Tài liệu Đánh giá chức năng thị giác trên bệnh nhân đặt kính nội nhãn đa tiêu có độ cộng khác nhau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 57
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT KÍNH
NỘI NHÃN ĐA TIÊU CÓ ĐỘ CỘNG KHÁC NHAU
Trần Vũ Ngọc Tuyên*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá chức năng thị giác và mức độ hài lòng của bệnh nhân đặt kính nội nhãn đa tiêu có độ
cộng khác nhau.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tiến cứu. Mẫu gồm 60 mắt được đặt kính nội
nhãn đa tiêu có độ cộng +2,5 hoặc độ cộng +3,0. Kết quả đánh giá sau 3 tháng bao gồm thị lực xa, trung gian, gần
không kính, thị lực xa, gần có chỉnh kính, độ nhạy tương phản và bảng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của bệnh
nhân.
Kết quả: Thị lực nhìn xa ở khoảng cách 5m giữa nhóm +2,5 và nhóm +3,0 tương đương nhau. Thị lực trung
gian ở khoảng cách 60cm của nhóm +2,5 tốt hơn nhóm +3,0. Thị lực gần ở khoảng cách 33cm của nhóm +3,0 tốt
hơn nhóm +2,5. Độ nhạy tương phản (ĐNTP) của hai nhóm tương đương nhau và nằm t...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chức năng thị giác trên bệnh nhân đặt kính nội nhãn đa tiêu có độ cộng khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 57
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT KÍNH
NỘI NHÃN ĐA TIÊU CÓ ĐỘ CỘNG KHÁC NHAU
Trần Vũ Ngọc Tuyên*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá chức năng thị giác và mức độ hài lòng của bệnh nhân đặt kính nội nhãn đa tiêu có độ
cộng khác nhau.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tiến cứu. Mẫu gồm 60 mắt được đặt kính nội
nhãn đa tiêu có độ cộng +2,5 hoặc độ cộng +3,0. Kết quả đánh giá sau 3 tháng bao gồm thị lực xa, trung gian, gần
không kính, thị lực xa, gần có chỉnh kính, độ nhạy tương phản và bảng câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của bệnh
nhân.
Kết quả: Thị lực nhìn xa ở khoảng cách 5m giữa nhóm +2,5 và nhóm +3,0 tương đương nhau. Thị lực trung
gian ở khoảng cách 60cm của nhóm +2,5 tốt hơn nhóm +3,0. Thị lực gần ở khoảng cách 33cm của nhóm +3,0 tốt
hơn nhóm +2,5. Độ nhạy tương phản (ĐNTP) của hai nhóm tương đương nhau và nằm trong giới hạn bình
thường. Các rối loạn thị giác của hai nhóm như hiện tượng chói sáng, khó nhìn khi ánh sáng kém, hiện tượng
quầng sáng chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân đặt kính nội
nhãn đa tiêu ở cả hai nhóm có sự hài lòng tương đương nhau, đều ở mức cao.
Kết luận: So với kính nội nhãn đa tiêu độ cộng +2,5 thì kính độ cộng +3,0 có thị lực nhìn gần không kính và
có kính tốt hơn, thị lực trung gian không kính kém hơn còn thị lực nhìn xa không kính thì tương đương nhau. Độ
nhạy tương phản của hai nhóm nằm trong giới hạn bình thường. Một số rối loạn thị giác ở hai nhóm khác biệt
không có ý nghĩa thống kê và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
Từ khóa: kính nội nhãn đa tiêu, đục thủy tinh thể, thị lực, độ nhạy tương phản.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF VISUAL FUNCTION AFTER IMPLANTATION OF MULTIFOCAL INTRAOCULAR
LENSES WITH TWO DIFFERENT NEAR ADDITIONS
Tran Vu Ngoc Tuyen, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 57 - 63
Objectives: To evaluate visual outcome and patient’s satisfaction after implatation of multifocal intraocular
lenses with different near additions.
Method: This prospective study comprised 60 eyes having implantation of aspheric diffractive multifocal
intraocular lenses with +3.0D addition power (D1 group) or +2.5D (T0 group). Uncorrected and best-corrected
visual acuity at distance, intermediate and near, constrast sensitivity, and patient questionaires were evaluated 3
months postoperatively.
Results: Uncorrected distance at 5m visual acuities were not different between two groups. Uncorrected
intermediate at 60cm visual acuities were significantly better in the T0 group than in the D1 group. Uncorrected
and best-corrected near at 33cm visual acuities were significantly better in the D1 group than in the T0 group.
The contrast sensitivity of two groups were in normal range. The mild to moderate visual disturbances were not
* Trung tâm Phẫu thuật thực nghiệm, Đại học Y Dược TP. HCM
** Bệnh viện Mắt TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS.Trần Vũ Ngọc Tuyên ĐT: 0905180287 Email: tvntuyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 58
different between two groups including glare, night vision and halos. All patients in two groups had good
satisfaction with multifocal intraocular lenses.
Conclusion: Uncorrected distance at 5m visual acuities were not different between two groups. Uncorrected
intermediate visual acuities were better in the +2.5 group than in the +3.0 group. Uncorrected and best-corrected
near visual acuities were better in the +3.0 group than in the +2.5 group. The contrast sensitivity of two groups
were in normal range. The visual disturbances were not different between two groups and not affect patient’s
visual performance.
Key words: multifocal intraocular lenses, cataract, visual acuity, contrast sensitivity.
MỞ ĐẦU
Phẫu thuật đục T3 và đặt thể thủy tinh nhân
tạo (kính nội nhãn) đã có những bước tiến vượt
bậc trong ba thập niên qua. Kính nội nhãn trước
đây được thiết kế với mục đích chỉ đem lại thị
lực nhìn xa tốt cho bệnh nhân, được gọi là kính
nội nhãn đơn tiêu. Loại kính này không giúp
mắt bệnh nhân điều tiết như mắt bình thường
được nên bệnh nhân có thể nhìn xa rõ nhưng khi
nhìn ở khoảng cách trung gian và gần lại mờ,
bệnh nhân cần phải có kính đọc sách khi nhìn ở
khoảng cách gần.
Năm 1949, Harold Ridley đặt kính nội nhãn
vào mắt người, đánh dấu sự thay đổi khởi đầu to
lớn trong thực hành nhãn khoa(4). Từ đó đến nay,
công nghệ sản xuất kính nội nhãn đã không
ngừng phát triển. Xuất hiện từ những năm cuối
thập niên 1980, kính nội nhãn đa tiêu liên tục cải
tiến nhằm cải thiện phần nào đó hiện tượng lão
thị khi thay thế thủy tinh thể tự nhiên sau phẫu
thuật với mục đích giảm tỷ lệ phụ thuộc kính
cho người bệnh(4).
Hiện nay kính nội nhãn đa tiêu nhiễu xạ +3,0
AcrySof ReStor SN6AD1 đang được dùng rộng
rãi cho những bệnh nhân có nhu cầu không
muốn đeo kính sau phẫu thuật đục thủy tinh thể,
còn kính nội nhãn đa tiêu nhiễu xạ +2,5 AcrySof
ReStor SV25T0 được coi là cải tiến về cấu trúc để
bổ sung thêm khả năng giảm hiện tượng quầng
sáng, chói sáng, cải thiện thị lực trung gian cho
thế hệ +3,0 cũng bắt đầu được sử dụng, nhưng
số lượng còn khá hạn chế. Ở Việt Nam chưa có
nghiên cứu nào đánh giá, so sánh kết quả chất
lượng thị giác của hai loại kính với nhau để xem
mỗi loại kính mang lại hiệu quảkhác nhau thế
nào với thị giác của bệnh nhân. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm đánh giá chức năng thị
giác của bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh
thể đặt 2 loại kính đa tiêu trên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu phân tích tiến cứu.
Mẫu gồm 60 mắt của 53 bệnh nhân được phân
thành 2 nhóm, nghiên cứu từ tháng 1/2015 đến
tháng 7/2016 tại khoa Kỹ thuật cao Bệnh viện
Mắt TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
bệnh nhân đục thủy tinh thể theo phân độ Lucio
Buratto(14), tuổi > 18, được tư vấn, giải thích ưu
khuyết điểm của 2 loại kính nội nhãn đa tiêu có
độ cộng khác nhau, nếu bệnh nhân chọn kính
SN6AD1 +3,0 thì xếp vào nhóm D1 (nhóm
nghiên cứu), nếu bệnh nhân chọn kính SV25T0
+2,5 thì xếp vào nhóm T0 (nhóm chứng). Tiêu
chuẩn loại trừ là: loạn thị giác mạc > 1D, có tiền
căn chấn thương, phẫu thuật nội nhãn, tăng
nhãn áp, viêm màng bồ đào, có bất thường
mống mắt, bất thường giác mạc, bất thường hình
dạng đồng tử, có bệnh lý võng mạc như bệnh
võng mạc đái tháo đường, thoái hóa hoàng điểm
tuổi già đứt dây chằng Zinn, có biến chứng
trong phẫu thuật. Ngoài ra chúng tôi cũng loại
trừ khỏi mẫu những bệnh nhân không thích hợp
đặt kính đa tiêu như: bệnh nhân khó tính, quá kỳ
vọng vào kết quả phẫu thuật, muốn có sự đảm
bảo chắc chắn, bệnh nhân thường hay phàn nàn,
tài xế lái xe vào ban đêm, đã phẫu thuật đục
thủy tinh thể đặt kính đơn tiêu ở một mắt.
Trước phẫu thuật bệnh nhân được đo công
suất giác mạc, đo trục nhãn cầu; công suất kính
nội nhãn được tính bằng công thức SRK/T nếu
trục nhãn cầu 22mm, bằng công thức Hoffer Q
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 59
nếu trục nhãn cầu < 22mm(3,13).
Phẫu thuật gồm: tê hậu cầu, rạch đường
hầm bằng đường rạch trực tiếp giác mạc
vuông góc với kinh tuyến giác mạc có độ hội
tụ cao hơn với dao 2,2mm, xé bao trước liên
tục hình tròn đường kính từ 5mm đến 5,5mm.
Phaco nhân thủy tinh thể và đặt kính nội nhãn
trong bao.
Bệnh nhân được tái khám sau 1 ngày, 1 tuần,
1 tháng và 3 tháng. Các biến số nghiên cứu sau
phẫu thuật được thu thập ở thời điểm tái khám
sau 3 tháng.
Các số liệu thu nhập sẽ được tổng hợp và
phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê
SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi theo
dõi 53 bệnh nhân (60 mắt) phẫu thuật đục thủy
tinh thể đặt kính nội nhãn đa tiêu được phân
thành 2 nhóm, nhóm kính +3,0 và nhóm kính
+2,5, mỗi nhóm có 30 mắt. Đặc điểm mẫu nghiên
cứu được mô tả ở bảng 1, không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về tuổi và các đặc điểm lâm
sàng trước phẫu thuật giữa 2 nhóm.
Nhóm +3,0 có tỉ lệ nữ cao hơn nam, nhóm
+2,5 lại có tỉ lệ nam cao hơn nữ. Tuổi trung bình
giữa của nhóm +3,0 là 55,97 2,5 và nhóm +2,5
là 50,73 2,26, nhóm bệnh nhân từ 50 đến 60
tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Đây là độ tuổi mà
bệnh nhân bắt đầu hoặc đã gặp phải tình trạng
lão thị, vì vậy bệnh nhân đồng ý đặt kính đa
tiêu trong phẫu thuật đục thủy tinh thể khi
được tư vấn thông tin rõ ràng.
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng mẫu nghiên cứu
Nhóm +3,0 Nhóm +2,5 p
Tuổi trung bình 55,97 2,51 50,73 2,26 0,127*
Tỉ lệ nam/nữ 17/13 22/8 0,018***
Thị lực trước phẫu thuật 0,23 0,03 0,23 0,03 0,786**
Công suất giác mạc trung bình 44,02 0,27 44,26 0,32 0,115**
Loạn thị giác mạc trước mổ -0,43 0,06 -0,58 0,05 0,076*
Chiều dài trục nhãn cầu 23,39 0,16 23,62 0,22 0,734**
Công suất kính nội nhãn 20,33 0,47 20,65 0,56 0,553**
*: Phép kiểm Student’s T test **: Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney U test ***: Phép kiểm Chi bình phương
Thị lực ở các khoảng cách: trong nghiên
cứu của chúng tôi, sau phẫu thuật đặt kính đa
tiêu +2,5, thị lực nhìn xa (TL logMAR) không
kính trung bình của bệnh nhân là 0,10 0,01
(tương đương thị lực Snellen 20/25), và thị lực
nhìn gần (TL logMAR) không kính trung bình
của bệnh nhân là 0,14 0,07 (tương đương thị
lực Snellen 20/30). Sau phẫu thuật đặt kính đa
tiêu +3,0, thị lực nhìn xa (TL logMAR) không
kính trung bình của bệnh nhân là 0,12 0,02
(tương đương thị lực Snellen 20/30), và thị lực
nhìn gần (TL logMAR) không kính trung bình
của bệnh nhân là 0,09 0,07 (tương đương thị
lực Snellen 20/25). Thị lực nhìn xa không kính
giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa
thống kê, trong khi đó thị lực nhìn gần không
kính của nhóm kính +3,0 lại cao hơn nhóm
kính +2,5 có ý nghĩa thống kê. Kết luận này
tương đương với các nghiên cứu của
Mastropasqua (2015), Nuijts (2016) và Vingolo
(2016)(9,11,16). Trong các y văn trên thế giới,
người ta vẫn chưa thống nhất rõ ràng về
khoảng cách của thị lực trung gian. Các tác giả
thường khảo sát TL trung gian ở các khoảng
cách 60cm, 63cm, 70cm, 80cm và 100cm.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện đo thị
lực trung gian ở khoảng cách 60cm vì coi đây
là khoảng cách đáp ứng các sinh hoạt khá phổ
biến hàng ngày của bệnh nhân như: sử dụng
máy tính để bàn, xem vật dụng trên kệ bếp,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 60
bảng giá trên quầy hàng siêu thị, một số công
việc thủ công Trong nghiên cứu của chúng
tôi, sau phẫu thuật, nhóm +3,0 có thị lực trung
gian (TL logMAR) không kính trung bình của
bệnh nhân là 0,217 0,016 (tương đương thị
lực Snellen 20/30), và nhóm +2,5 có thị lực
trung gian (TL logMAR) không kính trung
bình của bệnh nhân là 0,106 0,018 (tương
đương thị lực Snellen 20/25). Sự khác nhau
giữa thị lực trung gian hai nhóm kính trong
nghiên cứu của chúng tôi là có ý nghĩa thống
kê. Nhóm kính +2,5 có thị lực trung gian cao
hơn nhóm kính +3,0. Kết luận này tương
đương với nghiên cứu của Mastropasqua
(2015)(9).
Chúng tôi ghi nhận được ĐNTP giữa 2
nhóm khác biệt nhau không có ý nghĩa thống
kê. ĐNTP giữa 2 nhóm là khá tương đồng với
nhau ở tất cả các tần số không gian. ĐNTP của
2 nhóm vẫn trong giới hạn bình thường, giống
với nghiên cứu của Vingolo (2016)(16).
Bảng 2. Độ nhạy tương phản từng tần số không gian của 2 nhóm
TSKG (cpd) 1,5 3 6 12 18
Nhóm D1 1,72 0,03 1,86 0,02 1,89 0,02 1,6 0,03 1,21 0,05
Nhóm T0 1,76 0,02 1,85 0,02 1,86 0,01 1,55 0,02 1,1 0,03
p 0,209* 0,722* 0,499** 0,216* 0,079*
Biểu đồ 1. Độ nhạy tương phản của 2 nhóm trong nghiên cứu so với giá trị bình thường
Bệnh nhân ở cả hai nhóm chỉ gặp các vấn đề
sau: chói sáng, khó nhìn khi ánh sáng kém, hiện
tượng quầng sáng, nhìn gần mờ và nhìn xa mờ.
Các hiện tượng trên chủ yếu ở mức từ 1 – 3
điểm, nghĩa là khó chịu chỉ ở mức nhẹ đến trung
bình. Không bệnh nhân nào trong mẫu nghiên
cứu gặp các vấn đề về thị giác ở mức từ 4 – 5
điểm, khó chịu ở mức nặng. Do các rối loạn thị
giác của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
không nghiêm trọng nên ảnh hưởng của các vấn
đề này đối với các hoạt động trong sống hàng
ngày cũng không đáng kể. Đánh giá mức độ khó
khăn cũng chủ yếu ở các mức 1 – 2 điểm, mức
khó khăn ít và trung bình. Bệnh nhân trong hai
nhóm gặp khó khăn trong một số hoạt động: đọc
chữ nhỏ, đọc sách báo, đọc bảng hiệu bảng chỉ
đường, ghi đơn từ biểu mẫu, xem tivi, lái xe ban
ngày, lái xe ban đêm. Chỉ có đọc chữ nhỏ và đọc
sách là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai
nhóm, các hoạt động còn lại thì sự khác biệt giữa
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, điểm số hài lòng trung
bình của nhóm +3,0 là 7,93 0,279, và của nhóm
+2,5 là 7,87 0,252. Điểm số này tương đương
mức độ hài lòng, mức cao nhất trong thang đánh
giá. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng có
Tần số không
gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 61
kết luận tương tự: nghiên cứu của Kohnen (2009)
là 8,3 1,6(8); nghiên cứu của Alfonso (2009) là
8,52 1,23(1).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ mẫu nghiên cứu
Nhóm +3,0 có tỉ lệ nữ cao hơn nam, nhóm
+2,5 lại có tỉ lệ nam cao hơn nữ. Điều này được lý
giải là do phụ nữ thường quan tâm đến vấn đề
thẩm mỹ khi phụ thuộc kính lão hơn so với đàn
ông, phù hợp giải thích cho tỉ lệ nữ cao hơn nam
ở nhóm +3,0. Trong khi đó, nhóm +2,5 lại có tỉ lệ
nam cao hơn nữ, khác biệt này có lẽ do các phẫu
thuật viên vẫn cho rằng kính +2,5 ít mang lại các
rối loạn thị giác trong môi trường ánh sáng yếu
hơn so với kính +3,0, nên thường tư vấn đặt kính
này cho những bệnh nhân có nhu cầu lái xe ban
đêm và các đối tượng này thường là nam giới.
Tuổi trung bình giữa của nhóm +3,0 là
55,97 2,5 và nhóm +2,5 là 50,73 2,26, nhóm
bệnh nhân từ 50 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều
nhất. Đây là độ tuổi mà bệnh nhân bắt đầu
hoặc đã gặp phải tình trạng lão thị, vì vậy
bệnh nhân đồng ý đặt kính đa tiêu trong phẫu
thuật đục thủy tinh thể khi được tư vấn thông
tin rõ ràng. Tuổi trung bình của nghiên cứu
này tương đương với các nghiên cứu về kính
đa tiêu thực hiện tại TP.HCM như của tác giả
T.T.P.Thu (2007) là 51,27 13,76(15) và
N.N.Quân (2009) là 54,5 4,3(10). Tuy nhiên so
với các nghiên cứu trên thế giới như của tác
Enzo (2016) là 73,17 7,98(15), của Rudy (2016)
là 65,9 10,1(11), hay của Rodolfo (2015) là 60,2
3,8(9) thì tuổi của bệnh nhân trong nghiên
cứu này ít hơn. Điều này có thể là do tại Việt
Nam, đôi khi phẫu thuật viên hạn chế tư vấn
đặt kính đa tiêu cho bệnh nhân lớn tuổi vì chi
phí khá cao của loại kính này. Bên cạnh đó,
bản thân các bệnh nhân lớn tuối ở Việt Nam
cũng không có những yêu cầu khắt khe về
chất lượng thị giác sau phẫu thuật. Trong khi
đó ở các nước phát triển, bệnh nhân thường
được hưởng bảo hiểm phúc lợi xã hội cao hơn
trong y tế và yêu cầu cao về chất lượng thị
giác, nên họ chọn lựa kính đa tiêu khi có nhu
cầu không phụ thuộc vào kính sau phẫu thuật
mà không cần quan tâm đến chi phí.
Thị lực trước và sau phẫu thuật
Độ khúc xạ tồn dư đóng vai trò quan trọng
trong nghiên cứu này. Nhóm 3.0 có 10 mắt còn
độ cầu cận: 5 mắt -0,25D; 5 mắt -0,5D. Nhóm +2,5
có 8 mắt còn độ cầu cận: 5 mắt -0,25D; 3 mắt -
0,5D. Mục tiêu sau phẫu thuật đục thủy tinh thể,
được xem là mắt chính thị khi độ cầu tồn dư từ -
0,5D đến +0,5D(12). Tuy nhiên việc tồn tại độ cầu
cận tồn dư sẽ làm giảm thị lực nhìn xa sau phẫu
thuật. Có nhiều nguyên nhân gây ra độ cầu tồn
dư: sai số do đo sai chiều dài trục nhãn cầu, sai
số độ kính do công thức tính công suất kính nội
nhãn không ước lượng chính xác vị trí kính sau
phẫu thuật, đường kính xé bao ảnh hưởng đến
vị trí cuối cùng của kính sau phẫu thuật. Chúng
tôi đã khắc phục bằng một số biện pháp sau: đo
chiều dài trục nhãn cầu bằng siêu âm nhúng,
dùng công thức tính công suất kính nội nhãn
phù hợp, trục nhãn cầu < 22mm dùng công thức
Hoffer Q, trục nhãn cầu 22mm dùng công thức
SRK-T. Trong phẫu thuật, phẫu thuật viên xé bao
đường kình khoảng từ 5 – 5,5mm để kính đặt
trong bao chính tâm. Nhưng sai số vẫn xảy ra ở
mức hạn chế chứ không loại trừ hoàn toàn. Độ
loạn thị giác mạc tồn dư ở cả hai nhóm nằm
trong giới hạn mục tiêu khúc xạ sau phẫu thuật
là độ loạn sau phẫu thuật < 1D. Độ loạn thị giác
mạc tồn dư sau phẫu thuật do nhiều nguyên
nhân: độ loạn và trục loạn của giác mạc trước
phẫu thuật, loạn thị gây ra do phẫu thuật (SIA:
Surgically Induced Astigmatism).Để hạn chế
việc loạn thị giác mạc sau phẫu thuật ảnh hưởng
đến thị lực của bệnh nhân, chúng tôi có một số
biện pháp để khắc phục sau: tiêu chuẩn chọn
bệnh phẫu thuật phải có độ loạn thị < 1D, kích
thước đường hầm chính trong phẫu thuật ở
nghiên cứu này là 2,2mm, đường hầm chính
vuông góc với kinh tuyến giác mạc có công suất
cao hơn kinh tuyến giác mạc còn lại. Trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 62
nghiên cứu này khúc xạ tồn dư được tính theo
độ cầu tương đương sau phẫu thuật. Nhóm +3,0
có khúc xạ tồn dư là 0,18 0,04. Nhóm +2,5 có
khúc xạ tồn dư là 0,14 0,03. Sự khác biệt khúc
xạ tồn dư giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống
kê. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi đều có khúc xạ tồn dư < 0,8D ; nằm
trong giới hạn mục tiêu khúc xạ sau phẫu
thuật(12). Nghiên cứu của tác giá Behndig A.
(2012) nhận thấy chỉ có 55% mắt đạt được mục
tiêu khúc xạ là chính thị sau phẫu thuật phaco(2).
Tuy độ khúc xạ tồn dư không lớn, nhưng cũng
có ảnh hưởng đến thị lực nhìn xa không kính sau
phẫu thuật của bệnh nhân, đây là vấn đề than
phiền chính của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Nhóm +3,0 có mối tương quan rất chặt chẽ giữa
khúc xạ tồn dư và thị lực nhìn xa không kính sau
phẫu thuật. Nhóm +2,5 có mối tương quan khá
chặt giữa khúc xạ tồn dư và thị lực nhìn xa
không kính sau phẫu thuật.
Độ nhạy tương phản sau phẫu thuật
Độ nhạy tương phản (ĐNTP) của mắt
người cao nhất ở thị tần 3 – 6 cpd(6,17), tương
đương với thị lực 2/10, có nghĩa là mắt người
nhạy với những vật và chi tiết của vật trong
khoảng tần sô không gian này. Để nhìn những
vật lớn hơn hay nhỏ hơn trong khoảng tần số
không gian này đòi hỏi độ tương phản cao
hơn. Hầu hết các các hoạt động hằng ngày đều
thực hiện trong khoảng tần số không gian
trung bình này. Nhiều nghiên cứu đo ĐNTP ở
bệnh nhân đặt kính nội nhãn đa tiêu, hầu hết
các nghiên cứu đều đưa ra kết luận ĐNTP của
bệnh nhân đặt kính đa tiêu có giảm hơn so với
kính đơn tiêu nhưng vẫn nằm trong giới hạn
ĐNTP của người bình thường(5, 7). Trong
nghiên cứu, chúng tôi không so sánh kính đa
tiêu với kính đơn tiêu, mà so sánh giữa 2 kính
đa tiêu với nhau.
Nhiều nghiên cứu trên thế đều đưa ra kết
luận có sự giảm ĐNTP ở kính đa tiêu so với kính
đơn tiêu, đặc biệt ở những tần số không gian cao
và trong điều kiện ánh sáng yếu. Bệnh nhân
giảm ĐNTP ở các tần số không gian thấp và
trung bình sẽ mất chức năng thị giác nhiều hơn
bệnh nhân bị giảm ĐNTP ở tần số không gian
cao. Giảm ĐNTP ở tần số không gian thấp và
trung bình làm giảm khả năng nhận biết những
vật có kích thước to và trung bình trong điều
kiệu độ tương phản thấp (môi trường ánh sáng
yếu, trong trời mưa ) ảnh hưởng đến khả năng
định hướng và di chuyển của bệnh nhân. Tần số
không gian thấp là quan trọng nhất đối với thị
giác vì nó liên quan đến các hoạt động sống
hàng ngày Trong nghiên cứu, chúng tôi không
so sánh ĐNTP của kính đa tiêu với kính đơn
tiêu, chúng tôi chỉ ghi nhận không có sự giảm
ĐNTP ở các tần số không gian thấp và trung
bình so với giới hạn dưới ở người bình thường,
vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt
cơ bản hàng ngày của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Chất lượng thị giác sau phẫu thuật
Bệnh nhân ở cả hai nhóm chỉ gặp các vấn đề
rối loạn thị giác ở mức độ nhẹ và trung bình,
điểm số hài lòng của hai nhóm cũng nằm trong
mức cao nhất của thang điểm đánh giá, có được
kết quả này là do cấu trúc nhiễu xạ của kính,
kính nội nhãn đa tiêu nhiễu xạ toàn phần có
lượng ánh sáng phân bổ cho tiêu điểm nhìn gần
và xa là cố định, trong khi đó kính nội nhãn đa
tiêu trong nghiên cứu này có thiết kế phân bố
ánh sáng vào tiêu điểm nhìn gần và xa tùy thuộc
vào điều kiện ánh sáng và đường kính đồng tử.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả chúng tôi thu được trong
nghiên cứu cho thấy kính đa tiêu đem lại sự hài
lòng cao cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Kính đa
tiêu có độ cộng +2,5 đem lại thị lực trung gian tốt
hơn kính có độ cộng +3,0, thị lực gần của kính
+2,5 thì thấp hơn kính +3,0 còn thị lực xa thì
tương đương nhau. Vì vậy kính +2,5 thích hợp
cho bệnh nhân trẻ tuổi, còn kính +3,0 thích hơn
cho bệnh nhân lớn tuổi hơn. Độ nhạy tương
phản của bệnh nhân sau phẫu thuật ở cả hai
nhóm nằm trong giới hạn bình thường. Cả 2 loại
kính đa tiêu trên chỉ gây ra các rối loạn thị giác
mức độ nhẹ đến trung bình, hầu như không ảnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 63
hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân
sau phẫu thuật.
Để đạt được mức độ hài lòng của bệnh nhân
cao hơn nữa cần phải tư vấn cẩn thận trước phẫu
thuật và khống chế khúc xạ tồn dư xuống mức
thấp nhất. Tương lai có thể chúng ta sẽ tận dụng
ưu thế của cả hai loại kính bằng cách đặt 1 mắt
với kính +3,0 và 1 mắt còn lại với kính +2,5 để
giúp bệnh nhân có thị lực ở khoảng cách xa,
trung gian hay gần đều tốt, cần tiến hành thêm
nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phương
pháp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alfonso JF, et al (2009). Visual function after implantation of
an aspheric bifocal intraocular lens. J Cataract Refract Surg.
35(5), p. 885-92.
2. Behndig A, et al (2012). Aiming for emmetropia after cataract
surgery: Swedish National Cataract Register study. J Cataract
Refract Surg. 38(7), p. 1181-6.
3. Braga-Mele R, et al (2014). Multifocal intraocular lenses:
relative indications and contraindications for implantation. J
Cataract Refract Surg. 40(2), p. 313-22.
4. Charman WN (2014). Developments in the correction of
presbyopia II: surgical approaches. Ophthalmic Physiol Opt.
34(4), p. 397-426.
5. Cumming JS, et al (2006). Clinical evaluation of the Crystalens
AT-45 accommodating intraocular lens: results of the U.S.
Food and Drug Administration clinical trial. J Cataract Refract
Surg. 32(5), p. 812-25.
6. Ginsburg AP (2012). Contrast sensitivity and Functional
vision. The Cochrane Library. (9), pp. 6-12.
7. Juan TJ (2014). Multifocal IOLs with apodized diffractive
central zone and refractive periphery: optical performance and
clinical outcomes. J Emmetropia. 5, p. 155-166.
8. Kohnen T, et al (2009). Visual function after bilateral
implantation of apodized diffractive aspheric multifocal
intraocular lenses with a +3.0 D addition. J Cataract Refract
Surg. 35(12), p. 2062-9.
9. Mastropasqua R, et al (2015). Long-term visual function and
patient satisfaction after bilateral implantation and
combination of two similar multifocal IOLs. J Refract Surg.
31(5), p. 308-14.
10. Nguyễn Như Quân, Trần Thị Phương Thu và Nguyễn Đỗ
Nguyên (2009). So sánh kết quả thị lực và độ nhạy tương
phản giữa AcrySOF ReSTOR và AcrySof đơn tiêu tại bệnh
viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh.
13(1), tr. 65-69.
11. Nuijts RM, et al (2016). Bilateral implantation of +2.5 D
multifocal intraocular lens and contralateral implantation of
+2.5 D and +3.0 D multifocal intraocular lenses: Clinical
outcomes. J Cataract Refract Surg. 42(2), p. 194-202.
12. Sales CS và Manche EE (2015). Managing residual refractive
error after cataract surgery. J Cataract Refract Surg. 41(6), p.
1289-99.
13. Sheard R (2014). Optimising biometry for best outcomes in
cataract surgery. Eye (Lond). 28(2), p. 118-25.
14. Trần Thị Phương Thu (2010). Đục thể thủy tinh. In Lê Minh
Thông, chủ biên, Nhãn khoa lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, TP
Hồ Chí Minh, tr. 93-120.
15. Trần Thị Phương Thu, Phạm Nguyên Huân, Nguyễn Như
Quân (2007). Đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy tương phản
trên bệnh nhân đặt kính AcrySof ReSTOR tại bệnh viện Mắt
TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 11(3), tr. 35-
41.
16. Vingolo EM, Carnevale C, Fragiotta S, Rigoni E, et al (2016).
Visual Outcomes and Contrast Sensitivity after Bilateral
Implantation of Multifocal Intraocular Lenses with +2.5 or +3.0
Diopter Addition: 12-Month Follow-Up. Seminars in
Ophthalmology. 32(5), pp. 1-5.
17. Watson AB (2000). Visual detection of spatial contrast
patterns_evaluation of five simple models. Optic Express. 6(1),
p. 12-33.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/11/2017
Ngày bài báo được đăng 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chuc_nang_thi_giac_tren_benh_nhan_dat_kinh_noi_nhan.pdf