Tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0127
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 27-42
This paper is available online at
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
QUA KHẢO SÁT SINH VIÊN VỪA TỐT NGHIỆP
Nguyễn Công Khanh
Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục & Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp (SVVTN)
là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội (ĐHSPHN), được thực hiện hàng năm. Kết quả khảo sát SVVTN khoá K62
(2012-2016) trong báo cáo này đưa ra những thông tin hữu ích về thực trạng chất lượng
đào tạo, thể hiện qua sản phẩm đầu ra là sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng như thế nào so với
mục tiêu đào tạo, so với chuẩn đầu ra. Đồng thời thu thập những ý kiến phản hồi, đóng góp
cho chương trình đào tạo, để Nhà trường có cơ sở điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.
Nội dung ph...
16 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0127
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 27-42
This paper is available online at
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
QUA KHẢO SÁT SINH VIÊN VỪA TỐT NGHIỆP
Nguyễn Công Khanh
Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục & Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp (SVVTN)
là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội (ĐHSPHN), được thực hiện hàng năm. Kết quả khảo sát SVVTN khoá K62
(2012-2016) trong báo cáo này đưa ra những thông tin hữu ích về thực trạng chất lượng
đào tạo, thể hiện qua sản phẩm đầu ra là sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng như thế nào so với
mục tiêu đào tạo, so với chuẩn đầu ra. Đồng thời thu thập những ý kiến phản hồi, đóng góp
cho chương trình đào tạo, để Nhà trường có cơ sở điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.
Nội dung phản hồi nhận xét về chất lượng đào tạo, gồm: (1) Mục tiêu, công tác tổ chức
quản lí đào tạo (MT); (2) Chương trình đào tạo (CTĐT); (3) Đổi mới phương pháp giảng
dạy, tích cực hóa người học (PP); (4) Kết quả đầu ra của SVTN (KQ); (5) Cơ sở vật chất
đáp ứng yêu cầu đào tạo (CSVC); (6) Sự hài lòng của người học (HL). Sinh viên tốt nghiệp
cũng tự nhận xét sau 4 năm học tập rèn luyện tại Trường ĐHSPHN, họ đã phát triển đạt
được ở mức độ nào với 10 kĩ năng và 20 năng lực cơ bản, cần thiết cho nghề sư phạm.
Những số liệu được phân tích để làm sáng tỏ bức tranh thực trạng chất lượng đào tạo thể
hiện qua sản phẩm đầu ra. Báo cáo đưa ra những kết luận, khuyến nghị để tiếp tục duy trì
và cải tiến chất lượng đào tạo.
Từ khóa: Sinh viên tốt nghiệp, phản hồi, chất lượng đào tạo, kĩ năng cốt lõi, năng lực cơ
bản.
1. Mở đầu
Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí (ĐBCLGD & KT), Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), hàng năm (từ năm 2008 đến nay) đều khảo sát sinh viên vừa tốt
nghiệp (SVVTN) nhằm đánh giá chất lượng đào tạo thể hiện qua sản phẩm đầu ra. Dưới đây là kết
quả khảo sát chất lượng đào tạo qua phản hồi của SVVTN khoá K62 (2012-2016) nhằm cung cấp
thông tin hữu ích về thực trạng chất lượng đào tạo đáp ứng như thế nào so với mục tiêu đào tạo, so
với chuẩn đầu ra. Đồng thời thu thập những ý kiến phản hồi, đóng góp cho chương trình đào tạo
để Nhà trường có cơ sở điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của thị trường lao động.
Ngày nhận bài: 3/7/2016. Ngày nhận đăng: 23/9/2016
Liên hệ: Nguyễn Công Khanh, e-mail: congkhanh6@gmail.com
27
Nguyễn Công Khanh
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nội dung khảo sát
Nội dung cần đánh giá là chất lượng đào tạo, sự hài lòng của sinh viên tốt nghiếp đối với
toàn bộ khóa học và chất lượng đầu ra của sinh viên K62, tốt nghiệp tháng 6 năm 2016, thể hiện ở
các kĩ năng, năng lực đạt được. Cụ thể sinh viên tốt nghiệp nhận xét, đánh giá về khoá học gồm:
(1) Mục tiêu, công tác tổ chức quản lí đào tạo (MT); (2) Chương trình đào tạo (CTĐT); (3) Đổi
mới phương pháp giảng dạy, tích cực hóa người học (PP); (4) Kết quả đầu ra của SVTN (kiến thức,
kĩ năng, năng lực...) (KQ); (5) Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo (CSVC); (6) Sự hài lòng của
người học (HL).
Sinh viên tốt nghiệp các ngành học năm 2016 cũng tự nhận xét sau 4 năm học tập rèn luyện
tại trường ĐHSPHN, họ đã có các kĩ năngvà năng lực cơ bản cần thiết cho nghề sư phạm, đạt được
ở mức độ nào.
Đối tượng khảo sát:
Toàn bộ sinh viên ĐHSPHN tốt nghiệp năm 2016 (khoảng gần 90% SVVTN tham gia trả
lời phiếu khảo sát). Có 1442 SVVTN năm 2016 của 23 khoa được khảo sát (Bảng 1).
Bảng 1. Số sinh viên tốt nghiệp năm 2016 ở các khoa trả lời phiếu khảo sát
STT Các ngành học (khoa) Số SVTN năm 2016 trả lời phiếukhảo sát
1 Ngữ Văn 155
2 Toán - Tin 129
3 Địa lí 67
4 Tâm lí – Giáo dục 54
5 Quản lí giáo dục 40
6 Sinh 52
7 Sư phạm Kĩ thuật 14
8 Vật lí 38
9 Lịch Sử 91
10 Giáo dục Thể chất 46
11 Việt Nam học 55
12 Giáo dục Đặc biệt 39
13 Công nghệ thông tin 55
14 Hóa học 89
15 Giáo dục Chính trị 124
16 Giáo dục Tiểu học 44
17 Sư phạm Tiếng pháp 31
18 Giáo dục Quốc phòng 91
19 Giáo dục Mầm non 53
20 Nghệ thuật 23
21 Triết 42
22 Sư phạm Tiếng Anh 73
23 Công tác xã hội 37
Tổng 1442
28
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
2.2. Phương pháp khảo sát
Trung tâm ĐBCLGD&KT sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Căn cứ vào hồ sơ cá
nhân của SVTN lưu tại phòng đào tạo, tại văn phòng các khoa, Trung tâm ĐBCLGD &KT, tiến
hành khảo sát toàn bộ số sinh viên vừa tốt nghiệp 2016 bằng cách gửi phiếu khảo sát tới giáo vụ
các khoa. Cán bộ của Trung tâm cùng giáo vụ các khoa tổ chức cho SVVTN trả lời vào phiếu hỏi.
Phiếu khảo sát được các chuyên viên của Trung tâm ĐBCLGD&KT xử lí (loại bỏ các
phiếu trả lời cực đoan, bỏ sót câu), nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, phần mềm
Quest/Conquest, kết hợp với Excel (xử lí các câu hỏi mở).
Bộ phiếu khảo sát gồm 4 nhóm câu hỏi:
- Nhóm 1: thang đánh giá chất lượng đào tạo, gồm 40item (câu hỏi), tập trung vào các nội
dung chính sau đây:
1. Mục tiêu, công tác tổ chức quản lí đào tạo - MT (items: 1, 2, 3, 4, 5, 18)
2. Chương trình đào tạo - CTĐT (items: 6,7, 8, 9, 15).
3. Đổi mới phương pháp, tích cực hóa người học - PP (items: 10, 11, 12, 13, 16, 17, 19, 20).
4. Kết quả đạt được của SVVTN so với mục tiêu đào tạo - KQ (items: 14, 22-33).
5. Đánh giá về cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu đào tạo - CSVC (items: 34-38).
6. Sự hài lòng của người học về chất lượng và hiệu quả đào tạo–HL (items: 21, 39, 40).
- Nhóm 2: thang đánh giá kĩ năng, gồm 10item, tập trung khảo sát 10 kĩ năng cơ bản, xem
SVVTN năm 2016 đạt được ở mức độ nào sau 4 năm học tập rèn luyện tại trường ĐHSPHN. Thang
tự đánh giá kĩ năng gồm 4 mức độ: yếu, trung bình, khá và tốt.
- Nhóm 3: thang đánh giá năng lực, gồm 20 item, tập trung khảo sát 20 năng lực cơ bản
của SVVTN xem họ đạt ở mức độ nào sau 4 năm học tập rèn luyện tại trường ĐHSPHN. Thang tự
đánh giá năng lực gồm 4 mức độ: yếu, trung bình, khá và tốt.
- Nhóm 4 gồm 2 câu hỏi mở: yêu cầu SVVTN nhận xét về những điểm mạnh nhất/ yếu nhất
của khóa học và những góp ý kiến nghị.
Trung tâm ĐBCLGD & KT tiến hành khảo sát SVVTN năm 2016 vào tháng 6 năm 2016,
khi họ hoàn thành các công việc thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp và được xét tốt nghiệp.
- Đánh giá độ tin cậy của công cụ nghiên cứu:
Theo mô hình lí thuyết, có nhiều cách để đánh giá độ tin cậy của một bộ công cụ nghiên
cứu. Để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ trong nghiên cứu này, đề tài dùng phương pháp đánh
giá mức độ tương quan giữa các item trong cùng miền đo (internal consistency methods), sử dụng
mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha). Mô hình này đánh giá
độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item trong từng thang đo, toàn
bộ phép đo và tính tương quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang
đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng thang đo được coi là thấp nếu hệ số alpha < 0,60.
Bảng 2. Độ tin cậy của các thang đo trên mẫu SVVTN năm 2016
Các thang đo Hệ số tin cậy Alpha
Mẫu SV VTN N=1442
Thang đo 1 (đánh giá chất lượng đào tạo) 0.96
Thang đo 2 (đánh giá các kĩ năng) 0.87
Thang đo 3 (đánh giá các năng lực) 0.94
29
Nguyễn Công Khanh
Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ công cụ trên mẫu sinh viên (xem Bảng 2) cho thấy cả 3
thang đo của bộ công cụ đo này đều có hệ số tin cậy (Coefficient Alpha) cao (từ 0,87 đến 0,96).
- Đánh giá độ hiệu lực của công cụ nghiên cứu:
Một thang đo tốt, ngoài độ tin cậy tốt, cần phải có độ hiệu lực (độ giá trị) tốt. Có các kiểu
hiệu lực khác nhau: hiệu lực nội dung, hiệu lực cấu trúc, hiệu lực tiêu chuẩn, hiệu lực dự báo.... Và
cũng có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá các kiểu hiệu lực. Để đánh giá độ hiệu lực cấu
trúc, chúng tôi dùng phương pháp phân tích yếu tố. Kết quả phân tích yếu tố cho thấy cả 3 thang
đo đều có độ hiệu lực cấu trúc khá tốt. Các item trong từng tiểu thang đo có tính đồng hướng (cùng
thuộc về một factor) - tức là cùng đo một thành tố. Điểm số của các tiểu thang đo có tương quan
thuận khá chặt (xem Bảng 3). Điều này phù hợp và phản ánh đúng các quan hệ mong muốn, được
giả thiết trong cấu trúc của phép đo.
Bảng 3. Tương quan điểm giữa các thang đo trên mẫu SV( N = 1442)
Các thang đo Thang đo 1 Thang đo 2 Thang đo 3
Thang đo 1 (đánh giá chất lượng đào tạo)
Thang đo 2 (đánh giá các kĩ năng) 0.495** N=1438
Thang đo 3 (đánh giá các năng lực) 0.561**N=1433 0.752**N=1433
**P<.001.
Kết quả phân tích trên đây cho thấy, các thang đo trong bộ công cụ đánh giá SVVTN năm
2016, có các đặc tính thiết kế và các đặc tính đo lường đảm bảo. Tất cả các item/các thang đo đều
đảm bảo có đủ độ tin cậy và độ hiệu lực.
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Kết quả khảo sát chất lượng ngành/ khóa đào tạo
- Đánh giá tính chuẩn của phân phối điểm các thang đo
Điều kiện tiên quyết để có thể tính điểm trung bình, phương sai... và các phép kiểm định
khác trong thống kê là: phân phối điểm của các thang đo trên mẫu nghiên cứu 1442 sinh viên vừa
tốt nghiệp năm 2016 phải có dạng phân phối chuẩn.
Kết quả đánh giá tính chuẩn của các phân phối điểm của 3 thang đo: (1) chất lượng và hiệu
quả đào tạo; (2) đánh giá các kĩ năng; (3) đánh giá các năng lực, trên mẫu 1442 SV vừa tốt nghiệm
năm 2016 qua hai phép thử Skewness và Kurtosis cho thấy, chúng đều có trị số nhỏ (Skewness
-.405; Kurtosis -.271; Skewness -.074; Kurtosis -.376; Skewness .039; Kurtosis -.479). Điều này
có nghĩa là các đường cong phân phối điểm của các thang đánh giá này trên mẫu nghiên cứu
SVVTN năm 2016 gần với đường cong chuẩn.
Kết quả xem xét các biểu đồ phân phối điểm (có gắn đường cong chuẩn), được trình bày ở
biểu đồ 1, 2, 3 cho thấy tính chuẩn của các phân phối này cơ bản bảo đảm. Điều này cho phép dùng
các phương pháp thống kê mô tả (tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai...) và thống kê
suy luận (phân tích hồi quy, phân tích yếu tố...) trên những số liệu của mẫu điều tra này để suy
đoán, dự báo.
Phân bố điểm các thang đo có gắn đường cong chuẩn:
- Kết quả SVVTN năm 2016 phản hồi về chất lượng đào tạo
Kết quả đánh giá của SVVTN năm 2016 về chất lượng đào tạo được trình bày ở Bảng 4.
SVVTN có nhận xét khá tích cực về mục tiêu, công tác quản lí, tổ chức đào tạo. Kết quả trả lời
30
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
Biểu đồ 1. Phân bố điểm của thang đo 1
(đánh giá chất lượng đào tạo) có gắn đường cong chuẩn
Biểu đồ 2. Phân bố điểm của thang đo 2
(đánh giá các kĩ năng) có gắn đường cong chuẩn
trên các item số: 1, 2, 3, 4 đều khá tích cực, thể hiện bằng sự đồng ý chiếm tỉ lệ khá cao (từ 78%
đến 85,7%). Riêng item số 5: Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ học tập đáp ứng được yêu cầu. . . có mức
độ đồng ý thấp nhất (72,2%). Điều này có nghĩa là các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ học tập là khâu yếu
nhất, còn tới 27,8% SVVTN cho rằng các dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của SV.
Về nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo, cách tổ chức và thực hiện, đa số (gần 80%)
SVVTN có nhận xét tích cực. Riêng item số 7: Chương trình đào tạo có cấu trúc cân đối giữa
31
Nguyễn Công Khanh
Biểu đồ 3. Phân bố điểm của thang đo 3
(đánh giá các năng lực) có gắn đường cong chuẩn
các khối kiến thức chung, chuyên ngành, giữa lí thuyết và thực hành vẫn có một bộ phận đáng kể
SVVTN (25,7%) chưa đồng ý với item này?
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy SVVTN năm 2016, chưa thật hài lòng về hệ thống máy
tính, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Có đến 25,2% SVVTN chưa đồng ý với item 36: Hệ thống
máy tính của trường đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo khai thác thông tin phục vụ mục đích học tập và
nghiên cứu của SV. Có 22,3% SVVTN chưa đồng ý với item 38: Cơ sở vật chất/ trang thiết bị của
trường đáp ứng tốt các yêu cầu thực hành của ngành học.
Kết quả phân tích cho thấy có 80,6% SVVTN năm 2016 được khảo sát cho rằng “nhìn
chung, ngành/khóa học này tạo được hứng thú cho tôi”; có 75,7% SVVTN năm 2016 được khảo
sát cho rằng: “Tôi sẽ giới thiệu cho bạn mình vào học ngành này tại Trường ĐHSPHN” (xem Bảng
4).
Bảng 4. Phản hồi của SVVTN 2016 về chất lượng đào tạo
STT Chất lượng đào tạo Mức độ*
0 1 2 3 4
1 Tôi được cung cấp đầy đủ những thông tin về ngành/chuyênngành đào tạo 0,4 2,3 9,4 38,1 49,9
2 Những thông tin liên quan đến quy chế, mục tiêu, chươngtrình đào tạo được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho người học 0,6 1,4 11,7 46,7 39,0
3 Mục tiêu của ngành đào tạo được xác định rõ ràng 0,6 2,2 11,5 39,3 46,4
4 Công tác đào tạo của khoá học được tổ chức và thực hiện tốt 0,3 1,5 13,9 45,4 38,9
5 Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ học tập đáp ứng được yêu cầu củatôi 1,2 4,6 21,9 46,1 26,1
6 Chương trình đào tạo đã cung cấp một khối lượng kiến thứchợp lí 0,6 2,7 18,5 44,7 33,5
7 Chương trình ĐT cân đối giữa các khối kiến thức chung,chuyên ngành, giữa lí thuyết và thực hành 1,7 4,4 19,6 41,6 32,8
32
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
8 Các môn học được sắp xếp hợp lí, có tính hệ thống 0,4 3,6 15,3 44,2 36,5
9 Nội dung chương trình đào tạo cập nhật được những tri thứcmới, hiện đại của ngành học 0,3 2,3 14,3 44,6 38,5
10 Người học được khuyến khích thảo luận 0,3 1,8 14,0 43,3 40,5
11 Người học được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học 0,2 1,8 11,4 36,5 50,1
12 Nhìn chung PP kiểm tra đánh giá KQHT của các môn họcthể hiện tính đa dạng, có sự đổi mới 1,1 2,5 15,7 47,4 33,2
13 Nhìn chung PP kiểm tra đánh giá KQHT của các môn họcđảm bảo tính chính xác, khách quan 1,0 2,2 13,0 43,2 40,6
14 Người tốt nghiệp có kiến thức, kĩ năng chuyên môn và tháiđộ nghề nghiệp đáp ứng mục tiêu đào tạo 0,2 1,9 14,8 45,0 38,0
15 GV chú trọng giới thiệu với SV các nguồn tài liệu tham khảo,tìm kiếm thông tin phục vụ môn học 0,1 1,7 10,9 41,1 46,3
16 GV tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu hướngphát triển các năng lực ở người học 0,3 2,5 13,9 45,4 37,9
17 Các GV tích cực ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiệndạy học trong giảng dạy 0,2 1,8 13,3 40,6 44,1
18 Các GV dạy khoá học này thực hiện nghiêm túc giờ giấc, lịchtrình giảng dạy 0,1 1,5 10,5 41,7 46,2
19 Nhìn chung phương pháp giảng dạy của các GV đã tích cựchoá người học 0,3 1,9 15,1 45,4 37,3
20 Nhìn chung GV đã thực hiện hiệu quả các phương pháp dạyhọc tích cực 0,3 2,3 14,6 45,3 37,5
21 Nhìn chung các GV dạy khoá học này nhiệt tình, tận tâm vớingười học 0,1 1,0 10,6 39,3 49,0
22 Khoá học đã giúp tôi có đủ kiến thức, kĩ năng chuyên môncần thiết để hành nghề 0,9 2,3 13,2 48,2 35,4
23 Khoá học đã giúp tôi phát triển được năng lực hợp tác làmviệc nhóm 0,6 2,4 15,8 44,3 36,8
24 Khoá học đã giúp tôi phát triển được các kĩ năng mềm (KNS)cần thiết để ứng dụng trong cuộc sống 0,8 3,9 19,8 45,5 30,0
25 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực tự học, tự nghiêncứu 0,8 2,8 14,5 46,2 35,7
26 Khoá học đã giúp tôi phát triển được năng lực giao tiếp 0,6 2,8 17,1 44,5 35,0
27 Khoá học giúp tôi phát triển được các phẩm chất đạo đức cầnthiết cho hoạt động nghề nghiệp 0,2 1,7 9,8 42,3 46,1
28 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực giải quyết vấn đề 0,1 2,3 14,6 47,3 35,7
29 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực tư duy phản biện,phê phán 0,5 2,6 19,0 46,7 31,2
30 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực sử dụng côngnghệ thông tin hỗ trợ học tập 0,2 2,8 14,0 46,2 36,8
31 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực giải quyết các tìnhhuống sư phạm 0,1 2,6 14,2 47,4 35,7
32 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực vận dụng nhữngkiến thức các môn học vào thực tế 0,5 3,1 16,7 45,2 34,5
33 Khoá học giúp tôi phát triển được năng lực tự đánh giá 0,5 2,2 16,4 45,2 35,8
34 Phòng học (diện tích, ánh sáng, bàn ghế, âm thanh) đáp ứngđược các chuẩn mực tối thiểu 0,6 3,2 14,6 41,9 39,8
33
Nguyễn Công Khanh
35
Thư viện của nhà trường có đủ các tài liệu thiết yếu (giáo
trình/bài giảng, tài liệu tham khảo chính) theo yêu cầu đào
tạo
0,4 2,6 15,3 42,3 39,3
36
Hệ thống máy tính của trường đáp ứng được yêu cầu đào tạo
khai thác thông tin phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu
của SV
1,1 4,7 19,4 44,8 30,0
37 Cơ sở vật chất của trường đã hỗ trợ đắc lực cho tôi hoàn thànhcác nhiệm vụ học tập
0,7 3,9 20,3 43,7 31,4
38 Cơ sở vật chất/ trang thiết bị của trường đáp ứng tốt các yêucầu thực hành của ngành học 0,8 3,1 18,4 46,6 31,2
39 Nhìn chung khóa học này tạo được hứng thú cho tôi 1,5 2,5 15,4 47,7 32,9
40 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn mình vào học ngành này tại TrườngĐHSPHN 3,2 3,3 17,7 39,1 36,6
(*Mức 0= Hoàn toàn không đồng ý; 1= Không đồng ý về cơ bản;
2= Đồng ý một phần; 3= Đồng ý về cơ bản; mức 4= Hoàn toàn đồng ý)
Kết quả tổng hợp ở Bảng 4 liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động đào tạo,
đó cũng là những dấu hiệu chính, cốt lõi nói lên chất lượng đào tạo. Xét về tổng thể những nhận
xét đánh giá này của SVTN K62 (2012-2016) là một kênh thông tin, phản ánh khách quan về chất
lượng đào tạo.
Đối chiếu, so sánh các số liệu khảo sát sinh viên tốt nghiệp ngay khi vừa kết thúc khóa học,
phản hồi về chất lượng đào tạo của các năm: 2012, 2013, 2014, 2015 cho thấy xu hưóng chung
chất lượng đào tạo thể hiện ở sản phẩm đầu ra (theo đánh giá của SVVTN)vẫn được duy trì ở mức
khá tích cực.
So sánh kết quả khảo sát SVVTN năm 2016 ở 23 khoa (xem Bảng 5) cho thấy SVVTN các
khoa Sử, Giáo dục Chính trị, phản hồi về chất lượng đào tạo có điểm số TB ở nhóm điểm cao nhất,
còn các khoa Công tác xã hội phản hồi về chất lượng đào tạo, có điểm số TB ở nhóm điểm thấp
nhất trên thang đo 1 (chất lượng đào tạo).
Bảng 5. Sự khác biệt điểm số TB của SVVTN 2016
ở các khoa khi đánh giá về chất lượng khoá đào tạo
TT Các ngành học (khoa)
Mẫu
SVTN
2015
MT CTĐT PP KQ CSVC HL Tổng
1 Khoa Văn 153 18.31 14.84 24.03 37.67 13.90 8.87 117.61
2 Khoa Toán 123 18.45 14.34 22.86 37.54 15.41 8.73 117.33
3 Khoa Địa 60 20.52 16.93 27.45 43.03 15.67 9.77 133.37
4 Khoa TLGD 51 17.00 14.18 25.00 37.41 14.06 8.69 116.33
5 Khoa QLGD 40 17.38 14.35 24.55 38.50 14.18 8.80 117.75
6 Khoa Sinh 52 19.31 15.63 26.02 40.21 14.29 9.21 124.67
7 Khoa SPKT 14 20.64 15.57 26.21 38.50 15.86 9.50 126.29
8 Khoa Vật lí 36 19.86 15.72 25.22 40.14 15.72 9.28 125.94
9 Khoa Sử 70 21.41 18.33 29.41 47.37 18.71 11.23 146.47
10 Khoa GDTC 45 20.98 17.31 28.09 45.27 17.42 10.56 139.62
11 Khoa VN học 49 19.00 16.08 26.76 42.45 16.16 9.71 130.16
12 Khoa GD ĐB 37 20.22 16.84 27.57 43.51 15.57 10.51 134.22
13 Khoa CNTT 55 18.82 15.20 24.73 38.65 15.40 9.38 122.18
14 Khoa Hoá 89 19.22 15.89 24.55 39.16 15.12 9.22 123.17
34
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
15 Khoa GD CT 120 19.70 16.34 26.45 43.12 16.18 9.98 131.78
16 Khoa GD TH 41 18.90 14.07 24.29 38.46 14.73 9.15 119.61
17 Khoa T. Pháp 30 18.87 13.67 24.17 37.93 14.47 8.33 117.43
18 Khoa GD QP 87 19.16 16.08 25.76 42.43 14.71 9.05 127.18
19 Khoa GD MN 53 19.19 15.28 25.45 40.06 15.02 9.42 124.42
20 Khoa Nghệ thuật 23 19.43 15.70 27.04 44.48 16.30 10.39 133.35
21 Triết 40 20.70 16.50 26.35 41.90 14.93 10.00 130.38
22 Tiếng Anh 73 19.36 15.68 26.19 41.81 14.77 9.47 127.27
23 Công tác XH 34 16.91 14.12 23.76 36.09 13.56 8.35 112.79
Tổng 1375 19.19 15.61 25.53 40.60 15.27 9.41 125.62
2.3.2. Kết quả SVVTN tự đánh giá các kĩ năng cơ bản
Để tìm hiểu xem SVVTN năm 2016 có các kĩ năng cơ bản ở mức độ nào, sau 4 năm học tập
rèn luyện tại trường ĐHSPHN, chúng tôi thiết lập bảng hỏi để SV K62 vừa tốt nghiệp năm 2016 tự
đánh giá 10 kĩ năng cơ bản dưới đây theo 4 mức độ: yếu, trung bình, khá, tốt. Kết quả được trình
bày ở Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. Kết quả tự đánh giá của SVVTN năm 2016 về các kĩ năng
TT Kĩ năng Mức độ đạt được (%) ĐiểmTB
Xếp
loại
Yếu Trungbình Khá Tốt
1 Kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề 0,4 15,8 62,5 21,3 3,05 8
2 Kĩ năng lập kế hoạch học tập 1,0 15,4 59,3 24,2 3,07 5
3 Kĩ năng viết báo cáo tham luận 1,1 24,8 54,6 19,5 2,93 10
4 Kĩ năng thuyết trình các vấn đề 1,3 17,0 55,6 26,1 3,07 5
5 Kĩ năng vận dụng vào thực tế 1,4 17,5 53,9 27,3 3,07 5
6 Kĩ năng ra quyết định 0,6 15,9 53,4 30,1 3,13 2
7 Kĩ năng tổ chức các buổi sinh hoạt lớp vàquản lí lớp học 1,4 15,4 53,5 29,7 3,11 3
8 Kĩ năng tư vấn cho học sinh và phụ huynh 1,9 22,0 52,4 23,7 2,98 9
9 Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp 0,9 15,5 55,1 28,5 3.11 3
10 Kĩ năng sử dụng internet và tìm kiếm thôngtin trên mạng hỗ trợ học tập 1,0 12,4 47,2 39,4 3.25 1
Kết quả khảo sát các kĩ năng trình bày trong Bảng 6 cho thấy SVVTN năm 2016, tự đánh
giá mạnh nhất ở các kĩ năng: sử dụng internet và tìm kiếm thông tin trên mạng hỗ trợ học tập; ra
quyết định; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp và quản lí lớp học; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy SVVTN năm 2016, tự đánh giá yếu nhất ở các kĩ năng:
viết báo cáo tham luận; tư vấn cho học sinh và phụ huynh.
Kết quả khảo sát trình bày trong Bảng 7 cho thấy SVVTN các năm 2012 đến 2016 đều tự
đánh giá yếu nhất ở các kĩ năng: viết báo cáo tham luận; tư vấn cho học sinh và phụ huynh. Và
mạnh nhất ở các kĩ năng: ra quyết định; sử dụng internet và tìm kiếm thông tin trên mạng hỗ trợ
học tập; lập kế hoạch học tập; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp và quản lí lớp học.
35
Nguyễn Công Khanh
Bảng 7. Điểm TB về các kĩ năng của SVVTN qua 5 năm (2012-2016)
TT Kĩ năng Điểm Trung bình
Năm
2012
N=1692
Năm
2013
N=1553
Năm
2014
N=1345
Năm
2015
N=1266
Năm
2016
N=1442
1 Kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề 3,02 3,08 3,05 3,22 3,05
2 Kĩ năng lập kế hoạch học tập 3,11 3,18 3,16 3,29 3,07
3 Kĩ năng viết báo cáo tham luận 2,97 3,07 3,01 3,12 2,93
4 Kĩ năng thuyết trình các vấn đề 3,04 3,11 3,12 3,30 3,07
5 Kĩ năng vận dụng vào thực tế 3,03 3,05 3,10 3,16 3,07
6 Kĩ năng ra quyết định 3,07 3,14 3,16 3,33 3,13
7 Kĩ năng tổ chức các buổi sinh hoạt lớpvà quản lí lớp học 3,04 3,12 3,14 3,21 3,11
8 Kĩ năng tư vấn cho học sinh và phụhuynh 3,01 3,06 3,01 3,15 2,98
9 Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp 3.00 3.09 3.07 3.21 3.11
10 Kĩ năng sử dụng internet và tìm kiếmthông tin trên mạng hỗ trợ học tập 3.15 3.18 3.23 3.31 3.25
11 Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm 3,07 3,12 3,19 3,20 N
12 Kĩ năng giao tiếp 3,13 3,19 3,21 3,27 N
Kết quả so sánh điểm số TB (ANOVA) về 10 kĩ năng cơ bản của SVVTN năm 2016, giữa
các khoa trong trường, được trình bày ở Bảng 8 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa. Kết quả so
sánh cho thấy SVVTN năm 2016 ở các khoa GDTC, SPMT, có điểm TB cao nhất, khoa TLGD có
điểm TB thấp nhất.
Bảng 8. So sánh điểm số TB về 10 kĩ năng cơ bản của SVVTN 2016 ở các khoa
TT Các ngành học (khoa) Mẫu SVTN2015
Điểm tổng TB của 8
kĩ năng
Mức khác biệt
có ý nghĩa
1 Khoa Văn 150 29.18
2 Khoa Toán 128 29.28 .000
3 Khoa Địa 66 31.80
4 Khoa TLGD 54 27.78
5 Khoa QLGD 40 29.50
6 Khoa Sinh 52 31.15
7 Khoa SPKT 14 30.71
8 Khoa Vật lí 36 30.72
9 Khoa Sử 87 31.01
10 Khoa GDTC 43 34.19
11 Khoa VN học 51 30.10
12 Khoa GD ĐB 38 31.68
13 Khoa CNTT 50 30.56
14 Khoa Hoá 89 30.25
15 Khoa GD CT 116 31.59
16 Khoa GD TH 41 30.02
17 Khoa T. Pháp 31 29.55
18 Khoa GD QP 87 31.67
19 Khoa GD MN 53 29.47
36
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
20 Khoa Nghệ thuật 22 32.41
21 Triết 40 30.95
22 Tiếng Anh 70 31.70
23 Công tác XH 33 28.61
Tổng 1391 30.50
2.3.3. Kết quả SVVTN tự đánh giá các năng lực cơ bản
Để tìm hiểu xem SVVTN năm 2016 có sở hữu các năng lực cơ bản dưới đây ở mức độ nào,
sau 4 năm học đại học, chúng tôi yêu cầu SV K62 vừa tốt nghiệp năm 2016 tự đánh giá 22 năng
lực cơ bản dưới đây theo 4 mức độ: yếu, trung bình, khá, tốt. Kết quả được trình bày ở Bảng 9 dưới
đây:
Bảng 9. Kết quả tự đánh giá của SVVTN năm 2016 về các năng lực
TT Năng lực Mức độ đạt được (%)
Điểm
trung
bình
Xếp
loại
Yếu Trungbình Khá Tốt
1 Kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề 3,02 3,08 3,05 3,22 3,05
1 Năng lực làm chủ kiến thức giáo dụctổng quát/đại cương (cơ sở, nền tảng) 1,0 15,4 59,8 23,9 3,07 13
2 Năng lực làm chủ kiến thức khoa họcchuyên ngành 0,3 15,4 58,8 25,5 3,10 9
3
Năng lực làm chủ kiến thức về tâm lí
học lứa tuổi, giáo dục học, phương pháp
dạy học
1,0 14,8 60,5 23,7 3,07 13
4 Năng lực giải quyết vấn đề 0,3 15,2 58,8 25,6 3,10 9
5 Năng lực tư duy sáng tạo 0,6 18,1 58,1 23,2 3,04 15
6 Năng lực giáo dục qua dạy họcmôn học 0,6 14,2 57,4 27,7 3,12 8
7 Năng lực đánh giá kết quả giáo dục 0,8 14,4 58,8 26,0 3,10 9
8 Năng lực giáo dục học sinh có hành vilệch chuẩn 1,0 18,7 56,0 24,2 3,03 16
9 Năng lực tư vấn học đường và tham vấncác chuyên gia giáo dục 1,1 21,1 55,2 22,6 2,99 19
10 Năng lực phát triển chương trình mônhọc 1,2 18,6 56,9 23,4 3,02 17
11 Năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạyhọc 0,6 13,4 56,2 29,8 3,15 4
12
Năng lực vận dụng phương pháp,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy
học bộ môn
0,4 12,4 57,2 29,9 3,17 1
13 Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả họctập 0,2 13,1 57,1 29,6 3,16 2
14 Năng lực hiểu người học và tổ chức môitrường học tập thân thiện tích cực 0,6 13,3 56,7 29,4 3,15 4
15 Năng lực nghiên cứu giáo dục 1,0 21,8 53,2 23,9 3,00 18
16 Năng lực học suốt đời 1,7 16,2 54,6 27,6 3,08 12
37
Nguyễn Công Khanh
17 Năng lực làm việc độc lập, tự tin trongmôi trường làm việc có cạnh tranh 0,8 14,2 53,3 31,7 3,16 2
18 Năng lực thích ứng với sự đa dạng củathực tế 0,6 15,1 54,1 30,3 3,14 6
19 Năng lực sử dụng vi tính, công nghệthông tin 1,1 15,6 51,1 32,2 3,14 6
20 Năng lực ngoại ngữ 6,6 26,3 46,5 20,5 2,81 20
Kết quả khảo sát các năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp được trình bày trong Bảng 9
cho thấy SVVTN năm 2016 tự đánh giá yếu nhất ở các năng lực: ngoại ngữ; tư vấn học đường và
tham vấn các chuyên gia giáo dục; nghiên cứu giáo dục. Kết quả khảo sát cũng cho thấy SVVTN
năm 2016 tự đánh giá mạnh nhất ở các năng lực: vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức
tổ chức dạy học bộ môn; kiểm tra đánh giá kết quả học tập; làm việc độc lập, tự tin trong môi
trường làm việc có cạnh tranh.
Kết quả so sánh điểm số TB (ANOVA) về 20 năng lực cơ bản của SVVTN năm 2016, giữa
các khoa trong trường, trình bày ở Bảng 10 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa. Kết quả so sánh
cho thấy SVVTN năm 2016 ở khoa GDTC, có điểm TB cao nhất, khoa TLGD, khoa CTXH có
điểm TB thấp nhất.
Bảng 10. So sánh điểm số TB về 20 năng lực cơ bản của SVVTN 2016 ở các khoa
TT Các ngành học (khoa) Mẫu SVTN2015
Điểm tổng TB của
20 kĩ năng
Mức khác biệt
có ý nghĩa
1 Khoa Văn 150 29.18
2 Khoa Toán 127 59.36 .000
3 Khoa Địa 65 62.95
4 Khoa TLGD 53 54.91
5 Khoa QLGD 40 58.25
6 Khoa Sinh 51 61.94
7 Khoa SPKT 14 60.14
8 Khoa Vật lí 36 62.39
9 Khoa Sử 86 61.94
10 Khoa GDTC 42 69.60
11 Khoa VN học 51 58.16
12 Khoa GD ĐB 38 63.03
13 Khoa CNTT 50 60.52
14 Khoa Hoá 89 60.12
15 Khoa GD CT 120 63.94
16 Khoa GD TH 42 58.50
17 Khoa T. Phap 31 58.53
18 Khoa GD QP 84 64.37
19 Khoa GD MN 53 60.51
20 Khoa Nghệ thuật 22 64.27
21 Triết 40 62.78
22 Tiếng Anh 72 63.94
23 Công tác XH 34 65.65
Tổng 1390 61.18
Kết quả so sánh điểm TB của từng năng lực của SVVTN qua 5 năm (2012-2016), được
38
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
trình bày ở Bảng 11 dưới đây:
Bảng 11. So sánh điểm TB của từng năng lực của SVVTN qua 5 năm (2012-2016)
TT Các năng lực Điểm Trung bình
Năm
2012
N=1692
Năm
2013
N=1553
Năm
2014
N=1345
Năm
2015
N=1266
Năm
2016
N=1442
1 Năng lực làm chủ kiến thức khoa họcchuyên ngành 3,09 3,16 3,13 3,35 3,10
2 Năng lực làm việc độc lập 3,18 3,20 3,24 3,41 3,16
3 Năng lực giải quyết vấn đề 3,06 3,13 3,14 3,21 3,10
4 Năng lực tư duy sáng tạo 3,00 3,09 3,02 3,18 3,04
5 Năng lực tự học, học suốt đời 3,20 3,21 3,21 3,42 3,08
6 Tự tin trong môi trường làm việc cócạnh tranh 3,01 3,08 3,06 3,25 3,16
7 Năng lực thích ứng với sự đa dạng củathực tế 3,06 3,11 3,13 3,20 3,14
8 Năng lực sử dụng vi tính, công nghệ 3,14 3,16 3,20 3,36 3,14
9 Năng lực ngoại ngữ 2,76 2,82 2,65 2,90 2,81
Kết quả so sánh điểm TB của từng năng lực của SVVTN qua từng năm (2012-2016), được
trình bày ở Bảng 11 cho thấy SVVTN năm 2016 tự đánh giá mạnh nhất ở các năng lực: làm việc
độc lập; tự học, học suốt đời; sử dụng vi tính, công nghệ; tự tin trong môi trường làm việc có cạnh
tranh. SVVTN năm 2016 tự đánh giá yếu nhất ở các năng lực: ngoại ngữ; tư duy sáng tạo.
Từ năm 2008 đến nay, hàng năm Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí
(ĐBCLGD&KT đề SVVTN) đều tiến hành đánh giá chất lượng SVVTN nhằm đánh giá chất
lượng đào tạo thể hiện qua sản phẩm đầu ra đáp ứng như thế nào so với mục tiêu đào tạo và chuẩn
đầu ra. Các số liệu khảo sát này không chỉ được lưu trữ tại Trung tâm, phục vụ cho công tác đảm
bảo chất lượng bên trong theo yêu cầu của Nhà trường và báo cáo Bộ GD&ĐT. Các số liệu khảo
sát chất lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm đều được báo cáo cho Ban Giám hiệu, được thông
báo cho ban chủ nhiệm các khoa, để kịp thời điều chỉnh các chương trình đào tạo. Một phần các số
liệu khảo sát này được công bố trong các báo cáo tổng kết năm học, hội nghị viên chức hàng năm.
Kết quả khảo sát SVVTN năm 2016 cho thấy, sinh viên tốt nghiệp vẫn còn yếu ở các: kĩ
năng viết báo cáo tham luận, kĩ năng tư vấn cho học sinh và phụ huynh. Họ cũng tự nhận thấy còn
thiếu và yếu ở một số năng lực như: tư vấn học đường và tham vấn các chuyên gia giáo dục; nghiên
cứu giáo dục, đặc biệt vẫn còn tự đánh giá mình yếu nhất là năng lực ngoại ngữ.
SVVTN năm 2016 cũng nhận xét về những điểm tồn tại của các ngành đào tạo như một số
chương trình đào tạo vẫn còn khá nặng về lí thuyết, vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tế vẫn chưa
được các giảng viên chú ý đúng mức. Một số học phần phương pháp dạy học và đánh giá sinh viên
vẫn chưa đổi mới. Kiến thức dạy ở trường chưa sát với phổ thông. Sinh viên tốt nghiệp vẫn ít được
trải nghiệm, ít được cọ sát với thực tế giáo dục học sinh ở các trường phổ thông. Nghiệp vụ sư
phạm/ tay nghề vẫn còn nhiều hạn chế (tổ chức các hoạt động giáo dục và đánh giá các hoạt động
giáo dục,công tác chủ nhiệm lớp, tư vấn giao tiếp với phụ huynh. . . vẫn chưa tự tin, gặp nhiều khó
khăn).
Kết quả khảo sát tình hình tìm việc làm của SVVTN năm 2016 cũng cho thấy: 4,4% SVVTN
được khảo sát trả lời đã có việc làm; 30,4% chuẩn bị có việc làm; khoảng 14% không trả lời. Như
vậy tỉ lệ SVVTN năm 2016 (tại thời điểm đánh giá: 6/2016) chưa có việc làm chiếm tỉ lệ khá lớn.
39
Nguyễn Công Khanh
Từ kết quả nghiên cứu khảo sát những ý kiến đánh giá, nhận xét của SVVTN năm 2016,
chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo:
1. Nhà trường cần tập trung, cải tiến công tác tư vấn hỗ trợ học tập như giúp sinh viên khai
thác tốt hơn các cơ sở dữ liệu ở thư viện, mở nhiều lớp hướng dẫn SV các kĩ năng sử dụng mạng,
khai thác tài nguyên internet... tăng cường dạy sinh viên các kĩ năng mềm để họ tự tin, chủ động
và sáng tạo hơn.
2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa người học hướng tới sự hình thành
năng lực, phẩm chất nhân cách hơn là chỉ dạy kiến thức, kĩ năng. Nhiều SVVTN có nhu cầu được
trang bị những hiểu biết về đổi mới dạy học và đánh giá giáo dục theo tiếp cận năng lực. Họ cũng
có nhu cầu được trang bị những hiểu biết về các lí thuyết dạy học hiện đại như: dạy học kiến tạo,
dạy học trải nghiệm, dạy học tương tác, dạy học kiểu dự án, dạy học qua trò chơi... Sinh viên cần
được thông tin, có hiểu biết về đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, phẩm chất.
3. Đổi mới triệt để chương trình đào tạo theo tín chỉ thực chất, bắt nhịp nhanh với đổi mới
chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo cách tiếp cận năng lực. Tăng cường các hoạt động
khoa học liên quan đến đổi mới giáo dục phổ thông như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đánh
giá học sinh theo tiếp cận năng lực. . . để sinh viên có nhiều cơ hội cọ sát với thực tiễn giáo dục
phổ thông.
4. Coi trọng và tập trung đổi mới việc kiểm tra đánh giá theo xu hướng tiếp cận năng lực,
chú trọng xây dựng phát triển hệ thống ĐBCL bên trong để thường xuyên có những đánh giá phản
hồi từ phía người học, giúp giảng viên đổi mới bài giảng.
5. Tổ chức các hội thảo về đổi mới dạy ngoại ngữ cho SV để sớm cải thiện năng lực ngoại
ngữ của SV (hiện vẫn đang là điểm yếu nhất).
3. Kết luận
Đa số sinh viên tốt nghiệp (K62) các ngành đào tạo của ĐHSPHN năm 2016 có những nhận
xét khá tích cực về chất lượng đào tạo (ngành học). Họ đều cho rằng mình được Nhà trường trang
bị kiến thức rộng, có kiến thức nền (lí thuyết) khá tốt, kiến thức cơ bản chuyên ngành chắc. Kết
quả tự đánh giá cho thấy SVVTNnăm 2016 mạnh nhất ở các nhóm kĩ năng: sử dụng internet và
tìm kiếm thông tin trên mạng hỗ trợ học tập; ra quyết định; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp và quản
lí lớp học; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. SVVTN năm 2016 yếu nhất ở các kĩ
năng: viết báo cáo tham luận; tư vấn cho học sinh và phụ huynh. SVVTN năm 2016 mạnh nhất ở
cácnăng lực: vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn; kiểm tra
đánh giá kết quả học tập; làm việc độc lập, tự tin trong môi trường làm việc có cạnh tranh.SVVTN
năm 2016 yếu nhất ở các năng lực: ngoại ngữ; tư vấn học đường và tham vấn các chuyên gia giáo
dục; nghiên cứu giáo dục. Kết quả phân tích những nhận xét đánh giá về chất lượng đào tạo theo
nhận xét của SVVTN năm 2016 trên hầu hết các câu hỏi (item) đều khá tích cực.
Kết quả phân tích cho thấy có từ 79% đến 89,3% SVTN các năm (từ 2012 đến 2016) được
khảo sát cho rằng “nhìn chung, ngành/khóa học này tạo được hứng thú cho tôi”; có từ 72,5% đến
85,8% SVTN các năm (từ 2012 đến 2016) được khảo sát cho rằng: “Tôi sẽ giới thiệu cho bạn mình
vào học ngành này tại Trường ĐHSPHN”.
Có được kết quả trên đây là quá trình phấn đấu, nỗ lực liên tục của Nhà trường qua nhiều
năm. Từ năm 2009 Nhà trường bắt đầu chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ năm 2012
Nhà trường đã chuyển hoàn toàn sang đào tạo tín chỉ, từng bước thực hiện đảm bảo chất lượng bên
trong như: đã công khai chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo trên website. Mỗi
40
Đánh giá chất lượng đào tạo qua khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp
sinh viên khi vào trường đều được cung cấp Sổ tay sinh viên, được chuyên viên phòng đào tạo, cố
vấn học tập, giáo vụ các khoa giải đáp các thắc mắc về đào tạo tín chỉ, tư vấn cho sinh viên phương
pháp học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để việc học tập đạt hiệu quả. Kết
quả phản hồi về năng lực ngoại ngữ của sinh viên chưa đáp ứng mong đợi của thị trường lao động,
đã được Nhà trường quan tâm, điều chỉnh. Cụ thể, Trường đã có giải pháp tăng cường chất lượng
học ngoại ngữ như: phân lớp ngoại ngữ theo trình độ thực tế (từ kết quả khảo sát) các sinh viên có
năng lực như nhau được xếp cùng lớp, chọn giáo viên có trình độ chuyên môn tốt cho các lớp có
trình độ cao hơn, công bố chuẩn đầu ra của sinh viên ra trường là trình độ B1 (theo đánh giá năng
lực theo khung tham chiếu Châu Âu). Để đáp ứng nhu cầu xã hội về ngoại ngữ cho sinh viên sư
phạm, bắt đầu năm học 2014 nhà trường mở nhiều mã ngành ghép: Toán - Tiếng Anh, Lí - Tiếng
Anh, Hóa - Tiếng Anh, Sinh - Tiếng Anh, Địa - Tiếng Anh, Mầm non - Tiếng Anh, Tiểu học -
Tiếng Anh để đào tạo giáo viên dạy có khả năng dạy các môn song ngữ ở các trường phổ thông
(đặc biệt là các trường Quốc tế). Nhà trường cũng đã tuyển chọn, đưa giảng viên của trường sang
học ngoại ngữ (tại các nước nói Tiếng Anh) bằng nguồn ngân sách của Trường để nâng cao trình
độ tiếng Anh cho các giảng viên trẻ.
Nhà trường đặc biệt chú trọng việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên: mỗi năm dành
ra một tuần để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên thông qua hội thi do trường tổ chức.
Đầu tư xây dựng Trung tâm nghiệp vụ sư phạm hiện đại, có đầy đủ các trang thiết bị dạy học mới,
tiên tiến phục vụ dạy học. Trung tâm có nhiệm vụ giúp sinh viên rèn nghiệp vụ sư phạm qua các
modum, gồm các kĩ năng viết bảng, soạn bài, sử dụng phương tiện dạy học, máy chiếu, máy quay,
kết nối máy tính, trình chiếu bài giảng. . . Sinh viên năm thứ 3 và thứ tư có 10 tuần thực tập tại các
trường phổ thông để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, theo mô hình 2 đợt: 4 tuần cho sinh viên năm
thứ 3 và 6 tuần cho sinh viên năm thứ 4. Có sự phối hợp của Ban chỉ đạo thực tập cấp trường, khoa,
các bộ môn phương pháp, chuẩn bị tốt từ chuyên môn và điều kiện vật chất cho sinh viên xuống
trường phổ thông. Nhà trường phối hợp cùng các trường phổ thông hướng dẫn chi tiết, chuẩn bị
giờ dạy, quản lí lớp, đánh giá rút kinh nghiệm các giờ dạy của sinh viên, số sinh viên được xếp loại
thực tập sư phạm xuất sắc chiếm tỉ lệ cao, ổn định qua nhiều năm.
Trong 5 năm qua, Trường ĐHSPHN đã có nhiều nỗ lực để duy trì và từng bước cải thiện
nâng cao chất lượng, song phải thừa nhận rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm như: cần rà soát,
xây dựng lại chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo theo cách tiếp cận năng lực, cần tiến hành kiểm
định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia và chuẩn khu vực, đổi mới dạy học
và đánh giá theo tiếp cận năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hallinger P, 2008. Strategies for Effective Teaching and Learning. hallinger@gmail.com.
[2] Holt J, 2005. How children learn. New York: Basic Books,.
[3] Nitko A.J., & Brookhart S.M, 2007. Educational assessment of students (5th ed.). Upper
Saddle River, NJ: Pearson/Prentice Hall,.
[4] OECD, 2006. School for Tomorrow: Think Scenarios, Rethink Education.
[5] The Assessment Handbook, Volum 3 July, 2010.
[6] Sternberg, R.J., & Grigorenko, E.L., 2000. Teaching for successful intelligence: To increase
student learning and achievement. Arlington Heights, IL:L Merrill- Prentice Hall.
41
Nguyễn Công Khanh
[7] Tobias, C. & Guild, P., 1986. No sweat! How to use your learning style to be a better student.
Seattle: The Teaching Advisory.
[8] Baker.L.T, 1998. Thực hành nghiên cứu xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 12/2015. Dự thảo Đề án xây dựng, triển khai chương trình và
sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015. Hà Nội.
[10] Dự án Việt – Bỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Dạy và học tích cực: Một số phương pháp
và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.
[11] Nguyễn Công Khanh. Báo cáo khảo sát chất lượng đào tạo ngành học qua phản hồi của SV
vừa tốt nghiệp ĐHSPHN năm 2012, 2013, 2014, 2015.
[12] Nguyễn Công Khanh, 2004. Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội. Nxb Chính trị
Quốc gia.
[13] Nguyễn Công Khanh, 7/2012. Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong
chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Báo cáo tại hội thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[14] Nguyễn Công Khanh, tháng 8/2013. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực.
Kỉ yếu hội thảo Hướng tới một xã hội học tập VVOB.
[15] Nguyễn Công Khanh, 2015. Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư
phạm.
ABSTRACT
Quality assessment of teaching through graduating students’feedback
Nguyen Cong Khanh
Center for Educational Quality Assurance and Testing,
Hanoi National University of Education
Quality assessment of teaching through graduating students’ feedback is the most important
activity of internal quality assurance system at Hanoi National University of Education (HNUE).
The report presents the result of exit assessment that is carried out on graduates of courses 62
(2012-2016). To some extent, the assessment provides the productive information on achieving
the expected learning outcomes as well as the objectives of the courses and of the programme as
a whole. The feedback information from graduating students helps HNUE to change and enhance
the quality of teaching in better response to the requirement of labour market.
The content of feedback consists of: (1) Objectives and organizational affair; (2)
curriculum; (3) Innovation of teaching methods to activate learners; (4) Expected learning
outcomes; (5) Physical facilities and infrastructure in response to teaching and learning; (6)
Satisfaction of learners. To know how to develop skills and competences, graduates are also asked
to self-assess 10 key skills and 20 key competences that are important for teachers. The survey
data is analysed to clarify the situation of teaching quality by exit products. The report draws
conclusions and recommends how to improve the teaching quality.
Keywords: Graduate, feedback, teaching quality, key skills, key competences.
42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4450_nckhanh_0409_2131864.pdf