Tài liệu Đánh giá đặc điểm lâm sàng, sinh học và hiệu quả điều trị bạch cầu cấp tiền tủy bào bằng phác đồ có Atra ở trẻ rm tại Bệnh viện Truyền máu huyết học: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 481
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU CẤP TIỀN TUỶ BÀO
BẰNG PHÁC ĐỒ CÓ ATRA Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
Phan Trúc*, Nguyễn Quốc Thành*, Nguyễn Ngọc Nhã Phương**, Huỳnh Nghĩa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh học, hiệu quả điều trị bạch cầu cấp tiền tuỷ bào bằng phác đồ có
ATRA trên đối tượng trẻ em.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhi <16 tuổi nhập viện tại bệnh viện Bệnh viện Truyền
máu Huyết học được chẩn đoán bạch cầu cấp tiền tủy bào trong khoảng thời gian 12/2013 đến 12/2019. Nghiên
cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.
Kết quả: 17 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 6,94, nam/nữ
là 2,4/1. Xuất huyết là triệu chứng phổ biến nhất (94%), không tương xứng với biến đổi trên xét nghiệm chỉ gồm
kéo dài nhẹ PT đơn độc là chủ yếu. Thiếu ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đặc điểm lâm sàng, sinh học và hiệu quả điều trị bạch cầu cấp tiền tủy bào bằng phác đồ có Atra ở trẻ rm tại Bệnh viện Truyền máu huyết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 481
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU CẤP TIỀN TUỶ BÀO
BẰNG PHÁC ĐỒ CÓ ATRA Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
Phan Trúc*, Nguyễn Quốc Thành*, Nguyễn Ngọc Nhã Phương**, Huỳnh Nghĩa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh học, hiệu quả điều trị bạch cầu cấp tiền tuỷ bào bằng phác đồ có
ATRA trên đối tượng trẻ em.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhi <16 tuổi nhập viện tại bệnh viện Bệnh viện Truyền
máu Huyết học được chẩn đoán bạch cầu cấp tiền tủy bào trong khoảng thời gian 12/2013 đến 12/2019. Nghiên
cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.
Kết quả: 17 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 6,94, nam/nữ
là 2,4/1. Xuất huyết là triệu chứng phổ biến nhất (94%), không tương xứng với biến đổi trên xét nghiệm chỉ gồm
kéo dài nhẹ PT đơn độc là chủ yếu. Thiếu máu và giảm tiểu cầu là hằng định với mức trung bình lần lượt là
8,5g/dL và 24,4x109/L, lượng bạch cầu trung bình ở mức cao (so với người lớn) là 8,2x109/L. Rối loạn đông máu
nổi bật với D-Dimer tăng ở tất cả đối tượng. Về các xét nghiệm để chẩn đoán: lượng tế bào non cao trong tuỷ
(83%), chuyển vị t(15;17) xác định được trên FISH ở 100% bệnh nhi, kiểu bản gãy bcr2, bcr 3 chiếm gần 1 nữa,
43,7% có bất thường nhiễm sắc thể khác kèm theo. Tỉ lệ đạt lui bệnh sau điều trị tấn công và củng cố là 93,6%.
EFS và OS sau 5 năm lần lượt là 62,7% và 94,1%. Biến chứng đe dọa tính mạng chỉ gặp trong giai đoạn tấn
công với 2 ca (11,7%) bị RAS, trong đó 1 ca tử vong do xuất huyết não kèm theo. Nhiễm trùng gặp ở tất cả bệnh
nhi giai đoạn tấn công, 93% trong giai đoạn củng cố. Trong giai đoạn duy trì, các biến chứng ít xuất hiện, chủ
yếu là tình trạng tăng men gan không triệu chứng (73,3%).
Kết luận: Đặc điểm lâm sàng nổi bật của APL trẻ em là biểu hiện xuất huyết không tương xứng với chỉ
điểm xét nghiệm, gợi ý nâng cao cảnh giác về tình trạng tiêu sợi huyết tiềm ẩn gây nguy cơ xuất huyết não, là
nguyên nhân thất bại điều trị chính. Các đặc điểm bạch cầu cao lúc chẩn đoán, ưu thế kiểu bản gãy bcr2, bcr3 của
PML/RARα góp phần tiên lượng xấu. Phác đồ ATRA phối hợp anthracycline cho hiệu qủa vượt trội trong APL
trẻ em, mặc dù còn cần nhưng cải tiến xa hơn để vượt qua biến chứng tử vong sớm, hội chứng biệt hoá và tình
trạng tái phát còn cao ở đối tượng này.
Từ khoá: bạch cầu cấp tiền tuỷ bào, trẻ em
ABSTRACT
CLINICAL AND BIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND OUTCOME FOR CHILDREN ACUTE
PROMYELOCYTIC LEUKEMIA TREATED WITH ATRA-BASED REGIMENS
AT BLOOD TRANSFUSION – HEMATOLOGY HOSPITAL
Phan Truc, Nguyen Quoc Thanh, Nguyen Ngoc Nha Phuong, Huynh Nghia
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 481 - 488
Introduction: Acute promyelocytic leukemia (APL), is a distinct subtype of acute myeloid leukemia (AML)
characterized by a tendency to hemorrhage and excellent response to all-trans retinoic acid (ATRA). In this
retrospective study, we aimed to determine the incidence, clinical symptoms, toxicities, and outcome of children
*Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Truyền máu Huyết học
Tác giả liên lạc: BS. Phan Trúc ĐT: 0764247121 Email: drtrucphan@gmail.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 482
with APL in our center.
Methods: We retrospectively reviewed the medical records of children (age < 16 years) diagnosed with APL
in our pediatric hematology department between December 2013-December 2019.
Results: Seventeen Vietnamese patients (12 males and 5 females) were identified and the median age was
6.94 (range 3-13). The most popular sign was bleeding (94%). Severe bleeding manifested as intracranial
hemorrhage was present in one patients. Two patients showed side effects of ATRA with differentiation syndrome.
The percentage of patients reaching complete remission after induction therapy was 76.2%. The median follow-up
was 33.5 months, event-free survival (EFS) was 62.7% and overall survival (OS) was 91.4%. Infections were
found in all children during the induction phase, 93% during the consolidation therapy. During the maintenance
period, complications were rare, mainly asymptomatic elevation of liver enzymes (73.3%).
Conclusions: The prominent clinical feature of pediatric APL is the manifestation of bleeding that is not
commensurate with the laboratory tests, suggesting to raise awareness about the potential hyperfibrinolysis that is
the risk of intracranial hemorrhage, which is the main cause of failure treatment in APL children. The ATRA
combination anthracyclines provides superior efficacy in pediatric APL, although further investigations are
needed to overcome early mortality, differentiated syndrome, and high relapse rate.
Key words: acute promyelocytic leukemia, children, pediatric
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu cấp tiền tủy bào (acute
promyelocytic leukemia – APL) là một dưới
nhóm của bạch cầu cấp dòng tuỷ (acute
myelogenous leukemia - AML), tương ứng với
M3 theo phân loại cũ FAB và ngày nay nhờ hiểu
biết bản chất đột biến bên dưới, WHO đã xếp
loại APL thuộc AML có bất thường di truyền tái
diễn: APL với PML-RARA. Bệnh đặc trưng bởi
sự tích lũy các tế bào bạch cầu hạt tiền tủy bào
(promyelocyte) trong tủy xương.
Với việc khám phá ra bất thường di truyền
trong APL kinh điển là chuyển vị giữa nhiễm sắc
thể (NST) số 15 và 17 (t(15;17)(q22;q21)), hệ quả
đưa đến hình thành protein tổ hợp (fusion
protein) bất thường PML/RARA, một loại thụ
thể của retinoid acid nhưng đáp ứng kém với
liều sinh lý thông thường, dẫn tới ngưng biệt
hóa cũng như tăng sinh tế bào và đề kháng với
chết tế bào theo chương trình.
Ở trẻ em, APL là thể bệnh hiếm gặp. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy APL ở trẻ em có sự biến
động rõ rệt giữa các chủng tộc(4): APL chiếm tỉ lệ
5-10% AML trẻ em tại Mỹ, trong khi đó ở các
quốc gia Địa Trung Hải gồm Ý, Tây Ban Nha, tỉ
lệ này là 31,2%, tại Nam và Trung Mỹ dao động
từ 23-59%. Về lâm sàng và sinh học, APL trẻ em
cũng mang những đặc điểm có tiên lượng xấu
hơn như số lượng bạch cầu cao lúc chẩn đoán,
biến thể vi hạt của tế bào blast trên hình thái và
ưu thế kiểu bản gãy bcr2, bcr3 của PML/RARα(3).
Cho đến nay, việc điều trị APL trẻ em cũng dựa
trên phác đồ của người lớn, dù đã có nghiên cứu
chỉ ra tỉ lệ tử vong sớm cao hơn cũng như hậu
quả độc tính do tích luỹ thuốc tác động mạnh
lên bệnh nhi về sau(6).
Vì vậy, một khảo cứu toàn diện về APL trẻ
em ở Việt Nam là điều cần thiết để tối ưu hoá
chẩn đoán, điều trị và tiên lượng trên nhóm đối
tượng này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi <16 tuổi nhập viện tại bệnh
viện Bệnh viện Truyền máu – Huyết được chẩn
đoán bạch cầu cấp tiền tủy bào trong khoảng
thời gian 12/2013 đến 12/2019.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thỏa mãn tất cả tiêu chuẩn sau:
Bệnh nhi < 16 tuổi.
Được chẩn đoán xác định bạch cầu cấp tiền
tủy bào dựa vào sinh học phân tử có chuyển
đoạn t(15;17) và/hoặc có tổ hợp gen PML/RARα.
Bệnh mới chẩn đoán.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 483
Tiêu chuẩn loại trừ
Ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Được chẩn đoán AML-M3 theo tủy đồ
nhưng t(15;17) và PML/RARα âm tính.
Hồ sơ bệnh án không đầy đủ.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca
Phương pháp tiến hành nghiên cứu (Hình 1).
Hình 1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Dịch tễ
Từ 12/2013 đến 12/2019, chúng tôi có 17 BN
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tuổi trung bình là 6,94 tuổi (3 – 13 tuổi). Có
12 BN nam và 5 BN nữ; tỉ số nam/nữ là 2,4/1.
Đặc điểm lâm sàng
Xuất huyết (94%), thiếu máu (88%), gan to
(64.7%) là những triệu chứng phổ biến nhất, vị
trí xuất huyết hay gặp nhất là da (10/16), còn lại
là chảy máu chân răng. Sốt gặp ở 41% bệnh
nhân. Hạch và lách to hiếm gặp với tỉ lệ lần lượt
là 11,7% và 17,6% (Hình 2).
Đặc điểm sinh học
Thiếu máu và giảm tiểu cầu hằng định ở tất
cả bệnh nhi. Số lượng bạch cầu có biến động lớn
(Bảng 1).
Hình 2. Các biểu hiện lâm sàng lúc chẩn đoán
Chẩn đoán xác định APL ở BN dưới 16 tuổi dựa vào di truyền tế bào và/hoặc sinh
học phân tử, phân nhóm nguy cơ theo thang điểm Sanz
Điều trị với phác đồ có ATRA
Theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị theo phác đồ BV TMHH TP.HCM
Mô tả đặc điểm lâm sàng và sinh học của APL trẻ em.
Xác định đáp ứng điều trị sau điều trị tấn công, củng cố 1, củng cố 2 và duy trì.
Xác định EFS, OS của BN sau điều trị.
Xác định tỉ lệ các tác dụng phụ của phác đồ chứa ATRA.
1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 484
Bảng 1. Công thức máu BN lúc chẩn đoán
Trung
bình
Giá trị lớn
nhất
Giá trị nhỏ
nhất
Nồng độ Hb (g/dL) 8,5 11,9 6,3
Tiểu cầu (x 10
9
/L) 24,4 76 7
Bạch cầu (x 10
9
/L) 8,2 0,92 55
Dựa trên số lượng WBC (điểm cắt: 10x109/L)
và số lượng PLT (điểm cắt: 40x109/L), phần lớn
bệnh nhi thuộc nhóm nguy cơ trung gian và cao
(chiếm 90%) (Hình 3).
6 %
76,4%
17,6%
Thấp
Trung gian
Cao
Hình 3. Phân nhóm nguy cơ theo Sanz
Bảng 2. Đặc điểm đông máu thường quy tại thời
điểm nhập viện
Trung
bình
Giá trị lớn
nhất
Giá trị nhỏ
nhất
PT (giây) 16,4 42,50 13
APTT (giây) 30,6 47,9 25,1
Fibrinogen (g/L) 2,2 4,7 1,2
09 bệnh nhân (53%) có biến đổi trên đông
máu thường quy (kéo dài PT, APTT và/hoặc
giảm fibrinogen). Có 8 bệnh nhân được làm D-
dimer lúc nhập viện, 100% tăng mức D-dimer
(Bảng 2).
Đặc điểm tế bào học và di truyền tế bào
Lượng tế bào non ác tính trên tuỷ đồ lúc
chẩn đoán là 83% (70-95%).
Tất cả bệnh nhân đều xác định được t(15;17)
trên FISH. Trong số 16 bệnh nhân được làm
karyotype, 43,7% (7/16) có bất thường nhiễm sắc
thể khác đi kèm.
0
2
4
6
8
10
bcr1,2 bcr2 bc3 bcr2,bcr3Hình 4. Kiểu bản gãy của PML/RARA
Kiểu bản gãy bcr1 đi kèm bcr2 chiếm hơn
một nửa (53%), phần còn lại là bcr2 và/hoặc bcr 3
với tỉ lệ bcr2 cao hơn (Hình 4).
Đáp ứng điều trị (Hình 5)
Hình 5. Kết quả điều trị bệnh nhân trong nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 485
Bảng 3. Các mốc thời gian trong điều trị (N=15)
Sự kiện
Số ngày trung
bình (tính từ lúc
khởi động ATRA)
Khoảng
gía trị
(ngày)
Khởi động hoá trị 3,3 0-7
Đánh giá tuỷ sau tấn công 37 17-55
Bắt đầu củng cố 1 51,27 34-85
Đánh giá tuỷ sau củng cố 1 84,87 56-114
Bắt đầu củng cố 2 88,8 64-109
Đánh giá tuỷ sau củng cố 2 119,9 86-159
Khởi động duy trì 103,5 93-181
Thời gian bổ sung anthracycline tính từ lúc
bắt đầu ATRA trung bình là 3,3±2,1 ngày. Thời
gian phục hồi huyết học (chọc tuỷ kiểm tra) sau
tấn công trung bình 37±9,7 ngày. Các bệnh nhân
mất khoảng 3,5 tháng (103,5±24,4 ngày) để ra
điều trị duy trì (Bảng 3).
Bảng 4. Kết quả điều trị sau từng giai đoạn
Giai đoạn
Đáp ứng
huyết học
Đáp ứng
tế bào học
Tử vong Tái phát
Sau tấn công
(N=16)
15 (93,6%)
13
(76,5%)*
1 (6,3%)** 0 (0%)
Sau củng cố 1
(N=15)
15 (100%) 15 (100%) 0 0
Sau củng cố 2
(N=15)
15 (100%) 15 (100%) 0 0
Trong duy trì
(N=15)
0 1 (6,7%)
Sau duy trì
(N=13)***
0 1 (7,7%)
*Có 2 bệnh nhi được chọc tuỷ trước ngày 30, một bé vào
N17 và một bé vào N27, với số lượng tế bào non trong tuỷ
lần lượt là 60 và 25%. Cả 2 đều được chọc tuỷ lại trước khi
điều trị củng cố 1, tất cả đều lui bệnh (<5%).
** Một bệnh nhi tử vong sớm do biến chứng xuất huyết
não, cũng là ca có số lượng WBC cao nhất trong nghiên
cứu (55K/µL).
*** 1 bệnh nhi đang trong giai đoạn điều trị duy trì, không
được tính vào; 1 ca tái phát sau kết thúc duy trì 8 tháng.
Thời gian sống sau điều trị
Thời gian sống không sự kiện (EFS) và thời
gian sống toàn bộ (OS)
Trong thời gian theo dõi trung bình là 134
tuần (1–240 tuần), có 4 biến cố xảy ra
(n=23,5%). Theo thời gian, có 2 BN tái phát
trong số 15 BN đạt lui bệnh về di truyền tế
bào, chiếm tỉ lệ 13,3%. Có 1 BN bỏ theo dõi và
1 BN tử vong trong giai đoạn tấn công vì xuất
huyết não.
EFS và OS sau 5 năm ước tính lần lượt là
62,7±16,8% (95CI: 37,1-100) và 94,1±5.7% (95CI:
83,6-100) (Hình 6).
Biến chứng và xử trí
Các biến chứng đe doạ tính mạng chỉ gặp ở
giai đoạn tấn công gồm xuất huyết não và RAS.
Đây cũng là giai đoạn sử dụng số lượng các chế
phẩm máu nhiều nhất. Nhiễm trùng là biến
chứng phổ biến ở trong suốt các pha điều trị,
ngoại trừ giai đoạn duy trì, thì lại gặp tăng men
gan là chủ yếu (Bảng 5).
A B
Hình 6. Thời gian sống. A: Thời gian sống không sự kiện, B: Thời gian sống toàn bộ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 486
Bảng 5. Các biến chứng và chế phẩm máu trong quá
trình điều trị
Pha điều trị
Tấn công
(N=16)
Củng cố
1 (N=15)
Củng cố
2 (N=15)
Duy trì
(N=15)
Xuất huyết
não
1 (6,3%) 0 0 0
Nhiễm trùng 16 (100%) 14 (93%) 14 (93%) 1 (6,7%)
RAS 2 (12,5%) 0 0 0
Tăng men gan 0 0 0 11 (73,3%)
Số đơn vị HCL 5,3 (1-14) 3,0 (2-5) 3,2 (2-10)
Số đơn vị TC 7,87 (1-17) 2,7 (1-9) 2,3 (1-6)
Số đơn vị FFP 0 0 0
Số đơn vị KTL 0,5 (0-1) 0 0
HCL, hồng cầu lắng; FFP, huyết tương tươi đông lạnh;
TC, tiểu cầu; KTL, kết tủa lạnh; RAS, retinoic acid
syndrome
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong 5 năm, chỉ có 17 bệnh nhân trong
nghiên cứu, so với tổng số bệnh nhân được chẩn
đoán tại bệnh viện Truyền máu – Huyết học
trong cùng thời gian, tỉ lệ này chiếm khoảng
22%. Điều này phù hợp với nhận định: APL là
một thể bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Con số này cao
hơn mặt bằng chung là 8-10%, như vậy dịch tễ
học APL trẻ em ở Việt Nam thuộc nhóm cao,
tương đương khu vực Ý, Trung và Nam Mỹ(6).
Độ tuổi trong nghiên cứu chúng tôi phân bố từ
3-13 tuổi, trung bình 6,94, phù hợp với các
nghiên cứu trên thế giới, với độ tuổi dao động từ
7,2 đến 15, rất hiếm bệnh nhân sơ sinh/nhũ nhi(6).
Về giới tính, tỉ lệ bé trai cao hơn (2,4/1) trong
nghiên cứu này có phần khác biệt so với các ghi
nhận khác, khi cho thấy ưu thế ở giới nữ (71%
trong nghiên cứu của Botton tại Pháp, 60% trong
POG, 59% trong PETHEMA). Tuy nhiên, hiện
tại, giới tính trong APL ở trẻ em vẫn chưa thống
nhất giữa các nghiên cứu như trong báo cáo của
nhóm GIMEMA-AIEOP.
Xuất huyết là triệu chứng lâm sàng phổ biến
nhất của bệnh nhi APL lúc nhập viện, kết luận
này đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu,
như của Tekin Aksu (76,5%)(1). So sánh với số
lượng tiểu cầu và các biến động trên đông máu
cho thấy không tương xứng với biểu hiện lâm
sàng. Tiểu cầu trung bình 24,4±21,1x109/L là mức
ít khi gây xuất huyết; đông máu thường quy chỉ
phát hiện kéo dài nhẹ PT đơn độc là chủ yếu,
trong khi đó D-Dimer tăng hằng định ở các bệnh
nhi. Tất cả điều này, cho thấy đông máu nội
mạch rải rác (DIC) không phải là cơ chế chính
trong rối loạn đông máu ở APL, mà dữ liệu này
phù hợp với tình trạng tăng tiêu sợi huyết. Kết
luận này thống nhất với các xuất bản gần đây về APL.
Với số lượng bạch cầu trung bình 8,2x109/L,
nghiên cứu đã cho thấy số lượng bạch cầu cao
hơn hẳn lúc chẩn đoán so với nhóm người lớn
(2,6x109/L trong nghiên cứu của Guglielmi,
2,3x109/L trong thử nghiệm European APL
protocol). Điều này gắn liền với tiên lượng xấu
hơn cho nhóm bệnh nhi, vì đây là yếu tố quan
trọng nhất liên quan đến biến chứng xuất huyết
não. Cơ chế của nó là sự tăng biểu hiện nhiều
phân tử kích hoạt tiêu sợi huyết, đặc biệt là
anexin AII trên bề mặt tế bào promyelocyte. Một
bệnh nhân trong nghiên cứu có số lượng bạch
cầu cao nhất (55x109/L), cũng là bệnh nhân duy
nhất tử vong sớm vì xuất huyết não.
Về phương diện chẩn đoán, promyelocyte
trên tuỷ đồ chiếm số lượng rất lớn 83% (70-95%),
các nghiên cứu cũng đã chứng minh tế bào non
lưu hành cao trong APL trẻ em lúc nhập viện(1).
Tất cả bệnh nhi đều có kết quả FISH dương với
chuyển đoạn điển hình t(15;17). Nghiên cứu
chúng tôi cho thấy kiểu bản gãy bcr1 vẫn chiếm
số lượng ưu thế, tuy nhiên bcr2, bcr3 phổ biến
hơn ở APL trẻ em so với người lớn, tương tự
như nghiên cứu của tác giả de Botton (2004)(2).
Karyotype cho thấy lên đến 43,7% có bất thường
nhiễm sắc thể khác đi kèm, điều này cao hơn
hẳn so với nghiên cứu của European APL93
(11%), tuy nhiên khó so sánh vì các kết quả của
PETHEMA và LPA96, LPA99 lại cho ra không
đồng nhất(5).
Đặc điểm đáp ứng điều trị và thời gian sống:
Trong nghiên cứu của chúng tôi (n = 16), tỉ lệ
đạt lui bệnh sau tấn công là về mặt huyết học là
93,6%, về phương diện tế bào học là 76,5%. Một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 487
nhận định quan trọng là có 2 bệnh nhân được
chọc tuỷ sớm trước ngày 30, một bé vào ngày 17
và một bé vào ngày 27, với số lượng tế bào non
trong tuỷ lần lượt là 60 và 25%, cả 2 đều được
chọc tuỷ kiểm tra lại trước khi điều trị củng cố 1,
tất cả đều lui bệnh (<5%). Điều này củng cố các
nhận định trong y văn, vì điều trị APL dựa trên
liệu pháp gây biệt hoá tế bào chứ không tiêu diệt
như các hoá trị liệu, cần thời gian để tế bào
trưởng thành. Việc chọc tuỷ sớm không có lợi,
các tế bào đang biệt hoá dang dở sẽ bị nhận
nhầm là các tế bào non, đưa đến đánh giá không
chính xác. Ngoại trừ 1 trường hợp tử vong sớm,
tất cả bệnh nhân (n=15) sau đó đều đạt lui bệnh
để bước vào duy trì. EFS và OS sau 5 năm theo
dõi là 62,7% và 94,1%. Một số nghiên cứu tương
tự cũng đã chứng minh được hiệu quả vượt trội
của phác đồ có sử dụng ATRA trên nhóm bệnh
nhi APL, về cả đáp ứng sau điều trị lẫn theo dõi
lâu dài, sau đây là kết quả của các nghiên cứu
tương tự.
Bảng 6. Kết quả điều trị của một số nghiên cứu tương tự
Năm 2001 2004 2005 2006
Nhóm G-A-S French AIEOP-GIMEMA PETHEMA
Số bệnh nhân 81 31 124 66
Pha tấn công ATRA+ADEAIE ATRA+AD ATRA+IDA ATRA+IDA
Liều ATRA 25 mg/m
2
45 mg/m
2
25 mg/m
2
25 mg/m
2
CR(%) 95 97 96 92
DFS 5 năm 76 71 76 77
OS 5 năm 87 90 89 87
Kết quả này cho thấy, ATRA phối hợp
anthracycline vẫn là một lựa chọn thích hợp ở
bệnh nhi APL, dù tỉ lệ tái phát vẫn còn cao và
độc tính lâu dài của anthracyline lên trẻ chưa
được đánh giá toàn diện (Bảng 6).
Đặc điểm về biến chứng và xử trí
Mặc dù đạt được tỉ lệ lui bệnh rất tốt, biến
chứng do bệnh cũng như điều trị gặp rất phổ
biến. Hai bệnh nhân có hội chứng biệt hoá do sử
dụng ATRA, trong số đó 1 ca tử vong vì xuất
huyết não đi kèm, 1 ca còn lại sử dụng
dexamethasone 10mg/ngày trong 3 ngày và
không cần ngưng ATRA. Các biến chứng nặng
chỉ hiện diện ở giai đoạn tấn công, với số lượng
chế phẩm máu cần sử dụng trung bình là 5,3
đơn vị hồng cầu lắng, 7,8 đơn vị tiểu cầu, 0,5 đơn
vị kết tủa lạnh. Không có bệnh nhân nào trong
nghiên cứu sử dụng chế phẩm huyết tương tươi
đông lạnh. Ở giai đoạn củng cố, biến chứng
nhiễm trùng vẫn giữ ở mức cao như giai đoạn
tấn công, tuy nhiên mức độ can thiệp nhẹ hơn rõ
với chỉ trung bình 3 đơn vị hồng cầu và 2 đơn vị
tiểu cầu. Pha duy trì, nổi bật lên chỉ có tình trạng
tăng men gan không triệu chứng, lên đến 73,3%.
KẾT LUẬN
APL trẻ em chiếm tỉ lệ cao trong nghiên
cứu. Đặc điểm lâm sàng nổi bật với xuất huyết
không tương xứng với chỉ điểm xét nghiệm,
gợi ý nâng cao cảnh giác về tình trạng tiêu sợi
huyết tiềm ẩn gây nguy cơ xuất huyết não, là
nguyên nhân thất bại điều trị chính trong APL
trẻ em. Cận lâm sàng với các đặc điểm bạch
cầu cao lúc chẩn đoán, ưu thế kiểu bản gãy
bcr2, bcr3 của PML/RARα. Điều trị bằng phác
đồ ATRA phối hợp anthracycline cho hiệu qủa
vượt trội với EFS và OS 5 năm lần lượt 62,7%
và 94,1%, mặc dù còn cần nhưng cải tiến xa
hơn để vượt qua biến chứng tử vong sớm vì
xuất huyết, hội chứng biệt hoá và tình trạng tái
phát còn cao ở đối tượng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aksu T (2018). Acute promyelocytic leukemia in children: a
single centre experience from turkey. Mediterranean Journal of
Hematology and Infectious Diseases, 10(1):e2018045.
2. De Botton S, Coiteux V, Cherret S (2004). Outcome of
childhood acute promyelocytic leukemia with all-trans-
retinoic acid and chemotherapy. J Clin Oncol, 22:1404-1412.
3. Gregory J, Feusner J (2009). Acute promyelocytic leukemia in
childhood. Curr Oncol Rep, 11(6):439–445.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 488
4. Malta CA, Pacheco EC, Cantù RA (1993). Childhood acute
promyelocytic leukemia in Nicaragua. Ann. Oncol, 4(10):892–
894.
5. Raimondi SC, Privitera E, Williams DL (1991). New recurring
chromosomal translocations in childhood acute lymphoblastic
leukemia. Blood, 77(9):2016-2022.
6. Zhang L and Zhu X (2012). Epidemiology, diagnosis and
treatment of acute promyelocytic leukemia in children: the
experience in China. Mediterr J Haematol Infect Dis, 4(1):
e2012012.
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_dac_diem_lam_sang_sinh_hoc_va_hieu_qua_dieu_tri_bac.pdf