Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức

Tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 141 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC Phạm Đình Hoàng*, Đinh Văn Quỳnh*, Võ Văn Thắng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá chất lượng sống (CLS) của bệnh nhân (BN) nữ ung thư vú (UTV) điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức theo thang điểm EORTC QLQ-C30 và QLQ-BR23. Phương pháp: Khảo sát 116 BN mắc UTV. Đánh giá CLS bằng bộ công cụ EORTC QLQ-C30 và QLQ- BR23 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu. Kết quả: Điểm CLS theo QLQ30: CLS tổng quát là 66,6 ± 16,2; chức năng thể chất 77,7, chức năng hoạt động 76,1, chức năng cảm xúc 87,1, chức năng nhận thức 83,5, chức năng xã hội 77,2. Điểm CLS theo QLQ- BR23: CLS các lĩnh vực chức năng là 56,3 điểm, trong đó: chức năng tình dục là 48,0, chức năng hưởng thụ tình dục là 33,8; chức năng quan điểm tương lai là 66,9. Điểm CLS theo lĩnh vực triệu chứng là 16,7; về tác...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 141 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC Phạm Đình Hoàng*, Đinh Văn Quỳnh*, Võ Văn Thắng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá chất lượng sống (CLS) của bệnh nhân (BN) nữ ung thư vú (UTV) điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức theo thang điểm EORTC QLQ-C30 và QLQ-BR23. Phương pháp: Khảo sát 116 BN mắc UTV. Đánh giá CLS bằng bộ công cụ EORTC QLQ-C30 và QLQ- BR23 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu. Kết quả: Điểm CLS theo QLQ30: CLS tổng quát là 66,6 ± 16,2; chức năng thể chất 77,7, chức năng hoạt động 76,1, chức năng cảm xúc 87,1, chức năng nhận thức 83,5, chức năng xã hội 77,2. Điểm CLS theo QLQ- BR23: CLS các lĩnh vực chức năng là 56,3 điểm, trong đó: chức năng tình dục là 48,0, chức năng hưởng thụ tình dục là 33,8; chức năng quan điểm tương lai là 66,9. Điểm CLS theo lĩnh vực triệu chứng là 16,7; về tác dụng phụ toàn thân do hệ thống là 22,3; triệu chứng cánh tay 17,5; triệu chứng vú 10,3. Kết luận: CLS ở bệnh nhân chỉ đáp ứng ở mức trung bình, tương tự như một số báo cáo trước đây, trong khi người bệnh chủ yếu được điều trị ngoại trú, mức độ bệnh không trầm trọng so với các nghiên cứu trước. Cần hỗ trợ, tư vấn sức khỏe về tâm lí, xã hội và tư vấn về chức năng tình dục cho phụ nữ UTV. Việc gia tăng phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế và sự hỗ trợ tài chính khác cho bệnh nhân ung thư nói chung nên được thực hiện. Từ khóa: chất lượng sống, ung thư vú ABSTRACT EVALUATION OF QUALITY OF LIFE ON FEMALE PATIENTS DIAGNOSED WITH BREAST CANCER IN THU DUC DISTRICT HOSPITAL Pham Dinh Hoang, Dinh Van Quynh, Vo Van Thang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 141 – 147 Objectives: Evaluation of quality of life (QoL) on female patients diagnosed with breast cancer(BC) in Thu Duc district hospital based on EORTC QLQ-C30 and QLQ-BR23 scale. Methods: A cross-sectional study was conducted, surveyed 116 BC patients. Evaluate the QoL with the EORTC QLQ-C30 and QLQ-BR23 toolkit of the European Organization for Research and Treatment of Cancer. Results: 1. QoL score according to QLQ30: overall QoL was 66.6 ± 16.2; physical function 77.7 ± 20.1, activities function 76.1 ± 22.8, emotional function 87.1 ± 17.7, cognitive function 83.5 ± 19.2, social function 77.2 ± 23.6. 2. QoL score according to QLQ-BR23: QoL of functions was 56.3 ± 16.3, Included: sexual function 48.0 ± 18.1, sexual enjoyment 33.8 ± 25.6; future perspective function 66.9 ± 30.0. QoL score on symptoms was 16.7 ± 14.1; about systemic side effects were 22.3; arm symptoms 17.5; breast symptoms 10.3. Conclusions: The QoL results in this study were at a moderate level, which is similar to some previous reports. Although the patients are mostly outpatient, the severity of the disease is less extreme compared to previous studies. It is necessary to support and provide health advice about psychological and sociality, as well as advice about sexual function for breast cancer patients. Increasing the range of payments for health insurance and Bệnh viện Quận Thủ Đức **Trường Đại học Y Dược Huế Tác giả liên lạc: CN. Đinh Văn Quỳnh ĐT: 0346375521 Email: dinhquynhydsb@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 142 provide other financial support for cancer patients. Key word: quality of life, breast cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú (UTV) là bệnh ác tính phổ biến ở phụ nữ, làm tăng gánh nặng bệnh tật, kinh tế đáng kể cho xã hội. Theo GLOBOCAN năm 2012, trên toàn thế giới có 1.677.000 trường hợp ung thư vú mới mắc (chiếm 25% trong tổng số tất cả các loại ung thư ở nữ) và 522.000 trường hợp tử vong do ung thư vú(18). Phụ nữ mắc UTV không chỉ đối mặt với những đau đớn về thể chất mà còn có thể khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, các vấn đề tâm lý tiêu cực, suy giảm chất lượng sống của họ. Đo lường chất lượng sống (CLS) giúp xác định các nhu cầu cho chính sách y tế và pháp luật, giúp phân bổ nguồn lực, xây dựng kế hoạch, chiến lược, và theo dõi hiệu quả của các can thiệp cộng đồng rộng lớn. Hiện nay, tại Thành Phố Hồ Chí Minh có ít báo cáo về CLS ở bệnh nhân ung thư. Nhằm phân nhóm các đối tượng dựa vào tình trạng sức khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện CLS của họ và ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn, nghiên cứu thực hiện với mục tiêu đánh giá CLS của bệnh nhân nữ UTV điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức theo thang điểm EORTC QLQ-C30 và QLQ-BR23. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân nữ ung thư vú đang được điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Chọn thuận tiện liên tục 116 bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018, tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Đánh giá CLS của phụ nữ mắc UTV theo công cụ EORTC QLQ-C30 với 30 tiêu chí về CLS của bệnh nhân ung thư chung kết hợp với QLQ- BR23 với 23 tiêu chí dành riêng cho bệnh nhân ung thư vú, sử dụng phiên bản tiếng Việt của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu. Chúng tôi đã được sự cho phép và gửi bộ câu hỏi phiên bản tiếng Việt, sổ tay hướng dẫn phân tích dữ liệu và bản dữ liệu tham chiếu thông qua Email với EORTC. Cách đánh giá Các câu hỏi được đo lường theo 4 mức độ tăng dần từ 1 (Không có) đến 4 (Rất nhiều). Quy đổi tuyến tính sang thang điểm 100 theo hướng dẫn của nhóm nghiên cứu CLS của EORTC (Groups.eortc.be/qol)(5,14). Điểm thô (Raw Score) là trung bình điểm các câu hỏi cùng vấn đề. Điểm thô (RS) = (Q1 + Q2 + Qn)/n. Điểm chuẩn hóa là điểm thô tính trên tỉ lệ 100 (theo công thức): Điểm lĩnh vực chức năng: Score=(1-(RS-1)/3)x100. Điểm lĩnh vực triệu chứng: Score=((RS-1)/3)x100. Điểm vấn đề tài chính: Score=((RS-1)/3)x100. Điểm CLS tổng quát: Score = ((RS-1)/6)x100. Vấn đề chức năng và sức khỏe chung: Điểm số càng cao chức năng càng tốt, kết luận vấn đề sức khoẻ tốt. Vấn đề về triệu chứng và tài chính: Điểm số càng cao triệu chứng càng nặng, kết luận vấn đề sức khỏe và tài chính xấu. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được làm sạch, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Biến định tính được mô tả qua tần số và tỷ lệ %. Điểm chuẩn hoá trung bình theo thang đo 0- 100 điểm, độ lệch chuẩn. So sánh điểm chuẩn hoá, đối với biến có phân phối chuẩn được kiểm định bằng T test và Anova test, đối với các biến không có phân phối chuẩn được kiểm định Mann - whitney và Krusksal - wallis để tìm yếu tố nào ảnh hưởng đến CLS của phụ nữ UTV với ngưỡng sai lầm loại I là 0,05 với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình là 53,5 ± 11,6. Học vấn dưới Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 143 THPT là 47,4%; THPT là 33,6% và trên THPT 19,0%. Hầu hết người bệnh sống ở thành thị với 90,5%. Tỷ lệ không/chưa lập gia đình là 5,2%, có vợ/chồng là 73,3% và góa/li dị, ly thân là 21,6%. Tỷ lệ không theo tôn giáo nào là 39,7%; Thiên Chúa giáo và Phật giáo đều là 30,2%. Hầu như tất cả đều thuộc dân tộc Kinh với 99,1%. Giai đoạn bệnh I và giai đoạn II đều là 37,1%; giai đoạn III là 19,8% và giai đoạn IV là 6,0%. Chủ yếu điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch với 62,9%; điều trị bảo tồn 29,3% và phẫu thuật tái tạo 7,8%. Tỷ lệ có bệnh lý kèm theo là 56,0%. Tỷ lệ có biến chứng do bệnh ung thư là 69,0%. Tỷ lệ người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị là 89,7%; ngoài BHYT phần lớn người bênh tự chi trả hoặc tự chi trả thêm chi phí điều trị 61,2%, tỷ lệ được con cái chi trả 41,4% và được người thân khác chi trả 3,4%. CLS theo thang đo EORTC QLQ-C30 Bảng 1: Điểm CLS trung bình các chức năng theo thang đo QLQ-C30 Chức năng Trung bình Độ lệch chuẩn Thể chất 77,7 20,1 Hoạt động 76,1 22,8 Cảm xúc 87,1 17,7 Nhận thức 83,5 19,2 Xã hội 77,2 23,6 Điểm CLS tổng quát 66,6 16,2 Theo thang đo QLQ-C30, điểm CLS tổng quát trung bình 66,6 ± 16,2. Theo lĩnh vực các chức năng, điểm chức năng thể chất là 77,7 ± 20,1; hoạt động 76,1 ± 22,8, cảm xúc 87,1 ± 17,7, nhận thức 83,5 ± 19,2, xã hội 77,2 ± 23,6 (Bảng 1). Điểm CLS về khó khăn tài chính là 32,5 ± 27,3; về triệu chứng là 18,7 ± 15,1: mệt mỏi 23,5 điểm, buồn nôn, nôn 8,8, thở nhanh 16,4, chán ăn 25,3, mất ngủ 27,9, đau 29,7, táo bón 12,6, tiêu chảy 5,6 điểm (Bảng 2). Bảng 2: Điểm CLS lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 Lĩnh vực Trung bình ĐLC Lĩnh vực tài chính 32,5 27,3 Triệu chứng mệt mỏi 23,5 22,8 Triệu chứng buồn nôn, nôn 8,8 16,7 Lĩnh vực Trung bình ĐLC Triệu chứng thở nhanh 16,4 21,7 Triệu chứng chán ăn 25,3 25,8 Triệu chứng mất ngủ 27,9 25,6 Triệu chứng đau 29,7 24,6 Triệu chứng táo bón 12,6 20,0 Triệu chứng tiêu chảy 5,6 15,8 Điểm CLS triệu chứng 18,7 15,1 Chất lượng sống theo thang đo QLQ-BR23 Bảng 3: Điểm chất lượng sống theo QLQ-BR23 Chức năng Trung bình ĐLC Hình ảnh cơ thể 76,5 24,9 Chức năng tình dục 48,0 18,1 Hưởng thụ tình dục 33,8 25,6 Quan điểm tương lai 66,9 30,0 Điểm chức năng chung 56,3 16,3 Điểm CLS chức năng theo QLQ-BR23 là 56,3 ± 16,3: chức năng tình dục là 48,0 ± 18,1, hưởng thụ tình dục là 33,8 ± 25,6, quan điểm tương lai là 66,9 ± 30,0 (Bảng 3). Bảng 4: Điểm chất lượng sống về triệu chứng theo QLQ-BR23 Lĩnh vực Trung bình ĐLC Tác dụng phụ toàn thân 22,3 16,9 Triệu chứng cánh tay 17,5 17,5 Triệu chứng vú 10,3 15,3 Điểm triệu chứng trung bình 16,7 14,1 Điểm CLS lĩnh vực triệu chứng theo QLQ- BR23 là 16,7 ± 14,1: về tác dụng phụ toàn thân do hệ thống là 22,3 điểm, triệu chứng cánh tay 17,5 điểm, triệu chứng vú 10,3 điểm (Bảng 4). Một số yếu tố liên quan đến điểm chất lượng sống của bệnh nhân nữ ung thư vú Bảng 5: Một số đặc điểm người bệnh liên quan đến CLS của bệnh nhân ung thư Đặc điểm Số BN CLS tổng quát p TB ĐLC Tuổi Dưới 35 tuổi 5 78,3 7,5 <0,001 ** 35-44 tuổi 22 77,1 13,9 45-54 tuổi 39 65,6 15,8 55-64 tuổi 25 65,0 12,0 64 tuổi 25 58,0 18,1 Nghề nghiệp CB-VC 24 64,9 17,2 0,024 ** Công nhân 24 73,3 14,3 Kinh doanh 27 69,7 13,5 Lao động tự do 41 61,6 16,9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 144 Đặc điểm Số BN CLS tổng quát p TB ĐLC Học vấn Dưới THPT 55 62,4 15,5 0,028 ** THPT 39 70,9 16,7 Sau THPT 22 69,3 14,8 Tôn giáo Phật giáo 35 65,0 17,9 0,032 * Thiên Chúa giáo 35 72,6 11,7 Không tôn giáo 46 63,2 16,8 Giai đoạn bệnh Giai đoạn I 43 78,3 9,1 <0,001 * Giai đoạn II 43 62,2 15,0 Giai đoạn III 23 58,3 17,0 Giai đoạn IV 7 48,8 7,5 Bệnh lý kèm theo Có 65 63,5 15,9 0,018 * Không 51 70,6 15,8 *kiểm định Kruskal Wallis; **kiểm định ANOVA, ***kiểm định T-test phương sai đồng nhất Khó khăn tài chính tương quan nghịch với CLS tổng quát (r=-0,37; p <0,05). Các triệu chứng theo thang đo QLQ-C30 tương quan nghịch với CLS lĩnh vực các chức năng (p <0,05) ngoại trừ táo bón và tiêu chảy. Các triệu chứng tương quan mạnh là mệt mỏi (r=-0,43), đau (r=-0,37), khó thở (r=-0,33), mất ngủ (r=-0,31) (Bảng 5, 6). Bảng 6: Tương quan giữa các chỉ số sức khỏe theo EORTC QLQ-C30 với CLS Triệu chứng Chất lượng sống r p * Mệt mỏi -0,43 <0,05 Nôn -0,23 <0,05 Đau -0,37 <0,05 Khó thở -0,33 <0,05 Mất ngủ -0,31 <0,05 Chán ăn -0,21 <0,05 Táo bón -0,11 >0,05 Tiêu chảy -0,07 >0,05 Khó khăn tài chính -0,37 <0,05 *Kiểm định tương quan Pearsong Bảng 7: Tương quan giữa các chỉ số sức khỏe theo EORTC QLQ - BR23 với CLS Đặc điểm Chất lượng sống r p Chức năng hình ảnh cơ thể 0,16 >0,05 Chức năng tình dục -0,07 >0,05 Hưởng thụ tình dục -0,05 >0,05 Quan điểm tương lai 0,36 <0,05 Tác dụng phụ -0,27 <0,05 Triệu chứng cánh tay -0,36 <0,05 Triệu chứng vú -0,37 <0,05 Chức năng quan điểm tương lai tương quan thuận với CLS tổng quát (r=0,36; p <0,05). Về triệu chứng, tác dụng phụ toàn thân do tương quan nghịch với CLS tổng quát (r=-0,27), triệu chứng cánh tay (r=-0,36) và triệu chứng vú có tương quan nghịch với CLS (r=-0,37) (Bảng 7). BÀN LUẬN Chất lượng sống tổng quát của bệnh nhân nữ ung thư vú CLS tổng quát của bệnh nhân UTV tại khoa Bệnh viện Quận Thủ Đức là 66,6 ± 16,2. So sánh với các nghiên cứu trong nước, kết quả của chúng tôi gần tương tự nghiên cứu của Hoàng Thị Quỳnh (2010) ở BNUT tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM(7), CLS tổng quát là 65,7±16,0 điểm; nghiên cứu của Trần Thị Thuận Đức(16) ở 118 BNUT đại trực tràng sau phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân (2016), CLS theo EORCT QLQ – C30 là 61,7±12,7 điểm. Một số nghiên cứu có điểm CLS cao hơn gồm nghiên cứu của Trần Bảo Ngọc thực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (76,1 điểm)(15) và nghiên cứu của Cung Thị Tuyết Anh (76 điểm)(3). Các nghiên cứu có kết quả thấp hơn: nghiên cứu của Vũ Văn Vũ, là 50,0 điểm(17), nghiên cứu của Nguyễn Thái Bảo tại Bệnh viện Trung ương Huế, 53,1±21,0(11) và Nguyễn Thu Hà tại 3 bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Ung Thư Đà Nẵng, Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, là 58,6±16,6 điểm(13). Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của các tác giả trên phần lớn là các BN nội trú, trong khi nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân ngoại trú, hơn nữa những bệnh nhân của chúng tôi hầu hết đang ở giai đoạn sớm của bệnh, những tác động của bệnh không nhiều hơn so với các nghiên cứu khác. Với các nghiên cứu ngoài nước, kết quả của chúng tôi cũng gần tương tự so với một số nghiên cứu trên thế giới(4,19). CLS lĩnh vức chức năng theo QLQ - C30 Kết quả CLS trung bình các lĩnh vực chức năng là không đều nhau, trong đó chức năng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 145 thể chất là 77,7±20,1 điểm; hoạt động 76,1±22,8 điểm, cảm xúc 87,1±17,7 điểm, nhận thức 83,5±19,2 điểm, xã hội 77,2±23,6 điểm. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hoàng Thị Quỳnh (2017), CLS chức năng trung bình là 65,7 điểm, trong đó chức năng cảm xúc cao nhất, tiếp đến là chức năng nhận thức, chức năng xã hội và hoạt động có điểm thấp nhất(7). Nghiên cứu của Trần Thị Thuận Đức (2016) tại bệnh viện Bình Dân lại có kết quả cao hơn, điểm chức năng thể chất 79,7±17 điểm, chức năng hoạt động 82,9±16,4 điểm, chức năng cảm xúc 82,3 ± 13,0 điểm, chức năng nhận thức 97,2±7,9 điểm và chức năng xã hội là 75,4±17,1 điểm(16). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác, điểm chức năng nhận thức cao nhưng chức năng xã hội thấp(1,8,12,17). Điều này là do các vấn đề về tuổi cao, thể chất và ảnh hưởng của tinh thần đến các mối quan hệ gia đình, xã hội và công việc của họ. Việc điều trị bệnh khiến các bệnh nhân không thể tận hưởng được những niềm vui trong cuộc sống, khó có thể làm được điều họ thích hay đến những nơi mà họ muốn đến, điều này đã làm ảnh tiêu cực đến chức hoạt động thường ngày và gây cản trở cuộc sống gia đình và xã hội của BN. Ngoài ra ý thức của bệnh nhân và người nhà cho rằng bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối để chữa bệnh cũng góp phần làm giảm CLS của BN, mà đáng ra phải vận động, phục hồi chức năng và tham gia các hoạt động xã hội (ở mức độ phù hợp) để cải thiện CLS. Chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng trong QLQ - C30 Một trong những nguyên nhân khiến BNUT cần tìm đến bệnh viện điều trị là do các triệu chứng gây khó chịu, đây luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều. Điểm CLS lĩnh vực triệu chứng và khó khăn tài chính càng cao thì triệu chứng bệnh càng trầm trọng, tức là sức khỏe của bệnh nhân không tốt, CLS của bệnh nhân giảm và vấn đề khó khăn tài chính càng cao. Kết quả cho thấy các triệu chứng được đề cập trong bộ câu hỏi đều gặp ở các bệnh nhân nghiên cứu, thường gặp nhất như mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn và đau. Điều này tương đồng nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương và Vũ Văn Vũ(12,17). Sự mệt mỏi là một triệu chứng thường gặp nhiều nhất ở bệnh nhân, trong nghiên cứu này, điểm CLS về triệu chứng này là 23,5 điểm thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương là 70,0 điểm(12), có thể do Nguyễn Thị Thanh Phương khảo sát đối tượng ở giai đoạn IV, tình trạng bệnh đã quá nặng, không còn điều trị đặc hiệu mà chuyển qua chăm sóc giảm nhẹ, nên triệu chứng trầm trọng hơn nặng nề hơn so với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Điểm CLS triệu chứng mất ngủ là 27,9 điểm gần tương đương với trong nghiên cứu của Vũ Văn Vũ, Hoàng Thị Quỳnh(7,17). Chán ăn cũng do nhiều nguyên nhân như: khó nuốt, buồn nôn, nôn, thay đổi vị giác, sự phát triển của khối u, tâm lý buồn chán, đau(9). Điểm triệu chứng chán ăn trong nghiên cứu này là 25,3 điểm thấp hơn so với với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Quỳnh, Vũ Văn Vũ. Đau là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư. Có khoảng 1/3 số người bệnh được điều trị ung thư xuất hiện triệu chứng đau, ở những người bệnh giai đoạn muộn, đau xuất hiện ở hơn 2/3 trường hợp(9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận triệu chứng đau là 29,7 điểm thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Văn Vũ(17) là 49,5 điểm và tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Quỳnh(7) với 25,3 điểm. Kết quả này có thể là do nghiên cứu của Vũ Văn Vũ đối tượng nghiên cứu là giai đoạn III, IV nên triệu chứng đau thường nặng nề và hay gặp hơn. BNUT phải điều trị dài ngày, chi phí điều trị là cao hơn càng làm cho bệnh nhân thấy khó khăn về vấn đề tài chính. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm khó khăn tài chính chỉ là là 32,5 ± 27,3 điểm thấp hơn nhiều so với nhiều nghiên cứu trước(7,8,12,17). CLS lĩnh vực chức năng theo QLQ - BR23 Điểm CLS các lĩnh vực chức năng theo thang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 146 đo QLQ-BR23 là 56,3±16,3 điểm: chức năng tình dục là 48,0±18,1 điểm, chức năng hưởng thụ tình dục là 33,8±25,6 điểm, quan điểm tương lai là 66,9±30,0 điểm. Trong nghiên cứu của Trần Bảo Ngọc(15), điểm CLS lĩnh vực chức năng tình dục và chức năng hưởng thụ tình dục là 21,0 và 22,0 điểm. Một nghiên cứu ở Malaysia (2014) điểm chức năng tình dục là 31,48 điểm(6). Chẩn đoán UTV ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như thể chất của người bệnh. Trong thời kỳ điều trị, đa phần BN chỉ mong muốn việc điều trị diễn ra thật tốt để nhanh khỏe mà ít nghĩ đến các vấn đề khác, đặc biệt là tình dục. Tình trạng đau khi quan hệ tình dục và suy giảm ham muốn, cảm xúc tình dục là tác dụng phụ mà BN hóa trị nào cũng gặp phải. Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương cách nào để tránh được điều này, và họ phải coi đó là cái giá phải trả cho tính mạng được cứu sống của mình. Chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng theo QLQ - BR23 CLS lĩnh vực triệu chứng theo thang đo QLQ-BR23 là 16,7 ± 14,1 điểm: về tác dụng phụ toàn thân do hệ thống là 22,3 điểm, triệu chứng cánh tay 17,5 điểm, triệu chứng vú 10,3 điểm. Tác dụng phụ toàn thân do điều trị là những thay đổi gây ra bởi hóa trị liệu xảy ra chủ yếu trong năm đầu tiên và sau đó giảm đáng kể. Tuy nhiên, một số tác giả khẳng định rằng các tác dụng bất lợi của hóa trị liệu trên cơ thể và triệu chứng liên quan đến mãn kinh có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm sau khi chẩn đoán(9,10). Trong nghiên cứu này, các triệu chứng ở vú và triệu chứng cánh tay là ít gặp nhất, việc phẫu thuật tàn phá cơ thể và nạo vét hạch nách quá mức hay xạ trị vào vùng nách có thể gây nên tình trạng phù bạch mạch, đây là một biến chứng rất phiền toái và khó khắc phục cho người bệnh, phù bạch mạch có thể xuất hiện sớm nhưng cũng có thể xuất hiện muộn và trong nhiều các ca bệnh có thể kéo dài đến 20 năm sau can thiệp và một số trường hợp có thể làm mất chức năng của cánh tay. Hội nghị Quốc tế về UTV St Gallen năm 2003 đã thống nhất không nạo vét hạch nách cho các bệnh nhân UTV giai đoạn sớm, có kết quả sinh thiết hạch cửa âm tính(2). Vì vậy việc phẫu thuật tàn phá và nạo vét hạch quá mức được hạn chế, do đó giảm thiểu sự phổ biến của các triệu chứng ở vú và cánh tay. KẾT LUẬN CLS ở bệnh nhân không thực sự cao, điểm CLS tổng quát trung bình 66,6 ± 16,2, điểm. CLS lĩnh vực chức năng thể chất; hoạt động, cảm xúc, nhận thức và xã hội tương đối cao, tuy nhiên điểm CLS lĩnh vực khó khăn tài chính và lĩnh vực các triệu chứng là rất thấp. Kết quả tương tự như một số báo cáo trước đây, trong khi người bệnh chủ yếu được điều trị ngoại trú, mức độ bệnh không trầm trọng so với các nghiên cứu trước. Cần hỗ trợ, tư vấn sức khỏe về tâm lí, xã hội và tư vấn về chức năng tình dục cho phụ nữ UTV. Việc gia tăng phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế và sự hỗ trợ tài chính khác cho bệnh nhân ung thư nói chung nên được thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ACTION Study Group (2017) "Health-related quality of life and psychological distress among cancer survivors in Southeast Asia: results from a longitudinal study in eight low-and middle- income countries". BMC Medicine, 15(1):10. 2. Coates AS, Winer EP, Goldhirsch A, et al (2015). "Tailoring therapies—improving the management of early breast cancer: St Gallen International Expert Consensus on the Primary Therapy of Early Breast Cancer 2015". Annals of Oncology, 26(8):1533-1546. 3. Cung Thị Tuyết Anh, Nguyễn Chấn Hùng, Mai Hồng Hoàng (1995). Cẩm nang Ung bướu học lâm sàng, lần xuất bản thứ 6. Nhà xuất bản Y học HàNội, tập II, pp.495-500, pp.496. 4. Demirci S, Eser E, Ozsaran Z, et al (2011). "Validation of the Turkish versions of EORTC QLQ-C30 and BR23 modules in breast cancer patients". Asian Pac J Cancer Prev, 12(5):1283-7. 5. Dewolf L, Koller M, Velikova G, et al (2009). "EORTC Quality of Life Group translation procedure". (3rd ed.) Brussels, Belgium: EORTC Quality of Life Group, pp.32. 6. Edib Z, Kumarasamy V, binti Abdullah N, et al (2016). "Most prevalent unmet supportive care needs and quality of life of breast cancer patients in a tertiary hospital in Malaysia". Health and Quality of Life Outcomes, 14(1):26. 7. Hoàng Thị Quỳnh (2016). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.35-48. 8. Lưu Quốc Quang (2017). Giá trị của bộ công cụ EORTC QLQ- BR53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.50-81. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 147 9. Nguyễn Bá Đức (2003). Chăm sóc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.11-64. 10. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài Nga (2007). Dịch tễ học bệnh ung thư, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.9-20. 11. Nguyễn Thái Bảo, Nguyễn Đình Tùng, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2011). "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vù bằng các bộ công cụ FACT - G, SF-36 và QLQ-C30". Tạp chí Y Dược Học, 4:98-105. 12. Nguyễn Thị Thanh Phương (2013). Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2013. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, 13. Nguyễn Thu Hà (2017). "Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú sử dụng thang đo QLQ-C30 và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam". Tạp chí Y học Dự Phòng, 27(5):102. 14. Scott NW, Fayers P, Aaronson NK, et al (2008). EORTC QLQ- C30 Reference Values Manual, (2nd ed.) Brussels, Belgium: EORTC Quality of Life Group, pp. 427. 15. Nông Văn Dương, Bùi Thị Huyền, Trương Thái Sơn, Trần Bảo Ngọc (2018). “Đánh giá tình trạng đau và chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư giai đoạn muộn được chăm sóc giảm nhẹ tại Tung tâm Ung Bướu Thái Nguyên”. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1(4):7-13. 16. Trần Thị Thuận Đức, Trương Phi Hùng (2016). "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trực tràng sau phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2(1):169-173. 17. Vũ Văn Vũ (2010). "Khảo sát tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại bệnh viện ung bướu TPHCM 7/2009 - 7/2010". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4):811-822. 18. International Agency for Research on Cancer (2012). GLOBOCAN 2012: Estimated cancer incidence, mortality and prevalence worldwide in 2012. IARC, pp. 3030-44. 19. Xia J, Tang Z, Deng Q, et al (2018). "Predictors of the quality of life in Chinese breast cancer survivors". Breast Cancer Research and Treatment, 167(2):537-545. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_2833_2212067.pdf