Tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền và khả năng chịu hạn của một số giống lúa: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
274
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
Hoàng Bá Tiến1, Nguyễn Trọng Khanh1, Nguyễn Anh Dũng1,
Lại Văn Nhự1, Nguyễn Xuân Vi1, Nguyễn Quang Vụ1,
Phạm Văn Tính1, Lã Tuấn Nghĩa2, Nguyễn Kiến Quốc2
(1)
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
(2)
Trung tâm Tài nguyên Thực vật
SUMMARY
Evaluation of genetic diversity and drought tolerance in rice (Oryza sativa L.)
The results of drought tolerance evaluation indicated that the rice varieties which were clustered into
three major groups that comprising of the high, medium, and under medium and low drought tolerance
groups. Analysis of genetic diversity of 75 rice varieties using 40 SSR markers which distributed on 12
chromosomes which indicated that the high genetic diversity of rice varieties that was observed by the
indexes: the average number of total bands was of 74,925 DNA bands per markers and 285 different
alleles (average of 7,1 alleles ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền và khả năng chịu hạn của một số giống lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
274
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
Hoàng Bá Tiến1, Nguyễn Trọng Khanh1, Nguyễn Anh Dũng1,
Lại Văn Nhự1, Nguyễn Xuân Vi1, Nguyễn Quang Vụ1,
Phạm Văn Tính1, Lã Tuấn Nghĩa2, Nguyễn Kiến Quốc2
(1)
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
(2)
Trung tâm Tài nguyên Thực vật
SUMMARY
Evaluation of genetic diversity and drought tolerance in rice (Oryza sativa L.)
The results of drought tolerance evaluation indicated that the rice varieties which were clustered into
three major groups that comprising of the high, medium, and under medium and low drought tolerance
groups. Analysis of genetic diversity of 75 rice varieties using 40 SSR markers which distributed on 12
chromosomes which indicated that the high genetic diversity of rice varieties that was observed by the
indexes: the average number of total bands was of 74,925 DNA bands per markers and 285 different
alleles (average of 7,1 alleles per SSR loci). PIC index of each locus varied from 0,000 (with an allele per
SSR loci) to 0,903 (with 12 alleles per SSR locus) and average of 0,698. The analysis of relation between
the genetic diversity and the drought resistance showed similarities between genotype and phenotype,
the linkage was observed at similarity level of 0,75.
Keywords: Drought, Drought tolerance, genetic diversity, Oryza sativa L., SSR marker.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hạn hán hoặc thiếu nước tưới không chỉ xảy
ra ở những vùng khô hạn, đồi núi, mà thỉnh
thoảng, do sự phân bố lượng mưa không đều
trong năm, một số nơi ở đồng bằng cũng bị hạn
hán gây tác hại không nhỏ tới sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất, cũng như sản lượng lúa
(Kumar and Singh, 1998). Mặt khác, trước sự
phát triển nhanh của công nghiệp và các khu đô
thị, cùng với sự tác động tiêu cực của hiện tượng
biến đổi khí hậu, các nhà khí tượng học tin chắc
rằng ngay cả những vùng nhiệt đới có lượng mưa
nhiều như Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam,
thì hiện tượng thiếu hụt nước cũng sẽ xảy ra
trong tương lai không xa. Điều này sẽ gây tác hại
rất lớn tới nền sản xuất lúa của nước ta. Những
phân tích di truyền, phân tử và sinh lý đã giúp
cho việc xác định một số yếu tố liên quan đến cơ
chế chịu hạn, ví dụ như tăng hiệu quả sử dụng
nước, điều chỉnh áp suất thẩm thấu, đóng mở khí
khổng (Serraj et al., 2009). Đối với cây ngũ cốc,
đặc biệt là cây lúa thì giai đoạn sinh trưởng sinh
thực, bao gồm thụ phấn và thụ tinh, là giai đoạn
mẫn cảm nhất và giảm năng suất nhiều nhất khi
bị thiếu hụt nước (Kumar and Singh, 1998). Để
Người phản biện: ThS. Dương Xuân Tú.
có thể tồn tại, sinh trưởng phát triển và cho năng
suất trong điều kiện hạn, cây trồng có một cơ chế
thích nghi và né tránh tác hại của sự thiếu nước
(Thomashow, 1999). Bởi vì các giống lúa khác
nhau có những cơ chế và phản ứng sinh lý khác
nhau đối với hạn hán và có sự đa dạng rất lớn
giữa các giống lúa liên quan đến sự mẫn cảm và
chống chịu hạn. Ứng dụng công nghệ sinh học
trong đó có việc sử dụng chỉ thị phân tử SSR cho
nghiên cứu về đa dạng di truyền ở lúa nhằm phục
vụ cho công tác chọn tạo giống bằng chỉ thị phân
tử đã được thực hiện nhiền trên thế giới cũng như
ở Việt Nam (Yawen Zeng, et al., 2007; Lã Tuấn
Nghĩa và cs., 2012; Vũ Thị Bích Huyền và cs.
2013; ) và đã đạt được những kết quả rất khả
quan và đem lại hiệu quả chọn tạo giống cao
(Zhang et al., 2006).
Việc nghiên cứu sự đa dạng di truyền và khả
năng chịu hạn của nguồn gen lúa sẽ giúp các nhà
chọn giống lúa có đầy đủ thông tin về vật liệu để
lựa chọn cặp bố mẹ thích hợp cho việc lai tạo
giống lúa chịu hạn.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu là 75 giống lúa đã được
thu thập và lưu giữ trong vườn tập đoàn lúa của
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (bảng 1);
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
275
OM6677 là giống chuẩn mẫn cảm với hạn (ký
hiệu là MC), WAB880-1-38-18-18-P1-HB là
giống chuẩn kháng hạn (ký hiệu là CK);
40 cặp mồi SSR (bảng 2) thuộc các locus
RM được chọn lọc từ bộ mồi SSR vị trí phân bố
của các locus trên 12 nhiễm sắc thể khác nhau đã
được công bố (McCouch et al., 2002).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tách chiết ADN tổng số được áp dụng theo
phương pháp của Keb-Llanes (2002). Phản ứng
PCR được tiến hành theo phương pháp của
Kanagarai et al. (2010) có cải tiến trên máy PCR
PTC-100 (MJ Research Inc, Mỹ) theo chu trình
nhiệt: 940C (4 phút); 35 chu kỳ của 1 phút 940C;
1 phút 550C - 590C (tùy thuộc Tm của mồi); 2
phút 720C và bước cuối cùng 720C trong 10 phút.
Sản phẩm được kiểm tra trên gel agarose 1 % và
tiếp tục được phân tích tren gel polyacrylamide.
Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn được
tiến hành trong phòng thí nghiệm của Bộ môn
Sinh lý, Sinh hóa và CLNS, Viện Cây lương thực
và CTP, Hải Dương. Hạt thóc của 75 giống lúa
được cho nảy mầm trong dung dịch 1% saccarin
và 3% KClO3; Khả năng chịu hạn của các giống
lúa được đánh giá dựa theo phương pháp của
IRRI (SES, 2002).
Kết quả phân tích DNA được thống kê dựa
vào sự xuất hiện hay không xuất hiện của các
băng DNA. Xác định hệ số tương đồng di truyền
Jaccard, thiết lập sơ đồ hình cây để so sánh hệ số
tương đồng di truyền giữa 75 giống lúa theo
phương pháp UPGMA trong NTSYSpc 2.1
(Rohlf, 2001). Chỉ số đa hình PIC (Polymorphic
Information Content) cho mỗi locus được tính
theo công thức của Nei (Nei, 1973): PIC (i) = 1-
∑Pi2. Trong đó: Pi là tần số xuất hiện của alen
thứ thứ i.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá khả năng kháng hạn của các
giống lúa
Qua theo dõi thí nghiệm 75 mẫu giống lúa
được xử lý hạt thóc trong dung dịch 1% saccarin
và 3% KClO3, kết quả thu được thể hiện ở Bang1
và hình 1. Tỷ lệ nảy mầm khi hạt thóc được xử lý
bằng 1% saccarin biến động từ 0 - 98%; 24 giống
có tỷ lệ nảy mầm ≥ 70%; 19 giống có tỷ lệ nảy
mầm khá biến động từ 50 - 69,9% ; còn lại là 32
giống có tỷ lệ nảy mầm trung bình và kém có tỷ
lệ nảy mầm < 50%.
Tỷ lệ nảy mầm sau khi xử lý hạt bằng 3%
KClO3 biến động từ 0 - 96%. Trong đó có 05
giống có tỷ lệ nảy mầm ≥ 90%; 31 giống có tỷ
lệ nảy mầm từ 70 - 89,9%; còn lại 39 giống có
tỷ lệ nảy mầm trung bình và kém có tỷ lệ nảy
mầm < 50%.
Những mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm cao thì
tỷ lệ rễ mầm bị đen (héo) thấp, rễ mầm phát
triển khỏe, dài, to, mập và không bị đen. Những
giống có tỷ lệ nảy mầm kém, trung bình và rễ
phát triển kém, rễ ngắn, chóp rễ thâm đen hoặc
teo lại, quan sát không thấy lông hút phát triển
(bảng 1, hình 1).
Khả năng kháng hạn của các mẫu giống lúa
được phân thành 03 nhóm: +) Nhóm 1, giống
cókhả năng kháng hạn tốt (điểm 0): gồm 05 giống:
LC22-6, LC93-1, LC22-7, P6, WAB880-1-38-18-
18-P1-HB; +) Nhóm 2, giống có khả năng kháng
hạn khá (điểm 1): Gồm 31 giống như: NMR2,
LCTQ, LC93-2, N’Kháu phái, C22, Bao thai, Tẻ
mèo, LC22-14-1, Xuân mai QT, Nsic, PC6,
CH208, IR07A241, IR09A120, IR83138-13-4,
CB0015-24, CT15716-6-6-1-2-2-2-M, IR83160-
B-B-1, IR83141-11, Vật tư NN1, PR26768-PJ22,
PR26850-PJ48, Konchieng, IR83142-B-79-B,
Khẩu sửu, CT15765-13-3-6-2-1-M, CT15675-7-1-
7-1-2-M; +) Nhóm 3, giống có khả năng kháng
hạn kém (điểm 3) và trung bình (điểm 2): Gồm 39
giống lúa như: PC10, CT15671-15-4-5-1-1-M,
YN3129-429-18-3-7-1, CNI9001 (D2), NTK11,
Nếp vũ hội, IR83140-56, IR09A299, BP1976B-2-
3-7-TB-1-1, IR65482-7-216-1-2, UPLRI-5,
IR88628-B-B-15, IR43, CB08-709-2, CT15691-4-
3-3-1-1-M, CT15673-8-1-4-1-6-M, CT15679-17-
1-1-2-3-M, CT15696-3-4-3-1-2-M, YN3155-421-
18-6-10-4-4, B11577E-MR-B-12-1-1, KMP34,
IR82912-B-B-16, IR88614-B-1, IR83142-4-4, Lò
cú, IR72, PR30876-15-1-1-PJ29, CNI9012,
IR60080-46A, CNI9024, O4L4, HH217-DT-
SAL3-DJ1, GSR-I-00558, Nico, Vandana,
B11598C-TB-2-2-B-7, GS-I-0019, LC93-4,
RR345-2, CT 15672-12-1-5-2-4-M, La so.
3.2. Đa dạng di truyền của các giống lúa
Hệ số số băng ADN, số alen và hệ số PIC của
các mồi SSR
Phân tích 40 cặp mồi SSR trên 75 mẫu giống
lúa thu được tổng số 2997 băng ADN (trung bình
đạt 74,925 băng ADN/mồi) thuộc 285 loại alen
khác nhau, trung bình đạt 7,1 alen/locus; có 02
cặp mồi (RM337 & RM309) cho locus đơn hình
(chỉ thu được 01 loại alen). Trong số 38 cặp mồi
SSR cho locus đa hình (số alen/locus ≥ 2 loại
alen), số alen thu được biến động từ 2 - 12
alen/locus (bảng 2).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
276
Hệ số PIC được coi là thước đo tính đa hình
của các alen ở từng locus SSR. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra ở bảng 2 cho thấy: Giá trị PIC của 40
mồi SSR với 75 mẫu giống lúa nghiên cứu dao
động từ 0.000 (ở các mồi chỉ xuất hiện băng đơn
hình) đến 0.903 (mồi RM201 với 12 alen thể
hiện); trung bình đạt 0.698.
Mức độ đa dạng của các alen ở các mẫu
giống lúa nghiên cứu là khá cao (các cặp mồi
SSR được sử dụng có khả năng cho nhiều alen đa
hình ở các mẫu nghiên cứu và có giá trị trong
nghiên cứu đa dạng di truyền). Kết quả này tương
tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:
Jayamani (2007); Muhammad (2009), chỉ ra hệ
số PIC của các mẫu giống lúa nghiên cứ biến
động từ 0.000 đến 0.894; giá trị trung bình đạt
0.67 đến 0.69.
Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các mẫu
giống lúa
Quan hệ di truyền giữa các mẫu giống
nghiên cứu được phân tích UPGMA bằng phần
mềm NTSYS pc 2.1. Sơ đồ hình cây (hình 3) cho
thấy hệ số di truyền biến động từ 0,52 đến 0,93
(theo phương pháp MS, NTSYS). Tại mức tương
đồng 0,77, 75 mẫu giống lúa được phân thành 14
nhóm rõ rệt (hình 3), mỗi mẫu giống đều nằm
trong một nhóm riêng và có thể phân biệt được
với các mẫu giống khác.
Nhóm I: Gồm 11 mẫu giống lúa, trong nhóm
lại được chia thành các nhóm nhỏ khác R1, R2,
R3, R5, R30, R6, R8, R9, R14, R7, R10; Nhóm
II: Gồm 13 mẫu giống lúa, trong nhóm lại được
chia thành các nhóm nhỏ khác R11, R20, R13,
R29, R28, R15, R18, R19, R16, R21, R24, R39,
R22; Nhóm III: Gồm 18 mẫu giống lúa R4, R34,
R36, R48, R37, R23, R32, R35, R43, R47, R50,
R27, R33, R42, R44, R45, R46, R49; Nhóm IV:
Gồm 1 mẫu giống lúa R51; Nhóm V: Gồm 5 mẫu
giống lúa trong nhóm lại được chia thành các
nhóm nhỏ khác R52, R53, R54, R26, R57; Nhóm
VI: Gồm 19 mẫu giống lúa, trong nhóm lại được
chia thành các nhóm nhỏ khác R56, R64, R72,
R69, R61, R71, R59, R63, R65, R66, R74, R75,
R55, R67, R70, R68, R62, R58, R73; Nhóm VII:
Gồm 1 mẫu giống lúa R12; Nhóm VII: Gồm 1
mẫu giống lúa R25; Nhóm VIII: Gồm 1 mẫu
giống lúa R40; Nhóm IX: Gồm 1 mẫu giống lúa
R31; Nhóm X: Gồm 1 mẫu giống lúa R38;
Nhóm XI: Gồm 1 mẫu giống lúa R17; Nhóm
XII: Gồm 1 mẫu giống lúa R4; Nhóm XIII: Gồm
1 mẫu giống lúa R60.
Dựa trên ma trận số liệu được thiết lập giữa
các giống nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành xác
định mối tương quan di truyền. Các giống lúa có
giá trị SIMQUAL tương ứng càng gần tới 1 thì
càng gần nhau, còn các giống lúa có giá trị
SIMQUAL tương ứng gần tới 0 thì chúng càng
xa nhau về phương diện di truyền.
Mối liên kết giữa kiểu gen và kiểu hình về khả
năng kháng hạn của các giống lúa
Thông qua so sánh, đánh giá sự liên kết giữa
các giống chuẩn kháng (WAB880-1-38-18-18-
P1-HB), mẫn cảm (OM6677) với chỉ thị liên kết
với các gen/QTLs đã được xác định có khả năng
kháng hạn và lập bản đồ (RM201, RM212M,
RM526, RM472, RM263, RM451, RM261,
RM255, RM234,.v.v.) sẽ xác định được các mẫu
giống lúa có hay không có kiểu gen/QTLs có khả
năng chống chịu.
Qua phân tích, đa số các giống nằm cùng
nhóm với giống chuẩn kháng WAB880-1-38-
18-18-P1-HB (có mức tương đồng cao), đều có
biểu hiện về kiểu hình kháng hạn ở mức tốt khi
tiến hành đánh giá trong điều kiện nhân tạo; các
giống nằm cùng nhóm với giống mẫn cảm
OM6677 có biểu hiện về kiểu hình kháng hạn từ
trung bình đến kém; các giống nằm trong nhóm
còn lại, có biểu hiện kiểu hình từ trung bình đến
khá (hình 3).
Tuy nhiên, cũng có những giống có sự biểu
hiện về kiểu hình ở mức độ kháng tốt (P6) lại
không nằm cùng nhóm với giống chuẩn kháng;
có những giống nằm chung nhóm với giống
chuẩn kháng lại có sự biểu hiện kiểu hình ở mức
độ khá (La so, CT 15672-12-1-5-2-4-M) và trung
bình (Tẻ mèo, N’Kháu phái);.v.v.
Theo kết quả nghiên cứu của Fischer et al.,
(2003); Manneh et al., (2007), ở các giống có sự
biểu hiện khác nhau giữa kiểu gen và kiểu hình là
do có sự tương tác giữa các gen nên sự biểu hiện
khác nhau giữa kiểu gen và kiểu hình là do có sự
tương tác giữa các gen nên sự biểu hiện ra kiểu
hình bị ảnh hưởng. Sự tương tác này có thể là
cộng gộp (không cùng nhóm nhưng lại biểu hiện
kháng tốt) hay lấn át (nằm trong cùng nhóm
nhưng lại biểu hiện kháng khá, trung bình hoặc
kém).
IV. KẾT LUẬN
Thông qua tỷ lệ nảy mầm sau 7 ngày xử lý
(1% saccarin và 3% KClO3), 75 mẫu giống lúa được chia thành 03 nhóm có khả năng chịu hạn
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
277
khác nhau. Trong đó, nhóm 1 là các giống có khả
năng kháng hạn tốt (điểm 0): Gồm 05 giống;
Nhóm 2, các giống có khả năng kháng hạn khá
(điểm 1): Gồm 31 giống; và nhóm 3 là các giống
có khả năng kháng hạn kém (điểm 3) và trung
bình (điểm 2): Gồm 39 giống lúa.
Sử dung các cặp mồi SSR để phân tích đa
dạng di truyền của 75 mẫu giống lúa cho thấy các
giống lúa nghiên cứu có sự đa dạng rất lớn; điều
này được thể hiện qua số băng ADN trung bình
trên mồi là 74,925 băng (tổng số là 2997 băng
ADN) và 285 loại alen khác nhau (trung bình đạt
7,1 alen/locus) đã được phát hiện. Ở mức tương
đồng 0.75, đã xác định được 03 nhóm chính với
các đặc điểm khác nhau về khả năng kháng hạn.
Các giống nằm cùng nhóm với giống chuẩn
kháng WAB880-1-38-18-18-P1-HB, có biểu hiện
chống chịu ở mức tốt; các giống nằm cùng nhóm
với giống mẫn cảm OM6677 có biểu hiện từ
trung bình đến kém; các giống nằm trong nhóm
còn lại, có biểu hiện kiểu hình từ trung bình đến
khá. Sự phân nhóm giữa kiểu gen và kiểu hình là
có sự đồng nhất (chỉ có một số ít giống có kiểu
hình biểu hiện khác với kiểu gen), chúng liên kết
với nhau ở mức tương đồng 0.75.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Kiến Quốc, Hoàng Bá Tiến
(2012). Nghiên cứu khả năng chịu hạn và đa dạng di
truyền của một số giống lúa. Tạp chí Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn. Số 12, trang 5-11.
2. Vũ Thị Bích Huyền, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn
Anh Dũng, Hoàng Bá Tiến,, Lê Thị Bích Thủy
(2013). Đánh giá đa dạng di truyền một số giống lúa
bằng kỹ thuật SSR phục vụ cho chọn cặp lai tạo
giống lúa chịu hạn. Tạp chí sinh học, số 1.
3. Fischer RA, Maurer R. (1978). Drought resistance in
spring wheat cultivar: I- Grain yield response. Aust.
J. Agric. Res. 29: 897-912.
4. Fischer K.S., Lafitte R., Fukai S., Atlin G. and
Hardy B., (2003). Breeding rice for drought-prone
environments, Los Banos (Philippines): IRRI. 98 p..
5. Jayamani P., Negrao S., Martins M., Marc B.,
Oliveira M.M., (2007). Genetic relatedness of
Portuguese ric accessions from diverse origins as
assessed by microsatellite markers, Crop science
Vol. 47: pp. 879-886.
6. IRRI (2002). Standard evaluation system for rice.
International Rice Research Institute.
7. Kanagaraj P., Prince K.S.J., Sheeba J.A., Biji K.R.,
Paul S.B., Senthil A., Babu R.C. (2010).
Microsatellite markers linked to drought resistance
in rice (Oryza sativa L.). Curr. Sci., 98(6): 836-839.
8. Keb-Llanes., et al., (2002). Plant DNA Extraction
protocol, Plant Molecular Biology Reporter, 20: pp.
299a-299e.
9. Kumar A, Singh DP. (1998). Use of physiological
indices as a screening technique for drought
tolerance in oilseed Brassica species. Annals Botany
81:413-420.
10. Manneh B., Stam P., Struik P.C., Bruce-Oliver S.
and Eeuwijk F.A. (2007). QTL-based analysis of
genotype-by-environment interaction for grain yield
of rice in stress and non-stress environments,
Euphytica, 156: 213-226.
11. McCouch R.S., Teytelman L., Xu Y., Lobos B.K.,
Clare K., Walton M., Fu B., Maghirang R., Li Z.,
Xing Y., Zhang Q., Kono I., Yano M., Fjellstrom R.,
DeClerck G., Schneider D., Cartinhour S., Ware D.,
2 and Stein L. (2002). Development and Mapping of
2240 New SSR Markers for Rice (Oryza sativa L.),
DNA Research, 9, pp. 199-207.
12. Muhammad S.R., Molla Md.S., and Rahman L.,
(2009). DNA fingerprinting of rice (Oryza sativa L.)
cultivars using microsatellite markers, Aus. Jour. Of
Crop Science: 122-128.
13. Nei M., (1973). Analysis of gene diversity in
subdivided population. Proceedings of the National
Academy of Sciences of the United States of
America, Vol.70 (No.12): pp. 3321-3323.
14. Rohlf F.,J., (2001), NYSYS-pc Numerical
Taxonomy and Multivariate analysis System,
Applied Biostatistics Inc., Setauket, New York;
15. Saal B., Wricke G., 1999. Devolopment of simple
sequence repeat makers in rye (Secale cereale L.).
Genome, 42(5): 964-972.
16. Saghai-Maroof M.A., Soliman K.M., Jorgensen
R.A., Allard R.W (1984). Ribosomal DNA
spacer-length polymorphisms in barley: Medelian
inherittance, chromosomal location and
population dymnamics. Proc. Natl. Acad. Sci.
U.S.A, 81:8014-8018.
17. Serraj R, Caims J, Atlin G, Bernier J, He H, Liu DC,
Li ZK, Brar D, McNally K, Leung H, Herve P,
Bruskiewich R, Bennett J.(2009). Drought resistant
rice: Physiological framework for an integrated
research strategy. IRRI.
18. Thomashow M.F. (1999). Plant cold acclimation:
freezing tolerance genes and regulatory mechanisms,
Annu Rev Plant Physiol Plant Mol. Biol. Vol 50: pp.
571-599.
19. Yawen Zeng,, Hongliang Zhang, Zichao Li, Shiquan
Shen, Jianli Sun, Meixing Wang, Dengqun Liao. Xia
Liu Xiangkun Wang, Fenghui Xiao, and Guosong
Wen. (2007). Evaluation of Genetic Diversity of
Rice Landraces (Oryza sativa L.) in Yunnan, China.
Breeding Sci. Vol. 57: pp. 91-99.
20. Zhang J., Zhou S., Fu Y., Su Z., Wang X., Sun C.
(2006). Identification of a drought tolerance
introgression line derived from Dongxiang common
wild rice (O. rufipogon Griff.), Plant Mol. Biol. Vol.
62: pp. 247-259.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
278
Hình 1. Thí nghiệm đánh giá khả năng kháng hạn ở giai đoạn hạt thông qua phương pháp nẩy mầm. T
(A. Hạt được xử lý bằng saccarin 1% và KClO3 3%; B. Mạ 2 tuần tuổi được xử lý bằng KClO3 1%)
Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ rễ mầm đen và khả năng kháng hạn của các mẫu giống lúa
khi xử lý bằng Saccarin và KClO3
Tỷ lệ nảy mầm sau 7 ngày xử lý
TT Tên giống 1% Saccarin
(%)
3% KClO3
(%)
Tỷ lệ rễ mầm đen trong
3% KClO3 (%)
Khả năng kháng hạn
(điểm)
1 OM6677 0 0 100 3
2 CT 15671-15-4-5-1-1-M 55 60 100 2
3 NTK11 0 0 100 3
4 CT 15716-6-1-2-2-2-M 60 70 100 1
5 Nếp Vũ Hội 10 30 100 3
6 IR 83106-B-B-1 60 70 100 1
7 NMR2 75 82 95 1
8 B11577E-MR-B-12-1-1 5 25 100 3
9 LCTQ 95 88 6 1
10 KMP 34 9 30 100 3
11 LC93-2 92 86 2 1
12 YN 3129-492-18-3-7-1 65 58 100 2
13 N’Kháu phái 72 70 90 1
14 CT 15765-13-3-6-2-1-M 56 66 100 2
15 LA SO 63 55 100 2
16 CT 15675-7-1-7-1-2-M 59 65 100 2
17 LC22-7 93 90 8 0
18 IR 82912-B-B-16 8 32 100 3
19 LC93-1 98 90 3 0
20 CT 15672-12-1-5-2-4-M 72 80 86 1
21 C22 96 88 5 1
22 IR 83141-11 66 71 92 1
23 Bao thai 90 86 5 1
24 IR 88614-B-1 9 20 100 3
25 Tẻ mèo 90 85 6 1
26 B11598C-TB-2-1-B-7 82 86 85 1
27 LC22-14-1 95 85 5 1
28 Vandana 61 70 100 1
29 NSIC 85 80 10 1
30 IR 83142-4-4 15 36 100 3
A B
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
279
Tỷ lệ nảy mầm sau 7 ngày xử lý
TT Tên giống 1% Saccarin
(%)
3% KClO3
(%)
Tỷ lệ rễ mầm đen trong
3% KClO3 (%)
Khả năng kháng hạn
(điểm)
31 LC22-6 88 90 8 0
32 Lò cú 14 28 100 3
33 Xuân Mai QT 93 86 5 1
34 Vật tư NN1 60 75 95 1
35 PC6 75 85 90 1
36 GSR-I-0019 65 85 100 1
37 CH208 80 75 15 1
38 CNI 9001 (D2) 52 65 90 2
39 P6 85 90 11 0
40 PR 26768-PJ22 55 78 90 1
41 PC10 30 50 100 2
42 PR 26850-PJ48 68 80 100 1
43 IR 07A241 50 70 100 1
44 IR72 24 37 100 3
45 IR 83140-56 2 25 100 3
46 RR 345-2 55 60 95 3
47 IR 09A299 7 45 100 3
48 PR 30876-15-1-1-PJ29 6 3 100 3
49 BP1976B-2-3-7-TB-1-1 10 35 100 3
50 CNI 9012 5 10 100 3
51 IR 65482-7-216-1-2 15 30 100 3
52 IR60080-46A 5 9 100 3
53 IR 09A120 65 80 100 1
54 CNI 9024 6 18 100 3
55 IR 83138-13-4 75 85 100 1
56 Konchieng 81 76 89 1
57 UPL RI-5 15 40 100 3
58 WAB880-1-38-18-18-P1-HB 92 86 9 0
59 IR 88628-B-B-15 10 45 100 3
60 O4L4 11 22 100 3
61 IR 43 27 48 100 3
62 IR83142-B-79-B 67 75 97 1
63 CB0015-24 62 70 100 1
64 Khẩu sửu 83 70 80 1
65 CB08-709-2 10 35 100 3
66 LC93-4 94 87 9 1
67 CT 15691-4-3-3-1-1-M 40 25 100 3
68 RR 345-2 96 88 3 1
69 CT 15673-8-1-4-1-6-M 15 3 100 3
70 HH 217-DT7-SAL3-DJ1 5 19 100 3
71 CT 15679-17-1-1-2-3-M 10 30 100 3
72 GSR-I-0058 3 21 100 3
73 CT 15696-3-4-3-1-2-M 25 0 100 3
74 Nico 32 20 100 3
75 YN 3155-421-18-6-10-4-4 21 0 100 3
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
280
Bảng 2. Số băng ADN, số alen và hệ số PIC của 40 cặp mồi SSR
Locus NST Số băng ADN Số alen Hệ số PIC Locus NST Số băng ADN Số alen Hệ số PIC
RM07 3 75 8 0,857 RM323 1 75 10 0,803
RM113 1 75 9 0,840 RM324 2 75 7 0,787
RM14 1 75 6 0,827 RM332 11 75 4 0,692
RM152 8 75 4 0,512 RM334 5 77 8 0,827
RM171 10 75 3 0,623 RM337 8 70 1 0,000
RM201 9 78 12 0,903 RM338 3 75 8 0,848
RM206 5 75 9 0,754 RM340 6 75 9 0,706
RM212 1 75 5 0,628 RM36 3 74 9 0,864
RM224 11 75 9 0,859 RM3827 6 75 8 0,615
RM231 7 76 8 0,784 RM417 4 75 4 0,512
RM239 10 74 2 0,307 RM421 5 73 10 0,888
RM240 2 78 6 0,583 RM440 5 75 9 0,790
RM251 3 75 6 0,754 RM451 4 75 7 0,719
RM255 4 73 6 0,727 RM452 2 75 9 0,866
RM261 4 72 9 0,844 RM472 1 75 11 0,794
RM263 2 75 8 0,821 RM480 5 75 10 0,714
RM276 6 75 11 0,799 RM526 2 75 7 0,849
RM277 12 75 2 0,444 RM5371 6 75 7 0,535
RM280 4 75 5 0,742 RM60 3 78 10 0,882
RM309 12 73 1 0,000 RM7551 6 76 8 0,626
Tổng số 2997 285 27,925
Trung bình 74,925 7,1 0,698
Nhỏ nhất 70 1 0
Lớn nhất 78 12 0.903
Hình 2. Kết quả nhận dạng kiểu gen của các giống lúa bằng chỉ thị SSR.
M là: Ladder 100; 1-46 thứ tự các mẫu giống lúa nghiên cứu theo bảng 1
Coefficient
0.05 0.29 0.52 0.76 1.00
BP1976B-2-3-7-T
OM6677
NTK11
YN3155-421-18-6
IR65482-7-216-1
CT15673-8-1-4-1
KMP34
IR88614-B-1
PR30876-15-1-1-
CNI9024
O4L4
CNI9012
GSR-I-0058
CT15691-4-3-3-1
IR72
NepVuHoi
BP1976B-2-3-7-T
CB08-709-2
IR88628-B-B-15
IR09A299
Nico
IR82912-B-B-16
IR83140-56
B11577E-MR-B-12
HH217-DT7-SAL3-
UPLRI-5
IR43
CT15696-3-4-3-1
CT15679-17-1-1-
IR60080-46A
IR83142-4-4
Locu
NMR2
PC6
IR83138-13-4
GSR-I-0019
Nkhauphai
CT15716-6-1-2-2
IR83106-B-B-1
Khausuu
VANDANA
VattuNN1
IR83141-11
PR26768-PJ22
Konchieng
PR26850-PJ48
IR83142-B-79-B
IR07A241
B11598C-TB-2-1-
IR09A120
CB0015-24
CT15672-12-1-5-
Laso
PC10
CNI9001(D2)
CT15671-15-4-5-
CT15765-13-3-6-
YN3129-492-18-3
RR345-2
CT15675-7-1-7-1
LCTQ
C22
RR345-2
LC93-1
LC22-6
LC93-2
LC22-7
P6
Baothai
Temeo
XuanMaiQT
CH208
LC93-4
LC22-14-1
NSIC
WAB880-1-38-18-
Coefficient
0.51 0.61 0.72 0.83 0.93
BP1976B-2-3-7-T
OM6677
NTK11
NepVuHoi
LCTQ
IR88628-B-B-15
LC93-2
Laso
LC22-7
LC22-14-1
Nkhauphai
LC93-1
C22
P6
Temeo
UPLRI-5
IR83138-13-4
NSIC
PC6
CH208
LC22-6
PC10
IR09A299
CT15671-15-4-5-
IR07A241
IR65482-7-216-1
GSR-I-0019
NMR2
CT15691-4-3-3-1
CT15679-17-1-1-
IR82912-B-B-16
CT15696-3-4-3-1
IR83140-56
CB0015-24
CT15673-8-1-4-1
KMP34
CT15675-7-1-7-1
IR83141-11
IR09A120
CB08-709-2
B11577E-MR-B-12
YN
3129-492-18-3-7
CT15765-13-3-6-
CT15672-12-1-5-
BP1976B-2-3-7-T
IR88614-B-1
B11598C-TB-2-1-
Locu
VANDANA
IR72
IR83142-4-4
VattuNN1
CNI9012
LC93-4
O4L4
PR26768-PJ22
PR30876-15-1-1-
IR60080-46A
CNI9024
Konchieng
IR83142-B-79-B
WAB880-1-38-18-
HH217-DT7-SAL3-
GSR-I-0058
CNI9001(D2)
RR345-2
RR345-2
Khausuu
CT15716-6-1-2-2
Baothai
YN3155-421-18-6
IR43
XuanMaiQT
IR83106-B-B-1
PR26850-PJ48
Hình 3. Cây phân nhóm di truyền Euclidean-UPGMA dựa trên đặc điểm hình thái (A)
và SM-UPGMA dựa trên kiểu gen SSR (B) của 75 mẫu giống lúa.
A B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_123_499_2130441.pdf