Đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau từ năm 2017 đến tháng 7 năm 2019

Tài liệu Đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau từ năm 2017 đến tháng 7 năm 2019: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 412 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TẠI TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 2017 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2019 Lê Ngọc Định*, Nguyễn Văn Đọc*, Đoàn Văn Nam*, Đinh Hoàng Nhớ*, Trần Trường Giang*, Nguyễn Quan Phú**, Nguyễn Thành Huy***, Trần Thị Ái Xuyên***, Lê Văn Tuân**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sau 10 năm tại Cà Mau vắng bóng bệnh dại, sáu bệnh nhân dại tử vong đã xuất hiện trở lại trong năm 2017-2018. Ngành y tế và thú y đã triển khai công tác phòng chống bệnh dại và dịch đã được khống chế. Qua vụ dịch địa phương đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong quản lý và phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu: Mô tả và đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch dại theo bộ công cụ đáng giá biên soạn theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế Giới. Kết quả: Liên tiếp trong hai nămthú y tỉnh ghi...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau từ năm 2017 đến tháng 7 năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 412 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TẠI TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 2017 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2019 Lê Ngọc Định*, Nguyễn Văn Đọc*, Đoàn Văn Nam*, Đinh Hoàng Nhớ*, Trần Trường Giang*, Nguyễn Quan Phú**, Nguyễn Thành Huy***, Trần Thị Ái Xuyên***, Lê Văn Tuân**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sau 10 năm tại Cà Mau vắng bóng bệnh dại, sáu bệnh nhân dại tử vong đã xuất hiện trở lại trong năm 2017-2018. Ngành y tế và thú y đã triển khai công tác phòng chống bệnh dại và dịch đã được khống chế. Qua vụ dịch địa phương đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong quản lý và phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu: Mô tả và đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch dại theo bộ công cụ đáng giá biên soạn theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế Giới. Kết quả: Liên tiếp trong hai nămthú y tỉnh ghi nhận ghi nhận một ổ dịch dại trên chó năm 2017 và năm 2018 có sáu ổ dịch; Trong 7 tháng đầu năm 2019 có năm ổ dịch được cơ quan thú y báo cáo trên địa bàn 4 huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Cũng trong năm 2017và 2018 ngành y tế ghi nhận 6 ca tử vong do bệnh dại với đa số bị cắn tay (83%). Đa số các vết thương không được xử lý đúng theo như hướng dẫn của Bộ YTế, bệnh nhân xử lý vết thương sau vài giờ sau phơi nhiễm tại nhà và chỉ được cầm máu và rửa sơ sài với nước lã. Đa số bệnh nhân được đưa đến thầy lang đắp thuốc nam và lấy nọc độc. Có bốn trường hợp mắc bệnh dại có thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng chiếm tỷ lệ cao 66%. Một ca có thời gian ủ bệnh là 18 ngày, và 1 ca có thời gian ủ bệnh18 tháng. Tất cả sáuca bệnh đều được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại. Trong bốn ca lấy được mẫu dịch não tủy và mẫu nước bọt thì ba ca được chẩn đoán xét nghiệm dương tính. Công tác báo cáo và các biện pháp xử lý ổ dịch trên người, xử lý ổ dịch trên động vật đã được triển khai theo hướng dẫn của ngành y tế vả thú y và ca bệnh dại đã được khống chế vào cuối năm 2018. Kết luận: Việc quản lý bệnh dại và tiêm phòng đàn chó của địa phương còn rất hạn chế. Thực hiện phối hợp giữa ngành thú y và y tế trong giám sát bệnh chưa chủ động. Người dân thiếu kiến thức về sử lý vết thương và điều trị sau phơi nhiễm chậm trễ càng làm trầm trọng thêm gánh nặng của bệnh dại cho địa phương. Việc cải thiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) bằng vaccine và kháng huyết thanh sẽ làm giảm số tử vong trên người, tuy nhiên sẽ làm tăng chi phí điều trị. Một cách tiếp cận tận căn bản làm giảm chi phí PEP là ưu tiên triển khai và duy trì tiên chủng vaccing dại đại trà trên đàn chó. Từ khóa: tử vong do bệnh dại, phòng chống dịch dại, đánh giá ABSTRACT EVALUATION OF RABIES OUTBREAK CONTROL AND PREVENTION MEASUREMENTS IN CA MAU PROVINCE FROM 2017 – 2019 Le Ngoc Dinh, Nguyen Van Doc, Doan Van Nam, Dinh Hoang Nho, Tran Truong Giang, Nguyen Quan Phu, Nguyen Thanh Huy, Tran Thi Ai Xuyen, Le Van Tuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 412 – 419 *Trung tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Cà Mau **Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe tỉnh Cà Mau ***Trung tâm Chăn nuôi – Thú Ytỉnh Cà Mau ****Tổ Chức Y Tế Thế Giới – TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Lê Văn Tuân ĐT: 0903176862 Email: Lev@who.int Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 413 Background: After 10 years in Ca Mau without any rabies reported cases, six fatal rabies patients have reappeared in 2017-2018. The health and veterinary sector has implemented control and prevention measurements and rabies outbreak have been undercontroled. There are many lessons learned on management and prevention of rabies epidemics for provincial staffs after outbreak over. Objective: To describe and evaluate the implementation of rabies outbreak control and prevention in Ca Mau province. Methods: Acase series study of six human fatal cases has been applyied, and the effectiveness of rabies outbreak control and prevention have been evaluated based on the World Health Organization's tools. Results: Rabies outbreak in dogs have been continually reported in 2017 with one outbreak and in 2018 with six outbreaks; in the first 7 months of 2019 five outbreaks have been still reported by veterinary agencies in 4 districts of Ca Mau province. Also in 2017 and 2018 the health sector recorded 6 rabies fatal caseswith the majority being bitten in hands (83%). Most wounds were not properly treated by following the Ministry of Health guidance. Patients were wound treated few hours after exposure at home by only stop bleeding and wash them with plain water. Most patients were taken to healers and treated by herbal and venom taken. There were 4 rabies cases with incubation period of 1-3 months, accounting for the highest rate of 66%. There one case with incubation of 18 days, and oneother case has an incubation period of 18 months. All six cases were diagnosed based on the typical clinical symptoms of rabies, of which four cases obtained a sample of cerebrospinal fluid and saliva samples and three cases have been tested positive for rabies. Reporting and outbreak control measures have been implemented rapidly following the guidance of the health and veterinary sector; consequently rabies human cases were controlled at the end of 2018. Conclusion: The management of domestic dogd and dog vaccination are very limited. The coordination between the veterinary and health sectors on disease surveillance have not been proactive. Local people lack knowledge about wound treatment and delayed post-exposure treatment, therfore exacerbate the burden of rabies in the province. Improving post-exposure prophylaxis (PEP) with rabies vaccines and antiserum will reduce the number of deaths in humans, but will increase the cost of treatment. A basic approach for lowering the cost of PEP is to prioritize the implementation of sustained mass dog vaccination programme in domestic dogs. Lessons learned and good practice from the 2017-2018 epidemic should be shared and included in the 2020 - 2021 action plan of rabies prevention and control among veterinary and medical sectors of Ca Mau province in order to get zero humen deaths and proceed to elimination of rabies in the future. Keywords: rabies fatal case, control and prevention, rabies outbreak, evaluation ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do nhiễm Lyssavirus và là bệnh lây truyền từ động vật sang người,virus nhiễm vào cơ thể qua vết trầy xướt trên da và niêm mạc. Sau khởi phát, bệnh diễn tiến và tử vong nhanh, hàng năm toàn cầu ước tính có đến 59000 ca chết. Bệnh lưu hành cao và số ca bệnh tử vong cao ở các nước châu Á (chiếm 59,6%) làm mất khoảng 2,2 triệu DALYs hàng năm và tại châu Phi (36,4%) mất 1,34 triệu DALYs. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó(1). Từ 2012- 2018 hàng năm số người tiêm vaccine dại vào khoảng 450 ngàn và số ca tử vong do bệnh dại cả nước từ 70 – 100 ca. Tại khu vực phía Nam từ 2012 – 2018 Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh ghi nhận 67 ca tử vong do bệnh dại(9). Tỉnh Cà Mau sau 10 năm không có xảy ra trường bệnh dại trên người, tuy nhiên năm 2017 bắt đầu xuất hiện một trường hợp tử vong do bệnh dại, năm 2018 ghi nhận 5 trường hợp, 6 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 5 ổ dịch dại trên chóvà chưa ghi nhận trên ca bệnh trên người.Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng và là mối quan ngại rất lớn đối với ngành y tế tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 414 Mục tiêunghiên cứu Mô tả tình hình bệnh dại tại tỉnh Cà Mau từ năm 2017 đến tháng 7 năm 2019. Đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau từ năm 2017 đến tháng 7 năm 2019. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các ca dại trên người được báo cáo tại tỉnh Cà Mau 2017 – tháng 7/2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Thu thập số liệu Dữ liệu bệnh án của các ca bệnh, xem xét kế hoạch phòng chống dịch và các báo cáo phòng chống dịch dại của trung tâm y tế dự phòng, chi cục chăn nuôi - thú y tỉnh. Sử dụng công cụlà bộ câu hỏi soạn sẵnđể đánh giá hiệu quả của các biện pháp đáp ứng dịch đã triển khai. KẾT QUẢ Tình hình bệnh dại trên đàn chó của địa phương Theo báo cáo của cơ quan thú y vùng 7 thì từ 2015-2016 không có ổ dại trên đàn chó. Tuy nhiên đến năm 2017, ghi nhận 1 ổ dịch dại trên chó, và chó nghi dại đã cắn người tại thành phố Cà Mau. Triển khai thực hiện tiêm phòng bệnh dại trên đàn chó được 2449 con, đạt 1,16% tổng đàn chó quản lý(2). Trong năm 2018, ghi nhận 6 ổ dịch dại trên chó tại 4 huyện: Trần Văn Thời (02 ổ dịch), Đầm Dơi (02 ổ dịch), Cái Nước (01 ổ dịch), U Minh (01 ổ dịch). Thực hiện tiêm phòng bệnh dại trên chó được 16399 con, đạt 8,02% tổng đàn chó quản lý(2). Trong 7 tháng năm 2019, ghi nhận 5 ổ dịch dại trên chó tại 2 huyện Trần Văn Thời (4 ổ dịch) và Cái Nước (1 ổ dịch). Thực hiện tiêm phòng bệnh dại trên chó cho 9314 con, đạt 4,66% tổng đàn chó quản lý (2). Tình hình bệnh dạitrên người Sau 10 năm không có ca dại trên người, năm 2017 trung tâm y tế dụ phòng tỉnh ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại Khóm 6, Phường 9, thành phố Cà Mau. Bệnh nhân bị chó nhà cắn với vết thương độ III hở chảy máu, không đi tiêm phòng bệnh dại, lên cơn dại điển hình và tử vong sau 2 ngày khởi bệnh(7). Năm 2018, ghi nhận 5 trường hợp tử vong do bệnh dại tại ba huyện: Trần Văn Thời với 2 trường hợp, Đầm Dơi 2 trường hợp và Cái Nước 1 trường hợp. Trong đó hầu hết các ca này đều có vết thương độ III và thời gian ủ bệnh dưới 3 tháng. Trong đó 4 ca không tiêm phòng bệnh dại mà chỉ điều trị tại thầy lang. Có 1 ca có tiêm 3 mũi vắc xin dại nhưng không tiêm huyết thanh(7) (Hình 1). Hình 1: Bản đồ phân bố các ca bệnh dại trên người 2017 – 2018 tại tỉnh Cà Mau Trong 7 tháng đầu năm 2019 phát hiện 5 ổ dịch dại trên chó, trong đó có 18 người bị chó cắn vết thương độ III, 06 người tiếp xúc gần (tiếp xúc người bệnh, tham gia bắt chó nghi dại, ). Những người bị chó cắn đều đến tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại, những người tiếp xúc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 415 gần cũng được vận động đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại đúng theo phác đồ Bộ Y tế(1). Số người đến tiêm phòng bệnh dại hàng nămdao động từ 3900 - 6400, cao nhất vào năm 2018 với 6481 người tiêm vắc xin và 201 trường hợp tiêm huyết thanh kháng dại(7). Năm 2015 và 2016, trước khi xuất hiện ổ dịch trên chó và ca bệnh trên người, trung bình số trường hợp tiêm phòng dại thấp hơn so với số trung bình tiêm dại của 2017 và 2018 là 2,25 lần (Hình 2). Hình 2: Phân bố số tiêm phòng bệnh dại trên người 2015 – 6 tháng 2019 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ của 6 ca dại tử vong tại tỉnh Cà Mau Vị trí vết thương và cách sử lý: Bệnh nhân bị chó cắn ở nhiều vị trí (thân, tay, đầu mặt cổ) trong tổng số 6 ca thì có đến 5 ca dại bị chó nghi dại cắn ở vị trí tay (83%), 3 ca bị cắn ở chân, và vết cắn ở vùng đầu mặt cổ là 2 ca. Vết thương được phân độ theo hướng dẩn của bộ y tế với 5 ca độ 3 (vết cắn/cào sâu, nhiều vết – vết cắn/cào vùng đầu mặt cổ, và chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương) (Hình 3). Hình 3: Vị trí vết cắn của các ca dại tử vong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 416 Hình 4: Thời gian ủ bệnh của các ca dại trên người 2017-2018 Các vết thương không được xử lý đúng theo như hướng dẫn của BYT, bệnh nhân xử lý vết thương sau vài giờ sau phơi nhiễm tại nhà và chỉ được cầm máu và rửa sơ xài với nước lã. Đa số được đưa đến thầy lang đắp thuốc nam và lấy nọc độc (Hình 4). Thời gian ủ bệnh và diễn tiến lâm sàng: Có 4 trường hợp mắc bệnh dại thường có thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 66%. Có một ca ủ bệnh 18 ngày, và 1 ca có thời gian ủ bệnh18 tháng. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập, tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí và khoảng cách từ vết cắn đến thần kinh trung ương. Các triệu chứng khởi phát như mệt mỏi, sốt, nhức đầu, tê ngứa tại vết cắn, được ghi nhận. Tất cả 6 ca dại đều có biểu hiện hội chứng viêm não tủy cấp tính vớiba triệu chứng kích động như lo lắng, bứt rứt, uống nước sặc, sợ gió, sợ ánh sáng. Các cơn co thắt thanh quản và cơ hô hấp được ghi nhận kèm theo rối loạn thần kinh thực vật như tăng tiết nước bọt – sùi bọt mép, khó thở, vã mồ hôi. Bệnh tiến triển nhanh đến suy hô hấp nặng, hôn mê rồi tử vong trong vòng hai đến bốn ngày sau khi lên cơn dại. Theo báo cáo điều trị sau phới nhiễm thì trong 6 ca thì có một ca có vết thương sâu vùng đầu mặt cổ chảy máu nhiều, được tiêm vacine trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, bệnh nhận được tiếp tục tiêm bắp thêm 2 mũi vaccine dại cách nhau 3 ngày. Huyết thanh kháng dại không được sử dụng, và bệnh nhân đã tử vong sau phơi nhiễm bảy ngày. Chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phòng thí nghiệm Do hầu hết các bệnh nhân có diễn tiến lâm sàng suy hô hấp nặng rất nhanhdẫn đến tử vong nhanh. Tất cả sáu ca bệnh đều được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại, trong đó 4 ca lấy được mẫu dịch não tủy và mẫu nước bọt. Bệnh phẩm được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm vi sinh viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh theo đúng quy định, kết quả xét nghiệm cho thấy 1 ca có dịch não tủy và 2 ca có mẫu nước bọt dương tính với virus dại(7). Các hoạt động đã triển khai phòng chống bệnh dại tại cà mau Hoạt động xử lý ổ dịch trên người Phối hợp với chi cục thú y và chính quyền địa phương điều tra, xác minh tại thực địa 6 ổ dịch: Xác minh đúng là ổ dịch trên chó và có ca bệnh trên người, xác định nguồn truyền nhiễm là chó có triệu chứng nghi dại và cắn người, liệt kê danh sách người và các động vật khác bị phơi nhiễm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 417 Hình 5: Điều trị dự phòng bằng vaccine dại Tất cả những người tiếp xúc có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm với nước bọt của bệnh nhân tại 6 ổ dịch và tại các cơ sở điều trị đều được liệt kê danh sách và điều trị dự phòng theo phác đồ của Bộ YTế: tiêm phòng vắc xin dại đủ liều. Trong đó ổ dịch 6 có số người tiêm vắc xin nhiều nhất (12 người) (Hình 5). Điều động đội chống dịch thuộc TTYTDP tỉnh xuống địa phương hướng dẫn và hỗ trợ chống dịch cho TTYT huyện, trạm y tế xã. Ban hành các công văn hướng dẫn các đại phương công tác chống dịch và phòng bệnh. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và thú y huyện – xã. Tham mưu cho chính quyền triễn khai và giám sát công tác phòng chống dịch tại cộng đồng bao gồm cả công tác truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống dịch, công khai các cơ sở tiêm ngừa, hướng dẫn sử lý vết thương tại nhà, nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Giáo dục người dân tuyệt đối không dùng các biện pháp điều trị dân gian, và nghiêm cấm điều trị bệnh nhân dại bằng các kỹ thuật điều trị chưa được ngành y tế công nhận như thuốc nam. Xử lý ổ dịch trên động vật Chi cục thú y tỉnh phối hợp với thú y huyện và chính quyền địa phương tiến hành điều tra ổ dịch trên đàn chó. Chó và các động vật có tiếp xúc được liệt kê. Những con chó có triệu chứng nghi dại đều bị bắt và tiêu hủy, và vùng dịch được khử trùng tiêu độc. Chó mèo trong vùng dịch được nhốt, theo dõi theo quy định, và không được vận chuyển ra khỏi vùng dịch. Tất cả các con chó khỏe mạnh trong ổ dịch và các khóm/ấp tiếp giáp được tiêm phòng dại theo phác đồ của thú y(2). Tất cả số chó quản lý được trong khu vực ổ dịch đều được tiêm phòng, trong đó tiêm nhiều nhất ở ổ dịch 1 tại thành phố Cà Mau (2.449 con) (Hình 6). Công tác thông tin - báo cáo Bệnh viện huyện ngay sau khi tiếp nhận các ca bệnh đã nhanh chóng chẩn đoán lâm sàng và điều trị bệnh nhân, đồng thời báo cáo nhanh– hội chẩn các ca dại với bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Các biện pháp cách ly và chống lây nhiễm do bệnh dại được triển khai cho nhân viên y tế điều trị và chăm sóc ca bệnh. Bệnh viện phối hợp với trung tâm y tế dự phòng thực hiện điều tra ca bệnh theo phiếu điều tra. Qua hệ thống giám sát dựa vào sự kiện (GSDVSK), khi thấy có sự gia tăng số ca tiêm ngừa dại tại phòng tiêm ngừa thuộc TTYTDP đã được thông tin cho khoa PNKSDB – TTYTDP tỉnh để nhanh chóng xác minh – điều tra. Trong 6 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 418 tháng đầu năm 2019, cũng qua hệ thống GSDVSK 5 trường hợp dại trên chó thuộc hai huyện U Minh và Đầm Dơi đã nhanh chóng phát hiện. Báo cáo về ca bệnh dại trên người được chia sẻ với chi cục thú y tỉnh và thú y huyện(8). Hình 6: Tiêm phòng bệnh dại trên chó BÀN LUẬN Thời gian ủ bệnh của các ca dại tại Cà Mau trong 2017-2018 tương đương với theo ghi nhận của y văn(1,3,5). Tuy nhiên có trường hợp khởi phát triệu chứng chỉ sau 18 ngày phơi nhiễm, điều này có thể liên quan đến nhiều vết thương, độ nặng và vị trí của vết cắn gần thần kinh trung ương. Biểu hiện lâm sàng rất đặc hiệu của tất cả các ca bệnh là viêm não tủy cấp diễn tiến suy hô hấp nặng nhanh và tử vong làđiển hình của bệnh dại đã được ghi nhận(1,3,4,5). Kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ về chẩn đoán và điều trị bệnh nhân dại sau 10 năm không có ca bệnh là một thách thức lớn. Tổ chức hội chẩn lâm sàng liên viện tuyến huyện – tỉnh đã được thực hiện. Cần tiếp tục duy trì, thực hiện và liên kết với bệnh viện đầu ngành khu vực khi tiếp nhận bệnh nhân nghi dại. Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các bác sĩ và diều dưỡng về chẩn đoán lâm sàng, quản lý ca bệnh tuyến tỉnh – huyện là điều cần thiết duy trì định kỳ với sự tham gia của các giảng viên bệnh viện Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh. Qui trình phối hợp với ngành thú y về phát hiện – điều tra và sử lý bệnh dại tại các tuyến cộng đồng – xã – huyện – tỉnh cần được biện soạn, ban hành và tập huấn cho cán bộ thú y – y tế. Hệ thống GSDVSK đã phát hiện sớm các ca bệnh dại và ổ dịch dại trên động vật, cần được duy trì và tăng cường - phát triển thêm tại nhiều huyện. Quy chế phối hợp giữa ngành thú y – y tế tỉnh Cà Mau đã được ký kết và ban hành từ 13/02/2018(6) Tuy nhiên việc tăng cường thực hiện đúng theo quy chế là hết sức cần thiết giúp phát hiện sớm và nâng cao chất lượng, hiệu quả của giám sát bệnh lây qua động vật trong đó có bệnh dại. Sự chỉ đạo của chính quyền địa phương huyện – xã và sự huy động và tham gia của người dân địa phương đã giúp hai ngành y tế - thú y triển khai các biện pháp chống dịch một cáchhiệu quả trong thời gian ngắn. Tỉ lệ quản lý và tiêm chủng trên động vật/đàn chó của tỉnh Cá Mau đặt biệt là tại các huyện là quá thấp (<8%). Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc kiểm soát lây nhiễm dại cho người. Bệnh dại gây tử vong hầu hết các ca bệnh, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 419 tuy nhiên là một bệnh có vaccine tiêm phòng. Triển khai các điểm điều trị sau phơi nhiễm là cần thiết trong tình hình hiện tại, nhưng cần xem xét để phù hợp với nguồn lực của đại phương. Cải thiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) bằng vaccine và kháng huyết thanh sẽ làm giảm số tử vong trên người, tuy nhiên sẽ làm tăng cao chi phí điều trị(3). Một cách tiếp cận tận căn bản làm giảm chi phí PEP là ưu tiên triển khai và duy trì tiên chủng vaccing dại đại trà trên đàn chó. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra là khi tỷ lệ tiêm ngừa dại trên đàn chó là 70% thì sẽ cắt được đường lây truyền bệnh dại (WHO expert consultation on Rabies). KẾT LUẬN Sau 10 năm vắng bóng các ổ dịch dại trên động vật đã xuất hiện lại và bệnh dại gây tử vong sáu bệnh nhân tại tỉnh Cà Mau trong hai năm 2017-2018. Trong 7 tháng đầu năm 2019 tiếp tục xảy ra5 ổ dịch dại trên chó. Công tác nghiên cứu tìm hiểu nguồn lây nhiễm, tăng cường năng lực giám sát phát hiện sớm, nâng cao điều trị dự phòng là điều cần thiết, và nâng cao tỉ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó là điều tối quan trọng trong nhằm kiểm soát bệnh dại trên địa bàn tỉnh Cà Mau và khu vực Tây nam bộ. Bài học kinh nghiệm và thực hành tốt từ vụ dịch 2017-2018 cần được chia sẻ và đưa vào kế hoạch phối hợp phòng chống dại & các bệnh lây truyền qua động vật hàng năm của hai ngành thú y và y tế tỉnh Cà Mau 2020 – 2021 với các mục tiêu cụ thể nhằm không còn ca bệnh tử vong trên người để tiến tới loại trừ bệnh dại trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2014). “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người”. Quyết định số 1622/QĐ-BYT, Hà Nội. 2. Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Cà Mau (2019). Báo cáo phòng chống dịch bệnh năm 2017, 2018, 7 tháng 2019. 3. Do Manh Hung, Le Van Tuan (2011). A Case Series to Describe Twelve Fatal patients cause by Rabies disease in Central Coast Region, Viet Nam in 2008. BMC Proceedings, 5(S1):24. 4. Nguyễn Thị Phương Thúy và cộng sự (2017). “Đặt điểm dịch tễ học các ca dại tử vong tại khu vực phía Nam 2012- 2016”. Y học Dự phòng, 27 tr11 5. Nguyễn Trần Chính (2006). Bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản y học- ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 6. Sở Y tế - Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau (2018). Quy chế phối hợp liên ngành phòng chống dịch cúm gia cầm và bệnh lây truyền từ động vật sang người. 7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau (2019). Báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh năm 2017, 2018, 7 tháng 2019. 8. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau (2019). Báo cáo giam sát bệnh truyền nhiễm 2015-2018. 9. Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (2019). Báo cáo bệnh truyền nhiễm 2012 – 2018. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cong_tac_phong_chong_benh_dai_tai_tinh_ca_mau_tu_na.pdf
Tài liệu liên quan