Đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể trên máy huyết học tự động

Tài liệu Đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể trên máy huyết học tự động: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 360 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CHỨC NĂNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO CÁC CHẤT DỊCH CƠ THỂ TRÊN MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG Trương Ngọc Quyên*, Trần Thanh Tùng*, Nguyễn Tự*, Nguyễn Thị Thảo*, Nguyễn Tiến Hiển*, Phạm Thị Kim Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy chức năng đếm tế bào trong chất dịch cơ thể trên máy huyết học tự động. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu bao gồm dịch não tủy, dịch màng bụng và dịch màng phổi. Thực hiện xét nghiệm đếm số lượng tế bào dịch cơ thể bằng hai phương pháp thủ công (bởi 3 nhân viên độc lập) và tự động của máy huyết học tự động XN series. Độ tương đồng của 2 phương pháp được kiểm tra bằng hệ số tương quan Pearson (r>0,9), phương trình hồi quy tuyến tính (0,9<hệ số góc<1,1) và hệ số tương quan nội bộ (ICC>0,9). Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động có sự...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch cơ thể trên máy huyết học tự động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 360 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CHỨC NĂNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO CÁC CHẤT DỊCH CƠ THỂ TRÊN MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG Trương Ngọc Quyên*, Trần Thanh Tùng*, Nguyễn Tự*, Nguyễn Thị Thảo*, Nguyễn Tiến Hiển*, Phạm Thị Kim Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy chức năng đếm tế bào trong chất dịch cơ thể trên máy huyết học tự động. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu bao gồm dịch não tủy, dịch màng bụng và dịch màng phổi. Thực hiện xét nghiệm đếm số lượng tế bào dịch cơ thể bằng hai phương pháp thủ công (bởi 3 nhân viên độc lập) và tự động của máy huyết học tự động XN series. Độ tương đồng của 2 phương pháp được kiểm tra bằng hệ số tương quan Pearson (r>0,9), phương trình hồi quy tuyến tính (0,9<hệ số góc<1,1) và hệ số tương quan nội bộ (ICC>0,9). Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động có sự tương đồng cao với phương pháp thủ công với hệ số tương quan Pearson=0,99, hệ số góc phương trình hồi quy trong khoảng từ 0,985 - 1,097; ICC từ 0,93 - 0,99. Kết luận: Có thể áp dụng phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể bằng máy huyết học tự động vào quy trình xét nghiệm thường quy nhằm hỗ trợ phương pháp đếm thủ công, nhưng không thay thế hoàn toàn. Từ khóa: tế bào dịch, bạch cầu, đếm tế bào dịch tự động ABSTRACT EVALUATE THE RELIABILITY OF ANALYSIS FUNCTIONAL OF BODY FLUIDS ON AUTOMATIC HEMATOLOGY ANALYSER Truong Ngoc Quyen, Tran Thanh Tung, Nguyen Tu, Nguyen Thi Thao, Nguyen Tien Hien, Pham Thi Kim Van * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 360 – 365 Objectives: To evaluate the reliability of the fluid cell count function on an automated hematology analyzer. Method: We studied cerebrospinal fluid, peritoneal fluid and pleural fluid samples. We performed cell counting in the samples by two methods: manually by 3 independent technicians and automatically using the XN series hematologic analyzer. The similarity of the two methods is confirmed by Pearson correlation coefficient (r> 0.9), linear regression equation (0.9 0.9). Result: The study showed that automatic cell counting of fluid samples using the hematology analyzer has a high correlation with the manual method (Pearson correlation coefficient = 0.99, slope coefficient between 0.985 - 1.097; ICC between 0.93 - 0.99). Conclusion: Automated fluid cell count method can be employed in routine testing practice to support manual counting method, but can not completely replace the latter. Keywords: fluid cell count, leukocyte, automated cell count ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp thủ công cổ điển hiện tại là tiêu chuẩn vàng trong đếm tế bào dịch cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế là yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian trả kết quả *Bệnh Viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: CN. Trương Ngọc Quyên ĐT: 0938829887 Email: ngocquyencr@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 361 và bị ảnh hưởng bởi trình độ của kỹ thuật viên xét nghiệm. Năm 1953, máy đếm tế bào máu tự động đầu tiên ra đời sử dụng nguyên tắc Coulter. Nhờ vào đó, thời gian đếm lượng tế bào máu giảm đáng kể và đặt nền mòng cho sự phát triển của các máy đếm tế bào máu sau này. Máy phân tích huyết học ban đầu được sử dụng để đo các tế bào trong máu toàn phần. Số lượng bạch cầu trong mẫu máu cao hơn rất nhiều (ít nhất 1000 lần) so với mẫu dịch. Vì vậy nếu sử dụng chức năng phân tích tế bào máu của máy huyết học phân tích tế bào dịch sẽ không phù hợp do sự không chính xác cao trong phạm vi nồng độ thấp hơn giới hạn phát hiện và do phân loại sai tế bào mô (tức là, các tế bào thuộc tế bào mô được tính là bạch cầu)(1,7). Từ năm 2007, bên cạnh đếm tế bào máu, nhiều dòng máy phân tích huyết học tự động được tích hợp thêm ứng dụng đếm tế bào dịch cơ thể. Ứng dụng này có thể áp dụng được đối với nhiều loại dịch cơ thể khác nhau, thời gian thực hiện xét nghiệm nhanh góp phần rút ngắn thời gian trả kết quả và kết quả có độ chính xác cao là một trong lợi ích giúp cho bác sĩ lâm sàng có chứng cứ quyết định điều trị sớm, hạn chế tai biến và thời gian điều trị cho bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng hệ thống máy huyết học tự động Sysmex XN series để phân tích các tế bào dịch cơ thể. Với nguyên lý đếm tế bào dòng chảy, đo quang là phương pháp được xem là tối ưu cho việc đếm tế bào. Ưu điểm của hệ thống này là không sử dụng thêm hóa chất khác khi chuyển từ phân tích mẫu máu toàn phần sang phân tích tế bào dịch cơ thể, lượng mẫu sử dụng cho mỗi lần phân tích ít (chỉ cần 0,88µl cho một lần hút mẫu để phân tích) thuận lợi trong phân tích mẫu dịch não tủy. Nghiên cứu đã cho thấy tính năng đếm tế bào dịch của dòng máy Sysmex nói chung và XN series nói riêng đạt độ tin cậy cao với hệ số tin cậy cho hồng cầu là R2=0,99 và tế bào có nhân là R2=0,98(7). Với những đòi hỏi nhanh chóng, chính xác và khách quan trong đếm tế bào dịch cơ thể, việc áp dụng phương pháp đếm tế bào tự động là cần thiết. Nghiên cứu nhằm đánh giá độ tin cậy chức năng phân tích tế bào các chất dịch của máy huyết học tự động Sysmex XN series. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian-địa điểm Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. Mẫu nghiên cứu Ba loại dịch cơ thể gồm dịch não tủy, dịch màng bụng và dịch màng phổi được lấy từ cơ thể bệnh nhân điều trị nội trú. Mẫu được bác sĩ lâm sàng chỉ định và thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán bệnh. Mẫu sử dụng cho nghiên cứu là lượng mẫu dịch còn lại sau khi thực hiện xét nghiệm và trả kết quả cho bệnh nhân. Bệnh phẩm thu thập, bảo quản và vận chuyển đúng theo quy định trong sổ tay lấy mẫu được viết theo hướng dẫn của TCVN ISO 15189: 2012 Tiêu chuẩn Việt Nam phòng thí nghiệm y tế- Yêu cầu cụ thể về chất lượng và năng lực(6). Các mẫu bị đông, mẫu có lượng hồng cầu và tế bào nằm ngoài khoảng tuyến tính của máy sẽ không sử dụng cho nghiên cứu. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được ước tính dựa vào ước đoán R dao động trong khoảng từ 0,85 đến 0,99(5). Xác suất sai lầm loại 1 alpha= 0,01 và xác suất sai lầm loại 2 là beta=0,05. Cỡ mẫu tối thiểu ước lượng được là 67 mẫu. Quy trình nghiên cứu Bước 1 Xác nhận giá trị sử dụng cho phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động theo hướng dẫn CLSI(1,3). Các đánh giá bao gồm độ lặp lại (mẫu bệnh và mẫu QC), độ tái lặp (mẫu QC), độ tuyến tính mẫu QC theo hướng dẫn CLSI 15A3 và CLSI EP06. Kết quả được so sánh với tiêu chuẩn của nhà sản xuất đã công bố và được FDA công nhận. Khi đảm bảo được các tiêu chuẩn, bước tiếp theo được thực hiện. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 362 Bước 2 Xác định độ đồng nhất giữa 2 phương pháp thủ công và tự động. Những mẫu bệnh thỏa tiêu chí được chọn. Mẫu được chia làm 2 phần, một phẩn sử dụng để đếm tế bào bằng buồng đếm Neubauer với vật kinh 40x và thực hiện bởi 3 người cùng thời điểm theo kỹ thuật hướng dẫn của CLSI H56-A(4); phần còn lại được đếm tế bào dịch bằng hệ thống máy huyết học tự động XN series theo hướng dẫn nhà sản xuất. Lượng dịch còn lại được quay li tâm, phết lam để phân tích thành phần tế bào trên KHV với vật kính 100x, kết quả được đọc bởi 3 người. Các loại tế bào được phân tích gồm Neutrophils (Neu), Lymphocytes(LY), eosinophil (EO), macrophages (Macro), tế bào liên võng hoặc nội bì và những tế bào khác như; tế bào ác tính, tế bào kích thước lớn và tế bào thoái hóa. Phân tích số liệu Số liệu được phân tích trên phần mềm STATA 14. Số lượng tế bào là biến định lượng được trình bày ở dạng trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên. So sánh độ tương đồng kết quả thủ công của 3 người đọc thực hiện thủ công bằng hệ số tương quan ICC. Nếu kết quả 3 người đọc đạt mức tương đồng hoàn hảo (ICC>0,90) thì trung bình kết quả từ 3 người đọc thủ công sẽ được sử dụng để so sánh với phương pháp tự động. Hai phương pháp đạt được độ đồng nhất cao khi r>0,9; hệ số góc >0,9 và ICC>0,9. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu Đặc tính Số mẫu(n) Tỉ lệ (%) Nam 64 65,3 Nữ 34 34,7 Tuổi ( trung bình, độ lệch chuẩn) 46 + 16 (16 - 80) Loại dịch Dịch não tủy 51 52,0 Dịch màng bụng 34 34,7 Dịch màng phổi 13 13,3 Đặc tính Số mẫu(n) Tỉ lệ (%) Màu sắc dịch Trong không màu 26 26,53 Ánh vàng 17 17,35 Vàng 48 48,98 Vàng cam 3 3,06 Đỏ 2 2,04 Hồng 2 2,04 Trong 98 mẫu đưa vào có 64 mẫu là nam và 34 mẫu là nữ, 51 mẫu là DNT, 34 mẫu là DMB và 13 mẫu DMP, màu sắc dịch cơ thể trong nghiên cứu có 6 màu và nhiều nhất là màu vàng (Bảng 1). Kết quả xác nhận giá trị sử dụng phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự độngXN series Bảng 2. Độ chụm Bạch cầu (10 3 /mL) Hồng cầu (10 6 /mL) Nồng độ 1 Nồng độ 2 Nồng độ 1 Nồng độ 2 Trung bình 80,2 334,8 23,32 77,08 Vw 4,92 43,72 0,54 1,6 VB 0,12 9,20 2,4 5,07 SW 2,2 6,61 0,73 1,26 SB 0,35 3,03 1,55 2,25 SWL 2,57 9,65 2,28 3,51 %CVR 2,77 1,97 3,15 1,63 %CVB 0,44 0,91 6,65 6,58 %CVWL 3,21 2,88 9,78 4,55 %CV NSX ≤10 ≤10 ≤40 ≤40 Kết quả độ biến thiên độ lặp (%CVR), độ biến thiên độ tái lặp (%CVB) và độ biến thiên của phòng xét nghiệm (%CVWL), biến thiên độ chụm của NSX (%CV NSX) (Bảng 2). Với kết quả tuyến tính của bạch cầu với độ dốc của đường tuyến tính là 1,115, hệ số chặn là - 0,740 với r = 0,998 (Bảng 3, Hình 1). So sánh phương pháp đếm tế bào dịch tự động với thủ công Kết quả so sánh từng loại dịch của phương pháp thủ công với tự động, phương trình hồi quy có hệ số góc chỉ ở khoảng 0,965 - 1,16. Hệ số tin cậy cho hai phương pháp đếm tế bào là rất cao và được xem là r =0,99 (Hình 2, 3 & Bảng 4). Bảng 3. Độ tuyến tính Mẫu QC Giới hạn tế bào (10 3 /mL) SD CV% Hệ số (slope) Điểm chặn (intercept) R Bạch cầu 76- 320 5,66 7,16 1,115 -0,740 0,998 Bạch cầu đơn nhân 19-48 6,36 4,86 0,819 0,091 0,997 Bạch cầu đa nhân 50-209 7,78 3,98 1,093 1,856 0,992 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 363 y= 0,987x + 3,681 r= 0,998 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 3 0 0 50 100 150 200 250 300 kq lythuyet kq thực Fitted values R =0,99 2 0 4 0 6 0 8 0 1 0 0 20 40 60 80 mnlythuyet mnthuc Fitted values R =0,99 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 50 100 150 200 pmnlythuyet pmnthuc Fitted values Hình 1. Biểu đồ biễu diễn kết quả tuyến tính của thiết bị về thông số bạch cầu, số lượng tế bào đa nhân và số lượng tế bào đơn nhân y=1,157x - 8,41 r=0,996 0 2 0 0 0 4 0 0 0 6 0 0 0 0 1000 2000 3000 4000 5000 TBMB MAYMB Fitted values y= 1,15x - 13,81 r= 0,992 0 5 0 0 1 0 0 0 1 5 0 0 2 0 0 0 0 500 1000 1500 TBMP MAYMP Fitted values y= 0,965x + 10 r=0,997 0 1 0 0 0 2 0 0 0 3 0 0 0 4 0 0 0 0 1000 2000 3000 4000 TBNT MAYNT Fitted values Hình 2. Biểu đồ tương quan tuyến tính về số lượng bạch cầu của dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch não tủy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 364 y= 1,097x -6,11 r= 0,993 0 2 0 0 0 4 0 0 0 6 0 0 0 0 1000 2000 3000 4000 5000 trungbinhtebao sltbmay Fitted values y= 1,066x + 2,058 r= 0,942 0 5 0 1 0 0 1 5 0 0 20 40 60 80 100 trungbinhtebao< sltbmay< Fitted values Hình 3. Biểu đồ tương quan tuyến tính về số lượng bạch cầu Bảng 4. Kết quả đếm số lượng tế bào Mẫu ICC (KTC 95%) Hệ số góc(KTC 95%) Điểm chặn(KTC 95%) R Tổng lượng tế bào DNT 0,999 (0,998-0,999) 0,965 (0,946-0,984) 10 ((-0,28)-21,29) 0,997 DMB 0,993 (0,986-0,996) 1,157 (1,124-1,191) -8,41 ((-41,34)-24,51) 0,996 DMP 0,990 (0,968-0,997) 1,150 (1,050-1,250) -13,81 ((-64,47)-26,85) 0,992 Tổng 0,994 (0,991-0,996) 1,097 (1,071-1,124) 6,11 (-25,6 – 13.39) 0,993 <100 tb 0,967 (0,936-0,983) 1,066 (0,938-1,194) 2,058 (-5,05 – 9,16) 0,942 Hồng cầu 0,997 (0,996-0,999) 0,993 (0,947-1,038) 421 (227 – 614) 0,988 Số lượng PMN 0,997 (0,996-0,999) 0,985 (0,958-1,012) 8,884 (-1,98 – 19,75) 0,990 Số lượng MN 0,991 (0,985-0,995) 0,996 (0,943-1,049) 6,002 (-9,55 – 1,049) 0,982 <100 tb: kết quả thống kê dựa trên các mẫu có số lượng tế bào <100 ICC: Intraclass correlation coefficient KTC: khoảng tin cậy Kết quả của so sánh hai phương pháp này có mức độ tương quan rất cao r =0,997, phương trình hồi quy y= 0,993x + 421. Với khoảng tin cậy 95% là 0,947 – 1,038 (Hình 4). Kết quả tương quan của hai thông số tế bào đa nhân và đơn nhân có hệ số tương quan gần bằng 1 lần lượt là (r=0,996, r=0,982), phương trình hồi quy của PMN là y=0,985x+8,88 với khoảng tin cậy 95% 0,958– 1,012 và của MN là y=0,996x+6,002 với khoảng tin cậy 95% 0,943–1,049 (Hình 5). y= 0,993x + 421 r=0,988 0 5 0 0 0 1 0 0 0 0 1 5 0 0 0 2 0 0 0 0 2 5 0 0 0 0 5000 10000 15000 20000 25000 HC thủ công HC máy Fitted values Hình 4. Biểu đồ tương quan tuyến tính số lượng hồng cầu y= 0,996x + 6,002 r= 0,982 0 5 0 0 1 0 0 0 1 5 0 0 0 500 1000 1500 trung binhmn mnmay Fitted values y= 0,985x + 8,88 r= 0,99 0 1 0 0 0 2 0 0 0 3 0 0 0 0 1000 2000 3000 trungbinhpmn pmnmay Fitted values Hình 5. Biểu đồ Tương quan tuyến tính số lượng tế bào đơn nhân và đa nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 365 BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong 98 mẫu đưa vào nghiên cứu tỉ lệ nam cao hơn nữ (65,3% so với 34,7%.), phần lớn là dịch não tủy chiếm 52% kế đến là dịch màng bụng chiếm 34,7%, số còn lại là dịch màng phổi chiếm tỉ lệ 13,3%. Màu sắc dịch phần lớn có màu vàng chiếm tỉ lệ cao khoảng 70%, dịch trong không màu chiếm tỷ lệ 26% và một vài mẫu có màu hồng đến đỏ. Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự độngXN series Độ chụm Kết quả độ biến thiên độ lặp (%CVR), độ biến thiên độ taí lặp (%CVB) và độ biến thiên của phòng xét nghiệm (%CVWL), đều nhỏ hơn độ biến thiên mà nhà sản xuất đã quy định. Kết quả này nói lên rằng độ chụm của thiết bị về phương pháp đếm tế bào dịch bằng máy huyết học tự động đã được xác nhận(5). Độ tuyến tính Với kết quả tuyến tính của bạch cầu với độ dốc của đường tuyến tính là 1,115, hệ số chặn là -0,740 với r = 0,998 kết quả này tương đương với kết quả của Waakers và cộng sự (r>0,99) và thỏa yêu cầu của CLSI EP09A (r >0,975 ). Cho thấy rằng với phương pháp đếm tế bào dịch bằng hệ thống máy tự động có sự tuyến tính rất cao. Tương tự cho kết quả số lượng tế bào đa nhân và đơn nhân cũng vậy(2,3,4). Đếm số lượng tế bào Kết quả so sánh từng loại dịch của phương pháp thủ công với tự động cho thấy rằng cho dù các loại dịch cơ thể khác nhau nhưng phương pháp phân tích tự động vẫn có tương quan rất tốt so với phương pháp thủ công và với độ tin cậy lí tưởng. Thực hiện so sánh số lượng bạch cầu ở cả 98 mẫu của toàn bộ nghiên cứu và ở những mẫu có số lượng nhỏ hơn 100×103/mL (nhằm mục đích xem ở những mẫu có số lượng nhỏ có biến thiên nhiều hay không). Kết quả cho thấy như sau: cả 2 giá trị đều có hệ số tương quan gần bằng 1 đối với tế bào có số lượng nhỏ hơn 100×103/mL là r=0,943 và toàn bô nghiên cứu r=0,993. Đối với tế bào có kết quả số lượng nhỏ hơn 100×103/mL thì số lượng tế bào máy lệch so với thủ công chỉ ở khoảng ba tế bào, sự chệnh lệch này không có ý nghĩa khác biệt trong lâm sang. Số lượng hồng cầu ở máy tự động chỉ cho kết quả khi ≥ 100×103 /mL (hình ảnh số lượng hiển thị trên máy 0,0001×109/mL), khi máy đếm SLHC thấp hơn 50×103 /mL thì kết quả của máy cho ra là 0,0000×109/mL và 0,0001×109/mL khi cao hơn 50×103 /mL. Chính vì điều đó ở nghiên cứu này chỉ thực hiện so sánh khi số lượng hồng cầu ở máy tự động từ 0.0001×109/mL trở lên. Do đó trong 98 mẫu nghiên cứu chỉ có 50 mẫu đạt được yêu cầu. Kết quả của so sánh hai phương pháp này có mức độ tương quan rất cao được xem là lý tưởng với hệ số tương quan gần bằng 1 với r=0,997. Sự chệnh lệch kết quả của máy so với thủ công bằng phương trình hồi quy y= 0,993x + 421. Với khoảng tin cậy 95% là 0,947 – 1,038. Chỉ thực hiện phân tích và so sánh số lượng tế bào đa nhân và đơn nhân ở những mẫu có số lượng tế bào lớn hơn 10×103/mL. Do đó trong nghiên cứu này chỉ thực hiện so sánh 55 mẫu phân tích thành phần tế bào đa nhân và đơn nhân đạt yêu cầu. Kết quả tương quan của hai thông số tế bào đa nhân và đơn nhân có hệ số tương qua gần bằng 1 lần lượt là (r=0,996, r=0,982). Số lượng sai lệch của 2 phương pháp thể hiện qua phương trình hồi quy của PMN là y=0,985x + 8,88 với khoảng tin cậy CI95% 0,958– 1,012 và của MN là y=0,996x + 6,002 với CI95% 0,943 – 1,049. KẾT LUẬN Phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể bằng máy huyết học tự động đã được xác nhận giá trị sử dụng, với độ tin cậy cao và độ không chính xác thấp, thời gian thực hiện nhanh. Do đó có thể áp dụng phương pháp đếm tế bào dịch cơ thể bằng máy huyết học tự động vào quy trình xét nghiệm thường quy nhằm hỗ trợ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 366 phương pháp đếm thủ công, nhưng không thay thế hoàn toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brown W, Keeney M, Chin-Yee I, Johnson K, et al (2003). Validation of body fluid analysis on the Coulter LH 750. Lab Hematol, 9(3):155-159. 2. Clinical And Laboratory Standard Institute (2014). User Verification of Precision and Estimation of Bias; Approved Guideline-Third Edition. CLSI EP15- A3, pp.1-75. 3. Clinical And Laboratoty Standard Institute (2003). Evaluation of the Linearity of Quantitative Measurement Procedures: A Statistical Approach; Approved Guideline. CLSI EP06-A, 23:1- 25. 4. Clinical And Laboratoty Standard Institute (2006). Body Fluid Analysis for Cellular Composition; Approved Guideline. CLSI H56-A, pp.1-60. 5. Fleming C, Brouwer R, Lindemans J, de Jonge R (2012). Validation of the body fluid module on the new Sysmex XN- 1000 for counting blood cells in cerebrospinal fluid and other body fluids. Clin Chem Lab Med, 50(10):1791-1798. 6. Tiêu Chuẩn quốc Gia (2014). TCVN Phòng thí nghiệm y tế -yêu cầu về chất lượng và năng lực. ISO 15189:2012, 5(5):43-47. 7. Xu W, Yu Q, Xie L, Chen B, et al (2017). Evaluation of Sysmex XN-1000 hematology analyzer for cell count and screening of malignant cells of serous cavity effusion. Medicine, 96(27):e7433. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_do_tin_cay_chuc_nang_phan_tich_te_bao_cac_chat_dich.pdf
Tài liệu liên quan