Tài liệu Đánh giá hiện trạng bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 54
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỈNH BẾN TRE
Cao Phi Phong*, Hoàng Thúy Oanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Xuất huyết não chiếm khoảng 10 – 20% đột quỵ Hơn 30% trường hợp xuất huyết não tử
vong trong vòng 1 tháng, các bệnh nhân sống sót phải chịu di chứng lâu dài, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc
sống và xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biến chứng
nằm viện ở bệnh nhân xuất huyết não. Đánh giá kết cục điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến kết cục.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca các bệnh nhân xuất huyết não nhập viện bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre từ tháng 11/2014 đến hết tháng 3/2015. Các biến số thu thập được xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kết quả: Tổng số 101 bệnh nhân, tuổi trung bình 62,74; nữ chiếm 42,57%. Các yếu tố nguy ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 54
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỈNH BẾN TRE
Cao Phi Phong*, Hoàng Thúy Oanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Xuất huyết não chiếm khoảng 10 – 20% đột quỵ Hơn 30% trường hợp xuất huyết não tử
vong trong vòng 1 tháng, các bệnh nhân sống sót phải chịu di chứng lâu dài, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc
sống và xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biến chứng
nằm viện ở bệnh nhân xuất huyết não. Đánh giá kết cục điều trị và xác định các yếu tố liên quan đến kết cục.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca các bệnh nhân xuất huyết não nhập viện bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre từ tháng 11/2014 đến hết tháng 3/2015. Các biến số thu thập được xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kết quả: Tổng số 101 bệnh nhân, tuổi trung bình 62,74; nữ chiếm 42,57%. Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết
áp 77,2%, đái tháo đường 7,9%, hút thuốc lá 35,6%, uống rượu 37,6%. Tỷ lệ tăng huyết áp lúc nhập viện chiếm
90,1%, sốt ≥37,5oC lúc nhập viện chiếm 6,93%, điểm Glasgow ≤ 8 điểm chiếm 33,66%, tăng đường huyết lúc
nhập viện 58,42%. Vị trí xuất huyết thường gặp là hạch nền 50,50%, xuất huyết dưới lều chiếm 9,9%, thể tích
khối máu tụ trung bình là 27,40±21,10ml, khối máu tụ ≥30ml chiếm 36,63%, 52,48% bệnh nhân có xuất huyết
nhu mô kèm não thất, 25,74% có đẩy lệch đường giữa. Điểm ICH lúc nhập viện ≥ 3 chiếm 36,63%. Tỷ lệ phẫu
thuật là 3,96%. Các biến chứng trong lúc nằm viện là: cơn động kinh 6,93%, rối loạn cơ vòng 43,56%, viêm phổi
bệnh viện 15,84%, nhiễm trùng tiểu 3,96%, xuất huyết tiêu hóa 1,98%. Tỷ lệ hồi phục tốt (mRS ≤ 3) là 51,49%.
Các yếu tố liên quan đến kết cục của bệnh nhân lúc ra viện là: sốt ≥ 37,5oC, Glasgow lúc nhập viện ≤ 8 điểm, xuất
huyết dưới lều, thể tích khối máu tụ ≥ 30ml, tràn máu não thất, đẩy lệch đường giữa và điểm ICH. Có ba yếu tố
thực sự có liên quan đến kết cục là điểm Glasgow lúc nhập viện, thể tích khối máu tụ và đẩy lệch đường giữa
Kết luận: Ở những bệnh nhân xuất huyết não, sự xuất hiện của điểm Glasgow ≤8, khối xuất huyết lớn ≥30
ml, có hiệu ứng đẩy lệch đường giữa là yếu tố thực sự liên qan đến hậu quả xấu của bệnh nhân. Việc phát hiện
sớm những yếu tố này nhằm đưa ra hướng xử trí thích hợp có thể đem lại tiên luợng tốt hơn cho bệnh nhân.
Từ khóa: xuất huyết não, điểm mRS, điểm Glasgow
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE STATUS OF INTRACEREBRAL HEMORRHAGE PATIENTS IN NGUYEN
DINH CHIEU HOSPITAL IN BEN TRE PROVINCE
Cao Phi Phong, Hoang Thuy Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 54 - 62
Background: Hemorrhage accounts for about 10-20% of stroke. By over 30% of cases of cerebral hemorrhage
die within 1 month, patients who survive suffer permanent sequelae, heavily influenced the lives and social
assembly.
Objective: Determine the ratio of risk factors, clinical features, sub-clinical, hospital complications in
patients with cerebral hemorrhage. Assess treatment outcomes and identify factors related to outcome.
* Khoa Y - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Trường TCYT Bến tre
Tác giả liên lạc: BS. Hoàng Thúy Oanh ĐT: 0919 313 575 Email: hoangthuyoanh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 55
Methods: The prospective, descriptive a case series study of patients with cerebral hemorrhage hospitalized
Nguyen Dinh Chieu Hospital in Ben Tre province from 3/2015 - 11/2014. Statistical analysis is done with the
software SPSS 16.0 for window.
Results: A total of 101 patients, mean age was 62.74 years; female ratio was 42.57%. The risk factors:
hypertension rate was 77.2%, diabetes rate was 7.9%, smoking rate was 35.6%, alcohol – associated ICH rate was
37.6% alcohol. The rate of hypertension accounted for 90.1% at admission, fever ≥37.5oC 6.93%, GCS ≤ 8 points
accounted for 33.66%, hyperglycemia on admission 58.42%. Common bleeding sites was 50.50% basal ganglia,
infratentorial hemorrhage occupied 9.9%, hematoma volume average 27.40 ± 21,10ml, hematoma occupied
36.63% ≥30ml, 52.48% of patients with intraventricular extension of hematoma, 25.74% with midline shift.
36.63% of patients with ICH ≥ 3 points. Patients with surgical treatment rate were 3.96%. Complications during
hospitalization were: seizure 6.93%, 43.56% sphincter disorders, nosocomial pneumonia 15.84%, 3.96% UTI,
gastrointestinal bleeding 1.98 %. Outcomes at hospital discharge of ICH patients: a good recovery rate (mRS ≤ 3)
accounted for 51.49%. Factors related to poor outcome at discharge were: fever ≥ 37,5oC, GCS ≤ 8 points,
infratentorial hemorrhage, hematoma volume was ≥ 30ml, intraventricular hemorrahage, midline shift and ICH
score. Through multivariate analysis, Three factors really related to outcome were: GCS, hematoma volume and
midline shift.
Conclusion: In patients with cerebral hemorrhage, the appearance of Glasgow ≤8 point, major bleeding ≥30
ml volume, with effect push midline deviation factor is actually associated to poor outcome of patients. Early
detection of these factors in order to arrive at an appropriate management can bring better prognosis for the
patient.
Keywords: Hemorrhage, mRS, Glasgow coma scale.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ luôn là vấn đề thời sự của y học, là
căn bệnh phổ biến với tỷ lệ tử vong cao đứng
hàng thứ hai trên toàn thế giới, là một trong
những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng
khuyết tật, để lại nhiều di chứng nặng nề, thực
sự là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Xuất
huyết não tự phát có kết cục xấu hơn nhiều so
với nhồi máu não, hơn 30% trường hợp xuất
huyết não tử vong trong vòng 1 tháng, tỷ lệ tử
vong trong năm đầu là 62% và chỉ 20% bệnh
nhân sống sót có thể sống độc lập sau 6 tháng,
các bệnh nhân sống sót phải chịu di chứng lâu
dài, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và xã
hội(13). Nhằm đánh giá hiện trạng bệnh nhân xuất
huyết não, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đánh giá hiện trạng bệnh nhân xuất huyết não
tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre”
với các mục tiêu sau: Xác định các yếu tố nguy
cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biến
chứng ở bệnh nhân xuất huyết não. Đánh giá kết
cục điều trị khi ra viện và tìm các mối liên hệ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu gồm các bệnh nhân xuất
huyết não không do chấn thương. Dân số chọn
mẫu gồm các bệnh nhân mới vào khoa cấp cứu
bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Các biến
số độc lập là các đặc điểm dân số, các yếu tố
nguy cơ,, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, điểm
ICH, các biến chứng nằm viện, biến số phụ
thuộc là tình trạng hồi phục chức năng tốt hay
xấu khi bệnh nhân xuất viện. Việc đánh giá tình
trạng hồi phục chức năng được thực hiện lúc
bệnh nhân ra viện dựa trên thang điểm mRS.
Các dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án
nghiên cứu, sau đó nhập liệu vào phần nhập dữ
liệu của phần mềm thống kê SPSS 16.0. Các biến
định tính thì được tính tần số, tỷ lệ phần trăm.
Trong phân tích đơn biến, sử dụng phép kiểm
Chi bình phương (χ2) để kiểm định các biến định
tính, nếu không thỏa mãn điều kiện của phép
kiểm χ2 thì dùng Fisher-test, sự khác biệt có ý
nghĩa khi p<0,05. Trong phân tích đa biến, các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 56
biến số có liên quan với kết cục của bệnh nhân
được đưa vào phân tích hồi qui logistic đa biến
bằng phương pháp đưa vào một lần để tìm yếu
tố tiên lượng với tỷ lệ hồi phục.
KẾT QUẢ
Đặc điểm xuất huyết não:
Trong thời gian từ tháng 11/2014 đến hết
tháng 3/2015 có 101 bệnh nhân xuất huyết não
được thu thâp vào mẫu nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm xuất huyết não
Đặc điểm N(%), trung
bình±ĐLC,
trung vị
Tuổi 62,74 14,22
Nam 58 (57,43)
Yếu tố nguy cơ Tăng HA 78 (77,23)
Đái tháo đường 8 (7,92)
Hút thuốc lá 36 (35,64)
Uống rượu 38 (37,62)
Đặc điêm lâm
sàng
HA tâm thu (mmHg) 171,58±32,43
HA trung bình (mmHg) 120±21,65
Tăng HA 91 (90,1)
Nhiệt độ (
o
C) 37,06±0,55
≥37,5
o
C 7 96,93)
GCS 10,34±4,47
GCS ≤8 34 (33,63)
Đường huyết (mg/dl) 134,12±43,95
Tăng đường huyết 59 (58,42%)
CT scan não Dưới lều 10 (9,9)
Thể tích (ml) 27,40±21,1
≥30ml 37 (36,63)
Tràn máu não thất 53 (52,48)
Lệch đường giữa 26 (25,74)
Điểm ICH ≥3 37 (36,63)
Phẫu thuật 4 (3,96)
Biến chứng Động kinh 7 (6,93)
Rối loạn cơ vòng 44 (43,56)
Viêm phổi 16 (15,84)
Nhiễm trùng tiểu 4 (3,96)
Xuất huyết tiêu hóa 2 (1,98)
Kết cục mRS >3 49 (48,51)
Các yếu tố liên quan đến kết cục bệnh nhân
xuất huyết não
Các yếu tố có liên quan đến kết cục lúc ra
viện của bệnh nhân xuất huyết não bao gồm:
sốt ≥37,5oC lúc nhập viện, GCS≤8, xuất huyết
dưới lều, thể tích khối xuất huyết ≥30ml, có
tràn máu não thất, đẩy lệch đường giữa, điểm
ICH ≥3 (bảng 2).
Bảng 2: Phân tích đơn biến 101 bệnh nhân xuất huyết não
Đặc điểm
XHN
Kết cục
OR KTC 95% p
mRS > 3 mRS ≤ 3
Sốt≥ 37,5
o
C 6 (12,25%) 1 (1,92%) 7,116 1,82-61,43 0,04
GCS≤8 32 (65,31%) 2 (38,46%) 47,059 10,18-217,52 <0,001
XH dưới lều 10 (20,41%) 0 (0%) - - <0,001
V≥30ml 33 (67,35%) 4 (7,69%) 24,75 7,59-80,70 <0,001
Tràn máu não thất 33 (67,35%) 20 (38,46%) 3,3 1,46-7,48 0,004
lệch đường giữa 21 (42,86%) 5 (9,62%) 7,05 2,39-20,80 <0,001
ICH ≥3 33 (67,35%) 4 (7,69%) 24,75 7,59-80,70 <0,001
Phân tích đa biến các biến số
Bảng 3: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kết
cục
Biến số p OR KTC 95%
GCS ≤ 8 0,005 16,134 2,35-110,71
V ≥ 30ml 0,042 5,812 1,06-31,71
Lệch đường giữa 0,028 4,982 1,19-20,79
Qua phân tích đa biến có 3 yếu tố thật sự liên
quan đến kết cục của bệnh nhân xuất huyết não
bao gồm: điểm Glasgow lúc nhập viện thể tích
khối máu tụ và có đẩy lệch đường giữa (bảng 3).
BÀN LUẬN
Các đặc điểm xuất huyết não:
Tuổi trung bình của bệnh nhân xuất huyết
não trong nghiên cứu của chúng tôi là
62,74±14,22. So với nghiên cứu trong và ngoài
nước, tuổi trung bình của bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 57
tác giả Nguyễn Văn Đạt(18) là 64,89±14,30,
Nguyễn Văn Dũng(17) là 65,54, Appellboom(2) tại
Columbia là 61,92 ± 18,99, Cao Phi Phong(5) là
60,9±12,9, cao hơn kết quả của tác giả Nguyễn
Thanh Tân(19) là 59,03 ±13,003, Hu Yun-Zhen(12)
cứu là 57,9 ± 15,2 tuổi, Wang(23) tại Trung Quốc là
59,6±14,2, Bhatia(3) tại Ấn Độ là 56,89±13,05 và
thấp hơn tác giả Chiu(8) là 69,1±12,6.
Tỷ lệ bệnh nhân nam giới chiếm 57,43%,
nữ chiếm 42,47%. Tương đương với nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước từ 52,3% -
65,4%(1)(3)(7)(18)(19). Một số nghiên cứu cho kết quả
ngược lại như trong nghiên cứu của Ganti(10)
hoặc trong nghiên cứu của Bhattacharya. Tuy
có sự khác biệt ở một số nghiên cứu nước
ngoài, nhưng nhìn chung phần lớn các nghiên
cứu đều ghi nhận tỷ lệ nam giới mắc bệnh
nhiều hơn nữ giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 77,23% có
tiền căn tăng huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp ở một
số nghiên cứu trong nước là 72%-82%(18,19,15). Các
nghiên cứu nước ngoài của tỷ lệ bệnh nhân có
tiền sử tăng huyết áp là 68,5%-72%, trong nghiên
cứu của Bhattacharya tỷ lệ này lên đến 90,70%.
Như vậy tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn tăng huyết
áp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương
với đa số các nghiên các nghiên cứu trong nước,
còn so với các nghiên cứu nước ngoài thì sự khác
biệt tùy theo nghiên cứu. Trong xuất huyết não,
tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất
có thể điều chỉnh được. Bệnh nhân có đái tháo
đường chiếm 7,92%. Tỷ lệ này ở các nghiên cứu
trong nước như của Đỗ Văn Vân(9) là 7,86%, của
Nguyễn Văn Đạt là 8,3%. Tỷ lệ bệnh nhân đái
tháo đường trong nghiên cứu của Wang là 8,2%,
của Bhatia là 15,8%, của Chiu là 20%. Như vậy,
tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não có đái tháo
đường trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với các nghiên cứu trong nước, nhưng
thấp hơn nhiều so với hầu hết các nghiên cứu
ngoài nước. Điều này có thể do tỷ lệ bệnh nhân
mắc bệnh đái tháo đường trong dân số nước ta
thấp hơn, do đó tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường
bị xuất huyết não cũng thấp hơn. Có 35,64%
bệnh nhân hút thuốc lá, 37,62% có tiền sử uống
rượu, tất cả là bệnh nhân nam. Tỷ lệ hút thuốc lá,
uống rượu thay đổi tùy theo đặc điểm nhóm
nghiên cứu như tỷ lệ nam/nữ cũng như thói
quen hút thuốc lá ở từng nước.
Huyết áp tâm thu trung bình lúc nhập viện
là 171,58 ± 32,43 mmHg, trị số huyết áp tâm
thu thấp nhất là 110 mmHg, cao nhất là
300mmHg, trong đó có 90,10% bệnh nhân có
tăng huyết áp lúc nhập viện, cao hơn các
nghiên cứu trước đây từ 77,4%, của Nguyễn
Văn Đạt là 86,4%, của Yun-zhen HU là 47%.
Trị số huyết áp lúc nhập viện trong nghiên
cứu của chúng tôi không có sự khác biệt so với
các nghiên cứu trước đây. Những bệnh nhân
đột quỵ cấp lúc nhập viện thường ghi nhận có
tăng huyết áp. Cơ chế tăng huyết áp lúc nhập
viện chưa rõ nhưng có thể liên quan đên đột
quỵ bằng những thay đổi hoạt động hệ giao
cảm do tổn thương não tạo nên, stress, cơ chế
trung ương hoặc do phản xạ Cushing ở những
bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ.
Thân nhiệt trung bình của bệnh nhân xuất
huyết não trong nghiên cứu của chúng tôi là
37,06±0,55oC. Có 6,93% bệnh nhân có thân
nhiệt ≥ 37,5oC. Tỷ lệ bệnh nhân có thân nhiệt
>37,5 oC trong nghiên cứu của Châu Nam
Huân là 22%(8), nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Đạt có 6,8% bệnh nhân có thân nhiệt
≥39oC. Tỷ lệ bệnh nhân có sốt trong một
nghiên cứu hồi cứu tại Australia là 29%(16).
Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân có sốt trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác.
Trong nghiên cứu của tác giả Asaf Honig(11) thì
tỷ lệ bệnh nhân có thân nhiệt ≥38,3 oC là 41%
trong một tuần sau xuất huyết não, tác giả
cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thân
nhiệt bệnh nhân sau xuất huyết não là: thể tích
khối máu tụ là 86,7ml ở nhóm bệnh nhân có
sốt so với 30,4ml ở nhóm không sốt, và xuất
huyết lan vào não thất cũng là một yếu tố liên
quan đến sốt không do nhiễm khuẩn ở bệnh
nhân xuất huyết não(11).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 58
Điểm Glasgow lúc nhập viện trung bình là
10,34 ± 4,47, tương đương với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Đạt 9,42±46, của Bhattacharya là
12,7±4,2, Alpellboom là 1, thấp hơn của tác giả
Nguyễn Thanh Tân là 13,24±2,8, và cao hơn của
tác giả Bhatia là 7,81±2,84. Nhóm bệnh nhân có
điểm Glasgow ≤ 8 điểm điểm chiếm 33,66%,
trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt nhóm
bệnh nhân có điểm Glasgow < 8 chiếm 40,8%,
của Nguyễn Thanh Tân nhóm <8 chiếm 5,8%..
Kết quả của chúng tôi nhưng lại cao hơn kết quả
nghiên cứu của tác giả Bhattacharya là 20,93%.
Các tác giả chọn điểm mốc là <8, trong khi
nghiên cứu của chúng tôi chọn ≤ 8 điểm. Sự khác
biệt có thể một phần khác là do đặc điểm mẫu
nghiên cứu khác nhau như là tuổi bệnh nhân, vị
trí xuất huyết và hiệu ứng choáng chỗ.
Đường huyết lúc nhập viện trung bình là
134,12 ± 43,95 mg/dL, tỷ lệ bệnh nhân tăng
đường huyết lúc nhập viện là 58,42%. Nghiên
cứu của tác giả Đỗ Văn Vân(9) thì giá trị đường
huyết lúc nhập viện là 141.35 ± 56,76mg/dL. Một
nghiên cứu tại bệnh viện 115 trên 148 bệnh nhân
xuất huyết não, đường huyết trung bình lúc
nhập viện là 125,4±49mg/dL. Giá trị đường huyết
lúc nhập viện trong nghiên cứu của tác giả
Koga(14) về múc đường huyết và dự hậu bệnh
nhân xuất huyết não là 134.8±46mg/dL. Như
vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương đương với các tác giả trong và ngoài nước.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có
mối liên hệ giữa trị số đường huyết lúc nhập
viện và tiền sử đái tháo đường.
Về vị trí xuất huyết, xuất huyết não dưới lều
chiếm 9,90%, thấp hơn các nghiên cứu trong và
ngoài nước 16% -19,1%. Tỷ lệ bệnh nhân xuất
huyết dưới lều trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Đạt chiếm 19,1%(18), của tác giả
Nguyễn Thanh Tân 13,1%(19), của Bhatia 9,8%(3),
của tác giả Appelboom là 18,9%(2), tác giả Yun-
Zhen HU là 7,9%(12). Vị trí xuất huyết não liên
quan với tuổi bệnh nhân và nguyên nhân xuất
huyết não. Kết quả nghiên cứu của tác giả Yun-
Zhen HU đã ghi nhận: vị trí xuất huyết não
thường gặp là thùy não (50,0%) và tiểu não
(28.6%) ở nhóm bệnh nhân trẻ (<30 tuổi), thùy
não (61,1%) và hạch nền (22,2%) ở nhóm ≥ 30
tuổi. Trong nghiên cứu của tác giả Ganti(10), tỷ lệ
xuất huyết tiểu não ở bệnh nhân nữ là 19,5% so
với 5,5% ở bệnh nhân nam, xuất huyết bao trong
ở nữ là 1% so với 8,2% ở nam. Nhìn chung,
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các
tác giả khác là xuất huyết não trên lều chiếm tỷ lệ
cao hơn dưới lều, thường gặp theo thứ tự: hạch
nền, đồi thị, thùy não.
Thể tích khối máu tụ trung bình trong
nghiên cứu là 27,40±21,10ml, tương đương với
nghiên cứu của đa số tác giả trong và ngoài nước
trong nghiên cứu của tác giả Cao Phi Phong(5) tại
bệnh viện 115 là 23,4±24,8ml, của Nguyễn Văn
Đạt là 47,05%±47,99ml, của tác giả Alpellboom(2)
là 24,14±27,34ml, của tác giả Bhattacharya(4) là
32,41±46,1ml, của Wang(24) là 23±30,35, của Bhatia
là 56,57±25,79ml. Nhóm bệnh nhân có thể tích
khối máu tụ ≥30ml chiếm 36,63%, so với kết quả
nghiên cứu của tác giả Cao Phi Phong là 31%,
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Dũng(17)
≥30ml chiếm 33,77%, thấp hơn trong nghiên cứu
của tác gải Nguyễn Văn Đạt là 47%. Như vậy kết
quả của chúng tôi cũng tương đương với đa số
các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Bệnh nhân xuất huyết nhu mô não đơn
thuần chiếm 47,52%, có tràn máu não thất chiếm
52,48%. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trong và
ngoài nước, khoảng 50% bệnh nhân xuất huyết
não có lan vào não thất. Nghiên cứu của Châu
Nam Huân(7) tỷ lệ bệnh nhân có xuất huyết lan
vào não thất chiếm 52,8%, tác giả Nguyễn Văn
Đạt tỷ lệ này là 50,4%, của tác giả Nguyễn Văn
Dũng(17) là 43,50%, của Bhatia là 51,6%,
Alpellboom là 54,3%. Kết quả của chúng tôi cao
hơn tác giả Bhattacharya có tỷ lệ là 37,50%, của
tác giả Wang là 29,6%.
Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu đẩy lệch đường
giữa >5mm trên phim chụp cắt lớp vi tính chiếm
tỷ lệ 25,74%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Văn Đạt 17,4%, nhưng thấp hơn của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 59
Châu Nam Huân (45,95%), của tác giả Bhatia có
nhóm bệnh nhân có đẩy lệch đường giữa ≥ 6mm
chiếm 43,46%, của tác giả Bhattacharya là
38,28%. Sự khác biệt do đặc điểm bệnh nhân
trong các nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ đảy lệch đường giữa
tăng gấp 5,2 lần ở nhóm có thể tích khối máu tụ
≥30ml so với nhóm có thể tích nhỏ hơn 30ml
(p<0,001). Thể tích khối máu tụ trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi (24,4ml) nhỏ hơn có ý
nghĩa so với của tác giả Bhattacharya là (32,4ml)
và của tác giả Bhatia (56,57ml). Tỷ lệ bệnh nhân
có thể tích khối máu tụ ≥30ml chiếm 36,63% thấp
hơn nghiên cứu của Châu Nam Huân (44,7%).
Điểm xuất huyết não lúc nhập viện trong
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 36,63%
bệnh nhân có điểm xuất huyết não ≥ 3 chiếm,.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh
Tân, điểm xuất huyết não ≥ 3 chiếm 12,6%,
không có điểm xuất huyết não bằng 5-6. Nghiên
cứu của Cao Phi Phong, nhóm bệnh nhân có
điểm xuất huyết não ≥3 chiếm 23,7%. Trong
nghiên cứu của Appelboom trên 127 bệnh nhân,
67,72% bệnh nhân có điểm xuất huyết não <3,
32,28% bệnh nhân có điểm xuất huyết não ≥ 3
điểm. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi,
bệnh nhân có điểm xuất huyết não ≥ 3 chiếm tỷ
lệ tương đương nghiên cứu của Appelboom và
cao hơn nghiên cứu của tác giả khác.
Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật chiếm 3,96%
bệnh nhân xuất huyết não. Tỷ lệ bệnh nhân xuất
huyết điều trị phẫu thuật thay đổi tùy theo
nghiên cứu, trong nghiên cứu của tác giả Wang
rên 3255 bệnh nhân, tỷ lệ này là 2,7%, trong
nghiên cứu của tác giả Woo là 26,64%, của tác giả
Appelboom là 44,1%, trong đó dẫn lưu não thất
31,1% và lấy máu tụ là 12,6%, của tác giả Bhatia
là 44,6% với 22,9% lấy máu tụ và 21,5% dẫn lưu
não thất. Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các
nghiên cứu khác.
Các biến chứng được ghi nhận trong nghiên
cứu bao gồm rối loạn cơ vòng 43,56% là biến
chứng gặp nhiều nhất, kế đến là viêm phổi bệnh
viện 15,86%, cơn động kinh 6,93%, có nhiễm
trùng tiểu 3,96% và có 1,98% bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa. Trong nghiên cứu của tác giả
Alsumrain(1) thì tỷ lệ bệnh nhân có viêm phổi
bệnh viện là 13,93%, tác giả đã ghi nhận sự khác
biệt về tỷ lệ viêm phổi ở bệnh nhân xuất huyết
não có liên quan đến điểm Glasgow lúc nhập
viện, mRS lúc nhập viện, việc sử dụng thuốc ức
chế bơm proton, thuốc ức chế men chuyển và
không liên quan đến các đặc điểm tuổi, giới, tiền
căn hút thuốc, uống rượu, đái tháo đường, tăng
huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Nghiên cứu của Woo ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân
có cơn động kinh là 8,4% cũng cho thấy biến
chứng động kinh sau xuất huyết não có liên
quan đến các yếu tố như tuổi bệnh nhân (dưới
60 tuổi), não úng thủy, xuất huyết cận vỏ não.
Về kết quả điều trị và các yếu tố liên quan
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
có kết cục tốt (mRS ≤ 3) chiếm 51,49% kết cục xấu
(mRS>3) chiếm 48,51% bệnh nhân xuất huyết
não. So sánh với các nghiên cứu cùng đánh giá
tại thời điểm ra viện, tác giả Bhatia ghi nhận tỷ lệ
bệnh nhân xuất huyết não hồi phục tốt (mRS≤ 3)
chiếm 3,27%, tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não tử
vong bệnh viện là 32,7%, của tác giả Wang(23) thì
thỉ lệ hồi phục tốt (mRS≤3) lúc ra viện chiếm
57,79%, hồi phục xấu (mRS>3) chiếm 42,21%, tác
giả Bhattacharya thì tỷ lệ bệnh nhân có sự hồi
phục chức năng tốt (mRS ≤2) là 37,98%. Tỷ lệ
bệnh nhân hồi phục xấu trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với tác giả Wang và thấp
hơn nghiên cứu của tác giả Bhatia và tác giả
Bhattacharya. Sự khác biệt là do thời điểm đánh
giá bệnh nhân và đặc điểm bệnh nhân trong
nhóm nghiên cứu khác nhau như điểm GCS, thể
tích khối máu tụ.
Nghiên cứu của Ganti đã tiến hành trên 261
bệnh nhân xuất huyết não tự phát, cho thấy: nữ
giới là có dự hậu xấu hơn nam giới ở thời điểm
ra viện gấp 2 lần (p=0,0062) và tỷ lệ tử vong 7
ngày ở bệnh nhân nữ cao hơn gấp 2 lần bệnh
nhân nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
không ghi nhận có sự liên quan giữa các yếu tố
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 60
tuổi và giới tính bệnh nhân và kết cục lúc ra viện.
Các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái
tháo đường, hút thuốc lá và uống rượu cũng
chưa có sự liên quan đến với kết cục của bệnh
nhân xuất huyết não lúc ra viện. So với kết quả
nghiên cứu của tác giả Wang, không có sự khác
biệt về tỷ lệ tử vong và kết cục chức năng tại các
thời điểm 1, 3, 6, 12 tháng giữa 2 nhóm bệnh
nhân có và không có đái tháo đường. Kết quả
của Umeano(22), Bhatia và Bhattacharya cũng cho
kết quả tương tự chúng tôi.
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có kết
cục xấu ở nhóm có tăng huyết áp lúc nhập viện
là 91,83%, so với nhóm không có tăng huyết áp
lúc nhập viện là 8,16%,. Các tác giả Bhatia,
Umeano, Bhattacharya cũng ghi nhận: không có
sự liên quan có ý nghĩa giữa trị số huyết áp lúc
nhập viện và kết cục lúc ra viện ở bệnh nhân
xuất huyết não. Nghiên cứu của Bruce(5) huyết áp
lúc nhập viện không liên quan đến tử vong
nhưng liên quan đến hồi phục chức năng đánh
giá tại thời điểm 3 tháng, huyết áp động mạch
trung bình ở nhóm hồi phục tốt (mRS≥3) là
66,7mmHg so với nhóm hồi phục xấu (mRS<3) là
86,8mmHg (p=0,016).
Bệnh nhân có thân nhiệt lúc nhập viện ≥
37,5oC có kết xấu là 12,25% cao hơn nhóm bệnh
nhân có thân nhiệt <37,5oC (p=0,041). Kết quả
nghiên cứu của tác giả Châu Nam Huân tăng
thân nhiệt là một yếu tố thực sự liên quan với tử
vong bệnh viện ở bệnh nhân xuất huyết não, tác
giả Nguyễn Văn Dũng cũng ghi nhận có sự liên
quan giữa nhiệt độ lúc nhập viện và tử vong 48
giờ sau xuất huyết não. Tác giả Honig thì cũng
ghi nhận có sự liên quan giữa sốt và kết cục bệnh
nhân tại thời điểm 3 tháng, 100% bệnh nhân có
kết cục xấu (mRS>3), trong khi chỉ 46,1% bệnh
nhân không sốt có kết cục xấu (p<0,05). Tác giả
Palm(20) đánh giá tử vong 1 năm, các tác giả cho
thấy không có sự khác biệt về thân nhiệt lúc
nhập viện với kết cục của bệnh nhân xuất huyết
não. Tác giả Bruce thì ghi nhận, không có sự liên
quan giữa thân nhiệt và tử vong kể cả lúc nằm
viện và sau 3 tháng, nhưng liên quan đến hồi
phục chức năng sau 3 tháng.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ
bệnh nhân có điểm Glasgow ≤8 điểm có kết cục
xấu 65,31%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh nhân có điểm Glasgow >8 (p<0,001).
Kết quả này tương tự như các tác giả khác. Tác
giả Umeano(22) thì cho thấy điểm Glasgow trung
bình ở nhóm có kết cục xấu là 7,13 so với nhóm
có kết cục tốt là 12,04 (p<0,0001). Nghiên cứu
Bhattacharya cũng ghi nhận bệnh nhân xuất
huyết não có điểm Glasgow lúc nhập viện ≤8 có
tỷ lệ kết cục xấu (mRS>2) cao hơn. Tỷ lệ tử vong
ở nhóm bệnh nhân có điểm Glasgow lúc nhập
viện ≤8 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh
nhân có điểm Glasgow>8. Điểm Glasgow lúc
nhập viện là một yếu tố quan trọng trong tiên
lượng kết cục bệnh nhân xuất huyết não.
Tỷ lệ kết cục xấu ở nhóm bệnh nhân có tăng
đường huyết lúc nhập viện ≥126mg/dl là 55,10%,
chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa về kết cục
ở hai nhóm bệnh nhân có và không có tăng
đường huyết lúc nhập viện. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Cảnh Nam ghi nhận có sự liên hệ
giữa đường huyết lúc nhập viện ≥7mmol/L và
kết cục của bệnh nhân xuất huyết não (OR=6,44,
p=0,02), tương tự như vậy, tác giả Koga(14) cũng
đánh giá tại thời điểm 3 tháng, đường huyết lúc
nhập viện trung bình ở nhóm không mất chức
năng hoặc mất chức năng tối thiểu là 120,2mg/dL
thấp hơn so với nhóm còn lại là 138,1mg/dL,
trong khi đó các tác giả Bhattacharya, Bhatia
cũng không nhận thấy có sự liên quan giữa
đường huyết lúc nhập viện và kết cục bệnh nhân
lúc ra viện.
Về vị trí xuất huyết, bệnh nhân xuất huyết
não dưới lều 20,41% có kết cục xấu. Nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Văn Đạt cũng cho thấy rằng
xuất huyết não dưới lều liên quan đến tình trạng
tử vong bệnh viện. Kết quả của Lê Duy Phong(15),
vị trí xuất huyết liên quan đến tử vong 2 tuần
đầu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước lại cho kết quả là không có
sự khác biệt có ý nghĩa giữa vị trí xuất huyết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 61
dưới lều với kết cục lúc ra viện của bệnh nhân(43).
Thể tích khối máu tụ là một yếu tố được ghi
nhận là có liên quan đến kết cục bệnh nhân xuất
huyết não. Tỷ lệ bệnh nhân có thể tích khối máu
tụ ≥30ml có kết cục xấu là 67,35%. Bệnh nhân có
thể tích khối máu tụ ≥30ml tiên lượng phục hồi
kém hơn nhóm <30ml, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001, OR=50,571. Bệnh nhân
xuất huyết lan vào não thất có tỷ lệ kết cục xấu
67,35%, (p=0,004, OR= 3,393). Nhiều tác giả cũng
ghi nhận mối liên hệ này(3,4). Xuất huyết lan não
thất có kết cục xấu hơn và tử vong cao hơn nhóm
không có xuất huyết lan não thất. Nếu xuất
huyết nhỏ và nằm xa não thất thì thường khu trú
trong nhu mô não đơn thuần, nhưng khi ổ xuất
huyết lớn, hoặc nằm sâu và gần não thất thì ổ
xuất huyết vỡ, chảy máu vào não thất thường
xảy ra, từ đó có thể dẫn đến tắc cống não gây
dãn não thất cấp, tăng áp lực nội sọ, khi đó lâm
sàng thường nặng nề và tử vong cao hơn.
Điểm xuất huyết não lúc nhập viện có liên
quan đến và kết cục của bệnh nhân xuất huyết
não. Bệnh nhân có điểm xuất huyết não bằng 5
có kết cục xấu 100%, điểm xuất huyết não bằng 4
kết cục xấu 92,86%, điểm xuất huyết não bằng 3
có kết cục xấu 83,33%. (p<0,001). Năm 2009, tác
giả Claude Hemphill III kết luận rằng điểm ICH
là thang điểm lâm sàng đánh giá kết cục chức
năng lâu dài của bệnh nhân xuất huyết não và sự
cải thiện chức năng có thể vẫn tiếp tục sau 6
tháng. Nghiên cứu của Raymond Tak Fai
Cheung và Liang-Yu Zou ghi nhận điểm ICH ≥ 3
và < 3 lần lượt là yếu tố có ý nghĩa tiên lượng tỷ
lệ tử vong và kết cục tốt. Nghiên cứu của tác giả
Tao(21) trong ghi nhận điểm ICH có liên quan đến
kết cục của bệnh nhân xuất huyết não, điểm xuất
huyết não trung bình (median) ở nhóm có kết
cục tốt (mRS<2) là 1 so với nhóm có kết cục xấu
(mRS>2) là 2 (p=0,03). Tác giả Bhatia cũng cho
thấy điểm ICH có sự khác biệt giữa nhóm bệnh
nhân tử vong bệnh viện và nhóm bệnh nhân
sống (median là 3,5 so với 2,4, p<0,001).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa có sự
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các biến
chứng lúc nằm viện như động kinh, rối loạn cơ
vòng, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng tiểu và
xuất huyết tiêu hóa cũng như việc điều trị phẫu
thuật với kết cục bệnh nhân xuất huyết não.
Kết quả phân tích đơn biến chúng tôi ghi
nhận có 7 yếu tố liên quan đến kết cục của bệnh
nhân xuất huyết não khi ra viện: sốt, điểm
Glasgow ≤ 8 điểm, xuất huyết dưới lều, thể tích
khối máu tụ ≥ 30ml, tràn máu não thất, đẩy lệch
đường giữa và điểm xuất huyết não ≥3.
Qua phân tích đa biến thì chúng tôi chỉ tìm
được 3 yếu tố có liên quan đến kết cục của
bệnh nhân là điểm Glasgow, thể tích khối máu
tụ và đẩy lệch đường giữa. Cùng đánh giá kết
cục của bệnh nhân lúc ra viện, tác giả
Bhatachyrya ghi nhận thể tích khối máu tụ là
yếu tố thực sự liên quan đến điểm mRS của
bệnh nhân lúc ra viện, trong nghiên cứu của
tác giả Bhatia thì có 2 yếu tố là điểm Glasgow
lúc nhập viện và thể tích khối máu tụ. Tác giả
Umeano thì ghi nhận ba yếu tố thực sự liên
quan đến kết cục không thuận lợi của bệnh
nhân xuất huyết não là giới tính, tuổi bệnh
nhân và điểm Glasgow lúc nhập viện
KẾT LUẬN
Về đặc điểm xuất huyết não
Tuổi trung bình là 62,74, nam chiếm 57,4%,
tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có tỷ lệ cao nhất
77,23%. Tăng huyết áp lúc nhập viện chiếm
90,1%, GCS≤8 chiếm 33,65%, sốt ≥37,5oC chiếm
6,93%, 58,42% bệnh nhân có tăng đường huyết
lúc nhập viện. Xuất huyết hạch nền là vị trí
thường gặp, thể tích khối máu tụ trung bình
27,40ml, ≥30ml chiếm 36,63%, 52,48% bệnh nhân
có xuất huyết não lan vào não thất, 25,74% có
đẩy lệch đường giữa. Điểm ICH ≥3 chiếm
36,63%. Tỷ lệ phẫu thuật là 3,96%. Các biến
chứng trong lúc nằm viện là: cơn động kinh
6,93%, rối loạn cơ vòng 43,56%, viêm phổi bệnh
viện 15,84%, nhiễm trùng tiểu 3,96%, xuất huyết
tiêu hóa 1,98%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa II 62
Về kết cục bệnh nhân xuất huyết não và
các yếu tố liên quan
Tỷ lệ hồi phục tốt (mRS ≤ 3) chiếm 51,49%.
Các yếu tố liên quan đến kết cục xấu của bệnh
nhân lúc ra viện trong nghiên cứu là: sốt ≥37,5oC,
Glasgow lúc nhập viện ≤ 8 điểm, xuất huyết
dưới lều, thể tích khối máu tụ ≥ 30ml, tràn máu
não thất, đẩy lệch đường giữa và điểm ICH. Qua
phân tích đa biến thì còn ba yếu tố thực sự có
liên quan là điểm Glasgow lúc nhập viện, thể
tích khối máu tụ và đẩy lệch đường giữa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alsumrain M, Melillo N, Debari VA, et al (2013), “Predictors
and outcomes of pneumonia in patients with spontaneous
intracerebral hemorrhage”, J Intensive Care Med. 28 (2): 118-23.
2. Appelboom G, Bruce SS, Han J, et al (2012), “Functional
outcome prediction following intracerebral hemorrhage", J
Clin Neurosci. 19 (6): 795-8.
3. Bhatia R, Singh H, Singh S, et al (2013), “A prospective study
of in-hospital mortality and discharge outcome in
spontaneous intracerebral hemorrhage”, Neurol India. 61 (3):
244-8.
4. Bhattacharya P, Shankar L, Manjila S, et al (2010),
“Comparison of outcomes of nonsurgical spontaneous
intracerebral hemorrhage based on risk factors and physician
specialty” J Stroke Cerebrovasc Dis. 19 (5): 340-6.
5. Bruce SS, Appelboom G, Piazza M, et al (2011), “A
comparative evaluation of existing grading scales in
intracerebral hemorrhage” Neurocrit Care. 15 (3): 498-505.
6. Cao Phi Phong, Mạc Văn Hòa (2011). “Nghiên cứu các yếu tố
tiên lượng xuất huyết não tự phát”, Tạp chí y học Thành phố Hồ
Chí Minh. 15 (1): 596-602.
7. Châu Nam Huân (2011), “Các yếu tố tiên lượng tử vong trên
bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Đa khoa Long
An”, Luận án chuyên khoa cấp 2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ
Chí Minh.
8. Chiu D, Peterson L, Elkind MS, Glycine Antagonist in
Neuroprotection Americas Trial Investigators (2010)
“Comparison of outcomes after intracerebral hemorrhage and
ischemic stroke” J Stroke Cerebrovasc Dis. 19 (3): 225-9.
9. Đỗ Văn Vân (2011), “Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử
vong trong xuất huyết não” Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện
An Giang. Số tháng 10/2011: 139-145.
10. Ganti L, Jain A, Yerragondu N, et al (2013) “Female gender
remains an independent risk factor for poor outcome after
acute nontraumatic intracerebral hemorrhage”, Neurol Res Int.
2013, 219097.
11. Honig A, Michael S, Eliahou R, Leker RR (2015) “Central fever
in patients with spontaneous intracerebral hemorrhage:
predicting factors and impact on outcome”, BMC Neurol. 15, p.
6.
12. Hu YZ, Wang JW, Luo BY (2013), “Epidemiological and
clinical characteristics of 266 cases of intracerebral hemorrhage
in Hangzhou”, China, J Zhejiang Univ Sci B. 14 (6): 496-504.
13. Ikram MA, Wieberdink RG, Koudstaal PJ (2012),
“International epidemiology of intracerebral hemorrhage”,
Curr Atheroscler Rep. 14 (4): 300-6.
14. Koga M, Yamagami H, Okuda S, et al, Investigators Samurai
Study (2015), “Blood glucose levels during the initial 72 h and
3-month functional outcomes in acute intracerebral
hemorrhage: the SAMURAI-ICH study”, J Neurol Sci. 350 (1-
2): 75-8.
15. Lê Duy Phong (2012), “Tiên lượng tử vong tai biến mạch máu
não trong hai tuần đầu ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Dương”, Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược Thành Phố
Hồ Chí Minh.
16. Middleton Sandy (2013), “Management of fever,
hyperglycemia, and swallowing dysfunction following
hospital admission for acute stroke in New South Wales,
Australia”, International Journal of Stroke © 2013 World Stroke
Organization. 9: 23-31.
17. Nguyễn Văn Dũng (2011) “Một số yếu tố tiên lượng tử vong
sớm trong xuất huyết não tại bệnh viện đa khoa trung tâm
Tiền Giang”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 15 (4): 125-
132.
18. Nguyễn Văn Đạt (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đầu và nhận xét kết quả điều trị
nội khoa của xuất huyết não tai bệnh viện Nguyễn Đình
Chiểu – Bến Tre”, Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược
Cần Thơ.
19. Nguyễn Thanh Tân (2014), “Đánh giá hiện trạng bệnh nhân
xuất huyết não tại BV 115”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược TP
Hồ Chí Minh.
20. Palm F, Henschke N, Wolf J, Zimmer K, et al (2013),
“Intracerebral haemorrhage in a population-based stroke
registry (LuSSt): incidence, aetiology, functional outcome and
mortality”, J Neurol. 260 (10): 2541-50.
21. Tao WD, Wang J, Schlaug G, Liu M, Selim MH (2014), “A
comparative study of fractional anisotropy measures and ICH
score in predicting functional outcomes after intracerebral
hemorrhage”, Neurocrit Care. 21 (3): 417-25.
22. Umeano O, Phillips-Bute B, Hailey CE, et al (2013), “Gender
and age interact to affect early outcome after intracerebral
hemorrhage”, PLoS One. 8 (11): e81664.
23. Wang Q, Wang D, Liu M, Fang Y, el at (2015), “Is diabetes a
predictor of worse outcome for spontaneous intracerebral
hemorrhage?”, Clin Neurol Neurosurg. 134: 67-71.
24. Wang W, Lu J, Wang C, Wang Y, Li H, Zhao X, Investigators
for the China National Stroke Registry Investigators (2013),
“Prognostic value of ICH score and ICH-GS score in Chinese
intracerebral hemorrhage patients: analysis from the China
National Stroke Registry (CNSR)”, PLoS One. 8 (10): e77421.
25. Woo KM, Yang SY, Cho KT (2012), “Seizures after
spontaneous intracerebral hemorrhage”, J Korean Neurosurg
Soc. 52 (4): 312-9.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_benh_nhan_xuat_huyet_nao_tai_benh_vien_n.pdf