Tài liệu Đánh giá chất lượng thực phẩm - Trần Xuân Hiển: Khoa Nông Nghiệp & TNTN
Đánh Giá Chất Lượng Thực
Phẩm
Tác giả: Trần Xuân Hiển
Phần I: Đánh Gía Chất Lượng Thực Phẩm Bằng Phương
Pháp Cảm Quan
Chương 1: Giới Thiệu
Chất lượng thực phẩm là gì? Thực phẩm là sản phẩm rắn hay lỏng dành cho
việc ăn uống với mục đích dinh dưỡng và (hoặc) thị hiếu tiêu dùng. Thực phẩm
được đánh giá là tốt khi nó thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Khi đưa thực
phẩm ra thị trường, người sản xuất phải quan tâm đến người tiêu thụ. Chính họ
là những người có vai trò quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng thực phẩm.
Chất lượng tổng quát của một sản phẩm không phải là một khái niệm cố định
mà luôn biến đổi. Vì vậy trong xí nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng không phải là
một tiêu chuẩn lâu dài. Đánh giá chất lượng thực phẩm, một cách tổng quát có
thể nói đó là kết quả của một sự cân bằng tế nhị giữa người sản xuất và người
tiêu thụ. Trong đó người sản xuất luôn có sự cố gắng làm hài lòng người mua
và người mua luôn đòi hỏi, tìm kiếm tối đ...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đánh giá chất lượng thực phẩm - Trần Xuân Hiển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Nông Nghiệp & TNTN
Đánh Giá Chất Lượng Thực
Phẩm
Tác giả: Trần Xuân Hiển
Phần I: Đánh Gía Chất Lượng Thực Phẩm Bằng Phương
Pháp Cảm Quan
Chương 1: Giới Thiệu
Chất lượng thực phẩm là gì? Thực phẩm là sản phẩm rắn hay lỏng dành cho
việc ăn uống với mục đích dinh dưỡng và (hoặc) thị hiếu tiêu dùng. Thực phẩm
được đánh giá là tốt khi nó thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Khi đưa thực
phẩm ra thị trường, người sản xuất phải quan tâm đến người tiêu thụ. Chính họ
là những người có vai trò quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng thực phẩm.
Chất lượng tổng quát của một sản phẩm không phải là một khái niệm cố định
mà luôn biến đổi. Vì vậy trong xí nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng không phải là
một tiêu chuẩn lâu dài. Đánh giá chất lượng thực phẩm, một cách tổng quát có
thể nói đó là kết quả của một sự cân bằng tế nhị giữa người sản xuất và người
tiêu thụ. Trong đó người sản xuất luôn có sự cố gắng làm hài lòng người mua
và người mua luôn đòi hỏi, tìm kiếm tối đa sự hài lòng của sản phẩm về mọi chỉ
tiêu.
Đánh giá cảm quan là phương pháp
đánh giá chất lượng thực phẩm dựa
trên việc sử dụng các thông tin thu
được nhờ sự phân tích các cảm giác
của những cơ quan thụ cảm như: thị
giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và
vị giác.
Việc kiểm tra đánh giá các đặc tính
cảm quan của thực phẩm rất quan
trọng trong việc phát triển sản phẩm.
Nhiều đặc tính vật lý và hóa học của
thực phẩm có thể được xác định bằng
các phương tiện đo đạc như màu sắc,
cấu trúc, các cấu tử mùi, nồng độ muối,
acid, đường …. Tuy nhiên những
phương tiện đo đạc chỉ cung cấp các
giá trị định tính hoặc định lượng của
thực phẩm mà không thể trả lời được
câu hỏi các đặc tính đó tốt hay xấu?
Sản phẩm có được thị trường chấp
nhận hay không? Có thỏa mãn nhu cầu
khi họ tiêu thụ không? Trước hết do
chất lượng cảm quan quyết định.
Chất lượng cảm quan là yếu tố rất động. Nó thay đổi theo thời gian, không gian
và theo từng cá nhân. Một sản phẩm được đánh giá là rất tốt của năm nay thì
năm sau chưa chắc còn được chấp nhận. Sản phẩm được đánh giá rất cao ở
địa phương này, nước này nhưng chưa chắc được ưa thích ở địa phương khác,
nước khác,…
Ngoài ra, đặc tính cảm quan tốt còn là một trong ba yếu tố quan trọng mà mọi
sản phẩm cần phải đảm bảo, bên cạnh hai chỉ tiêu khác là dinh dưỡng và an
toàn vệ sinh.
Một số sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đầy đủ các thành phần nguyên
tố, nhưng có một chỉ tiêu về mùi vị hoặc hình thái không bình thường sẽ không
được người tiêu thụ chấp nhận. Ngược lại, nhiều sản phẩm thực phẩm sản xuất
ra có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng có hình thái mùi vị thích hợp vẫn được
người tiêu dùng chấp nhận. Như vậy, rõ ràng các chỉ tiêu cảm quan đối với thực
phẩm rất quan trọng mà mọi nhà sản xuất và kiểm tra thực phẩm không thể bỏ
qua.
Trong nhiều năm qua, những nhà thần kinh học và những nhà khoa học thực
phẩm đã tiến hành nghiên cứu về bản chất của mùi vị và sự tiếp nhận mùi vị là
sự tổng hợp những dấu hiệu của trí óc từ những bộ phận cảm giác về nếm,
ngửi, nhìn, tiếp xúc và nghe. Các cơ quan thụ cảm đóng vai trò thu nhận cảm
giác, tổng hợp và tích lũy để đi đến kết luận về chất lượng của thực phẩm.
Cảm quan là một bộ phận của khoa học thực phẩm, có nền tảng trên những
ngành chính như hóa học, vật lý, sinh học và những ngành phụ như sinh hóa,
sinh lý, hóa lý .… Do đó, cảm quan thực phẩm mang nhiều yếu tố khách quan.
Tùy trình độ kỹ thuật của mỗi nước mà tính đến hệ số quan trọng của cảm quan
trong khi đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở các phát triển, các chỉ tiêu về hóa lý,
vệ sinh đương nhiên đạt yêu cầu tiêu chuẩn quy định, phần còn lại là phấn đấu
đạt yêu cầu về cảm quan (có đến 90% trong quyết định về mức chất lượng sản
phẩm).
Ở nước ta, phương pháp kiểm tra cảm quan đã bắt đầu từ cuối năm 1950. Năm
1978 các Hội đồng đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm thực phẩm cấp
nhà nước đầu tiên được thành lập. Năm 1979, một số tiêu chuẩn Việt Nam về
phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm các sản phẩm thực phẩm
được ban hành. Từ đó, phương pháp kiểm tra bằng cảm quan được phát triển
ở hầu hết các ngành nông sản, thực phẩm và hải sản.
Chương 2: Cơ Sở Khoa Học Của Cảm Quan
Mùi và khứu giác
1.Định nghĩa về mùi
Mùi là đặc tính của một chất hay một hợp chất bay hơi mà con người hay động
vật có thể cảm nhận được từ sự hít vào trong khoang mũi hay khoang miệng và
gây ra cảm giác nhờ vào khứu giác của cơ thể, quá trình này không làm ảnh
hưởng đến các hoạt động của cơ quan khứu giác.
2. Sự cảm nhận mùi của khứu giác
Con người có hàng triệu tế bào có chức năng cảm nhận mùi, chúng được gọi là
các tế bào tiếp nhận mùi của khứu giác. Những tế bào này chủ yếu nằm ở dọc
theo hai bên vách ngăn và lệch về phía trên của phần khoang mũi. Chúng nằm
trong một khu vực có màu vàng có dạng hình ống. Những tế bào có dạng hình
ống này có đầu cuối là sự kết hợp của một nhánh những sợi mịn nhỏ được nối
kết với lớp bề mặt của màng nhầy, lớp màng nhầy này được duy trì trong điều
kiện ẩm.
Những chất bay hơi (ethanol, ête, …) kích thích cảm giác với mùi của khứu
giác, ngược lại những chất không bay hơi (kim loại, muối, carbon, …) do không
có khả năng bay hơi nên cũng không có khả năng gây mùi.
Khi ngửi cần có động tác hít vào, động tác này sẽ mang các chất mùi và một
phần không khí vào mũi. Những phân tử không khí sẽ trượt trên sườn vách
ngăn phía trong cánh mũi. Những phân tử chất mùi sẽ đi vào lớp chất lỏng bao
phủ màng nhầy, khi đó chúng tác động lên những sợi dây tóc nhạy cảm mịn nhỏ
của tế bào khứu giác, những sợi dây tóc nhạy cảm này sẽ truyền tín hiệu thông
tin thông qua hệ thần kinh khứu giác để đi đến não.
Hình 2.1 : Vị trí của vùng khứu giác trong mũi và cấu trúc của tế bào khứu giác
1. Niêm mạc khứu giác
2. Lỗ mũi
A. Tế bào khứu giác
B. Tế bào đệm
3.Thuyết hóa học và lý học về mùi
3.1.Thuyết hóa học
Thuyết này cho rằng chất có mùi rơi vào mũi sẽ lan rộng ra trong chất lỏng bao
phủ xung quanh khứu giác, sau đó chất có mùi liên kết với một chất hóa học
đặc biệt gọi là chất tiếp nhận mùi. Kết quả phát sinh ra một chất mới và tác động
đến đầu cuối dây thần kinh làm cảm nhận được mùi.
3.2.Thuyết lý học
Thuyết này cho rằng để cảm nhận được mùi, không nhất thiết phân tử chất có
mùi tiếp xúc với các cảm biến của tế bào. Tất cả các chất thơm đều phát ra tia
hồng ngoại, mỗi chất có một phổ riêng của mình. Như vậy phân tử chất có mùi
được xem như một máy phát tia hồng ngoại, các tia này được thu hồi bằng máy
thu là tế bào thần kinh khứu giác.
4.Đánh giá cảm quan bằng khứu giác
Kỹ thuật cảm thụ mùi đòi hỏi phải thực hiện ở các giai đoạn chuẩn bị sản phẩm
khác nhau. Động tác thực hiện là hít đều, liên tục, từng đợt đồng thời suy nghĩ
đến cảm giác. Cảm giác về mùi tăng lên nếu ta hít nhanh và mạnh, nhưng
thường chỉ nhận được bởi lần ghi nhận đầu tiên của khứu giác, nếu cố gắng
nhiều lần, có thể không nhận được hoặc nhận được rất ít mùi do hiện tượng
mệt mỏi hoặc thích nghi của khứu giác.
5.Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ mùi
• Tuổi
• Giới tính
• Phụ thuộc các giác quan khác
• Thời gian và tình trạng no đói
• Môi trường ngoại cảnh (khí hậu, thời tiết, tiếng ồn).
• Tùy theo từng cơ thể mỗi người và khả năng tập luyện.
• Độ tinh khiết của chất kích thích.
• Khoảng cách và tốc độ của dòng khí truyền.
• Ảnh hưởng của các chất hóa học khác
6.Một số khái niệm về thuật ngữ mùi
• Mùi ngửi : là cảm giác nhận được do các chất bay hơi trực tiếp qua
đường mũi.
• Mùi cảm : là cảm giác nhận được do các chất bay hơi vừa qua đường mũi
vừa qua đường miệng.
• Mùi chính : là mùi chủ yếu đặc trưng của chất bay hơi.
• Mùi thoảng : là mùi nhẹ hay mùi phụ của một tập hợp chất bay hơi.
• Mùi khuyết : là mùi có trong tập hợp chất bay hơi bị các mùi khác che lấp
đi nên không thể cảm nhận ngay, phải có biện pháp xử lý mới có thể nhận
biết được dễ dàng.
Vị và vị giác
1.Định nghĩa về vị
Vị là đặc tính của một chất hay một hợp chất mà con người hay động vật có thể
cảm nhận được khi hòa tan chất đó trong miệng và gây ra được cảm giác.
2.Sự cảm nhận vị của vị giác
Sự cảm nhận vị bằng vị giác là một quá trình tiếp nhận theo cơ chế hóa học. Để
kích thích sự tiếp nhận vị chất có vị phải được hòa tan trong nước bọt thông qua
các cơ quan nằm trên mặt lưỡi, trong vòng miệng và yết hầu.
Những tế bào kết hợp với chất có vị nằm trong những nụ vị giác và được phân
bố theo các rãnh trên bề mặt của lưỡi. Những tế bào cảm nhận vị này được sắp
xếp thành chùm từ những sợi nhỏ như sợi tóc được nối kết vào bên trong xuyên
qua những khe hở của nụ vị giác. Chính những sợi dây tóc này đã làm cho chất
kích thích tiếp xúc được với tế bào tiếp nhận vị. Những thông tin nhận được từ
sự tiếp xúc trên được truyền theo đầu dây thần kinh vị giác để về đến não.
Hình 2.2 : Cấu tạo của vị giác
1. Khe hở
2. Tế bào cảm nhận vị
3. Sợi thần kinh
1. Tế bào vị giác
2. Khe vị giác
3. Mô liên kết
4. Sợi thần kinh
Có hàng ngàn nụ vị giác được phân bố trên bề mặt lưỡi và chủ yếu kết hợp để
nhận biết ra bốn vị cơ bản là ngọt, mặn, chua và đắng. Các nhà khoa học cho
rằng tất cả các vị mà ta nếm được là sự hỗn hợp theo tỷ lệ khác nhau của các vị
cơ bản này. Khả năng cảm nhận đối với bốn vị này không đồng nhất trên khắp
bề mặt lưỡi.
Khu vực nhạy cảm nhất với vị ngọt và vị mặn tập trung ở đầu lưỡi.
Khu vực nhạy cảm với vị chua thường tập trung ở hai rìa lưỡi.
Khu vực phía cuối lưỡi nhạy cảm hơn với vị đắng.
Hình 2.3: Sự phấn bố của nụ vị giác trên bề mặt lưỡi
3.Giới thiệu chung về bốn vị cơ bản
Vị đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá cảm quan thực phẩm. Các sản
phẩm rắn hay lỏng (hoặc chất khí hòa tan trong sản phẩm lỏng) khi nhai hay
uống đều cho cảm giác vị.
• Chua
Chua là một vị cơ bản và được đặc trưng chủ yếu là các acid hữu cơ (trừ các
acid amin) nhưng ngưỡng cảm đối với các acid khác nhau cũng khác nhau.
• Mặn
Chất tiêu biểu cho vị mặn là muối NaCl, một số muối khác cũng tạo vị mặn
nhưng thường cho vị hỗn hợp. Vị mặn không chỉ phụ thuộc loại muối sử dụng
mà còn phụ thuộc vào nồng độ của chúng.
• Ngọt
Vị ngọt chủ yếu là do các hợp chất alcohol, glycol và các dẫn xuất của đường.
Đường các loại có khả năng gây vị ngọt là do sự có mặt các nhóm hydroxyl (-
OH) trong công thức cấu tạo.
Nhiều hợp chất glycol có thể ngọt gấp hai lần đường sucrose, khi gia tăng số
lượng nhóm halogen trong phân tử thì vị ngọt gia tăng.
Tính ngọt của đường phần lớn có liên hệ với độ hòa tan của chúng.
• Đắng
Vị đắng thường được gây ra do một số chất hữu cơ và vô cơ. Tiêu biểu là các
alkaloid như là quinine, cafein và strychnine… chúng thường kết hợp với các vị
khác.
Tannin là một chất phổ biến trong một số loại thực phẩm tạo vị đắng, và tính
đắng này có tác dụng tốt trong việc tạo mùi vị cho trà, bia.
4.Cơ chế hoạt động của cơ quan vị giác
4.1.Điều kiện để có cảm giác về vị
• Chất có vị phải hòa tan trong nước bọt hoặc dịch tiết ra bởi tuyến nhầy
của gai hình dài.
• Lưỡi phải tiếp xúc với thành bình chứa dịch.
• Lưỡi phải áp chặt hàm ếch của vòm miệng.
• Nếm đủ một lượng để tạo vị (đối với dung dịch nếm đủ 10 ml).
4.2.Tác dụng của nước bọt
Nước bọt là dung dịch có tính acid yếu ( pH = 5,6 ÷ 6,7), không màu, không mùi,
không vị, có tác dụng làm mềm thực phẩm, sau đó tạo điều kiện cho thực phẩm
hòa tan và kích thích lên dây thần kinh ngoại biên, tham gia phản ứng giữa chất
có vị và đầu dây thần kinh, làm sạch lưỡi và có khả năng sát trùng.
4.3.Tốc độ phản ứng của vị giác
Tốc độ phản ứng của vị giác chậm hơn so với tốc độ các cảm giác khác, và
trong từng loại vị giác tốc độ này cũng khác nhau. Tốc độ cảm nhận trung bình
của :
• Vị mặn là 0,307 s
• Vị ngọt là 0,446 s
• Vị chua là 0,536 s
• Vị đắng là 1,082 s
5.Tiến hành đánh giá cảm quan bằng vị giác
Khi tiến hành đánh giá vị bằng vị giác cần kết hợp giữa động tác như chập lưỡi
nhiều lần, đều đặn liên tiếp, cách đều và suy nghĩ đến cảm giác, kích thích
tuyến nước bọt, đưa mẫu thực phẩm vào giữa gai hình dài làm cho lưỡi tiếp xúc
với hàm ếch, để thực phẩm vào rãnh.
Đồng thời tạo điều kiện cho thực phẩm hòa tan vào nước bọt, làm sạch lưỡi,
đưa mẫu cũ ra và đưa mẫu mới vào. Sau mỗi lần đánh giá ghi chú lại cảm giác.
6.Một số hiện tượng đối với cơ quan vị giác
• Hiện tượng thích nghi : là hiện tượng giảm khả năng nhạy cảm nhất thời
của cơ quan vị giác.
• Hiện tượng mệt mỏi : là hiện tượng mà khi chất kích thích có nồng độ lớn
sẽ tạo nên sự hủy hoại thần kinh. Sự hủy hoại này không hồi phục ngay
được.
• Hiện tượng bù trừ : là hiện tượng khi phối hợp hai vị cơ bản với nhau ở
nồng độ lớn hơn nồng độ ngưỡng cảm. Nếu tăng nồng độ một trong hai vị
đó sẽ xảy ra hiện tượng vị này lấn át vị kia hay kích thích vị kia.
• Hiện tượng tương phản (cạnh tranh): là hoạt động phối hợp của hai hay
nhiều chất kích thích gây ra một mức cảm giác thấp hơn những tác động
của mỗi chất kích thích riêng biệt.
• Hiện tượng tiêu tan cảm giác : là do hai vị tác động đồng thời trên lưỡi,
trong đó có một vị bị mất đi.
• Hiện tượng hòa hợp : khi phối hợp những vị khác nhau sẽ xảy ra hiện hòa
hợp hay không hòa hợp.
• Hiện tượng ngụy trang về vị : là sự giảm cường độ hay thay đổi cường độ
của một vị bởi một vị khác.
• Hiện tượng cảm giác về vị : là khi pha lẫn hai hay ba vị cơ bản sẽ tạo ra
một vị khác những vị trên.
7.Một số khái niệm về vị
• Tiền vị : là cảm giác nhận được đầu tiên khi nếm sản phẩm .
• Chánh vị : là vị đặc trưng của sản phẩm khi nếm.
• Hậu vị : là cảm giác nhận được sau khi nếm.
• Lưu vị : là cảm giác nhận được giống như cảm giác đang nếm sản phẩm,
cảm giác này kéo dài trong khoảng thời gian có thể đo được.
8.Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ của vị giác
• Tuổi
• Trạng thái cơ thể .
• Tùy theo cơ thể của mỗi người và khả năng luyện tập.
• Nhiệt độ .
• Điều kiện ăn uống nghỉ ngơi và tình trạng no đói.
• Nồng độ chất kích thích.
• Ảnh hưởng của môi trường nếm.
Màu và thị giác
Mắt có thể phân biệt được tần số ánh sáng, nhờ vậy ta mới có cảm giác về màu
sắc. Để có thể cảm nhận được màu sắc, ngoài thị giác của con người cần có
nguồn sáng và vật sáng.
Màu có thể xem là kết quả của sự cảm nhận ánh sáng từ vật sáng với tác nhân
kích thích là nguồn sáng.
Năng lượng ánh sáng từ nguồn sáng chiếu vào vật sáng, phần năng lượng ánh
sáng sau khi ra khỏi vật sáng đập vào mắt làm cho mắt cảm nhận được ánh
sáng.. Trong thực phẩm hay trong tự nhiên nói chung có 2 hình thức năng
lượng nguồn sáng truyền qua vật sáng, đó là năng lượng nguồn sáng đi xuyên
qua vật sáng đối với vật trong suốt hay ở trạng thái lỏng hoặc phản xạ đối với
vật rắn. Như vậy, có thể định nghĩa màu sắc theo cảm nhận vật lý là sự cảm
nhận năng lượng của ánh sáng hay do được phản xạ hay do được truyền qua
một thực phẩm nào đó của cơ quan thị giác.
Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng xuyên qua một mẫu rượu vang đỏ, chất
màu anthocyanin trong rượu hấp thu năng lượng từ nguồn sáng, phần năng
lượng không bị hấp thu sẽ xuyên qua mẫu và đập vào mắt người quan sát, khi
đó người quan sát sẽ nhận được màu đỏ do lúc này sự phân bố năng lượng
trong chùm sóng truyền đã thay đổi và bao gồm bước sóng 700÷770 nm.
Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo của mắt
1. Giác mạc
2. Phòng trước
3. Lòng đen
4. Phòng sau
5. Dây chằng
6. Cơ
7. Thủy tinh thể
8. Củng mạc
9. Võng mạc
10. Điểm vàng
11. Thần kinh thị giác
12. Thủy tinh dịch
Hình 2.5: Cấu tạo của võng mạc
1. Các nón
2. Que
3. Các nơrơn liên hợp
4. Gai thị giác
5. Thần kinh thị giác
Khi chuyển tiếp từ vùng có bước sóng này sang vùng bước sóng tiếp theo có
một khoảng trung gian và ánh sáng nhận được từ các vùng trung gian này rất
giống nhau mà mắt không thể phân biệt được ngay mà phải đến một lúc nào đó
mắt mới nhận ra sự đổi màu.
Do đó người ta đưa ra khái niệm về độ nhạy của mắt là khả năng phân biệt hai
nguồn năng lượng ánh sáng có bước sóng rất gần nhau.
Sự tiếp nhận màu sắc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học:
• Hiện tượng bất biến của màu sắc
• Sự ảnh hưởng của màu sắc xung quanh hay màu nền.
Tóm lại, màu sắc nhận được từ một vật bị chiếu sáng phụ thuộc vào các yếu tố
như : thành phần quang phổ của nguồn sáng, đặc tính vật lý và hóa học của đối
tượng, tính tự nhiên của sự chiếu sáng và độ nhạy sáng của mắt khi quan sát.
Trạng thái và xúc giác
Trong kiểm nghiệm cảm quan, các đầu ngón tay và lòng bàn tay dùng để kiểm
nghiệm về trạng thái và cấu trúc của sản phẩm. Ở đây có sự phối hợp rất chặt
chẽ giữa cảm giác ở ngón tay, lòng bàn tay và mắt, đôi khi cả tai và lưỡi nữa.
Cấu trúc là một đặc tính của hợp chất, nó có liên quan với độ nhớt, độ đàn hồi
và những đặc tính hóa học khác của thực phẩm nhưng mối liên hệ của chúng
rất phức tạp.
Kiểm nghiệm cấu trúc bao gồm các kinh nghiệm tổng hợp nhận được từ các
cảm giác của da sau khi ăn một sản phẩm. Kiểm nghiệm này bao gồm : độ
nhớt, độ đàn hồi, sức căng bề mặt và các đặc tính vật lý khác của nguyên liệu
làm mẫu.
Hình 2.6 : Mặt cắt ngang của da
1. Biểu bì
2. Trung bì
3. Hạ bì
1. Lông mao
2. Thể Craoze
3. Tận cùng thần kinh tự do
4. Búi thần kinh chân lông
5. Thể Mayxne
1.Cảm nhận cấu trúc bằng miệng
Đa số sự cảm nhận cảm quan cấu trúc của thực phẩm được thực hiện dựa trên
những cảm giác nhận được khi mẫu thực phẩm được đánh giá trong miệng,
nghĩa là khi thực phẩm được cắn, nhai, nuốt.
Quá trình đánh giá bao gồm sự hoạt động tổng hợp của nhiều cơ quan :
• Hệ thống đầu dây thần kinh.
• Lưỡi.
• Răng
• Mô cơ và gân
• Lưỡi, gò má, môi
Người ta chứng minh rằng lực tác dụng sẽ gia tăng trong quá trình cắn và nhai.
Lực cắn cực đại đến 50kg và khi lực cắn tăng sẽ làm cho sự cảm nhận áp lực
trên khớp, trên mô cơ, trên gân và răng tăng và gây nên đau (ở điều kiện bình
thường lực cắn nhỏ hơn mức có thể gây đau). Từ đó có thể nhận biết cấu trúc
cứng hay mềm của thực phẩm.
2.Đánh giá cảm quan cấu trúc thực phẩm bằng các giác quan khác
Một số thông tin về đặc tính cấu trúc của thực phẩm có thể nhận được trước khi
nhai. Sự nhận biết này có thể thực hiện được thông qua các giác quan khác
hoặc một số phương tiện khác.
2.1.Thị giác
Sự biểu hiện bề ngoài của màu có thể cung cấp một số gợi ý, nghĩa là khi nhìn
màu của quả có thể nhận biết trạng thái chín của nó từ đó có thể sơ bộ nhận
biết được tính cứng chắc của quả. Khi nhìn các loại rau có thể nhận biết tình
trạng tươi hay héo của chúng, từ đó có thể nhận biết được cấu trúc cứng, dòn
hay mềm của chúng.
2.2.Tay hoặc các dụng cụ khác
Có thể đánh giá cấu trúc thực phẩm bằng cách bẻ, uốn hay ép, thực phẩm cũng
có thể được cắt bằng dao, đâm bằng nĩa … Bằng những biện pháp này có thể
cho một số gợi ý về tính cứng chắc, dòn hay cấu trúc sợi … của thực phẩm.
Đối với thực phẩm dạng lỏng và bán lỏng có thể xác định độ nhớt, độ phẳng hay
độ dính bằng cách khuấy, lắc, rót cho chảy hoặc phết trải ra …
2.3.Vai trò của âm thanh trong tiếp nhận cấu trúc
Các mẫu thực phẩm khi được cắn, nhai hay bị các lực tác động khác sẽ phát ra
âm thanh. Thực phẩm có cấu trúc khác nhau sẽ phát ra âm thanh khác nhau.
Do đó, âm thanh nhận được khi đánh giá thực phẩm phản ánh cấu trúc của
thực phẩm.
Tóm lại để đánh giá chính xác cấu trúc của thực phẩm cần kết hợp nhiều giác
quan, bên cạnh đó còn phải đo các thông số vật lý nếu có thể thực hiện được.
Ngưỡng cảm giác
Ngưỡng cảm giác là giá trị nồng độ tối thiểu của một chất cần thiết gây cho con
người cảm giác đặc trưng. Người ta phân biệt các loại ngưỡng cảm như sau :
• Ngưỡng cảm phát hiện : là giá trị nồng độ tối thiểu của một chất gây được
một cảm giác.
• Ngưỡng cảm phân biệt (sai biệt) : là giá trị khác nhau tối thiểu về cường
độ của một kích thích để nhận biết được sự khác nhau đó.
• Ngưỡng cảm cuối cùng : là giá trị nồng độ tối đa của một chất mà nếu
vượt qua nồng độ đó, cơ quan cảm giác sẽ không nhận biết được.
• Ngưỡng cảm xác định : là giá trị nồng độ nhỏ nhất của một chất mà cơ
quan cảm giác có thể phân biệt được.
Ngưỡng cảm giác có vai trò lớn trong đánh giá cảm quan.Thông qua nó để ghi
nhận các kết quả trả lời của hệ thống giác quan và đánh giá độ tin cậy của
những trả lời đó.
Giá trị ngưỡng cảm khác nhau tùy theo mỗi người, tùy theo chất kích thích.
Chương 3: Các phương pháp đánh giá cảm quan
Các phương pháp sai biệt trong đánh giá cảm quan
1.Phương pháp tam giác
Mục đích : so sánh sự khác biệt về một chỉ tiêu nào đó giữa hai mẫu.
Hội đồng : 10 ÷ 20 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : 3 (trong đó có hai mẫu giống nhau và một mẫu khác).
Qui trình : mỗi thành viên nhận được ba mẫu ghi ám số, được biết trước trong
đó có hai mẫu giống nhau. Yêu cầu các thành viên phải chỉ ra mẫu nào khác
hơn so với hai mẫu kia. Các thành viên cũng có thể được yêu cầu nhận xét mức
độ khác biệt cũng như so sánh chất lượng giữa mẫu khác và hai mẫu kia.
Những yêu cầu nếu có đối với sản phẩm cũng có thể được đề nghị. Nội dung
của bảng đánh giá cảm quan theo phương pháp tam giác có thể tóm tắt như ví
dụ trong bảng 3.1.
Áp dụng : chứng minh hoặc không chứng minh sự khác biệt giữa hai lần giao
nguyên liệu hoặc sản phẩm sản xuất ra ở những ngày khác nhau, những ca
khác nhau. Phương pháp này còn được áp dụng để huấn luyện thành viên hội
đồng.
Bảng 3.1 : Bảng đánh giá cảm quan theo phương pháp tam giác
BẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Họ và tên …………………………………….Ngày ………………
Tên sản phẩm ………………………………………………………
Chỉ tiêu đánh giá ……………………………………………………
Các mẫu được bố trí và đánh giá theo phương pháp tam giác.
Nội dung :
1. Chỉ ra mẫu khác biệt trong ba mẫu ghi ám số
514 ………………………………………
628 ………………………………………...
771 ………………………………………...
1. Nhận xét mức độ khác biệt
Rất ít ……………………………………….
Hơi nhiều …………………………………...
Nhiều ………………………………………
Rất nhiều …………………………………..
1. So sánh chất lượng
Mẫu khác tốt hơn …………………………..
Hai mẫu giống nhau tốt hơn…………….........
1. Những yêu cầu khác …………………………………………
…………………………………………………………………
2.Phương pháp hai ba
Mục đích : so sánh sự khác biệt về một chỉ tiêu nào đó giữa hai mẫu.
Hội đồng : 15 ÷ 30 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : 3 (trong đó có hai mẫu giống nhau và một mẫu khác. Một trong hai
mẫu giống nhau được ký hiệu R, hai mẫu còn lại được ghi ám số).
Qui trình : mỗi thành viên nhận được hai mẫu ghi ám số và một mẫu có ký hiệu
R. Yêu cầu thành viên chỉ ra mẫu nào trong hai mẫu ghi ám số giống với mẫu R.
Nội dung của bảng đánh giá cảm quan theo phương pháp này tương tự như
phương pháp tam giác (bảng 3.1).
Áp dụng : chứng minh hoặc không chứng minh sự khác biệt về chỉ tiêu nào đó
giữa hai lần giao nguyên liệu hoặc mẫu sản xuất ở những ngày, những ca khác
nhau (so với phương pháp tam giác, phương pháp này dễ thực hiện hơn nên
kết quả cũng kém chính xác hơn). Phương pháp này cũng được dùng để huấn
luyện thành viên.
3.Phương pháp so sánh đôi
Mục đích : xác định sản phẩm có cường độ cao hơn về chỉ tiêu nào đó so với
sản phẩm kia.
Hội đồng : 15 ÷ 20 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : 2 mẫu đã được ghi ám số .
Qui trình : mỗi thành viên nhận được hai mẫu ghi ám số. Yêu cầu các thành
viên chỉ ra xem mẫu nào có cường độ cao hơn về chỉ tiêu nào đó so với mẫu
còn lại.
Áp dụng : so sánh qui trình sản xuất cũ với qui trình sản xuất mới và trong kiểm
tra chất lượng sản phẩm. Chứng minh hoặc không chứng minh sự tăng nồng độ
của một cấu tử nào đó có trong sản phẩm.
Bảng 3.2 : Bảng đánh giá cảm quan theo phương pháp so sánh đôi
BẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Họ và tên …………………………….Ngày ………………
Tên sản phẩm ………………………………………………
Chỉ tiêu đánh giá ……………………………………………
Các mẫu được bố trí và đánh giá theo phương pháp so sánh đôi.
Nội dung :
1. So sánh chất lượng
Mẫu 325 cao hơn mẫu 529 …………
Mẫu 529 cao hơn mẫu 325….……....
1. Những yêu cầu khác ……………………………………
………………………………………………………………..
4.Phương pháp xếp thứ tự
Mục đích : xếp thứ tự một số sản phẩm theo cường độ tăng dần hoặc giảm dần
về một chỉ tiêu nào đó. Phương pháp này giống như phương pháp so sánh đôi
nhưng số mẫu nhiều hơn.
Hội đồng : 10 ÷ 20 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : từ 3 ÷ 10 mẫu. Thông thường là từ 7 đến 8 mẫu.
Qui trình : mỗi thành viên nhận được một số mẫu ghi ám số. Yêu cầu các thành
viên xếp thứ tự các mẫu theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần cường độ về một
chỉ tiêu nào đó.
Áp dụng : so sánh những phương pháp thí nghiệm trong quá trình phát triển sản
phẩm và dùng để huấn luyện thành viên.
5.Phương pháp so sánh đa
Mục đích : phân hạng một số sản phẩm theo cường độ về một chỉ tiêu nào đó
và dùng mẫu chuẩn để so sánh.
Hội đồng : 10 ÷ 20 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu: từ 2 ÷ 15 mẫu (đã được ghi ám số) và một mẫu chuẩn R.
Qui trình : mỗi thành viên nhận được một số mẫu ghi ám số và một mẫu chuẩn
R. Yêu cầu các thành viên so sánh từng mẫu ghi ám số với mẫu chuẩn R, và chỉ
xem mẫu nào có nồng độ cao hơn, thấp hơn hoặc bằng mẫu R về một chỉ tiêu
nào đó rồi ghi chú sự sai biệt. Nội dung của bảng đánh giá cảm quan theo
phương pháp này được cho trong bảng 3.3.
Bảng 3.3 : Bảng đánh giá cảm quan bằng phương pháp so sánh đa
BẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Họ và tên ………………………………………Ngày …………..
Tên sản phẩm ……………………………………………………
Chỉ tiêu đánh giá …………………………………………………
Mẫu được chuẩn bị và đánh giá theo phương pháp so sánh đa với mẫu chuẩn
là mẫu được ký hiệu R.
Nội dung :
1. So sánh các mẫu với mẫu chuẩn R 679 314 572
• Chỉ tiêu đánh giá có cường độ cao hơn R
• Chỉ tiêu đánh giá có cường độ bằng R
• Chỉ tiêu đánh giá có cường độ kém hơn R
1. Ghi chú mức độ khác biệt
• Rất ít
• Hơi nhiều
• Nhiều
• Khá nhiều
• Rất nhiều
4.Những yêu cầu khác ………………………………………
…………………………………………………..................
6.Phương pháp so sánh đôi Scheffé
Phương pháp này được mở rộng từ phương pháp so sánh đôi bởi nhà khoa
học Scheffé (1952) để so sánh với số lượng mẫu nhiều hơn hai và được hoán vị
theo từng cặp một để đánh giá, đồng thời mức độ hơn kém của các mẫu cũng
được yêu cầu xác định.
Hội đồng từ sáu thành viên trở lên được chia thành hai nhóm. Nếu nhóm một
được yêu cầu đánh giá theo nội dung trong bảng 3.4 thì nhóm hai sẽ đánh giá
theo nội dung trong bảng 3.5.
Bảng 3.4 : Bảng đánh giá cảm quan theo PP so sánh đôi Scheffé (nhóm 1)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Họ và tên …………………………………………Ngày ………………
Tên sản phẩm …………………………………………………………..
Chỉ tiêu đánh giá ……………………………………………………….
Các mẫu được bố trí và đánh giá theo phương pháp so sánh đôi Scheffé.
Nội dung :
So sánh cặp đôi hai mẫu:
Chỉ tiêu đánh giá của 632 có cường độ cao hơn rất nhiều so với 251 …
Chỉ tiêu đánh giá của 632 có cường độ cao hơn nhiều so với 251 …….
Chỉ tiêu đánh giá của 632 có cường độ cao hơn rất ít so với 251 ……..
Không có sự khác biệt giữa 632 và 251
Chỉ tiêu đánh giá của 251 có cường độ cao hơn rất ít so với 632 ……..
Chỉ tiêu đánh giá của 251 có cường độ cao hơn nhiều so với 632 …….
Chỉ tiêu đánh giá của 251 có cường độ cao hơn rất nhiều so với 632….
Những yêu cầu khác
…………………………………………………...............................
……………………………………………………………………………………..
Bảng 3.5 : Bảng đánh giá cảm quan theo pp so sánh đôi Scheffé (nhóm 2)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Họ và tên ………………………………………Ngày ………………
Tên sản phẩm ………………………………………………………..
Chỉ tiêu đánh giá ……………………………………………………..
Các mẫu được bố trí và đánh giá theo phương pháp so sánh đôi Scheffé.
Nội dung :
So sánh cặp đôi hai mẫu:
Chỉ tiêu đánh giá của 251 có cường độ cao hơn rất nhiều so với 632 …
Chỉ tiêu đánh giá của 251 có cường độ cao hơn nhiều so với 632 …….
Chỉ tiêu đánh giá của 251 có cường độ cao hơn rất ít so với 632 ……..
Không có sự khác biệt giữa 251 và 632
Chỉ tiêu đánh giá của 632 có cường độ cao hơn rất ít so với 251 ……..
Chỉ tiêu đánh giá của 632 có cường độ cao hơn nhiều so với 251 …….
Chỉ tiêu đánh giá của 632 có cường độ cao hơn rất nhiều so với 251 …
Những yêu cầu khác ………………………………………………….........
……………………………………………………………………………
7.Phương pháp định vị và phân tích mô tả
Mục đích : Mô tả vị hoặc chỉ tiêu cảm quan nào đó của sản phẩm dưới hình
thức định tính hoặc định lượng.
Hội đồng : Từ 6 ÷ 8 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : 1 mẫu
Qui trình : Trước tiên, hội đồng phải qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng để làm
quen với sản phẩm và thuật ngữ về các chỉ tiêu chính như mùi, vị, màu sắc và
cấu tạo của các chỉ tiêu đó. Trong phương pháp định vị mỗi chỉ tiêu được cho
một biên độ tùy theo độ phức tạp của chỉ tiêu đó, mỗi tính chất được cho theo
thang điểm 5 điểm. Qui trình được thực hiện nhiều lần cho đến khi nào các
thành viên đồng ý với phương pháp.
Áp dụng : Được độc quyền trong việc phát triển sản phẩm và qui trình sản xuất.
8.Phương pháp pha loãng
Mục đích : Xác định ngưỡng cảm phát hiện và ngưỡng cảm phân biệt của một
sản phẩm trong sản phẩm khác.
Hội đồng : 10 ÷ 20 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : 6 ÷ 10 (được ghi ám số, trong số này có thể có những mẫu giống
nhau) và một mẫu chuẩn R.
Qui trình : Các thành viên nhận được một mẫu chuẩn R và 6 ÷ 10 mẫu ghi ám
số chứa nồng độ tăng dần của chất f trong sản phẩm R.
Nếu ghi ám số đầu tiên có thể là sản phẩm R hoặc không phải R, một hai sản
phẩm còn lại có thể có nồng độ trùng nhau. Sản phẩm được pha chế sao cho
nồng độ f nhỏ nhất nhỏ hơn rất nhiều so với nồng độ ngưỡng cảm phát hiện, và
mẫu có nồng độ f cao nhất cao hơn nồng độ ngưỡng cảm phân biệt .
Thành viên được yêu cầu thử mẫu có nồng độ tăng dần bắt đầu từ sản phẩm R
và không được thử lại các mẫu đã thử qua, đến khi thành viên phát hiện được
sản phẩm f trong sản phẩm R thì ghi chú lại nồng độ đó và tiếp tục thử các mẫu
còn lại, ghi chú cường độ tăng dần của sản phẩm f trong sản phẩm R, nếu có
thể ghi nhận luôn nồng độ của f.
Áp dụng : Xác định nồng độ thấp nhất trong sản phẩm thêm vào trong một sản
phẩm khác. Phương pháp này cũng được dùng để huấn luyện thành viên.
9.Phương pháp cho điểm
Mục đích : Cho điểm các sản phẩm từ một chỉ tiêu cảm quan nào đó.
Hội đồng : 10 ÷ 20 thành viên đã được huấn luyện.
Số mẫu : 1 ÷ 15 (đã được ghi ám số )
Qui trình : Mỗi thành viên nhận được một số mẫu ghi ám số. Yêu cầu cho điểm
những mẫu trên về một chỉ tiêu cảm quan nào đó theo thang điểm mô tả.
Bảng 3.6 :Bảng đánh cảm quan theo phương pháp cho điểm chỉ tiêu độ ngọt
BẢNG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Họ và tên …………………………………………Ngày ………………
Tên sản phẩm …………………………………………………………..
Chỉ tiêu đánh giá : Độ ngọt
Mẫu được bố trí và đánh giá theo phương pháp cho điểm theo thang điểm mô
tả
Nội dung :
Ghi nhận mức độ ngọt theo thang điểm mô tả
520 273 861
• Không ngọt
• Ngọt rất ít
• Ngọt
• Ngọt nhiều
• Ngọt rất nhiều
Những đề nghị khác …………………………………………………........
……………………………………………………………………………
Các phương pháp ưu tiên trong đánh giá cảm quan
1.Phương pháp so sánh đôi
Mục đích : Điều tra mẫu nào trong hai mẫu được người tiêu dùng ưa thích.
Hội đồng : 75 đến hàng ngàn thành viên.
Số mẫu : 2 mẫu
Qui trình : Mỗi thành viên nhận được hai mẫu ghi ám số. Yêu cầu cho biết mẫu
nào được họ yêu thích hơn.
2.Phương pháp cho điểm
Mục đích : cho điểm một số sản phẩm về chỉ tiêu nào đó theo sở thích của
người tiêu dùng.
Hội đồng : 75 đến hàng ngàn thành viên.
Qui trình : mỗi thành viên nhận được từ 1 đến 10 mẫu ghi ám số. Yêu cầu ghi
chú mức độ ưa thích theo thang điểm mô tả.
2.1.Thang điểm Hedonic
Thang điểm Hedonic được xây dựng theo mức độ ưa thích sản phẩm tương
ứng với điểm từ 1 đến 9. Nội dung mô tả theo thang điểm được tóm tắt trong
bảng 3.7.
Bảng 3.7 : Nội dung mô tả theo thang điểm Hedinic
Mức mô tả Điểm tương ứng
Thích cực độ
Thích rất nhiều
Thích vừa phải
Thích hơi hơi
Không thích không chán
Chán hơi hơi
Chán vừa phải
Chán rất nhiều
Chán cực độ
9
8
7
6
5
4
3
2
1
2.2.Thang điểm dựa vào sự biểu hiện qua nét mặt
Thang điểm này sử dụng cho đối tượng đánh giá là trẻ em. Người đánh giá dựa
vào mức độ vui buồn biểu hiện trong sơ đồ hình 3.1 mà chọn cho phù hợp với
mức độ ưa thích sản phẩm đó của mình.
Hình 3.1: Thang điểm dựa vào sự biểu hiện qua nét mặt
2.3.Thang điểm chia bậc
Thang điểm này không có mô tả chi tiết theo mức độ ưa thích như thang điểm
Hedonic mà chỉ có sự biểu thị của hai biên. Thông thường thang điểm chia bậc
được biểu diễn dưới dạng một đoạn thẳng với hai đầu là hai cận biên ưa thích,
đoạn thẳng này được chia thành nhiều đoạn nhỏ tương ứng với sự thay đổi
mức độ ưa thích theo bậc.
Hình 3.2 : Biểu diễn thang điểm chia bậc
3.Phương pháp xếp thứ tự
Mục đích : xếp thứ tự một số mẫu theo chỉ tiêu nào đó mà người tiêu dùng ưa
thích.
Hội đồng : 75 đến hàng ngàn thành viên.
Số mẫu : 3 đến 4 mẫu.
Qui trình : mỗi thành viên nhận được một số mẫu ghi ám số. Yêu cầu xếp thứ tự
theo sở thích về một chỉ tiêu nào đó.
4.Phương pháp điều tra thị hiếu người tiêu dùng
Mục đích : xác định thị trường đối với một loại sản phẩm.
Hội đồng : hàng ngàn thành viên không qua huấn luyện, sống trên những vùng
lãnh thổ khác nhau và ở những lứa tuổi khác nhau đại diện cho người tiêu dùng.
Số mẫu : thường là 2, đôi khi sử dụng một mẫu duy nhất.
Qui trình : mỗi thành viên nhận được 1 hoặc 2 mẫu. Yêu cầu cho điểm những
mẫu trên theo thang điểm mô tả (giống như phương pháp cho điểm).
Giới thiệu một vài phương pháp mới
3.3.1.Phương pháp sai số trung bình
Trong phương pháp này, người ta áp dụng vào kỹ thuật để nếm. Phương pháp
được xem như để xác định ngưỡng cảm sai biệt hoặc sự khác nhau đáng kể về
một chỉ tiêu nào đó.
Qui trình có thể tóm tắt như sau :
Thành viên được cung cấp một mẫu dung dịch chuẩn và một mẫu dung dịch so
sánh đã được làm giảm hoặc tăng nồng độ hơn so với dung dịch chuẩn bằng
một cách khéo léo nào đó.
Tiếp theo thành viên cố gắng pha trộn thành một dung dịch giống với dung dịch
chuẩn từ dung dịch so sánh.
Thành viên không thể pha được dung dịch giống với dung dịch chuẩn một cách
chính xác, nên ta qui ước độ lệch so với dung dịch chuẩn từ dung dịch pha
được có thể xem như ngưỡng cảm sai biệt của thành viên đó (để tăng độ chính
xác, thành viên có thể thực hiện nhiều lần).
3.3.2.Phương pháp bậc thang
Phương pháp bậc thang còn được gọi là phương pháp lên xuống dùng để xác
định giới hạn sự phân biệt của các thành viên.
Qui trình có thể tóm tắt như sau :
Có một loạt dung dịch có nồng độ được sắp xếp như bậc thang, một trong
những dung dịch này được đưa cho các thành viên đánh giá.
Thành viên phải định dung dịch đó, nếu không nhận được dung dịch đó thì
thành viên sẽ được nhận một dung dịch kế tiếp có nồng độ cao hơn.
Nếu thành viên xác định được dung dịch đó thì lần sau sẽ nhận được một dung
dịch có nồng độ thấp hơn.
Như vậy, nồng độ của dung dịch mà thành viên sẽ nhận được sau mỗi lần đánh
giá tăng hay giảm là hoàn toàn phụ thuộc vào câu trả lời lần trước.
Như qui trình này ta sẽ nhận được đồ thị đường biểu diễn nồng độ của các mẫu
thử sau các lần thử như hình 3.3.
Hình 3.3 : Đường biểu diễn các nồng độ của các dung dịch qua các lần thử
Trong thực tế có nhiều thành viên dùng thủ thuật giúp cho sự đánh giá của họ.
Để tránh hiện tượng này người ta đưa ra bậc thang đôi. Bậc thang đôi giống
như bậc thang chiếc bao gồm hai bậc thang và sau vài bước thực hiện ở bậc
thang thứ nhất người ta chuyển sang bậc thang thứ hai và cứ sau vài bước ở
bậc thang thứ hai người ta lại chuyển sang bậc thang thứ nhất.
Hình 3.4: Đường biểu diễn nồng độ các dung dịch nhận được theo bậc thang
đôi
Xử lý kết quả
1.Đối với các phương pháp tam giác, hai ba, so sánh đôi của nhóm phương
pháp sai biệt
Căn cứ trên số câu trả lời đúng so với tổng số câu trả lời, tra bảng thống kê để
xác định mức độ sai biệt và độ tin cậy.
2.Đối với các phương pháp cặp đôi, xếp thứ tự trong nhóm phương pháp ưu
tiên
Đối với nhóm phương pháp ưu tiên, các giá trị ngưỡng giới hạn được xác định
bằng cách sử dụng công thức :
Số giới hạn :
Với
• n : số câu trả lời
• K : hệ số, được cho trong bảng 3.8
Bảng 3.8 : Hệ số K ứng với phương pháp cặp đôi trong nhóm phương pháp ưu
tiên
Mức độ tin cậy 95% 99% 99.9%
Phương pháp cặp đôi (hệ số K ) 0,85 1,16 1,55
3.Phương pháp phân tích – thống kê (phương pháp Duncan)
Phương pháp này sử dụng để xử lý kết quả khi đánh giá cảm quan bằng
phương pháp xếp thứ tự, so sánh đa, cho điểm.
Phân tích số liệu :
♦ Tính hệ số hiệu chỉnh CF (Corection Factor)
CF = (tổng số điểm)2/tổng số lần đánh giá
♦ Bậc tự do (Degree of freedom) – df
• Đối với nhân tố mẫu (S) : df (S) = ∑mẫu - 1
• Đối với nhân tố thành viên (P) : df(P) = ∑thành viên - 1
• Đối với tổng số lần đánh giá (T) : df(T) = ∑số lần đánh giá - 1= [ ∑mẫu *
∑thành viên] - 1
• Sai biệt (E) : df(E) = df(T) – [df(S) + df(P)]
♦ Tổng bình phương (Sum of square) – SS
• Đối với nhân tố mẫu (S)
SS(S) = [ ∑(tổng số điểm của mỗi mẫu)2 / ∑thành viên] - CF
• Đối với nhân tố thành viên (P) :
SS(P) = [ ∑(tổng số điểm của mỗi thành viên)2 / ∑mẫu] - CF
• Đối với tổng số lần đánh giá (T) :
SS(T) = ∑(điểm từng lần đánh giá của từng thành viên)2 - CF
• Sai biệt (E) :
SS(E) = SS(T) – [SS(S) + SS(P)]
♦ Bình phương trung bình (mean square) – MS
• Đối với nhân tố mẫu (S) MS(S) = SS(S) / df(S)
• Đối với nhân tố thành viên (P) MS(P) = SS(P) / df(P)
• Sai biệt (E) MS(E) = SS(E) / df(E)
♦ Lập tỷ số F (F – ratio)
F = MS(S) / MS(E)
♦ Sai số chuẩn (Standard Eror) – SE
4.Phân tích thống kê cho phương pháp so sánh đôi Scheffé
* Tính toán thống kê
• Mức ưa chuộng trung bình = 1/2 (∑điểm trung bình đánh giá của cả hai
nhóm)
• Ảnh hưởng chính (α – nhân tố mẫu):
∑(mức ưa chuộng TB khi so sánh AB,AC,AD do nhóm 1 thực hiện)
αA
= ---------------------------------------------------------------------
∑mẫu
Tính tương tự cho αB,αC và αD :
(Lưu ý : tổng αA + αB + αC + αD = 0)
• Ảnh hưởng do thay đổi thứ tự (δ) được tính toán theo công thức sau :
∑(điểm trung bình)
δ =--------------------------------
∑(lần đánh giá theo từng cặp)
• Tổng bình phương đối với các ảnh hưởng chính :
SS(α) = ∑thành viên * ∑mẫu * ∑(bình phương của các ảnh hưởng chính)
• Tổng bình phương đối với ảnh hưởng do thứ tự :
SS(δ) = ∑thành viên * ∑cặpmẫu so sánh * Bình phương của ảnh hưởng do thứ
tự
• Tổng bình phương cho tổng số lần đánh giá
SS(T) = ∑(Bình phương của mỗi giá trị điểm số)
• Giá trị sai số chuẩn SE được tính theo công thức sau :
Phương pháp xây dựng mô hình đánh giá cấu trúc thực phẩm
1.Phương pháp cho điểm
Trong phương pháp này mỗi chỉ tiêu cấu trúc (đã giới thiệu trong bảng 2.1)
được đánh giá dựa theo một thang điểm, có thể sử dụng thang điểm Hedonic
hoặc các thang điểm : 5 điểm, 7 điểm.
Nội dung đánh giá cấu trúc theo phương pháp này được tóm tắt trong bảng 3.9.
Bảng 3.9 : Bảng đánh giá cấu trúc thực phẩm theo phương pháp cho điểm
2.Phương pháp so sánh hơn kém với mẫu chuẩn
Trong phương pháp này, các chỉ tiêu về cấu trúc của mẫu đánh giá được yêu
cầu so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của một mẫu chuẩn nào đó.
Chỉ có hai mức độ khác biệt được giới thiệu là tốt hơn và kém hơn.
Nội dung đánh giá cấu trúc theo phương pháp này được tóm tắt trong bảng 3.9.
Bảng 3.10 : Bảng đánh giá cấu trúc theo phương pháp so sánh hơn kém với
mẫu chuẩn
Phương pháp cho điểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam
Trong phương pháp cho điểm các kiểm nghiệm viên dựa vào một thang điểm
qui định để đánh giá sản phẩm.
Ở nước ta phương pháp này được qui định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
3215 – 79 : sản phẩm thực phẩm – phân tích cảm quan – phương pháp cho
điểm.
Tiêu chuẩn Việt nam sử dụng hệ 20 điểm xây dựng trên một thang thống nhất
có 6 bậc (từ 0 đến 5) và điểm 5 là cao nhất cho một chỉ tiêu.
Sáu bậc đánh giá phải tương ứng với nội dung mô tả trong bảng 3.11.
Bảng 3.11 : Cơ sở xây dựng thang điểm đánh giá theo Tiêu chuẩn Việt Nam
Bậc
đánh
Điểm
chưa có
giá trọng
lượng
Cơ sở đánh giá
1
5
Trong chỉ tiêu đang xét, sản phẩm có tính chất
tốt đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm
không có sai lỗi và khuyết tật nào
2
4
Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc sai lỗi nhỏ
hoặc cả hai nhưng không làm giảm giá trị cảm
quan của sản phẩm đó
3
3
Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai.
Số lượng và mức độ của khuyết tật sai lỗi làm
giảm giá trị cảm quan của sản phẩm, nhưng sản
phẩm vẫn đạt theo tiêu chuẩn.
4
2
Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai.
Số lượng và mức độ của khuyết tật sai lỗi làm
cho sản phẩm không đạt mức chất lượng qui
định trong tiêu chuẩn, nhưng còn khả năng bán
được.
5
1
Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ
trầm trọng, không đạt mục đích sử dụng chính
của sản phẩm đó. Song sản phẩm vẫn chưa bị
coi là “hỏng”. Sản phẩm đó không thể bán
được, nhưng sau khi tái chế thích hợp vẫn có
thể sử dụng được.
6
0
Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ rất
trầm trọng, sản phẩm bị coi là “hỏng”, không sử
dụng được nữa.
• Giới thiệu một số khái niệm
o Điểm trung bình chưa có trọng lượng đối với một chỉ tiêu là trung
bình cộng các kết quả đánh giá đối với chỉ tiêu đó của cả hội đồng.
o Hệ số quan trọng là hệ số biểu thị mức độ quan trọng của từng chỉ
tiêu cảm quan riêng biệt và được qui định trong tiêu chuẩn đánh
giá cảm quan của từng loại sản phẩm.
o Điểm trung bình có trọng lượng của một chỉ tiêu cảm quan là tích
của điểm trung bình chưa có trọng lượng và hệ số quan trọng của
chỉ tiêu đó.
o Điểm chung là tổng số điểm có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu
cảm quan.
Để phân cấp chất lượng của sản phẩm, người ta căn cứ trên điểm chung có
trọng lượng. Tiêu chuẩn Việt Nam 3215 – 79 qui định các cấp chất lượng đối
với các sản phẩm thực phẩm căn cứ trên điểm chung có trọng lượng như bảng
3.12.
Bảng 3.12 : Cơ sở phân cấp chất lượng sản phẩm thực phẩm dựa trên điểm
chung có trọng lượng
Cấp chất lượng Điểm chung
Yêu cầu về điểm trung bình
chưa có trọng lượng đối với
các chỉ tiêu
Loại tốt 18,6 ÷ 20,0
Các chỉ tiêu quan trọng nhất lớn
hơn hoặc bằng 4,7
Loại khá 15,2 ÷ 18,5
Các chỉ tiêu quan trọng nhất lớn
hơn hoặc bằng 3,8
Loại trung bình 11,2 ÷ 15,1
Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng
2,8
Loại kém (không đạt
mức chất lượng qui
định trong tiêu chuẩn
nhưng còn khả năng
bán được)
7,2 ÷
11,1
Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng
1,8
Loại rất kém (không có
khả năng bán được
nhưng sau khi tái chế
thích hợp còn sử dụng
được)
4,0 ÷ 7,1
Mỗi chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng
1,0
Loại hỏng (không còn
sử dụng được) 0 ÷ 3,9 -
Để đạt yêu cầu về chất lượng (tương ứng từ mức trung bình trở lên), điểm trung
bình chưa có trọng lượng của mỗi chỉ tiêu cảm quan phải đạt ít nhất là 2,8 và số
điểm chung ít nhất phải là 11,2 đối với một sản phẩm.
Ngoài ra, khi tổng hợp kết quả cuối cùng cần chú ý thêm một số điểm sau đây :
Nếu một chỉ tiêu nào đó có điểm “0” thì nên tiến hành đánh giá lại chỉ tiêu đó.
Khi hội đồng đã quyết định cho một chỉ tiêu nào đó điểm “0” thì sản phẩm đó bị
đánh giá với số điểm chung là 0.
Khi nhận xét của một thành viên trong hội đồng chênh lệch quá 1,5 so với điểm
trung bình của các thành viên khác nhận xét của thành viên đó có thể bị bác bỏ.
Đánh giá cảm quan các sản phẩm thực phẩm theo TCVN
1.Các bước cơ bản
Khi tiến hành đánh giá cảm quan một sản phẩm thực phẩm theo Tiêu Chuẩn
Việt Nam, cần phải xây dựng qui trình chung làm cơ sở cho việc đánh giá. Qui
trình gồm một số nội dung chính như sau :
• Sơ lược về sản phẩm.
• Danh mục các chỉ tiêu và hệ số quan trọng.
• Xây dựng bảng điểm .
2.Đánh giá cảm quan bia theo Tiêu Chuẩn Việt Nam
2.1.Sơ lược sản phẩm
Bia được sản xuất với qui mô công nghiệp bằng phương pháp lên men.
Chất lượng cảm quan của bia phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, phụ liệu,
chất lượng men và điều kiện lên men.
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia là malt, hoa húp lông,…Tùy theo thành
phần nguyên liệu, chế độ lên men, loại nấm men … các loại bia có thể có chất
lượng khác nhau.
2.2.Chuẩn bị mẫu
Bia chai, lon chưa mở nắp hoặc bia tươi đựng trong thùng kín.
Mẫu được bảo quản nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.Tránh di
chuyển, lắc động mạnh. Nhiệt độ giữ mẫu không được vượt quá 250C.
Dụng cụ cần thiết cho mỗi thành viên :
• Cái khui nút chai.
• Ly thử độ bọt.
• Ly thử mùi.
Chuẩn bị mẫu khi thử :
• Lau sạch bao bì các mẫu đã chọn, chú ý chỗ mí nắp ghép.
• Ghi ám số.
• Giữ mẫu ở nhiệt độ từ 12 đến 150C, để yên lắng ít nhất 2 giờ trước khi
tiến hành đánh giá cảm quan.
2.3.Danh mục các chỉ tiêu và hệ số quan trọng
Bảng 3.13 : Danh mục các chỉ tiêu cảm quan và hệ số quan trọng tương ứng
của bia
Hệ số quan trọng
Tên chỉ tiêu
% Trên tổng bằng 4
1.Độ tạo bọt
2.Độ trong và màu sắc
3.Mùi
4.Vị
20
10
20
50
0,8
0,4
0,8
2,0
2.4.Thanh vị
Dùng bánh mì lạt và nước trắng không mùi vị để thanh vị.
2.5.Tiến hành thử
• Xác định độ trong, màu sắc, độ tạo bọt.
o Xoay nhẹ chai để quan sát cặn hoặc các vật thể lạ nhỏ.
o Rót bia vào ly thử độ bọt. Khi rót miệng chai cách miệng ly 3cm,
nghiêng một góc 450. rót đến lúc mặt bọt đến gần sát miệng ly thì
ngừng.
o Quan sát kích thước bọt, chiều dày và trạng thái lớp bọt, độ bền
bọt cũng như thời gian để bọt tan hết.
o Quan sát độ trong màu sắc.
o Ghi nhận và cho điểm.
• Xác định mùi vị :
o Rót bia vào ly thử mùi.
o Rót đến phần ly có đường kính to nhất. Lắc nhẹ ly theo đường
vòng tròn vài lần. Đưa nhẹ ly từ xa đến gần mũi. Ngửi, ghi nhận và
cho điểm về mùi.
o Nhấp từng ít một để sơ bộ nhận xét về vị. Hớp một ngụm bia đưa
về cuối lưỡi giữ khoảng 10÷15 giây nhổ bỏ. Ghi nhận và cho điểm.
o Cho phép nuốt một ít để nhận xét hậu vị.
2.6.Bảng điểm
Bảng 3.14 : Bảng điểm qui định sản phẩm bia theo Tiêu Chuẩn Việt Nam
Tên chỉ
tiêu
Điểm
chưa có
trọng
lượng
Yêu cầu
Màu sắc 5 Trong suốt, màu vàng rơm đẹp, không có vật thể
nhỏ
4 Trong suốt, màu vàng rơm, có rất ít vật thể nhỏ riêng biệt
3 Trong suốt, màu vàng rơm, có ít vật thể nhỏ
2 Đục nhẹ, có khá nhiều vật thể nhỏ
1 Đục, có cặn
Độ trong
0 Có vật thể lạ nhỏ, màu sắc lạ, vẩn đục như mây
5 Bọt rất mịn, dày, liên kết, kết dính bền tốt, bọt trắng
4 Bọt mịn, dày liên kết bền tốt, không hoàn toàn trắng
3 Lượng bọt đạt tiêu chuẩn, bọt không mịn, thô, liên kết trung bình, màu nâu nhạt.
2 Lượng bọt ít, liên kết không bền, bọt to dễ vỡ
1 Lượng bọt quá ít, liên kết kém, bọt quá to rất dễ vỡ
Độ tạo bọt
0 Không tạo được bọt
5 Thơm mùi hoa húp lông và malt tinh khiết đặc trưng, dễ chịu, hoà hợp
4 Thơm, đặc trưng, tinh khiết, chưa hoàn toàn hoà hợp
3 Thơm đặc trưng yếu, chưa hoàn toàn tinh khiết, mùi nguyên liệu nhẹ
2 Thơm quá yếu, thiếu đặc trưng, không tinh khiết, mùi bia non, mùi men rõ
1 Không tinh khiết quá rõ, mùi men rõ rệt, mùi chua
Mùi
0 Mùi chua, mùi lạ
5 Hoàn toàn thơm ngon, đặc trưng tinh khiết, vị đắng của hoa húp lông và malt dễ chịu hoà hợp
4 Ngon thơm, đặc trưng, chưa thật hoà hợp, vị đắng khá đậm, chưa thật đặc trưng
Vị
3 Ngon thơm yếu, không hoàn toàn tinh khiết, vị đắng rõ, đậm, vị đường cháy nhẹ
2 Ngon thơm quá yếu, không tinh khiết, có lưu vị đắng mạnh, vị men, chua nhẹ, nhạt nhẽo
1 Không có vị đặc trưng của bia, không tinh khiết rõ, chua
0 Vị chua rõ, có vị và lưu vị lạ
Vai trò đánh giá cảm quan trong sản xuất thực phẩm
1.Vai trò đánh giá cảm quan đối với việc đảm bảo chất lượng tại xí nghiệp và
kiểm tra chất lượng sản phẩm
• Kiểm tra chất lượng nguyên liệu
• Kiểm tra qui trình sản xuất
• Kiểm tra thành phẩm
• Kiểm tra thời gian bảo hành
• Kiểm tra chất lượng nhà nước
2.Cải tiến chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới
Để cải thiện chất lượng sản phẩm đang sản xuất hoặc đưa ra một sản phẩm
mới, trước tiên phải thực hiện bước thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, sau đó
là bước sản xuất thử tại phân xưởng hoặc sản xuất thử với số lượng ít tại xí
nghiệp.
Trong quá trình phát triển sản phẩm cần phải được đánh giá mùi vị và các đặc
tính khác. Chính hội đồng cảm quan của công ty đảm trách công việc này.
3.Ứng dụng trong nghiên cứu
Đánh giá cảm quan ứng dụng trong nghiên cứu được tiến hành ở phòng thí
nghiệm kỹ thuật của các xí nghiệp, các trung tâm nghiên cứu hoặc các
Trường,Viện … Mục đích nhằm phát hiện những ưu và nhược điểm của sản
phẩm để cải tiến công thức pha chế, qui trình công nghệ hoặc tìm sản phẩm
mới.
4.Ứng dụng trong huấn luyện
Nhằm đào tạo chuyên gia, luyện tập các giác quan, thông thạo các phương
pháp và thao tác, xử lý kết quả nhanh chóng.
5.Ứng dụng trong thăm dò
• Xác định thị hiếu người tiêu dùng.
• Phát hiện sự sai biệt.
• Sai biệt ưu tiên.
• Chọn mẫu hoặc qui trình tốt nhất.
• Xác định mức độ khuyết tật.
Chương 4: Điều Kiện Tổng Quát Để Tiến Hành Đánh Giá Cảm
Quan
Phòng chuẩn bị mẫu
Phòng chuẩn bị mẫu thường được xây dựng ăn thông với phòng cảm quan và
có kính để quan sát hoạt động trong phòng cảm quan.
Phòng được thiết lập theo nguyên tắc phòng thí nghiệm hoá. Yêu cầu phòng
phải sạch, không có cống rãnh hoặc có hoá chất bốc mùi lạ và cần có hệ thống
thông gió để thổi mùi ra ngoài.
Vách,tường,mặt bàn….lát gạch men hoặc bọc nhựa trắng.
Có trang bị những dụng cụ và thiết bị cần thiết cho việc chuẩn bị và bảo quản
mẫu như cân phân tích, cân đồng hồ, bếp điện, tủ sấy, tủ lạnh,dụng cụ thuỷ
tinh, dụng cụ cảm quan ….
Phòng cảm quan
Phòng cảm quan có yêu cầu tường không quét vôi màu, chỉ quét vôi màu trắng,
chỉ dùng ánh sáng trắng hoặc ánh sáng tự nhiên, nhưng không để mặt trời
chiếu thẳng vào phòng. Không được sắp xếp đồ đạt linh tinh. Ngoài ra cần đảm
bảo yên tĩnh và có điều kiện thông khí dễ dàng. Nhiệt độ phòng 20 ± 20C, độ
ẩm không khí 75 ÷ 90 %.
Cảm quan viên phải được làm việc trong khoảng không gian thoải mái, không bị
bất cứ ảnh hưởng gì về mùi vị, tiếng ồn, ánh sáng từ bên ngoài.
Chỉ trang bị trong phòng cảm quan các thứ cần thiết cho việc đánh giá với
nguyên tắc là đồng nhất cho mọi người, hạn chế tối đa sự chú ý gây mất tập
trung cho cảm quan viên như không lắp đặt hệ thống điện thoại và các phương
tiện giải trí.
Phòng có thể sắp xếp theo các sơ đồ sau :
Hình 4.1: Sơ đồ bố trí phòng cảm quan
1. Cửa chính
2. Bàn cảm quan
3. Bàn chủ tịch hội đồng
4. Cửa sổ
Phòng họp
Có thể bố trí ngay cạnh phòng cảm quan.
Là nơi để các thành viên nghỉ ngơi, bồi dưỡng,chờ đợi và nghe sinh hoạt.
Có thể trang trí thanh nhã gây cảm giác thoải mái cho mọi người hoặc có thể
trưng bày các mẫu chuẩn hoặc các hình ảnh về sản phẩm.
Dụng cụ cảm quan
Yêu cầu dụng cụ cung cấp cho những kiểm nghiệm viên phải giống nhau hoàn
toàn về màu sắc, vật liệu, hình dáng, kích thước để đảm bảo cho các mẫu được
đồng nhất. Dụng cụ cung cấp phải sạch sẽ, không được sử dụng xà bông thơm
để giặt, rửa dụng cụ. Trước khi sử dụng các dụng cụ này phải được kiểm tra
trước,hoàn toàn không có mùi vị lạ.
Thông thường các dụng cụ thủy tinh sử dụng cho đánh giá cảm quan là các
dụng cụ bằng thủy tinh không màu.
Mẫu và chuẩn bị mẫu
1.Số mẫu và lượng mẫu
Nếu không có qui định gì khác, số mẫu được đánh giá trong một buổi không nên
quá 10 mẫu.
Về số lượng mẫu, theo nguyên tắc chung là đủ cho các kiểm nghiệm viên đánh
giá tất cả các chỉ tiêu theo qui trình cảm quan cho mỗi loại sản phẩm.
2.Bao gói
Việc bao gói phải theo các qui định của từng sản phẩm nhằm bảo vệ chất lượng
của mẫu trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Ngoài bao bì phải có nhãn ghi rõ tên, loại sản phẩm và các chi tiết cần thiết
khác.
3.Vận chuyển và bảo quản
Vận chuyển và bảo quản phải theo các qui định của từng sản phẩm nhằm bảo
đảm tình trạng chất lượng của mẫu không được biến đổi cho đến khi đánh giá
cảm quan.
Thông thường mẫu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thường,
không có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng, không vận chuyển chung những sản
phẩm có mùi mạnh với nhau.
Đối với các sản phẩm đông lạnh và sản phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ cao, phải chú
ý đến yêu cầu về nhiệt độ của dụng cụ chứa mẫu và bảo quản mẫu cho đến khi
đánh giá. Ngoài ra cần có thời gian ổn định sản phẩm.
4.Chuẩn bị mẫu
Chuẩn bị mẫu để đánh giá cảm quan phải theo qui định đối với từng loại sản
phẩm.
Phải loại bỏ tất cả các thông tin, ký hiệu trên bao bì hoặc trên sản phẩm nếu có
thể được.
5.Làm vệ sinh bao bì
Mục đích của việc làm vệ sinh bao bì trước khi chuẩn bị mẫu là để tránh bụi
hoặc tạp chất rơi vào sản phẩm trong quá trình chuẩn bị.
6.Trộn mẫu
Tùy từng loại sản phẩm, chỉ tiêu đánh giá và qui định trong tiêu chuẩn mà việc
chuẩn bị mẫu khác nhau.
Đối với các chỉ tiêu cần đánh giá trên một mẫu chung. Ví dụ màu sắc, độ đồng
đều về hình thái … tiến hành mở các đơn vị bao gói, đấu chung sản phẩm lại
với nhau, trộn nhẹ bày lên khay hoặc cốc thuỷ tinh và chuyển cho kiểm nghiệm
viên.
Khi cần thiết chia mẫu đánh giá ra thành nhiều phần nhỏ cần lưu ý lượng mẫu
chia cho các kiểm nghiệm viên phải bằng và giống nhau. Những mẫu lớn phải
được cắt nhỏ trước khi chia.
7.Ghi mã số
Mục đích của việc ghi mã số là để loại bỏ thành kiến của các thành viên đối với
sản phẩm khi đánh giá.
Mã số được ghi gồm 3 chữ số dựa theo bảng số ngẫu nhiên. Mỗi mẫu đánh giá
có một mã riêng biệt, ngay cả trên hai mẫu giống nhau.
8.Phân nhóm và xếp thứ tự mẫu
Thông thường, các kiểm nghiệm viên đánh giá các mẫu theo thứ tự sắp xếp
như sau :
• Sản phẩm tốt trước, xấu sau.
• Có mùi ít trước, mùi nhiều sau.
• Lưu vị ít trước, nhiều sau.
• Độ ngọt, độ mặn, độ béo, độ rượu … tăng từ thấp đến cao.
Tuy nhiên ngày nay, người ta phục vụ mẫu cho kiểm nghiệm viên theo ngẫu
nhiên để tránh định kiến của các kiểm nghiệm viên đối với sản phẩm.
9.Mẫu chuẩn để so sánh
Mẫu chuẩn là mẫu làm chuẩn để so sánh, có thể là một ảnh chụp, sản phẩm
tươi, sản phẩm cấp đông … mẫu chuẩn có thể là mẫu được chế tạo để đạt yêu
cầu lý tưởng trong tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc là một mẫu bình thường đã được
hội đồng đánh giá các chỉ tiêu và điểm được xem là chuẩn.
10.Trình bày mẫu
Các mẫu trình bày cho những kiểm nghiệm viên càng đồng đều, càng giống
nhau càng tốt.
Lượng mẫu cho mỗi người phải bằng nhau và thường chiếm đến 1/3 ÷ 1/2 thể
tích vật chứa.
Thanh vị
Thanh vị là làm cho cảm giác trở lại trạng thái sạch. Tùy theo sản phẩm đánh
giá, có thể sử dụng các chất thanh vị khác nhau
Bồi dưỡng độc hại
Kiểm nghiệm viên có thể bị giảm sức khoẻ do thử một số sản phẩm có tính độc
hại như rượu, thuốc lá … Do đó, nên có chế độ ăn uống nhằm bồi dưỡng sức
khoẻ cho kiểm nghiệm viên sau khi làm việc, và nếu có thể thì tìm biện pháp
trung hoà một phần chất có hại cho sức khoẻ.
Kiểm nghiệm viên
Yêu cầu cần có của thành viên trong hội đồng đánh giá cảm quan :
• Phải qua huấn luyện.
• Am hiểu sản phẩm.
• Kiểm tra một cách trung thực và khách quan.
• Có kiến thức chuyên môn, kiến thức phân tích cảm quan, am hiểu công
nghệ sản xuất sản phẩm được kiểm tra.
• Có khả năng phát hiện được sự khác nhau giữa nhũng tính chất cảm
quan.
• Nhiệt tình và có sức khoẻ.
Riêng Chủ tịch hội đồng cần có kiến thức chuyên môn rộng, hiểu biết, có kinh
nghiệm, có uy tín trong ngành và có khả năng lý luận, dám chịu trách nhiệm
trong quá trình kiểm tra.
Phụ lục
1. Môi trường lactose
Cao thịt
bò
Pepton
3,0
5,0
g
g
Lactose
Nước cất
5,0
1.000
g
ml
Điều chỉnh pH tới 6,8. Phân vào các ống nghiệm lên men. Tiệt khuẩn 15 phút ở
121oC.
2. Môi trường lactose đặc
Nước thịt
bò
Nước dạ
dày
Lactose
Nước cất
600
200
10,0
200
ml
ml
g
ml
Toàn bộ đun sôi, lọc trong, điều chỉnh pH = 7,20. Phân phối ra ống nghiệm
10ml.Trong có ống Durham thanh trùng ở 110oC trong 30 phút.
3. Môi trường lactose loãng
Nước thịt
bò
Nước dạ
dày
Lactose
Nước cất
300
100
5,0
600
ml
ml
g
ml
Pha chế như canh thang lactose loãng.
4. Môi trường pepton đặc
Nước dạ
dày
Muối
1.000
5,0
ml
g
5. Môi trường pepton loãng
Nước dạ
dày
Nước cất
Muối
1.500
500
5,0
ml
ml
g
6. Môi trường Uynsơn - Ble
Thạch
thường
Glucose
1,0
20
lít
g
Đun thạch và glucose tan đều .Phân phối 200ml vào mỗi ống.Hấp thanh trùng ở
110oC trong 30 phút.
7. Môi trường Kessler Sewnariol
Mật bò
(muối mật
4,25g)
Pepton
Lactose
Nước cất
30
10
10
1.000
ml
g
g
ml
Điều chỉnh pH = 7,4. Phân vào các ống nghiệm có ống Durham tiệt khuẩn 30
phút ở 121oC.
8. Môi trường nước pepton có kali telurit
Pepton bột
Lactose
Kali
hydrophotph
at
Nước cất
5
5
5
1.000
g
g
g
ml
Điều chỉnh pH khoảng 7,20 ÷ 7,40.
9. Môi trường sữa pha xanh metylen (Sherman)
Lấy 2 ống nghiệm,cho vào đó 10ml sữa vô trùng (hấp ở 110oC trong 30 phút).
Cho vào ống thứ nhất 1 giọt, ống thứ hai 10 giọt dung dịch xanh metylen 1%.
Nuôi ở 37oC trong 24 ÷ 48 giờ theo dõi sự thay đổi màu của xanh metylen.
10. Môi trường Saburo - glucose
Pepton
NaCl
Thạch
Nước cất
10
20
20
1.000
g
g
g
ml
11. Môi trường khoai tây – carot (P.C)
Bột carot
Bột khoai
tây
Thạch
Nước
thường
20
20
20
1.000
g
g
g
ml
12. Môi trường mạch nha
Bột mạch 200 g
nha
Nước cất
1.000 ml
Cho nhiệt lên 45oC,nâng nhiệt dần lên 70oC giữ trong 10 phút. Đường hóa và
lọc. Phân phối, thanh trùng.
13. Môi trường phát hiện H2S
Pepton
NaCl
Lactose
Glucose
Natri
hyposunfit
Sắt và
amon
sunfat
Phenol đỏ
0,2%
Thạch
Nước cất
20
5
10
1
0,2
0,2
10
13
1.000
g
g
g
g
g
g
ml
g
ml
14. Môi trường tạo thành indol
Polypepton
KNO3
NaCl
Nước
10
1
5
1.000
g
g
g
ml
Điều chỉnh pH = 7,6
15. Nước muối
NaCl
nước cất
8,5
1.000
g
ml
Điều chỉnh pH tới 7,0 .Tiệt khuẩn trong 20 phút ở 121oC
16. Môi trường sinh nha bào (gelatin dinh dưỡng 3% muối)
Pepton
Cao thịt bò
Gelatin
NaCl
5,0
3,0
120
30
g
g
g
g
Nước cất 1.000 ml
Điều chỉnh pH tới 7,20. Chia vào mỗi ống 5ml.Tiệt khuẩn trong 15 phút ở
121oC.
17. Thạch dinh dưỡng
Cao thịt bò
Pepton
Thạch
Nước cất
3,0
5,0
15,0
1.000
g
g
g
ml
Điều chỉnh pH tới 7,0. Tiệt khuẩn trong 20 phút ở 121oC.
18. Thạch dinh dưỡng mềm
Cao thịt bò
Pepton
Thạch
Nước cất
3,0
5,0
8,0
1.000
g
g
g
ml
Điều chỉnh pH tới 7,0. Tiệt khuẩn trong 20 phút ở 121oC.
19. Môi trường thạch mềm 3% muối
Cao thịt bò
Pepton
Thạch
NaCl
Nước cất
3,0
10,0
4,0
30,0
1.000
g
g
g
g
ml
Điều chỉnh pH tới 7,4. Phân vào các ống nghiệm nhỏ . Tiệt khuẩn trong 15 phút
ở 121oC.
20. Thạch Endo
Trypcase
hoặc trypton
Muối mật
số 3
Lactose
Dikali hydro
photphat
Thạch
Natri sunfit
20,0
1,5
5,0
3,5
15,0
2,5
0,5
1.000
g
g
g
g
g
g
g
ml
Bazơ fucsin
Nước cất
Điều chỉnh pH tới 7,40 .Tiệt khuẩn 15 phút ở 121oC, rót vào các hộp petri, mỗi
hộp 15ml.
21. Thạch EMB
Pepton
Lactose
Dikali hydro
photphat
Thạch
Nước cất
10,0
10,0
2,0
15,0
1.000
g
g
g
g
ml
Eozin Y dung dịch 2%
Xanh metylen dung dịch 0,15%
Điều chỉnh pH tới 7,1 ÷ 7,2. Chia vào các bình, mỗi bình 100ml. Tiệt khuẩn 15
phút ở 121oC. Trước khi dùng đun chảy và cho vào mỗi bình 2ml dung dịch
Eozin Y dung dịch 2%; 4,3ml dung dịch xanh metylen 0,15%.
Phần II: Đánh Gía Chất Lượng Thực Phẩm Bằng
Phương Pháp Hoá Lý
Chương 5: Phương Pháp Lấy Mẫu Phân Tích
Mục đích kiểm nghịêm
Kiểm nghiệm hóa lý thực phẩm nhằm xác định :
• Thực phẩm có đáp ứng các tiêu chuẩn hóa học về phẩm chất và thành
phần dinh dưỡng theo đúng như quy định .
• Thực phẩm có đáp ứng các tiêu chuẩn hóa học về vệ sinh, hư hỏng hoặc
bị biến chất.
Kiểm nghiệm hóa lý thực phẩm chỉ là một khâu trong công tác kiểm nghiệm
thực phẩm nói chung,để xác định chính xác phẩm chất và chất lượng thực
phẩm cần phân tích trạng thái cảm quan và vi sinh vật.
Sơ đồ lấy mẫu phân tích
Hình 5.1: Sơ đồ lấy mẫu phân tích
Các định nghĩa
1. Lô sản phẩm
Là một số lượng nào đó của cùng một loại sản phẩm, với cùng một loại bao gói
được giao nhận cùng một lúc.
2. Đơn vị bao gói
Là dạng bao gói trực tiếp lặp lại trong lô (thùng, bao, hộp, lọ,…)
3. Mẫu ban đầu
Là một phần của lô sản phẩm được lấy đồng thời ở cùng một chỗ của sản phẩm
không bao gói hay từ một chỗ của một đơn vị bao gói.
4. Mẫu riêng
Là một phần của lô sản phẩm bao gồm tất cả các mẫu ban đầu của cùng một
đơn vị bao gói.
5. Mẫu chung
Là một phần của lô sản phẩm gộp từ tất cả các mẫu ban đầu chọn từ một lô.
6. Mẫu trung bình thí nghiệm
Là mẫu được chuẩn bị từ mẫu chung nhằm tiến hành các nghiên cứu thí
nghiệm. Mẫu phải được bao gói và bảo quản trong những điều kiện cần thiết để
đảm bảo mẫu không bị thay đổi những tính chất cần xác định.
7. Nhóm đơn vị bao gói
Tùy theo độ lớn của một đơn vị bao gói, chia các đơn vị bao gói thành 3 nhóm :
• Nhóm thứ nhất : là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói không vượt quá
độ lớn của một mẫu trung bình thí nghiệm.
• Nhóm thứ hai : là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói lớn hơn độ lớn
của một mẫu trung bình thí nghiệm nhưng không vượt quá 3 lần độ lớn
của mẫu trung bình thí nghiệm.
• Nhóm thứ ba : là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói lớn hơn 3 lần độ
lớn của mẫu trung bình thí nghiệm.
Cách lấy mẫu
1. Trường hợp sản phẩm được bao gói
• Từ lô hàng được nghiên cứu lấy ra những bao gói một cách ngẫu nhiên.
• Từ những bao gói đã được lấy ra, lấy ra những mẫu ban đầu.
• Từ những mẫu ban đầu gộp thành mẫu riêng.
• Từ mẫu riêng gộp thành mẫu chung.
• Từ mẫu chung lấy ra một mẫu trung bình thí nghiệm.
2. Trường hợp sản phẩm không được bao gói
• Từ lô hàng được nghiên cứu lấy ra những mẫu ban đầu.
• Từ những mẫu ban đầu gộp thành mẫu chung.
• Từ mẫu chung lấy ra một mẫu trung bình thí nghiệm.
Độ lớn mẫu
1. Nguyên tắc chung
Mẫu ban đầu, mẫu riêng, mẫu chung phải càng lớn khi thành phần của sản
phẩm càng kém đồng nhất.
2. Độ lớn của mẫu ban đầu
Độ lớn tối thiểu của mẫu ban đầu được qui định như sau :
Bảng 5.1: Độ lớn của mẫu
Dạng sản phẩm
Sản phẩm không
đồng nhất; sản
phẩm không đồng
nhất không bao gói
Tất cả sản phẩm
nhóm 1 và 2; sản
phẩm đồng nhất
nhóm 3; sản phẩm
đồng nhất không
bao gói
Sản phẩm lỏng và sệt 500ml 100ml
Sản phẩm mỡ và bột
nhão
Cỡ hạt < 1mm
Cỡ hạt < 10mm
Cỡ cục 10 ÷ 50mm
Cỡ cục > 500mm (*)
500g
500g
1.000g
4.000g
10.000g
100g
100g
200g
1.000g
2.500g
(*) - mẫu ban đầu không được ít hơn 5 cục sản phẩm.
3. Độ lớn mẫu chung
Độ lớn mẫu chung bằng tổng số mẫu ban đầu và đủ để chuẩn bị mẫu trung bình
thí nghiệm.
4. Độ lớn mẫu trung bình thí nghiệm
Độ lớn mẫu trung bình thí nghiệm bao gồm một lượng đủ để tiến hành tất cả
các nghiên cứu, với mỗi nghiên cứu riêng biệt được tiến hành ba lần.
Nguyên tắc sử dụng các chất chỉ thị màu
• Trung hòa bazơ yếu bằng acid mạnh dùng chỉ thị màu chuyển màu trong
vùng pH < 7,0
• Trung hòa acid yếu bằng bazơ mạnh dùng chỉ thị màu chuyển màu trong
vùng pH > 7,0
• Trung hòa acid mạnh bằng bazơ mạnh dùng chỉ thị màu chuyển màu
trong vùng pH = 4 ¸ 10.
Bảng 5.2 : Bảng các khoảng pH và vùng chuyển màu của các chất chỉ thị màu
STT Tên Dung môi Nồng độ
pH đổi
màu Vùng đổi màu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Metyl tím
Thymol xanh
Tropeolin 00
Metyl tím
Dimetyl vàng
Metyl da cam
Bromophenol
xanh
Congo đỏ
Bromoeresol lục
Alizarin đỏ
Metyl đỏ
Lacmoil
Bromoeresol đỏ
nước
nước + kiềm
nước
nước
cồn 90o
nước
cồn + nước
cồn + nước
cồn 20o
nước
cồn 90o
cồn 90o
cồn + nước
cồn 20o
0,10
0,05
0,10
0,10
0,10
0,10
0,10
0,10
0,02
0,10
0,1÷0,2
0,10
0,10
0,10
0,1 ÷ 1,5
1,2 ÷ 2,8
1,3 ÷ 3,2
1,5 ÷ 3,2
2,9 ÷ 4,0
3,0 ÷ 4,4
3,0 ÷ 4,6
3,0 ÷ 5,2
3,8 ÷ 5,4
3,7 ÷ 5,2
4,2 ÷ 6,3
4,0 ÷ 6,4
5,2 ÷ 6,8
6,0 ÷ 7,6
vàng - lục
đỏ - vàng
đỏ - vàng
lục - tím
đỏ da cam - vàng
đỏ - vàng
vàng - xanh
tím xanh - tím đỏ
vàng - xanh
vàng - tím
đỏ - vàng
đỏ - xanh
vàng nhạt -tím đỏ
vàng - xanh
15
16
17
18
19
20
21
22
23
tía
Bromothymol
xanh
Đỏ trung tính
Phenol đỏ
Crezol đỏ a -
naphtolftalein
Thymol xanh
Phenolftalein
Thymolftalein
Alizarin vàng
Da cam G
nước+
a.acetic
nước + kiềm
nước + kiềm
cồn 50o
nước + kiềm
cồn 90o
cồn 90o
nước
nước
0,10
0,04
0,04
0,10
0,05
1,00
0,10
0,10
0,10
6,8 ÷ 8,0
6,8 ÷ 8,4
7,2 ÷ 8,8
7,3 ÷ 8,7
8,0 ÷ 9,6
8,2 ÷ 9,6
9,3 ÷ 10,5
10,1 ÷ 12,1
11,5÷ 14,0
đỏ - vàng
vàng - đỏ
vàng - đỏ nâu
hồng nhạt -xanh
lục
vàng - xanh
không màu - đỏ
không màu - xanh
vàng - tím hồng
vàng - đỏ tím
hồng
Chương 6: Kiểm Nghiệm Một Số Thực Phẩm Động Vật Và Dầu
Mỡ
Kiểm nghiệm thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt
1. Kiểm nghiệm thịt tươi
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• pH thịt và nước thịt
• Định tính NH3
• Định lượng NH3
• Định tính H2S
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
1.1. Phản ứng giấy quỳ
Dùng dao không rỉ cắt một nhát trong miếng thịt, đặt vào vết cắt 2 miếng giấy
quỳ (1 xanh, 1 đỏ), gập vết cắt lại, để yên trong 20 phút. Mở vết cắt ra, đọc kết
quả trên 2 miếng giấy quỳ :
• Nếu cả 2 miếng giấy quỳ đều đỏ : thịt có phản ứng acid (thịt tươi).
• Nếu cả 2 miếng giấy quỳ đều xanh : thịt có phản ứng kiềm (thịt kém tươi).
• Nếu màu của 2 miếng giấy quỳ không đổi : thịt có phản ứng trung tính.
1.2. pH nước thịt
Thịt sau khi loại bỏ các tổ chức liên kết và mỡ, được băm nhỏ và cân lấy 10
gam thịt, ngâm với 100ml nước cất trung tính trong khoảng thời gian 10 phút.
Thỉnh thoảng lắc đều. Lọc qua giấy lọc và tiến hành xác định pH dịch lọc bằng
pH mét hoặc thang so màu .
1.3. Định tính NH3 ( phản ứng EBE)
Nguyên lý : NH3 tự do có trong miếng thịt kết hợp với HCl trong môi trường HCl
hình thành một lớp khói trắng NH4Cl theo phản ứng :
NH3 + HCl = NH4Cl (khói trắng)
1.4. Định lượng NH3 tự do
Nguyên lý : đẩy muối amoni ra thể tự do bằng chất kiềm mạnh. Dùng hơi nước
kéo amoniac đã được giải phóng ra thể tự do sang bình chuẩn độ và định lượng
bằng dung dịch H2SO4 0,1N
1.5. Định tính H2S (hydrosulfur )
Nguyên lý : H2S kết hợp với acetat chì cho sulfur chì có màu đen theo phản ứng
:
H2S + Pb(CH3COO)2 = PbS + 2CH3COOH
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.1 : Chỉ tiêu hóa lý của thịt tươi, thịt ôi
Chỉ tiêu Thịt tươi Thịt kém tươi, ôi
Phản ứng giấy quỳ
pH nước thịt
Phản ứng EBE
Phản ứng H2S
Hàm lượng NH3
acid
5,4 ÷ 6,4
âm hoặc dương tính
âm tính
8 ÷ 18mg/100g thịt
kiềm
> 6,5
dương tính
dương tính
20 ÷ 45mg/100g thịt (>
45mg/100g thịt : thịt ôi)
2. Kiểm nghiệm thịt ướp lạnh
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.2: Chỉ tiêu hóa lý của thịt ướp lạnh
Chỉ tiêu Thịt ướp lạnh
Phản ứng giấy quỳ
Phản ứng EBE
Phản ứng H2S
Hàm lượng NH3
acid
âm tính
âm tính
≤ 40mg/100g thịt
3. Kiểm nghiệm lạp sưởng
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.3 : Chỉ tiêu hóa lý của lạp sưởng
Chỉ tiêu Lạp sưởng
Độ chua
Độ ẩm
Hàm lượng muối NaCl
Hàm lượng nitrat
Phản ứng giấy quỳ
Phản ứng EBE
Phản ứng H2S
Hàm lượng NH3
pH nước thịt
10
20 ÷ 30g/100g
3 ÷ 5%
≤ 20mg NO3-/100g
acid
âm tính
âm tính
≤ 45mg/100g thịt
6,0 ÷ 6,2
4. Kiểm nghiệm viên canh
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.4: Chỉ tiêu hóa lý của viên canh
Chỉ tiêu Viên canh
Độ ẩm
Độ chua
Hàm lượng NaCl
Hàm lượng nitơ toàn phần
5%
4,5
58g/100g
3 ÷ 5g/100g
5. Kiểm nghiệm thịt gia cầm
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.5 : Chỉ tiêu hóa lý của thịt gia cầm
Chỉ tiêu Thịt gia cầm
Phản ứng EBE
Phản ứng H2S
Hàm lượng NH3
âm tính
âm tính
≤ 12mg/100g thịt ( ≤ 35mg/100g thịt bảo
quản lạnh)
Kiểm nghiệm cá và các sản phẩm chế biến từ cá
1. Kiểm nghiệm cá tươi
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.6 : Chỉ tiêu hóa lý của cá tươi,cá ươn
Chỉ tiêu
Cá tươi dùng
để ăn & chế
biến
Cá thường dùng
để ăn Cá ươn
Phản ứng giấy
quỳ
Phản ứng EBE
Phản ứng H2S
Hàm lượng NH3
acid
âm tính
ấm tính
< 22mg/100g cá
acid
âm hoặc dương
tính
có thể dương tính
≤ 35mg/100g cá
kiềm
dương tính
dương tính rõ
> 40mg/100g
cá
2. Kiểm nghiệm cá khô
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả
Bảng 6.7: Chỉ tiêu hóa lý của cá khô
Chỉ tiêu Cá khô
Độ ẩm
Phản ứng H2S
Hàm lượng NH3
Hàm lượng NaCl
Tỷ lệ cát
≤ 35%
âm tính hoặc dương tính nhẹ
70 ÷ 80mg/100g chất khô
≤ 25%
≤ 0.3%
3. Kiểm nghiệm bột cá
♦ Yêu cầu và phương pháp tương tự như kiểm nghiệm thịt tươi.
♦ Đánh giá kết quả :
Bảng 6.8 : Chỉ tiêu hóa lý của bột cá
Chỉ tiêu Bột cá
Độ ẩm
Hàm lượng protid
Hàm lượng lipid
Hàm lượng tro
5 ÷ 14%
> 70%
4g
≤ 20%
Kiểm nghiệm tôm tép và các sản phẩm chế biến từ tôm tép
1. Kiểm nghiệm tôm tươi
Ngay sau khi đánh bắt,tôm được bảo quản lạnh bằng nước đá (tỷ lệ 1 đá/ 1
tôm),trong thùng tôn hoặc thùng nhựa cách nhiệt. Trường hợp bảo quản tôm
trong cần xé (sọt) phải có lớp cách nhiệt quanh cần xé bằng lá tràm, lá dừa
nước…Tỷ lệ bảo quản 2 đá/ 1 tôm.
Nhiệt độ bảo quản tôm nguyên liệu trong khoảng từ +5oC đến -5oC,dùng làm
nguyên liệu chế biến sản phẩm đông lạnh xuất khẩu. Thời gian bảo quản càng
ngắn càng tốt,nhưng không quá 72 giờ. Tôm tươi được phân nhóm theo loài và
cở : hạng đặc biệt, hạng 1 và hạng 2
2. Kiểm nghiệm tôm khô
Bảng 6.9 : Chỉ tiêu hóa lý của tôm khô
Chỉ tiêu Yêu cầu
Hàm lượng muối NaCl ,g/kg
Hàm lượng nước ,g/kg
30
160 ÷ 180
3. Kiểm nghiệm mắm tôm
Mắm tôm được sản xuất thành các loại : mắm tôm đặc, mắm tôm lỏng loại
1(sệt), mắm tôm lỏng loại 2 .
Bảng 6.10 : Chỉ tiêu hóa lý của mắm tôm
Chỉ tiêu Mắm tôm đặc
Mắm
tôm
lỏng
loại
1(sệt)
Mắm
tôm
lỏng
loại 2
Hàm lượng nitơ toàn phần, g/kg
Hàm lượng nitơ dưới dạng amniac, g/kg
Hàm lượng muối NaCl, g/kg
Hàm lượng nước , g/kg
Cát sạn, g/kg
26
5
370
500
3,0
20
4
300
600
2,0
16
4
250
700
1,5
Kiểm nghiệm trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng
1. Kiểm nghiệm trứng tươi
1.1.Tỷ trọng
Biết được tỷ trọng của trứng có thể biết được độ tươi của quả trứng bằng cách
thả trứng vào dung dịch nước muối 10% .
1.2. Thử nghiệm lắc:
Cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc.
1.3.Thử ngiệm soi
Nắm quả trứng trong bàn tay, chỉ để hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào trứng ở một
phía, còn phía kia soi trên một nguồn sáng (có thể là ánh sáng mặt trời hoặc
ánh sáng của ngọn đèn điện).
♦ Kết quả kiểm nghiệm
Bảng 6.11: Yêu cầu của trứng khi thử nghiệm soi
Loại
trứng Yêu cầu
Trứng
tươi
- Soi thấy màu hồng trong suốt, với một chấm hồng ở giữa. - Túi khí có
đường kính ≤ 1cm, đường bao quanh cố định, không di động. - Đập vỡ
trứng không có mùi, lòng đỏ và lòng trắng riêng biệt. Lòng trắng màu
tươi đồng đều. Lòng đỏ màu vàng nhạt đến vàng đỏ đồng đều, dai,
chắc. Khi đổ ra bát không bị vỡ, giữ nguyên hình cầu hoặc hơi xẹp
xuống. -Thả vào dung dịch nước muối 10%, trứng rơi xuống đáy. -Thử
nghiệm lắc không thấy có tiếng kêu.
Trứng
để lâu
- Soi thấy có vết màu đỏ với nhiều đường vân. - Túi khí rộng hơn,đường
kính từ 1,5 ÷ 2,5cm, đường bao quanh di động. - Đập vỡ có mùi không
tươi. Lòng trắng hơi vàng. Lòng đỏ nhạt màu hơn, kém dai, kém chắc
hơn. Khi đỗ ra bát xẹp xuống, nhưng vẫn giữ nguyên hình tròn. - Thả
vào dung dịch nước muối 10%, trứng nổi lơ lửng trong dung dịch, hoặc
nổi lên trên mặt dung dịch. - Thử nghiệm lắc thấy có tiếng kêu nhẹ.
Trứng
hỏng
- Soi thấy màu sắc không đồng đều, do lòng đỏ bị vỡ, dính vào vỏ. Có
thể có màu xám do trứng đã quá hỏng, hình thành H2S. - Khi đập vỡ,
trứng có mùi chua hoặc mùi hôi, thối, lòng đỏ vỡ dính vào vỏ, hoặc chảy
thành nước tùy theo mức độ hỏng ít hoặc nhiều.
Trứng
thối
- Soi thấy đục. - Vỏ ngoài màu xám, có vân, mùi thối từ lỗ của vỏ trứng
tỏa ra rất khó chịu.
Trứng
mốc
- Soi thấy có những vết nâu, nối tiếp nhau bởi những vân cùng màu nâu,
phần lớn tập trung trong túi khí. - Mùi mốc đặc biệt.
2. Kiểm nghiệm trứng muối
Trứng muối hay trứng mặn là trứng tươi, rửa sạch, ngâm nước muối hoặc bao
bởi một lớp tro sạch trộn với muối.
Trứng muối luộc có lòng trắng mịn, mềm, không có đốm, lòng đỏ trứng có màu
vàng sẵm, có vị béo và độ mặn vừa phải, phản ứng H2S âm tính.
3. Kiểm nghiệm bột trứng
Bột trứng gồm ba loại:bột lòng đỏ trứng, bột lòng trắng trừng, bột trứng toàn
phần.
3.1.Xác định độ hoà tan
3.2. Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷ 105oC trên
khoảng 10g bột trứng.
3.3.Xác định hàm lượng chất béo
Sử dụng bằng phương pháp Soxlet trên khoảng 5g bột trứng, nhưng dùng
clorofooc làm dung môi chiết xuất (không dùng ete)
3.4.Xác định hàm lượng acid béo tự do
Chiết suất chất béo bằng phương pháp Soxlet, với benzen trung tính làm dung
môi hoà tan (không dùng ete).
Hàm lượng acid béo tự do tính bằng acid oleic/100g bột trứng:
[(0,0141 x n x 100)] /P
Trong đó:
• n: là số ml dung dịch KOH 0,05N sử dụng để chuẩn độ mẫu bột trứng
• P:là số g bột trứng cân để chuẩn độ
• 0,0141 là số g acid oleic tương đương với 1ml KOH 0,05N
♦ Đánh giá kết quả:
• Bột trứng tốt hoà tan hoàn toàn.
• Bột lòng đỏ trứng có độ ẩm không quá 4%.
• Bột trứng toàn phần có độ ẩm không quá 4,5% .
• Bột lòng trắng trứng không quá 7%.
• Hàm lượng chất béo không được dưới 60% đối với bột lòng đỏ trứng;
không được dưới 42% đối với bột trứng toàn phần.
• Hàm lượng acid béo tự do trong bột trứng không được quá 5,6g acid
oleic/100g.
Chương 7: Kiểm Nghiệm Một Số Thực Phẩm Thực Vật Và Ngũ
Cốc
Kiểm nghiệm ngũ cốc và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc
1. Kiểm nghiệm gạo
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ ẩm
• Độ chua
• Tỷ lệ hạt gãy, hạt vàng, hạt lép, tạp chất khác (thóc lẫn, sâu bọ,…)
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
1.1.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô ở 100 ÷ 105oC.
1.2. Xác định độ chua
Định nghĩa: độ chua là thể tích (ml) dung dịch NaOH 1N dùng để trung hòa tổng
lượng acid tự do có trong 100g gạo.
1.3. Xác định tỷ lệ hạt gãy, hạt vàng, hạt lép, tạp chất
Sau khi trộn đều, cân 10g gạo cho vào khay đen, quan sát, nhặt hạt gãy, hạt
vàng, hạt lép, tạp chất riêng ra từng loại. Cân tính phần trăm mỗi loại tạp chất.
Thực hiện nhiều lần và tính kết quả theo giá trị trung bình.
Gạo bình thường có tỷ lệ hạt gãy không lớn hơn 30%.
♦ Đánh giá kết quả
Mẫu gạo tốt khi:
• Độ ẩm ≤ 14%.
• Độ chua ≤ 4.
• Các chỉ tiêu về % gạo gãy, hạt vàng, hạt lép,...tùy những qui cách cụ thể
2. Kiểm nghiệm bột mì
Bột mì là sản phẩm của quá trình sàng lọc và xay xát hạt lúa mì tiêu mạch
Triticut vulgarae. Tùy theo tỷ lệ xay xát, người ta chia bột thành 4 loại.
Bảng 7.1: Phân loại bột mì
Loại bột Tỷ lệ xay xát(%) Hàm lượng tro(g/100g)
- Bột loại đặc biệt
- Bột loại 1
60
70
> 0,50
0,50 ÷ 0,75
- Bột loại 2
- Bột loại 3
80
90
0,75 ÷ 1,00
< 1,00
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ ẩm
• Độ chua
• Hàm lượng và phẩm chất gluten
• Hàm lượng tinh bột
• Hàm lượng tro
• Tạp chất: đất, đá, sâu mọt, kim loại
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
2.1. Định lượng gluten
Gluten là thành phần protid của bột mì gồm 2 dạng gliadin và glutenin.
Nguyên lý: dựa vào tính chất không hòa tan của gluten trong các dung dịch
muối và vón cục lại khi nhào trộn dưới vòi nước chảy trong khi các thành phần
khác tan hoặc trôi theo nước, người ta tách gluten ra và cân để xác định hàm
lượng của chúng (dạng này gọi là gluten ướt).
2.2. Khả năng hút nước của gluten
Đem sấy khô gluten ướt ở 100 ÷ 105oC đến trọng lượng không đổi thu được
gluten khô (gluten khô bằng 1/3 khốI lượng gluten ướt). Khả năng hút nước của
gluten:
X = {[(Gu -GK)] / Gu} x 100
Trong đó: Gu,GK là khối lượng gluten ướt và gluten khô.
2.3. Định lượng tinh bột thật
Nguyên lý: Sau khi loại rửa các tạp chất bằng cồn và eter, tinh bột được hòa tan
trong dung dịch acid HCl và được kết tủa bằng cồn 96o. Rửa sạch, cân từ đó
tính ra hàm lượng tinh bột trong nguyên liệu.
2.4.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷ 105oC cho đến
khối lượng không đổi trên khoảng 10g bột mì cân chính xác.
2.5. Xác định độ chua
Định nghĩa: độ chua của bột mì là thể tích (ml) dung dịch NaOH 1N dùng để
trung hòa hết các acid có trong 100g bột với chỉ thị màu là phenolftalein.
2.6.Xác định các tạp chất sắt
Các tạp chất sắt bao gồm sắt vụn và sắt mảnh. Dùng một thanh nam châm to
hai đầu bọc giấy bóng tráng mỏng, đưa đi đưa lại đều khắp bề mặt bột.
2.7.Xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung thành tro trắng 550 ÷ 600oC
rồi đem cân.
Hàm lượng tro (hay tổng số muối khoáng ) dùng để phân biệt các loại bột. Bột
đặc biệt có hàm lượng tro ≤ 0,50% ; bột loại 1 từ 0,5 ÷ 0,75%; bột loại 2 từ 0,75
÷ 1%; bột loại 3 trên 1%.
2.8.Xác định tỷ lệ cát
Cát là phần tro không tan trong acid clohydric
♦ Đánh giá kết quả
• Độ ẩm ≤ 14%
• Độ chua ≤ 4
• Hàm lượng gluten ướt từ 24 ÷ 30%, đôi khi >30%
• Khả năng hút nước của gluten: 60 ÷ 70%
• Hàm lượng gluten khô: 8 ÷ 10%
• Tỷ lệ cát tối đa được phép có trong bột là 0,1% tính trên chất khô.
• Các chỉ tiêu cụ thể khác tùy từng yêu cầu để xác định và kết luận.
3. Kiểm nghiệm bánh mì
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm
3.1. Xác định tỷ trọng
Tính tỷ trọng của bánh mì theo công thức sau:
d = P / V
Trong đó: P và V là trọng lượng và thể tích của mỗi khối
3.2.Xác định độ xốp
Có thể đo độ xốp của bánh mì bằng cách dựa trên tỷ lệ % dung tích của lỗ trong
bánh mì.
Độ xốp của bánh mì là: [ V - (V1 - V2) x 100]/ V
Trong đó:
• V là thể tích của khồi bánh mì (thí dụ nếu cắt đúng thì V= 3 x 3 x 3= 27ml)
• V1 là thể tích của ete dầu hỏa và bánh mì đã bóp chặt không có lỗ hõng
• V2 là thể tích của ete dầu hỏa ban đầu.
3.3. Xác định độ đàn hồi
Độ đàn hồi của bánh mì: E x 100/2 = E x 50
Trong đó:
• E là chiều dài của cạnh bị ép,sau khi bị ép.
• 2 là chiều dài khối bánh mì cắt ra
3.4.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷ 105oC đến trọng
lượng không đổi.
3.5.Xác đinh độ chua
Xác định độ chua bằng phương pháp trung hoà với dung dịch NaOH 0,1N, chỉ
thị màu là phenolftalein.
3.6.Xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung thành tro trắng, rồi cân.
♦ Đánh giá kết quả
• Tỷ trọng trung bình là 0,41
• Độ xốp từ 23 ÷ 28cm.
• Độ đàn hồi trung bình từ 97 ÷ 98
• Độ ẩm trung bình là 40 ÷ 45%. Độ ẩm trung bình của cùi là 22%. Độ ẩm
trung bình của ruột là 44%
• Độ chua không quá 5 độ.
• Hàm lượng tro không được quá 2%, gồm phần lớn là NaCl.
4.Kiểm nghiệm mì sợi,mì thanh,mì ống
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm
4.1.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm theo phương pháp sấy khô đến trọng lượng không đổi ở nhiệt
độ 100 ÷ 105oC
4.2.Xác định độ chua
Xác định độ chua bằng phương pháp trung hoà với dung dịch NaOH 0,1N, chỉ
thị màu là phenolftalein
4.3. Xác định hoá chất cho thêm vào mì
Xác định hàn the bằng phương pháp lên màu đỏ với dung dịch cồn cureuma
hoặc chuyển thành metyl borat rồi đốt để có ngọn lửa xanh lục.
Xác định các chất kiềm cho thêm vào mì bằng cách do pH dung dịch 10% với
giấy chỉ thị màu vạn năng.
4.4.Xác định phẩm màu
♦ Đánh giá kết quả
• Độ ẩm không được quá 12%.
• Độ chua không quá 4 ÷ 5 độ tuỳ theo loại, tối đa 6 độ
• Không cho phép sử dụng hàn the.
• Không được pha thêm bất cứ một loại phẩm màu nào.
5.Kiểm nghiệm đậu phụ
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm
5.1.Xác định độ chua
Độ chua của đậu phụ biểu thị bằng số ml của NaOH 0,1N cho 100g đậu.
5.2.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm trên 10g đậu phụ theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷
105oC cho đến trọng lượng không đổi.
5.3.Xác định hàm lượng protid
Xác định hàm lượng protid trên 1g đậu phụ theo phương pháp Kjedahl.
5.4.Xác định hàm lượng lipid
Xác định hàm lượng lipid trên 10g đậu phụ theo phương pháp Soxlet.
5.5.Xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng tro trên 10g đậu phụ theo phương pháp nung thành tro
trắng.
5.6.Xác định hàm lượng caxi sunphat
Có thể sử dụng canxi sunphat để chế biến đậu phụ với điều kiện cơ sở sản xuất
phải có đăng ký quy trình sản xuất và cơ quan chủ quản chấp nhận với sự đồng
ý của y tế địa phương.
♦ Đánh giá kết quả
• Độ chua: 2
• Độ ẩm của đậu phụ không vượt quá 81%..
• Hàm lượng protid trong đậu phụ không được dưới 10%.
• Hàm lượng lipid trong đậu phụ không được thấp hơn 4%.
• Hàm lượng tro trong đậu phụ từ 0,50 ÷ 0,55%.
• Hàm lượng canxi sunphat không được quá 1g cho 1kg đậu phụ.
Kiểm nghiệm đường và các sản phẩm chế biến từ đường
1. Kiểm nghiệm đường
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ ẩm
• Hàm lượng tro sulfat
• Hàm lượng saccarose
• Hàm lượng đường khử
• Kích thước hạt đường
• Độ chua.
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
1.1. Xác định kích thước hạt đường
Dùng rây để rây đường, kích thước hạt đường được xác định đối với một cỡ rây
khi có 90% lượng hạt lọt qua rây đó.
1.2. Xác định tro sulfat
Nguyên lý : Dùng acid sulfuric loãng để chuyển các chất khoáng của thực phẩm
thành dạng muối sulfat vững bền. Nung muối sulfat thành tro trắng ở 550 ÷
600oC, tính được % tro sulfat.
Tro sulfat x 0,9 = Tro tổng
1.3.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô đến trọng lượng không đổi,ở nhiệt
độ 60oC trong chân không.
1.4.Xác định hàm lượng tro sunphat
Hàm lượng tro sunfat tính bằng g/100g:
[( P - P’ ) x 100] / G
Trong đó:
• G là trọng lượng của đường cân ban đầu để định lượng (gam)
• P là trọng lượng chén
• P’ là trọng chén và cặn
1.5.Xác định đường saccarose
♦ Đánh giá kết quả
▪ Đường saccarose RE :
• Độ ẩm ≤ 0,25%
• Tro sulfat ≤ 0,14%
• Hàm lượng saccarose ≥ 99,5%
• Hàm lượng đường khử ≤ 0,1%
▪ Đường saccarose thủ công :
• Độ ẩm : 2 ÷ 4%
• Tro sulfat : 0,4 ÷ 2,0%
• Hàm lượng saccarose : 90 ÷ 98%
• Hàm lượng đường khử: 3 ÷ 4%
• Tạp chất : 5%
2. Kiểm nghiệm kẹo
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Xác định hàm lượng đường hoàn nguyên
• Xác định hàm lượng chất béo và các chỉ số chứng minh độ hư hỏng của
chất béo.Các chỉ số này phải âm tính
• Xác định tinh dầu và phẩm màu có thuộc loại sử trong thực phẩm hay
không.
• Xác định hàm lượng kim loại nặng
♦ Đánh giá kết quả
• Hàm lượng nước,đường toàn phần,chất bảo quản : tùy loại sản phẩm
• Hàm lượng đường hoàn nguyên không được quá 30%.
• Các chỉ số đo độ hư hỏng của chất béo phải âm tính .
• Không có kim loại nặng, trong đó hàm lượng đồng (Cu) không được quá
12mg/kg kẹo.
3. Kiểm nghiệm mạch nha
3.1. Xác định hàm lượng chất khô
Xác định hàm lượng chất khô bằng khúc xạ kế.
3.2.Xác định độ chua
Xác định độ chua bằng cách chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1N, chỉ thị màu là
phenolftalein, trên dung dịch pha loãng 5%.
3.3.Xác định hàm lượng chất đạm
Xác định hàm lượng chất đạm bằng phương pháp Kjeldahl
3.4.Xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng tro bằng cách nung thành tro trắng ở nhiệt độ 550 ÷ 600oC
.
♦ Đánh giá kết quả
• Hàm lượng chất khô trong mạch nha từ 75 ÷ 85% .
• Độ chua của mạch nha tốt tối đa là 10 độ (1 độ là 1ml dung dịch NaOH
0,1N dùng để trung hòa 100g mạch nha ).
• Chất đạm trong mạch nha chiếm tỷ lệ từ 4 ÷ 5%.
• Hàm lượng tro trong mạch nha trung bình từ 1 ÷ 1,5%.
4. Kiểm nghiệm đường và các sản phẩm chế biến từ đường
4.1. Kiểm nghiệm đường
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ ẩm
• Hàm lượng tro sulfat
• Hàm lượng saccarose
• Hàm lượng đường khử
• Kích thước hạt đường
• Độ chua.
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
4.1.1. Xác định kích thước hạt đường
Dùng rây để rây đường, kích thước hạt đường được xác định đối với một cỡ rây
khi có 90% lượng hạt lọt qua rây đó.
4.1.2. Xác định tro sulfat
Nguyên lý : Dùng acid sulfuric loãng để chuyển các chất khoáng của thực phẩm
thành dạng muối sulfat vững bền. Nung muối sulfat thành tro trắng ở 550 ÷
600oC, tính được % tro sulfat.
Tro sulfat x 0,9 = Tro tổng
4.1.3.Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô đến trọng lượng không đổi,ở nhiệt
độ 60oC trong chân không.
4.1.4.Xác định hàm lượng tro sunphat
Hàm lượng tro sunfat tính bằng g/100g:
[( P - P’ ) x 100] / G
Trong đó:
• G là trọng lượng của đường cân ban đầu để định lượng (gam)
• P là trọng lượng chén
• P’ là trọng chén và cặn
4.1.5.Xác định đường saccarose
♦ Đánh giá kết quả
▪ Đường saccarose RE :
• Độ ẩm ≤ 0,25%
• Tro sulfat ≤ 0,14%
• Hàm lượng saccarose ≥ 99,5%
• Hàm lượng đường khử ≤ 0,1%
▪ Đường saccarose thủ công :
• Độ ẩm : 2 ÷ 4%
• Tro sulfat : 0,4 ÷ 2,0%
• Hàm lượng saccarose : 90 ÷ 98%
• Hàm lượng đường khử: 3 ÷ 4%
• Tạp chất : 5%
4.2. Kiểm nghiệm kẹo
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Xác định hàm lượng đường hoàn nguyên
• Xác định hàm lượng chất béo và các chỉ số chứng minh độ hư hỏng của
chất béo.Các chỉ số này phải âm tính
• Xác định tinh dầu và phẩm màu có thuộc loại sử trong thực phẩm hay
không.
• Xác định hàm lượng kim loại nặng
♦ Đánh giá kết quả
• Hàm lượng nước,đường toàn phần,chất bảo quản : tùy loại sản phẩm
• Hàm lượng đường hoàn nguyên không được quá 30%.
• Các chỉ số đo độ hư hỏng của chất béo phải âm tính .
• Không có kim loại nặng, trong đó hàm lượng đồng (Cu) không được quá
12mg/kg kẹo.
4.3. Kiểm nghiệm mạch nha
4.3.1. Xác định hàm lượng chất khô
Xác định hàm lượng chất khô bằng khúc xạ kế.
4.3.2.Xác định độ chua
Xác định độ chua bằng cách chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1N, chỉ thị màu là
phenolftalein, trên dung dịch pha loãng 5%.
4.3.3.Xác định hàm lượng chất đạm
Xác định hàm lượng chất đạm bằng phương pháp Kjeldahl
4.3.4.Xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng tro bằng cách nung thành tro trắng ở nhiệt độ 550 ÷ 600oC
.
♦ Đánh giá kết quả
• Hàm lượng chất khô trong mạch nha từ 75 ÷ 85% .
• Độ chua của mạch nha tốt tối đa là 10 độ (1 độ là 1ml dung dịch NaOH
0,1N dùng để trung hòa 100g mạch nha ).
• Chất đạm trong mạch nha chiếm tỷ lệ từ 4 ÷ 5%.
• Hàm lượng tro trong mạch nha trung bình từ 1 ÷ 1,5%.
Chương 8: Kiểm Nghiệm Nước Chấm - Gia Vị
Kiểm nghiệm nước chấm
1. Kiểm nghiệm nước mắm
Định nghĩa : nước mắm là sản phẩm của sự thủy phân tự nhiên thành phần
đạm cá bởi các men tiêu hóa protease và các vi sinh vật trong thân cá, trong
môi trường muối đậm đặc.
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ chua
• Hàm lượng muối NaCl
• Hàm lượng nitơ toàn phần (N∑)
• Hàm lượng nitơ formol (Nf)
• Hàm lượng nitơ amoniac (NNH3)
• Tính các tỉ số :
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
• Kiểm nghiệm độ chua theo phương pháp trung hòa với phenolftalein làm
chỉ thị màu.
• Kiểm nghiệm nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl
• Kiểm nghiệm nitơ formol theo phương pháp formol
• Kiểm nghiệm nitơ amoniac theo phương pháp Kjeldahl nhưng bỏ qua giai
đoạn đốt đạm.
• Kiểm nghiệm NaCl theo phương pháp gián tiếp
♦ Đánh giá kết quả
Một mẫu nước mắm tốt khi :
• Độ chua (số ml NaOH 1N dùng để trung hòa 100ml nước mắm ) : 4 ÷ 6.
• Hàm lượng muối ăn (g/l): 250 ÷ 280.
• Nitơ toàn phần (g/l) :
o 15 - nước mắm loại 1
o 11 - nước mắm loại 2
o 9 - nước mắm loại 3
2. Kiểm nghiệm nước tương
Định nghĩa : nước tương (nước chấm) là những dung dịch đạm hòa tan
(polypeptid, acid amin) có hương vị đặc trưng và dễ hấp thu mà phần lớn được
sản xuất từ nguyên liệu thực vật như bánh dầu đậu phộng, bánh dầu đậu nành,
cám đã loại chất béo và một phần được làm từ xương gia súc hầm (magi
xương).
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ chua
• Hàm lượng muối NaCl
• Hàm lượng nitơ toàn phần (N∑)
• Hàm lượng nitơ formol (Nf)
• Hàm lượng nitơ amoniac (NNH3)
• Tính các tỉ số :
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
• Kiểm nghiệm độ chua theo phương pháp trung hòa với phenolftalein làm
chỉ thị màu.
• Kiểm nghiệm nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl
• Kiểm nghiệm nitơ formol theo phương pháp formol
• Kiểm nghiệm nitơ amoniac theo phương pháp Kjeldahl nhưng bỏ qua giai
đoạn đốt đạm.
• Kiểm nghiệm NaCl theo phương pháp gián tiếp
♦ Đánh giá kết quả
• Độ chua (số ml NaOH 1N dùng để trung hòa 100ml nước chấm ) : 8 ÷ 12
• Hàm lượng muối ăn (g/l): 200 ÷ 250
• Nitơ toàn phần (g/l) :
o 20 - nước chấm loại đặc biệt
o 16 - nước chấm loại 1
o 12 - nước chấm loại 2
• Tỉ số Nf/ N∑ ≥ 55%
Thông thường 55 ÷ 60% đối với nước chấm lên men
70 ÷ 80% đối với nước chấm hóa giải
• Tỉ số NNH3/ Nf ≤ 30%
• Kim loại nặng :
o Pb = 5mg/lít
o Zn = 20mg/lít
o As = 2mg/lít
o Cu = 20mg/lít
• Không được có Aflatoxin hay bất kỳ độc tố nào khác.
Chương 9: Kiểm Nghiệm Đồ Hộp, Nước Giải Khát
Kiểm nghiệm đồ hộp
1. Kiểm nghiệm đồ hộp thịt, cá
♦Yêu cầu kiểm nghiệm
• Trạng thái bao bì: độ kín, hình dạng, khả năng sinh khí, bề mặt bên trong
hộp, bên ngoài hộp,….
• Trạng thái thực phẩm: qui cách, thành phần dinh dưỡng,….
• Tình trạng vệ sinh: độc tố, khả năng gây bệnh,….
♦Phương pháp kiểm nghiệm
1.1.Thử độ kín
Bóc bỏ nhãn, ngâm hộp vào chậu nước sôi, lượng nước gấp bốn lần thể tích
hộp. Nhiệt độ nước ổn định sau khi ngâm hộp phải đạt 85oC, mặt nước ngâm
phải cao hơn phần nắp hộp 3 ÷ 4cm. Ngâm hộp trong 5 ÷ 7 phút. Nếu hộp
không kín sẽ có các bọt khí sủi lên lăng tăng.
1.2. Xác định các dạng phồng hộp
• Phồng lý: do tác động cơ học từ bên ngoài. Dạng phồng này chỉ làm giảm
giá trị cảm quản của sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng bên
trong.
• Phồng hóa: do vết xước bên trong hộp tạo ra một pin điện cực bộ
Fe/Sn/d.d. điện phân acid tạo thành H2.
• Phồng vi sinh: do đường bị lên men tạo thành CO2 , đạm bị lên men tạo
H2S.
♦ Đánh giá kết quả: các chỉ tiêu qui định:
• Hộp phải kín hoàn toàn, không có vết hở ở mối hàn, chỗ ghép mí không
rạn nứt,không có chỗ bị bẹp méo, không rỉ.
• Trạng thái bên trong hộp bình thường,không rỉ. Được phép hoen nhẹ do
hình thành sulfua thiếc. Khi để trong tủ ấm ở 37oC trong 6 ngày không có
hiện tượng phồng.
• Trạng thái thực phẩm: bình thường, đúng qui cách,..
• Không bị hư hỏng, ôi thiu, lên men,…
• Thịt được tiêu thụ bình thường khi lượng NH3 < 45mg/100g thịt; tiêu thụ
có điều kiện khi lượng NH3 khoảng 45 ÷ 50mg/100g thịt.
• Mỡ: đủ tiêu chuẩn theo các chỉ tiêu thông thường của dầu mỡ ăn.
• Kim loại nặng (mg/kg):
o As = 1,0
o Pb = 2,0
o Cu = 30,0
o Sn = 200,0
2. Kiểm nghiệm quả đóng hộp
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
Tương tự như đối với các sản phẩm đồ hộp thịt, cá
♦ Đánh giá kết quả
• Qui cách: tỷ lệ phần quả/ nước đường:
o Dứa cả khoanh: 57 ÷ 65%.
o Dứa miếng: 60 ÷ 65%.
• Độ khô nước đường (sau 15 ngày bảo quản) đo bằng khúc xạ kế: 18 ÷
22%.
• Độ chua (% acid citric): 0,2 ÷ 0,4%.
3. Kiểm nghiệm đồ hộp nước quả
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
Tương tự như đối với đồ hộp quả nước đường.
♦ Đánh giá kết quả
• Độ khô: 12 ÷ 15%.
• Độ chua: tùy qui cách.
* Nước dứa
• Hàm lượng SO2 toàn phần tối đa 50mg/lít.
• Không có thuốc sát trùng.
* Nước chanh
• Tỷ trọng ở 20oC (tối thiểu) 1,030.
• Độ chua (% acid citric) 4,9 ÷ 8,2.
• Hàm lượng chất không tan: 10 ÷ 15%.
• Hàm lượng tinh dầu (tối đa) 5,9ml/lít.
• Hàm lượng acid ascorbic (tối thiểu) 450mg/lít.
• Hàm lượng SO2 toàn phần (tối đa) 50mg/lít.
• Không có thuốc sát trùng.
* Nước cam
• Tỷ trọng ở 20oC (tối thiểu) 1,038 ÷ 1,054.
• Độ chua (% acid citric) 7,0 ÷ 17,5.
• Hàm lượng chất không tan (tối đa) 10%.
• Hàm lượng tinh dầu (tối đa) 0,5ml/lít.
• Hàm lượng acid ascorbic (tối thiểu) 44mg/lít.
• Hàm lượng SO2 toàn phần (tối đa) 50mg/lít.
• Không có thuốc sát trùng.
Kiểm nghiệm nước giải khát
1. Kiểm nghiệm rượu (etylic)
♦Yêu cầu kiểm nghiệm
• Độ cồn
• Độ acid toàn phần
• Hàm lượng ester
• Hàm lượng furfurol
• Hàm lượng acid cyanhydric
• Hàm lượng aldehid
• Hàm lượng rượu metylic
♦ Phương pháp xác định
1.1. Xác định độ cồn
Độ cồn là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml rượu thử (mẫu) ở nhiệt
độ đúng +15oC.
Nếu rượu có tạp chất cặn ít hơn 0,5g/l, ta có thể đo thẳng độ cồn bằng cồn kế.
Nếu rượu có tạp chất cặn lớn hơn 0,5g/l, ta phải cất lấy dung dịch cồn và đo độ
cồn trên dung dịch cất.
Độ cồn được qui định đo ở nhiệt độ +15oC, nếu đo ở nhiệt độ khác phải kiểm tra
bảng để qui về độ cồn ở +15oC.
• Độ rượu = V (ml) /100 ml mẫu (ở 15oC)
• Trong đó : V là thể tích mẫu thử
1.2. Xác định độ acid toàn phần
Bao gồm các acid dễ bay hơi : acid formic, acid acetic, acid butyric,…
Kết quả biểu thị bằng acid acetic (mg) trong 100 ml rượu qui về độ cồn 100o
X = 3 x n x (100/A)
Trong đó :
• 3 : hệ số, là số mg acid acetic tương ứng với 1ml KOH 0.05N
• n : là số ml dung dịch KOH 0,05N dùng để định lượng 100ml mẫu.
• A : độ cồn của mẫu thử.
• 100/A : là hệ số để chuyển rượu có độ cồn A thành rượu có độ cồn 100o.
1.3. Xác định hàm lượng ester (kết quả thường biểu thị bằng ester acertat
etyl)
Nguyên lý : xà phòng hóa các ester bằng lượng cồn thừa dung dịch NaOH, cho
tiếp cùng thể tích acid cùng độ chuẩn vào mẫu thử, chuẩn độ acid thừa bằng
dung dịch NaOH.
Kết quả : X = 8,8 x n x (100/A) x (V/100)
Trong đó :
• Hệ số 8,8 : số mg acetat cetyl tương đương 1 ml NaOH 0,1N.
• n : số ml dung dịch NaOH 0.1N dùng để chuẩn độ acid thừa.
• 100/A : hệ số qui đổi từ rượu có độ cồn A về rượu có độ cồn 100o
• V/100 : tỷ lệ pha loãng.
♦ Đánh giá kết quả
• Cồn tinh chế dùng để pha chế rượu có hàm lượng tạp chất (mg) trong
100 ml rượu qui về rượu 100o
Bảng 9.1 : Chỉ tiêu hóa lý của rượu
Chỉ tiêu Cồn tinh chế Cồn thường Cồn tinh chế kém
Độ cồn
Acid (acetic)
Aldehid
Ester
Furfurol
Tạp chất
Rượu metylic %
V
93 ÷ 96
1,0 ÷ 2,5
1,0 ÷ 3,0
4,0 ÷ 6,0
0
9,0 ÷ 21,5
0,06 ÷ 0,2
94
5
11,5
18,6
0
> 45
> 0,2
93
15
20
50
1,2
162
> 1
• Rượu mùi pha chế từ cồn có hàm lượng ester cao hơn, hệ số tạp chất
khoảng 10 ÷ 50.
• Rượu sản xuất không qua tinh chế như Coniac, Rhum,… hệ số tạp chất
300 ÷ 500.
• Rượu địa phương qui ước có hệ số tạp chất 200 ÷ 300, kim loại đồng tối
đa 3mg/100ml.
2.Kiểm nghiệm bia
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
• Tỉ trọng
• Độ khô ban đầu (của dung dịch trước khi lên men)
• Độ khô sản phẩm
• Độ cồn (độ rượu)
• Hàm lượng CO2
• Độ tro
• Hàm lượng các loại đường
• Độ chua (do lên men xấu, tính theo acid lactic)
♦ Phương pháp xác định
2.1. Xác định độ chua
Xác định độ chua trên 10ml bia đã loại CO2 theo phương pháp trung hòa với
phenolftalein làm chỉ thị màu.
2.2.Xác định độ khô
Xác định độ khô trên 10ml bia đã loại CO2, cô khô ở nồi cách thủy, rồi sấy khô
ở nhiệt độ 100 ÷ 105oC cho đến trọng lượng không đổi.
2.3. Xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng tro theo phương pháp nung thành tro trắng và cân
2.4. Xác định tỉ trọng
Xác định tỉ trọng bằng tỉ trọng kế thông thường
2.5. Xác định độ cồn (độ rượu)
Tiến hành như phương pháp phân tích cồn trong rượu như cần lấy thể tích bia
gấp đôi vì bia có độ cồn thấp.
2.6. Xác định hàm lượng CO2
Nguyên lý : Cho CO2 tự do trong nước giải khát kết hợp với natri carbonat theo
phản ứng :
Na2CO3 + CO2 + H2O ----> 2NaHCO3
Phần natri carbonat thừa sẽ được chuẩn độ bằng dung dịch acid chuẩn với
phenolftalein làm chỉ thị màu.
Hàm lượng CO2 tự do trong 100ml mẫu :
X = 0,0044 x [ 50 - ( N1 + N2 )] x 1000/ 25, g/l
Trong đó :
• N1 : số ml dung dịch HCl 0,2N dùng để định lượng Na2CO3 thừa trong
chuẩn độ mẫu thử
• N2 : số ml Na2CO3 0,2N dùng để chuẩn độ các acid tự do trong mẫu
trắng, nghĩa là N2 = ( 50 - n).
2.7. Xác định độ khô ban đầu (extrait primitif)
Độ khô đầu tiên là độ khô của bia trước khi lên men. Độ khô này được tính toán
như sau :
Ep = E + 2A
Trong đó :
• E : độ khô của bia
• A : lượng rượu etylic (g/l) ( hay A = độ cồn x 0,7943)
♦ Đánh giá kết quả
• Tỉ trọng : 1,005 ÷ 1,020.
• Độ cồn : 2 ÷ 3o, có khi đến 12o (bia đen).
• Độ khô : 20 ÷ 80 g/l, trung bình khoảng 40 g/l.
• Độ tro : 0,8 ÷ 6,0 g/l.
• Độ chua : 3 ÷ 4.
• Độ khô đầu tiên : 6 ÷ 18 g/100g
• Hàm lượng CO2 khoảng 3 g/l
• Không có phẩm màu nhân tạo.
3. Kiểm nghiệm nước giải khát nhân tạo
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm giống như kiểm nghiệm
bia
♦ Đánh giá kết quả
• Độ chua (biểu thị bằng acid citric) : 1g/lít.
• Đường toàn phần (biểu thị bằng đường hoàn nguyên) : 80 ÷ 100g/lít.
• Hàm lượng CO2 : 2g/lít.
• Saccarin : không được có.
• Acid vô cơ : không được có.
• Kim loại nặng : không được có.
• Phẩm màu, tinh dầu, chất bảo quản (qui định cho từng loại sản phẩm).
Phần III: Đánh Gía Chất Lượng Thực Phẩm Bằng
Phương Pháp Vi Sinh Vật
Chương 10: Đặc Điểm Vi Sinh Vật Trong Thực Phẩm
Khái quát
Lương thực thực phẩm trong điều kiện nhiêt độ và độ ẩm thích hợp sẽ là môi
trường rất tốt cho vi sinh vật hoạt động. Bản thân lương thực và thực phẩm đã
là một loại môi trường hết sức lý tưởng cho vi sinh vật sinh sản và phát triển.
Sự hư hỏng của thực phẩm do 2 nguyên nhân chủ yếu là hóa học và sinh
học.Trong đó sự hư hỏng thực phẩm do nguyên nhân hóa học thường do
enzym vốn có hiện diện tự nhiên trong thực phẩm, dưới dạng những điều kiện
tất yếu làm thay đổi thực phẩm gây ảnh hưởng đến cấu trúc, màu sắc, mùi vị
sản phẩm.
Sự hư hỏng do yếu tố sinh học quan trọng thường là do vi sinh vật gây ra.
Thông thường có một số vi sinh vật hiện diện trong thực phẩm thô trước khi
chúng được đem đi tồn trữ, chế biến và dưới những điều kiện tất yếu của
phương pháp tồn trữ và chế biến thực phẩm sẽ tạo môi trường thích hợp cho
sự sinh trưởng của chúng.
* Một số tác hại do vi sinh vật gây ra:
• Ngộ độc thực phẩm : là khi ăn những hóa chất độc đã có sẵn trong thức
ăn và sau đó bị bệnh.
• Nhiễm độc do thực phẩm: là khi ăn phải một lượng lớn vi sinh vật còn
sống và sau đó bị bệnh
* Ngộ độc thực phẩm có 2 lý do chính là do hoá chất và do vi sinh vật.
• Ngộ độc hóa chất thường là tai nạn rủi ro khi vô tình ăn phải hoá chất như
thủy ngân, chì, cyanide,…
• Ngộ độc vi sinh vật xảy ra khi ăn phải các vi sinh vật có khả năng sinh ra
độc tố.
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra đồng thời ở nhiều người, tạo ra những triệu
chứng chung sau khi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên mức độ tác động sẽ khác
nhau phụ thuộc khả năng đáp ứng với độc tố và thể trạng khác nhau của nhiều
người. Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, chóng
mặt, nôn mửa, đau nhức người, sốt và đau đầu. Triệu chứng này thay đổi ở các
vụ ngộ độc khác nhau tùy thuộc vào tác nhân vi sinh vật và được gây ra bởi độc
tố do vi sinh vật tạo ra và tiết vào thực phẩm (trường hợp này gọi là ngoại độc
tố) hay bởi độc tố nằm trong tế bào vi sinh vật (nội độc tố).
Đối với nước và thực phẩm, các vi sinh vật được cần quan tâm cần kiểm soát là
các vi sinh vật gây ngộ độc và gây bệnh. Các vi sinh vật gây ngộ độc hay gây
bệnh ở người khi bị đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường phân sẽ làm ô nhiễm
nguồn nước bị nhiễm phân này. Nước trở thành môi trường lan truyền mầm
bệnh cho người khi nước được sử dụng mà không được tinh sạch đúng quy
cách.
Mặt khác trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, vi sinh vật gây bệnh
cũng có thể nhiễm vào thực phẩm thông qua tiếp xúc với bề mặt thiết bị, công
nhân. Mặc dù để có thể gây ngộ độc, số lượng tế bào vi sinh hiện diện hoặc độc
tố của chúng tiết ra trong thực phẩm khi được sử dụng phải đủ lớn. Tuy mật độ
vi sinh vật ban đầu trong nước, trong nguyên liệu h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh Giá Chất Lượng Thực Phẩm - Trần Xuân Hiển.pdf