Tài liệu Đánh giá độ tin cậy và giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm Edmonton Frail Scale ở người cao tuổi điều trị tại 2 khoa ngoại tiêu hóa và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 325
ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN SUY YẾU
CỦA THANG ĐIỂM EDMONTON FRAIL SCALE Ở NGƯỜI CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ TẠI 2 KHOA NGOẠI TIÊU HÓA VÀ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH,
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
Võ Yến Nhi*, Thân Hà Ngọc Thể**, Trịnh Thị Bích Hà**, Tăng Thị Thu*,
Nguyễn Ngọc Mai Phương*, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**
TÓM TẮT
Cơ sở: Nền tảng trong y học Lão khoa là xác định, đánh giá và điều trị người cao tuổi (NCT) suy yếu, phòng
ngừa mất khả năng độc lập và những kết cục bất lợi. Hiện nay có rất nhiều công cụ được lựa chọn để đánh giá
tình trạng suy yếu, riêng đối tượng NCT phẫu thuật, thang điểm Edmonton Frail Scale (EFS) được Hội Lão
Khoa Anh khuyến cáo sử dụng đánh giá suy yếu tiền phẫu.
Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy và giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm Edmonton Frail Scale ở người cao tuổi
phẫu thuật tại 2 khoa Ngoại Tiêu Hóa và Chấn Thương Chỉnh Hình (CTCH...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ tin cậy và giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm Edmonton Frail Scale ở người cao tuổi điều trị tại 2 khoa ngoại tiêu hóa và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 325
ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN SUY YẾU
CỦA THANG ĐIỂM EDMONTON FRAIL SCALE Ở NGƯỜI CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ TẠI 2 KHOA NGOẠI TIÊU HÓA VÀ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH,
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
Võ Yến Nhi*, Thân Hà Ngọc Thể**, Trịnh Thị Bích Hà**, Tăng Thị Thu*,
Nguyễn Ngọc Mai Phương*, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**
TÓM TẮT
Cơ sở: Nền tảng trong y học Lão khoa là xác định, đánh giá và điều trị người cao tuổi (NCT) suy yếu, phòng
ngừa mất khả năng độc lập và những kết cục bất lợi. Hiện nay có rất nhiều công cụ được lựa chọn để đánh giá
tình trạng suy yếu, riêng đối tượng NCT phẫu thuật, thang điểm Edmonton Frail Scale (EFS) được Hội Lão
Khoa Anh khuyến cáo sử dụng đánh giá suy yếu tiền phẫu.
Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy và giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm Edmonton Frail Scale ở người cao tuổi
phẫu thuật tại 2 khoa Ngoại Tiêu Hóa và Chấn Thương Chỉnh Hình (CTCH), Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 258 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) nhập viện điều trị
và phẫu thuật chương trình tại 2 khoa Ngoại Tiêu Hóa và Ngoại CTCH Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017. Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang tiến cứu. Phương
tiện đánh giá suy yếu là công cụ Edmonton Frail Scale.Đánh Giá Lão Khoa toàn diện (Comprehensive Geriatric
Assessment - CGA) được sử dụng như tiêu chuẩn so sánh. Chúng tôi ước tính độ tin cậy bằng tính nhất quán nội
tại (chỉ số Crohnbach’s alpha), tính tương quan đồng nhất của EFS so với thang đo CGA (chỉ số Kappa) và tính
giá trị lặp lại(hệ số test-retest). Ước tính giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm EFS bằng cách đánh giá diện
tích dưới đường cong ROC, độ nhạy và độ đặc hiệu.
Kết quả: Tỷ lệ suy yếu theo thang điểm EFS là 31,01% với điểm số trung bình là 5,56 ± 3,95 điểm. Độ tin
cậy của thang điểm EFS: Tính nhất quán nội tại chấp nhận được với hệ số Cronbach’s Alpha = 0,78, tính tương
quan đồng nhất mức độ trung bình với chỉ số Kappa = 0,4684 và hệ số test-retest = 0,98. Giá trị chẩn đoán tốt với
diện tích dưới đường cong ROC (AUC) = 0,8947, độ nhạy = 53,19%, độ đặc hiệu = 95,73%.
Kết luận: EFS là bộ công cụ chẩn đoán suy yếu với độ tin cậy cao và giá trị chẩn đoán tốt.
Từ khóa: Edmonton Frail Scale, suy yếu, người cao tuổi
ABSTRACT
IDENTIFICATION OF RELIABILITY AND DIAGNOSTIC VALUE FRAILTY IN ELDERLY PATIENTS
OF THE EDMONTON FRAIL SCALE AT BOTH THE GENERAL SURGERY DEPARTMENT AND
ORTHOPEDIC SURGERY DEPARTMENT, UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC
Vo Yen Nhi, Than Ha Ngoc The, Trinh Thi Bich Ha, Tang Thi Thu, Nguyen Ngoc Mai Phuong,
Nguyen Ngoc Hoanh My Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 325 - 331
Background: The cornerstone of geriatric medicine is the identification, evaluation and management of frail
older patients, prevention of disability, dependency and adverse outcomes. Currently, there are several
measurement tools for evaluating the state of frailty. For elderly undergoing elective surgery, the Edmonton Frail
* Cao học Lão 2015-2017, Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Võ Yến Nhi ĐT: 0919288814 Email: drvoyennhi@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 326
Scale (EFS) is recommended by the British Geriatrics Society for assessing preoperative frailty.
Objectives: To evaluate the reliability and diagnostic value of EFS in elderly patients from the General
Surgery and Orthopedic Wards of University Medical Center (UMC) HCMC.
Subjects and methods: Studied population was258 elderly patients (≥ 60 years old) who had admitted to the
hospital and been scheduled for elective surgeries at General Surgery and Orthopedic Wards of UMC HCMC
from October 2016 to May 2017. The study design was a descriptive cross-sectional study. The studied
instrument was the EFS. Comprehensive Geriatric Assessment (CGA) was used as reference standard. We
evaluated the reliability of the EFS by assessing the internal consistency (the Cronbach's alpha coefficient), the
correlation with the CGA (the Kappa index) and the test- retestreliability. We estimated the diagnostic value of
EFS by evaluating the area under the ROC curve, the sensitivity and the specificity.
Results: The prevalence of preoperative frailty was 31.01%, the mean EFS score was 5.56 ± 3.95. The
reliability of EFS was expressed as: the internal consistency was acceptable with the Cronbach's alpha coefficient =
0.78, the value of the test-retest reliability = 0.98, the correlation was moderate with the Kappa index = 0.47.
Diagnostic value was considered good with the area under ROC curve (AUC) = 0.89, the sensitivity = 53.19%
andthe specificity = 95.73%.
Conclusions: EFS is a diagnostic instrumentfor frailty with high reliability and good diagnostic value.
Keywords: Frail elderly, older people, Edmonton Frail Scale
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với nhịp độ phát triển kinh tế
và y tế, tỷ lệ dân số người cao tuổi (NCT) ngày
càng tăng. Theo thống kê, ước tính năm 2050 tại
Hoa Kỳ có đến hơn 20,3% (82 triệu người) tổng
dân số là NCT và tại Việt Nam con số này là
22%(4, 5). Nền tảng của Lão khoa khoa là xác định,
đánh giá và điều trị NCTsuy yếu, phòng ngừa
mất khả năng độc lập và những kết cục bất lợi.
Hiện nay có rất nhiều công cụ được lựa chọn để
đánh giá tình trạng suy yếu ở nhiều đối tượng
khác nhau, phần lớn các công cụ đánh giá
thường mất nhiều thời gian và khó thực hành
trong lâm sàng, tuy nhiên mục đích cuối cùng
vẫn là dự báo những kết cục bất lợi trên sức
khỏe NCT. Riêng ở đối tượng NCT phẫu thuật,
thang điểm Edmonton Frail Scale (EFS) được
Hội Lão Khoa Anh khuyến cáo sử dụng đánh
giá suy yếu tiền phẫu vì thang điểm này thuận
tiện dễ thực hiện và có thể đánh giá được nhiều
phương diện của suy yếu(6). Ngoài ra thang điểm
EFS còn có độ tin cậy và giá trị cao khi so sánh
với các công cụ khác(2). Thang điểm EFS được
thiết lập dựa trên đánh giá 9 lĩnh vực, bao gồm:
suy giảm nhận thức được kiểm tra thông qua
yêu cầu thực hiện bài kiểm tra vẽ đồng hồ, thời
gian đứng lên và đi cho sự cân bằng và di
chuyển, ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như
tâm trạng, sự độc lập về chức năng, vấn đề sử
dụng thuốc, sự hỗ trợ về xã hội, dinh dưỡng, thái
độ về sức khỏe, vấn đề tiểu tiện, tình trạng tổng
quát và chất lượng cuộc sống. Tổng điểm EFS là
17 điểm và bệnh nhân có suy yếu khi đạt > 7
điểm(2). Tại Việt Nam, thang điểm EFS chưa
được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá suy
yếu tiền phẫu ở NCT phẫu thuật, độ tin cậy và
giá trị chẩn đoán của thang điểm này cũng vẫn
chưa được nghiên cứu rõ ràng. Do đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định độ tin
cậy và giá trị chẩn đoán suy yếu tiền phẫu của
thang điểm EFS so với tiêu chuẩn vàng đánh giá
suy yếu là đánh giá lão khoa toàn diện CGA -
Comprehensive Geriatrics Assessment ở NCT
phẫu thuật tại 2 khoa Ngoại Tiêu Hóa và Ngoại
Chấn Thương Chỉnh Hình (CTCH) Bệnh viện
Đại học Y Dược TPHCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
258 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) nhập viện
điều trị và phẫu thuật chương trình tại 2 khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 327
Ngoại Tiêu Hóa và Ngoại CTCH Bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM trong thời gian từ tháng
10/2016 đến tháng 5/2017.
Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang tiến
cứu. Chọn mẫu thuận tiện.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân
không đủ năng lực trả lời câu hỏi nghiên cứu
(bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ, bệnh cấp tính đang
diễn tiến nặng) và không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào
nghiên cứu được đánh giá suy yếu bằng thang
điểm EFS và thang điểm đánh giá lão khoa toàn
diện CGA. Sau đó bệnh nhân được chia thành 2
nhóm suy yếu theo 2 thang điểm. Đồng thời các
bệnh nhân được thu thập 1 số các thông tin như
tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể, hoàn cảnh gia đình,
các bệnh nội ngoại khoa phối hợp, tình trạng đa
bệnh và đa thuốc, loại phẫu thuật, phương pháp
vô cảm,
Các biến số nghiên cứu
Edmonton Frail Scale
Bảng câu hỏi gồm 9 lĩnh vực: nhận thức, đo
thời gian đứng lên và đi cho hoạt động thể lực,
tâm trạng, sự độc lập về chức năng, vấn đề sử
dụng thuốc, sự hỗ trợ về xã hội, dinh dưỡng, thái
độ về sức khỏe, vấn đề tiểu tiện, tình trạng tổng
quát và chất lượng cuộc sống. Suy yếu khi EFS >
7 điểm(3).
Đánh giá Lão Khoa Toàn Diện (CGA)
Gồm 5 phương diện. Tình trạng chức năng
được đánh giá bằng Các hoạt động sống cơ bản
hằng ngày (ADL) với chỉ số Barthel(1) và Các hoạt
động sống sinh hoạt hằng ngày (IADL) với
thang điểm Lawton(7). Tình trạng tâm thần được
đánh giá bởi thang điểm Lượng giá trạng thái
tâm thần tối thiểu (MMSE)(1). Triệu chứng trầm
cảm được đánh giá bởi Thang trầm cảm lão khoa
(GDS-15)(1). Dinh dưỡng được đánh giá bởi
MNA(1) và Các bệnh đồng mắc bởi chỉ số bệnh
đồng mắc Charlson (Charlson Comorbidity
Index). Các ngưỡng giá trị xác định cho mỗi
phương diện bất thường ít nhất hai câu lượng
giá của tình trạng hoạt động chức năng (ADL và
IADL), ≤ 17 cho MMSE, ≥ 10 cho GDS-15, <7 cho
MNA, ≥ 2 cho chỉ số Charlson. Suy yếu được
định nghĩa khi có suy giảm ít nhất 2 lĩnh vực của
đánh giá trong CGA.
Bộ công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi công cụ EFS so sánh với đánh giá
Lão khoa toàn diện (CGA).
Phương pháp xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử
lý bằng phần mềm Stata 13. Chúng tôi đánh giá
độ tin cậy của thang điểm EFS thông qua đánh
giá tính nhất quán nội tại (hệ số Cronbach’s
Alpha)(10), tính tương quan đồng nhất của EFS so
với thang đo CGA (chỉ số Kappa)(9) và tính giá trị
lặp lại của 2 lần đo (hệ số test-retest).
Giá trị chấp nhận hệ số Cronbach’s Alpha là(10):
< 0,5: không chấp nhận
0,5 - <0,6: kém
0,6 - 0,7: tạm chấp nhận
0,7 - 0,8: chấp nhận
0,8 - <0,9: tốt
≥ 0,9: xuất sắc
Giá trị của chỉ số Kappa là(9):
<0: không có tính đồng nhất
0 - 0,2: đồng nhất rất thấp
0,21 - 0,4: đồng nhất thấp
0,41 - 0,6: đồng nhất vừa
0,61 - 0,8: đồng nhất đáng kể
0,81 - 1: đồng nhất rất tốt
Chúng tôi khảo sát giá trị chẩn đoán của
thang điểm EFS bằng cách sử dụng phần diện
tích dưới đường cong ROC (AUC), độ nhạy và
độ đặc hiệu. Diện tích dưới đường cong thay
đổi 0,5 - 1. AUC ≥ 0,8 được xem như có giá trị
chẩn đoán tốt(11).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 328
Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp
vào quá tình điều trị nên không vi phạm về mặt
y đức.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng
5/2017, nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận
được 258 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu.
Kết quả như sau:
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 258)
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Khoa Điều trị
Ngoại CTCH 127 49,22
Ngoại Tiêu Hóa 131 50,78
Giới
Nam 101 39,15
Nữ 157 60,85
Tuổi trung bình
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
72,36 9,64
Nhóm tuổi
60 – 69 tuổi 127 49,22
70-79 tuổi 66 25,58
≥ 80 tuổi 65 25,19
Chỉ số khối cơ thể BMI(TB ĐLC) 22,39 4,5
Phân nhóm BMI
Gầy BMI ≤ 18,5 40 15,50
Bình thường
(BMI từ 18,5 – 23)
103 39,92
Thừa cân và béo phì
(BMI ≥ 23)
115 44,58
Tình trạng hôn
nhân
Độc thân 70 27,13
Đã kết hôn 188 72,87
Hoàn cảnh gia
đình
Sống 1 mình 4 1,55
Sống cùng người thân 254 98,45
Nơi sinh sống Thành thị 158 61,24
Nông thôn 100 38,76
Có tình trạng đa bệnh (≥ 2 bệnh mãn tính) 192 74,42
Có tình trạng đa thuốc (≥ 5 loại thuốc) 168 65,12
Có tình trạng té ngã trong năm vừa qua 95 36,82
Số ngày nằm viện
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
11,67 6,9
Các bệnh mạn tính thường gặp là tăng huyết
áp (72,48% TH), bệnh lý viêm loét dạ dày tá
tràng (63,18%), bệnh phổi mạn tính (43,8%),
thoái hóa khớp (37,74%), ung thư (34,11%), bệnh
mạch máu ngoại biên (31,78% TH), đái tháo
đường (27,52%),
Điểm trung bình thang điểm EFS là 5,56 ±
3,95 điểm với tỷ lệ suy yếu là 81TH (31,01%).
Điểm trung bình thang điểm CGA là 1,94 ±
1,36 điểm với tỷ lệ suy yếu là 141TH (54,65%).
Độ tin cậy của thang điểm EFS so với CGA (hệ
số Cronbach’s Alpha, chỉ số Kappa và hệ số
Test-retest)
Hệ số Cronbach’s Alpha thang điểm EFS
Bảng 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của
thang điểm EFS là 0,78 với điểm số dao động từ
0,73 – 0,79 cho từng câu hỏi.
Bảng 2. Hệ số Cronbach’s Alpha thang điểm EFS
Câu hỏi Cronbach’s Alpha
Câu 1 0,73
Câu 2 0,74
Câu 3 0,74
Câu 4 0,79
Câu 5 0,76
Câu 6 0,78
Câu 7 0,75
Câu 8 0,78
Câu 9 0,75
Bộ câu hỏi 0,78
Chỉ số Kappa
0,4684 cho thấy cho mối tương quan đồng
nhất ở mức độ vừa (bảng 3).
Bảng 3. So sánh giá trị thang điểm EFS
Log
likelihood
CGA
Nhạy (%) Đặc hiệu (%) AUC Kappa
EFS (điểm
cắt >7)
-
103,89678
53,19% 95,73%
0,894
7
0,4684
Hệ số Test-retest (tương quan giữa 2 lần đo)
Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa 2
lần đo với hệ số tương quan mạnh r = 0,98 (p < 0,01)
(Biểu đồ 1).
Giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm EFS
so với thang đo CGA (độ nhạy, độ đặc hiệu và
diện tích dưới đường cong ROC)
Bảng 3 và biểu đồ 2 cho thấy giá trị chẩn
đoán của thang điểm EFS với AUC = 0,8947, độ
nhạy 53,19% và độ đặc hiệu 95,73%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 329
0
5
1
0
1
5
2
0
0 5 10 15
Lan 2
diem tong efs Fitted values
Biểu đồ 1: Hệ số Test-retest.
Biểu đồ 2: Diện tích dưới đường cong ROC thang điểm EFS
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 258
bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn. Chúng tôi ghi nhận
được độ tuổi trung bình là 72,36 9,64 tuổi và
nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
49,22% trường hợp. Kết quả này tương đồng với
tác giả Dasgupta (2009) với độ tuổi trung bình là
76,3 5 tuổi(3). Tỷ lệ bệnh nhân nữ (60,85%) chiếm
nhiều hơn bệnh nhân nam (39,15%), kết quả này
cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả
Dasgupta với tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 58%(3).
Tình trạng đa bệnh trong nghiên cứu của
chúng tôi khá cao chiếm đến 74,42%, do đó góp
phần làm cho những bệnh nhân cao tuổi này
phải uống nhiều loại thuốc mỗi ngày, điều này
có thể là lý do dẫn đến tỷ lệ sử dụng đa thuốc
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm đến
65,12%, cao hơn rất nhiều so với tác giả
Dasgupta chỉ 48%(3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 330
Bảng 4. Tỷ lệ suy yếu tiền phẫu theo thang điểm EFS
và CGA
Tỷ lệ suy yếu Chúng tôi Tác giả khác
CGA 54,65% 59,4% Kristjansson
(8)
EFS 31,01% 12,8% Dasgupta
(3)
Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng suy yếu theo
EFS là 31,01% với điểm số trung bình 5,56 3,95
điểm. Tỷ lệ suy yếu theo EFS trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên
cứu của tác giả Dasgupta (12,8%)(3). Điều này có
thể được lý giải do đặc tính dân số nghiên cứu
và cỡ mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên có sự tương
đồng ở tỷ lệ suy yếu theo thang điểm CGA là
54,65% khi so sánh với tác giả Kristjansson và
cộng sự(8).
Tỷ lệ suy yếu theo thang điểm CGA lớn hơn
rất nhiều so với thang điểm EFS, điều này có thể
được lý giải do CGA là thang điểm đánh giá Lão
khoa toàn diện, được xem là tiêu chuẩn vàng
trong chẩn đoán suy yếu, được đánh giá một cách
phức tạp và chính xác, vì vậy dẫn đến tỷ lệ suy
yếu theo CGA cao hơn so với thang điểm EFS.
Độ tin cậy của thang điểm EFS so với CGA (hệ
số Cronbach’s Alpha, chỉ số Kappa và hệ số tin
cậy Test-retest)
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thang
điểm EFS có tính nhất quán nội tại ở mức chấp
nhận được với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,78;
cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Darryl
B.Rolfson ghi nhận được tính nhất quán nội tại ở
mức độ tạm chấp nhận được với Cronbach’s
Alpha = 0,62 trong nghiên cứu của tác giả
Darryl(2). Chúng tôi còn ghi nhận được kết quả
về tính tương quan đồng nhất của thang điểm
EFS so với thang điểm CGA ở mức độ vừa với
chỉ số kappa = 0,4684, thấp hơn chỉ số Kappa của
tác giả Darryl B.Rolfson (chỉ số Kappa = 0,77)(2).
Lý giải cho sự khác biệt này có thể do nghiên
cứu của chúng tôi được tiến hành đánh giá trên
bệnh nhân NCT cao tuổi trước phẫu thuật, còn
nghiên cứu của tác giả này được tiến hành đánh
giá tại cộng đồng và đơn vị điều trị ngoại trú.
Giá trị chẩn đoán suy yếu của thang điểm EFS
so với thang đo CGA (độ nhạy, độ đặc hiệu và
diện tích dưới đường cong ROC)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
thang điểm EFS có giá trị tốt trong chẩn đoán
suy yếu ở NCT với diện tích dưới đường cong
ROC (AUC) = 0,8947 (chỉ số Likelihood = -
103,89678). Tuy nhiên thang điểm này có độ
nhạy không cao và độ đặc hiệu tương đối cao, cụ
thể thang điểm EFS có độ nhạy là 51,39% và độ
đặc hiệu là 95,73%.
So sánh với nghiên cứu của tác giả Dasgupta
và cộng sự (2009) vớiAUC của thang điểm EFS là
0,69 cho thấy thang điểm EFS có giá trị chẩn
đoán suy yếu tiền phẫu ở NCT phẫu thuật đạt
mức độ trung bình, với độ đặc hiệu tương
đương trong nghiên cứu của chúng tôi là 93%
nhưng độ nhạy là 29% thấp hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi rất nhiều(3). Nghiên cứu này
cho kết quả khác nghiên cứu của chúng tôi có thể
được lý giải vì chúng tôi dùng thang điểm CGA
làm tiêu chuẩn để so sánh giá trị chẩn đoán của
thang điểm EFS, còn nghiên cứu của tác giả này
thì dùng thang điểm Fried làm tiêu chuẩn để so
sánh giá trị chẩn đoán của thang điểm EFS(3).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 258
bệnh nhân cao tuổi phẫu thuật tại 2 khoa Ngoại
Tiêu Hóa và Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh
viện Đại học Y Dược TPHCM, ghi nhận được tỷ
lệ suy yếu theo thang điểm CGA là 54,65% và
theo thang điểm EFS là 31,01%. Độ tin cậy của
thang điểm EFS ở mức độ chấp nhận với hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,78, chỉ số Kappa = 0,4684
và hệ số test-retest = 0,98. Giá trị chẩn đoán suy
yếu của thang điểm EFS ở mức độ tốt với AUC =
0,8947, độ nhạy trung bình = 51,39% và độ đặc
hiệu cao = 95,73%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 331
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crum RM, Yesavage JA, and Lum O, (1982), "Population
based norm for the mini mental state examination by age
and educational level", JAMA. 269 (18), pp. 2386-91.
2. Darryl BR, Sumit RM (2014), "Validity and reliability of
the Edmonton Frail Scale", Ageing Oxford of Journals, pp.
526-9.
3. Dasgupta M, Rolfson DB, Stolee P, Borrie MJ, Speechley M
(2009), "Frailty is associated with postoperative
complications in older adults with medical problems ",
Arch Gerontol Geriatr. 48, pp. 78-83.
4. Dương Huy Lương, Trần Thị Mai Oanh, Đàm Viết
Cương, Dương Anh Tuấn (2005), "Một số kết quả nghiên
cứu về triển khai chính sách chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi ở Việt Nam", Tạp chí chính sách Y tế.
5. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Anh và cộng sự (2006),
"Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
ở Việt Nam", Viện chiến lược và chính sách Y tế.
6. Fit for Frailty Consensus best practice guidance for the care of
older people living with frailty in community and outpatient
settings, British Geriatrics Society.
7. Joint National Committee (2003), "The seven report of the
joint national committee on prevention, detection,
evaluation and treatment of high blood pressure. NIH
publication", JAMA. 289, pp. 2560-72.
8. Kristjansson SR, et al (2010), "Comprehensive geriatric
assessment can predict complications in elderly patients
after elective surgery for colorectal cancer: a prospective
observational cohort study", Crit Rev Oncol Hematol. 76,
pp. 208-17.
9. Landis JR, Koch GG (1977), "The measurement of observer
agreement for categorical data", Biometrics. 33, 159-74.
10. Mohsen T, Reg D (2011), "Making sense of Cronbach's
alpha", International Journal of Medical Education. 2, 53-55.
11. Murphy JM, Berwick DM, Weinstein MC, Borus JF,
Budman SHKlerman GL (1987), "Performance of
screening and diagnostic tests. Application of receiver
operating characteristic analysis", Arch Gen Psychiatry. 44,
550-5.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_do_tin_cay_va_gia_tri_chan_doan_suy_yeu_cua_thang_d.pdf