệnh kèm theo như đái
tháo đường, Lupus ban đỏ.
Mức độ cải thiện ngoạn mục đánh giá bằng
thang điểm QDSA sau khi can thiệp bằng
châm cứu
Tại thời điểm đầu đánh giá bệnh nhân ghi
nhận thấy mức độ đau của bệnh nhân khả năng
gây ra biểu hiện tiêu cực, trầm cảm (lo lắng, gây
mệt mỏi, cảm giác bị làm phiền, ám ảnh sợ sệt và
luôn luôn có tư tưởng tự sát), và khi mức độ đau
thần kinh giảm từ mức độ dữ dội sang mức độ
trung bình và nhẹ thì ghi nhận những triệu
chứng trầm cảm biến chuyển theo hướng tích
cực và gần như không còn, cho thấy kết quả phù
hợp với nghiên cứu của Priya Sampathkumar
(2009) cho thấy rằng mức độ đau thần kinh
(PHN) liên quan chặt chẽ với giấc ngủ, trầm
cảm(8). Từ đây gợi ý rằng có sự liên quan mật
thiết giữa mức độ đau và trầm cảm, chính vì thế
trong quá trình điều trị cần ưu tiên làm giảm
triệu chứng đau thần kinh và không bỏ sót
những trạng thái tình cảm của bệnh nhân.
Bệnh nhân này đáp ứng khá rõ với điện
châm ngay từ tuần thứ nhất điều trị và triệu
chứng giảm dần trong các liệu trình tiếp theo và
tới liệu trình thứ 4 gần như bệnh nhân chuyển
bậc về mức độ nhẹ. Kết quả phù hợp với nghiên
cứu của Nguyễn Tấn Hưng (2011) cho thấy khi
điện châm các huyệt Hoa Đà giáp tích thì
ngưỡng đau của các vùng da chi phối bởi tiết
đoạn thần kinh tương ứng tăng lên(5). Bệnh nhân
này bị tổn thương ở vùng chi phối của L1-L2 bên
trái, khi ta tác động vào các huyệt nêu trên thì
thấy hiệu quả rõ ràng. Từ đây cho thấy điện
châm kích thích mạnh các huyệt Hoa Đà giáp
tích có tác dụng làm giảm đau tại vùng da mà
tiết đoạn thần kinh tương ứng chi phối. Tuy
nhiên bệnh nhân theo ghi nhận vẫn còn các cảm
giác khó chịu (nóng rát, kiến bò ở tại âm đạo)
vấn đề cần được nghiên cứu thêm để có kết luận
chính xác hơn.
Độ an toàn của châm cứu trên bệnh nhân
Bệnh nhân trong 4 liệu trình điện châm
không hề ghi nhận có các tác dụng phụ nào.
Trong khi theo các nghiên cứu Priya
Sampathkumar (2009) thường muốn hạn chế
được triệu chứng đau thần kinh thường kết
hợp 3 loại thuốc tây(8). Theo nghiên cứu Ogawa
S (2011), pregabalin điều trị đau sau Zona trên
người Nhật: chóng mặt: 23,50%, buồn ngủ:
19,40%, phù ngoại vi: 11,70%, tăng cân:
11,70%(7). Pregabalin là thuốc phổ biến được
dùng trong đau thần kinh sau Zona. Đây cũng
là một ưu điểm của châm cứu là một phương
pháp dễ thực hành, rẻ tiền, và gần như không
có tác dụng phụ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 34
Tuy quan sát trên một ca nhỏ lẻ chưa đủ
chứng cứ thuyết phục nhưng đây là một bệnh
nhân đáp ứng ngoạn mục với châm cứu mà
không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra như
đối với việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc tây
như y văn đã đề cập. Đây được coi là một tiền đề
trong các nghiên cứu về sau.
KẾT LUẬN
Kết quả điều trị điện châm các huyệt Hoa Đà
giáp tích L1-L2 (T) trên thang điểm QDSA:
- Ngày 0: 50 điểm,
- Ngày 7: 41 điểm;
- Ngày 14: 31 điểm,
- Ngày 21: 25 điểm,
- Ngày 28: 18 điểm.
Bệnh nhân cải thiện rõ rệt sau bốn liệu trình
điều trị về triệu chứng của đau thần kinh và
triệu chứng trầm cảm. Tuy quan sát trên một ca
nhỏ lẻ chưa đủ chứng cứ thuyết phục nhưng
đây là một bệnh nhân đáp ứng ngoạn mục với
châm cứu mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào
xảy ra như đối với việc sử dụng kết hợp nhiều
loại thuốc tây như y văn đã đề cập. Đây được coi
là một điểm đáng chú ý nhất ở bệnh nhân này và
sẽ tạo tiền đề trong các nghiên cứu về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fleckenstein J, et al (2009). "Acupuncture in acute herpes zoster
pain therapy (ACUZoster) - design and protocol of a
randomised controlled trial". BMC Complement Altern Med, 9:31.
2. Hồ Ngọc Hồng (2003). Thăm dò hiệu quả giảm đau của phương
pháp châm tê Hoa Đà giáp tích trên chứng đau thần kinh sau
zona. Luận án chuyên Khoa cấp 2, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Jensen MP, Karoly P, Braver S (1986). "The measurement of
clinical pain intensity: a comparison of six methods". Pain,
27(1):26-117.
4. Mallick-Searle T, et al (2016). Postherpetic neuralgia:
epidemiology, pathophysiology, and pain management
pharmacology. J Multidiscip Healthc, 9:447-454.
5. Ngo Thi Kim Oanh, Phan Quan Chi Hieu (2014). Scalp
dermatomes influenced by applying acupunctural anesthesia on
cervical Hua Tuo Jia Ji Points C1, C2, C3, C4. Medical Journal Ho
Chi Minh City, 18(1):7-12.
6. Nguyễn Tấn Hưng (2011). Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da
của huyệt Hoa Đà giáp tích. Luận văn Thạc Sĩ YHCT, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
7. Ogawa S, et al (2012). "Pregabalin treatment for peripheral
neuropathic pain: a review of safety data from randomized
controlled trials conducted in Japan and in the west". Drug Saf,
35(10):793-806.
8. Sampathkumar P, et al (2009). Herpes Zoster (Shingles) and
Postherpetic Neuralgia Herpes Zoster (Shingles) and
Postherpetic Neuralgia. Mayo Clin Proc, 84(3):274-280.
9. Truini A, et al (2008). "Pathophysiology of pain in postherpetic
neuralgia: a clinical and neurophysiological study". Pain,
140(3):10-405.
10. Ursini T, et al (2011). "Acupuncture for the treatment of severe
acute pain in herpes zoster: results of a nested, open-label,
randomized trial in the VZV Pain Study". BMC Complement
Altern Med, 11:46.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_9423_2213274.pdf