Tài liệu Đánh giá độ vững khớp vai sau trật lần đầu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 222
ĐÁNH GIÁ ĐỘ VỮNG KHỚP VAI SAU TRẬT LẦN ĐẦU
Mai Văn Thuận*, Cao Thỉ**, Phạm Đình Ngân Thanh**, Huỳnh Minh Thành**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trật khớp vai tái hồi có thể tác động xấu đến chức năng khớp vai. Vấn đề bàn cãi hiện nay là nên
hay không nên phẫu thuật phục hồi các tổn thương gây mất vững khớp vai ngay sau lần trật đầu tiên.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trật khớp vai tái hồi và khảo sát các yếu tố giúp dự đoán.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt cắt ngang, số liệu từ
những bệnh nhân trật khớp vai được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc trong thời gian 6 năm từ
1/2011 đến 12/2016.
Kết quả: Tổng số 107 bệnh nhân trật khớp vai được khảo sát, 18 trường hợp bị trật khớp vai tái hồi
(TKVTH), chiếm tỉ lệ 16,8%. Trong nhóm TKVTH: 83,3% có tuổi trật khớp vai lần đầu ≤ 20 tuổi; 66,7% thuộc
nhóm < 40 tuổi; nam chiếm 77,8%; đa số do tai nạn sin...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ vững khớp vai sau trật lần đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 222
ĐÁNH GIÁ ĐỘ VỮNG KHỚP VAI SAU TRẬT LẦN ĐẦU
Mai Văn Thuận*, Cao Thỉ**, Phạm Đình Ngân Thanh**, Huỳnh Minh Thành**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trật khớp vai tái hồi có thể tác động xấu đến chức năng khớp vai. Vấn đề bàn cãi hiện nay là nên
hay không nên phẫu thuật phục hồi các tổn thương gây mất vững khớp vai ngay sau lần trật đầu tiên.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trật khớp vai tái hồi và khảo sát các yếu tố giúp dự đoán.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt cắt ngang, số liệu từ
những bệnh nhân trật khớp vai được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc trong thời gian 6 năm từ
1/2011 đến 12/2016.
Kết quả: Tổng số 107 bệnh nhân trật khớp vai được khảo sát, 18 trường hợp bị trật khớp vai tái hồi
(TKVTH), chiếm tỉ lệ 16,8%. Trong nhóm TKVTH: 83,3% có tuổi trật khớp vai lần đầu ≤ 20 tuổi; 66,7% thuộc
nhóm < 40 tuổi; nam chiếm 77,8%; đa số do tai nạn sinh hoạt (77,8%); 94,4% tay thuận bị trật; 38,9% đau vai
sau trật; 55,6% có nghiệm pháp e sợ dương tính; 55,6% nghiệm pháp ngăn kéo trước dương tính; điểm trung
bình theo thang điểm Row – Zarins là 52,78 và điểm trung bình theo thang điểm Western Ontario Shoulder
Instability Index (WOSI) là 443,06.
Kết luận: Tỉ lệ trật khớp vai tái hồi là 16,8%. Yếu tố giúp dự đoán khả năng dễ trật khớp vai tái hồi ở bệnh
nhân sau trật khớp vai: tuổi trật khớp vai lần đầu, dưới 40 tuổi, tay thuận bị trật, đau vai sau trật, nghiệm pháp e
sợ dương tính, nghiệm pháp ngăn kéo trước dương tính, thang điểm Row – Zarins càng thấp và thang điểm
WOSI càng cao.
Từ khóa: trật khớp vai tái hồi, mất vững khớp vai
ABSTRACT
EVALUATION OF SHOULDER STABILITY AFTER THE FIRST DISLOCATION:
Mai Van Thuan, Cao Thi, Pham Dinh Ngan Thanh, Huynh Minh Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 222- 225
Background: Recurrent dislocation can cause disability to function. Early operative restoration after the first
dislocation is still controversial.
Objective: Determine the rate of recurrent shoulder dislocation and the predictive risk factors.
Material and Method: Retrospective, cross-sectional descriptive study. We enroll the patients with
shoulder dislocation treated at Sadec General Hospital during the period from January 2011 to
December 2016.
Result: There is 107 patients with shoulder dislocation. Recurrent dislocation happens in 18 cases, 16.8%. In
the later group, 83.3% has the age at which the first dislocation happened ≤ 20 years old; 66.7% has age < 40 years
old; 77.8% is male; 77.8% having the cause is living activity; 94.4% having the injured arm is the dominated one;
38.9% has pain after dislocation; 55.6% has positive apprehension test; 55.6% has positive anterior drawer test;
the average score of Row – Zarins is 52.78 and the average score of Western Ontario Shoulder Instability Index
(WOSI) is 443.06.
٭ Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc ** Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Mai Văn Thuận ĐT: 093 806 9277, Email: bsmaivanthuan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 223
Conclusion: The rate of recurrent dislocation is 16.8%. Some predictive factors for recurrent dislocation are:
age at which the first dislocation happened, age < 40 years old, injuried dominated arm, pain after dislocation,
positive apprehension test, positive anterior drawer test, lower Row – Zarins score and higher Western Ontario
Shoulder Instability score.
Keyword: recurrent shoulder dislocation, shoulder instability.
MỞ ĐẦU
Khớp vai, còn gọi là khớp ổ chảo - cánh tay,
là khớp có biên độ vận động rộng, linh hoạt nhất
cơ thể đồng thời cũng là khớp kém vững và có
tần suất trật nhiều nhất cơ thể(3,5,8). Trật khớp vai
chiếm 50% - 60% trong tổng số các trật khớp, đặc
biệt trật khớp vai ra trước thường gặp nhất với tỉ
lệ 98%(9). Tình trạng này nếu không được điều trị
kịp thời và đúng mức sẽ dẫn đến đau vai và mất
chức năng khớp vai, ảnh hưởng đến khả năng
tập luyện thể thao, lao động và sinh hoạt hàng
ngày của bệnh nhân(4,5,6). Vấn đề bàn cãi hiện nay
là nên hay không nên phẫu thuật phục hồi các
tổn thương gây mất vững khớp vai ngay sau trật
lần đầu tiên. Để giải quyết vấn đề trên, trước tiên
chúng ta cần tìm hiểu tỉ lệ mất vững khớp vai
gây trật lại là bao nhiêu và yếu tố nào giúp dự
đoán khả năng bệnh nhân dễ trật khớp vai tái
hồi sau trật lần đầu.
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ trật khớp vai tái hồi và khảo sát
các yếu tố giúp dự đoán khả năng dễ trật khớp
vai tái hồi.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt cắt ngang.
Tiêu chí chọn mẫu
Chúng tôi chọn tất cả bệnh nhân được chẩn
đoán trật khớp vai và điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Sa Đéc trong thời gian 6 năm từ 1/2011 đến
12/2016, có hồ sơ ghi chép đầy đủ, bệnh nhân
hợp tác và chấp thuận tham gia nghiên cứu. Tiêu
chuẩn loại trừ bao gồm các trường hợp bệnh
nhân trật khớp vai không nắn được, bệnh nhân
đã được phẫu thuật và những bệnh nhân ngừng
tham gia nghiên cứu giữa chừng hay đã chết.
Quy trình thực hiện
Chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu theo
các bước: tìm hồ sơ, dựa vào đó liên lạc các bệnh
nhân để khám và đánh giá chức năng sau nắn
trật, ghi nhận các chỉ số cần nghiên cứu.
Xử lý phân tích bằng toán thống kê với phần
mềm SPSS 16.0.
Chúng tôi sử dụng các công cụ thu thập dữ
liệu bao gồm: hồ sơ bệnh án bệnh nhân trật khớp
vai đã được điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Sa
Đéc trong 6 năm từ tháng 1/2011 đến tháng
12/2016, bệnh án mẫu, Thang điểm Row-Zarins
và Thang điểm Western Ontario Shoulder
Instability Index (WOSI) để đánh giá chức năng.
KẾT QUẢ
Tổng số 107 bệnh nhân trật khớp vai được
khảo sát, 18 trường hợp bị trật khớp vai tái hồi
(TKVTH), chiếm tỉ lệ 16,8%. Trong nhóm
TKVTH: 83,3% có tuổi trật khớp vai lần đầu ≤
20 tuổi; 66,7% thuộc nhóm < 40 tuổi; nam
chiếm 77,8%; đa số do tai nạn sinh hoạt
(77,8%); 94,4% tay thuận bị trật; 38,9% đau vai
sau trật; 55,6% có nghiệm pháp e sợ dương
tính; 55,6% nghiệm pháp ngăn kéo trước
dương tính; điểm trung bình theo thang điểm
Row – Zarins là 52,78 và điểm trung bình theo
thang điểm Western Ontario Shoulder
Instability Index (WOSI) là 443,06.
BÀN LUẬN
Trong tổng số 107 bệnh nhân trật khớp vai
được khảo sát ở Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc,
chúng tôi ghi nhận có 18 trường hợp bị trật khớp
vai tái hồi (TKVTH), chiếm tỉ lệ 16,8%. Tỉ lệ này
tương đồng với một số nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước khác như Bùi Văn Đức
(11%), Baykal và cộng sự (17,1%)(1,2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 224
Một số tác giả nhận thấy đa số các bệnh
nhân bị TKVTH có tuổi trật khớp vai lần đầu <
20 tuổi như Mc Laughlin và Callavaro (90%),
Mc Lellan và cộng sự (95%), Rowe và
Sakellarides (94%)(5,8). Tỉ lệ bệnh nhân trong
nhóm TKVTH có tuổi trật khớp vai lần đầu ≤
20 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
chiếm đa số với tỉ lệ 83,3% (15/ 18 bệnh nhân),
tỉ lệ này tương đồng với các tác giả đã nêu
trên. Khảo sát mối tương quan giữa tuổi trật
khớp vai lần đầu và TKVTH, chúng tôi ghi
nhận có 15 trường hợp TKVTH trong tổng số
15 bệnh nhân có tuổi trật lần đầu ≤ 20 tuổi
(100%). Đây là lứa tuổi trẻ, các cấu trúc bao
khớp, dây chằng, gân cơ chắc chắn nên phải có
lực tác động rất lớn mới đủ gây trật khớp vai.
Khi đó, các cấu trúc giải phẫu quanh khớp vai
đồng thời cũng bị tổn thương nặng nề, làm
mất vững khớp vai. Vì vậy, các bệnh nhân này
dễ bị trật khớp vai tái hồi hơn nhóm bệnh
nhân khác [OR = 792,71, khoảng tin cậy 95% =
38,99 – 16112,76(>1), p = 0,0001 (<0,05)].
Ngoài ra, nhóm < 40 tuổi chiếm tỉ lệ cao
trong số các bệnh nhân TKVTH (66,7%). Tỉ lệ
này cũng tương ứng với một số tác giả khác
trong nước như Bùi Văn Đức (82,4%), Nguyễn
Văn Thái (62,2%)(2,7). Đây là lứa tuổi lao động
chính, hoạt động nhiều nên khả năng trật
khớp vai tái hồi cũng tăng so với nhóm ≥ 40
tuổi [OR = 3,93, khoảng tin cậy 95% = 1,34 –
11,51(>1), p = 0,0124].
Tỉ lệ nam (77,8% trong nhóm có TKVTH)
nhiều hơn nữ, có thể là do nam giới hoạt động
nhiều hơn và mức độ lao động nặng hơn so với
nữ giới (p=0,261).
Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa
nguyên nhân gây trật khớp vai với TKVTH
(p=0,001). Trong đó, tai nạn sinh hoạt chiếm đa
số (77,8%) so với nguyên nhân tai nạn thể thao
(11,1%) và tai nạn giao thông (11,1%). Điều này
cho thấy bệnh nhân sau trật khớp vai cần được
nhấn mạnh chú ý tránh tư thế gây trật trở lại
ngay cả với các hoạt động nhẹ trong sinh hoạt
hằng ngày.
Tay thuận bị trật chiếm đại đa số (94,4%)
trong nhóm TKVTH. Đây được xem là một yếu
tố nguy cơ của TKVTH [OR = 10,51, khoảng tin
cậy 95% = 1,33 – 82,59 (>1),P = 0,0253 (< 0,05)].
Điều này phù hợp vì khi có chấn thương xảy ra,
phản xạ bình thường sẽ dùng tay thuận để
chống đỡ nên tay thuận dễ bị tổn thương hơn và
dễ bị TKVTH hơn tay không thuận.
Tỉ lệ bệnh nhân đau vai sau trật chỉ chiếm
38,9% trong số các bệnh nhân có TKVTH, ít hơn
so với nhóm không đau vai sau trật (61,1%). Tuy
nhiên, theo khảo sát thống kê, có mối liên quan
giữa yếu tố đau sau trật với TKVTH (p < 0,001) vì
đau là dấu hiệu của cơ thể cảnh báo có tổn
thương bên trong. Do đó, cần chú trọng kiểm tra
các cấu trúc giữ vững khớp vai có bị tổn thương
hay không ở những bệnh nhân có ghi nhận đau
sau trật khớp vai lần đầu.
Trong nhóm có TKVTH, tỉ lệ dương tính của
nghiệm pháp e sợ (55,6%) và dương tính của
nghiệm pháp ngăn kéo trước (55,6%) đều cao
hơn so với tỉ lệ âm tính của các nghiệm pháp
này. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa
nghiệm pháp e sợ dương tính cũng như nghiệm
pháp ngăn kéo trước dương tính với TKVTH
(p<0,001). Theo đó, đối với những bệnh nhân sau
trật khớp vai có nghiệm pháp e sợ dương tính
hay nghiệm pháp ngăn kéo trước dương tính,
đồng nghĩa có tình trạng mất vững khớp vai sau
trật, cần chú ý theo dõi kỹ và có biện pháp can
thiệp kịp thời để tránh TKVTH.
Đánh giá chức năng khớp vai theo thang
điểm Row – Zarins, điểm trung bình ở nhóm
TKVTH là 52,78 ± 22,51 và điểm trung bình ở
nhóm không TKVTH là 85,34 ± 2,24 (p < 0,001).
Như vậy, những bệnh nhân sau trật khớp vai có
thang điểm Row – Zarins càng thấp thì khả năng
TKVTH càng cao.
Ngược lại, đánh giá chức năng khớp vai theo
thang điểm WOSI, điểm trung bình ở nhóm
TKVTH là 443,06 ± 136,34 và điểm trung bình ở
nhóm không TKVTH là 223,31 ± 37,46 (p < 0,001).
Theo đó, những bệnh nhân sau trật khớp vai có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 225
thang điểm WOSI càng cao thì khả năng TKVTH
càng cao.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 107 bệnh nhân trật khớp vai
được điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc
trong 6 năm, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ trật khớp
vai tái hồi là 16,8%. Một số yếu tố có liên quan
TKVTH giúp dự đoán khả năng dễ trật khớp vai
tái hồi ở bệnh nhân sau trật khớp vai như tuổi
trật khớp vai lần đầu ≤ 20 tuổi, nhóm tuổi < 40,
tay thuận bị trật, đau vai sau trật, nghiệm pháp e
sợ dương tính, nghiệm pháp ngăn kéo trước
dương tính, thang điểm Row – Zarins càng thấp
và thang điểm WOSI càng cao. Bên cạnh đó,
bệnh nhân cần được giáo dục tránh các tư thế có
thể gây trật lại ngay cả trong các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, do hạn chế của đề tài
là hồi cứu, chủ yếu đánh giá theo chủ quan của
người bệnh, nên cần tiến hành nghiên cứu khảo
sát thêm một số tổn thương giải phẫu gây mất
vững khớp vai sau trật (khảo sát tổn thương
Bankart, Hill-Sachs bằng MRI) để có quyết định
điều trị phẫu thuật kịp thời, tránh tăng tỉ lệ
TKVTH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baykal B, Sener S and Turkan H (2005), Scapular
manipulation technique for reduction of traumatic anterior
shoulder dislocations: experiences of an academic emergency
department. Emerg Med J. 22 (5): p. 336-8.
2. Bùi Văn Đức (2013), “Trật khớp vai”. In: Bùi Văn Đức. Chấn
thương chỉnh hình chi trên tái bản, Nhà xuất bản thể dục thể
thao, trang 35-47, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cole B J (1999), ‘Glenohumaral instability’. In : Cole B.J.
Disorders of shoulder: diagnosis and treatment. Lippincott
William and Wilkins Co. p. 207- 361, Philadelphia, PA.
4. Hatch G F (2007), "Shoulder labral tears and instability".
Practical orthopaedic sports medecine. p.172-173.
5. Matesen F A (1998), "Glenohumeral instability". In: Charles A.
Rockwood. The Shoulder. 2nd ed. Vol. 2. : W.B Saunders Co.
611-754, Philadelphia.
6. Nguyễn Trọng Anh (2008), Điều trị mất vững trước khớp vai do
tổn thương Bankart qua nội soi.tr. 1-70
7. Nguyễn Văn Thái (2001), "Điều trị trật khớp vai tái hồi bằng phẫu
thuật Bankart- Jobe". Báo cáo tại hội nghị thường niên lần thứ 7
Hội chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
8. Phillips B B (2008), “Recurrent dislocation: shoulder”. In: S. Terry
Canale. Campell’s operative orthopedics. Vol 3. 11th edition:
Elsevier’s health sciences. p. 2655 – 2736, Philadelphia.
9. Westin C D, Gill E A, Noyes M E and Hubbard M (1995),
Anterior shoulder dislocation. A simple and rapid method for
reduction. Am J Sports Med. 23 (3): p. 369-71.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_do_vung_khop_vai_sau_trat_lan_dau.pdf