Tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 – 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 124
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ
VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG
TRONG 3 NĂM 2016 – 2018
Nguyễn Ngọc Long*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán
bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 - 2018” nhằm mục đích: Thống kê mô hình bệnh tật của các đối tượng
cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016- 2018 và đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác quản lý - bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 65 đối tượng là cán bộ thuộc diên Trung ương quản lý tại Vĩnh
Long trong thời gian 3 năm từ 2016 đến 2018. Phương pháp mô tả hồi cứu các biểu hiện lâm sàng và cận lâm
sàng cùng các biện pháp xử trí.
Kết quả: Tuổi trung bình là 67,2 tuổi, có 5 trường hợp được ghi nhận là béo phì, 32/65 (49,2%) bị cao huyết
áp c...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 – 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 124
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ
VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG
TRONG 3 NĂM 2016 – 2018
Nguyễn Ngọc Long*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán
bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 - 2018” nhằm mục đích: Thống kê mô hình bệnh tật của các đối tượng
cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016- 2018 và đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác quản lý - bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 65 đối tượng là cán bộ thuộc diên Trung ương quản lý tại Vĩnh
Long trong thời gian 3 năm từ 2016 đến 2018. Phương pháp mô tả hồi cứu các biểu hiện lâm sàng và cận lâm
sàng cùng các biện pháp xử trí.
Kết quả: Tuổi trung bình là 67,2 tuổi, có 5 trường hợp được ghi nhận là béo phì, 32/65 (49,2%) bị cao huyết
áp chủ yếu gặp ở tuổi già > 60 tuổi (77,5% ), lứa tuổi trung niên chỉ gặp có 2/16 ca (12,5%). Bệnh lý về tim mạch
gặp chủ yếu ở người cao tuổi đã nghỉ hưu, thiếu máu cơ tim gặp nhiều nhất. Rối loạn chuyển hóa mỡ gặp nhiều ở
tuổi già 26/50(52%), rối loạn chức năng gan có 14/65 = 21,5% và gặp nhiều ở tuổi già. Bệnh lý về gan nhiễm mỡ
gặp nhiều; U xơ tiền liệt tuyến chỉ gặp ở đối tượng tuổi già (12/65 = 18,5%). Có 03 ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD) và 08 ca viêm mũi xoang ở tuổi già. Bệnh tiểu đường chủ yếu là tiểu đường typ II, đa số gặp ở trên
60 tuổi. Tổng số 12/65 ca có biểu hiện rối loạn chuyển hóa acid uric, các bệnh lý khác thường gặp là thoái hóa
khớp. Có đến 58/65 người (92,3%) đạt sức khỏe loại trung bình trở lên.
Kết luận: Công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016_2018
đạt kết quả khá tốt.
Từ khóa: béo phì, cao huyết áp
ABSTRACT
EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF MANAGEMENT, PROTECTION AND HEALTH CARE OF
CADRES IN VINH LONG PROVINCE IN 3 YEARS 2016-2018
Nguyen Ngoc Long
Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 124 – 129
Objective: We carried out the project "Evaluating the effectiveness of management, protection and health
care of cadres in Vinh Long province in 3 years 2016-2018" with the aim of: Statistics of disease patterns of cadres
in Vinh Long province in 3 years 2016-2018 and preliminarily evaluate the effectiveness of management -
protection and health care for cadres in Vinh Long province.
Methods: 65 subjects are central government officials in Vinh Long during 3 years from 2016 to 2018.
Descriptive methods of retrospective clinical and subclinical manifestations with other management measures.
Results: The average age was 67.2 years, with 5 cases recorded as obesity, 32/65 (49.2%) suffered from high
blood pressure mainly in old age> 60 years (77.5% ), middle-aged people only have 2/16 shifts (12.5%).
Cardiovascular disease occurs mainly in retired elderly people, myocardial anemia is the most common.
*Phòng Chỉ đạo tuyến BV Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. CKII Nguyễn Ngọc Long ĐT: 0986703456 Email: longcdtbvtn@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 125
Fat metabolic disorders are more common in old age 26/50 (52%), liver dysfunction has 14/65 = 21.5% and is
more common in old age. Fatty liver disease is more common; Prostate enlargement is seen only in elderly people
(12/65 = 18.5%). There are three cases of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) and 08 cases of sinusitis
in old age. Diabetes is mainly type II diabetes, most of them are over 60 years old. A total of 12/65 cases exhibited
disorders of uric acid metabolism, other common diseases are osteoarthritis. Up to 58/65 people (92.3%) achieved
average health or more.
Concluctions: The management,protection and health patterns of cadres in Vinh Long province in 3 years
2016_2018 is quiet good.
Keywords: obesity, high blood pressure
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người
và của toàn xã hội. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe
cho đồng bào là một trong những mục tiêu tốt
đẹp nói lên tính ưu việt của chế độ ta, thể hiện
sự quan tâm chu đáo của Đảng - Nhà nước đối
với sức khỏe cộng đồng. Công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho cán bộ là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu đã được Đảng - Nhà
nước cụ thể hóa bằng những Nghị quyết, Chỉ thị
hoặc Quyết định với những chủ trương chính
sách phù hợp và mang ý nghĩa kinh tế - chính trị
to lớn(1,2,3,4,5,6).
Thực hiện Quyết định số 27-QĐ/TW ngày
04/02/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về
việc thành lập Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
cán bộ”, hiện nay hầu hết 63 tỉnh thành trong cả
nước đều đã có Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
cán bộ (Ban BVCSSKCB) cấp tỉnh thành, bên
cạnh đó ở Trung ương có Ban BVCSSKCB Trung
ương và 3 bệnh viện (BV) trực thuộc ở 3 miền
(BV Hữu Nghị, BV C Đà Nẵng và BV Thống
Nhất) với chức năng bảo vệ sức khỏe cán bộ.
BV Thống Nhất là BV hạng I trực thuộc Bộ
Y tế với nhiệm vụ chính trị được giao là Quản
lý, BVCSSKCB trung cao cấp của Đảng, Nhà
nước. BV Thống Nhất là tuyến cuối cùng trong
hệ thống BVCSSKCB khu vực Miền Nam.Từ
nhiều năm qua, ngoài công tác phục vụ chăm
lo sức khỏe cho các đối tượng điều trị nội trú
tại BV, BV Thống Nhất luôn chú trọng đến
công tác chỉ đạo tuyến cho các cơ sở tuyến
dưới mà trực tiếp là Ban BVCSSKCB các tỉnh
thành khu vực phía Nam.
Ban BVCSSKCB tỉnh Vĩnh Long là một trong
những đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh Quyết
định số 27 của Ban Bí thư trung ương Đảng và
hướng dẫn số 01HD/BVCSSK ngày 22/1/2003
của Ban BVCSSKCB Trung ương “hướng dẫn về
tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ chế hoạt động của Ban BVCSSKCB
tỉnh, thành phố”. Ban BVCSSKCB tỉnh Vĩnh
Long cũng là một trong những đơn vị được BV
Thống nhất trực tiếp về hỗ trợ công tác quản lý,
BVCSSKCB thuộc địa phương trong nhiều năm
nay. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy – Uỷ ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long, BV Thống Nhất định
kỳ 3 tháng một lần đã cử cán bộ có chuyên môn
cao trực tiếp về hỗ trợ công tác khám, điều trị, tư
vấn, kết luận và quản lý sức khỏe cho cán bộ tại
tỉnh. Nay chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá
hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm
2016 - 2018” nhằm mục đích thống kê mô hình
bệnh tật của các đối tượng cán bộ tại tỉnh Vĩnh
Long trong 3 năm 2016- 2018 và đánh giá sơ bộ
hiệu quả công tác quản lý - BVCSSKCB tại tỉnh
Vĩnh Long.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những cán bộ thuộc đối tượng là
Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ
(kể cả đương chức và nguyên chức);
Các cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
đang nghỉ hưu trên địa bàn Vĩnh Long.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 126
Thời gian nghiên cứu
Trong 3 năm từ năm 2016 - 2018.
Địa điểm nghiên cứu
Tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ
tỉnh Vĩnh Long.
Mẫu nghiên cứu
Tất cả những cán bộ có chức danh là thường
vụ tỉnh ủy (kể cả đương chức và nguyên chức)
đang được quản lý sức khỏe tại Ban BVCSSKCB
tỉnh Vĩnh Long;
Tất cả những cán bộ diện Trung ương quản
lý nhưng đang nghỉ hưu tại tỉnh Vĩnh Long.
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 11.5.
Xếp loại sức khỏe
Theo quy định của Ban BVCSSKCB Trung
ương, phân loại sức khỏe 5 loại như Bảng 1(9):
Bảng 1. Tiêu chuẩn xếp loại
Stt Loại SK Tiêu chuẩn xếp loại
01 A - Thể lực sức khỏe bình thường, không có
bệnh mạn tính ảnh hưởng tới lao động và
sinh hoạt cá nhân.
- Tuổi đời không quá 60
02 B1 - Thể lực, sức khỏe và lao động bình thường.
- Có một vài bệnh mạn tính cần phải theo
dõi, có thể có những đợt tiến triển cấp tính
nhẹ ảnh hưởng ít đến sức khỏe.
Tuổi đời không quá 70.
03 B2 - Có bệnh cần phải theo dõi đang thời kỳ
không ổn định, có thể xảy ra các biến
chứng nặng. Bệnh có ảnh hưởng đến lao
động và sinh hoạt, bệnh cần có Bác sỹ theo
dõi điều trị.
- Tuổi đời không quá 80.
04 C - Bệnh đã có những biến chứng nặng,
bệnh đang tiến triển hay ổn định nhưng để
lại di chứng ảnh hưởng rõ đến lao động và
sinh hoạt.
- Giảm < 50% sức lao động phải nghỉ làm
việc hay từng thời kỳ.
05 D - Sức khỏe rất sút kém không tự phục vụ
được.
- Bệnh nặng ở giai đoạn cuối khó hồi phục.
Đánh giá tổng hợp xếp loại sức khỏe theo
giới tính, nhóm độ tuổi và nhóm nghề nghiệp
khác nhau và so sánh trong 3 năm liên tục.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số cán bộ trong nhóm nghiên cứu là
65, trong đó có 15 cán bộ là đương chức
(23,1%) và 50 cán bộ là nguyên chức (đã nghỉ
hưu) chiếm 76,9%.
Đa số độ tuổi là cán bộ đã nghỉ hưu (trên 60
tuổi) chiếm 75,4. Tuổi thấp nhất trong nhóm
nghiên cứu là 46 và tuổi cao nhất là 91, tuổi
trung bình trong là 67,2 tuổi.
Sự thay đổi về cân nặng
Bảng 2. Sự thay đổi cân nặng (n=65)
Stt
Năm
Chỉ số
cân nặng
2016 2017 2018
1 Giá trị thấp nhất (kg) 44 45 45
2 Giá trị lớn nhất (kg) 90 87 85
3 Giá trị trung bình (kg) 63 62 60
4 Nhóm BMI bình thường
55
(84,6%)
58
(89,2%)
60
(92,3%)
5 Nhóm người béo phì
09
(13,8%)
06
(9,2%)
05
(7,7%)
6 Nhóm người thiếu cân
01
(1,5%)
01
(1,5%)
01
(1,5%)
Như vậy trong 65 cán bộ được theo dõi cân
nặng trong 3 năm đều có các giá trị thay đổi có ý
nghĩa thống kê.
Khảo sát các chỉ số huyết áp
Bảng 3. Các chỉ số huyết áp (n=65)
Stt
Năm
HA tối đa
2016 2017 2018
1 Giá trị thấp nhất
(hamin)
100 110 100
2 Giá trị lớn nhất
(hamax)
175 150 160
3 Giá trị trung bình
(mean)
132 126 125
4 Số người cao HA
(hamax>140 mmHg)
32/65
(49,2%)
25/65
(38,5%)
20/65
(30,8%)
Trong 3 năm thì các chỉ số huyết áp tổng thể
được khống chế ở mức độ vừa phải có ý nghĩa,
chứng tỏ công tác quản lý và điều trị tại tỉnh đạt
hiệu quả (Bảng 3).
Đa số các trường hợp bị cao huyết áp gặp ở
tuổi già > 60 tuổi (chiếm 77,5% ), lứa tuổi trung
niên (đương chức) chỉ gặp có 2/16 trường hợp (12,5%).
Tình hình bệnh lý tim mạch
Nhóm bệnh lý về tim mạch gặp chủ yếu ở
người cao tuổi đã nghỉ hưu (Bảng 4).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 127
Bảng 4. Khảo sát các bệnh lý tim mạch (n = 65)
Stt
Năm
Bệnh tim mạch
2016 2017 2018
(1) (2) (1) (2) (1) (2)
1 Thiếu máu cơ tim 0/15 12/50 (24%) 0/15 9/50 (18%) 0/15 7/50 (14%)
2 Nhồi máu cơ tim 0/15 2/50 (4%) 0/15 2/50 (4%) 0/15 2/50 (4%)
3 Rối loạn nhịp tim 1/15 (6,7%) 7/50 (14%) 1/15 (6,7%) 5/50 (10%) 0/15 2/50 (4%)
4 Suy tim 0/15 2/50 (4%) 0/15 2/50 (4%) 0/15 2/50 (4%)
5 H/C Brugada 1/15 0/50 1/15 0/50 1/15 0/50
6 Suy tĩnh mạch chân 1/15 (6,7%) 6/50 (12%) 1/15 (6,7%) 6/50 (12%) 1/15 (6,7%) 6/50 (12%)
Cộng dồn: 3/15 (20%) 29/50 (58%) 3/15 (20%) 24/50 (48%) 2/15 (13,3%) 19/50 (38%)
Tổng cộng: 32/65 (49,2%) 27/65 (41,5%) 21/66 (32,3%)
(1) nhóm cán bộ đương chức, (2) nhóm cán bộ nguyên chức)
Khảo sát các trường hợp rối loạn chuyển hóa mỡ
Trong năm 2016 có đến 50,8% (33/65) các
trường hợp trong nhóm nghiên cứu có biểu
hiện rối loạn chuyển hóa mỡ gặp nhiều ở tuổi
già 26/50 (52%), riêng lứa tuổi đương chức (từ
41 – 60 có 7/15 (46,7%) trường hợp bị rối loạn
mỡ máu, và sau 3 năm được điều trị chăm sóc
thì tỉ lệ đã giảm rõ rệt (chỉ còn 2/15 trường
hợp, chiếm 13,3%).
Khảo sát các trường hợp rối loạn chức năng gan
Các trường hợp có biểu hiện rối loạn chức
năng gan gặp tỉ lệ đáng kể (14/65 = 21,5%) và
gặp nhiều ở tuổi già, sau 3 năm chăm sóc theo
dõi thì số liệu đã giảm rõ rệt rất có ý nghĩa
(năm 2018 chỉ còn 6/65 = 9,2%).
Tình hình bệnh lý về gan mật
Tình hình bệnh lý về gan hay gặp nhất là gan
nhiễm mỡ (năm 2016 có tổng số 16 ca chiếm
24,6%), có 05 trường hợp viêm gan mạn tính
được theo dõi điều trị tốt, không có trường hợp
nào bị xơ gan và ung thư gan.
Tình hình bệnh lý về thận và hệ tiết niệu- sinh
dục
Bệnh lý thuộc hệ tiết niệu hay gặp là u xơ
tiền liệt tuyến chỉ gặp ở đối tượng nguyên chức
(tuổi già) cớ 12/65 trường hợp, chiếm 18,5%, đến
năm 2018 đã phẫu thuật 06 trường hợp và chỉ
còn 06 ca đang ổn định. Có 01 trường hợp suy
thận giai đoạn II.
Tình hình bệnh lý về hệ hô hấp
Bệnh lý thuộc hệ hô hấp gặp 03 ca bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 08 ca viêm mũi
xoang ở lứa tuổi già, không có trường hợp nào bị
lao phổi hay ung thư phổi. Có một đặc thù riêng
biệt ở đây là ở hầu hết các nghiên cứu khác thỉ
bệnh lý về phổi ở tuổi già gặp tương đối nhiều,
song kết quả của chúng tôi lại gặp rất ít, rất có ý
nghĩa thống kê.
Khảo sát bệnh lý tiểu đường
Bệnh tiểu đường chủ yếu là tiểu đường typ
II, đa số gặp ở trên 60 tuổi (nhóm hưu trí).
Tình hình rối loạn chuyển hóa acid uric
Các trường hợp tăng acid uric gặp ở các
nhóm tuổi không có sự khác biệt đáng kể, so
sánh trong 3 năm liên tục có sự khác biệt thể
hiện có sự chăm sóc và can thiệp hợp lý.
Tình hình các bệnh lý khác
Bảng 5. Khảo sát các bệnh lý khác (n = 65)
Stt
Năm
Bệnh lý
2016 2017 2018
1 Tai biến mạch máu não 02 02 02
2 Parkinson 01 01 01
3 Lão suy 01 01 01
4 Bệnh lý về xương khớp 22 23 23
5 Loãng xương 02 02 02
6 Bệnh mắt, da liễu, TMH 37 32 15
7 Bệnh ung bướu khác 00 00 00
Cộng dồn: 65 61 44
Sự khác biệt của một số bệnh trong 3 năm
liên tục không có ý nghĩa thống kê.
Khảo sát các biện pháp can thiệp điều trị
Đại đa số các trường hợp được quản lý theo
dõi và điều trị tại địa phương, tất cả các trường
hợp chuyển về Bệnh viện Thống Nhất hoặc bệnh
viện khác đều được xử trí bằng các biện pháp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 128
can thiệp lâm sàng như phẫu thuật, đặt stent, đặt
máy tạo nhịp tim và kết quả đều tốt (Bảng 6).
Bảng 6. Các biện pháp can thiệp điều trị (n = 65)
Stt
Năm
Can thiệp điều trị
2016 2017 2018
1 Số lượt BN chuyển tuyến trên 32 26 18
2 Số BN can thiệp (phẫu thuật) 12 8 11
3 Số bệnh nhân tử vong 00 00 00
Kết quả xếp loại sức khỏe chung
Như vậy kết quả xếp loại sức khỏe cuối năm
chủ yếu là B1 và B2 (sức khỏe loại khá và trung
bình). Thống kê trong năm 2016 có đến 58/65
người (89,2%) đạt loại B1 và B2. Có 02 trường
hợp loại A và 05 trường hợp loại C, loại D. Việc
giữ ổn định kết quả xếp lại sức khỏe cán bộ cũng
là cơ sở đánh giá được hiệu quả của công tác
quản lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ của
Ban BVCSSKCB tỉnh Vĩnh Long. Trong 3 năm
không có trường hợp nào tử vong mặc dù nhóm
đối tượng này đều đã cao tuổi, đó cũng là thành
tích đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ sức
khỏe cán bộ tỉnh (Bảng 7).
Bảng 7. Xếp loại sức khỏe (n=65)
Stt Năm
Loại sức khỏe
2016 2017 2018
(1) (2) (1) (2) (1) (2)
1 Loại A 2/65 (3,1%) 00 2/65 (3,1%) 00 2/65 (3,1%) 00
2 Loại B1 14/65 (21,5%) 20/65 (30,8%) 14/65 (21,5%) 18/65 (27,7%) 14/65 (21,5%) 18/65 (27,7%)
3 Loại B2 00 24/65 (36,9%) 00 26/65 (40%) 00 26/65 (40%)
4 Loại C 00 4/65 (6,1%) 00 4/65 (6,1%) 00 4/65 (6,1%)
5 Loại D 00 1/65 (1,54%) 00 1/65 (1,54%) 00 1/65 (1,54%)
Tổng số 16/65 49/65 16/65 49/65 16/65 49/65
BÀN LUẬN
Bệnh viện Thống Nhất là sơ sở chuyên môn
tuyến cao nhất trong việc BVCSSKCB thuộc các
tỉnh khu vực phía Nam như chức năng nhiệm
vụ đã được quy định cụ thể theo Quyết định số
4437/QĐ-BYT ngày 01/11/2006 của Bộ trưởng Bộ
Y tế. Trong những năm qua công tác Chỉ đạo
tuyến và hỗ trợ chuyên môn theo Đề án 1816 của
Bộ Y tế cho Ban BVCSSKCB các tỉnh thành thuộc
khu vực là một trong những nhiệm vụ quan
trọng luôn được sự quan tâm đặc biệt của Ban
Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất(11).
Qua kết quả khảo sát và đánh giá tình hình
BVCSSKCB tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm liền
từ 2016 đến 2018, chúng tôi nhận định một số kết
luận như sau:
Ban BVCSSKCB tỉnh Vĩnh Long trong nhiều
năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
được Đảng và Nhân dân giao phó. Qua kết quả
khảo sát về các chỉ số sức khỏe của 65 cán bộ là
Thường trực Tỉnh ủy, trong đó có 15 cán bộ
đương chức và 50 cán bộ nguyên chức qua 3
năm liền tử 2016 đến 2018, Các bệnh lý thường
gặp ở 2 nhóm chức nghiệp và so sánh qua 3 năm
liền không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
mô hình bệnh tật nói chung không có khác biệt
nhiều so với các kết quả nghiên cứu khác trong
nước. Đánh giá kết quả công tác BVCSSKCB tại
tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm cho thấy tình hình
sức khỏe nói chung của các cán bộ là tốt và ổn
định không có diễn biến bất thường, đặc biệt
không có trường hợp nào tử vong hoặc gây nên
các di chứng- biến chứng nặng nề. Kết luận sức
khỏe vào cuối năm 2018 cho thấy có 60/65
(92,3%) trường hợp đạt sức khỏe loại trung bình
trở lên mặc dù trong số đó có đến 50/65 (76,9%)
trường hợp là đối tượng đã nghỉ hưu, điều này
càng là cơ sở khẳng định hiệu quả đáng ghi
nhận của công tác quản lý sức khỏe cán bộ của
tỉnh Vĩnh Long.
Công tác BVCSSKCB là nhiệm vụ quan trọng
đòi hỏi phải có sự quan tâm chu đáo của cả hệ
thống chính trị tại địa phương và đặc biệt có sự
hỗ trợ về chuyên môn của các Bệnh viện tuyến
trên cùng với sự giúp đỡ của các thành viên Hội
đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung
ương khu vực phía Nam(7,8,10).
Vấn đề kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các
cán bộ tại địa phương là việc làm rất cần thiết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 129
và có ý nghĩa nhằm theo dõi phát hiện sớm
những biểu hiện bất thường để có kế hoạch sử
trí kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc có
thể xảy ra(1,2).
Ban BVCSSKCB tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện
tốt công tác tư vấn, theo dõi điều trị ngoại trú
cho các đối tượng thuộc diện quản lý, cụ thể là
duy trì ổn định được các chỉ số về huyết áp, cân
nặng. Các tình trạng rối loạn mỡ máu, tiểu
đường, rối loạn chức năng gan, rối loạn chuyển
hóa acid uric đều đã được theo dõi điều trị chặt
chẽ, hầu như không có biến chứng nào do các
bệnh đó gây nên, đặc biệt không có trường hợp
nào đột tử hoặc bệnh lý nghiêm trọng, không có
trường hợp nào tử vong trong thời gian nghiên
cứu(3,4,5).
KẾT LUẬN
Trong 3 năm đã có 76 lượt bệnh nhân cần
phải chuyển về tuyến trên để được điều trị và
những trường hợp này đều đã được can thiệp
xử trí hợp lý kịp thời trong đó có 31 lượt bệnh
nhân được phẫu thuật, đây là bằng chứng cho
thấy sự phối hợp và hỗ trợ kịp thời hiệu quả của
cơ sở chuyên môn tuyến trên với các cơ sở tuyến
dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (2003):
Hướng dấn về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ chế hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe
cán bộ tỉnh, thành phố. Văn bản quy phạm pháp luật năm
2003.
2. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (2006): 60
năm công tác Bảo vệ sức khỏe cán bộ (1945 - 2005). NXB Hà nội
năm 2006. Tài liệu chuyên đề của Ban bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe cán bộ Trung ương.
3. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (2009): Về
việc kiện toàn các Hội đồng Chuyên môn Bảo vệ sức khỏe cán
bộ Trung ương và các Miền. Văn bản quy phạm pháp luật
2009. Quyết định số 85 - QĐ/BBVCSSK ngày 01/10/2009.
4. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (2010): Sổ
tay hướng dẫn Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ của Ban Bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Nhà xuất bản Y
học, tháng 1 năm 2010. Tài liệu chuyên đề của Ban bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
5. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Các năm từ
2010 đến 2014): Bản tin bảo vệ sức khỏe cán bộ. Tài liệu chuyên
đề của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2007): Về việc kiện toàn ban Bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.Văn bản quy phạm
pháp luật. Quyết định số 119 - QĐ/TW ngày 20/12/2007 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng.
7. Ban Chấp hành Trung ương (2005): Nghị quyết số 46-NQ/TW
ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Văn bản
quy phạm pháp luật.
8. Ban Khoa giáo Trung ương- Ban Cán sự Đảng Bộ y tế (2005):
Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005
của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Hướng dẫn số 49-
HD/BCSĐ-BKGTW ngày 22/03/2005. Văn bản quy phạm pháp
luật.
9. Bộ Y tế (2005): Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe đối với cán bộ
trung, cao cấp. Quyết định số 2136/QĐ-BYT ngày 15 tháng 6
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
10. Chính phủ (2005): Ban hành chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005
của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Quyết định số
243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản quy phạm pháp luật.
11. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Đức Công (2011): Đánh giá hiệu
quả công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh
Long trong 3 năm (2009-2011). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở, Bệnh viện Thống Nhất 2011.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_bao_ve_va_cham_soc_suc_kh.pdf