Tài liệu Đánh giá chất lượng nước tại các trạm cấp nước tập trung thuộc khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 - Trần Thanh Tài: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 412
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG
THUỘC KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
Trần Thanh Tài*, Đặng Ngọc Chánh*, Huỳnh Thị Hồng Trâm **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới nhiều người còn chưa có
được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe dọa bởi
các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác và sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay
đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác. Để có những thông tin về chất lượng nước hiện nay và xác định các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của người dân đang sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe của
người dân tại khu vực nông thôn Thành Phố Hồ Chí ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng nước tại các trạm cấp nước tập trung thuộc khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 - Trần Thanh Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 412
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG
THUỘC KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
Trần Thanh Tài*, Đặng Ngọc Chánh*, Huỳnh Thị Hồng Trâm **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới nhiều người còn chưa có
được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe dọa bởi
các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác và sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay
đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác. Để có những thông tin về chất lượng nước hiện nay và xác định các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của người dân đang sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe của
người dân tại khu vực nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng
nước tại các trạm cấp nước tập trung thuộc khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nguồn nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế tại
các trạm cấp nước tập trung khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Đánh giá nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước tại các trạm cấp nước.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 77 nguồn nước đã được xử lý của các trạm cấp
nước dưới 1000 m3/ngày đêm thuộc 5 huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Thủ Đức, Củ Chi,
Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. 77 mẫu nước từ những nguồn này được thu thập và kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa,
vi sinh theo QCVN 02:2009/BYT.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các trạm cấp nước đạt chất lượng về chỉ tiêu lý hóa là 50,7%, tỷ lệ các trạm cấp
nước đạt chất lượng về chỉ tiêu vi sinh là 93,5%, tỷ lệ các trạm cấp nước đạt chất lượng theo QCVN
02:2009/BYT (lý hóa và vi sinh) là 50,7%. Kết quả đánh giá chung các yếu tố nguy cơ ô nhiễm cho thấy số trạm
cấp nước chưa có nguy cơ ô nhiễm chiếm tỷ lệ 69,2%, có nguy cơ ô nhiễm trung bình chiếm tỷ lệ 25%, có nguy cơ
ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ 5,8%.
Kết luận: Tỷ lệ các trạm cấp nước tập trung khu vực ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn theo
QCVN 02:2009/BYT tương đối thấp.Các chỉ tiêu không đạt bao gồm: độ đục, Clo dư, pH, sắt tổng cộng, độ cứng,
asen, Coliform tổng số, E.coli. Điều kiện vệ sinh của các trạm cấp nước nhìn chung khá tốt, tuy nhiên vẫn còn có
những trạm có nguy cơ ô nhiễm cao như có phân người, phân gia súc trong khu vực bảo vệ giếng khoan.
Từ khóa: Trạm cấp nước, nông thôn.
ABSTRACT
WATER QUALITY ASSESSMENT AT CENTRALIZED WATER SUPPLY STATIONS
IN SUBURBAN DISTRICTS OF HO CHI MINH CITY 2015
Tran Thanh Tai, Dang Ngoc Chanh, Huynh Thi Hong Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 412 - 419
Background: Water is an important resource and an essential element of life and environment, which is the
key in existence and development of every nation. However, many people around the world still do not have safe
and sufficient water to satify their most basic needs. Water resources are being threatened by pollution and waste,
* Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: CN. Trần Thanh Tài ĐT: 0986913928 Email: thanhtaiihph@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 413
inefficient extraction and utilization of natural resources, land-use change, global climate change and many other
factors. In order to have information about present water quality in suburban districts of Ho Chi Minh city and
determine risk factors for water quality, to contributes to the protection of public health, a study was necessarily
conducted to assess water quality at centralized water supply stations in suburban districts of Ho Chi Minh City.
Objectives: To identify the prevalence of treated water sources meet the quality standards prescibed by the
Ministry of Health (Vietnam). Assessing contamination risk of water supply stations.
Method: A cross-sectional study was performed on 77 treated water sources in five suburban districts of Ho
Chi Minh City including: Thu Duc,Cu Chi, Hoc mon,Binh Chanh, Nha Be.The chemico physical, biological
characteristics of 77 water samples were analyzed. National Technical Standards of Domestic Water Quality
QCVN 02:2009/BYT of MOH was used to assess quality of the water samples.
Results:: The water supply stations studied met QCVN 02:2009/BYT physicochemical or microbiological
standards were 50.7%, 93.5%, respectively. Those met QCVN 02:2009/BYT both physicochemical and
microbiological standards were 50.7%. Moreover, percentage of the water supply stations without contamination
risk were 69.2%, moderate contamination risk 25% and high contamination risk 5.8%.
Conclusion: Water samples in the supply stations that met water quality standards of QCVN 02: 2009/BYT
was low. A number of the samples fail to meet the standards on turbidity, residual chlorine, pH, total iron,
hardness, arsenic, total Coliform, E.coli. Most of water supply stations had good sanitary conditions; however,
there were still some of the stations had unexpected high risk of contamination with human excrement,
animal manure.
Keywords: Water supply station, suburban areas.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết
luận rằng chất lượng nước và khối lượng nước
sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con
người. Nhiều dịch bệnh liên quan đến nước bị ô
nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lỵ, tiêu chảy,...
đã và đang xảy ra ở những nước phát triển và
đang phát triển. Thiếu nước cũng gây ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là sự
phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và
các bệnh truyền qua đường phân miệng. Ước
tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù
do bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người
có nguy cơ bị mắc bệnh này. Theo thống kê sức
khoẻ toàn cầu của trường Đại học Harvard, của
Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì
hàng năm có khoảng 4 tỷ trường hợp bị ỉa chảy,
làm 2,2 triệu người chết mà chủ yếu là trẻ em
dưới 5 tuổi (tương đương cứ 15 giây thì có một
trẻ em bị chết). Con số này chiếm khoảng 15% số
trẻ em chết vì tất cả các nguyên nhân ở những
nước đang phát triển (3).
Tại Việt Nam trong những năm qua công
tác cung cấp nước sạch cho người dân nông
thôn được quan tâm và đẩy mạnh, số lượng
người được tiếp cận với nguồn nước tăng lên,
bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những khó
khăn, bất cập. Một trong những thách thức
của cấp nước nông thôn hiện nay là tính bền
vững của các thành quả đã đạt được về cấp
nước chưa cao. Số lượng và chất lượng nước
cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút,
việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước
chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các
công trình cấp nước nhỏ lẻ. Chất lượng nước
của các hình thức cấp nước hộ gia đình chưa
được kiểm tra, giám sát. Việc quản lý, khai
thác các công trình cấp nước tập trung còn
yếu, hầu hết không đủ kinh phí bảo đảm quản
lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa
dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí
ngừng hoạt động (4).
Theo chương trình mục tiêu quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn
2012 – 2015 đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2015 là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 414
85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước
đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT với số lượng
ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học
mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn
đủ nước sạch (5).
Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn
của cả nước, nơi tập trung đông dân cư vì thế
công tác cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng
là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ở một số quận,
huyện ngoại thành thì công tác này còn nhiều
khó khăn do sự phát triển không đồng bộ của
kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng
nước từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nước tại đây là việc làm hết sức cần thiết đóng
góp chung vào chiến lược quốc gia về cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường của cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ trạm cấp nước tập trung tại
khu vực nông thôn Tp Hồ Chí Minh có các chỉ
tiêu lý hóa nước đạt theo quy định của Bộ Y tế.
Xác định tỷ lệ trạm cấp nước tập trung khu
tại vực nông thôn Tp Hồ Chí Minh có các chỉ tiêu
vi sinh nước đạt theo quy định của Bộ Y tế.
Xác định tỷ lệ trạm cấp nước tập trung tại
khu vực nông thôn Tp Hồ Chí Minh đạt tiêu
chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
Khảo sát nguy cơ vệ sinh nguồn nước tại các
trạm cấp nước tập trung khu vực nông thôn
Tp.Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trạm cấp nước tập trung có công suất dưới
1000 m3/ngày đêm trên địa bàn các quận/ huyện
Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
của Tp.Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Khảo sát điều kiện vệ sinh theo Thông tư
15/2006/TT-BYT (1).
Đánh giá chất lượng nước theo QCVN
02:2009/BYT (2).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nguồn nước cấp của các trạm cấp nước
Qua khảo sát, cơ cấu nguồn nước được sử
dụng tại các trạm cấp nước tập trung có công
suất dưới 1000m3/ngày đêm ở các quận, huyện
Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
là nước giếng và nước máy.Trong đó, nước
giếng có 52 trạm chiếm tỷ lệ 67,5%; nước máy có
25 trạm chiếm tỷ lệ 32,5%.
Hình 1: Cơ cấu sử dụng nguồn nước của các trạm
cấp nước
Bảng 1: Nguồn nước cấp của các trạm cấp nước tại
các quận, huyện khảo sát
Tên
quận, huyện
Nguồn nước cấp của các trạm cấp nước
Nước máy Nước giếng Tổng cộng
Thủ Đức 5 13 18
Củ Chi 8 0 8
Hóc Môn 12 0 12
Bình Chánh 0 24 24
Nhà Bè 0 15 15
Trong tổng số 77 mẫu nước kiểm tra, chỉ tiêu
Clo dư có số mẫu phân tích không đạt tiêu
chuẩn cao nhất là 36 mẫu (chiếm tỷ lệ 46,7%)
gồm các quận, huyện Thủ Đức, Củ Chi, Bình
Chánh, Nhà Bè; chỉ tiêu pH có 6 mẫu không đạt
(chiếm tỷ lệ 7,8%) gồm quận Thủ Đức và huyện
Củ Chi; chỉ tiêu Độ đục là 2 mẫu không đạt
(chiếm tỷ lệ 2,60%) đều ở huyện Bình Chánh; ba
chỉ tiêu Sắt tổng số, Độ cứng, Asen tổng số có 1
mẫu không đạt (chiếm tỷ lệ ở mỗi chỉ tiêu là
1,30%) gồm huyện Bình Chánh và Nhà Bè.
Các chỉ tiêu còn lại là Màu sắc, Mùi vị,
Hàm lượng Amoni, Chỉ số Pecmanganat, Hàm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 415
lượng Clorua và Hàm lượng Florua đều đạt
giá trị giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 02: 2009/BYT.
Bảng 2: Đánh giá các chỉ tiêu lý hóa nước
Chỉ tiêu Giá trị giới hạn QCVN 02:2009/BYT
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt n (%) Khôngđạt n (%)
Màu sắc ≤ 5 TCU 77 (100,0) 0(0,0)
Mùi vị Không có mùi vi lạ 77 (100,0) 0(0,0)
Độ đục ≤ 5 NTU 75 (97,4) 2 (2,6)
Clo dư 0,3 - 0,5 41 (53,3) 36 (46,7)
pH 6,0 – 8,5 71 (92,2) 6 (7,8)
Hàm lượng Amoni ≤ 3 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)
Hàm lượng Sắt tổng số ≤ 0,5 mg/l 76 (98,7) 1 (1,3)
Chỉ số Pecmanganat ≤ 4 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)
Độ cứng ≤ 350 mg/l 76 (98,7) 1 (1,3)
Hàm lượng Clorua ≤ 300 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)
Hàm lượng Florua ≤ 1,5 mg/l 77 (100,0) 0(0,0)
Hàm lượng Asen tổng số ≤ 0,01 mg/l 76 (98,7) 1 (1,3)
Bảng 3: Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh nước
Chỉ tiêu
Giá trị giới hạn
QCVN
02:2009/BYT
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt
n (%)
Không đạt
n (%)
Coliform
tổng số
≤ 50 vk/100ml 72 (93,5) 5 (6,5)
E. coli 0 vk/100ml 75 (97,4) 2 (2,6)
Kết quả bảng 3 cho thấy hầu hết các nguồn
nước được khảo sát có tỷ lệ nhiễm vi sinh thấp.
Trong tổng số 77 mẫu nước được kiểm tra, có 5
mẫu bị nhiễm vi khuẩn Coliform tổng số (chiếm tỷ
lệ 6,5%) gồm các huyện Củ Chi, Bình Chánh,
Nhà Bè và 2 mẫu bị nhiễm vi khuẩn E.coli (chiếm
tỷ lệ 2,6%) gồm các huyện Bình Chánh, Nhà Bè.
Bảng 4: Đánh giá chất lượng nước vế lý hóa, vi sinh
Chỉ tiêu đánh giá
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt
n (%)
Không đạt
n (%)
Lý hóa 39 (50,7) 38 (49,3)
Vi sinh 72 (93,5) 5 (6,5)
Đạt chất lượng theo QCVN
02:2009/BYT
39 (50,7) 38 (49,3)
Kết quả bảng 4 cho thấy, trong tổng số 77
mẫu nước được kiểm tra có 39 mẫu đạt chất
lượng theo QCVN 02:2009/BYT (chiếm tỷ lệ
50,7%) và 38 mẫu ( chiếm tỷ lệ 49,3%) không đạt
chất lượng. Trong đó, các mẫu nước đạt chất
lượng theo nhóm chỉ tiêu lý hóa là 50,7% thấp
hơn so với nhóm chỉ tiêu vi sinh là 93,5%.
Bảng 5: Đánh giá chất lượng nước vế lý hóa, vi sinh
theo các quận, huyện khảo sát
Quận/huyện
Chỉ tiêu
đánh giá
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt
n (%)
Không đạt
n (%)
Thủ Đức
Lý hóa 5(27,8) 13(72,2)
Vi sinh 18(100,0) 0(0,0)
Củ Chi
Lý hóa 2(25,0) 6(75,0)
Vi sinh 7(87,5) 1(12,5)
Hóc Môn
Lý hóa 12(100,0) 0(0,0)
Vi sinh 12(100,0) 0(0,0)
Bình Chánh
Lý hóa 10(41,7) 14(58,3)
Vi sinh 23(95,8) 1(4,2)
Nhà Bè
Lý hóa 10(66,7) 5(33,3)
Vi sinh 12(80,0) 3(20,0)
Kết quả đánh giá chất lượng về lý hóa, vi
sinh theo các quận, huyện ở bảng 5 cho thấy:
Về chỉ tiêu lý hóa huyện Hóc Môn có tỷ lệ
đạt cao nhất là 100%, kế đến là huyện Nhà Bè và
Bình Chánh có tỷ lệ đạt là lẩn lượt là 66,7% và
41,7%. Huyện Thủ Đức và Củ Chi có tỷ lệ đạt là
27,8% và 25%.
Về chỉ tiêu vi sinh quận Thủ Đức và huyện
Hóc Môn có tỷ lệ đạt cao nhất là 100% kế đến là
các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè với tỷ lệ
đạt lần lượt là 95,8%, 87,5% và 80,0%.
Theo QCVN 02:2009/BYT, chất lượng các
nguồn nước tại các trạm cấp nước chiếm tỷ lệ đạt
thấp. Trong đó, nước máy chiếm tỷ lệ đạt là 56%,
nước giếng khoan chiếm tỷ lệ đạt là 48,1%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 416
Bảng 6: Đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp tại
các trạm cấp nước
Tên nguồn nước
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt
n (%)
Không đạt
n (%)
Nước giếng 25 (48,1) 27 (51,9)
Nước máy 14 (56,0) 11 (44,0)
Tổng cộng 39 (50,7) 38 (49,3)
Bảng 7: Đánh giá chất lượng các nguồn nước cấp tại
các trạm cấp nước theo quận, huyện khảo sát
Quận/huyện Nguồn nước
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt
n (%)
Không đạt
n (%)
Thủ Đức
Nước giếng 5(38,5) 8(61,5)
Nước máy 0(0,0) 5(100,0)
Củ Chi
Nước giếng 0(0,0) 0(0,0)
Nước máy 2(25,0) 6(75,0)
Hóc Môn
Nước giếng 0(0,0) 0(0,0)
Nước máy 12(100) 0(0,0)
Bình Chánh
Nước giếng 10(41,7) 14(58,3)
Nước máy 0(0,0) 0(0,0)
Nhà Bè
Nước giếng 10(66,7) 5(33,3)
Nước máy 0(0,0) 0(0,0)
Kết quả đánh giá chất lượng các nguồn nước
cấp tại các trạm cấp nước theo quận, huyện
nghiên cứu ở bảng 7 cho thấy:
Về nguồn nước giếng huyện Nhà Bè có tỷ lệ
đạt cao nhất là 66,6% kế đến là huyện Bình
Chánh với tỷ lệ đạt là 41,7%, Quận Thủ Đức có
tỷ lệ đạt là 38,5%. Huyện Củ Chi và huyện Hóc
Môn không có nguồn nước giếng được khảo sát.
Về nguồn nước máy huyện Hóc Môn có tỷ lệ
đạt cao nhất 100%, huyện Củ Chi có tỷ lệ đạt là
25%, quận Thủ Đức không có mẫu đạt chất
lượng, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè
không có mẫu nước máy nào được khảo sát.
Bảng 8: Đánh giá chất lượng nước cấp theo các quận,
huyện Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà
Bè Tp.Hồ Chí Minh
Quận/huyện
Kết quả đánh giá (n=77)
Đạt (n, %) Không đạt (n,%)
Thủ Đức 5 (27,8) 13 (72,2)
Củ Chi 2 (25,0) 6 (75,0)
Hóc Môn 12 (100,0) 0 (0,0)
Bình Chánh 10 (41,7) 14 (58,3)
Nhà Bè 10 (66,7) 5 (33,3)
Theo QCVN 02:2009/BYT, nguồn nước tại
các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Hóc Môn
có tỷ lệ đạt chất lượng cao nhất (100%), kế đến là
huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Thủ Đức với tỷ lệ
đạt lần lượt là 66,7%, 41,7% và 27,8%, huyện Củ
Chi có tỷ lệ đạt thấp nhất là 25%.
Xác định các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn
nước đối với trạm cấp nước có nguồn nước cấp
là nước ngầm.
Chỉ có 3 quận, huyên: Thủ Đức, Bình Chánh,
Nhà Bè có trạm cấp nước sử dụng nguồn nước
đầu vào là nước giếng.
Bảng 9: Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước đối với trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm
Nguy cơ
Kết quả đánh giá (n=52)
Tần suất Tỷ lệ
Không có tường rào bảo vệ xung quanh khu vực giếng khoan 14 26,9
Công trình xây dựng trong khu vực bảo vệ giếng khoan 5 9,6
Ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua khu vực bảo vệ của giếng khoan 8 15,4
Ống cống, kênh mương, rãnh nước thải đổ vào khu vực bảo vệ của giếng khoan 0 0,0
Có bãi đổ rác thải, nơi tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 1 1,9
Có gia súc, gia cầm, vật nuôi trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 4 7.7
Có phân người, phân gia súc, xác súc vật trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 2 3,9
Có nhà tiêu công cộng, nhà tiêuhộ gia đình trong khu vực bảo vệ của giếng khoan 0 0,0
Chưa có nguy cơ ô nhiễm (0 điểm) 36 69,2
Có nguy cơ ô nhiễm trung bình (1- 4 điểm) 13 25
Có nguy cơ ô nhiễm cao (≥ 5 điểm) 3 5,8
Các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
đối với trạm cấp nước sử dụng nguồn nước
ngầm như không có tường rào bảo vệ xung
quanh khu vực giếng khoan chiếm tỷ lệ cao nhất
26,9%, tiếp theo là ống cống, kênh mương, rãnh
nước thải chạy qua khu vực bảo vệ của giếng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 417
khoan chiếm tỷ lệ 15,4%. Công trình xây dựng
trong khu vực bảo vệ giếng khoan chiếm tỷ lệ
9,6%. Các yếu tố có gia súc, gia cầm, vật nuôi
trong khu vực bảo vệ của giếng khoan; có phân
người, phân gia súc, xác súc vật trong khu vực
bảo vệ của giếng khoan; có bãi đổ rác thải, nơi
tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của giếng
khoan chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,7%, 3,9% và 1,9%.
Các yếu tố ống cống, kênh mương, rãnh nước
thải đổ vào khu vực bảo vệ của giếng khoan; có
nhà tiêu công cộng, nhà tiêu hộ gia đình trong
khu vực bảo vệ của giếng khoan chưa thấy có.
Đánh giá chung các yếu tố nguy cơ ô nhiễm
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tại các
trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm là
chưa có nguy cơ ô nhiễm chiếm tỷ lệ 69,2%, có
nguy cơ ô nhiễm trung bình chiếm tỷ lệ 25%, có
nguy cơ ô nhiễm cao chiếm tỷ lệ 5,8%.
Bảng 10: Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại các trạm cấp nước theo các quận, huyện Thủ Đức, Bình
Chánh, Nhà Bè Tp. Hồ Chí Minh
Quân/huyện
Kết quả đánh giá (n=52)
Chưa có nguy cơ ô nhiễm Có nguy cơ ô nhiễm trung bình Có nguy cơ ô nhiễm cao
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Thủ Đức 8 61,5 5 38,5 0 0,0
Bình Chánh 18 75,0 5 20,8 1 4,2
Nhà Bè 10 66,7 3 20,0 2 13,3
Kết quả đánh giá chung yếu tố nguy cơ ô
nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước
tại các trạm cấp nước đối với các quận, huyện ở
bảng 10 cho thấy: Chưa có nguy cơ ô nhiễm
huyện Bình Chánh chiếm tỷ lệ cáo nhất là 75%,
kế đến là huyện Nhà Bè chiếm tỷ lệ 66,7%, quận
Thủ Đức chiếm tỷ lệ là 61,5%. Có nguy cơ ô
nhiễm trung bình quận Thủ Đức chiếm tỷ lệ cao
nhất là 38,5%, kế đến là huyện Bình Chánh,
huyện Nhà Bè chiếm tỷ lệ 20%. Có nguy cơ ô
nhiễm cao huyện Nhà Bè chiếm tỷ lệ cao nhất
13,3%, huyện Bình Chánh chiếm tỷ lệ 4,2%, quận
Thủ Đức chưa thấy có.
BÀN LUẬN
Qua kiểm tra chất lượng 77 mẫu nước tại các
trạm cấp nước tập trung có công suất <
1000m3/ngày đêm trên địa bàn các quận, huyện
Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè
TP Hồ Chí Minh có 39 mẫu đạt chất lượng chiếm
tỷ lệ 50,7%, 38 mẫu không đạt chiếm tỷ lệ 49,3%.
Trong đó chất lượng nước máy chiếm tỷ lệ đạt
56% cao hơn so với nước giếng là 48,1%. Từ kết
quả trên cho thấy nước máy có chất lượng khá
ổn định so với nước giếng. Các trạm cấp nước
chiếm tỷ lệ không đạt là do hầu hết các trạm này
không đảm bảo được hàm lượng clo dư trong
khoảng 0,3 – 0,5 mg/l theo tiêu chuẩn qui định
QCVN02:2009/BYT. Đây cũng là vấn đề cần
được quan tâm xử lý nhằm đảm bảo nguồn nước
hợp vệ sinh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
của người dân.
Về chất lượng lý hóa, xét nghiệm từng chỉ
tiêu cho thấy: Clo dư không đạt chiếm tỷ lệ
46,7%. Nguyên nhân clo thấp hơn ngưỡng cho
phép là do quá trình xử lý clo của các trạm chưa
đạt, tỷ lệ pha và châm clo thấp hơn qui định. Đối
với một số trạm có lượng clo quá ngưỡng cho
phép là do nhân viên phụ trách chưa nắm vững
về qui định của QCVN 02:2009/BYT nên cho
rằng châm clo càng nhiều càng tốt dẫn đến
lượng clo trong nước cao hơn mức cho phép.Vì
clo là hợp chất dễ bay hơi nên có thể bị thất thoát
trong quá trình nước bơm đi theo đường ống,
nên để đảm bảo được lượng clo 0,3 – 0,5 mg/l
trong suốt quá trình cấp nước từ trạm đến hộ gia
đình các trạm cần châm clo tại nguồn ở mức cao
là 0,5 mg/l và châm clo bổ sung trên đường ống
khi cần thiết Bên cạnh đó, 5 mẫu không đạt chỉ
tiêu pH (chiếm tỷ lệ 7,8%) chủ yếu ở các trạm sử
dụng nguồn nước giếng khoan, nguyên nhân
chủ yếu là do yêu tố địa chất tại nơi khoan giếng
nên cần được xử lý tốt hơn trước khi đưa vào sử
dụng. 2 mẫu không đạt về chỉ tiêu độ đục đều là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 418
nước giếng, nguyên nhân giếng có độ đục không
đạt thường do các chất hòa tan, các chất hữu cơ,
cặn bã bùn đất gây nên. Vì vậy đối với các trạm
này cần có biện pháp xử lý nước hoặc bảo vệ
giếng phù hợp trước khi đưa vào sử dụng nhằm
đảm bảo sức khỏe cho người dân. Đối với các chỉ
tiêu Sắt tổng số, độ cứng, Asen, có 1 mẫu nước
giếng không đạt. Nguyên nhân có thể là do yếu
tố địa chất nơi khoan giếng có nhiều lớp đá vôi,
trầm tích làm hòa tan Ca2+, Mg2+ hoặc có nhiều
muối sắt bicacbonat, sunfate, clorua,làm cho
hàm lượng Sắt tổng số và độ cứng vượt quá
ngưỡng cho phép. Nếu hàm lượng Sắt và độ
cứng vượt quá tiêu chuẩn qui định sẽ gây một số
khó khăn trong sinh hoạt như: nước có mùi tanh
của sắt, sử dụng tắm giặt sẽ làm quần áo, dung
cụ bị vàng, ố, xà phòng không có bọt. Nếu ăn
uống lâu ngày nước có nhiều độ cứng sẽ dẫn
đến các nguy cơ về sức khỏe như sỏi thận, tắt
động mạch. Vì vậy, các trạm này cần phải có
biện pháp xử lý thích hợp trước khi cấp cho
người sử dụng. Asen là một chất độc nguy hiểm,
nguyên nhân ô nhiễm đến từ rất nhiều nguồn
trong thiên nhiên như nông nghiệp: phân bón,
thuốc trừ sâu; công nghiêp khai thác quặng mỏ.
Do đó, để đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh các
trạm cần có hợp phần xử lý Asen trong qui trình
xử lý.
Về mặt vi sinh, trong 77 mẫu nước được
khảo sát có 72 mẫu (93,5%) đạt chất lượng. Điều
này cho thấy kiểm soát ô nhiễm vi sinh của các
trạm cấp nước tương đối tốt. Trong số những
trạm cấp nước có mẫu nước không đạt về vinh
sinh có 1 trạm sử dụng nước máy (4%) không
đạt về chỉ tiêu Coliforms tổng số, 4 trạm sử dụng
nước giếng (7,69%) không đạt, gồm 2 trạm
không đạt Coliforms tổng số và 2 trạm còn lại
không đạt Coliforms tổng số và E.coli. Đối với
nước giếng nhiễm E.coli là vi khuẩn chỉ danh cho
sự ô nhiễm nguồn nước do phân động vật máu
nóng, qua khảo sát điều kiện vệ sinh thì các trạm
này điều có nguy cơ ô nhiễm cao như có bãi đổ
rác thải, phân gia súc, gia cầm xung quanh khu
vực giếng khoan.
Khảo sát đánh giá nguy cơ ô nhiễm vệ sinh
đối với các trạm cấp nước sử dụng nguồn
nước giếng theo hướng dẫn Thông tư 15 của
Bộ y tế cho thấy 36/52 trạm chưa có nguy cơ ô
nhiễm, 13/52 trạm có nguy cơ ô nhiễm trung
bình và 3/52 trạm có nguy cơ ô nhiễm cao.
Trong đó đối với các trạm có nguy cơ ô nhiễm
thì 29,6% thiếu tường rào bảo vệ xung quanh
giếng khoan, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây cũng là
nguyên nhân tạo điều kiện cho các yếu tố
nguy cơ khác, vì không có tường rào bảo vệ
nên gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác dễ
tiếp cận khu vực giếng khoan hơn dẫn đến có
phân hoặc xác chết trong khu vực giếng, tăng
nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước. Đối với 3
trạm có nguy cơ ô nhiễm cao, kết quả kiểm tra
cho thấy có nhiều chỉ tiêu không đạt, đặc biệt
là có sự hiện diên của vi khuẩn Coliforms tổng
số và vi khuẩn E.coli. Điều này phản ánh đúng
các yếu tố nguy cơ như: Có bãi đổ rác thải, nơi
tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của
giếng khoan; có gia súc, gia cầm, vật nuôi
trong khu vực bảo vệ của giếng khoan; có
phân người, phân gia súc, xác súc vật trong
khu vực bảo vệ của giếng khoan. Qua quá
trình khảo sát cũng đã khuyến nghị với các
trạm cấp nước có biện pháp khắc phục các yếu
tố nguy cơ trên như không thả rong gia súc,
gia cầm, giữ vệ sinh chung xung quanh khu
vực giếng khoan, đảm bảo không có bải đổ rác
thải, nơi tập kết rác thải hoặc phân gia súc, gia
cầm trong khu vực giếng khoan, vì đây là các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh nguồn
nước, nhằm đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh
cung cấp cho người dân sử dụng.
KẾT LUẬN
Phần lớn các trạm cấp nước sử dụng nguồn
nước cấp là nước giếng, tỷ lệ đạt của các trạm sử
dụng nguồn nước này là khá thấp, chiếm
khoảng 50% các trạm được khảo sát.
Chỉ có khoảng 50% các trạm cấp nước đạt
theo QCVN 02: 200/BYT. Nhiều chỉ tiêu được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 419
đánh giá không đạt tiêu chuẩn như pH, Clo
dư, sắt tổng cộng, độ cứng, asen, E.coli,...
Đa phần các trạm cấp nước được khảo sát
chưa có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cấp, tuy
nhiên vẫn tồn tại những trạm có những yếu tố
nguy cơ gây ô nhiễm cao như có phân người,
phân gia súc, bãi đổ rác thải, xác súc vật... trong
khu vực bảo vệ của trạm cấp nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006), Thông tư 15/2006/TT/BYT về hướng dẫn kiểm
tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình,
Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Bích Thủy (2014), Nước và các bệnh liên quan đến
nước, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, http:
//nioeh.org.vn, truy cập ngày 27/03/2015.
4. Tạp chí cộng sản (2010), Về cải thiện nước sinh hoạt và vệ sinh
phòng, chống dịch bệnh,
truy cập ngày 27/03/2015.
5. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 366/QĐ–TTg về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 18/7/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/8/2016
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 412_7226_2177696.pdf