Tài liệu Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của hai thiết bị đo sinh trắc bằng quang học: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 21
ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG DỰ ĐOÁN CÔNG SUẤT KÍNH
NỘI NHÃN CỦA HAI THIẾT BỊ ĐO SINH TRẮC BẰNG QUANG HỌC
Nguyễn Thị Thủy Tiên*, TrầnAnh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của thiết bị đo sinh trắc sử dụng
phương pháp đo phản xạ quang học kết hợp sóng ngắn (máy Lenstar LS900) và thiết bị đo sinh trắc sử dụng
phương pháp đo giao thoa kết hợp từng phần (máy IOL Master).
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, trên 132 mắt của 94 bệnh nhân, được chia
thành hai nhóm. Các thông số sinh trắc (chiều dài trục nhãn cầu, công suất giác mạc, độ sâu tiền phòng) được ghi
nhận bằng cả máy Lenstar LS900 và máy IOL Master. Công suất kính nội nhãn được tính theo 5 công thức SRK
II, SRK/T, Hoffer Q, Holladay 1, Haigis. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể bởi
cùng 1 phẫu thuật viên. Sau mổ 3...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của hai thiết bị đo sinh trắc bằng quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 21
ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG DỰ ĐOÁN CÔNG SUẤT KÍNH
NỘI NHÃN CỦA HAI THIẾT BỊ ĐO SINH TRẮC BẰNG QUANG HỌC
Nguyễn Thị Thủy Tiên*, TrầnAnh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của thiết bị đo sinh trắc sử dụng
phương pháp đo phản xạ quang học kết hợp sóng ngắn (máy Lenstar LS900) và thiết bị đo sinh trắc sử dụng
phương pháp đo giao thoa kết hợp từng phần (máy IOL Master).
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, trên 132 mắt của 94 bệnh nhân, được chia
thành hai nhóm. Các thông số sinh trắc (chiều dài trục nhãn cầu, công suất giác mạc, độ sâu tiền phòng) được ghi
nhận bằng cả máy Lenstar LS900 và máy IOL Master. Công suất kính nội nhãn được tính theo 5 công thức SRK
II, SRK/T, Hoffer Q, Holladay 1, Haigis. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể bởi
cùng 1 phẫu thuật viên. Sau mổ 3 tháng, sai biệt đại số và sai biệt tuyệt đối trung bình của khúc xạ dự đoán được
tính và so sánh giữa hai thiết bị đo sinh trắc sử dụng hai phương pháp khác nhau.
Kết quả: Mỗi nhóm có 66 mắt. Chiều dài trục nhãn cầu đo bởi hai máy tương tự nhau (p > 0,05). Công
suất giác mạc và độ sâu tiền phòng đo bởi máy Lenstardẹt hơn và sâu hơn so với máy IOL Master, khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sai biệt đại số và tuyệt đối trung bình của khúc xạ dự đoán ở nhóm Lenstar
lần lượt là -0,14 ± 0,34D; 0,29 ± 0,22D; ở nhóm IOL Master lần lượt là -0,10 ± 0,41D; 0,31 ± 0,27D.Không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hai sai biệt này giữa hai nhóm. Tỷ lệ sai biệt tuyệt đối < 0,5D chiếm
86,3% ở nhóm Lenstar và 75,8% ở nhóm IOL Master. Các công thức tính công suất kính nội nhãn không
khác biệt về sai biệt khúc xạ dự đoán.
Kết luận: Thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo phản xạ quang học kết hợp sóng ngắn (máy Lenstar
LS900) và thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo giao thoa kết hợp từng phần (máy IOL Master) có sự
tương hợp tốt trong đo lường các thông số sinh trắc nhãn cầu và có độ chính xác cao trong dự đoán công suất
kính nội nhãn.
Từ khóa: đo sinh trắc nhãn cầu, công suất kính nội nhãn, sai biệt khúc xạ dự đoán
ABSTRACT
ACCURACY OF INTRAOCULAR LENS POWER PREDICTABILITY USING TWO
OPTICAL BIOMETRIC DEVICES
Nguyen Thi Thuy Tien, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 21- 28
Objectives: To evaluate the accuracy of intraocular lens power predictability using an optical low coherence
reflectometry biometer (Lenstar LS900) and a partial coherence interferometry biometer (IOL Master).
Methods: A prospective study of 132 eyes from 94 patients that were divided into two groups. Biometric
measurements (axial length, keratometry, anterior chamber depth) were obtained with Lenstar LS900 and IOL
Master. Intraocular lens power was calculated by five various IOL formulas (SRK II, SRK / T, Hoffer Q, Holladay
* Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** BM. Mắt Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - BM Mắt Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thủy Tiên ĐT: 01203102528 Email: uyeny96@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 22
1, Haigis). All patients underwent phacoemulsification surgery by only one surgeon. After 3 months, the mean
prediction error and the mean absolute error were calculated and the two different biometry methods were
compared.
Results: Each group had 66 eyes. The axial length readings were similar (p > 0.05). The keratometry
readings and the anterior chamber depth measurements obtained by Lenstar were slightly flatter and deeper than
those obtained by IOL Master, significantly different (p < 0.05). The mean prediction error and the mean absolute
error were -0.14 ± 0.34D; 0.29 ± 0.22D, respectively in the Lenstar group; were-0.10 ± 0.41D; 0.31 ± 0.27D,
respectively in the IOL Master group. The mean differences for these errors were not statistically significant
between two groups. The absolute errors<0.5D were 86.3% in the Lenstar group and 75.8% in the IOL Master
group. There were not significantly different between five various IOL formulas about the prediction errors.
Conclusions: The optical low coherence reflectometry biometer (Lenstar LS900) and the partial coherence
interferometry biometer (IOL Master) agreed well in biometric measurements and had high accuracy of
intraocular lens power predictability.
Keywords: biometry, IOL power, refractive prediction error
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính toán chính xác công suất kính nội nhãn
là một bước quan trọng giúp đạt được kết quả
khúc xạ mong muốn sau phẫu thuật điều trị đục
thủy tinh thể(11). Việc đo lường chính xác các
thông số sinh trắc trước phẫu thuật, chọn lựa
công thức tính công suất kính nội nhãn thích
hợp giúp tăng khả năng dự đoán chính xác công
suất kính nội nhãn(15).Năm 1999, thiết bị đo sinh
trắc bằng quang học IOL Master (Carl Zeiss
Meditec AG, Jena, Đức) ra đời. Thiết bị này sử
dụng phương pháp đo giao thoa kết hợp từng
phần để đo chiều dài trục nhãn cầu kết hợp đo
công suất giác mạc tự động và độ sâu tiền
phòng. Đây là một thiết bị đo sinh trắc không
tiếp xúc, nhanh, có độ chính xác trong dự đoán
công suất kính nội nhãn tương đương(8,13) hay tốt
hơn(1,9) so với siêu âm.
Gần đây, một thiết bị đo sinh trắc bằng
quang học mới ra đời là máy Lenstar (Haag-
Streit AG, Koeniz, Thụy Sĩ). Thiết bị này sử dụng
phương pháp đo phản xạ quang học kết hợp
sóng ngắn, không những đo được chiều dài trục
nhãn cầu, độ dày trung tâm giác mạc, độ sâu tiền
phòng mà còn đo được độ dày thủy tinh thể và
độ dày võng mạc (4). Các nghiên cứu trên thế giới
cho thấy hai thiết bị đo sinh trắc sử dụng hai
phương pháp khác nhau này cho kết quả đo
lường các thông số sinh trắc(2,10,16) vàtính công
suất kính nội nhãn(7,12,15) tương đương nhau.
Tại Việt Nam, máy IOL Master đã được ứng
dụng nhiều trên lâm sàng.Trong khi đó, máy
Lenstar mới được sử dụng gần đây. Nghiên cứu
này được thực hiện nhằm đánh giá độ chính xác
trong dự đoán công suất kính nội nhãn của hai
thiết bị đo sinh trắc bằng quang học sử dụng hai
phương khác nhau, từ đó, cung cấp thêm cho các
bác sĩ lâm sàng một phương tiện hữu ích để
chuẩn bị tiền phẫu tốt cho bệnh nhân đục thủy
tinh thể.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả có phân tích,
được thực hiện trên 132 mắt của 94 bệnh nhân
đến khám tại khoa Kỹ Thuật Cao bệnh viện Mắt
thành phố Hồ Chí Minh, thỏa các tiêu chuẩn:
được chẩn đoán đục thủy tinh thể, đo được các
thông số sinh trắc để tính công suất kính nội
nhãn bằng cả hai máy IOL Master và máy
Lenstar, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn
loại trừ: loạn thị giác mạc >1D, chiều dài trục
nhãn cầu 28mm, có tiền căn phẫu
thuật trên giác mạc hay nội nhãn, tiền căn chấn
thương, các bệnh lý về mắt khác như glôcôm,
tăng nhãn áp, bệnh lý giác mạc, màng bồ đào,
dịch kính, võng mạc, thần kinh thị với tiên lượng
thị lực kém sau mổ, có biến chứng trong và sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 23
phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể.
Bệnh nhân được đo thị lực không chỉnh kính
và chỉnh kính bằng bảng thị lực Snellen, khám
mắt tổng quát bằng kính sinh hiển vi, phân loại
độ đục thủy tinh thể theo LOCS III, soi kiểm tra
đáy mắt. Sau đó, bệnh nhân được đo bằng cả hai
máy IOL Master và máy Lenstar, ghi nhận các
thông số sinh trắc gồm: chiều dài trục nhãn cầu,
công suất giác mạc, độ sâu tiền phòng; tính công
suất kính nội nhãn theo các công thức SRK II,
SRK/T, Hoffer Q, Holladay 1, Haigis dựa vào các
thông số sinh trắc đo được và hằng số A của
kính nội nhãn đã được chuẩn hóa theo từng
công thức. Bệnh nhân được phân hai nhóm:
nhóm đặt kính nội nhãn có công suất được đo
bằng máy IOL Master (nhóm IOL Master) và
nhóm đặt kính nội nhãn có công suất được đo
bằng máy Lenstar (nhóm Lenstar). Công suất
kính nội nhãn được chọn tùy vào chiều dài trục
nhãn cầu: trục nhãn cầu < 22 mm chọn theo công
thức Hoffer Q, trục nhãn cầu > 22mm chọn theo
thức SRK/T. Khúc xạ mục tiêu sau mổ là chính
thị. Mỗi kết quả công suất kính nội nhãn sẽ đi
cùng độ khúc xạ dự đoán sau phẫu thuật tính
theo độ cầu tương đương. Tiến hành phẫu thuật
nhũ tương hóa thủy tinh thể với đường rạch nhỏ
giác mạc phía thái dương, đặt 1 trong 4 loại kính
nội nhãn đơn tiêu (SAL302A, Aspira A, Hoya
PY6, Overview) trong bao bởi một phẫu thuật
viên. Theo dõi bệnh nhân 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng,
3 tháng sau mổ. Ghi nhận thị lực không chỉnh
kính, thị lực chỉnh kính, độ khúc xạ tại thời điểm
sau mổ 1 tháng và 3 tháng.
Số liệu được nhập, xử lý và trình bày bằng
phần mềm thống kê SPSS 20.0. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
5/2016 đến tháng 07/2016, có 94 bệnh nhân với
132 mắt được chia thành hai nhóm, với 66 mắt
cho mỗi nhóm. Tuổi trung bình của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu là 63,19 ± 7,66 tuổi (42
đến 79 tuổi). Bệnh nhân nữ chiếm 71,3%, nam
chiếm 28,7%.
Về đặc điểm dịch tễ (tuổi, giới) và lâm sàng
(độ đục thủy tinh thể theo hệ thống phân loại
đục thủy tinh thể III, thị lực logMAR không
chỉnh kính và chỉnh kính trước mổ) ở hai nhóm
không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).Cả
hai nhóm đều có độ đục màu sắc nhân và mờ
đục nhân từ độ 3 đến độ 5, đục vỏ từ độ 2 đến độ
4, không có đục dưới bao sau độ 4, độ 5.
Về đặc điểm các thông số đo lường và tính
công suất kính nội nhãnbởi hai máy được trình
bày trong bảng 1.
Bảng 1. Các chỉ số sinh trắc nhãn cầu và công suất kính nội nhãn được đo bởi hai máy
Chỉ số (N=132) Máy Lenstar Máy IOL Master
Khác biệt TB+ ĐLC
(Lenstar - IOL Master)
p
CDTNC (mm) 23,08 ± 0,94 23,08 ± 0,93 0,00 ± 0,03 0,593**
K1 (D) 44,26 ± 1,50 44,31 ± 1,48 -0,05 ± 0,16 0,001*
K2 (D) 44,83 ± 1,52 44,89 ± 1,50 -0,06 ± 0,20 0,000*
K (D) 44,55 ± 1,50 44,61 ± 1,48 -0,06 ± 0,15 0,000*
ĐSTP (mm) 2,94 ± 0,33 2,91 ± 0,34 0,03 ± 0,09 0,000*
CSKNN (D) 21,51 ± 2,38 21,46 ± 2,37 0,05 ± 0,18 0,000**
* Kiểm định T-student, ** Kiểm định Wilcoxon
Trong mẫu nghiên cứu, nhóm chiều dài trục
nhãn cầu (CDTNC) trung bình (22-24,5 mm)
chiếm tỷ lệ cao nhất 90,2%; chiều dài trục nhãn
cầu ngắn (<22 mm) chiếm 7,5%; chiều dài trục
nhãn cầu dài (>24,5 mm) chiếm ít nhất 2,3%.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong
kết quả đo chiều dài trục nhãn cầu giữa hai máy
(p>0,05). Máy Lenstar đo công suất giác mạc dẹt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 24
hơn so với máy IOL Master ở cả K1, K2 và K
trung bình, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Độ sâu tiền phòng (ĐSTP) đo bởi máy
Lenstar sâu hơn đo bởi máy IOL Master, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Công suất kính
nội nhãn tính bởi hai máy khác biệt có ý nghĩa
thống kê, sai lệch trong khoảng ± 0,5D chiếm
97,7%.
Biểu đồ 1. Biểu đồ Bland-Altman cho thấy sự tương hợp tốt giữa máy Lenstar và máy IOL Master trong đo
lường các chỉ số sinh trắc nhãn cầu.
Về kết quả biểu hiện sau phẫu thuật, thị lực
LogMar không chỉnh kính trung bình sau mổ 1
tuần (p = 0,232), 1 tháng (p = 0,299) và 3 tháng (p
= 0,221) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm. Biểu đồ 2 cho thấy sự thay đổi độ
khúc xạ dự kiến của bệnh nhân sau khi lấy thủy
tinh thể (tương đương công suất kính nội nhãn
cần đặt để đạt chính thị sau mổ) so với độ khúc
xạ bệnh nhân thật sự cần để có thị lực tối ưu sau
mổ (tương đương độ khúc xạ dự kiến cộng với
độ cầu tương đương sau mổ). Có 3 trường hợp
(1 trường hợp ở nhóm Lenstar và 2 trường hợp ở
nhóm IOL Master) có độ khúc xạ dự kiến nhiều
hơn 1D so với độ khúc xạ tối ưu, nghĩa là khiến
cho khúc xạ sau mổ cận hơn 1D so với mong đợi.
Tuy nhiên, các trường hợp còn lại sự khác biệt
đều nằm trong khoảng ± 1D.
Về kết quả khảo sát độ chính xác trong dự
đoán công suất kính nội nhãn của hai máy được
biểu hiện qua sai biệt đại số của khúc xạ dự đoán
(giá trị đại số của độ cầu tương đương sau mổ
trừ độ cầu tương đương dự đoán) và sai biệt
tuyệt đối của khúc xạ dự đoán (trị tuyệt đối của
sai biệt đại số). Sai biệt tuyệt đối càng nhỏ thì
càng chính xác (Biểu đồ 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 25
Biểu đồ 2. Biểu đồ phân tán độ khúc xạ dự kiến và độ
khúc xạ tối ưu
Sai biệt đại số và sai biệt tuyệt đối trung bình
của khúc xạ dự đoán ở hai nhóm đều có trị số
nhỏ, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Như vậy, có thể nói máy Lenstar và
máy IOL Master đều có độ chính xác cao trong
dự đoán công suất kính nội nhãn (Bảng 2).
Sau mổ 3 tháng, tỷ lệ phần trăm tích lũy
mắt có sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán
(tính theo công thức SRK/T hoặc Hoffer Q tùy
theo trục nhãn cầu) đạt ≤ 0,5D; ≤ 1,0D lần lượt là
86,3%; 98,4% ở nhóm Lenstar, 75,8%; 97% ở
nhóm IOL Master. Cả hai nhóm đều có 100%
sai biệt tuyệt đối ≤ 1,5D.
Bảng 2. Sai biệt khúc xạ dự đoán ở hai nhóm sau mổ
3 tháng
Sai biệt khúc
xạ (D)
Nhóm Lenstar
(N=66)
Nhóm IOL
Master (N=66) p
Đại số - 0,14 + 0,34
(-1,21 đến 0,62)
- 0,10 + 0,41
(-1,28 đến 0,81)
0,474*
Tuyệt đối
0,29 + 0,22
(0,02 đến 1,21)
0,31 + 0,27
(0,01 đến 1,27)
0,795**
* Kiểm định T-student, ** Kiểm định Mann Whitney U
Biểu đồ 3. Tỷ lệ sai biệt tuyệt đối ≤ 0,5D; ≤ 1,0D; ≤
1,5D sau mổ 3 tháng của hai nhóm
Về kết quả khảo sát độ chính xác trong dự
đoán công suất kính nội nhãn của từng công
thức được trình bày trong bảng 3.
Khi khảo sát sai biệt tuyệt đối giữa các công
thức trong toàn bộ mẫu nghiên cứu tại thời
điểm sau mổ 3 tháng, kiểm định phi tham số
Friedman so sánh n số trung bình của mẫu phụ
thuộc không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các công thức, với p = 0,071.
Bảng 3. Sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán sau mổ 3 tháng giữa các công thức
Công thức TB + ĐLC (D) Nhỏ nhất – Lớn nhất (D) Giá trị thứ 25% (D) Trung vị (D) Giá trị thứ 75% (D)
SRK II 0,38 + 0,30 0,01 - 1,56 0,14 0,34 0,53
SRK/T 0,30 + 0,25 0,01 - 1,28 0,10 0,25 0,41
Holladay 1 0,30 + 0,23 0,01 - 1,28 0,11 0,27 0,45
Hoffer Q 0,33 + 0,23 0,01 - 1,04 0,14 0,28 0,48
Haigis 0,32 + 0,24 0,00 - 1,21 0,11 0,27 0,44
Với nhóm chiều dài trục nhãn cầu ngắn (10
mắt), sai biệt tuyệt đối trung bình của công
thức Hoffer Q nhỏ nhất (0,33 + 0,20D), công
thức SRK II lớn nhất (0,42 + 0,32D). Với nhóm
chiều dài trục nhãn cầu trung bình (119 mắt),
sai biệt tuyệt đối trung bình của công thức
SRK/T (0,30 + 0,25 D) nhỏ nhất, công thức SRK
II lớn nhất (0,37 + 0,29 D). Với nhóm chiều dài
trục nhãn cầu dài (3 mắt), sai biệt tuyệt đối
trung bình của công thức SRK/T nhỏ nhất (0,20
+ 0,17 D), công thức SRK II lớn nhất (1,13 +
0,30 D). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về sai biệt tuyệt đối trung bình
giữa năm công thức ở cả 3 nhóm chiều dài trục
nhãn cầu ngắn, trung bình, dài với p lần lượt
là 0,658; 0,018; 0,076 (kiểm định phi tham số
Friedman).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 26
Biểu đồ 4. Sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán sau mổ 3 tháng giữa các công thức theo phân nhóm chiều dài
trục nhãn cầu
BÀN LUẬN
Chiều dài trục nhãn cầu của 132 mắt đo
bởi hai máy không có sự khác biệt, tương
đồng với Rabsilber(12) và Hui(6). Thiết bị đo sinh
trắc theo nguyên lý đo giao thoa kết hợp từng
phần (máy IOL Master) hay đo phản xạ quang
học kết hợp sóng ngắn (máy Lenstar) đều dựa
trên sự giao thoa ánh sáng để đo chiều dài trục
nhãn cầu theo trục thị giác, tính khoảng cách
từ đỉnh trước giác mạc tới lớp biểu mô sắc tố,
và máy chỉ đo khi bệnh nhân đã định thị. Sự
khác biệt công suất giác mạc tại kinh tuyến dẹt
nhất, công suất giác mạc tại kinh tuyến dốc
nhất, công suất giác mạc trung bình giữa hai
máy cũng được ghi nhận trong nghiên cứu
của Hui(6), Hoffer(3), Reiblat(14). Hoffer(3) báo cáo
máy Lenstar có khả năng chính xác hơn máy
IOL Master vì sử dụng nhiều điểm đo lường
lặp lại. Tuy nhiên, sự khác biệt đo lường công
suất giác mạc giữa hai máy trong nghiên cứu
của chúng tôi rất nhỏ và không có ý nghĩa lâm
sàng. Theo tác giả Huang(5)(2017), sai biệt 0,9 –
1,4D trong tính toán công suất kính nội nhãn
khi công suất giác mạc sai biệt 1,0D. Bên cạnh
đó, Huang(5) phân tích tổng hợp 18 bài báo đo
độ sâu tiền phòng của 1750 mắt đục thủy tinh
thể và thủy tinh thể trong, cho kết quả không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đo
độ sâu tiền phòng giữa máy Lenstar và máy
IOL Master. Tuy nhiên khi tác giả phân tích
dưới nhóm chỉ với mắt đục thủy tinh thể, tìm
thấy độ sâu tiền phòng đo bởi máy IOL Master
hẹp hơn so với máy Lenstar có ý nghĩa thống
kê, tương đồng với kết quả của chúng tôi. Dù
vậy, tác giả cho rằng sự khác biệt này nhỏ và
không có ý nghĩa lâm sàng. Sự khác biệt trong
tính công suất kính nội nhãn trung bình giữa
hai máy, không tương đồng với Rabsilber(12) và
Hui(6) (sử dụng công thức SRK/T và Hoffer Q),
có thể do sự khác biệt về công suất giác mạc
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
nhiều hơn, dẫn đến sự khác biệt của công suất
kính nội nhãn. Dù vậy, công suất kính nội
nhãn sai lệch ± 0,5D giữa hai máy trong mẫu
nghiên cứu chiếm 97,7%, tương đồng với kết
quả của Rabsilber là 91%, Hui là 96,7%.
Sai biệt đại số trung bình của khúc xạ dự
đoán sau mổ 3 tháng ở hai nhóm đều cận nhẹ và
không có sự khác biệt, tương đồng với Hoffer(3)
khi so sánh sai biệt đại số của máy Lenstar và
máy IOL Master sử dụng công thức Haigis. Sai
biệt tuyệt đối trung bình của khúc xạ dự đoán ở
nhóm Lenstar và nhóm IOL Master cũng không
có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm Lenstar có tỷ lệ phần trăm đạt ≤ 0,5D và ≤
1,0D cao hơn nhóm IOL Master, cả hai nhóm
đều có 100% sai biệt tuyệt đối ≤ 1,5D. Tuy nhiên,
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm về tỷ lệ phần trăm của sai biệt tuyệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 27
đối. Các nghiên cứu khác – so sánh giữa máy
Lenstar và máy IOL Master (Hoffer(3)), máy
Lenstar và siêu âm (Turhan(17)) hay máy IOL
Master và siêu âm (Kiss(8)) – cho tỷ lệ phần trăm
sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán đạt ≤ 0,5D
và ≤ 1,0D nhỏ hơn. Điều này có thể do tiêu chuẩn
chọn mẫu, đặc tính nhãn cầu, công thức tính
công suất kính nội nhãn, thời gian theo dõi khác
nhau giữa các nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự thành
công của việc đạt được khúc xạ mục tiêu trong
phẫu thuật đục thủy tinh thể liên quan đến rất
nhiều yếu tố.
Bảng 4. Phần trăm sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự
đoán đo bởi hai máy giữa các nghiên cứu
Máy Tác giả N < 0,5D < 1,0D < 1,5D
Lenstar
Hoffer (2010)
(3) 50 58% 94% 100%
Turhan (2015)
(17) 310 74,2% 93,9% 98,5%
N.T.T.Tiên
(2017)
66 86,3% 98,4% 100%
IOL
Master
Kiss (2002)
(8) 45 55,6% 85% 100%
Hoffer (2010)
(3) 50 56% 94% 100%
N.T.T.Tiên
(2017)
66 75,8% 97,0% 100%
Sai biệt tuyệt đối của khúc xạ dự đoán giữa
các công thức trong cả mẫu nghiên cứu không
có sự khác biệt. Chúng tôi tiến hành phân tích
kỹ hơn, so sánh các công thức theo từng nhóm
chiều dài trục nhãn cầu cũng không tìm thấy
sự khác biệt. Với nhóm chiều dài trục nhãn
cầu trung bình, kết quả này tương tự với
Reiblat(14). Theo tác giả Hill, với chiều dài trục
nhãn cầu trung bình từ 22,5 đến 24mm, công
suất khúc xạ giác mạc từ 42 đến 45D và độ sâu
tiền phòng bình thường, hầu hết các công thức
tính công suất kính nội nhãn đều cho kết quả
tốt như nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu,
so sánh giữa 5 công thức (SRK II, SRK/T,
Holladay 1, Hoffer Q, Haigis) trong dự đoán
công suất kính nội nhãn, công thức Haigis và
Hoffer Q có độ chính xác cao với chiều dài
trục nhãn cầu ngắn, công thức Haigis và
SRK/T cho thấy sự ưu thế với chiều dài trục
nhãn cầu dài. Với chiều dài trục nhãn cầu rất
dài, công thức Haigis chính xác hơn các công
thức khác. Nghiên cứu của chúng tôi số lượng
mắt ở hai nhóm chiều dài trục nhãn cầu ngắn
và dài ít nên có thể chưa tìm thấy sự khác biệt.
KẾT LUẬN
Thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp
đo phản xạ quang học kết hợp sóng ngắn (máy
Lenstar LS900) và thiết bị đo sinh trắc sử dụng
phương pháp đo giao thoa kết hợp từng phần
(máy IOL Master) có sự tương hợp tốt trong đo
lường các thông số sinh trắc nhãn cầu và có độ
chính xác cao trong dự đoán công suất kính nội
nhãn. Vì vậy, bên cạnh máy IOL Master đã được
sử dụng rộng rãi, máy Lenstar cũng là một chọn
lựa hữu ích ở các cơ sở lâm sàng nhãn khoa
trong việc đo lường các thông số sinh trắc và tính
toán công suất kính nội nhãn trên bệnh nhân
phẫu thuật đục thủy tinh thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhatt AB, Schefler AC, Feuer WJ, et al (2008). Comparison of
predictions made by the intraocular lens master and
ultrasound biometry. Arch Ophthalmol, 126 (7), pp. 929-33.
2. Buckhurst PJ, Wolffsohn JS, Shah S, et al (2009). A new optical
low coherence reflectometry device for ocular biometry in
cataract patients. Br J Ophthalmol, 93 (7), pp. 949-53.
3. Hoffer KJ, Shammas HJ, Savini G (2010). Comparison of 2
laser instruments for measuring axial length. J Cataract Refract
Surg, 36 (4), pp. 644-8.
4. Holzer MP, Mamusa M, Auffarth GU (2009). Accuracy of a
new partial coherence interferometry analyser for biometric
measurements. Br J Ophthalmol, 93 (6), pp. 807-10.
5. Huang J, McAlinden C, Huang Y, et al (2017). Meta-analysis
of optical low-coherence reflectometry versus partial
coherence interferometry biometry. Scientific Reports, 7, pp. 1-
10.
6. Hui S, Yi L (2014). Comparison of two optical biometers in
intraocular lens power calculation. Indian J Ophthalmol, 62 (9),
pp. 931-4.
7. Jasvinder S, Khang TF, Sarinder KK, et al (2011). Agreement
analysis of LENSTAR with other techniques of biometry. Eye
(Lond), 25 (6), pp. 717-24.
8. Kiss B, Findl O, Menapace R, et al (2002). Refractive outcome
of cataract surgery using partial coherence interferometry and
ultrasound biometry: clinical feasibility study of a commercial
prototype II. J Cataract Refract Surg, 28 (2), pp. 230-4.
9. Landers J, Goggin M (2009). Comparison of refractive
outcomes using immersion ultrasound biometry and
IOLMaster biometry. Clin Experiment Ophthalmol, 37 (6), pp.
566-9.
10. Mylonas G, Sacu S, Buehl W, et al (2011). Performance of three
biometry devices in patients with different grades of age-
related cataract. Acta Ophthalmol, 89 (3), pp. 237-41.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 28
11. Norrby S (2008). Sources of error in intraocular lens power
calculation. J Cataract Refract Surg, 34 (3), pp. 368-76.
12. Rabsilber TM, Jepsen C, Auffarth GU, et al (2010). Intraocular
lens power calculation: clinical comparison of 2 optical
biometry devices. J Cataract Refract Surg, 36 (2), pp. 230-4.
13. Raymond S, Favilla I, Santamaria L (2009). Comparing
ultrasound biometry with partial coherence interferometry for
intraocular lens power calculations: a randomized study.
Invest Ophthalmol Vis Sci, 50 (6), pp. 2547-52.
14. Reitblat O, Assia EI, Kleinmann G, et al (2015). Accuracy of
predicted refraction with multifocal intraocular lenses using
two biometry measurement devices and multiple intraocular
lens power calculation formulas. Clin Experiment Ophthalmol,
43 (4), pp. 328-34.
15. Salouti R, Nowroozzadeh MH, Zamani M, et al (2011).
Comparison of the ultrasonographic method with 2 partial
coherence interferometry methods for intraocular lens power
calculation. Optometry, 82 (3), pp. 140-7.
16. Shen P, Zheng Y, Ding X, et al (2013). Biometric measurements
in highly myopic eyes. J Cataract Refract Surg, 39 (2), pp. 180-7.
17. Turhan SA, Toker E (2015). Predictive Accuracy of Intraocular
Lens Power Calculation: Comparison of Optical Low-
Coherence Reflectometry and Immersion Ultrasound
Biometry. Eye Contact Lens, 41 (4), pp. 245-51.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_do_chinh_xac_trong_du_doan_cong_suat_kinh_noi_nhan.pdf