Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018 12 Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Evaluating the Effectiveness of the Training Programme for Enhancing Students’ Awareness of Sustainable Consumption in Ho Chi Minh City ThS. Đặng Thị Thanh Lê, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Dang Thi Thanh Le, M.Sc., University of Science – Vietnam National University, HCMC GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán Nguyen Ky Phung, Prof., Ph.D., Institute for Computational Science and Technology Tóm tắt Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững cho sinh viên được triển khai tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nội dung được chia thành 6 buổi tập huấn với các chủ đề: nhà ở, phương tiện, thực phẩm, hàng tiêu dùng và thời gian rãnh. Kết quả khảo sát trước và sau khóa tập huấn cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về kiến ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018 12 Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Evaluating the Effectiveness of the Training Programme for Enhancing Students’ Awareness of Sustainable Consumption in Ho Chi Minh City ThS. Đặng Thị Thanh Lê, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Dang Thi Thanh Le, M.Sc., University of Science – Vietnam National University, HCMC GS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán Nguyen Ky Phung, Prof., Ph.D., Institute for Computational Science and Technology Tóm tắt Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững cho sinh viên được triển khai tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nội dung được chia thành 6 buổi tập huấn với các chủ đề: nhà ở, phương tiện, thực phẩm, hàng tiêu dùng và thời gian rãnh. Kết quả khảo sát trước và sau khóa tập huấn cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi về tiêu dùng bền vững của sinh viên. Sau khóa tập huấn, 68% sinh viên đã nắm được những kiến thức nền tảng của tiêu dùng bền vững; hầu hết sinh viên đã có thái độ tích cực về tiêu dùng bền vững: 100% sinh viên muốn tiêu dùng bền vững và tự tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về tiêu dùng bền vững; chủ động cải thiện hành vi theo hướng tiêu dùng bền vững với 90% sinh viên có hành vi tốt và 10% sinh viên có hành vi khá. Điều đó nói lên thành công của chương trình. Từ khóa: tiêu dùng bền vững, chương trình truyền thông, lối sống bền vững. Abstract The training program with the purpose of inhancing students’ awareness of sustainable consumption was implemented in Ho Chi Minh City and divided into 6 sessions on housing, facilities, food, consumer goods and leisure time. From the pre and post-training surveys, the results showed a dramatic change in students' knowledge, perceptions, attitudes and behavior toward sustainable consumption. After the training, 68% of the students grasped the fundamentals of sustainable consumption and the attitudes of the majority of the students were positive about sustainable consumption. After the program, the students have improved their behavior towards sustainable consumption with 90% of students behaving well and 10% of students with good behavior, which was considered to be successful. Keywords: sustainable consumption, communication campaigns, sustainable lifestyle. ĐẶNG THỊ THANH LÊ – NGUYỄN KỲ PHÙNG 13 1. Giới thiệu Biến đổi khí hậu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng thế giới. Chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh là một nhu cầu khẩn thiết để cứu trái đất và cứu nhân loại. Tuy nhiên, phải bắt đầu từ một sự chuyển dịch tư duy căn bản, để mọi người, mọi công dân trên thế giới hiểu được tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và những biện pháp cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu(4). Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đã giúp người tiêu dùng trở nên quyền lực hơn trong nền kinh tế thế giới. Những lựa chọn hàng ngày của người tiêu dùng có ảnh hưởng từ xa đến đời sống người lao động và cách sinh sống của mọi người. Tiêu dùng bền vững nghĩa là mua những hàng hóa và dịch vụ không gây tổn hại đến môi trường, xã hội và kinh tế (4) và đây đang là vấn đề lớn của các nền kinh tế mới nổi có mức tăng thu nhập cao. Vì vậy, tiêu dùng là điểm khởi đầu tuyệt vời của giáo dục về phát triển bền vững. Giáo dục người tiêu dùng rất cần thực tế, cần chạm vào đời sống hàng ngày của người dân cả ở gần và ở xa. Hành động tiêu dùng ở mỗi địa phương có thể tác động đến xã hội, kinh tế và môi trường toàn cầu, kể cả ở hiện tại và tương lai. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động, đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là sự suy giảm chưa hề dừng lại của các nguồn vốn tự nhiên, chất lượng môi trường và sức khỏe con người. Tháng 09/2012, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với các mục tiêu chiến lược có nội dung cốt lõi là chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh (3). Để thực hiện sự chuyển dịch này phải bắt đầu từ việc làm thay đổi căn bản tư duy của mọi người, ở mọi ngành nghề về sự cần thiết của nó. Điều này đòi hỏi một sự nỗ lực chung để huy động những nguồn lực giáo dục, nhằm đào tạo một thế hệ công dân mới, những doanh nhân, quan chức và toàn xã hội nắm được các nguyên lý của nền kinh tế xanh, ứng phó hữu hiệu với những thách thức đang xen mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt. Sinh viên sẽ là lực lượng chủ yếu đóng góp vào sự phát triển tương lai của đất nước, vì thế việc truyền đạt và giúp họ nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững là rất cần thiết. Chương trình tập huấn được thí điểm cho sinh viên các trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Đại học Kinh tế, giúp học viên nắm bắt khái niệm tiêu dùng bền vững, nâng cao nhận thức về các phương pháp tiêu dùng khoa học, có lợi cho cả môi trường và cá nhân người tiêu dùng thông qua các phương pháp giảng dạy sinh động. Thêm vào đó, khóa tập huấn còn hướng dẫn sinh viên về cách thức tự tổ chức một nhóm nhỏ để nhân rộng những kiến thức về tiêu dùng bền vững tới những người xung quanh 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra xã hội học Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi, lấy ý kiến sinh viên tại các trường Đại học Khoa Học Tự nhiên TPHCM, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nhằm khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi của họ về tiêu dùng bền vững trước và sau tập huấn. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên 03 trường ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG 14 thuộc 03 khối ngành kinh tế, xã hội và môi trường. Đối tượng khảo sát được chọn theo các phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có tính đại diện được thể hiện qua việc đáp ứng các tiêu chí về khối ngành học, độ tuổi, khả năng tài chính và thói quen tiêu dùng. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thu thập qua điều tra khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excel nhằm đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên về tiêu dùng bền vững trước và sau khóa tập huấn, đánh giá hiệu quả tập huấn. 2.3. Phương pháp tập huấn Chương trình tập huấn sử dụng các phương pháp giảng dạy chủ động lấy người học làm trung tâm bao gồm: phương pháp thuyết giảng; phương pháp quan sát; phương pháp học dựa trên tình huống, học dựa trên vấn đề; phương pháp sơ đồ tư duy; phương pháp sử dụng phim, tư liệu; phương pháp trò chơi; phương pháp học tập theo nhóm; phương pháp động não, câu đố, truy vấn; phương pháp sử dụng các công trình nghiên cứu. 2.4. Phương pháp so sánh So sánh mức độ kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trước và sau khóa học, để từ đó đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn. 2.5. Phương pháp thu thập dữ liệu Trong nghiên cứu này, phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin số liệu được sử dụng để tìm kiếm, chọn lọc những tài liệu liên quan đến các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững, cũng như các chương trình truyền thông về môi trường cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu phương pháp luận và các tài liệu có liên quan đến tiêu dùng bền vững từ các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu này cũng thu thập được các tài liệu liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường để qua đó xây dựng tài liệu tập huấn bao gồm các giải pháp và chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững một cách hiệu quả nhất nhằm truyền cảm hứng chuyển nhận thức thành hành động cho sinh viên. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đánh giá về kiến thức, nhận thức của sinh viên Sự thay đổi kiến thức và nhận thức của đối tượng tập huấn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn. Do đó, nhận thức của sinh viên về tiêu dùng bền vững được khảo sát trước và sau khóa tập huấn, được đánh giá thông qua phiếu khảo sát, sau đó chuẩn hóa và phân chia thành 3 mức độ: hiểu/biết rõ, tương đối hiểu/biết, không hiểu/biết. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: thế nào là tiêu dùng bền vững; các công cụ của tiêu dùng bền vững; các nghịch lý trong tiêu dùng và dấu chân sinh thái. Kết quả khảo sát trước và sau tập huấn được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây: ĐẶNG THỊ THANH LÊ – NGUYỄN KỲ PHÙNG 15 Trước tập huấn b/ Sau tập huấn Hình 3.1: Sự thay đổi chung về kiến thức, nhận thực Những biểu đồ trên cho thấy kiến thức và nhận thức của sinh viên trước và sau khi tham gia khóa tập huấn đã được thay đổi rõ rệt. Trong khuôn khổ chương trình, từ các kiến thức mà khóa tập huấn cung cấp, sinh viên đã tính được dấu chân sinh thái của bản thân, áp dụng các công cụ tiêu dùng bền vững vào từng tình huống cụ thể. Số sinh viên có kiến thức, nhận thức chưa tốt còn rất ít sau khóa tập huấn, thay vào đó là 68% sinh viên đã nắm được những kiến thức nền tảng của tiêu dùng bền vững; đa số sinh viên tham gia tập huấn phản hồi rằng, hình thức tổ chức khóa tập huấn và các công cụ cũng như phương pháp được các tập huấn viên sử dụng hợp lý đã đưa kiến thức đến gần họ hơn. Sinh viên khối ngành tự nhiên có nhận thức vể tiêu dùng bền vững tốt hơn hai khối còn lại. Điều này được giải thích do các sinh viên khối ngành tự nhiên đã được tiếp xúc sớm và nhiều hơn với các kiến thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững so với sinh viên hai khối ngành kia. 3.1.1. Thái độ về TDBV Thái độ là nhóm yếu tố đóng góp vào định hướng giá trị sản phẩm và khả năng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm đạo đức văn hóa, chuẩn mực xã hội, nhận thức... Nó có thể định hướng tiêu dùng cá nhân cũng như ảnh hưởng đến xã hội một cách sâu sắc(2). Trong khuôn khổ khóa tập huấn, thái độ trước và sau khi tham gia khóa tập huấn được đánh giá thông qua bảng khảo sát gồm 06 tiêu chí: tiêu dùng bền vững có quan trọng không; bạn có muốn tiêu dùng bền vững không; bạn có tự tìm hiểu và sẽ tìm hiểu về tiêu dùng bền vững; có muốn chia sẻ kiến thức về tiêu dùng bền vững không; chia sẻ cho ai; chia sẻ bằng cách nào. Kết quả khảo sát, so sánh kết quả khảo sát trước và sau tập huấn cũng cho thấy thái độ của sinh viên tham gia khóa tập huấn đã có sự thay đổi rõ rệt. Nếu trước khi tham gia tập huấn chỉ có 40% sinh viên có thái độ tích cực, 60% khá tích cực, thì sau tập huấn hầu có đến 90% sinh viên có thái độ tích cực đối với tiêu dùng bền vững. Điều đó được thể hiện ở các biểu đồ dưới đây: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG 16 Trước tập huấn Sau tập huấn Hình 3.2: Sự thay đổi chung về thái độ về TDBV Kết quả của sự thay đổi thái độ về TDBV của sinh viên từng trường được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Trước tập huấn Sau tập huấn Hình 3.3: Sự thay đổi chung về thái độ về TDBV của 03 trường Việc tổ chức lớp tập huấn theo hình thức chia sẻ được sinh viên đánh giá khá tốt, những câu chuyện và các video clip được sử dụng trong chương trình thực sự để lại ấn tượng cho người tham gia. Sau chương trình, nhìn chung cả 3 khối đều có sự thay đổi tích cực, trong đó sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chiếm tỉ lệ cao nhất. 3.1.2. Hành vi Nhận thức, thái độ và các chuẩn mực xã hội là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (1). Sự thay đổi hành vi của những sinh viên tham gia tập huấn được thu thập theo mẫu khảo sát hành vi tiêu dùng ở buổi 1 và buổi 6 thông qua 24 hành động(5), được chia thành năm nhóm bao gồm: ĐẶNG THỊ THANH LÊ – NGUYỄN KỲ PHÙNG 17 + Nhóm hành vi về nhà ở - năng lượng + Nhóm hành vi về phương tiện + Nhóm hành vi về thực phẩm + Nhóm hành vi về mua sắm + Nhóm hành vi về thời gian rãnh Kết quả xử lý chỉ ra rằng, nếu như trước tập huấn những sinh viên có hành vi tiêu dùng bền vững chưa tốt chiếm 5%, thì sau tập huấn con số này đã dịch chuyển qua hành vi tốt và khá tốt, cụ thể sau khóa tập huấn có 90% các bạn sinh có hành vi tốt và 10% khá tốt. Trước tập huấn Sau tập huấn Hình 3.3: Sự thay đổi hành vi về TDBV 3.2. Đánh giá hiệu quả lan tỏa của chương trình Hiệu quả của một chương trình tập huấn còn được đánh giá thông qua khả năng lan tỏa sau này của. Khả năng lan tỏa của khóa tập huấn được đánh giá thông qua phiếu khảo sát ý kiến sinh viên và được thực hiện sau 01 tháng kể từ khi kết thúc tập huấn. Nhận thức, thái độ, hành vi và mức độ quan tâm sau khi lan tỏa là những tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu quả lan tỏa của chương trình. Từ bảng điểm chuẩn hóa cho việc đánh giá hiệu quả lan tỏa đối với sinh viên, chúng tôi có được biểu đồ sau: Hình 3.4: Hiệu quả lan tỏa ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG 18 Kết quả trên cho thấy số lượng tập huấn viên lan tỏa ở mức độ tốt chiếm 47%. Việc học dựa trên vấn đề mà chương trình tập huấn đưa vào sinh viên và tập huấn viên, được đánh giá là yếu tố tác động vào việc thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi cũng như việc nhìn nhận được mức độ quan trọng của việc lan tỏa. Khả năng lan tỏa thông điệp, hành vi đến với cộng đồng sau quá trình tập huấn được đánh giá ở mức khá tốt. 4. Kết luận và kiến nghị Từ khảo sát trước và sau khóa tập huấn, bằng phương pháp thu thập và xử lý số liệu, kết quả cho thấy có sự thay đổi rõ rệt kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi về tiêu dùng bền vững của sinh viên. Tỷ lệ kiến thức, nhận thức của sinh viên trước tập huấn được đánh giá chưa tốt chiếm 38%, sau khóa tập huấn, kiến thức sinh viên được đánh giá là chưa tốt còn rất thấp, 68% sinh viên đã nắm được những kiến thức nền tảng của tiêu dùng bền vững. Thái độ của hầu hết sinh viên ở mức tương đối tốt về tiêu dùng bền vững. Sau khóa tập huấn, 100% sinh viên mong muốn dịch chuyển thói quen tiêu dùng. Sau khi được tập huấn sinh viên đã chủ động cải thiện hành vi theo hướng tiêu dùng bền vững, với 90% sinh viên có hành vi tốt và 10% sinh viên có hành vi khá tốt. Điều đó nói lên thành công của Chương trình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Davide Jabes, Cinzia Sciangula, Vincenzo Russo, Anna Re (2012). Sustainable native: Sustainable consumption behavior among young Italians. 5th International Conference on Multidisciplinary Perspectives on Child and Teen Consumption 2012. 2. Ibok, Nkanikpo; Etuk, Samuel George (2014). Socio-Economic and Demographic Determinants of Green Consumption. International Journal of Managerial Studies and Research (IJMSR) Volume 2, Issue 9. 3. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050. 4. UNEP (2016). A framework for Shaping Sustainable Lifestyles: Determinants and Strategies. 5. UNEP/UNESCP/META (2007). YouthXchange: toward sustainable lifestyle; training kit on responsible consumption – THE GIUDE, 2nd edition. 6. Yamane, Taro (1967). Statistics, An Introductory Analysis, 2nd Ed., New York: Harper and Row. Ngày nhận bài: 22/10/2017 Biên tập xong: 15/7/2018 Duyệt đăng: 20/7/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf96_6154_2215001.pdf
Tài liệu liên quan