Tài liệu Đánh giá hiệu quả của bài thuốc bạch cập, bối mẫu, diên hồ sách, đại hoàng, cam thảo, mai mực trong điều trị viêm loét dạ dày - Tá tràng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 35
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BÀI THUỐC
BẠCH CẬP, BỐI MẪU, DIÊN HỒ SÁCH, ĐẠI HOÀNG, CAM THẢO, MAI MỰC
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Võ Thị Trúc Phương*, Nguyễn Thị Bay**, Tạ Văn Trầm***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bài thuốc Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực với tác dụng hoạt
huyết, chỉ thống, thanh nhiệt, tả hỏa, sinh cơ, chỉ huyết và lý khí, giảm acid dạ dày, giảm đau. Nghiên cứu này
nhằm đánh giá hiệu quả của bài thuốc Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực trong
điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp thử nghiệm lâm
sàng mở, áp dụng trên 155 bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng theo YHHĐ
và YHCT, từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018 tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền
Tiền Giang.
Kết quả: Bài t...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của bài thuốc bạch cập, bối mẫu, diên hồ sách, đại hoàng, cam thảo, mai mực trong điều trị viêm loét dạ dày - Tá tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 35
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BÀI THUỐC
BẠCH CẬP, BỐI MẪU, DIÊN HỒ SÁCH, ĐẠI HOÀNG, CAM THẢO, MAI MỰC
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Võ Thị Trúc Phương*, Nguyễn Thị Bay**, Tạ Văn Trầm***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bài thuốc Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực với tác dụng hoạt
huyết, chỉ thống, thanh nhiệt, tả hỏa, sinh cơ, chỉ huyết và lý khí, giảm acid dạ dày, giảm đau. Nghiên cứu này
nhằm đánh giá hiệu quả của bài thuốc Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực trong
điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp thử nghiệm lâm
sàng mở, áp dụng trên 155 bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng theo YHHĐ
và YHCT, từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018 tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền
Tiền Giang.
Kết quả: Bài thuốc nghiên cứu có tác dụng cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng như: Giảm đau thượng
vị được đánh giá theo thang điểm VAS. Sau điều trị hình ảnh nội soi trở về bình thường ở nhóm bài thuốc YHCT
là 116/155 trường hợp. Trong đó hình ảnh nội soi của thể Khí trệ trở về bình thường là 51/76 trường hợp thấp
hơn thể Hỏa uất là 65/79 trường hợp. Điều này chứng minh được rằng bài thuốc YHCT khi nghiên cứu có tác
dụng kháng viêm, giảm đau và có thể điều trị hiệu quả thể bệnh Hỏa uất với hình ảnh nội sôi trở về bình thường
là 65/79 trường hợp. Bài thuốc nghiên cứu không thấy tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.
Kết luận: Bài thuốc Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực có tác dụng giảm
đau, giảm viêm loét trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng và không thấy tác dụng không mong muốn
trên lâm sàng.
Từ khóa: viêm loét dạ dày tá tràng, Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực
ABSTRACT
EFFECT OF THE DECOCTION OF RHIZOMA BLETILLAE, BULBUS FRITILLARIAE,
TUBER CORYDALIS, RHIZOMA RHEUM, RADIX GLYCYRRHIZA, OS SEPIA ON PEPTIC ULCER
Vo Thi Truc Phuong, Nguyen Thi Bay, Ta Van Tram
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 35 – 43
Objectives: In Traditional Chinese Medicine, the herbal decoction of Rhizoma bletillae, Bulbus fritillariae,
Tuber corydalis, Rhizoma rheum, Radix glycyrrhiza, Os sepia has effects of blood-regualting, heat-clearing, fire-
sedating, muscle-generating, stop-bleeding, qi-regulating and stomach acid reducing. This study aims to evaluate
the effect of the decoction of Rhizoma bletillae, Bulbus fritillariae, Tuber corydalis, Rhizoma rheum, Radix
glycyrrhiza, Os sepia on peptic ulcer.
Materials and Methods: This is an open-label trial of 155 patients aged 18 years, who were diagnosed with
peptic ulcer at outpatient clinics, Traditional Medicine Hospital at Tien Giang province from January 2017 to
October 2018.
Results: In this study, the intervention group improved some clinical symptoms such as epigastric pain by
*Trung tâm Y tế Gò Công Tây **Khoa Y Học Cổ Truyền, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
***Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
Tác giả liên lạc: BS. Võ Thị Trúc Phương ĐT: 0902748197 Email: bacsitrucphuong2016@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 36
VAS scale. Improvement of endoscopic images after treatment was seen in 116/155 cases, of which 51/76 cases are
Qi-stagnation and 65/79 cases are Fire-stagnation. These results showed that the decoction has an anti-
inflammatory, analgesic and effective in patients with Fire stagnation. The decoction did not show unwanted
clinical effects.
Conclusion: The decoction of Rhizoma bletillae, Bulbus fritillariae, Tuber corydalis, Rhizoma rheum,
Radix glycyrrhiza and Os sepia have analgesic effects in patients with peptic ulcer, without causing any side
effects.
Keywords: peptic ulcer, Rhizoma bletillae, Bulbus fritillariae, Tuber corydalis, Rhizoma rheum, Radix
glycyrrhiza, Os sepia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá
phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 10%
dân số ở nhiều quốc gia. Ở Mỹ, hàng năm viêm
loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng đến khoảng 4,5
triệu người. Khoảng 10% dân số Mỹ có bằng
chứng loét tá tràng tại một thời điểm bất kỳ.
Theo Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, viêm loét
dạ dày tá tràng chiếm khoảng 26% trong các
bệnh về tiêu hóa(6). Đặc điểm chính của bệnh là
một bệnh mạn tính, diễn biến có chu kỳ, xu
hướng hay tái phát và dễ gây biến chứng nguy
hiểm như chảy máu hay thủng, ung thư dạ dày.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc,
làm giảm sút sức lao động của toàn xã hội.
Trong những thập niên vừa qua nền y học hiện
đại (YHHĐ) phát triển vượt bậc với rất nhiều
thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
(VLDDTT) và tỷ lệ thành công khá cao như
thuốc ức chế bơm proton có khả năng làm lành
vết loét 85% - 95% từ 4 tuần – 8 tuần. Tuy nhiên,
tỷ lệ lưu hành bệnh có giảm nhưng tỷ lệ biến
chứng và nhập viện vẫn không thay đổi, trong
đó tỷ lệ tử vong do xuất huyết là 5% và do loét
thủng là 6% - 30%. Ngoài ra tỷ lệ lưu hành của
bệnh có xu hướng tăng lên theo tuổi do nhiễm
Helicobacter pylori và dùng thuốc chống viêm
không steroide (NSAID)(6).
Theo y học cổ truyền (YHCT), triệu chứng
viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm trù chứng
vị quản thống. Cơ chế của chứng vị quản thống
phần lớn do lo lắng, suy nghĩ, tức giận quá độ và
kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ,
vị làm tỳ mất vận hóa vị mất chức năng thu nạp
dẫn đến khí trệ, hỏa uất dẫn đến đau bụng, đầy
bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, tức
giận nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tạng can, làm
can khí uất kết khí cơ mất thông sướng sẽ ảnh
hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị. Nếu can
khí uất lâu ngày sẽ hóa hỏa, hỏa sẽ thiêu đốt tân
dịch làm tổn thương đến vị âm gây nên các
chứng sau: miệng đắng khát nước họng khô, hỏa
uất có thể làm tổn thương mạch lạc gây ra xuất
huyết dẫn đến nôn ra máu, đi ngoài ra máu(7).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bài thuốc
Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng,
Cam thảo, Mai mực với tác dụng hoạt huyết, chỉ
thống, thanh nhiệt, tả hỏa, sinh cơ, chỉ huyết và
lý khí, giảm acid dạ dày, giảm đau. Tuy nhiên
trong đề tài chúng tôi kết hợp bài thuốc YHCT
và omeprazol 20 mg nhằm giảm bớt những tác
dụng không mong muốn của omeprazol như:
buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, hoặc chóng mặt,
nhức đầu, ngủ gà.
Từ những nhu cầu cấp thiết nêu trên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với câu hỏi
nghiên cứu liệu bài thuốc “Bạch cập, Bối mẫu,
Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực’’
có hiệu quả điều trị VLDDTT hay không.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Có 155 bệnh nhân (BN) trên 18 tuổi được
chẩn đoán VLDDTT theo YHHĐ và YHCT, từ
tháng 01 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018 tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền
Tiền Giang.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 37
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả BN được chẩn đoán xác định theo:
Tiêu chẩn đoán YHHĐ và YHCT(1,7).
Có nội soi xác định viêm hoặc viêm loét dạ
dày tá tràng.
BN không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.
Tiêu chuẩn loại trừ
HP (+) dương tính qua nội soi.
Bệnh nhân đang có thai, đang cho con bú.
Bệnh nhân loét và ung thư dạ dày. Có biến
chứng do loét: thủng, xuất huyết.
Bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị
khác như: viêm loét hành tá tràng, thuốc kháng
viêm non-steroid và steroid, thuốc huyết áp
nhóm ức chế canxi.
BN có các bệnh tiêu hóa cấp, mãn: đang
được điều trị theo phác đồ tích cực.
BN có bệnh lý Tim mạch cấp, mãn: đang
được điều trị theo phác đồ tích cực.
Bệnh nhân không đồng ý.
Bệnh nhân không thực hiện đúng quy trình
điều trị (bỏ thuốc uống > 3 ngày, không nội soi
kiểm tra sau điều trị).
BN thuộc thể Huyết ứ và Tỳ vị hư hàn.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp
thử nghiệm lâm sàng mở.
Phương pháp can thiệp
Kết hợp uống bài thuốc YHCT liều 2 gói × 2
lần/ngày, trước ăn 1 giờ trong 8 tuần và
omeprazol 20 mg × 02 lần/ngày, trước ăn 30 phút
(08 tuần).
Cỡ mẫu
Áp dụng cỡ mẫu theo công thức:
Với P2 = 0,65 (P2: ước lượng hiệu quả bài
thuốc đạt 85% trên bệnh nhân VLDDTT),
P1 = 0,85 (P1: tỷ lệ mong muốn đạt được sau
khi nghiên cứu),
α: xác suất sai lầm loại 1 = 0,05 → Z: trị số từ
phân số chuẩn, Z 0,975 = 1,96,
β: xác suất sai lầm loại 2 = 0,2 → Z: trị số từ
phân phối chuẩn, Z 0,2 = 0,842,
d: độ chính xác (hay sai số cho phép),
d = P1-P2 = 0,08.
Vậy n = 146.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá giảm đau
Dùng thang điểm đau VAS (Visual
Analogue Scale for pain): Số điểm là số cm
tương ứng với mức độ đau của bênh nhân, do
bệnh nhân tự đánh giá tại các thời điểm: ngay
khi tiến hành nghiên cứu (T0), sau 1 tuần (T1),
sau 2 tuần (T2), sau 3 tuần (T3), sau 4 tuần (T4),
sau 5 tuần (T5), sau 6 tuần (T6), sau 7 tuần (T7),
sau 8 tuần (T8)(2).
Các đánh giá đau theo mức độ trên thước.
Qui ước như sau:
0: Không đau,
1 – 3: Đau mức độ nhẹ (Đau nhẹ),
4 – 6: Đau mức độ vừa phải (Đau vừa phải),
7 – 8: Đau mức độ rất nặng (Đau nặng),
9 – 10: Đau mức độ không chịu đựng nổi
(Đau đớn tận cùng).
Thuốc được coi là có tác dụng giảm đau khi
điểm VAS giảm có ý nghĩa thống kê.
Đánh giá mức độ giảm đau theo VAS theo
các thời điểm T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8, sử
dụng giá trị trung bình của điểm đau trước can
thiệp và sau can thiệp.
Tiêu chuẩn đánh giá giảm viêm, giảm loét
Đánh giá mức độ VLDD bằng nội soi dạ dày
trước khi điều trị, sau điều trị 8 tuần ở 2 nhóm
theo tiêu chuẩn Sydney như sau(4).
Giảm viêm
Đánh giá trên nội soi.
Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương qua nội soi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 38
đường tiêu hóa trên dựa trên những tiêu chuẩn
của hệ thống phân loại “Sydney system”năm
1994. Đánh giá định khu tổn thương (thân vị,
hang vị, toàn bộ dạ dày) và mô tả tổn thương
(phù nề, xung huyết, trợt phẳng, loét nông).
Giảm loét
Nội soi theo phân loại Sydney(4): Cải thiện
chức năng (tỷ lệ cải thiện chức năng sau 8 tuần
can thiệp nội soi theo tiêu chuẩn sydney).
Ổ loét hoạt động (A):
- A1: Ổ loét thành thẳng đứng, bờ cao đều,
đáy tròn nhẵn sạch hoặc có chất tiết đọng, niêm
mạc xung quanh bờ, niêm mạc xung quanh bờ ổ
loét phù nề, xung huyết nhô cao, các nếp niêm
mạc bị co kéo cho tới sát bờ ổ loét.
- A2: Ổ loét trở nên nông hơn, nhỏ hơn, các
tổ chức hạt bắt đầu thay thế cho tổ chức hoại tử.
Lành ổ loét (H):
- H1: Niêm mạc xung quanh ổ loét bớt phù
nề xung huyết, đáy ổ loét nhỏ hơn, tổ chức hạt
dần dần thay thế toàn bộ các tổ chức hoại tử.
- H2: ổ loét nhỏ hơn hoặc phẳng hơn hoặc
chỉ còn là một khe nhỏ, các nếp niêm mạc bớt
phù nề nhiều tạo thành những nếp nhăn nheo
xung quanh ổ loét.
Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá
Việc theo dõi và đánh giá được ghi nhận khi
bệnh nhân làm bệnh án và sau điều trị mỗi 1 tuần,
2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần, 6 tuần, 7 tuần, 8 tuần.
Chỉ số theo dõi
Giảm đau: theo triệu chứng lâm sàng,
Hiệu quả giảm viêm loét: theo tiêu chuẩn Sydney,
Hiệu quả cải thiệu viêm loét: theo tiêu chuẩn Sydney.
Tiêu chuẩn đánh giá thể khí trệ và hỏa uất
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá thể khí trệ và hỏa uất
Thể lâm sàng Khí trệ Hỏa uất
Triệu chứng
chính
1. Đau vùng thượng vị
từng cơn
1. Đau thượng vị dữ
dội
2.Đau lan ra hai mạng
sườn hoặc đau xuyên
ra sau lưng
2. Cảm giác nóng rát
thượng vị
3. Bụng đầy chướng 3. Bụng đầy chướng
4. Ợ hơi, ợ chua 4. Ợ hơi, ợ chua
Các triệu chứng không mong muốn
Tiêu chuẩn đánh giá các triệu chứng cơ năng
có 4 mức độ:
Mức độ (-): không có triệu chứng.
Mức độ (+): Có triệu chứng nhẹ/ thoáng qua
(kéo dài < 15 phút).
Mức độ (++): Có triệu chứng vừa, kéo dài từ
15-30 phút, cần phải nghỉ ngơi, có thể tự hết.
Mức độ (+++): Có triệu chứng nặng, cần sự
can thiệp của y tế.
Đánh giá dựa vào tần suất xuất hiện của
từng triệu chứng/tổng số BN.
Xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm Stata (phiên bản 13.0, College
Station, Texas 77845 USA).
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng
Y đức Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh số 495/ĐHYD-HĐ ngày 17/11/2017.
KẾT QUẢ
Thay đổi triệu chứng trước và sau điều trị bài
thuốc YHCT
Bảng 2. Thay đổi triệu chứng trước và sau điều trị
bài thuốc YHCT
Triệu chứng
Trước sau điều trị
Bài thuốc YHCT n=155
Trước điều trị Sau điều trị
Đau thượng vị 30 3
Đầy chướng khó tiêu 11 3
Nóng rát thượng vị 58 15
Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua 56 56
Đắng miệng 0 0
Ăn kém 0 0
Đại tiện táo 55 10
Đại tiện nát 50 16
Đại tiện bình thường 50 129
P (trước-sau) p <0,05
Đánh giá mức độ đau thượng vị theo VAS
Bảng 3. Giảm đau thượng vị theo VAS (n = 30)
Mức độ đau theo
VAS
Trung bình ± độ
lệch chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
T0 4,200 ± 0,720 3 5
T1 3,930 ± 0,830 2 5
T2 3,730 ± 0,910 1 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 39
Mức độ đau theo
VAS
Trung bình ± độ
lệch chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
T3 2,870 ± 0,900 1 4
T4 2,330 ± 0,920 1 4
T5 1,570 ± 0,970 0 4
T6 1,000 ± 0,980 0 3
T7 0,470 ± 0,680 0 2
T8 0,370 ± 0,670 0 2
Bảng 4. Hiệu số trung bình điểm VAS
Hiệu số trung
bình điểm VAS
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
p
T0 – T1 0,270 0,080 0,003 (*)
T1 – T2 0,200 0,410 0,012 (*)
T2 – T3 0,870 0,680 < 0,001 (*)
T3 – T4 0,530 0,570 < 0,001 (*)
T4 – T5 0,770 0,500 < 0,001 (*)
T5 – T6 0,570 0,500 < 0,001 (*)
T6 – T7 0,530 0,570 < 0,001 (*)
T7 – T8 0,100 0,310 0,083 (**)
T0 – T8 3,830 0,790 < 0,001 (**)
(*): Phép kiểm t bắt cặp;
(**): Phép kiểm Wilcoxon (do điểm đau VAS tại T7, T8
không phân phối chuẩn)
Bảng 5. Kết quả hình ảnh nội soi trước và sau điều trị
Kết quả nội soi Trước điều trị Sau điều trị
Viêm xung huyết 98 37
Trợt phẳng 1 2
Loét nông 6 0
Viêm xung huyết + trợt phẳng 41 0
Viêm xung huyết + loét nông 7 0
Viêm xung huyết + trợt phẳng
+ loét nông
2 0
P (trước sau) p <0,05
Kết quả nghiên cứu đối với 2 thể bệnh YHCT
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu sau điều trị
của 2 thể bệnh YHCT
Bảng 6. Hình ảnh tổn thương nội soi sau điều trị của
2 thể bệnh YHCT
Tổn thương
Nội soi sau điều trị
Khí trệ n=76 Hỏa uất n=79
Hết 51 65
Còn 24 14
P (trước-sau) p < 0,05
Bảng 7. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn ở hai nhóm
Triệu chứng
Thời điểm
Ngày 1-7 Ngày 8-14 Ngày 15-22 Ngày 23-30 Ngày 31-38 Ngày 39-46 Ngày 47-49 Ngày 50-56
Đau bụng 0 0 0 0 0 0 0 0
Buồn nôn 0 0 0 0 0 0 0 0
Cầu bón 0 0 0 0 0 0 0 0
Tiêu chảy 0 0 0 0 0 0 0 0
Dị ứng 0 0 0 0 0 0 0 0
Mệt mỏi 0 0 0 0 0 0 0 0
Khó thở 0 0 0 0 0 0 0 0
BÀN LUẬN
Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng
Trên 155 bệnh nhân nghiên cứu triệu chứng
lâm sàng có rất nhiều, nhưng bệnh nhân nghiên
cứu của chúng tôi có thể chỉ thấy những triệu
chứng như: đầy chướng khó tiêu, ăn kém; có khi
chỉ là đắng miệng ợ chua, có khi là đau thượng
vị, buồn nôn, đi tiêu bón.
Triệu chứng đau thượng vị, đầy trướng
bụng, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn ợ
hơi, ợ chua, đắng miệng, ăn kém, đại tiện táo,
đại tiện nát làm bệnh nhân khó chịu nhất và lo
lắng. Đây là những triệu chứng lâm sàng có sự
thuyên giảm đáng kể. Trước điều trị ở bài
thuốc YHCT có (30/155) trường hợp có biểu
hiện đau thượng vị, sau điều trị có (3/155)
trường hợp được chúng tôi đánh giá bằng
thang điểm VAS với mức giảm đau thượng vị
khá cao từ tuần đầu tiên khi tham gia nghiên,
chúng ta càng thấy rõ hơn mức độ giảm đau
thượng vị theo VAS như sau: Tuần đầu tiên
bệnh nhân tham gia nghiên cứu theo VAS thì
mức đau trung bình của bệnh nhân từ 0 điểm
đến 5 điểm (mức đau vừa), sau khi sử dụng
bài thuốc YHCT kết hợp với omeprazol 20 mg
thì tuần thứ 1 mức độ đau thượng vị giảm
xuống từ 3 điểm đến 5 điểm (mức độ đau nhẹ
và đau vừa) đến tuần thứ 8 thì mức độ đau
thượng vị giảm gần như không còn triệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 40
chứng (nếu còn thì rất nhẹ và được xem như
không đau thượng vị). Điều này có thể chứng
minh được rằng khi sử dụng bài thuốc YHCT
kết hợp omeprazol 20 mg giúp cải thiện hoàn
toàn triệu chứng đau thượng vị. Mặt khác
triệu chứng nóng rát thượng vị trước điều trị
có (38/155) trường hợp, sau điều trị còn
(15/155) trường hợp còn cảm giác nóng rát
thượng vị. Ngoài ra tỷ lệ bệnh nhân đầy
chướng khó tiêu ở nhóm bệnh nêu trên chiếm
(11/155), sau điều trị ở hai nhóm trên là (3/177).
Sự khác biệt các triệu chứng trước và sau điều
trị có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Tuy nhiên
có một vài triệu chứng lâm sàng không gặp
trên bệnh nhân như đắng miệng và ăn kém
điều này có thể được lý giải như sau đây là
một trong những triệu chứng thể hiện mức độ
loét dạ dày của bệnh nhân trên lâm sàng,
chính vì thế có thể mức độ viêm loét của bệnh
nhân của chúng tôi đang nghiên cứu ở mức độ
nhẹ nên chưa thể hiện triệu chứng ăn kém và
miệng đắng. Đau thượng vị, đầy chướng khó
tiêu là do tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn
thương viêm hoặc do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Các triệu chứng này sau điều trị đều có
thuyên giảm nhiều, điều này chứng tỏ bài
thuốc YHCT của chúng tôi nghiên cứu có tác
dụng giảm đau khi kết hợp với omeprazol 20
mg để làm tăng tác dụng của bài thuốc YHCT.
Và đã được chứng minh qua phương pháp
nghiên cứu trên lâm sàng theo thang điểm
VAS mà chúng tôi đã thực hiện phía trên.
Tuy nhiên những thay đổi về triệu chứng
lâm sàng chỉ là những cảm giác chủ quan của
người bệnh. Chính vì thế chúng tôi tiến hành
đánh giá khách quan hơn hiệu quả điều trị của bài
thuốc nghiên qua các chỉ số theo dõi về nội soi.
Hiệu quả điều trị trên nội soi
Trên nội soi
Trước và sau điều trị các tổn thương trên
hình ảnh nội soi có sự thuyên giảm ở nhóm bài
thuốc YHCT kết hợp với omeprazol 20 mg như
sau: hình ảnh viêm xung huyết trước điều trị
98/155 trường hợp sau điều trị 37/155 trường
hợp. Hình ảnh viêm xung huyết và trợt phẳng
trước điều trị 41/155 sau điều trị ở nhóm đã hoàn
toàn hết. Hình ảnh nội soi trở về bình thường là
116/155 trường hợp. Sự khác biệt trên có ý nghĩa
thống kê (p <0,05). Hình ảnh viêm xung huyết
hoặc viêm xung huyết + trượt phẳng là hai hình
ảnh chiếm tần số cao nhất qua thống kê số liệu
về hình ảnh nội soi. Đặc biệt hơn hai hình ảnh
tổn thương này theo phân loại Sydney thuộc
mức độ nhẹ và vừa (có thể do những nguyên
nhân đã nêu trong phần bàn luận định khu tổn
thương). Chính vì thế khi sử dụng bài thuốc
YHCT kết hợp omeprazol 20 mg thì hình ảnh
tổn thương đã giảm và có trường hợp hết hoàn
toàn sau điều trị. So sánh với kết quả nghiên cứu
khác, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Toại(5)
nghiên cứu tác dụng hoạt chất toàn phần của lá
Trầu không kết hợp với Sucrategel cho tỷ lệ nội
soi trở về bình thường 38/94 trường hợp. Điều
này khẳng định được rằng khi kết hợp Bài thuốc
YHCT và omeprazol 20 mg đem lại hiệu quả
giảm viêm, loét trên bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu trên hai nhóm bệnh Khí
trệ và Hỏa uất của YHCT
Kết quả về tổn thương nội soi giữa hai nhóm
Căn cứ vào chứng trạng của bệnh và thông
qua tứ chẩn chứng vị quản thống trong YHCT
được phân loại thành 2 loại chính Can khí phạm
vị và Tỳ vị hư hàn. Loại Can khí phạm vị chia
thành 3 loại nhỏ: Khí trệ, Hỏa uất và Huyết ứ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ lựa chọn 2
thể bệnh Khí trệ và Hỏa uất, không chọn thể
Huyết ứ và Tỳ vị hư hàn vì theo biện chứng luận
trị thì bài thuốc nghiên cứu có tác dụng sơ can lý
khí, hoạt huyết sinh cơ chỉ huyết, tả hỏa nên
không phù hợp điều trị hai thể bệnh này. Và
chúng ta thấy rằng hình ảnh nội soi thể khí trệ
hết tổn thương 51/76 trường hợp, Hỏa uất hết
tổn thương 65/79 trường hợp. Điều này chứng
minh được rằng khi sử dụng bài thuốc YHCT
kết hợp omeprazol 20 mg giúp giảm viêm trên
bệnh nhân thể hỏa uất tốt hơn thể khí trệ. Phù
hợp với nghiên cứu của Li Song Lin(3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 41
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh theo YHCT
thông qua tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết. Thông
qua vấn chẩn đánh giá các triệu chứng bệnh
trước và sau điều trị như tình trạng đau, ăn
uống, đại tiểu tiện. Thông qua thiết chẩn (xúc
chẩn, phúc chẩn và mạch chẩn) đánh giá tình
trạng của người bệnh nhưng việc đánh giá
không được khách quan vì tình trạng thiết chẩn
như thế nào là do cảm nhận bàn tay của thầy
thuốc, nhất là bắt mạch mỗi thầy thuốc có sự
đánh giá khác nhau về sự thay đổi tính chất của
mạch. Trong y học cổ truyền việc đánh giá sự
thay đổi về lưỡi qua vọng chẩn là việc làm
không thể thiếu, nhưng mang tính chủ quan của
người khám. Qua quan sát sự biến đổi của lưỡi
có thể đánh giá tình trạng bệnh lý hư hay thực,
hàn hay nhiệt, nông hay sâu cũng như sự biến
chuyển của bệnh tật(7).
Các triệu chứng đau thượng vị, đầy chướng
bụng, ợ hơi, ợ chua trước và sau điều trị đều có
sự cải thiện rõ và có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
Trong y học cổ truyền việc tiêu hóa thức ăn và
hấp thu chuyển vận vật chất là một hoạt động
phức tạp dưới sự cộng tác của các tạng phủ như
Tỳ, Vị, Can, Đởm, Đại tiểu tràng. Trong đó Tỳ
đóng vai trò chủ đạo. Khi chức năng kiện vận
của Tỳ tốt thì ăn uống sẽ ngon miệng và cơ thể
mới có thể hóa sinh khí huyết, tân dịch khiến cho
các tổ chức toàn thân được đầy đủ dinh dưỡng.
Bài luận về tác dụng kháng viêm, giảm loét của
bệnh nhân
Sau 56 ngày điều trị bài thuốc YHCT liên tục
kết quả nghiên cứu cho thấy 155 bệnh nhân đều
có sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng, thay đổi
hình ảnh viêm xung huyết trên nội soi đạt 98/155
trường hợp và hình ảnh nội soi trở về bình
thường sau thời gian điều trị là 116/155 trường
hợp. So sánh kết quả của chúng tôi với một số
nghiên cứu về thuốc y học cổ truyền khác điều
trị VDDMT kết quả nghiên cứu của chúng tôi
trường hợp nội soi trở về bình thường thấp hơn
nghiên cứu của tác giả nước ngoài với cùng thiết
kế nghiên cứu như Zhang Li Ying(10) dùng bài
Nhị Hoàng tam thất thang cho hiệu quả giảm
viêm và giảm loét 130/133 trường hợp và Wang
Jian Ping(9) dùng bài Sơ can lý vị thang hiệu quả
giảm viêm và giảm loét 44/45 trường hợp.
Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
nghiên cứu của tác giả trong nước như Nguyễn
Văn Toại(5) chỉ dùng đơn thuần hoạt chất toàn
phần của lá Trầu không 38/64 trường hợp, Bùi
Minh Sang dùng bài Bán hạ tả tâm thang là bài
thuốc cổ phương và không có vị nào có tác dụng
thanh nhiệt táo thấp 36/79 trường hợp, Vũ
Nam(8) tác dụng của Chè dây trong điều trị loét
hành tá tràng là 19/30 trường hợp.
Với kết quả giảm viêm, loét của bài thuốc
YHCT trên là do sự phối hợp của 6 vị thuốc có
trong bài thuốc và Omeprazol 20 mg mà trên
thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có khả
năng giảm viêm, giảm đau. Trong đó Bối mẫu là
vị thuốc chủ dược có tác dụng thanh nhiệt, Bạch
cập có tác dụng sinh cơ, chỉ huyết, tiêu sưng.
Một số thuốc có tác dụng lý khí (giảm đau) như
Diên hồ sách và Ô tặc cốt có tác dụng hòa vị
giáng khí chỉ nôn như: ức toan (trung hòa acid).
Tác dụng không mong muốn của bài thuốc
nghiên cứu
Các thuốc YHHĐ cũng như YHCT đều có
tác dụng phụ của nó và cũng là mối quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trên lâm sàng. Vì vậy
đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc
trước khi được sử dụng trên lâm sàng là cần
thiết. Trên thực tế một số thuốc nghiên cứu trên
thực nghiệm không có tác dụng không mong
muốn nhưng khi sử dụng trên lâm sàng lại có
biểu hiện gây hại cho con người.
Khi một thuốc được đưa vào cơ thể bằng các
con đường khác nhau (đường tiêm truyền,
đường uống, bôi, đắp) đều có thể có những phản
ứng dị ứng và những tác dụng phụ không mong
muốn. Các phản ứng tức thì gây sốc phản vệ hay
gặp ở đường tiêm truyền với các biểu hiện khó
thở, mạch nhanh, huyết áp tụt đe dọa tới tính
mạng con người. Thuốc sử dụng theo đường
uống cũng có những phản ứng, nhưng thường
là phản ứng chậm với các biểu hiện mày đay,
mẩn ngứa, nổi ban. Ngoài những phản ứng dị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 42
ứng thuốc còn có thể có những tác dụng không
mong muốn như khi dùng một số kháng sinh
đường uống sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn gây
đi ngoài phân lỏng. Một số thuốc huyết áp có thể
có tác dụng phụ gây ho (renitex), gây phù
(amlodipin), gây nhịp tim nhanh (nifedipin).
Ngoài ra các thuốc khi sử dụng còn ảnh hưởng
đến cơ quan khác trong cơ thể nhất là gan và
thận là những cơ quan trực tiếp tiếp nhận và thải
trừ thuốc.
Các thuốc YHCT cũng có những phản ứng
và tác dụng không mong muốn của nó tuy nhiên
các biểu hiện của nó không rầm rộ như thuốc
YHHĐ. Một trong những đặc điểm của thuốc
YHCT là bào chế thuốc. Nếu bào chế không tốt,
thuốc không có tác dụng mà còn gây những tác
dụng không mong muốn.
Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được chúng
tôi theo dõi sát các triệu chứng lâm sàng.
Trong VLDDTT có các triệu chứng như đau
bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng... là những triệu
chứng cũng có thể do tác dụng không mong
muốn của thuốc trong quá trình điều trị. Trong
thành phần của bài thuốc nghiên cứu có vị
thuốc Đại hoàng nếu bào chế không tốt gây
tiêu chảy. Ngoài ra trong bài thuốc nghiên cứu
có một số vị lý khí, hành khí như Huyền hồ.
Nếu dùng các thuốc lý khí kéo dài gây tổn
thương tân dịch trong cơ thể, chính vì vậy cần
phải phối hợp với các vị thuốc khác để giảm
tác dụng không mong muốn của nó.
Đặc trưng của thuốc YHCT là dùng thuốc
theo biện chứng luận trị với từng thể bệnh,
người bệnh và khác với thuốc YHHĐ có thể
dùng chung một phác đồ cho nhiều bệnh nhân.
Qua điều trị 155 bệnh nhân VLDDTT HP
âm tính bằng bài thuốc nghiên cứu với hai thể
bệnh Khí trệ và Hỏa uất chúng tôi thấy trên
lâm sàng không có bệnh nhân nào có biểu hiện
của phản ứng dị ứng thuốc như: phát ban,
mày đay, mẩn ngứa. Các biểu hiện tác dụng
không mong muốn ở đường tiêu hóa như xuất
hiện các triệu chứng nôn, đi ngoài phân lỏng,
đau bụng đối với những bệnh nhân trước điều
trị không có triệu chứng này hoặc các triệu
chứng nặng lên khi trước điều trị có biểu hiện
triệu chứng này. Đối với bệnh nhân có biểu
hiện táo bón sau điều trị đều được cải thiện đi
ngoài phân trở về bình thường.
Trên 155 bệnh nhân chúng tôi cũng không
thấy biểu hiện khác thường về tiết niệu như đi
tiểu ít, bí đái và cũng không có bệnh nhân nào
biểu hiện phù thũng, vàng mắt, vàng da. Các chỉ
số như huyết áp, mạch, nhiệt độ của 155 bệnh
nhân trước và sau điều trị cũng không có sự thay
đổi nhiều.
Đánh giá về tác dụng phụ của thuốc trong
YHCT cũng cho thấy bài thuốc nghiên cứu cũng
không có tác dụng quá tả hay quá hữu. Không
có bệnh nhân nào sau dùng thuốc có biểu hiện
của tân dịch bị hao hư hay quá táo nhiệt như
miệng khô, họng khát, tiểu vàng, mạch sác, cũng
không bệnh nhân nào biểu hiện sự nê trệ ăn
uống đầy trướng lên hay đi ngoài phân lỏng.
Chúng ta biết rằng thuốc ức chế bơm proton
có những tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu,
phù, rối loạn tiêu hóa. Nhưng khi kết hợp với
bài thuốc YHCT điều trị VLDDTT, chúng ta thấy
155/155 trường hợp không có tác dụng không
mong muốn nào. Chính vì thế chúng ta có thể
nói khi kết hợp bài thuốc YHCT với omeprazol
20 mg thì bài thuốc YHCT có thể hỗ trợ cho
omeprazol 20 mg mất đi những tác dụng không
mong muốn.
KẾT LUẬN
Trên lâm sàng: Bài thuốc nghiên cứu có tác
dụng cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng
như: Giảm đau thượng vị được đánh giá theo
thang điểm VAS. Sự khác biệt về hiệu quả trước
và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Trên nội soi: Sau điều trị hình ảnh nội soi trở
về bình thường ở nhóm bài thuốc YHCT là
116/155 trường hợp. Trong đó hình ảnh nội soi
của thể Khí trệ trở về bình thường là 51/76
trường hợp thấp hơn thể Hỏa uất là 65/79 trường
hợp. Điều này chứng minh được rằng bài thuốc
YHCT khi nghiên cứu có tác dụng kháng viêm,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 43
giảm đau và có thể điều trị hiệu quả thể bệnh
Hỏa uất với hình ảnh nội sôi trở về bình thường
là 65/79 trường hợp. Sự khác biệt về hiệu quả
trước sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê.
Bài thuốc nghiên cứu không thấy tác dụng
không mong muốn trên lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Hoàng (2009). “Cập nhật thông tin về helicobacter
pylori”. Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 4(17):12-1109.
2. Hawker GA, Mian S, Kendzerska T, French M (2011). "Measures
of adult pain: Visual Analog Scale for Pain (VAS Pain), Numeric
Rating Scale for Pain (NRS Pain), McGill Pain Questionnaire
(MPQ), Short-Form McGill Pain Questionnaire (SF-MPQ),
Chronic Pain Grade Scale (CPGS), Short Form-36 Bodily Pain
Scale (SF-36 BPS), and Measure of Intermittent and Constant
Osteoarthritis Pain (ICOAP)". Arthritis Care Res (Hoboken),
63(S11):52-240.
3. Li SL, Zhang KJ (2004). “Đại bái ô thất thang điều trị 120 trường
hợp viêm dạ dày mạn”. Trung Y Thiểm Tây, 25(9):789-790.
4. Nguyễn Khánh Trạch (2008). Nội soi tiêu hóa. NXB Y học Hà
Nội, pp.53-69.
5. Nguyễn Văn Toại (2003). “Nghiên cứu tác dụng diệt H.P bằng
hoạt chất toàn phần của lá Trầu không trên thực nghiệm và
trong VDDMT”. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường ĐH Y Hà Nội.
6. Phạm Thị Thu Hồ (2004). Chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu
hóa cao. Bệnh học nội khoa tập I. NXB Y học, pp.27-34.
7. Trần Thúy, Phạm Huy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (1994). Y học cổ
truyền, tạng tượng. NXB Y học, pp.32-39, 470-475.
8. Vũ Nam (1995). “Góp phần nghiên cứu tác dụng của Chè Dây
trong điều trị loét hành tá tràng”. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Y
Dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Zhang JY (1998). Mối tương quan giữa hình ảnh lưỡi với viêm
dạ dày có nhiễm Helicobacter pylori. Y Học Cổ truyền Chiết Giang
Trung Quốc, 8(l): 2.
10. Zhang LY, Wang JY (1994). “Nhị hoàng tam thất thang điều trị
130 trường hợp bệnh dạ dày liên quan Helicobacter pylori”. Tân
Trung Y, 26(10):19-20.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cua_bai_thuoc_bach_cap_boi_mau_dien_ho_sac.pdf