Tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội: UBND tỉnh Quảng Trị - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiờn, ĐHQGHN
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi
trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị
và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường
Hà Nội - 2007
4
Danh sách cán bộ tham gia đề tài
1. TS. Nguyễn Tiền Giang, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội – Chủ trì đề tài
2. TS. Trần Ngọc Anh, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội – Thư ký đề tài
3. TS. Nguyễn Thanh Sơn, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
4. TS. Nguyễn Thọ Sáo, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
5. TS. Trần Anh Tuấn, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
6. ThS. Nguyễn Huy Phương, Viện Quy hoạch Thủy lợi Hà Nội
7. CN. Ngô Chí Tuấn,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
8. ThS. Nguyễn Hữu Nam, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị
9. NCS. Nguyễn Đức Hạnh, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
10. NCS. Trần Anh Phương, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
10.NCS. Trần Thanh Hà, Viện Việt Nam học và Phát triển bền vững
11.CN. Lê Quốc Huy, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
13.CN. Nguyễn Thanh Tùng, Viện Khoa học KTTV và Môi trườ...
197 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND tỉnh Quảng Trị - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiờn, ĐHQGHN
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi
trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị
và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường
Hà Nội - 2007
4
Danh sách cán bộ tham gia đề tài
1. TS. Nguyễn Tiền Giang, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội – Chủ trì đề tài
2. TS. Trần Ngọc Anh, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội – Thư ký đề tài
3. TS. Nguyễn Thanh Sơn, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
4. TS. Nguyễn Thọ Sáo, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
5. TS. Trần Anh Tuấn, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
6. ThS. Nguyễn Huy Phương, Viện Quy hoạch Thủy lợi Hà Nội
7. CN. Ngô Chí Tuấn,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
8. ThS. Nguyễn Hữu Nam, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị
9. NCS. Nguyễn Đức Hạnh, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
10. NCS. Trần Anh Phương, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
10.NCS. Trần Thanh Hà, Viện Việt Nam học và Phát triển bền vững
11.CN. Lê Quốc Huy, ,ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội
13.CN. Nguyễn Thanh Tùng, Viện Khoa học KTTV và Môi trường
14. CN Nguyễn Trọng Hữu, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị
15. CN Hoàng Việt Thịnh, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị
5
Mục lục
Mở đầu
Chương1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị...................10
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.............................................................................. 10
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 10
1.1.2. Địa hình, địa mạo................................................................................................. 10
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng............................................................................................ 12
1. Địa chất.....................................................................................................12
2. Thổ nhưỡng...............................................................................................12
1.1.4. Thảm thực vật...................................................................................................... 13
1.1.5. Khí hậu................................................................................................................. 14
1. Mưa...........................................................................................................14
2. Nhiệt độ không khí ....................................................................................15
3. Độ ẩm tương đối........................................................................................16
4. Bốc hơi ......................................................................................................16
5. Số giờ nắng...............................................................................................16
6. Gió và bão.................................................................................................16
1.1.6. Thuỷ văn .............................................................................................................. 18
1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tỉnh quảng Trị............................................... 20
1.2.1. Tài nguyên đất ..................................................................................................... 20
1.2.2. Tài nguyên nước................................................................................................... 26
1.2.3. Tài nguyên thuỷ hải sản....................................................................................... 28
1.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị .................... 30
1.3.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị............................................. 30
1. Dân số.......................................................................................................30
2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh..............................................................................31
3. Nông - lâm nghiệp.....................................................................................31
4. Thuỷ sản ...................................................................................................32
5. Công nghiệp..............................................................................................32
6. Y tế - Giáo dục ..........................................................................................32
7. Các ngành khác ........................................................................................33
1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị.......................................... 34
chương2. Điều tra hiện trạng, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
và xâm nhập mặn tỉnh quảng trị................................................................37
2.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản............................................................. 37
2.1.1. Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản............................................................................ 37
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản ................................ 38
1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ....................................................38
2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ...............................................40
6
2.1.3. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản............................................................................. 44
1. Sản lượng nuôi theo các loại hình mặt nước..............................................45
2. Sản lượng nuôi theo các huyện thị ..........................................................45
2.1.4. Tình hình dịch bệnh và cách phòng trừ trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị............................................................................................................... 46
2.1.5. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi ...................................................................................... 47
2.1.6. Dịch vụ hậu cần cho NTTS.................................................................................. 48
1. Sản xuất và cung ứng giống......................................................................48
2. Sản xuất và cung ứng thức ăn...................................................................50
2.1.7. Một số mô hình nuôi được áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...................... 51
1. Mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt ..............................................................51
2. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ................................................53
2.1.8. Hình thức tổ chức và quản lý hoạt động nuôi thuỷ sản nước lợ trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị ...................................................................................................................... 59
2.1.9. Đánh giá chung hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Trị ....................... 60
2.2. quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản Tỉnh Quảng trị đến 2020 ........... 61
2.2.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản.................................................. 61
1. Định hướng chiến lược phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Trị
đến năm 2020...............................................................................................61
2. Tiềm năng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ...................................................62
3. Văn bản pháp lý về quản lý môi trường vùng nuôi thuỷ sản tập trung......63
4. Quan điểm qui hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn...............66
2.2.2. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 và 2020...................................... 67
1. Quy hoạch đến năm 2010.........................................................................67
2. Qui hoạch đến năm 2020..........................................................................68
2.3. Hiện trạng xâm nhập mặn trên các hệ thống sông chính tỉnh
Quảng Trị................................................................................................................... 69
2.3.1 Tình hình chung.................................................................................................... 69
2.3.2. Biến đổi độ mặn vùng hạ lưu sông theo thời gian............................................... 70
3. Biến đổi ngày của độ mặn.........................................................................74
2.3.3 Biến đổi độ mặn vùng hạ lưu sông theo không gian ............................................ 75
1. Biến đổi độ mặn theo độ sâu thủy trực......................................................75
2. Biến đổi độ mặn dọc sông và theo hệ thống sông ....................................76
2.4. Quy hoạch phát triển nguồn nước đẩy mặn hạ du đến 2020....... 80
2.4.1. Các công trình ngăn mặn ................................................................................... 80
1. Trên hệ thống sông Bến Hải .....................................................................80
2. Trên hệ thống sông Thạch Hãn ................................................................82
2.4.2. Quy hoạch nguồn nước, góp phần đẩy mặn hạ du............................................. 83
1. Lưu vực sông Bến Hải...............................................................................83
2. Lưu vực sông Thạch Hãn ..........................................................................86
chương3. Đánh giá tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy
sản và đẩy mặn hạ du .........................................................................................90
3.1. Tính toán lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và đẩy
mặn hạ du.................................................................................................................. 90
3.1.1. Số liệu phục vụ tính toán ..................................................................................... 90
1. Số liệu bốc hơi ..........................................................................................90
7
2. Số liệu mưa ...............................................................................................91
3.1.2. Tính toán nhu cầu nước lợ cho 1 ha nuôi ............................................................ 92
3.1.3. Tính nhu cầu nước cho các thời kỳ...................................................................... 93
3.1.4. Tính toán lượng nước ngọt đẩy mặn hạ du ........................................................ 95
1. Hiện trạng .................................................................................................95
2. Sau khi các công trình thủy lợi được quy hoạch ........................................96
3.2. Chất lượng nước các khu vực nuôi trồng thủy sản ..................... 97
3.2.1. Một số ảnh hưởng của NTTS nuớc mặn, lợ đến môi trường nước...................... 97
3.2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do nuôi trồng thuỷ sản tại vùng
hạ lưu Bến Hải và Thạch Hãn...................................................................................... 99
1. Đánh giá chất lượng nước thải của một số khu vực nuôi tôm ....................99
2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước sông theo không gian, thời gian do
ảnh hưởng của nước thải từ các ao nuôi......................................................101
3. Đánh giá ảnh hưởng của một số lĩnh vực khác ngoài nuôi tôm lên chất
lượng nước sông..........................................................................................107
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng hiện trạng môi trường nước lên NTTS nước lợ ............... 112
1. Cơ chế tác động của môi trường nước lên hoạt động nuôi tôm ...............112
2. Các yếu tố khí tượng, thủy văn và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển
của tôm sú (Black tiger shrimp – Penaeous monodon)...............................113
3. Đánh giá ảnh hưởng chất lượng nước mặt đến hoạt động nuôi tôm......116
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm nước mặn, lợ đến chất lượng nước ngầm .. 120
1. Độ mặn ...................................................................................................123
2. Clo- .........................................................................................................123
3. Coliform...................................................................................................124
4. Kim loại nặng ..........................................................................................124
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm nước mặn, lợ đến chất lượng nước biển ven
bờ.................................................................................................................................. 124
3.2.6. Nhận xét ............................................................................................................. 125
chương4. ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản và xâm
nhập mặn hạ du – dự báo và giải pháp ....................................................127
4.1. CƠ Sở Lý THUYếT CủA MÔ HìNH Dự BáO XÂM NHậP MặN Và LAN
TRUYềN Ô NHIễM..................................................................................................... 127
4.1.1 Tổng quan ........................................................................................................... 127
4.1.2 Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11...................................................................... 128
1. Giới thiệu chung ......................................................................................128
3. Phương pháp giải ....................................................................................131
4. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu .......................................................133
5. Điều kiện ổn định ....................................................................................133
4.2 XÂY DựNG MÔ HìNH TíNH TOáN Và Dự BáO XÂM NHậP MặN trên hệ
thống sông tỉnh Quảng Trị............................................................................. 133
4.2.1 Thiết lập mạng thủy lực...................................................................................... 133
1. Tài liệu địa hình.......................................................................................134
2. Tài liệu công trình....................................................................................135
3. Tài liệu thủy văn......................................................................................136
4.2.2 Điều kiện ban đầu và điều kiện biên .................................................................. 137
4.2.3 Kiểm định mô hình ............................................................................................. 139
8
4.2.4 Dự báo tình hình xâm nhập mặn........................................................................ 143
4.2.5. Kết luận.............................................................................................................. 152
4.3. TíNH TOáN Và Dự BáO Ô NHIễM DO NUÔI TRồNG THủY SảN............... 153
4.3.1. Thiết lập mạng tính toán và biên đầu vào......................................................... 153
4.3.2 Dự báo tình hình ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản............................................. 158
4.4 CáC GIảI PHáP CÔNG NGHệ Và CHíNH SáCH GIảM THIểU Ô NHIễM DO
NUÔI TRồNG THủY SảN Và PHáT TRIểN MÔI TRƯờNG bền vững .............. 168
4.4.1. Cơ sở phương pháp luận .................................................................................... 168
1. Phương pháp phân tích đa tiêu chí..........................................................168
2. Phương pháp xếp hạng...........................................................................170
3. Phương pháp cho điểm ...........................................................................170
4. Phương pháp so sánh cặp (Pairwise comparison) .................................171
5. Phương pháp trao đổi..............................................................................172
6 Tính tổng điểm cho từng phương án.........................................................172
4.4.2. áp dụng phân tích đa tiêu chí cho vấn đề nuôi tôm nước mặn, lợ.................... 173
1.Một số vấn đề hiện tại và tương lai...........................................................173
2. Các thành phần liên quan .......................................................................173
3. Mục tiêu ..................................................................................................174
4. Các điều kiện biên...................................................................................175
5. Tiêu chí ...................................................................................................176
4.4.3. Các giải pháp ..................................................................................................... 177
1. Giải pháp phi công trình ..........................................................................177
2. Giải pháp công nghệ...............................................................................178
3. Phân tích các giải pháp: ..........................................................................182
4. Thiết kế chi tiết hệ thống cho vùng nuôi tôm thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn,
huyện Vĩnh Linh ..........................................................................................185
5. Một số các giải pháp về quản lý và chính sách .......................................187
4.5 CáC GIảI PHáP đối với xâm nhập mặn...................................................... 189
Kết luận 192
Tài liệu tham khảo 194
9
Mở đầu
Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) cả nước nói
chung và Quảng Trị nói riêng phát triển khá mạnh mẽ và có xu hướng ngày càng gia
tăng ở hầu hết các huyện ven biển. Đặc biệt tại các huyện ven biển như Hải Lăng,
Vĩnh Linh đã phát triển mạnh hình thức nuôi tôm trên cát với các quy mô khác
nhau. Bên cạnh lợi ích về kinh tế mà hoạt động này mang lại, nuôi trồng thuỷ sản
nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng tác động đến nguồn nước và môi trường,
gây ô nhiễm và làm trầm trọng thêm các ảnh hưởng của nước mặn, lợ đến các vùng
đất nông nghiệp và các công trình di tích lân cận. Vì thế cần thiết phải có các đánh
giá tình hình ô nhiễm do các hoạt động này gây nên.
Tỉnh Quảng Trị có hai hệ thống sông lớn nhất là sông Bến Hải, Thạch Hãn đổ
ra biển qua cửa Tùng, cửa Việt. Theo điều tra của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (2000)
và Trường ĐHKHTN Hà Nội (2006), trên sông Thạch Hãn do dòng chảy mùa kiệt
lấy hết vào hệ thống tưới nên lưu lượng trả lại cho dòng chính không có, vì vậy về
mùa kiệt, mặn xâm nhập sâu, gây ảnh hưởng nhiều mặt đến các hoạt động dân sinh
kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về
ngăn và đẩy mặn trên các hệ thống sông cũng như ảnh hưởng của nó (cả tích cực và
tiêu cực) đến phát triển kinh tế xã hội.
Trên cơ sở đó, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội kết hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị thực hiện công trình “Đánh giá hiện trạng ô
nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và
đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường” với
hai mục tiêu chính là: i) Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng
thủy sản tại các vùng cửa sông ven biển, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu; ii)
Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên hai hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn,
đề xuất phương án góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Sau một thời gian làm việc với sự tham gia, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, cán
bộ chuyên môn thuộc các sở, ban ngành tỉnh Quảng Trị chúng tôi đã hoàn thành
công trình kịp tiến độ và đạt mục tiêu đề ra.
Nhân đây chúng tôi xin trân trọng cảm ơn UBND Tỉnh Quảng trị, Sở Tài
Nguyên Môi Trường đã nhiệt tình hỗ trợ để chúng tôi hoàn thành công trình này.
NHóM TáC GIả
10
Chương 1
Đặc điểm địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi: 16 018 đến 17010 vĩ độ Bắc; 106032 đến
107024 kinh độ Đông
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình
+ Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Phía Tây là biên giới Việt - Lào.
+ Phía Đông là biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.746 km2 được chia thành 10 đơn vị hành
chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Quảng Trị nằm vào vị trí cầu nối của hai miền Nam
– Bắc có quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy
qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát
triển kinh tế.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh Trường Sơn đổ ra biển. Do sự phát
triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp. Theo chiều
Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp.
Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp, nhiều khu theo
dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở
đây theo các dạng đặc trưng sau:
- Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ
theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc
11
về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6 +4 m. Vùng
cát có lớp phủ thực vật nghèo nàn. Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo
dòng nước mưa, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới
và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng.
Tuy nhiên dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu
như có nước để cải tạo.
- Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các
dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có
nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như:
+ Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 + 2,5 m; địa hình
bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Xuôi theo chiều dài
dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha.
+ Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam
cầu Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2
phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ
+0,5 +1,5m. Dạng địa hình này cũng đã cải tạo để gieo trồng lúa nước.
+ Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình
bằng phẳng, tập trung ở Triệu ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Cao độ bình quân
dạng địa hình này từ +3,0 +1,0m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và
thị xã Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 +4,0m, dải đồng
bằng này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp.
+ Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi
phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là thành
tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ
được khai phá từ lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng.
+ Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc
lập diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước.
- Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục,
có những khu nhỏ dạng bình nguyên như khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa
(Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15 180. Địa hình này rất thuận lợi cho
việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa
hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung lũng lớn. Đây là dạng địa hình có thế
mạnh của tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của
các lưu vực sông, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông
12
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
- Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp, từ dải Trường Sơn ra đến
biển khoảng 100km, núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở; các triền núi cao có xen
kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vừo đầu đại mêzôzôi
tạo nên dãy Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt – Lào
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m với bề mặt bị
xâm thực và chia cắt mạnh. Địa hình này thích hợp cho cây lâm nghiệp và rừng
phòng hộ đầu nguồn.
Tóm lại, địa hình vùng nghiên cứu rất phức tạp và cũng có rất nhiều tiềm
năng để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và một nền kinh tế hàng
hoá có giá trị cao.
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
1. Địa chất
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi
trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị
thuộc Meôzoi và Kainozoi. Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ yếu ở
phần Tây Nam với diện tích gần 400km2, thuộc các hệ Trà Bồng, Bến Giàng - Quế
Sơn và các đá mạch không phân chia. Phức hệ Trà Bồng nằm trên vùng Làng Xoa
(Hướng Hoá) với lộ diện 120 km2, khối có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam nằm dọc đứt gẫy Đakrông-A Lưới. Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn nằm dọc theo
dải núi và vùng Vít Thu Lu gồm các khối Tam Kỳ, Ta Băm và động Voi Mẹp. Địa
chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo
thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu,
tầng phủ dày. Theo đánh giá của ngành địa chất, trong vùng này có rất nhiều quặng
nhưng phân bố rất phân tán, không thành khu tập trung, do vậy khi xây dựng công
trình thuỷ lợi ở vùng này ít bị ảnh hưởng. Phần thềm lục địa được thành tạo từ trầm
tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành.
2. Thổ nhưỡng
- Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo
dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan
(Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng:
+ Tiểu vùng bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu.
13
+ Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng
lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục mét.
Dạng trầm tích biển được hình thành từ kỷ QIV. Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới
cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ. Lớp vỏ phong hoá khá
dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. Đất nghèo các nguyên tố vi lượng.
+ Tiểu vùng đất nhiễm mặn cửa Tùng được tạo thành dưới tác động của thuỷ
triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước ngầm nông.
Diện tích đất này chiếm ít, có thể sử dụng để trồng lúa nhưng cần có các biện pháp
thau chua rửa mặn.
- Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng
sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá
Mazma. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm
bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh.
+ Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm,
Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Đất có tầng dày trên 1,2 m, có tới 6.300 ha. Đây
là hai khối bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp
dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng cao su chủ
lực của tỉnh.
+ Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên đá
mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng đất này
phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường.
- Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: gồm núi cao chia cắt mạnh, thực vật nghèo.
+ Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân
Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn sóng,
chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày.
+ Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa:. Địa hình ở đây
thấp, trũng, đồi lượn sóng. Đất phát triển trên phiến thạch sét biến chất. ở những
khu đất nhiều phù sa thuận lợi phát triển các cây nông nghiệp, vùng cao hơn rất
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, càfê.
1.1.4. Thảm thực vật
Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng bị huỷ diệt khốc
liệt, lớp phủ thực vật bị tàn phá. Ngay khi đất nước thống nhất, kế hoạch khôi phục
lớp phủ thực vật với ý nghĩa phục hồi các hệ sinh thái trở thành kế hoạch hành động
14
cụ thể và tích cực. Đến 1990, nhiều diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tái sinh do
khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của PAM
(Chương trình An toàn lương thực Thế giới) dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển
nhanh và có hiệu quả môi trường rõ rệt. Từ các Chương trình Quốc gia 327, 264 và
kế hoạch trồng rừng, trồng cây nhân dân của cấp tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng
cao tỷ lệ che phủ rừng khá nhanh. Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, trong giai
đoạn từ 1995 đến 2000, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường
khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm.
Đến năm 2003 độ che phủ của rừng đạt 36,5%. Tỉnh Quảng Trị gần như vùng đất
vành đai trắng trong thời gian chiến tranh, chỉ sau hơn 25 năm, rừng che phủ đất đai
tự nhiên từ 7,4% lên hơn 35%là một thành quả sinh thái quan trọng.
Bảng1.1 Diễn biến tài nguyên rừng ở Quảng Trị và hiệu quả
Năm Diễn biến rừng và hiệu quả Địa bàn tỉnh Quảng Trị
19
9
0
Độ che phủ rừng trên diện tích đất đai tự nhiên (%)
Rừng trồng (ha)
Hiệu quả
23,2
11.250
Phục hồi hệ sinh thái .
19
95
Độ che phủ rừng (%)
Rừng trồng (ha)
Hiệu quả
26,4
29.300
Chống cát di động. Phục hoá đất
trồng chuyển canh tác nông nghiệp.
20
00
Độ che phủ rừng (%)
Rừng trồng (ha)
Hiệu quả
29,7
35.064
Phòng hộ ven biển, đầu nguồn.
1.1.5. Khí hậu
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang
đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ
rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIIInăm sau, mùa mưa từ
tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi
liền với mưa phùn và rét đậm.
1. Mưa
Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa
hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.800 mm. Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm
15
tới 68 70% lượng mưa năm.
Tổng lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa năm.
Trong các tháng mùa khô từ tháng XII đến tháng IV thường có những trận mưa rào
nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lượng mưa từ 20 30 mm, do vậy trong vụ đông
xuân thường ít phải tưới hơn vụ hè thu. Giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mưa lớn là
tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn, nhờ có mưa này mà vụ hè thu, nhu cầu
nước cho con người và cây trồng đỡ căng thẳng hơn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX
đến tháng XI, thậm chí có năm mùa mưa kéo dài đến tận tháng XII. Đây là thời gian
bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa
hình chia cắt nên mưa trong mùa mưa cũng ít khi đồng đều trên toàn tỉnh. Theo
thống kê lượng mưa bình quân nhiều năm của các trạm thể hiện:
Bảng 1.2: Mưa bình quân nhiều năm
Đơn vị: mm
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vĩnh Linh 129.9 83.3 48.6 51.9 100.5 97.8 94.3 125.3 420.2 766.0 462.3 227.0 2614.1
Gia Vòng 60.1 47.9 35.4 64.1 143.6 101.4 78.7 155.0 509.7 695.9 456.4 188.0 2536.3
Đông Hà 48.2 34.1 30.8 60.7 119.3 83.0 65.7 163.2 388.9 683.9 429.0 175.2 2291.8
Thạch Hãn 84.3 60.7 48.9 63.0 135.0 105.7 82.9 135.3 476.4 710.6 438.6 240.7 2627.3
Cửa Việt 57.6 48.6 33.1 50.8 102.6 63.4 68.1 150.3 398.6 574.3 415.7 219.6 2187.8
Hướng Hoá 83.6 61.7 47.8 97.8 191.5 171.7 148.9 219.1 585.8 778.0 227.7 95.7 2779.9
Khe Sanh 16.7 19.2 29.7 89.8 158.9 210.8 187.8 295.9 376.7 455.0 175.8 64.7 2118.6
Ba Lòng 99.8 90.1 51.0 71.7 156.6 156.8 74.2 173.1 473.4 762.0 411.8 227.8 2794.3
2. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng XI tới tháng
III), cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều năm
vào khoảng 24,3oC. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10oC. Nhiệt độ bình
quân tháng tại trạm các trạm trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm
Đơn vị: oC
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Đông Hà 19.2 19.3 22.5 25.6 28.2 29.3 29.6 28.8 27.1 25.1 22.5 19.9
Quảng Trị 19.4 20.4 22.6 25.6 28.1 29.4 29.5 29.0 27.1 25.1 23.2 20.8
16
Khe Sanh 17.6 18.4 21.8 24.4 25.6 25.6 25.3 24.6 24.0 22.8 20.4 18.2
3. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89%. Bảng
1.4 trích dẫn độ ẩm tương đối tại Đông Hà.
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trạm Đông Hà
Đơn vị: %
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
92 91 91 93 91 79 81 79 84 85 88 89 86,9
4. Bốc hơi
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm. ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lượng bốc hơi bình quân
tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem bảng dưới đây). Lượng bốc hơi
ngày lớn nhất vào thángVII, bình quân 1 ngày bốc hơi tới 7mm
Bảng 1.5: Bốc hơi bình quân tháng
Đơn vị: mm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
53.5 49 54 71.5 126 195 219 189 100 90 71 61 1279
5. Số giờ nắng
Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà bình quân
số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII.
Bảng 1.6: Số giờ nắng trạm Đông Hà
Đơn vị: giờ
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
95 92 106 169 223 235 242 192 151 145 84 106 1840
6. Gió và bão
Các lưu vực sông thuộc Quảng Trị chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa.
Một năm có 2 chế độ gió mùa chính:
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI, tốc
độ gió bình quân 2,0 2,2m/s. Gió mùa này mang độ ẩm và gây mưa cho vùng.
17
Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ
gió bình quân từ 1,7 1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây
Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V
(nhân dân địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong
tỉnh Quảng Trị.
Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt
động rất mạnh mẽ và thất thường. Từ tháng V đến tháng VIII vùng ven Thái Bình
Dương không khí bị nung nóng bốc lên cao tạo thành những vùng xoáy rộng hàng
trăm km2, tích luỹ dần và di chuyển theo hướng Tây Nam đổ bộ vào đảo Hải Nam
Trung Quốc. Đến cuối mùa, từ tháng IX đến tháng XI gió Tây Nam suy yếu, nhường
dần cho hướng gió Nam và Đông Nam. Tâm xoáy thuận di chuyển dần xuống vùng
vĩ độ thấp và đổ bộ vào khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Cuối mùa, gió
Đông Bắc mạnh hẳn lên, ép các xoáy thuận nhiệt đới di chuyển dần về cực Nam
Trung Bộ. Quy luật này diễn ra thường xuyên, hàng năm. Thời kỳ xoáy thuận nhiệt
đới đổ bộ vào Bắc Trung Bộ thường gây ra bão vùng ven biển. Hướng đi của bão
trong vùng Bình Trị Thiên như sau:
Bão theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%
Bão theo hướng Tây - Tây Bắc chiếm khoảng 45%
Bão theo hướng Nam chiếm khoảng 24%
Bão theo các hướng khác chiếm khoảng 1%
Tính chất của bão và áp thấp nhiệt đới ở vùng Quảng Trị cũng rất khác nhau
theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão. Có năm không có bão và áp thấp nhiệt đới
như năm 1963, 1965, 1969, 1986, 1991, 1994. Cũng có năm liên tiếp 3 cơn bão như
năm 1964, 1996 hoặc 1 năm có 2 cơn bão như năm 1999. Bình quân 1 năm có 1,2
1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp nhiệt đới
thường gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên các
triền sông.
Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp 10 đến cấp 12, có khi gió giật
trên cấp 12. Thời gian bão duy trì từ 8 10 giờ nhưng mưa theo bão thường xảy ra 3
ngày liên tục.
Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng lũ
quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản Đây cũng là một trong các yếu tố tự nhiên
cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.
18
1.1.6. Thuỷ văn
Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính:
(1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông
gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam
Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2660 km2,
độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu
vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số
uốn khúc là 3,5.
(2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km2, dài 64,5 km, độ
cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông
là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43.
(3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam
Gaing về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km2, dài 65 km. Đầu
nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng
thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển
Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị
không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không đều trong
năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có xê
dịch giữa các năm từ một đến vài tháng.
Dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong
khoảng 54 - 73 l/s.km2, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả
nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ. Do sự phân bố nước không đều trong năm
nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình. Có một số nơi giá trị mô
đun dòng chảy bình quân năm đạt tới 80 l/s.km2, như ở huyện Hướng Hoá, mùa lũ từ
tháng IX - XII, mùa kiệt kéo dài trong khoảng 8 tháng (I - VIII). Do độ dốc lớn nên
lũ thường xảy ra nhanh và ác liệt gây nguy hiểm cho các hoạt động kinh tế xã hội.
Thông thường mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng một tháng. Mưa là
nguyên nhân gây lũ chủ yếu ở hai tỉnh này. Lũ lớn nhất thường xuất hiện trong các
tháng IX, X chiếm từ 25 - 31% tổng lượng nước cả năm.
Mùa kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
19
Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm.
Sự phân phối không đều đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng
đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt
động mạnh. Tuy nhiên vào khoảng tháng V-VI trong vùng thường có mưa tiểu mãn
bổ sung lượng nước cho mùa kiệt.
Tháng IV và tháng VII là những tháng kiệt, lưu lượng trên sông nhỏ. Mô đun
dòng chảy bình quân tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10-15 l/skm2. Do đặc
điểm vùng nghiên cứu có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa:
dải cát ven biển, đồng bằng ven biển, gò đồi, núi nên tính chất dòng chảy cũng có sự
phân hoá theo không gian rõ rệt. Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông
thuộc tỉnh Quảng Trị được thể hiện:
Bảng1.7. Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông tỉnh Quảng Trị
Các đặc trưng dòng chảy lưu vực
STT Tên sông Tên trạm
Q0(m
3/s) M0(l/s.km
2) Y0(mm)
1 Bến Hải Gia Vòng 14,4 53,9 1698 0,61
2 Thạch Hãn Thạch Hãn 70,0 68,5 2158 0,77
Bảng 1.8. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm (mm) các lưu vực
Tên lưu vực I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Bến Hải 5.10 2.70 1.90 1.50 3.10 2.40 1.40 2.90 14.2 30.9 23.9 10.0
Quảng Trị 6.41 5.47 4.75 3.60 5.02 4.79 5.00 5.36 10.3 17.6 18.9 12.8
Qua bảng 1.7 và bảng 1.8, ta thấy mô đun dòng chảy và chuẩn dòng chảy
năm của hai hệ thống sông chính Bến Hải và Quảng Trị thuộc loại cao của cả nước.
Hệ số dòng chảy đều > 0,6 đã chứng tỏ được khả năng sinh dòng và điều kiện lớp
phủ thực vật trên lưu vực là tốt. Các tháng nhiều nước rơi vào tháng IX, X, XI, XII,
tháng ít nước rơi vào các tháng còn lại. Các tháng nhiều nước chiếm khoảng 70 -
75% tổng lượng nước cả năm, còn các tháng ít nước là 25 - 30%.
Mực nước lũ hè thu trên các triền sông chỉ dao động từ 1,5 - 1,7 m; ít khi mực
nước lũ hè thu trên các triền sông lên cao trên 1,7 m. Hướng chuyển của lũ ở trong
vùng hạ du cũng rất phức tạp:
- Khi sông Thạch Hãn lũ lớn ở hạ du hướng lũ chuyển theo 2 phía, một hướng
theo sông Vĩnh Định chuyển về sông Bến Hải và một hướng theo sông An Tiêm
chuyển về Cửa Lác, còn dòng chủ lưu theo dòng chính chuyển ra Cửa Việt.
20
- Khi sông Thạch Hãn lũ nhỏ, sông Bến Hải lũ lớn, dòng lũ của sông Bến Hải
một phần chuyển về hạ du Thạch Hãn theo kênh Vĩnh Định, một phần lớn chuyển ra
Cửa Tùng, hiện tượng trên chỉ xảy ra khi lũ đạt báo động 3 trở lên.
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Quảng Trị thể hiện ở nước khe nứt, nước lỗ hổng và
nước cồn cát. Nguồn nước này tương đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng
cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới cho các loại hình sản xuất
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm mặn, ở vùng
đồi núi nước ngầm phân bố sâu khó khai thác. Vì vậy, cần có kế hoạch cân đối và sử
dụng nước hợp lý.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tỉnh quảng Trị
1.2.1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất Quảng Trị khá đa dạng, liên quan đến sự phức tạp trong cấu
trúc địa hình vùng núi và tương đối đơn điệu ở khu vực đồng bằng ven biển. ở khu
vực đồi núi của vùng thường phân bố các loại đất chính gồm: đất nâu đỏ trên bazan,
đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma chua, đất
vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất đen
trên cacbonat... Còn ở vùng đồng bằng giáp biển các loại đất chủ yếu là đất phù sa
của các sông suối, đất cát biển, đất mặn, đất phèn và các cồn cát ven biển.
1. Nhóm đất cồn cát trắng, vàng và đất cát biển
Nhóm đất này có mặt ở hầu hết các huyện ven biển. Cồn cát trắng có độ phì
nhiêu thấp hơn, hàm lượng sét có trong đất thấp, dao động trong khoảng 2% - 4%,
mùn rất nghèo và hầu như không đáng kể (đạt 0,1% - 0,2%). Các thành phần tổng số
và dễ tiêu rất nghèo. Đất cồn cát trắng có địa hình cao hơn so với cồn cát vàng, độ
dốc thường 30 - 50, với những dạng này thường không ổn định, có thể di chuyển và
san lấp cả những dải đất canh tác nông nghiệp, đất khô và thiếu ẩm nghiêm trọng.
Vì vậy, trên loại đất này, trồng phi lao là thích hợp.
* Đất cồn cát trắng ven biển Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát,
tỷ lệ sét vật lý biến động trong khoảng 4% - 8%, phản ứng từ trung tính đến hơi
chua, độ pH 5,2 - 6,2; độ phì tự nhiên thấp, rất nghèo mùn (0,2% - 0,5%); lượng
đạm, lân, kali tổng số nghèo (đạm <0,02%, lân <0,01%; kali <0,02%), các chất dễ
tiêu, lân, kali nghèo, tổng cation trao đổi thấp, nhỏ hơn 1,5 meg/100 gram đất.
* Đất cát biển Diện tích khá lớn và có mặt ở hầu hết các huyện ven biển
Quảng Trị 9.267 ha. Thành phần cơ giới của đất thường là cát pha, chua vừa đến ít
21
chua, lượng mùn rất nghèo đạt 0,6% - 1%, đạm tổng số rất nghèo đến trung bình,
đạt 0,04% - 0,08%. Lân tổng số và dễ tiêu đạt 0,03%, 3 - 4,5 mg/100 g đất, thuộc
loại nghèo, độ no bazơ trung bình lớn hơn 60%. Dung tích hấp thụ ít, nhỏ hơn 4
meg/100g đất.
2. Nhóm đất mặn
Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa sông, biển
hoặc hỗn hợp sông - biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn, có thể là do mặn
tràn hoặc của mạch nước ngầm mặn. Tuỳ theo độ mặn, có thể phân chia nhóm đất
này thành các đơn vị như sau:
* Đất mặn ít và trung bình Độ mặn của đất ít, hàm lượng Cl- giảm thấp, độ
phì tự nhiên biến đổi mạnh và phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành ; với đất cát biển
bị mặn thì độ phì thấp; với những đất có nguồn gốc phù sa bị mặn thì có độ phì khá
hơn. Đất có phản ứng trung bình (pH = 6,3 - 6,4), mùn nghèo (1,6%), đạm tổng số
khá (0,12% - 0,15%), lân và kali tổng số từ nghèo đến rất nghèo, đạt P : 0,05% -
0,04%; K : 0,3% - 0,5%. Lân dễ tiêu từ nghèo đến rất nghèo đạt 4 - 6,5 mg
P2O5/100g đất.
* Đất mặn nhiều Phân bố ở các địa hình thấp và trũng, phần lớn vẫn đang
ngập mặn. Đất có phản ứng trung tính ở tất cả các tầng, pH = 6 - 6,4. Mùn ở tầng
mặt trung bình đạt 2,6%; các tầng dưới rất nghèo 0,9%; Lượng đạm tổng số khá
0,17%. Lân tổng số trung bình ở tất cả các tầng đất (0,06% - 0,07%); kali tổng số từ
trung bình đến khá (1,2% - 1,3%). Lân dễ tiêu nghèo (3 - 5 mg P2O5/100 g đất). Kali
dễ tiêu trung bình (12 - 13 mg K2O/100g đất). Đất có chứa hàm lượng Cl- cao, tầng
mặt đến 0,17%; tầng kế tiếp thấp hơn, nhưng cũng đạt 0,12%.
3. Nhóm đất phèn
Nhóm đất này hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông phủ trên những
thực vật giàu lưu huỳnh trong điều kiện ngập nước quanh năm, giàu sét, đất yếm khí,
lưu huỳnh tồn tại dưới dạng H2S, cùng với sắt sẽ hình thành FeS2. ở trạng thái bị ô
xy hoá, FeS2 chuyển thành sunfua sắt và axít sunfuric làm cho đất trở nên phèn.Tùy
theo mức độ bị nhiễm mặn của đất mà ta có đất phèn ít và trung tính hoặc mặn
nhiều. Đặc điểm nổi bật của loại đất này là sự tích luỹ rất nhiều các loại độc tố gốc
Clo (0,25%) và Sunfat (0,23%) ở tầng mặt. Các tầng kế tiếp tỷ lệ này còn cao hơn
đến 44%; xuất hiện độc tố sắt, với đất có pH > 5. Các độc tố nhôm (với những đất có
pH <5), lượng nhôm di động trong đất phèn rất thay đổi phụ thuộc vào độ phèn của
đất ít hay nhiều và loại phèn hoạt động hay phèn tiềm tàng.
Diện tích nhóm đất phèn tại Quảng Trị không nhiều và hiện đang được khai
22
thác sử dụng vào mục đích trồng lúa hoặc trồng cói. Khi canh tác trên loại đất này
cần chú ý thau chua, rửa phèn bằng nước ngọt, kết hợp bón nhiều lân.
4. Nhóm đất phù sa
Tổng diện tích loại đất này trong khu vực chiếm 12,29% tổng diện tích đất tự
nhiên của vùng. Đây là loại đất được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của
sông hoặc suối. Tuy nhiên dưới tác động của các quá trình hình thành đất, đất hình
thành từ phù sa đã phát sinh thành 7 đơn vị cấp thấp hơn bao gồm :
* Đất phù sa được bồi hàng năm Phân bố ở các bãi thấp, thường bị ngập
trong mùa mưa, lũ, đồng thời với quá trình này là sự bồi tụ của phù sa, tuỳ theo độ
đục của sông mà lượng phù sa bồi tụ có thể thay đổi ở các lưu vực sông khác nhau
thì khác nhau. Loại đất này thuộc loại đất tốt nhất trong các đồng bằng, hạn chế duy
nhất là hay bị ngập lụt hàng năm, nên sản xuất nông nghiệp không ổn định.
* Đất phù sa không được bồi hàng năm Loại đất này về nguồn gốc hình
thành giống đơn vị đất trên, nhưng chúng đã thoát khỏi chế độ bồi tụ của sông, suối
do hình thành các hệ thống đê ngăn lũ hay do phân bố ở địa hình cao. Nhìn chung
đất chưa có những biểu hiện bị thoái hoá, có thể được dùng trong canh tác lạc, ngô
xuân hè; đậu tương hè thu; ngô đông hoặc khoai lang.
* Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Loại đất này được hình thành trên các
địa hình cao ven đồi núi. Sự suy thoái của loại đất này diễn ra khá phổ biến do hiện
tượng rửa trôi bề mặt cả về thành phần cation và các keo sét gắn kết có trong đất.
Đất có chế độ nước không đều trong năm, mùa mưa bị ngập nước nhưng mùa khô
lại thiếu nước nghiêm trọng, các quá trình oxy hoá và khử diễn ra đồng thời. Chính
màu đỏ vàng loang lổ của đất là do quá trình oxy hoá Fe+2 tạo thành Fe+3.
* Đất phù sa phủ lên trên nền đất cát biển Loại đất này phân bố ở vùng
chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng phù sa với các dải cát ven biển hoặc cồn cát trắng,
vàng.
Ngoài ra ở khu vực Quảng Trị còn có các nhóm loại đất khác với diện tích
phân bố ít hơn gồm: nhóm đất lầy và than bùn, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất
đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng dốc
tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá...
5. Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất này có diện tích lớn nhất vùng, chiếm 52,3% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở vùng đồi núi phía Tây, ở độ cao tuyệt đối từ 25 m đến 900 m,
hình thành trên sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác nhau. Nhìn chung
nhóm đất này chua, độ no bazơ thấp, khoáng sét phổ biến là kaolin, có quá trình tích
23
luỹ Fe và Al trong đất tương đối cao.
* Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (FK) Đất nâu đỏ thường
nằm ở địa hình đồi bằng hoặc lượn sóng, đất có tầng dày có nơi hàng chục mét
(Vĩnh Linh), hình thái phẫu diện đất gần như đồng nhất từ trên xuống dưới, thành
phần cơ giới của đất nặng, tỷ lệ sét vật lý chiếm từ 60% - 80%, đất có cấu tượng tơi,
độ xốp trung bình là 65%, đất thường có màu đỏ sẫm, do có độ lớn nên đất thấm
nước nhanh. Khả năng giữ nước gần gấp hai lần so với đất phát triển trên phiến
thạch sét, độ ẩm trung bình 30% - 40%. Độ chua pH KCl là 4 - 4,5; tầng mùn dày,
tỷ lệ mùn trung bình là 3%; đạm tổng số ở tầng mặt cao trung bình 0,1% - 0,2%; lân
tổng số từ khá đến giàu 0,15% - 0,4%; nhưng lân dễ tiêu và kali trao đổi lại nghèo,
lân dễ tiêu 5 mg/100 g đất, kali dễ tiêu đạt 10 mg/100 g đất. Đất nâu đỏ, nâu tím
trên bazan và trung tính là loại đất tốt của vùng, khai thác và sử dụng cần chú ý đến
biện pháp chống xói mòn, giữ ẩm đất, ủ gốc cho cây trồng vào mùa khô. Loại đất
này nên ưu tiên trồng các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhiệt đới có
giá trị kinh tế cao.
* Đất nâu đỏ trên đá vôi Có diện tích chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên,
thường tập trung ở chân và ở các sườn khu vực núi và các thung lũng đá vôi. Nhìn
chung, đất trên sản phẩm phong hoá của đá vôi thuộc loại đất tốt, giàu mùn và đạm
tổng số, nghèo lân, đất ít chua, độ no bazơ khá, đất có cấu tượng tốt, những nơi bằng
phẳng có độ ẩm cao đất có màu nâu thẫm, cấu tượng chặt. Loại đất này thích hợp
với nhiều loại cây trồng như ngô, đậu tương, bông, cây ăn quả,... Tuy nhiên đất có
nhược điểm là thoát nước nhanh dễ gây hại cho cây trồng, đất phân bố không tập
trung, có đá lộ đầu.
* Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) Chiếm diện tích lớn nhất, tới
23,9% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rộng rãi ở vùng đồi núi phía Tây của vùng,
nằm ở địa hình lượn sóng, vùng núi cao chia cắt dốc nhiều. Đất có tầng từ trung bình
đến dày. Vùng đồi canh tác nhiều đất bị rửa trôi xói mòn, tầng đất mỏng và có nhiều
kết von đá ong hơn. Thảm thực bì hiện nay chủ yếu là rừng gỗ nghèo, cây bụi lau
lách, một phần nhỏ được sử dụng trồng hoa màu, khoai, sắn.
Mặc dù tính chất của loại đất này khá đa dạng phụ thuộc vào vị trí phân bố và
tác động của nhiều yếu tố thành tạo khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nó đều có một
số tính chất chung là : phân tầng rõ, đất kém tơi xốp, đất chua pH KCl từ 4 - 4,5;
thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tỷ lệ mùn biến động lớn từ trung bình đến
giàu khoảng từ 2% - 4,5%; đạm tổng số và kali trao đổi trung bình, nhưng lân tổng
số và dễ tiêu đều nghèo. Loại đất này thích hợp đối với cây công nghiệp dài ngày
như chè, trẩu, cọ dầu; cây ăn quả cam, chanh ở nơi có tầng dày. Nơi ít dốc có thể sử
24
dụng trồng hoa màu, lương thực, cải tạo xây dựng đồng cỏ chăn nuôi. Tầng đất
mỏng trồng cây phục hồi rừng tự nhiên.
* Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa) Diện tích chiếm 10,1% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố trên địa hình dốc, có thành phần cơ giới hầu hết là cát pha đến thịt
nhẹ, sét vật lý dao động từ 28% - 53%, trong thành phần đất có nhiều khoáng vật
bền vững như thạch anh. Đất chua, tầng đất mỏng, mùn nghèo đến trung bình hàm
lượng mùn 1% - 5%; đạm tổng số nghèo đến trung bình, hàm lượng từ 0,1 - 0,15%;
Lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo, khả năng sử dụng cho nông nghiệp hạn chế, vì
vậy đất có hiện tượng xói mòn ở nhiều nơi. Trên toàn dải phân bố của loại đất này
cần có các biện pháp khoanh nuôi hoặc trồng rừng để bảo vệ, chống xói mòn, còn ở
những nơi đất ít dốc, tầng đất dày, đủ ẩm có thể sử dụng trồng hoa màu.
* Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) Diện tích tương đối lớn, phân bố rải rác ở
các khu vực đồi núi phía tây của vùng. Đất này có địa hình phân cắt, dốc nhiều, tầng
đất trung bình và mỏng, thuộc loại đất cát nên trong thành phần đất chứa nhiều hạt
thạch anh vì vậy thành phần cơ giới đất thường là cát pha, thịt nhẹ. Đất nghèo các
chất dinh dưỡng, kể cả tổng số và dễ tiêu, độ khoáng hoá mạnh nên nghèo mùn, đất
khô hạn và thường bị xói mòn mạnh. Hàm lượng mùn 1 - 1,5%, đạm tổng số 0,08%,
lân tổng số 0,03%; kali tổng số 0,16% độ no bazơ thấp 5% từ 21% - 28%. Đây là
loại đất có độ phì thấp, do đó nếu trồng trọt cần bón nhiều phân hữu cơ, phân xanh,
giữ độ ẩm, chống xói mòn để bảo vệ đất.
* Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fq) Diện tích không lớn, phân bố ở địa hình
rìa bát úp hoặc lượn sóng thoải. Đất có màu nâu vàng, chua, mức độ feralit của đất
này rất mạnh, thảm thực vật trên loại đất phần lớn là cây bụi, sim, mua, cỏ lào, guột,
cỏ tranh, lành ngạnh, cỏ dại,... Di tích để chứng tỏ loại đất này có nguồn gốc phù sa
hoặc lũ tích cổ còn rõ, do trên hoặc trong tầng đất còn có tầng cuội sỏi tròn nhẵn
cạnh, tầng đất dày có thành phần cuội có khi không giống đá gốc. Nhược điểm đối
với loại đất này là có loại kết von đá ong, dinh dưỡng nghèo, đất chua và bị khô hạn,
do canh tác lâu đời nên đất thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh. Loại đất nâu vàng trên
phù sa cổ rất thích hợp phát triển nhiều loại cây ăn quả, hoa màu lương thực và cây
công nghiệp ngắn ngày.
* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) Diện tích rất nhỏ, được phân
bố rải rác ở các vùng đồi phía tây của vùng. Do nhu cầu đòi hỏi về lương thực là lúa
gạo, nên diện tích loại đất này trong những năm gần đây được mở rộng, xây dựng
thành ruộng bậc thang có điều kiện tưới nước để trồng lúa. Từ khi trồng lúa, tầng đất
mặt do canh tác lúa nước dẫn đến biến đổi, mất cấu tượng vài nơi xuất hiện glây,
25
tính phân tầng rõ, sét bị rửa trôi xuống sâu. Nhìn chung đất này có phản ứng chua
đến ít chua pH KCl từ 4,5 - 5,5; Tổng số Ca, Mg trao đổi trung bình từ 3 - 5
meq/100 g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo. Mức độ phân giải các chất
hữu cơ mạnh, tỷ lệ C/N thường từ 8 - 12.
6. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit thường được phân bố ở độ cao từ 900 -
1900 m. Trong phạm vi Quảng Trị diện tích phân bố của loại đất này không nhiều.
Do điều kiện nhiệt độ giảm, độ ẩm cao hơn ở độ cao này, mặt khác ít bị con
người chặt phá nên thảm thực bì còn khá tốt. Do địa hình dốc chia cắt mạnh, nên
xảy ra hiện tượng xói mòn đất mạnh, đất thưòng có tầng mỏng đến trung bình, mức
độ phong hoá yếu hơn vùng đồi, màu đất thường ngả sang vàng vì ẩm hơn, đất có
phản ứng chua, độ no bazơ thấp, hàm lượng mùn trong đất thường giàu, nhất là ở
những nơi còn rừng trung bình 4% - 6%, mùn thường thô, do nằm ở trên cao nên
mức độ phân giải hữu cơ chậm.
Nhóm đất này tốt nhưng có nhược điểm là nằm ở vị trí cao, dốc nhiều, xói
mòn mạnh. Ngoài việc khai thác phát triển rừng, trên nhóm đất còn có thể trồng cây
ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
7. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Nhóm đất này trong vùng cũng có diện tích đáng kể. Phần lớn loại đất này
thuộc loại đỏ vàng nhưng nằm ở địa hình dốc, cây cối trơ trụi bị xói mòn mạnh nên
sỏi đá trơ trên mặt, đá lộ đầu nhiều, có tầng đất mỏng dưới 10 cm.
Đây là loại đất thoái hoá mạnh, rất nghèo dinh dưỡng, do đó phương hướng
cải tạo đất này chủ yếu là phục hồi lại chế độ lý hoá tính của đất, trồng rừng và phục
hồi rừng tự nhiên, trên đất này để cải thiện dần điều kiện tiểu khí hậu cho từng khu
vực, giữ độ ẩm, giảm dần sự xói mòn của đất.
Suy thoái đất thường được hiểu là tổng hợp các quá trình làm cho đất mất dần
khả năng sản xuất, đặc biệt đối với các ngành có liên quan chặt chẽ như nông
nghiệp, lâm nghiệp.
Các nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái đất lãnh thổ nghiên cứu bao gồm:
xói mòn đất ở vùng đồi núi vào mùa mưa; thổi mòn, hiện tượng khô hạn xảy ra vào
mùa khô; cát bay, cát chảy ở cồn cát; các biện pháp sử dụng đất chưa hợp lý. Những
quá trình này đã làm nảy sinh và đẩy mạnh hiện tượng hoang mạc hoá khu vực
Quảng Trị.
Ngoài ra, còn phải kể đến các quá trình khác như: lũ ống, lũ quét... mặc dù
mang tính cục bộ song cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới suy thoái đất.
26
1.2.2. Tài nguyên nước
Quảng Trị là một tỉnh ven biển miền Trung có điều kiện địa lý tự nhiên khá
phức tạp cả về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình cũng như cấu tạo địa chất và đât.
Chính sự phức tạp đó đã ảnh hưởng quan trọng đến qui luật phân bố theo không gian
và thời gian của lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí
và cả lượng dòng chảy của các thủy vực trong tỉnh. Các kết quả tính toán đánh giá
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho phép rút ra một số kết luận như sau:
1. Tài nguyên nước mưa
- Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng
năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh trên 2400 mm hân bố không đều theo
không gian, phụ thuộc vào hướng sườn và độ cao địa hình, có xu thế tăng dần từ
Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Nơi mưa ít nhất là những thung lũng khuất
gió như Khe Sanh, Tà Rụt và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Xê Pôn. Nơi
mưa nhiều nhất là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn, thượng nguồn các sông
Rào Quán, Cam Lộ. Lượng mưa năm của nơi mưa nhiều nhất lớn gấp trên 1,7 lần
nơi mưa ít nhất. Mức độ dao động của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm ở
tỉnh Quảng Trị thuộc loại trung bình. Hệ số biến đổi tại đa số các trạm dao động
trong khoảng từ 0,20 đến 0,24.
- Lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị phân phối không đều trong năm, hình thành
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, bắt đầu và kết thúc không đồng bộ. Sự phân
hóa giữa hai mùa mưa - khô khá sâu sắc. Tại sườn phía Đông Trường Sơn, tổng
lượng mưa cả mùa mưa chiếm 59-73 tổng lượng mưa năm; trong khi đó, mùa khô
chỉ chiếm 27-41. Tại sườn phía Tây Trường Sơn, tổng lượng mưa của mùa mưa
chiếm trên 80 tổng lượng mưa năm còn mùa khô chỉ chiếm chưa đầy 20%.
2. Tài nguyên nước sông
- Nằm trong vùng mưa tương đối lớn nên dòng chảy năm của các sông suối
trong tỉnh Quảng Trị cũng khá dồi dào. Mô đun dòng chảy năm bình quân toàn tỉnh
đạt khoảng 45,4 l/skm2, tương đương với lớp dòng chảy 1431,2 mm. Chuẩn dòng
chảy năm phân bố không đều theo không gian dao động từ 30 l/skm2 đến 60 l/skm2.
Tổng lượng dòng chảy năm, trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị là 6,673 km3,
trong đó: hệ thống sông Bến Hải 1,31 km3 (chiếm 19,6 ), hệ thống sông Thạch
Hãn khoảng 3,92 km3 (58,8 ), hệ thống sông Ô Lâu 0,50 km3 (7,55 ) và hệ thống
sông Sê Păng Hiêng 1,05 km3 (15,8 ). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng
năm trên một người dân hiện tại của tỉnh Quảng Trị là 10750 m3/người, cao hơn
nhiều so với trung bình của cả nước (4750 m3/người). Dòng chảy sông suối trong
27
tỉnh Quảng Trị phân phối không đều trong năm. Mùa lũ trên các sông suối trong
tỉnh Quảng Trị duy trì trong 4 tháng, nhưng mức độ tập trung dòng chảy khá lớn,
chiếm tới 62,5-80 tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài tới 8 tháng và tổng
lượng dòng chảy chiếm khoảng 20-37,5 tổng lượng dòng chảy năm.
- Kết quả phân tích chất lượng nước sông cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật
lý-hóa học-vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh đều nằm trong giới hạn
của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng
loại A (TCVN 5942 – 1995), còn khá tốt, hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động công nghiệp, có thể sử dụng tốt cho nông nghiệp và các mục đích khác. Tuy
nhiên, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải thông qua xử lý trước khi sử dụng.
3. Tài nguyên nước hồ
Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình
hồ chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra có 101 trạm bơm các loại phục vụ tưới,
tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp. Tổng dung tích nước đã sử dụng qua các công
trình thủy lợi khoảng 295 triệu m3 (trong đó tổng dung tích hồ chứa các loại cung
cấp 211 triệu m3, các đập dâng và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu m3, số còn
lại là các trạm bơm quy mô nhỏ). Về chất lượng qua kết quả phân tích các mẫu
nước lấy tại các hồ đập trong tỉnh cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý- hóa học-vi
sinh đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B
(TCVN 5942 - 1995), một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A, đảm bảo tiêu
chuẩn dùng cho nông nghiệp và các mục đích khác, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải
xử lý trước khi sử dụng.
4. Tài nguyên nước dưới đất
Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước tình hình nước dưới đất ở Quảng
Trị như sau:
- Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An có
thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia. Tổng lưu
lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m3/ngày. ở Gio Linh, kết quả thăm dò cho
thấy có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m3/ngày (bằng lưu lượng
khai thác cấp B, 20% trữ lượng khai thác cấp C). Vùng thị xã Đông Hà và thị trấn
Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công suất tổng
cộng đạt tới 19.000m3/ngày. Vùng phía tây thị xã Đông Hà cũng có thể khai thác đạt
tới lưu lượng 2.800m3/ngày.
- Miền đồi núi phía tây, tây nam : ở Cam Lộ có thể khai thác tập trung trong
28
phạm vi tầng chứa nước với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m3/ngày. ở các vùng
khác trong miền đồi núi này chỉ có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình
đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào khoảng 0,5 đến 10 m3/h
và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng khai thác trong một số thời
gian để mực nước tĩnh hồi phục.
- Các nguồn nước nóng và nước khoáng trong tỉnh đều có chất lượng tốt, cần
nhanh chóng điều tra chi tiết, xây dựng kế hoạch khai thác, phát huy hiệu quả đưa
vào sử dụng cho các mục đích nghỉ dưỡng và du lịch
1.2.3. Tài nguyên thuỷ hải sản
Quảng Trị có các hệ sinh thái thủy vực điển hình như các sông, suối phụ lưu,
Hệ sinh thái đầm nuôi ven biển, hệ sinh thái các đảo ven bờ
1. Khu hệ thuỷ sinh vật
- Thực vật nổi: tại Quảng Trị, các số liệu điều tra thành phần thực vật nổi
nước ngọt không nhiều, mới biết 48 loài thực vật nổi ở Quảng Trị (lưu vực sông
Đăkrông). Tập hợp các nghiên cứu, mới xác định được 72 loài thực vật nổi nước
ngọt thuộc 6 ngành tảo bao gồm Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo lục (Chlorophyta),
Tảo lam (Cyanophyta), Tảo vàng ánh (Chrysophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta) và Tảo
mắt (Euglenophyta). Mật độ thực vật nổi trung bình các thủy vực nước ngọt từ 16,9
x 103 tb/l đến 37,65 x 103 tb/l. Nhìn chung, Tảo silic chiếm tỷ lệ số lượng ưu thế 37-
50% số lượng tế bào thực vật nổi.
- Động vật nổi: thống kê các kết quả phân tích vật mẫu thu được, đã biết được
75 loài động vật nổi thuộc các nhóm Trùng bánh xe, Giáp xác râu ngành, Chân
chèo, Harpacticoida, có bao và các nhóm ấu trùng khác nhau. Số lượng các loài đã
biết còn thấp hơn nhiều so với thực tế có được. Thành phần loài động vật nổi hầu hết
là các loài phân bố rộng. Từ kết quả phân tích các vật mẫu thu được trong tháng
VI/2001, đã xác định được 2 loài Copepoda - Calanoida thuộc họ Diaptomidae mới
cho khoa học (trong đó có 1 giống mới)
- Động vật đáy: các kết quả khảo sát đã xác định được 28 loài động vật đáy là
giáp xác, thân mềm có trong các thủy vực nước ngọt Quảng Trị. Số lượng thành
phần loài như vậy còn chưa đầy đủ so với thực có trong thiên nhiên. Trong đó đáng
lưu ý là các loài giáp xác và thân mềm sông suối vùng núi chưa được biết nhiều.
- Khu hệ cá: thống kê thủy vực nước ngọt khu hệ cá vùng Khe Sanh-Rào
Quán (Quảng Trị) có 36 loài (Nguyễn Kiêm Sơn, 1999). Khi nghiên cứu khu hệ cá,
Nguyễn Thái Tự (1991) đã coi Bắc Trung Bộ là khu vực phát sinh phân họ cá
29
Mương trong họ cá Chép.
2. Khu hệ thủy sinh vật vùng triều, cửa sông ven biển
Thực vật nổi: đã xác định được 130 loài tảo thuộc các ngành Tảo silic
(Bacillariophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta), Tảo lam (Cyanophyta), Tảo lục
(Chlorophyta) và Tảo mắt (Euglenophyta). Tại khu vực ven biển, mật độ thực
vật nổi dao động từ 6 đến khoảng 46 triệu tb/m3. Các vùng cửa sông thường có
hàm lượng muối dinh dưỡng cao, có mật độ thực vật nổi cao nhất. Hầu hết các
thủy vực có độ mặn cao thì tảo silic chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, chiếm
63% mật độ số lượng thực vật nổi.
- Động vật nổi: Đã thống kê được 72 loài và các nhóm động vật nổi, nhóm
giáp xác chân chèo có thành phần loài phong phú nhất. Trong thành phần động vật
nổi, phân biệt thành 4 nhóm sinh thái chính: Các loài có nguồn gốc nước ngọt phân
bố rộng; Các loài nước lợ, cửa sông điển hình; Các loài có nguồn gốc biển thích ứng
muối rộng, phân bố ở vùng nước ven bờ; Các loài biển khơi. Mật độ động vật nổi
dao động từ khoảng 200 - 40.000 con/m3, mật độ cao ở vùng nước cửa sông, thấp ở
đầm nuôi. Tại vùng cửa sông, mật độ động vật nổi thấp nhất vùng cửa sông sát biển,
có xu hướng tăng dần khi vào sâu trong sông. Mật độ cao nhất ở tầng 0 - 5 m, thấp ở
tầng nước sâu hơn, cao ở thời kỳ chân triều, thấp hơn ở thời kỳ đỉnh triều. Vùng ven
bờ có mật độ động vật nổi cao hơn vùng biển khơi.
- Động vật đáy: Trong vùng triều, động vật thân mềm phát triển phong phú cả
về thành phần loài và số lượng: Don (Glaucomya chinensis) với mật độ 975 con/m2,
sinh khối 116,3 gr/m2, Hầu (Ostrea) với mật độ 337 con/m2, sinh khối 1.023,23 gr/m2,
Dắt (Aloides laevis) với mật độ 487 con/m2, sinh khối 156 gr/m2. Ngoài ra, khu triều
thấp còn có một số loài Chân bụng (Gastropoda) rất có gi á trị như ốc hương
(Babylonia areolata), Sò huyết (Arca granosa), Vẹm xanh (Mytilis smaragdinus), Phi
(Sanguinolaria diphos), Ngao (Meretrix)... Động vật giáp xác bao gồm tôm biển với
các họ Tôm he Penaeidae, họ Tôm moi (Sergestidae), họ Euphausiacae, họ Tôm gõ
mõ (Alphaeidae), họ Tôm hùm (Palinuridae) và tôm nước ngọt các họ
Palaemonidae, Atyidae. Các loài tôm càng nước ngọt chỉ phân bố sâu trong sông.
Cua chủ yếu là Cua bùn (Scylla serrata), Còng, Cáy... Các kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Huy Yết và Lăng Văn Kẻn (1996) về san hô cứng vùng biển quanh đảo Cồn
Cỏ đã xác định được 79 loài san hô cứng thuộc 32 giống 13 họ. Sự phong phú của
khu hệ san hô ở đây do điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ muối, độ trong, chất
đáy ở đây phù hợp cho điều kiện phát triển của san hô. Đồng thời do đặc điểm xa
30
bờ, rạn san hô ở đây không bị những tác động tiêu cực từ lục địa như dòng chảy
sông với độ đục lớn.
- Cá: Thống kê được 181 loài cá có ở vùng nước ven bờ Quảng Trị, thuộc 5
nhóm cá chủ yếu sau đây: Nhóm cá nổi: số loài không nhiều, phân bố ở tầng nước
mặt, tập trung thành đàn, di chuyển nhanh; Nhóm cá đáy: số loài đông nhất, phân bố
phân tán và hỗn tạp, di động tương đối chậm; Nhóm cá nước lợ: số loài khá nhiều,
thành phần phức tạp, nhưng phân bố chủ yếu trong vùng nước gần bờ độ muối thấp
(thường <1,5%), trong các bãi triều và cửa sông; Nhóm cá vùng triều bao gồm các
loài cá kích thước không lớn; Nhóm cá rạn san hô: thường là các loại cá có kích
thước cơ thể bé, sống trong các vùng nước trong, đó là các rạn đá và rạn san hô, độ
muối tương đối cao (>2,5%).
1.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng trị
1.3.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
1. Dân số
Theo Niên giám thống kê năm 2005 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số của
tỉnh là: 632840 người, số dân sống ở thành thị chiếm 24.53% còn lại hầu hết dân số
sống ở nông thôn và vùng núi (75.47%). Cơ cấu dân số như sau:
Nam: 313640 người
Nữ: 319200 người
Trong độ tuổi lao động: 316475 người chiếm 50% dân số toàn tỉnh
Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và
miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 133người/km2 trong đó thị xã Đông
Hà 1125 người/km2, thị xã Quảng Trị 2712 người/km2, huyện miền núi Đakrông 30
người/km2, Hướng Hoá có mật độ dân là 58 người/km2. Dân cư trong vùng chủ yếu
là người Kinh, sống tập trung ở dải đồng bằng ven biển, các thị trấn vùng núi. Số
còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều, Sào, Pa Cô tập
trung chủ yếu ở huyện Hướng Hoá và Đakrông. Tỷ lệ người Kinh chiếm tới 84%,
người Vân Kiều, Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít người khác.
Tốc độ tăng dân số trong vùng còn cao. Theo thống kê, tốc độ tăng dân số
của tỉnh Quảng Trị là 12,89%0 (2005). Có tới 70% dân sống nhờ vào sản xuất nông
nghiệp, 12% dân số sống dựa vào công nghiệp, 5% dân số sống dựa vào ngư nghiệp,
8% sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại sống nhờ vào dịch vụ và các ngành khác
31
2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 36 %, dịch vụ 38,4%, công nghiệp và xây dựng 25,6% tổng sản lượng của
tỉnh (thống kê năm 2005) trong cơ cấu nông nghiệp các ngành phân bổ như sau:
dịch vụ 12,76%, chăn nuôi 24,15%, trồng trọt 63,09%. Hiện nay trong vùng còn 19
xã đặc biệt khó khăn (Hướng Hoá 13 xã, Đakrông 5 và Vĩnh Linh 1) nằm trong
chương trình 135 của Chính phủ.
3. Nông - lâm nghiệp
a. Trồng trọt
Theo Niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác
hiện nay trong toàn vùng là 95792,2 ha, trong đó 73347,6 ha dùng cho cây hàng
năm và 22444,6 ha dùng cho cây lâu năm. Có nhận xét sơ bộ như sau:
- Nông nghiệp ở Quảng Trị chưa thể trở thành nền nông nghiệp hiện đại và
sản xuất hàng hoá được. Về cơ cấu vẫn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Diện
tích canh tác lúa chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng nơi có điều kiện đất đai, nguồn
nước và nhân lực phong phú. Hệ số sử dụng đất đai trong vùng mới đạt 1,6 chỉ số
này còn thấp so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo thống kê, thấy rằng diện tích và
sản lượng các cây công nghiệp lâu năm không ngừng tăng lên theo các năm, riêng
cây hồ tiêu sau 2004 lại bị suy giảm. Các loại cây ăn quả chủ yếu ở Quảng Trị được
thống kê theo các hộ gia đình, sản xuất mang tính tự cung tự cấp.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự
phát ở mức độ hộ gia đình. Chưa có nông trường chăn nuôi theo quy mô công
nghiệp. Do điều kiện thiếu lương thực, chăn nuôi trong vùng chưa phát triển thành
quy mô chăn nuôi trang trại được. Cơ cấu vật nuôi trong gia đình là trâu, bò, lợn, gà.
Ngành chăn nuôi mới chiếm tỷ trọng 15-18% thu nhập cho các hộ nông dân. Đàn
gia súc ở Quảng Trị tăng qua các năm ở mức độ chậm. Sau năm năm sản lượng thịt
hơi xuất chuồng tăng khoảng 40%.
c. Lâm nghiệp
Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 30%. ở
các vùng đồi núi đất ven các khe suối, rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt do các lý do
chủ yếu là: 1) Tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào dân tộc miền núi; 2)
Chất độc làm trụi lá trong chiến tranh huỷ diệt; 3) Nạn khai thác gỗ bừa bãi
32
4. Thuỷ sản
Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km và vùng biển có đặc tính chung của khu
hệ ven biển Miền Trung với thành phần loài khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản
vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 17.000 tấn.
Tuy thế, cho đến 2005, sản lượng khai thác hải sản (cá, tôm, mực) đạt khoảng
12.000 tấn, chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn lợi kinh tế này. Trong diện tích
đất nông nghiệp, phần dành cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,14% (gần 670 ha), tuy
nhiên nếu tính cả đất chưa sử dụng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản có thể lên tới
16.070 ha (trong đó nước ngọt: 9.712 ha; lồng bè: 3.300 ha; ruộng trũng: 3.800 ha)
Có thể nhận thấy tiềm năng phát triển thuỷ sản của tỉnh nói chung còn rất
lớn, song mức độ khai thác còn hạn chế. Để phát huy tiềm năng cần đầu tư thích
đáng về cơ chế, chính sách khuyến ngư cũng như vấn đề cấp nước phục vụ cho nuôi
trồng thuỷ sản ven bờ.
5. Công nghiệp
Công nghiệp trong vùng còn chưa phát triển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là
vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản. Trong vùng có 2 nhà máy sản xuất xi
măng lò đứng Đông Hà 1 và Đông Hà 2, nhưng hiện nay chỉ còn nhà máy Đông Hà
2 hoạt động với tổng sản lượng 50.000 tấn/năm, 2 nhà máy gạch tuynel có tổng công
suất 2 triệu viên năm. Công nghiệp chế biến thủy sản còn hạn chế, chỉ có 2 nhà máy
đông lạnh đặt tại cửa Tùng và cửa Việt hoạt động theo thời vụ đánh bắt. Ngoài ra ở
các địa phương còn có công nghiệp nhỏ nhưng ở mức độ hộ gia đình.
Nguồn điện trong vùng còn hạn chế, vùng núi hiện có 2 trạm thuỷ điện Khe
Sanh và Cam Chính với công suất thấp. Lưới điện quốc gia đã phát triển tới các
trung tâm huyện. Điện lưới đã tới được các xã, tuy nhiên ở miền núi các xã vùng sâu
vùng xa còn hạn chế. Tuyến đường dây 500KV đi qua địa phận Quảng Trị song
trong tỉnh không có trạm hạ áp. Hiện nay thuỷ điện Rào Quán đang được xây dựng,
khi đi vào hoạt động có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng cấp điện của vùng.
Thấy rằng công nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn trong các ngành công
nghiệp tỉnh Quảng Trị.
6. Y tế - Giáo dục
a. Y tế
Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân
cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Mỗi
33
huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò
tích cực trongviệc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình sinh
đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát
triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới
trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở
một số địa phương.
b. Giáo dục
Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực
lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và
20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học. ở vùng núi, tình trạng bỏ
học còn phổ biến. Tỷ lệ mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao.
7. Các ngành khác
a. Ngành giao thông
Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt
giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Vùng nghiên cứu có 3 tuyến quốc lộ
chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên
Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu
Lao Bảo dài 82 km). Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn sông
Hương. Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường
Trường Sơn công nghiệp. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông Hiếu,
sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ
cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam
có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam.
b. Ngành dịch vụ thương mại, du lịch
Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá
qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa
công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp.
Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và tương lai cần phải đóng vai trò
lớn trong hành lang kinh tế Đông – Tây. Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi
dân cư đông đúc..
Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Tùng, bãi biển cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá
đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các
cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được
34
nhiều khách. Vùng nghiên cứu cũng có những căn cứ cách mạng nổi tiếng như làng
Vây, chiến khu Ba Lòng; địa đạo Vĩnh Chấp, khu nhà người Pacô ở Tà Rụt, làng văn
hoá Phú Thiềng ở Mò ó, du lịch sinh thái ở Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn
Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe
Mây)...nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt để đưa vào thành
các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước và khách quốc tế.
1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở phân tích những nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội của tỉnh,
báo cáo "Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh
Quảng Trị đến 2010" đã xác định các lợi thế và hạn chế trong tiến trình phát triển
của tỉnh như sau:
Lợi thế:
– Có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng biển, ven biển và hải đảo, tiềm năng
du lịch phong phú thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế và phát triển du lịch
liên vùng và quốc tế.
– Có nguồn tài nguyên khoáng sản không lớn nhưng phân bố đều trên lãnh
thổ, có tiềm năng phát triển nông nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế sẽ là nơi sử dụng nguồn lao động là động lực cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh,
– Kinh nghiệm qua 15 năm đổi mới đang đóng góp tích cực vào quá trình
quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật, đã làm cho tỉnh bước vào một giai đoạn phát
triển kinh tế – xã hội mới, cao hơn.
Hạn chế:
– Kết cấu hạ tầng tuy có phát triển nhưng còn yếu, chưa đồng bộ, chưa tạo
được môi trường hấp dẫn cho đầu tư trong nước và quốc tế
– Chưa có các cơ sở công nghiệp Trung ương, công nghệ sản xuất công
nghiệp của địa phương còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu.
– Hậu quả chiến tranh để lại vẫn còn rất nặng nề. Tỷ lệ tăng dân số còn cao.
Lao động trình độ cao còn hạn chế cộng với những điều kiện khí hậu, thời tiết thất
thường ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, quan điểm và mục tiêu phát
triển của tỉnh đến 2010 đã xác định là:
1. Phát huy mọi nguồn lực trong tỉnh và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ
35
bên ngoài.
2. Tận dụng lợi thế của hành lang Đông – Tây và Khu thương mại Lao Bảo
để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
3. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở ưu tiên đầu tư phát triển
ngành và vùng lãnh thổ.
4. Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
5. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, đoàn kết dân tộc,
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững
6. Kết hợp phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
Nhằm đạt được mục tiêu đó tỉnh Quảng Trị đã chọn phương án phát triển
kinh tế – xã hội chủ yếu được thể hiện trên một số chỉ tiêu như sau:
Nông nghiệp: Mở rộng diện tích cây trồng, đầu tư giống, cải tiến kỹ thuật
canh tác, bảo quản và vận chuyển lưu thông. Liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế
biến và thị trường tiêu thụ. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại.
tăng cường cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thuỷ lợi, chợ và nước
sinh hoạt. Chú trọng việc xuất khẩu nông sản. Phát triển đồng bộ cây lương thực,
cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
Lâm nghiệp: Khai thác gỗ hợp lý với tái sinh rừng. Quản lý, bảo vệ và phát
triển tốt vốn rừng tự nhiên. Tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc, vùng cát ven biển.
Các biện pháp thực hiện là giao đất, giao rừng đến các hộ gia đình, đầu tư tái tạo
rừng kinh tế, rừng trồng và rừng cây công nghiệp, cây ăn quả. hỗ trợ vốn và đầu tư
cơ sở hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp.
Thuỷ sản: Phát triển ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm
tăng hàng hoá xuất khẩu. Tăng cường đánh bắt xa bờ và mở rộng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản. Chuyển đổi cơ cấu thuyền bè và tăng cường đội tàu có công suất lớn.
Phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần và công nghệ đánh bắt. Xây dựng các cơ sở
chế biến thuỷ hải sản.
Công nghiệp: Đảy mạnh phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh như vật
liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ hải sản. Mạnh dạn áp dụng
khoa học kỹ thuật và đầu tư công nghệ cao. Cổ phần hoá và phát triển công nghiệp
tư nhân. Phát triển công nghiệp điện, điện tử. Hình thành một số khu công nghiệp
trọng điểm: Khe sanh – Lao Bảo; Đông Hà và Đường 9 – Đông Hà – Cửa Việt –
Ngã Tư Sòng. Khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương, giải quyết việc làm
36
tại chỗ tại các huyện.
Thương mại, dịch vụ, du lịch: Ưu tiên xây dựng và phát triển Khu thương mại
Lao Bảo sớm phát huy hiệu quả đầu tư và phát triển trở thành Trung tâm thương mại
lớn không chỉ ở Quảng Trị mà của cả Miền Trung và cả nước. Đầu tư xây dựng chợ
Đông Hà và các chợ đầu mối ở các thị trấn, thị xã.
Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng,
du lịch, vui chơi giải trí với trọng tâm là nâng cao công tác quản lý và chất lượng các
loại hình dịch vụ.
Phát huy tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch,
nghỉ dưỡng và thể thao. Gắn du lịch Quảng Trị với du lịch Miền Trung và du lịch cả
nước. Đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch với ưu tiên các di tích lịch sử:
Thành cổ Quảng Trị, Cầu Hiền Lương, Khe Sanh – Tà Cơn, Nghĩa trang Trường
Sơn các di tích văn hoá: Thánh địa La Vang, Làng Vân Kiều các tiềm năng tự
nhiên: Khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt và Mỹ
Thuỷ, khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, đỉnh Voi Mẹp, hồ thuỷ điện Rào Quán.
Cùng với các ngành trên cần đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông,
Điện, Thuỷ lợi và Cấp nước và các lĩnh vực xã hội như Lao động, Y tế, Giáo dục và
Bảo vệ môi trường sinh thái, An ninh quốc phòng và Phòng chống thiên tai.
37
Chương 2
Điều tra hiện trạng, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
và xâm nhập mặn tỉnh quảng trị
2.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản
Hiện nay, việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), nhất là thuỷ sản mặn lợ ở nước ta
nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng đang phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, quá
trình nuôi trồng thuỷ sản muốn đạt được hiệu quả cao cần có những thông tin và
hiểu biết nhất định về các điều kiện môi trường cũng như những hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản đó và đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh.
2.1.1. Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, vấn đề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đã được quan
tâm và phát triển. Một vấn đề quan trọng trong quá trình nuôi là xác định được đối
tượng nuôi phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương. Các đối tượng nuôi được
đưa vào trong NTTS tỉnh Quảng Trị là:
- NTTS nước ngọt:
+ Đối tượng nuôi truyền thống: cá trôi, mè, trắm, chép, ...
+ Đối tượng nuôi mới: cá chình (lồng), rô phi dòng gift đơn tính, ba ba, cá
diêu hồng, ...
Trong lĩnh vực NTTS nước ngọt, cá là đối tượng nuôi chủ yếu của các hộ
nuôi.
- NTTS nước mặn, lợ:
Đối tượng nuôi thuỷ sản nước mặn lợ ở tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu là
tôm sú. Ngoài ra, còn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá rô phi đơn tính.
38
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Trị có xu hướng tăng trong những
năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi nước lợ.
- Năm 2003: tổng diện tích nuôi nước mặn, lợ và nước ngọt của toàn tỉnh là
1730 ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt là 1168 ha và diện tích nuôi nước mặn, lợ
là 563 ha. Diện tích đã sử dụng chiếm 11% diện tích có khả năng toàn tỉnh.
- Năm 2006: tổng diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 2.380,4 ha, với 1.600,2 ha
nuôi nước ngọt và 845,9 ha nuôi thuỷ sản nước lợ. Diện tích nuôi chiếm 14,8% diện
tích có khả năng nuôi thuỷ sản.
Diện tích nuôi nước ngọt và nước lợ trên toàn tỉnh trong năm 2003 và năm
2006 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh năm 2003 đến 2006
Đơn vị tính: ha
TT Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 TX Đông Hà 78 129 226,69 224
2 TX Quảng Trị 12 3,2 3,66 3,73
3 Vĩnh Linh 591 566 669,5 685,6
4 Gio Linh 268 364,92 428,5 443,1
5 Triệu Phong 307 417,1 485,2 495,2
6 Hải Lăng 381 309,3 284,6 343,7
7 Hướng Hoá 41 48,9 54,65 61,5
8 Đakrong 18 17,36 25,5 26,1
9 Cam Lộ 35 54,12 57,5 97,45
Toàn tỉnh 1.730 1.909,9 2.235,8 2.380,4
Nguồn: Số liệu thống kê - Cục thống kê tỉnh Quảng Trị
1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Phân bố diện tích theo đối tượng nuôi
Nuôi thuỷ sản nước ngọt tại Quảng Trị đã hình thành khá lâu nhưng chỉ mới
mang tính chất tận dụng các loại hình mặt nước sẵn có như các loại ao hồ nhỏ, các
ruộng trũng ngập nước và các loại hồ, sông, suối tự nhiên. Đến nay, nuôi trồng thuỷ
sản nước ngọt trong các hộ gia đình đang từng bước trở thành một nguồn thu nhập
đáng kể của nhiều hộ nông dân bên cạnh các thu nhập từ nông nghiệp.
39
Tổng diện tích mặt nước ngọt đang được nuôi thuỷ sản năm 2006 của Quảng
Trị là 1.600,2 ha, chiếm 16,5% diện tích có tiềm năng nuôi nước ngọt của tỉnh.
Trong số đó, nuôi cá chiếm một diện tích tương đối lớn là 1.572,5 ha (khoảng
98,3% tổng diện tích nuôi). Phần còn lại được sử dụng nuôi các loài thuỷ sản nước
ngọt khác (4,0 ha) và ươm giống thuỷ sản (23,6 ha).
Bảng 2.2 : Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 2003 đến 2006
Đơn vị tính: ha
TT
Loại hình
Nuôi rồng thuỷ sản
Diện tích
tiềm năng
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1 NTTS nước ngọt 9712 1168 1083,7 1382,7 1600,2
2 NTTS nước lợ 6361 563 826,2 853,1 780,2
Tổng cộng 16073 1731 1909,9 2235,8 2380,4
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2005, 2006
Theo kết quả điều tra, hiện trên địa bàn tỉnh có 136 hộ nuôi cá lồng với 156
lồng nuôi có tổng thể tích lồng là 1.493 m3. Số hộ nuôi cá lồng tăng hơn so với cùng
kỳ năm trước, tuy nhiên sản lượng thu được không nhiều. Phương thức nuôi cá lồng
đã có từ lâu nhưng hiệu quả mang lại không cao vì vậy bà con nông dân ít đầu tư
vào lĩnh vực nuôi trồng này.
Hiện nay, phương thức nuôi nước ngọt ở Quảng Trị chủ yếu là bán thâm canh
và quảng canh cải tiến. Nuôi thâm canh trong nước ngọt chưa được tập trung đầu tư
và phát triển.
Bảng 2.3: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt theo đối tượng nuôi
tỉnh Quảng Trị năm 2004 – 2006
Đơn vị tính: ha
TT Đối tượng nuôi Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Cá 1066,9 1345,8 1572,5
2 Tôm 0,8 - -
3 Thuỷ sản khác - 4,7 4,0
4 Hỗn hợp - - -
5 Giống thuỷ sản 16,0 28,2 23,6
Tổng diện tích 1.083,7 1.378,7 1.600,2
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2005 và năm 2006
40
Phân bố diện tích theo các huyện thị
Trong tỉnh, 4 huyện có diện tích nuôi nước ngọt lớn nhất là Triệu Phong 212
ha, Hải Lăng 313,7 ha, Gio Linh 319,4 ha và Vĩnh Linh 405,3 ha.
Về tốc độ phát triển, huyện Triệu Phong thể hiện tỷ lệ gia tăng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt cao nhất từ năm 2003 đến năm 2006, đạt 72,2%.
Riêng huyện Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị, diện tích nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt có dấu hiệu giảm rõ rệt. Đặc biệt là thị xã Quảng Trị.
Bảng 2.4: Diện tích nuôi nước ngọt của tỉnh Quảng Trị năm 2003 đến 2006
Đơn vị tính: ha
TT Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 TX Đông Hà 60 107 159,03 161
2 TX Quảng Trị 12 3,2 3,6 3,73
3 Vĩnh Linh 472 266 374 405,3
4 Gio Linh 160 221,2 262,32 319,4
5 Triệu Phong 59 141 187 212
6 Hải Lăng 311 228,3 260,1 313,7
7 Hướng Hoá 41 47,9 53,65 61,5
8 Đakrong 18 15 23,5 26,1
9 Cam Lộ 35 54,1 55,5 97,45
Toàn tỉnh 1.168 1.083,7 1.378,7 1.600,2
Nguồn: Số liệu thống kê - Cục thống kê tỉnh Quảng Trị
Nếu xét riêng năm 2006, đến thời điểm hiện tại, nuôi cá nước ngọt của
Quảng Trị đã sử dụng khoảng 14,8% diện tích có khả năng của toàn tỉnh. Cả 3 loại
hình mặt nước đang được sử dụng là ao, hồ nhỏ, ruộng trũng và mặt nước lớn, tiềm
năng vẫn còn khá cao, phân bố chủ yếu ở các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải
Lăng và Gio Linh. Các diện tích ở các huyện này sẽ là những đối tượng quan trọng
để xây dựng quy hoạch nuôi nước ngọt trong giai đoạn tới cho Quảng Trị.
2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ
41
Phân bố diện tích nuôi theo các huyện, thị xã và các loại hình mặt nước
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ
yếu tập trung vào các huyện thị ven biển: huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong
và Hải Lăng. Bên cạnh đó, thị xã Đông Hà cũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản
nước lợ.
Bảng 2.5: Diện tích NTTS mặn, lợ theo các loại hình mặt nước năm 2006
Đơn vị tính: ha
Loại hình mặt nước
TT Địa phương
Tổng
diện tích
Đất cát
ven biển
Bãi triều,
ven sông
Ruộng
mặn
Đồng
muối
1 TX Đông Hà 63 0 63 0 0
2 TX Quảng Trị 0 0 0 0 0
3 Huyện Vĩnh Linh 280,3 0 280,3 0 0
4 Huyện Gio Linh 123,7 0 23,7 100 0
5 Huyện Triệu Phong 283,2 0 121,2 162 0
6 Huyện Hải Lăng 30 30 0 0 0
7 Huyện Hướng Hoá 0 0 0 0 0
8 Huyện Đakrong 0 0 0 0 0
9 Huyện Cam Lộ 0 0 0 0 0
Toàn tỉnh 780,2 30 488,2 262 0
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2006
Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ càng ngày được nhân rộng, đến nay đạt
780,2 ha.
Thị xã Đông Hà
Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị nên các mục tiêu phát triển cơ
sở hạ tầng phục vụ cho phát triển đô thị và đô thị hoá được chú trọng. Chính vì vậy,
diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ thị xã không lớn, hiện chỉ có 63 ha, chủ yếu là
nuôi tôm sú. Các diện tích nuôi này tập trung chủ yếu ở 4 phường là phường Đông
Giang, Đông Lương, Đông Lễ và phường 2.
Huyện Vĩnh Linh
Đối tượng nuôi nước lợ của huyện Vĩnh Linh chủ yếu là tôm sú. Diện tích
42
nuôi tôm sú của huyện tính đến năm 2006 là 279 ha, chủ yếu là mặt nước ven sông,
chiếm 99,5% diện tích nuôi nước lợ. Với các diện tích đất cát, mặc dù tiềm năng
tương đối lớn (khoảng 250 ha, chủ yếu ở xã Vĩnh Thái), vẫn chưa được khai thác sử
dụng, ngoại trừ một mô hình nuôi thử nghiệm với diện tích 1,0 ha ở xã Vĩnh Thái.
Bảng 2.6: Diện tích nuôi tôm sú của các phường TX Đông Hà năm 2006
Đơn vị tính: ha
STT Các phường Diện tích đó nuôi
1 Phường Đông Giang 17,3
2 Phường 2 6,0
3 Phường Đông Lễ 26,0
4 Phường Đông Lương 13,7
Toàn thị xã 63,0
Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi nước lợ 2006, Trung tâm khuyến ngư, Sở TS Quảng Trị
Bảng 2.7: Diện tích nuôi tôm sú của các xã trong huyện Vĩnh Linh
Đơn vị tính: ha
STT Các xã Diện tích đó nuôi
1 Vĩnh Sơn 170,7
2 Vĩnh Lâm 22,76
3 Vĩnh Thành 55,6
4 Vĩnh Giang 27,9
5 Vĩnh Hoà 2
6 Vĩnh Thái 0
Toàn huyện 279
Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi nước lợ 2006, Trung tâm khuyến ngư, Sở TS Quảng Trị
Huyện Gio Linh
Cũng như Vĩnh Linh, đối tượng nuôi nước lợ của huyện Gio Linh chủ yếu là
tôm sú. Diện tích nuôi tôm sú của huyện tính đến năm 2006 là 123,3 ha. Diện tích
này có được chủ yếu là từ các vùng đất nông nghiệp năng suất thấp chuyển sang và
mặt nước hoang hoá ven sông.
Đất nuôi tôm chủ yếu là các loại hình đất nông nghiệp chuyển sang và các
diện tích bãi bồi ven sông Cửa Việt và Hiền Lương. Diện tích nuôi tôm sú tập trung
nhiều ở Gio Mai và Trung Hải. Diện tích bãi cát có khả năng đưa vào nuôi tôm là
113 ha tập trung ở 2 xã Trung Giang và Gio Hải, nhưng hiện tại vẫn chưa có mô
43
hình nuôi tôm trên cát nào.
Huyện Triệu Phong
Diện tích nuôi tôm sú của huyện tính năm 2006 là 242 ha, chủ yếu từ các
diện tích đất nông nghiệp năng suất thấp chuyển sang và đất bãi bồi ven sông, ven
lạch hoang hoá trước kia được đưa vào sử dụng. Diện tích nuôi tôm này tập trung
chủ yếu ở Triệu Phước và Triệu An. Diện tích đất cát tiềm năng của huyện vào
khoảng 800 ha, trong đó diện tích có khả năng đưa vào nuôi tôm sú là 444 ha, tập
trung nhiều ở 3 xã Triệu Vân, Triệu Lăng và Triệu An. Hiện tại huyện Triệu Phong
vẫn chưa có mô hình nuôi tôm trên cát nào.
Huyện Hải Lăng
Đây là một huyện có tiềm năng đất cát cho nuôi tôm nước mặn, lợ lớn nhất
trong tỉnh. Diện tích đất cát có khả năng cho nuôi trồng thuỷ sản trên toàn huyện
khoảng 2400 ha, chiếm 73,8% diện tích có khả năng toàn tỉnh. Trong số đó, khoảng
55 ha đất cát được giao cho Công ty CP, Thái Lan đầu tư nuôi tôm. Tổng diện tích
ao nuôi của Công ty chiếm khoảng 70% (tương ứng là 30 ha). Đối tượng nuôi là tôm
thẻ chân trắng.
Năm 2003, ngoài diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hải Ba, được khai
thác từ đất nông nghiệp năng suất thấp và đất hoang hoá ven sông thì ở Hải Lăng
còn nuôi tôm sú. Đến nay (năm 2006) do việc nuôi tôm sú của người dân đạt năng
suất thấp, thua lỗ nên mô hình này đã bị phá bỏ.
Phân bố diện tích theo hình thức và đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi thuỷ sản nước mặn lợ ở tỉnh Quảng Trị tập trung chủ yếu là
tôm sú. Ngoài ra, còn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá rô phi đơn tính...
Nuôi tôm nước mặn, lợ của tỉnh Quảng Trị được tiến hành theo cả 3 phương
thức nuôi: thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Trong các hình thức
nuôi, mô hình bán thâm canh là chủ yếu. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ được
thể hiện ở bảng 2.8.
Năm 2006, diện tích nuôi tôm sú đạt 737,3 ha, trong đó:
Nuôi thâm canh: 216 ha;
Nuôi bán thâm canh: 482,1 ha;
Nuôi quảng canh cải tiến: 37,2 ha;
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát do công ty CP – Thái Lan đầu tư
44
nuôi: khoảng 30 ha.
Bảng 2.8: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ theo đối tượng nuôi
Đơn vị tính: ha
TT Đối tượng nuôi Năm 2004 Năm 2005
Năm
2006
1 Cá - - -
2 Tôm 825,9 856,6 737,3
3 Thuỷ sản khác - - 41,0
4 Hỗn hợp - - -
5 Giống thuỷ sản 0,3 0,5 1,9
Tổng diện tích 826,2 857,1 780,2
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2005 và năm
Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố diện tích nuôi trồng thủy sản nước
mặn, lợ năm 2007
Trong tháng XI năm 2007 nhóm làm việc đã thực hiện việc khoanh vùng và
lên bản đồ diện tích các vùng, cơ sở nuôi tôm trên địa bàn 5 huyện, thị: TX Đông
Hà, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, sử dụng công nghệ viễn thám và
GIS . Kết quả cho tổng diện sử dụng cho nuôi trồng thủy sản mặn lợ trên các loại
hình là khoảng 950 ha.
Diện tích này gồm 30 vùng nuôi tôm có diện tích lớn được phân bố trên 5
huyện thị nói trên. Nếu trừ đi diện tích các vùng sử dụng cho nhà xưởng và đường
bao quanh thì diện tích ao nuôi còn khoảng 850 ha (diện tích thả giống có thể nhỏ
hơn). So với con số thống kê của Sở Thủy Sản và Niên giám thống kê thì con số là
khá phù hợp. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây, độ tin cậy của bản đồ được
đánh giá là chính xác hơn so với phương pháp chỉ dùng ảnh vệ tinh hoặc không ảnh.
2.1.3. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Bảng 2.9: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Trị từ 2003-2006
Đơn vị: tấn
STT Các hình thức Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Nuôi nước ngọt 1459 1778 1791,0 2061,9
2 Nuôi nước lợ 827 1223,6 1646,0 1632,8
Tổng cộng 2.286 3001,6 3437,0 3694,7
45
Nguồn: Báo cáo điều tra thuỷ sản tỉnh Quảng Trị năm 2005, năm 2006
Sản lượng nuôi trồng thủy sản Quảng Trị có xu hướng tăng từ năm 2003 đến 2006
(Bảng 2. 9).
1. Sản lượng nuôi theo các loại hình mặt nước
Xét theo các loại hình mặt nước, trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, ao hồ
nhỏ vẫn đạt sản lượng cao nhất (1527,4 tấn năm 2006).
Sản lượng thu được từ nuôi trồng thuỷ sản nước mặn đạt 1632,8 tấn, trong đó,
việc sử dụng các bãi triều ven sông vẫn mang lại hiệu quả lớn nhất. Trong năm
2006, việc áp dụng các bãi triều ven sông trong nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ đã đem
lại cho người nuôi một sản lượng lớn là 8085,8 tấn. Chỉ mới áp dụng nuôi thủy sản
trên 30 ha đất cát ven biển nhưng đã thu được 441 tấn.
Bảng 2.10: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo loại hình mặt nước năm 2006
Đơn vị tính: tấn
Loại hình mặt nước
Sản lượng nuôi trồng thuỷ
sản
Ao, hồ nhỏ 1527,4
Eo, ngách, lồng bố 440,3
Ruộng trũng 34,2
Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Tổng 2061,9
Đất cát ven biển 441
Bãi triều ven sông 805,8
Ruộng mặn 386
Đồng muối 0
Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn,
lợ
Tổng 1632,8
Tổng sản lượng 3694,7
Nguồn: Số liệu thống kê – Trung tâm giống thuỷ sản tỉnh Quảng Trị
2. Sản lượng nuôi theo các huyện thị
Nuôi thuỷ sản nước ngọt được thực hiện trên tất cả các huyện thị trong tỉnh,
nhưng với quy mô và sản lượng khác nhau.
Hai huyện có sản lượng nuôi nước ngọt cao nhất là huyện Vĩnh Linh (năm
2006 đạt 488 tấn, chiếm 23,7% sản lượng nuôi nước ngọt của toàn tỉnh) và huyện
Hải Lăng (496,9 tấn năm 2006, chiếm 24% tổng sản lượng nuôi ngọt).
46
Bảng 2.11: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo các huyện thị năm 2006
Đơn vị tính: tấn
Nguồn: Số liệu thống kế - Trung tâm giống thuỷ sản tỉnh Quảng Trị
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ cũng đạt được kết quả đáng kể. Với
diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Linh, Gio
Linh, Triệu Phong thì sản lượng ở các huyện này cũng đạt được kết quả cao trong
tỉnh. Huyện Vĩnh Linh với 600 tấn chiếm 36,7% sản lượng nước lợ, huyện Triệu
Phong đạt 312 tấn (chiếm 19,1%). Riêng huyện Hải Lăng chỉ với 30 ha nuôi tôm
trên cát nhưng sản lượng thủy sản nước lợ đạt được khoảng 441 tấn trong năm 2006.
Có thể nói, Hải Lăng là vùng nuôi tôm có năng suất cao.
2.1.4. Tình hình dịch bệnh và cách phòng trừ trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị
Hiện nay, trong nuôi trồng thuỷ sản, dịch bệnh xảy ra ở nước ngọt (chủ yếu
là cá) thường ít hơn ở nước mặn, lợ (chủ yếu là tôm sú).
Nguyên nhân của dịch bệnh:
- Chủ yếu là do nguồn nước và môi trường nuôi bị nhiễm bệnh nên phát tán
dịch bệnh ra môi trường xung quanh.
- Giống cấp không đảm bảo sạch bệnh.
- Khí hậu thời tiết khắc nghiệt cũng là một nguyên nhân góp phần vào vấn
đề này.
- Hiểu biết về kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế mặc dù có được tập huấn.
STT Các huyện thị Thuỷ sản nước ngọt Thuỷ sản nước lợ
1 TX Đông Hà 256 124
2 TX Quảng Trị 0 0
3 Huyện Vĩnh Linh 488 600
4 Huyện Gio Linh 352,4 155,8
5 Huyện Triệu Phong 345 312
6 Huyện Hải Lăng 496,9 441
7 Huyện Cam Lộ 23,1 0
8 Huyện Đakrông 10 0
9 Huyện Hướng Hoá 90,5 0
Tổng 2061,9 1632,8
47
Dịch bệnh phổ biến xảy ra ở cá là bệnh lở loét hay còn gọi là bệnh đốm đỏ và
bệnh do ký sinh trùng gây ra. Khi dịch bệnh xả ra, các biện pháp chữa trị cũng được
tiến hành. Các hộ nuôi thông qua các kinh nghiệm của mình như dùng clorine, mua
các loại thuốc (theo lời khuyên của những người nuôi khác) để điều trị nhưng hầu
như không có hiệu quả.
Bệnh phổ biến trên tôm sú là đóng rong, đốm trắng và phân trắng. Việc chữa
trị được tiến hành với các loại thuốc đang được bán trên thị trường nhưng đạt hiệu
quả thấp. Vì vậy, khi dịch bệnh thì người nuôi thường phải chịu sự rủi ro hoặc thu
hoạch sớm.
Bảng 2. 12: Diện tích dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ tỉnh
Quảng Trị năm 2004 đến năm 2006
Đơn vị tính: ha
STT Tình hình dịch bệnh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Diện tích bị dịch bệnh 194,18 110,57 33,93
2 Diện tích đã xử lý 61,66 39,76 5,93
3 Diện tích chưa xử lý 89,76 70,81 28
Nguồn: Số liệu thống kê năm 2006 - Trung tâm giống Thuỷ sản Quảng Trị
Thông qua bảng trên có thể thấy được, tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng
thuỷ sản nước mặn, lợ của tỉnh Quảng Trị có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của
sự tiến triển này là do các mô hình nuôi đã có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trước
khi đưa vào nuôi trồng. Tuy nhiên, việc mắc bệnh ở các đối tượng nuôi là hiện tượng
có thể gặp phải. Vì vậy, khi đối tượng nuôi bị dịch thì việc sử dụng thuốc phòng
ngừa đạt hiệu quả rất thấp.
Thị trường thuốc phòng trừ dịch bệnh cho tôm hiện nay phát triển rất đa dạng
với các sản phẩm cả nội địa và nhập khẩu từ nhiều nguồn, mang nhiều nhãn hiệu của
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi
- Đê bao: chỉ có ở một số vùng trọng điểm (vùng chuyển đổi từ đất nông
nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản), các khu nuôi như bãi bồi ven sông
thì không có đê bao chắn sóng cho cả khu mà chỉ có các bờ đầm của từng ao, đầm
riêng biệt. Nguyên nhân của vấn đề này là do diện tích ven sông nhỏ, lại được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_chinh_16_12_2009_2140268.pdf