Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long - Đào Ngọc Hùng

Tài liệu Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long - Đào Ngọc Hùng: 142 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0018 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 142-152 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ CHUỖI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NƯỚC - NĂNG LƯỢNG - LƯƠNG THỰC - CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đào Ngọc Hùng¹, Trần Đức Tuấn² và Cù Thị Phương³ ¹Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ²Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ³Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động kinh tế xã hội của con người được thể hiện rõ nét qua chuỗi các mối quan hệ bao gồm biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội (gọi tắt là chuỗi “biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội”). Tại các vùng lãnh thổ khác nhau, mức độ quan trọng và mối quan tâm của xã hội với từng thành phần trong chuỗi không như nhau. Nghiên cứu được thực hiện với cách tiế...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long - Đào Ngọc Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
142 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0018 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 142-152 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ CHUỖI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NƯỚC - NĂNG LƯỢNG - LƯƠNG THỰC - CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đào Ngọc Hùng¹, Trần Đức Tuấn² và Cù Thị Phương³ ¹Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ²Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ³Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động kinh tế xã hội của con người được thể hiện rõ nét qua chuỗi các mối quan hệ bao gồm biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội (gọi tắt là chuỗi “biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội”). Tại các vùng lãnh thổ khác nhau, mức độ quan trọng và mối quan tâm của xã hội với từng thành phần trong chuỗi không như nhau. Nghiên cứu được thực hiện với cách tiếp cận theo chuỗi và sử dụng các phương pháp thu thập sử lí số liệu, phương pháp đánh giá tương quan và xây dựng phương trình hồi quy, xây dựng biểu đồ SAM. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: xét về mức độ tác động thì chuỗi quan hệ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biểu thị là BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội; nhưng xét theo mức độ quan tâm của xã hội thì chuỗi quan hệ ở ĐBSCL được biểu thị là BĐKH - lương thực - nước, công bằng xã hội - năng lượng. Việc nghiên cứu chuỗi các mối quan hệ nói trên ở ĐBSCL có ý nghĩa bởi vì kết quả thu được là tiền đề quan trọng cho nghiên cứu về quá trình học tập chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ở ĐBSCL. Từ khóa. Biến đổi khí hậu, chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội, đồng bằng sông Cửu Long, học tập chuyển đổi, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở rìa phía Nam của Việt Nam, có tổng diển tích tự nhiên khoảng hơn 40 nghìn km², chiếm hơn 12 % diện tích của Việt Nam [1] và 5% diện tích lưu vực sông Mê Công. Phía Tây của Đồng bằng tiếp giáp với Campuchia, phía Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông là Biển Đông và phía Bắc tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. 22% dân số Việt Nam sống ở ĐBSCL. Đất nông nghiệp chiếm 75% diện tích ĐBSCL, phần lớn là ruộng lúa. ĐBSCL có tài nguyên nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận tiện, người dân cần cù chịu khó và có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp là sinh kế chính cho 60% dân cư ở ĐBSCL [2]. ĐBSCL cung cấp 46% tổng lượng lương thực sản xuất tại Việt Nam và đóng góp 27% GDP của Việt Nam [3]. Ngày nhận bài: 19/2/2017. Ngày nhận đăng: 20/3/2017. Tác giả liên hệ: Đào Ngọc Hùng, e-mail: daongochung69@gmail.com Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng 143 ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do BĐKH (cùng với đồng bằng sông Nile ở Ai Cập và đồng bằng Ganges ở Bangladesh). Với biểu hiện nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, BĐKH đã tác động tiêu cực và đáng kể đến ĐBSCL. Theo dự báo, tác động của BĐKH sẽ làm 90% đất nông nghiệp ở ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 70% diện tích ĐBSCL sẽ bị xâm nhập mặn, năng suất nông nghiệp bị suy giảm và sinh kế của nhiều người dân, đặc biệt là người nghèo bị ảnh hưởng tiêu cực [3]. Trong bối cảnh trên, chính quyền và người dân địa phương đã thể hiện mối quan tâm ngày càng nhiều và sâu sắc đến chuỗi mối quan hệ BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội. Thay cho cách tiếp cận theo ngành, cách tiếp cận chuỗi là cách tiếp cận hữu hiệu để nhận diện và tìm ra các giải pháp bền vững giải quyết các vấn đề nảy sinh từ chuỗi. Golam Rasul & Bikash Sharma cho rằng tiếp cận chuỗi là cách tiếp cận mới, đặc biệt phù hợp tại các nước phát triển để xem xét và giải quyết tổ hợp các vấn đề an ninh nước - năng lượng - lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu” [4]. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc khuyến nghị sử dụng tiếp cận chuỗi để phân tích tình hình và tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững trong điều kiện BĐKH [5]. Unescap cũng đã chỉ ra các lợi ích của sử dụng cách tiếp cận chuỗi nước - lương thực - năng lượng ở châu Á và vùng Thái Bình Dương [6]. Tuyet L. Cosslett, Patrick D. Cosslett cũng đã nhấn mạnh rằng rất cần thiết phải áp dụng tiếp cận chuỗi và phương pháp điều tra qua internet khi nghiên cứu về tài nguyên nước và an ninh lương thực ở ĐBSCL [7]. Tiếp cận chuỗi đã được các tác giả của bài báo áp dụng trong quá trình phân tích bối cảnh của các quá trình chuyển hóa tiến tới sự phát triển bền vững và các quá trình học tập chuyển đổi nhằm mục tiêu sự phát triển bền vững ở ĐBSCL. Điểm mới trong nghiên cứu là đã bổ sung thêm 2 thành phần: BĐHK và Công bằng xã hội để xem xét và phân tích chuỗi các mối quan hệ. Nội dung của nghiên cứu là làm sáng tỏ vai trò của các thành phần trong chuỗi “BĐKH - nước - lương thực - năng lượng - công bằng xã hội” và mối quan tâm của người dân đối với các vấn đề của chuỗi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu * Tiếp cận theo chuỗi Một trong những thách thức lớn nhất mà nhiều vùng châu thổ trên thế giới, cũng như Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hiện đang phải đối mặt là làm thế nào để thích ứng và giảm thiểu các tác động bất lợi của BĐKH đối với hệ thống tự nhiên và kinh tế- xã hội. Vì vậy, cộng đồng các vùng châu thổ trong đó có ĐBSCL đang tìm kiếm những cách tiếp cận và giải pháp mới để vượt qua và thích ứng với những thách thức của BĐKH và các thách thức về phát triển như an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực cũng như công bằng xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, cách tiếp cận và giải pháp theo ngành [8, 9] có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương hoặc làm giảm khả năng phục hồi ở những ngành khác. Vì vậy, thay vì áp dụng cách tiếp cận ngành, ĐBSCL có thể và cần phải áp dụng càng sớm càng tốt cách tiếp cận chuỗi (tiếp cận đa ngành và đa phương diện theo định hướng phát triển bền vững) để tìm ra các giải pháp bền vững cho các vấn đề “gay cấn” về tự nhiên - kinh tế - xã hội nảy sinh dưới tác đông tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chuỗi ở đây được hiểu là tập hợp các mối quan hệ tương hỗ lãnh nhau của các thành phần nổi trội thuộc các lĩnh vực tự nhiên - kinh tế - xã hội trong một không gian lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định mà ở đó khi một thành thành phần chủ chốt của chuỗi biến đổi thì nó sẽ tác động và gây ra những biến đổi day chuền ở các thành phần khác trong chuỗi. Tiếp cận theo chuỗi là cách tiếp cận cận bền vững, coi trọng và đi sâu tìm hiểu xem xét một cách tổng thể và đa phương diện vai trò của các mối liên kết và tác động tương hỗ giữa BĐKH - nước - năng lượng - lương thực và công bằng xã hội trong một không gian lãnh thổ đang chịu tác động mãnh mẽ của BĐKH để tìm Đào Ngọc Hùng, Trần Đức Tuấn và Cù Thị Phương 144 ra các giải pháp giải quyết một cách bền vững các vấn đề gây cấn nảy sinh trong không gian lãnh thổ này. * Đánh giá tương quan và xây dựng phương trình hồi Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để tìm mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Với trị số quan sát ix của X và iy của Y ta cần xác định hệ số tương quan xyr :    2222 . YYXX YXXYrxy    , trong đó: n YX XY n Y Y n Y Y n X X n X X i ii i i i i i i i i   . ;;;; 2 2 2 2 xyr luôn ≤1; và xyr càng lớn thì tương quan càng chặt. Sau đó ta xây dựng phương trình hồi quy: y = ax + b, trong đó:  22 . XX YXXYa    ; XaYb  * Phương pháp thu thập sử lí số liệu Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của lãnh thổ nghiên cứu để có cái nhìn khái quát nhất về lãnh thổ. Các dữ liệu sau khi được thu thập được tiến hành phân tích, phân loại; sau đó kiểm tra tính đầy đủ và cập nhật của các nguồn tài liệu sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Các tài liệu thu thập được từ 2 nguồn chính: Niên giám Thống kê Việt Nam và Niêm giám Thống kê của các địa phương; phân tích tần số lặp lại một thông tin nào đó bằng việc sử dụng các từ khóa trên công cụ tìm kiếm thông tin Google. Do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên các cần được chọn lọc và chuẩn hóa các tài liệu cho đồng bộ. * Biểu đồ SAM Biểu đồ SAM (Sustainability Assessment Mapping) do Clayton đề xuất năm 1997 [10]. Các kết quả của phân tích vị thế có thể được biểu diễn ở dạng biểu đồ, khiến cho các thông tin trở nên dễ tiếp cận. SAM là công cụ biểu đồ dùng để trình diễn các thông tin vị thế và hỗ trợ việc lập quyết định. Có thể nói SAM là công cụ giáo dục và trực quan. 2.2. Bối cảnh nghiên cứu Vùng đất đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được hình thành khoảng 2.000 - 2.500 năm trước đây. Từ cuối thế kỉ XVIII, khu vực ngã ba sông Hậu – sông Cần Thơ và phụ cận là điểm quần cư đông đúc, liên tục được lựa chọn làm trung tâm của vùng ĐBSCL [11]. 2.2.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ĐBSCL có địa hình thấp, có độ cao từ 1 - 4 m so với mực nước biển, có nhiều vùng trũng mùa mưa nhiều vùng ngập trong nước, thường xuyên chịu tác động của nước biển dâng, thủy triều, xâm nhập mặn. Các nhóm đất chính ở ĐBSCL bao gồm: Nhóm đất phù sa ngọt; nhóm đất phèn; nhóm đất mặn. Theo Copen, ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới ẩm và khô (Aw) [12]. Nhiệt độ quanh năm cao trung bình năm khoảng 27 ºC. Do BĐKH, nhiệt độ ĐBSCL có xu thế tăng. Lượng mưa trung bình Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng 145 năm trong đất liền 1600 - 2400 mm. Mưa ở ĐBSCL phân hóa lớn theo mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. ĐBSCL có mạng lưới sông, kêch rạch dày đặc gồm sông Tiền, sông Hậu và các sông nhỏ khác nối với nhau thành một hệ thống. Chế độ thủy văn ĐBSCL điển hình với hai mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 7 kéo dài tới tháng 12 hàng năm, gây ngập úng và hình thành một mùa nước nổi rất đặc trưng. Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (2016) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ ở ĐBSCL có xu thế tăng, trung bình 0.02 ºC/năm (Hình 1), vào năm 2050, mực nước biển dâng 30 cm, diện tích ngập là 17,6% [13]. Hình 1. Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm trạm Cần Thơ Sinh vật là nguồn tài nguyên giá trị ở ĐBSCL. Thảm thực vật nơi đây chủ yếu là rừng ngập mặn như ở Cà Mau, Bạc Liêu hay rừng tràm như ở Kiên Giang, Đồng Tháp... Với đặc điểm là miền sông nước, hệ động vật nơi đây rất đa dạng và phong phú với các loài cá và chim. Vùng ĐBSCL có một bộ phận Biển Đông và vịnh Thái Lan với rất nhiều bãi tôm, bãi cá và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các loại khoáng sản chủ yếu của ĐBSCL là đá vôi, than bùn. ĐBSCL có triển vọng dầu khí trong vùng thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan. 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tính đến năm 2015, dân số ĐBSCL đạt gần 17.590.400 người, mật độ dân số đạt 434 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 4.405.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 13.185.200 người.Tỉ lệ tăng dân số là 0,42 % [1] Về giáo dục - đào tạo: trong năm học 2014 - 2015, tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi là 94%; Về y tế năm 2015: tình hình chăm sóc sức khỏe và nguồn nhân lực y tế của vùng còn rất thấp so với cả nước; Hiện nay ĐBSCL có khoảng 115 nhà máy nước với công suất 14.300 m³/ ngày cung cấp cho các đô thị, 2.379 công trình với công suất 323.885 m³/ngày cung cấp cho nông thôn [14]; Tỉ lệ hộ dùng điện sinh hoạt toàn vùng đạt 99,1%. Diện tích nhà ở trung bình tại vùng là 21,4 m²/người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 105,7 USA/ tháng, Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) là 0,395, tỉ lệ hộ nghèo là 6,5%. ĐBSCL đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao. Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao [15]. Ngoài ra ở ĐBSCL có tài nguyên về dầu khí trong thềm lục địa đã được khai thác, có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi..... Đào Ngọc Hùng, Trần Đức Tuấn và Cù Thị Phương 146 2.3. Chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội 2.3.1. Vai trò của các thành phần trong chuỗi - Tác động của biến đổi khí hậu BĐKH mang tính toàn cầu, tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ĐBSCL là một trong những lãnh thổ chịu tác động mạnh mẽ nhất. BĐKH tác động đến tài nguyên nước, đặc biệt làm suy giảm lượng nước trong mùa cạn ở ĐBSCL (Bảng 1). Bảng 1. Kịch bản biến động tài nguyên nước dựa trên kịch bản phát thải B2 Sông Trạm Đặc trưng Mức biến đổi so với thời kỳ nền (%) Phương án B2 2020 2030 2040 2050 Tiền Mỹ Thuận Mùa lũ 2,2 -9,4 0,4 -1,4 Mùa cạn -18,9 -25,4 -11,1 -4,8 Hậu Cần Thơ Mùa lũ 1,1 -9,0 -1,5 -1,3 Mùa cạn -21,1 -27,4 -12,1 -2,5 Nguồn: [14] Theo như dự báo của viện năng lượng, với tính toán tác động của BĐKH và sự tăng trưởng trong phát triển kinh tế xã hội, tổng nhu cầu điện thương phẩm của cả vùng ĐBSCL được dự báo sẽ tăng trưởng liên tục (Bảng 2). Bảng 2. Sự gia tăng nhu cầu điện thương phẩm của vùng ĐBSCL Năm 2010 2015 2020 2025 % 0 13,9 13,8 9,2 Nguồn: [16] BĐKH làm thay đổi môi trường sống của các loài động vật và thực vật, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây trồng vật nuôi đối với môi trường sống. Do nhiệt độ gia tăng làm cho chu kỳ sinh trưởng của sinh vật gây bệnh giảm, tăng số sinh vật sâu bệnh làm cho các dịch bệnh phát triển mạnh hơn. Nước biển dâng sẽ thu hẹp đáng kể diện tích nông nghiệp ở ĐBSCL. Với đặc thù nền kinh tế nông nghiệp, đối tượng bị tổn thương lớn nhất do BĐKH ở ĐBSCL là nông dân. Đối với độ tuổi và giới tính, đối tượng bị tổn thương lớn nhất do BĐKH là người già, phụ nữ và trẻ em. - Tác động của nước đến các thành phần trong chuỗi Bảng 3. Tổng lượng nước cần dùng ở ĐBSCL qua các năm Ngành sử dụng nước Tổng lượng nước cần dùng vào năm (km³) 2000 2010 2020 Nông nghiệp 29 32.23 34.16 Thủy sản 6 9 12.16 Sinh hoạt 0.413 0.646 0.808 Công nghiệp 0.008 0.016 0.02 Môi trường 11 13 14 Toàn bộ 46 55 61 Nguồn:[17] Nước điều hòa khí hậu, có vai trò lớn làm giảm thiểu BĐKH. Tại ĐBSCL, nước được sử dụng như một mạng lưới giao thông quan trọng của người dân góp phần tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng. Với đặc điểm nền kinh tế dựa vào tài nguyên nước, nhu sử dụng nước Tại ĐBSCL đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng (Bảng 3). Trong bối cảnh BĐKH, hạn hán, Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng 147 xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến năng lượng, lương thực và công bằng xã hội trong việc chia sẻ tài nguyên nước. - Tác động của năng lượng đến các thành phần trong chuỗi Nguồn năng lượng chính phục vụ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt ở ĐBSCL từ hệ thống điện lưới quốc gia và xăng dầu. Chính vì vậy riêng tại khu vực ĐBSCL đến năm 2030 sẽ có 14 nhà máy điện than phục vụ như cầu điện địa phương. Do BĐKH, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng tăng (Bảng 2). Ngoài ra các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, người dân ĐBSCL đã bổ xung nguồn năng lượng bằng các nguồn năng lượng sạch “hầm biogas”. Đây là giải pháp sử dụng tài nguyên thông minh ứng phó với BĐKH. Năng lượng cần thiết thể bơm nước tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt. Nhu cầu về năng lượng được đáp ứng đầy đủ cho người dân ở ĐBSCL. - Tác động của lương thực đến các thành phần trong chuỗi Sản lượng lúa nước gia tăng liên tục qua các năm, gần 1000.000 tấn trong năm 2000 đến hơn 1408000 tấn trong năm 2015 kéo theo lượng khí nhà kính mêtan hình thành trong môi trường yếm khí tăng 1,4 lần, tác động đến BĐKH. Việc gia tăng sản lượng lúa, phát triển nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL gây khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước. Tại ĐBSCL có rất nhiều dự án biogas vừa xử lí được các chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường, vừa tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất trên thế giới (Bảng 4). Thu nhập từ xuất khẩu giúp tăng thu nhập cho người nông dân, tăng công bằng xã hội hơn. Tuy nhiên do chất lượng gạo chưa cao nên giá thành thấp, cần có áp dụng công nghệ mới, tạo sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Bảng 4. Số liệu 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (triệu tấn) Stt Quốc gia (2011/12) (2010/11) 1 India 10,2 4,6 2 Vietnam 7,7 7,0 3 Thailand 6,9 10,6 Nguồn USDA, 2015 - Vai trò của công bằng xã hội với các thành phần trong chuỗi Trong nghiên cứu, công bằng xã hội được giới hạn về mức sống và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên. Theo số liệu niên giám thống kê (Bảng 5), về công bằng xã hội giữa các người dân ở ĐBSCL có thể nhận thấy tuy số hộ nghèo giảm theo thời gian nhưng mức sống trung bình của người dân vẫn thấp và có sự phân hóa cao giàu nghèo, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa tốt. Sự bất bình đẳng này ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường trong đó có môi trường nước, ứng phó với BĐKH chưa tốt. Bảng 5. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo giá hiện hành tại ĐBSCL Năm Nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất (lần) 2010 2012 2014 Đồng bằng sông Cửu Long 7 7 7 Nguồn [1] 2.3.2. Đánh giá tổng hợp tác động qua lại các thành phần trong chuỗi Qua phân tích vai trò của các thành phần trong chuỗi và dựa vào các số liệu thống kê [1], có thể sử lí, tổng hợp số liệu thông qua phương pháp xây dựng ma trận mối tương tác giữa các thành phần trong chuỗi (Bảng 6). Đào Ngọc Hùng, Trần Đức Tuấn và Cù Thị Phương 148 Bảng 6. Tác động qua lại các thành phần trong chuỗi tại Đồng bằng sông Cửu Long Biến đổi khí hậu Nước Năng lượng Lương thực Công bằng xã hội Biến đổi khí hậu - Biến động mưa - BĐ chế độ thủy văn - Hạn hán, xâm nhập mặn. Tiêu hao nhiều năng lượng hơn. - Giảm ngưỡng chống chịu của cây nông nghiệp - Gia tăng dịch bệnh -Mất đất nông nghiệp Đối tượng bị tổn thương nhiều nhất: - Nông dân - Người già - Phụ nữ - Trẻ em Nước - Điều hòa khí hậu - 8% nước tạo energy - Điều hòa khí hậu, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng - Giao thông đường thủy tiết kiệm năng lượng. - 66 % nước dùng cho nông nghiệp - Xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng ảnh hưởng đến nông nghiệp. - Đặc biệt quan trọng với nông dân (tưới tiếu ) - Đối với dịch vụ (chợ nổi, du lịch) Năng lượng - Gia tăng khí thải và BĐKH - Năng lượng sạch ứng phó với BĐKH Bơm nước Năng lượng phục vụ sản xuất, chế biến lương thực -Bơm nước - Đặc biệt quan trọng với nông dân (tưới tiếu ) Lương thực Lúa nước, nuôi bò tăng lượng khí nhà kính, gia tăng BĐKH Ảnh hưởng đến lượng nước và chất lượng nước Tạo nhiên liệu sinh học như Biogas Nông nghiệp phát triển làm xã hội công bằng hơn. Công bằng xã hội Công bằng xã hội ảnh hưởng tới ứng phó với biến đổi khí hậu. Công bằng trong chia sẻ tài nguyên nước ảnh hưởng tới nguồn nước Công bằng xã hội tác động tới đạo đức sử dụng tài năng lượng Công bằng xã hội ảnh hưởng tới chất và lượng lương thực. Dựa vào số liệu tại Hình 1, Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, xây dựng, thông qua phương pháp đánh giá tương quan và phương trình hồi quy xây dựng được mô tả ở Hình 2. Dựa trên phân tích về vai trò của các thành phần trong chuỗi và (Hình 3) có thể nhận thấy thấy, BĐKH tác động đến tất cả các thành phần trong chuỗi với mức độ khác nhau vì vậy BĐKH có thể coi như là nhân tố chính trong chuỗi. Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng 149 Nguồn nước sông Mê Công đã tạo lên đặc trưng kinh tế - xã hội ở ĐBSCL, vai trò quan trong thứ 2 trong chuỗi là nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hình 2. Biểu đồ thể hiện mức độ biến động của chuỗi nước - năng lượng - lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu Tất cả yếu tố trên ảnh hưởng đến an ninh lương thực, cụ thể là sản lượng lúa và sản lượng thủy sản, là nhân tố tác động trực tiếp đến sự ổn định cũng như công bằng xã hội, phát triển bền vững. Nhân tố cuối cùng có vai trò quan trọng, thiết yếu trong đời sống, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở ĐBSCL là năng lượng. Như vậy với nhìn nhận mối tương tác của các thành phần trong phạm vi ĐBSCL, có thể mô hình hóa vai trò của các thành phần trong chuỗi thông qua sơ đồ SAM tại (Hình 3). Hình 3. Vai trò của các thành phần trong chuỗi ở ĐBSCL 2.3.3. Quan tâm của xã hội về chuỗi Ngày nay, những mối quan tâm của xã hội về các vấn đề được thể hiện rõ nét, khách quan và dễ tiếp cận trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên internet. Để đánh giá mức độ quan tâm một vấn đề nào đó, có thể sử dụng phương pháp phân tích tần số lặp lại một thông tin nào đó bằng việc sử dụng các từ khóa trên công cụ tìm kiếm thông tin Google. Đào Ngọc Hùng, Trần Đức Tuấn và Cù Thị Phương 150 Dưới đây bài báo tìm hiểu sự quan tâm của xã hội đối với 5 thành phần của chuỗi. Tuy nhiên để có được số liệu cần thiết và khách quan cho nghiên cứu, bài báo đã chọn những từ khóa phù hợp với nội dung nghiên cứu. Với mỗi thành phần của NEXUS chúng tôi chọn 4 cụm từ bao gồm cụm từ : “Đồng bằng sông Cửu Long” và một cụm từ liên quan với “NEXUS”. Cụ thể các từ khóa dùng để tìm và thống kê số lượng các bài liên quan với từ khóa đó kê được trình bày tại (Bảng 7): Bảng 7. Thống kê mức độ quan tâm của xã hội đến các vấn đề nghiên cứu Thành phần Từ khóa (Đồng bằng sông Cửu Long,) Số lượng thông tin liên quan Biến đổi khí hậu và nước biển dâng Biến đổi khí hậu 762157 4,758,077 Nước biển dâng 1307698 Nắng nóng 1984220 Thời tiết cực đoan 704002 Nước tưới, hạn hán, xâm nhập mặn Nước tưới 1639267 3,240,294 Lũ lụt 1123533 Hạn hán 233750 Xâm nhập mặn 243744 Năng lượng, thủy điện, biogas, điện, xăng dầu Năng lượng Đồng bằng sông Cửu Long 75000 1,822,901 Biogas ở Đồng bằng sông Cửu Long 28336 Điện sinh hoạt 736903 Xăng dầu 982662 Lúa, nuôi trồng thủy sản Lúa 780240 3,962,147 Nuôi cá 1280282 Nuôi tôm 1484257 Đánh bắt hải sản 417368 Công bẵng xã hội, vấn đề chia sẻ tài nguyên nước Thủy điện sông Mê Công 258958 3,305,161 Chuyền nước sông Mê Công 517872 Nước sạch 764747 Đói, nghèo 1763584 3. Kết luận Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới và hậu quả do tác động của BĐKH là một diện tích rất lớn đất nông nghiệp sẽ bị tàn phá bởi lũ lụt, bởi xâm nhập mặn; năng suất nông nghiệp bị suy giảm và sinh kế của nhiều người dân, đặc biệt là người nghèo bị tổn hại. Trong bối cảnh nêu, chính quyền và người dân địa phương ở ĐBSCL đã thể hiện mối quan tâm ngày càng nhiều và sâu sắc đến các thách thức của BĐKH và các vấn để gay cấn của việc đảm bảo an ninh nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và quyền bình đẳng cho mọi người Đánh giá chuỗi biến đổi khí hậu - nước - năng lượng - lương thực - công bằng xã hội ở đồng bằng 151 dân đặc biệt là những người nghèo. Vấn đề đặt ra đối với ĐBSCL là làm thế nào để nhận diện đầy đủ các thách thức, các vấn đề gay cấn và tìm ra các giải pháp bền vững để vượt qua thách thức và giả quyết các vấn đề đặt ra. Nếu như tiếp cận ngành được sử dụng phổ biến trước đây không thể cho được giải đáp thỏa đáng thì cách tiếp cận chuỗi là một cách tiếp cận hiện đại, đa ngành và đa phương diện có thể giúp người dân ở ĐBSCL nhận diện và tìm ra các giải pháp bền vững để giải quyết các vấn đề nảy sinh dưới tác động của BĐKH. Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần trên đã chỉ ra rằng nếu xét theo mức độ tác động và tầm quan trọng của các yếu tố nằm trong chuỗi các mối quan hệ ở ĐBSCL thì BĐKH phải được kể đến trước tiên, kế tiếp là Nước và Lương thực, cuối cùng Năng lượng và Công bằng xã hội. Vì vậy, chuỗi mối quan hệ tương tác “BĐKH - nước - lương thực - năng lương - công bằng xã hội” được xem chuỗi quan trọng nhất và đặc trưng cho ĐBSCL. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra và phân tích các dữ liệu trên internet cho thấy mối quan tâm của xã hội đối với các thành phần của chuỗi nói trên không đồng nhất với sơ đồ sắp xếp nói trên. BĐKH là vấn đề được xã hội quan tâm nhất, tiếp theo sau là lương thực, tiếp đến là nước và công bằng xã hội và ở vị trí cuối cũng là năng lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục thống kê, 2015. Niên giám thống kê Việt Nam 2015. Nhà xuất bản thống kê. [2] Käkönen, Mira, 2008. Mekong Delta at the Crossroads: More Control or Adaptation?. Ambio Volume 37, No. 3: 205-12. Retrieved October 5, 2011 from ProQuest. [3] [4] Golam Rasul & Bikash Sharma, 2015. The nexus approach to water–energy–food security: an option for adaptation to climate change. Published by Informa UK imited, trading as Taylor & Francis Group. [5] FAO, 2014. The Water-Energy-Food Nexus A new approach in support of food security and sustainable agriculture. Food and Agriculture Organization of the United Nations Rome. [6] Unescap, 2013. The Status of the Water-Food-Energy Security Nexus in Asia and the Pacific region. [7] Tuyet L. Cosslett, Patrick D. Cosslett, 2014. Water Resources and Food Security in the Vietnam Mekong Delta. Springer. USA. [8] U. Lele., M. Klousia-Marquis, S. Goswami, 2013. Good Governance for Food, Water and Energy Security. Published by Elsevier B.V. [9] Brian Walker and David Salt, 2006. Resilience Thinking Sustaining Ecosystems and People in a Changing World. IslandPress. [10] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2007. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [11] Phạm Đỗ Văn Trung, 2010. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ. Luận án tiến sĩ. [12] https://www.britannica.com/science/Koppen-climate-classification [13] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nxb Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [14] Trần Thanh Xuân, Hoàng Minh Tuyển, 2013. Tài Nguyên Nước Việt Nam và quản lí. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ. [15] Đào Ngọc Hùng, Trần Đức Tuấn và Cù Thị Phương 152 [16] [17] Trần Thanh Xuân, 2013. Mạng lưới và tài nguyên nước sông Việt Nam, những biến đổi và thách thức. Nxb Khoa học và Kĩ thuật. ABSTRACT Assessing the consequences of climate change - water resource - energy - food - justice social in mekong river delta Dao Ngoc Hung¹, Tran Duc Tuan² and Cu Thi Phuong³ ¹Faculty of Geography, Hanoi National University of Education ²Vietnam Education Publishing House, ³Thuy Loi University As a myriad of studies, there is a relationship between climate change and socio-economic activities of human life and it is shown by the nexus among climate change, water resource, energy, food, and justice social. However, there is a difference in the importance of another components as well as the interest of people in them for each regions. The study applied the approach about nexus and used simultaneous method of regress, analysing, and SAM chart. The result of research show that in Mekong River Delta the predicted nexus is climate change - water resource - food - power - justice social for the effect of another one and is climate change - food - water resource - justice social - energy for the interest of society. Moreover, it is really meaningful for assessing the implication among them in Mekong River Delta because they are major premise that sciences can use for their researches on transformative learning by the sustainable development in Mekong River Delta. Keywords: Climate change, nexus climate change - water - energy - food - social justice, Mekong River Delta, transformative learning, sustainable development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4696_18_nhung_1_9661_2128470.pdf
Tài liệu liên quan