Tài liệu Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai: KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT14
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
LSNG có một vai trò quan trong đối với
đời sống của người dân ở khu vực vùng núi
và đặc biệt là đối với đồng dân tộc thiểu sống
Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
gần rừng. Đây là nguồn mang lại thu nhập và
nguồn lương thực chính cho nhiều hộ gia đình.
Hội nghị quốc tế về “Vai trò của LSNG trong
xóa đói giảm nghèo vào bảo tồn đa dạng sinh
học” được tổ chức tại Hà Nội năm 2005 đã cho
thấy có khoảng 60 triệu người trên thế giới
sống phụ thuộc và rừng, trong đó tập trung
ở các nước nghèo như Châu Mỹ La tinh, Châu
NGUYỄN DANH1, NGUYỄN VĂN VŨ2,
NGUYỄN TẤN THẮNG3
————————
1 Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai
2 Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên
3 Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) không những góp phầ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT14
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
LSNG có một vai trò quan trong đối với
đời sống của người dân ở khu vực vùng núi
và đặc biệt là đối với đồng dân tộc thiểu sống
Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
gần rừng. Đây là nguồn mang lại thu nhập và
nguồn lương thực chính cho nhiều hộ gia đình.
Hội nghị quốc tế về “Vai trò của LSNG trong
xóa đói giảm nghèo vào bảo tồn đa dạng sinh
học” được tổ chức tại Hà Nội năm 2005 đã cho
thấy có khoảng 60 triệu người trên thế giới
sống phụ thuộc và rừng, trong đó tập trung
ở các nước nghèo như Châu Mỹ La tinh, Châu
NGUYỄN DANH1, NGUYỄN VĂN VŨ2,
NGUYỄN TẤN THẮNG3
————————
1 Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai
2 Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên
3 Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) không những góp phần quan trọng về mặt kinh
tế-xã hội của cộng đồng, mà còn có giá trị vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái
và đa dạng sinh học của rừng. Mục tiêu của nghiên cứu là: Đánh giá hiện trạng
khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài
nguyên thực vật cho LSNG tại xã Đăk Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nghiên
cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu; phỏng vấn trực tiếp cộng
đồng địa phương; điều tra thực địa có sự tham gia của người dân địa phương
theo các tuyến lát cắt địa hình; tham vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho
thấy số loài cây cho LSNG được gây trồng, khai thác là đa dạng, phong phú và
được phân thành 5 nhóm theo công dụng [6]: Nhóm LSNG dùng làm thuốc là
48 loài; nhóm làm thực phẩm 75 loài; nhóm làm cho tinh dầu-tananh-nhựa có
5 loài chính; nhóm làm đồ thủ công mỹ nghệ-làm nhà chủ yếu là các loài song
mây, tre nứa, đót, cỏ tranh, cọ; nhóm cho sản phẩm khác như phong lan, tre
nứa làm nguyên liệu giấy, cây cảnh. Hoạt động khai thác LSNG đã đóng góp
một phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng, đối với nhóm hộ
nghèo, thu nhập từ LSNG đóng góp đến 25,20% so với tổng thu nhập của nông
hộ. Thị trường tiêu thụ LSNG tại xã Đăk Rong diễn ra theo 3 kênh chính và chủ
yếu tập trung giao dịch nhóm dùng làm thuốc chữa bệnh (dược liệu), nhóm làm
thực phẩm và nhóm khác (các loại hoa, cây cảnh). Mặt khác, nghiên cứu đã xác
định được 10 loài LSNG tiềm năng do cộng đồng tham gia lựa chọn, ưu tiên gây
trồng và phát triển tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhóm giải pháp đã được đề
xuất trong nghiên cứu để bảo tồn và phát triển, khai thác và sử dụng bền vững
các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Lâm sản ngoài gỗ, xã Đăk Rong, Gia Lai
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 15
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19Phi và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tính
đến năm 2010, rừng là nơi định cư của gần 25
triệu người, trong đó có khoảng 13 triệu đồng
bào vùng dân tộc thiểu số, chiếm 14% dân số
cả nước. Theo thống kê LSNG là một hợp phần
quan trọng đã góp phần đáng kể cho cải thiện
sinh kế của các hộ gia đình ở cộng đồng sống
gần rừng (LSNG chiếm tới 20-30% thu nhập của
hộ). Đặc biệt có đóng góp đáng kể vào tiền mặt
cho hộ gia đình để phục vụ nhu cầu sống của
đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại huyện Kbang nói chung và xã Đăk
Rong nói riêng, hiện nay các loài LSNG được
đánh giá là khá đa dạng về thành phần loài, số
lượng và sản lượng lớn. Các sản phẩm LSNG có
giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập lớn cho
người dân và đặc biệt là góp phần giải quyết
lao động nhàn rỗi, xóa đói giảm nghèo, cải
thiện sinh kế, giảm áp lực về khai thác lâm sản
và lấn chiếm đất rừng để canh tác nương rẫy.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đã và đang bị
khai thác một cách quá mức bởi người dân nên
ngày càng trở nên khan hiếm và có nguy cơ đe
dọa tuyệt chủng. Từ thực tế đó, việc đánh giá
hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn
tài nguyên LSNG tại xã Đăk Rong, huyện KBang,
tỉnh Gia Lai là rất cần thiết.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu các loài thực vật cho LSNG đã
và đang được cộng đồng địa phương khai thác,
sử dụng và gây trồng tại xã Đăk Rong, huyện
KBang, tỉnh Gia Lai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên
cứu có liên quan đến LSNG, các nghiên cứu về
tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng, nghiên
cứu về vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh,
kết quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia lai, các
báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
tại địa phương.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
Sử dụng bộ công cụ đánh giá nông thôn
có sự tham gia (Participatory Rapid Appraisal)
để điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn
bán cấu trúc để thu thập thông tin từ cộng
đồng, người kinh doanh LSNG, cán bộ quản lý
(cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn, cán bộ công ty
lâm nghiệp) về thực trạng quản lý, khai thác, sử
dụng và gây trồng các loại cây cho LSNG chủ
yếu tại khu vực nghiên cứu; Tham vấn chuyên
gia về LSNG; Phương pháp điều tra thực địa có
sự tham gia của người dân địa phương theo
tuyến lát cắt địa hình, nhằm kiểm chứng thông
tin, xác định chủng loại LSNG, đánh giá tình
hình khai thác, khả năng tái sinh LSNG.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thực trạng khai thác và sử dụng các
loại LSNG
Trên cơ sở sự hiểu biết của cộng đồng về
tác dụng của các loại LSNG và khung phân loại
của Bộ Nông nghiệp và PTNT [6], nghiên cứu
tiến hành phân nhóm LSNG như sau:
3.1.1. Các loại LSNG sử dụng làm thuốc
Theo Nguyễn Đắc Tạo (2005), huyện KBang
có 457 loài cây thuốc chiếm tỉ lệ lớn nhất
(79,76%) so với toàn tỉnh Gia Lai (573 loài) [9].
Kết quả tham vấn cộng đồng và điều tra thực
địa có sự tham gia của người dân Bahnar tại 03
làng Kon Lôk 1, Kon Lôk 2 và Hà Đừng 1 thuộc
xã Đăk Rong đã bổ sung thêm 48 loài cây thuốc
có giá trị và được người dân sử dụng để chữa
các căn bệnh thông thường, góp phần nâng
con số cây thuốc được phát hiện tại KBang lên
505 loài. Trong đó, thống kê được 15 loài cây
làm thuốc được Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1]
và/hoặc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày
22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
[5] ghi nhận (bảng 1.).
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT16
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Bảng 1. Một số loài cây thuốc tại xã Đăk
Rong được ghi danh trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007) và/hoặc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP
TT Tên phổ thông Tên khoa học
Sách Đỏ
Việt Nam
(Tình trạng)*
Nghị định
06/2019/
NĐ-CP
1 Bình vôi Cambod Stephania cambodica Gagnep. EN -
2 Bổ cốt toái Drynaria fortunei (O. Kuntze ex Mett.) J. EN Nhóm II A
3 Cẩu tích Cibotium baromezt (L.) J.Sm - Nhóm II A
4 Đảng sâm Campanumoea javanica (Blume) H. F. VU Nhóm II A
5 Dè (Xá xị, Vù hương) Cinnamomum parthenoxylon (Jack) M. VU Nhóm II A
6 Dương xỉ gỗ cuống Cyathera podophylla (Hook.) Copel. - Nhóm II A
7 Giáng hương quả to Dipterocarpus macrocarpus Kurz. EN Nhóm II A
8 Hoàng Đằng Fibraurea recisa Pierre - Nhóm II A
9 Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus Blume EN Nhóm I A
10 Nắp ấm Trung Bộ Nepenthes annamensis Macfarl. EN -
11 Tắc kè đá Drynaria bonii Christ VU Nhóm II A
12 Thiên niên kiện lá to Homalomena gigantea Engl. VU -
13 Trầm Hương, Gió bầu Aqiularia crassna Pierre ex Lecomte EN -
14 Tuế lá xẻ Cycas bifida (Thiselton-Dyer) K. D. Hill VU Nhóm II A
15 Vàng đắng Coscinium fenestratum (Gaertn.) C. - Nhóm II A
Ghi chú: * Engdangered (EN)- Nguy cấp (nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt
chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần); Vulnerable
(VU) - sẽ nguy cấp (nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên
nhiên trong một tương lai tương đối gần).
(Nguồn: PanN - điều tra xã hội học tại xã Đăk Rong, tháng 3/2019)
Tuy vậy, kết quả phỏng vấn người dân địa
phương có đến 100% không biết những loài
cây liệt kê ở bảng 1, được Nhà nước nghiêm
cấm khai thác bừa bãi, không đúng quy trình
kỹ thuật và quy định của Luật Lâm nghiệp,
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019
của Chính phủ.
3.1.2. Các loại LSNG dùng làm thực phẩm
Người Bahnar đã từ lâu đời đã biết sử dụng
nhiều loài thực vật để làm rau ăn, hoặc dùng
để chế biến các món ăn khác. Kết quả nghiên
cứu tổng hợp được 75 loài thực vật được người
dân khai thác dùng làm thực phẩm. Trong số
các loài thực vật được người dân địa phương
sử dụng làm thực phẩm, phần lớn có phân bố
tự nhiên ở bìa rừng, nương rẫy, ruộng nước và
vườn nhà, rất thuận lợi cho việc thu hái và cách
chế biến làm thức ăn cũng đơn giản. Một số loài
thực vật thông dụng được người dân gây trồng
như: Bầu bí, Ngô, Đậu đỗ, Mỳ, Dứa, Cà, Ớt, Sả,
Riềng,... để sử dụng cho nhu cầu hàng ngày của
gia đình, cộng đồng và bán cho lái buôn để lấy
tiền mặt hoặc trao đổi hàng hóa.
3.1.3. Các loại LSNG cho tinh dầu, ta-nanh,
nhựa, dầu
Kết quả điều tra trên địa bàn xã Đăk Rong,
bước đầu đã phát hiện được một số loài thực
vật có khả năng chiết xuất tinh dầu giá trị: Thiên
niên kiện, Màng tang, Trầm hương, Trắc bách
diệp, Xá xị, Sả, Gừng, Sa nhân, Bời lời đỏ, Riềng
gió, Hồng bì, Quế rừng. Trong số loài cây cho
tinh dầu nói trên, có 5 loài phân bố ở rừng kín
thường xanh xa khu dân cư. Đó là Trầm hương,
Thiên niên kiện, Trắc bách diệp, Xá xị và Quế
rừng. Kết quả phỏng vấn có đến 86,67% số
người tham gia cho rằng Sa nhân là loài LSNG
tiềm năng được người dân địa phương xác
định ưu tiên gây trồng và phát triển, loài này
sinh trưởng, phát triển rất tốt và mọc khá phổ
biến ở dưới tán rừng, bìa rừng gần khu dân cư.
3.1.4. Nhóm LSNG dùng làm thủ công mỹ
nghệ và làm nhà
Đây là nhóm LSNG thường được dùng để
phục vụ đan lát, tạo các sản phẩm mỹ nghệ đặc
trưng của từng dân tộc, các sản phẩm này đa
dạng và có giá trị kinh tế. Kết quả nghiên cứu
đã xác định được các loài thực vật dùng làm thủ
công mỹ nghệ, đan lát các vật dụng trong gia
đình và dùng làm nhà, đó là: Song, Mây, Tre, Lồ
ô, Nứa, Dây Chạc chìu, Đót, Lá Cọ, Đùng đình,
Cỏ tranh,...
3.1.5. Nhóm LSNG cho các sản phẩm khác
Nhóm LSNG cho nguyên liệu giấy tại địa
phương gồm một số loài: Tre, Lô ô, Nứa chưa
được khai thác để bán ra thị trường, bởi lý do các
nhà máy chế biến dăm bột giấy ở Gia Lai (Nhà
máy MDF An Khê) và ngoài tỉnh (Bình Định, Phú
Yên,...) không thu mua các sản phẩm này. Mấy
năm gần đây, người dân địa phương tại xã Đăk
Rong đã quan tâm đến việc tìm kiếm các loài
hoa, cây cảnh chủ yếu bán ra thị trường và một
số rất ít để sử dụng. Các loài thực vật được khai
thác với mục đích này có thể liệt kê gồm: Các
loại Phong lan rừng (Thủy tiên - Dendrobium
fameri, Phượng vĩ - Renanthera imschootiana
R. Giả hạc - Dendrobium anosmum, Đuôi chồn
- Rhynchostylis retusa Blume,...); Các loài Cẩm cù
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 17
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19(Cẩm cù hoa đỏ, Cẩm cù lá lớn, Cẩm cù đồng
tiền); Các loài thuộc chi Sung (Ficus),...
3.2. Kiến thức bản địa của cộng đồng
trong khai thác, chế biến và sử dụng LSNG
Hoạt động thu hái cây thuốc trong rừng
chủ yếu do những người hiểu biết về cây thuốc
thực hiện mỗi khi có người trong cộng đồng
mắc bệnh cần phải chữa trị. Kiến thức về cây
thuốc và cách khai thác, chế biến để sử dụng
chữa bệnh chỉ lưu giữ trong trí nhớ của người
đi lấy thuốc, do vậy không phải ai cũng có thể
đi lấy thuốc trên rừng.
Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng
các loại LSNG dùng làm thực phẩm của người
Bahnar rất đa dạng và phong phú, họ có khả
năng “sinh tồn” trong điều kiện núi rừng rất
tốt. Người Bahnar có nhiều kinh nghiệm khi
khai thác các loại quả cây, lá cây dùng để làm
thức ăn. Tùy theo từng loại cây và mùa vụ cho
quả để chủ động lên rừng thu hái. Loài dâu da
(Baccaurea) thường thu hái vào tháng 9-10, các
loài Trâm (Syzygium) thu hái vào tháng 7-8. Khai
thác măng Le, Lồ ô vào tháng 8-9 hàng năm,...
Các loại rau rừng được khai thác quanh năm để
sử dụng. Hình thức chế biến và bảo quản các
loài LSNG thuộc nhóm này đơn giản: Các loại
rau có thể sử dụng ăn sống hoặc nấu canh; một
số có thể nướng sau đó bỏ vỏ (các loại thuộc
họ Gừng - Zingiberaceae); các loại măng Le, tre,
nứa được làm sạch vỏ, sau đó đem luộc chín 02
lần để loại bỏ vị đắng, chất độc, rồi mới đem chế
biến các món khác. Khi khai thác được nhiều
sản phẩm LSNG nào đó, người Bahnar thường
mang cho bà con dòng họ trong cộng đồng, số
còn lại được sử dụng ngay, hoặc làm sạch rồi
mang hong khô trên gác bếp để dự trữ được
lâu mà không bị hư thối,...
3.3. Vai trò của LSNG trong đời sống cộng
đồng
3.3.1. Giá trị về kinh tế
Kết quả điều tra đối với 3 nhóm hộ khá,
trung bình, nghèo tại 3 làng thuộc xã Đăk Rong
cho thấy nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt
(Lúa nước, Cà phê, Đậu đỗ) chiếm tỉ trọng lần
lượt là 87,00%, 70,20% và 62,19%.
Bảng 2. LSNG đóng góp một phần quan
trọng trong cơ cấu thu nhập
Nhóm hộ
Tổng thu
nhập/năm
(Đvt: Triệu đồng)
Nguồn thu nhập chính Thu nhập từ LSNG Thu nhập từ BVR
Số lượng Tỉ trọng (%) Số lượng Tỉ trọng(%) Số lượng
Tỉ trọng
(%)
Hộ Khá 39,080 34,0 87,0 3,200 8,19 1,880 4,81
Hộ TB 18,910 13,275 70,20 3,565 18,85 2,070 10,95
Hộ nghèo 12,220 7,600 62,19 3,080 25,20 1,540 12,60
Trung bình 23,403 18,291 73,13 3,28,667 17,42 1,830 9,45
Ghi chú: * Nguồn thu từ canh tác lúa nước, Cà phê, tiền lương
(Nguồn: PanN - điều tra xã hội học tại xã Đăk Rong, tháng 3/2019)
Tuy nhiên, hoạt động khai thác LSNG đã
đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu
thu nhập của cộng đồng người Bahnar nơi đây.
Đối với nhóm hộ nghèo, LSNG đã đóng góp
đến 25,20% cao nhất trong 3 nhóm hộ, nhóm
hộ trung bình là 18,85%, hộ khá là 8,19% so với
tổng thu nhập. Tại buổi Báo cáo seminar tổ chức
ở huyện KBang, chúng tôi nhận được một số
kiến cho rằng nguồn thu từ khai thác LSNG có
thể cao hơn mức 25,2% trong cơ cấu nguồn thu
nhập của người dân địa phương xã Đăk Rong.
Mức chênh lệch về thu nhập từ khai thác
LSNG ở các nhóm hộ là không lớn, nhóm hộ
trung bình hàng năm khai thác LSNG thu được
mức cao nhất (3,565 triệu đồng/năm), trong khi
hộ nghèo có mức thu thấp nhất (3,080 triệu
đồng /năm) vì lý do nhóm hộ này thiếu nhân
lực lao động. Bên cạnh đó, việc tham gia nhận
khoán bảo vệ rừng cho các đơn vị chủ rừng trên
địa bàn xã cũng đã mang lại nguồn thu đáng kể
cho người dân địa phương xã Đăk Rong.
3.3.2. Giá trị về xã hội
Theo lời đánh giá của già Đinh Glơm ở làng
Kon Lôk 1: “Nếu Yàng (ông Trời) cho sức khỏe và
con người cần cù, chịu khó làm xong cái rẫy, rồi
đi lên rừng kiếm các loại Nấm, cây thuốc,... về bán
là có tiền nuôi bản thân và gia đình, không sợ bị
đói như trước nữa”. Điều này cho thấy Đăk Rong
là một xã giàu tiềm năng về nguồn tài nguyên
LSNG, nếu người dân địa phương biết khai thác
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
có khả năng tái tạo này, sẽ mang lại nguồn thu
nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT18
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G hội tại địa phương. Như trên đã trình bày, LSNG
đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu
thu nhập của cộng đồng người Bahnar tại xã
Đăk Rong, hoạt động khai thác LSNG đã giải
quyết được số lượng lớn công lao động nhàn
rỗi, góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế
cho người dân địa phương nơi đây. Bên cạnh
đó, nhóm LSNG được sử dụng làm thuốc chữa
bệnh ở địa phương cũng rất phong phú, với kho
tàng tri thức bản địa về các bài thuốc dân gian
đã góp phần điều trị các bệnh thông thường và
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng rất hiệu quả.
3.3.3. Giá trị về nghiên cứu khoa học và cảnh
quan môi trường
Tài nguyên rừng ở xã Đăk Rong rất đa dạng
và phong phú, là nơi lý tưởng, thu hút hoạt
động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài. Khi đã được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển
thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng [3], và Đăk
Rong sẽ thu hút được nhiều chương trình, dự
án nghiên cứu tầm quốc tế,...
3.4. Hoạt động kinh doanh LSNG tại địa
phương
Qua việc khảo sát, điều tra tình hình mua
bán, tiêu thụ các sản phẩm LSNG tại địa bàn
xã Đăk Rong, nhóm nghiên cứu xác định được
kênh thị trường tại đây được mô phỏng ở hình 1.
Kênh thứ nhất: Người dân địa phương khai
thác các loại LSNG từ rừng, thường không qua
sơ chế mà mang bán trực tiếp cho các điểm
thu mua tại làng/thôn, hoặc đại lý thu mua tại
trung tâm xã Đăk Rong. Một số sản phẩm LSNG
được người dân sử dụng cho nhu cầu của gia
đình và cộng đồng.
Kênh thứ hai: Các điểm thu gom tại các
làng/thôn bán trực tiếp cho đại lý thu mua tại
trung tâm xã Đăk Rong. Trên địa bàn xã Đăk
Rong có 02 cơ sở (đại lý) đăng ký kinh doanh các
sản phẩm LSNG của gia đình ông Trần Văn Vĩnh
và của gia đình bà Nguyễn Thị Huyền chuyên
thu mua các sản phẩm LSNG quanh năm với
số lượng tương đối lớn: Thu mua khoảng 50-60
tấn Sa nhân/năm, các loại nấm 10-15 tấn/năm.
Hình 1: Sơ đồ chuỗi các kênh thị trường LSNG tại xã Đăk Rong
(Nguồn: PanN - điều tra xã hội học tại xã Đăk Rong, tháng 3/2019)
Kết quả điều tra trong cộng đồng và các
điểm thu mua được biết, giá bán các loại LSNG
ở địa phương tương đối bình ổn, và khả năng
tiêu thụ cũng dễ dàng. Người dân địa phương
luôn nắm được giá bán của mỗi loại LSNG theo
từng thời điểm qua thông tin trao đổi trong
cộng đồng, nên ít trường hợp bị tư thương ép
giá, mua rẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là giá bán LSNG
tại xã Đăk Rong và điều hiển nhiên giá bán ra
bên ngoài sẽ cao hơn tại địa phương mà người
dân chưa thể tiếp cận được.
Bảng 3. Tổng hợp giá bán một số loại LSNG
chính tại xã Đăk Rong
TT Tên loại LSNG (Kinh/Bahnar) Đơnvị tính
Giá bán
(triệu đồng) Ghi chú
1 Lan Kim tuyến/Hla rol Kg 1-1,2 Sản phẩm tươi, dễ bán
2 Nấm Linh chi cổ cò/Mơ mô tăng rang Kg 0,8-1,00 Sản phẩm tươi, dễ bán
3 Mật ong/Đak sut Lít 0,3-0,35 Dễ bán
4 Sâm đá/ pơ gang pơran Kg 0,3-0,5 Sản phẩm tươi, dễ bán
5 Nấm Linh chi/Mơ mô câng Kg 0,1 Sản phẩm tươi, dễ bán
6 Nấm linh chi đen/Mơ mô găm Kg 0,03 Sản phẩm tươi, dễ bán
7 Phong lan các loại Khóm 0,03 Dễ bán
8 Quả Sa nhân/Rơ ve Kg 0,012 Sản phẩm tươi, dễ bán
9 Đót/Tơ rong Kg 0,003 Sản phẩm khô, dễ bán
10 Măng Le/Tơ băng pơle Kg 0,005 Sản phẩm tươi, dễ bán
(Nguồn: PanN - điều tra xã hội học tại xã Đăk Rong, tháng 3/2019)
Vào mùa mưa, có nhiều người địa phương
lên rừng để thu hái các loại LSNG đem bán lấy
tiền mặt hoặc trao đổi hàng hóa. Ước tính bình
quân mỗi người thu hái được khoảng 50-100
gram Lan Kim tuyến tươi/lượt (mỗi lượt 1-2
ngày), đem bán được khoảng 60.000 đ - 120.000
đ, và nếu gặp may mắn có thể thu được nhiều
hơn. Khai thác Nấm linh chi bình quân mỗi
người thu được khoảng 0,5-1,0 kg/lượt. Nấm
Kênh thứ ba: Các đại lý thu mua tại xã Đăk
Rong, sau khi mua lại các sản phẩm LSNG, tiến
hành sơ chế và bảo quản, khi đã đủ khối lượng
sản phẩm sẽ mang bán cho các cơ sở, đại lý tại
Thị trấn Knat, huyện KBang, hoặc ngoại tỉnh:
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 19
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19Linh chi cổ cò khan hiếm hơn các loại nấm khác,
bình quân khai thác được khoảng 50-100 gram/
lượt/người, thu được khoảng 50.000-100.000đ/
kg. Mật ong cũng là loại LSNG cho giá trị cao
được người dân khai thác tập trung vào tầm
tháng 3 đến tháng 6.
Nhìn chung, các sản phẩm LSNG rất dễ bán
ra thị trường, đã tạo cơ hội việc làm, tăng nguồn
thu nhập cho gia đình, góp phần ổn định cuộc
sống của cộng đồng.
4. Kết luận
Kết quả tham vấn và điều tra thực địa có
sự tham gia của cộng đồng Bahnar tại xã Đăk
Rong đã bổ sung thêm 48 loài thực vật LSNG
có giá trị dược liệu được người dân sử dụng để
chữa các bệnh thông thường, góp phần nâng
con số cây thuốc ở huyện KBang lên 505 loài.
Trong đó, thống kê được 15 loài cây làm thuốc
được Sách Đỏ Việt Nam (2007) và/hoặc Nghị
định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của
Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp (CITES). Người Bahnar
từ lâu đời đã biết sử dụng nhiều loài thực vật
để làm rau ăn, hoặc dùng để chế biến các món
ăn khác. Kết quả nghiên cứu tổng hợp được 67
loài thực vật được người dân địa phương khai
thác dùng làm thực phẩm.
Hiện nay, nguồn tài nguyên động vật rừng
ngày một khan hiếm, cùng với việc tăng cường
công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước,
nhận thức của cộng đồng có những chuyển
biến tích cực.
Nghiên cứu bước đầu đã phát hiện được
một số loài thực vật có khả năng chiết xuất tinh
dầu giá trị: Thiên niên kiện, Màng tang, Trầm
hương, Trắc bách diệp, Xá xị, Sa nhân, Quế,...
Nhóm loài thực vật có khả năng chiết xuất ta-
nanh, nhựa dầu tại địa bàn xã Đăk Rong chưa
được nghiên cứu nhiều. Nhóm LSNG dùng để
phục vụ đan lát các đồ gia dụng và các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của dân
tộc, các sản phẩm này khá đa dạng và có giá
trị kinh tế.
Cộng đồng người Bahnar tại Đăk Rong
có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt (Lúa
nước, Cà phê, Đậu đỗ) chiếm tỉ trọng 62,19% -
87,00% tổng thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động
khai thác LSNG đã đóng góp một phần quan
trọng trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng. Đối
với nhóm hộ nghèo, thu nhập từ LSNG đóng
góp đến 25,20% so với tổng thu nhập của nông
hộ. Như vậy, hoạt động khai thác LSNG đã giải
quyết được số lượng lớn công lao động nhàn
rỗi, góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho
người dân địa phương nơi đây./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Bộ Khoa học
và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Hay (2016), Nghiên cứu phục hồi và phát triển
các loài Sâm đá, Sâm dây và Vàng đắng ở huyện KBang, tr. 48, 66.
[3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia lai (2018), Đề xuất xây dựng
Khu dự trữ sinh quyễn Cao nguyên Kon Hà Nừng, truy cập ngày
20/5-2019, tại trang web:
https://www.baogialai.com.vn/channel/8205/201812/
gia-laide-xuat-xay-dung-khu-du-tru-sinh-quyen-cao-nguyen-
kon-ha-nung-5614713/.
[4]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (2018), Nghị định 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
[5]. Nghị định Số: 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của
Chính phủ nước Cộng hóa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019),
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp.
[6]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Cẩm nang ngành
Lâm nghiệp - Chương Lâm sản ngoài gỗ, Chương trình hỗ trợ
ngành Lâm nghiệp và đối tác.
[7]. Ủy ban nhân dân xã Đăk Rong (2019), Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH, QP- AN năm 2018 và nhiệm vụ,
giải pháp năm 2019.
[8]. Phan Văn Tân (2015), Đặc điểm hình thái và hàm lượng
Polyphenol, Saponin và Alkaloid tổng số của củ Sâm đá thu thập
tại huyện Kbang, Gia Lai, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh
thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, tr. 1224-1227.
[9]. Nguyễn Đắc Tạo (2005), Đánh giá tài nguyên, đặc
điểm phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển bền vững cây
dược liệu bản địa ở tỉnh Gia Lai, Báo cáo tổng kết quả đề tài cấp
tỉnh mã số: KD GL- 03 (2002).
[10]. Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIV (2017), “Luật số: 16/2017/QH14, Luật Lâm nghiệp
thông qua ngày 15/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_5529_2207518.pdf