Tài liệu Đánh giá chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 80
ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG,
VẾT THƯƠNG TINH HOÀN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
VÀ BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Cao Vĩnh Duy*, Vũ Hồng Thịnh**, Chung Tấn Tinh***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 76 trường hợp bị tổn thương tinh hoàn từ 01/2012 đến
12/2017 tại BV Chợ Rẫy và BV Bình Dân.
Kết quả: Tuổi trung bình: 31,1. Chấn thương 71,1%, vết thương 28,9%. Đối với chấn thương tinh hoàn,
nguyên nhân do TNLĐ 33,3%; do TNGT 31,5%; do ẩu đả 16,7%; do chấn thương trong thể thao 14,8%. 1 TH
chấn thương cả 2 tinh hoàn. 20,4% được điều trị nội khoa, hầu hết là những trường hợp chấn thương độ I, 2TH
tổn thương độ V và phải cắt tinh hoàn. Đối với vết thương tinh hoàn, nguyên nhân do TNLĐ 50%; do TNGT
36,4%; do tự cắt 9,1%; do động vật cắn 4,5%. 31,8% tổn thương cả 2 tinh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 80
ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG,
VẾT THƯƠNG TINH HOÀN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
VÀ BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Cao Vĩnh Duy*, Vũ Hồng Thịnh**, Chung Tấn Tinh***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 76 trường hợp bị tổn thương tinh hoàn từ 01/2012 đến
12/2017 tại BV Chợ Rẫy và BV Bình Dân.
Kết quả: Tuổi trung bình: 31,1. Chấn thương 71,1%, vết thương 28,9%. Đối với chấn thương tinh hoàn,
nguyên nhân do TNLĐ 33,3%; do TNGT 31,5%; do ẩu đả 16,7%; do chấn thương trong thể thao 14,8%. 1 TH
chấn thương cả 2 tinh hoàn. 20,4% được điều trị nội khoa, hầu hết là những trường hợp chấn thương độ I, 2TH
tổn thương độ V và phải cắt tinh hoàn. Đối với vết thương tinh hoàn, nguyên nhân do TNLĐ 50%; do TNGT
36,4%; do tự cắt 9,1%; do động vật cắn 4,5%. 31,8% tổn thương cả 2 tinh hoàn. 63,6% có những tổn thương
phối hợp khác. Tỷ lệ cứu được tinh hoàn là 32,1%.
Kết luận: Nguyên nhân tổn thương tinh hoàn ở các nước phát triển thường là do ẩu đả và liên quan đến
hoạt động thể thao, còn các nước đang phát triển chủ yếu là do TNGT và TNLĐ. Tổn thương tinh hoàn độ I, điều
trị nội khoa là lựa chọn điều trị đầu tay. Chỉ cắt tinh hoàn khi tổn thương độ V và những trường hợp vết thương
đứt cuống thừng tinh đến trễ sau 6h.
Từ khóa: chấn thương tinh hoàn, vết thương tinh hoàn, tinh hoàn, cơ quan sinh dục ngoài
ABSTRACT
ASSESSMENT OF DIAGNOSIS AND TREATMENT OF TESTICULAR TRAUMA, PENETRATING
TRAUMA IN CHO RAY HOSPITAL AND BINH DAN HOSPITAL
Cao Vinh Duy, Vu Hong Thinh, Chung Tan Tinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 80-85
Purpose: Assessment of diagnosis and treatment of testicular trauma, penetrating trauma according to the AAST.
Material & Methods: A retrospective review was performed on 76 patients with a testis injury treated
between 1/2012 and 12/2017 in Cho Ray Hospital and Binh Dan Hospital.
Results: Mean age 31.1 years. Blunt trauma to the testis 71.1% and penetrating trauma 28.9%. Blunt
trauma, etiology: labor accidents 33.3%, traffic accidents 31.5%, assault 16.7%, sports 14,8%. Only one patient
had a bilateral testis be trauma. 20.4% received medical treatment, mostly in grade I. 2 patients had to be
orchiectomy with grade V. All the other cases can save the testicles. Penetrating trauma, etiology: labor accidents
50%, traffic accidents 36.4%, self-mutilation 9.1%, animal bites 4.5%. Patients had penetrating bilateral testis
31.8%. 63.6% had other coordinated lesions. The survi val rate of the testicles was 32.1%.
Conclusions: Causes of testicular damage in developed countries are often assault and to sports-related
injuries, while developing countries are mainly caused by traffic accidents and labor accidents. Testicular trauma
grade I, medical treatment is the first treatment option. Only orchiectomy when grade V and the amputation
*Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viên Đa khoa Xuyên Á
**Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cơ sở 2 ***: Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liện lạc: Ths.Bs Cao Vĩnh Duy ĐT: 0374616410 Email: caovinhduy@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 81
occurred without 6h.
Keywords: testicular trauma. testicular injury, testis, genital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương nói chung là nguyên nhân tử
vong đứng hàng thứ 6 trên thế giới, hằng năm có
khoảng 5 triệu người chết và gây tàn phế cho
hàng triệu người. Trong đó chấn thương tiết
niệu sinh dục chiếm 10% các loại chấn thương,
1/3 đến 2/3 là thương tổn cơ quan sinh dục ngoài
trong các tổn thương tiết niệu sinh dục(11,16).
Riêng chấn thương bìu, tinh hoàn có tỉ lệ nhỏ
hơn 1% tất cả các loại chấn thương, tuổi thường
gặp nhất là 15-40 tuổi, là một chấn thương
không phổ biến do tính di động, độ đàn hồi và
vị trí giải phẫu, tinh hoàn luôn được bảo vậy tốt
khỏi thương tích(4,8).
Chấn thương tinh hoàn chiếm khoảng 75%
các tổn thương tinh hoàn, nguyên nhân chấn
thương tinh hoàn thường gặp nhất là do ẩu đả
và chấn thương trong thể thao, tai nạn giao
thông (TNGT), tai nạn lao động (TNLĐ).
Trong khi những trường hợp còn lại là vết
thương tinh hoàn, nguyên nhân chủ yếu do
hỏa khí, ít hơn là do vết đâm, cuộc tấn công
của động vật và tự cắt(16).
Điều trị một chấn thương, vết thương tinh
hoàn đa phần là phẫu thuật thám sát, tùy theo
tình trạng chấn thương mà xử trí thích hợp, điều
trị nội khoa chỉ trong một số trường hợp đã chẩn
đoán xác định là thể nhẹ, tụ máu chỉ khu trú ở
nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần.
Tại Việt Nam đã có một số thống kê về chấn
thương, vết thương tinh hoàn. Tuy nhiên những
thống kê này đã lâu hoặc số liệu rất ít. Riêng
bệnh viện Chợ Rẫy có một công trình nghiên
cứu từ năm 2001 về chấn thương và vết thương
bộ phận sinh dục ngoài trong đó báo cáo chỉ 13
trường hợp tổn thương tinh hoàn (18). Tại Bệnh
viện Bình Dân, một báo cáo năm 1988 trong 27
năm (1955-1982) chỉ ghi nhận 9 trường hợp vết
thương tinh hoàn do hỏa khí(13). Vì vậy cần có
một nghiên cứu tổng kết với số liệu lớn hơn để
đánh nguyên nhân thường gặp cũng như chỉ
định điều trị của từng thể chấn thương, vết
thương tinh hoàn. Cho nên chúng tôi quyết định
tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chẩn đoán
và điều trị chấn thương, vết thương tinh hoàn tại
Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân” với
mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị
chấn thương, vết thương tinh hoàn
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định có chấn
thương, vết thương tinh hoàn tại Khoa Ngoại
Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy và tại Bệnh
viện Bình Dân trong khoảng thời gian từ 01/2012
đến 12/2017.
Tiêu chuẩn loại trừ
Vết thương bìu chưa tổn hại đến tinh hoàn,
ống dẫn tinh hay mạch máu tinh hoàn.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp.
Phân tích số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS
version 20.0. Phân tích các mối liên quan bằng
kiểm định Fisher’s Exact test, so sánh các giá trị
trung bình bằng kiểm định Mann-Whitney test,
Kruskal-Wallis Test.
KẾT QUẢ
Có 76 bệnh nhân được chẩn đoán chấn
thương, vết thương tinh hoàn tại Bệnh viện Chợ
Rẫy và Bệnh viện Bình Dân trong khoảng từ
tháng 01/2012 đến tháng 12/2017, với 84 tinh
hoàn bị tổn thương thỏa tiểu chuẩn chọn mẫu và
đưa vào mẫu nghiên cứu. Tuổi trung bình: 31,1
±11, Chấn thương tinh hoàn 54TH (71,1%), vết
thương tinh hoàn 22TH (28,9%). Trong chấn
thương tinh hoàn có 1 TH tổn thương cả 2 tinh
hoàn, vết thương tinh hoàn có 7TH (31,8%) tổn
thương cả 2 tinh hoàn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 82
Bảng 1: Nguyên nhân tổn thương tinh hoàn
Nguyên nhân tổn
thương tinh hoàn
Chấn thương
tinh hoàn
Vết thương
tinh hoàn
n (%)
Do TNGT 17 (31,5) 8 (36,4)
Do TNLĐ 18 (33,3) 11 (50)
Liên quan đến thể thao 8 (14,8)
Ẩu đả 9 (16,7)
Do động vật húc 2 (3,7)
Do tự cắt 2 (9)
Do động vật cắn 1 (4,5)
Tổng cộng : 54 (100) 22 (100)
Bảng 2: Tổn thương phối hợp của vết thương tinh
hoàn (n=22)
Tổn thương phối hợp n (%)
Tổn thương niệu đạo 4 (18,2)
Tổn thương dương vật 6 (27,3)
Vết thương vùng bẹn, tầng sinh môn 4 (18,2)
Tổn thương vùng đùi, chi dưới 6 (27,3)
Gãy xương chậu 4 (18,2)
Các tổn thương khác 5 (22,7)
Tổng cộng 14 (63,6)
Bảng 3: Phân độ tổn thương tinh hoàn
Phân độ tổn
thương theo
AAST
Chẩn đoán (n=76) Tổng cộng
Chấn thương Vết thương
n (%)
Độ I 13 (24,1) 0 (0) 13 (17,1)
Độ II 3 (5,6)a 0 (0) 3 (3,9)
Độ III 29 (53,7) 4 (18,2) 33 (43,4)
Độ IV 7 (13) 2 (9,1)b 9 (11,8)
Độ V 2 (3,7) 16 (72,7)c 18 (23,7)
Tổng cộng 54 (100) 22 (100) 76 (100)
Fisher’s Exact test: p=0,00, a: 1TH bị 2 bên; b: 1TH bị
2 bên; c: 6TH bị 2 bên.
Kết quả điều trị trong chấn thương tinh
hoàn: Điều trị nội khoa 11TH (20,4%). Trong 13
TH chấn thương độ I có 3 trường hợp được
phẫu thuật thám sát, cắt lọc, giải áp. 3 TH độ II
có 1 trường hợp điều trị nội khoa, 2 TH khâu
bao trắng tinh hoàn. Tổn thương độ III, IV thì
100% khâu bao trắng bảo tồn tối đa chủ mô
tinh hoàn. Chỉ có 2 TH tổn thương độ V và tất
cả đều phải cắt tinh hoàn
Trong vết thương tinh hoàn: 21 trường hợp
được điều trị ngoại khoa, 1 trường hợp vào sốc
chấn thương xin về. 7 trường hợp (33,3%) tổn
thương 2 bên tinh hoàn, nên tổng cộng 28 đơn vị
tinh hoàn được phẫu thuật. Trong 7 trường hợp
khâu bao trắng tinh hoàn có 9 đơn vị tinh hoàn
được cứu, 14 trường hợp cắt tinh hoàn có 19 đơn
vị tinh hoàn bị cắt bỏ nên tỉ lệ cứu được tinh
hoàn chúng tôi là 9/28 đơn vị tinh hoàn chiếm
32,1%. 16 TH tổn thương độ V thì có 5 TH bị cả 2
bên và phải cắt bỏ cả 2 tinh hoàn.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi tổn thương
tinh hoàn chủ yếu là chấn thương với 54 trường
hợp chiếm 71,1%, và vết thương với 22 trường
hợp chiếm 28,9%. So với một số nghiên cứu về
tổn thương tinh hoàn như của Lee (2017), Park
(2007), Lee (2007) và của Cass (1991) thì tỉ lệ vết
thương tinh hoàn của chúng tôi cao hơn 28,9%
so với 7,9%, 3,1%, 1%, và 16,3%(5; 9; 10; 14).
Đối với chấn thương tinh hoàn ngoài hai
nguyên nhân chiếm đa số trên chúng tôi còn
thống kê được các nguyên nhân khác như trong
y văn thường đề cập đó là do ẩu đả và do hoạt
động thể thao. Chúng tôi còn gặp 2 trường hợp
do động vật húc vào gây tổn thương tinh hoàn,
một do heo húc và một do bò húc. Đây là loại
nguyên nhân hiếm gặp mà đa phần các báo cáo
không có trường hợp này, có thể do nước chúng
tôi là nước đang phát triển, việc chăn nuôi gia
súc nhiều và đồ bảo hộ lao động không được
trang bị tốt nên mới có việc chấn thương tinh
hoàn do súc vật húc vào. Một số nghiên cứu như
của Lee (2017), Tahtali (2016), Lee (2007), Park
(2007) và Buckley (2006), nguyên nhân chủ yếu
của chấn thương tinh hoàn là do ẩu đả chiếm từ
33-54%(2,4,8,9,10,11,14), còn của Dalton (2014) nguyên
nhân chủ yếu là do hoạt động thể thao 59% kế
đến cũng là do ẩu đả 22%. Rõ ràng có sự khác
biệt về nguyên nhân chấn thương giữa nghiên
cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu này.
Nguyên nhân nổi trội của chúng tôi là TNGT
và TNLĐ, điều này có thể giải thích là do tình
hình giao thông ở nước chúng tôi phức tạp hơn,
phần lớn người dân tham gia giao thông bằng xe
máy mà theo nghiên cứu của Terrier và cộng sự
(2017) trên 162690 nạn nhân bị TNGT, cho thấy
tổn thương tinh hoàn đa phần xảy ra ở người đi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 83
xe máy 170/219 (77,6%), đi xe đạp 34/219 (15,5%),
có 11 trường hợp đi xe ô tô, 4 trường hợp đi
bộ(17). Còn về nguyên nhân TNLĐ có thể là do
thiếu thốn về trang bị bảo hộ, nhất là những
người dân ở nông thôn ít ý thức về việc trang bị
đồ bảo hộ lao động.
Đối với vết thương tinh hoàn nghiên cứu của
chúng tôi, nguyên nhân TNGT và TNLĐ chiếm
đa số > 85%, chúng tôi có gặp 3 trường hợp đặc
biệt, 1 trường hợp do heo cắn và 2 trường hợp tự
cắt. Theo nghiên cứu của Aboseif và cộng sự
(1993) có 6/14 bệnh nhân tự cắt tinh hoàn trên
nhóm bệnh nhân tự cắt bộ phận sinh dục
ngoài(1). Theo Nakaya (1996) tổng kết các nghiên
cứu về tình trạng tự cắt bộ phận sinh dục ngoài,
ông rút ra 7 yếu tố có liên quan đến tự cắt bộ
phận sinh dục ngoài(12). Hai trường hợp của
chúng tôi cũng thuộc 1 trong 7 yếu tố trên,
trường hợp thứ nhất của chúng tôi, bệnh nhân
này có tiền sử bị bệnh tâm thần, bệnh nhân đã
dùng dao lam để tự cắt 2 tinh hoàn của mình và
được người nhà đưa vào viện với tình trạng mất
tinh hoàn 2 bên, chảy máu vết thương bìu.
Trường hợp này không thể vi phẫu nối lại tinh
hoàn do tinh hoàn mất và người nhà không tìm
thấy, và buộc phẫu thuật viên lúc đó cắt lọc, cầm
máu và cột cuống thừng tinh. Trường hợp thứ 2
tự cắt tinh hoàn 1 bên do bệnh nhân có sử dụng
ma túy, nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ thứ 4
theo Nakaya. Trong cơn phê thuốc bệnh nhân đã
dùng kéo tự cắt tinh hoàn bên phải của mình,
bệnh nhân đến viện trong tình trạng mất tinh
hoàn phải và bệnh nhân này cũng không được
vi phẫu nối tinh hoàn.
Theo nghiên cứu của Phonsombat và cộng
sự (2008) ở Hoa Kỳ, 35 trường hợp vết thương
tinh hoàn có 21(60%) trường hợp do súng,
13(37,1%) trường hợp do dao, 1(2,9%) trường
hợp động vật cắn. Trong 13 trường hợp do dao
thì có 9(25,7%) trường hợp tự cắt, 4(11,4%)
trường hợp còn lại do ẩu đả(15). Theo Churukanti
và cộng sự (2016), nghiên cứu 23 trường hợp
cũng ở Hoa Kỳ thì 70% do bị tấn công bằng súng
ngắn, 11% do tự gây ra hay tự sát, 3% do động
vật cắn(7). So với nghiên cứu của chúng tôi,
nguyên nhân chủ yếu là TNGT và TNLĐ, rõ
ràng có sự khác biệt về nguyên nhân vết thương
tinh hoàn, điều này hoàn toàn có thể giải thích
qua tình trạng chính trị và xã hội của Việt Nam
và Hoa Kỳ khác xa nhau hoàn toàn. Ở Hoa Kỳ
cho phép người dân sử dụng súng, Việt Nam thì
không nên tổn thương do súng trong các nghiên
cứu trên chiếm đa số. Ngược lại ở Việt Nam tình
trạng giao thông cực phức tạp và trang bị bảo hộ
lao động thiếu thốn, ở Hoa Kỳ thì không như
vậy nên tổn thương do TNGT và TNLĐ chiếm
đa số trong nghiên cứu của chúng tôi. Một
nghiên cứu khác ở Nigeria, một đất nước đang
phát triển, nền kinh tế xã hội tương đối tương
đồng với Việt Nam, tác giả Ahmed và cộng sự
(2008) báo cáo 131 trường hợp vết thương bộ
phận sinh dục ngoài, trong đó 17 trường hợp vết
thương tinh hoàn thì nguyên nhân chủ yếu là
TNGT và TNLĐ (máy nghiền) chiếm 78,7%, do
súng ngắn chiếm 16%, do dao chiếm 1,5%(2). Ta
thấy nghiên cứu này nguyên nhân chủ yếu cũng
là TNGT và TNLĐ tương đương với nghiên cứu
của chúng tôi.
Đối với chấn thương tinh hoàn, tỉ lệ cứu
được tinh hoàn rất cao 41/43 trường hợp, cách
thức điều trị ngoại khoa chủ yếu là khâu bao
trắng, bảo tồn tối đa chủ mô tinh hoàn, 38
trường hợp (độ II, III, IV), 3 trường hợp (độ I)
phẫu thuật thám sát, rạch bao trắng giải áp, lấy
máu cục. Trong 3 trường hợp độ I điều trị ngoại
khoa, 2 trường hợp bệnh nhân gặp chấn thương
tinh hoàn lớn hơn 20 ngày được điều trị nội
khoa, bệnh không giảm, khi can thiệp phẫu
thuật tinh hoàn chấn thương sưng to chứa nhiều
máu cục trong tinh hoàn, phải rạch tinh hoàn
giải áp lấy máu hết máu cục và khâu lại bao
trắng. 1 trường hợp còn lại bệnh nhân được mổ
thám sát khi kết quả siêu âm ghi nhận vỡ tinh
hoàn, nhưng thực tế phẫu thuật thì không ghi
nhận vỡ tinh hoàn, kích thước tinh hoàn bình
thường, chỉ ghi nhận hơi bầm tím chủ mô tinh
hoàn. Đây là một trong những trường hợp
dương tính giả trên siêu âm dẫn đến điều trị quá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 84
mức. Chỉ có 2 trường hợp (độ V) phải cắt bỏ tinh
hoàn. Một trong hai trường hợp này bệnh nhân
bị con heo húc vào bộ phận sinh dục, bệnh nhân
có khám ở y tế địa phương và được cho thuốc
uống (không rõ loại), sau 2 tuần điều trị bệnh
không giảm, bìu còn sưng to và đau nên mới đi
khám và điều trị tại Bệnh viện Bình Dân. Tại đây
bệnh nhân được siêu âm, MRI chẩn đoán và
được phẫu thuật thám sát. Kết quả là tinh hoàn
trái của bệnh nhân bị vỡ nát và hoại tử đen, nên
quyết định cắt tinh hoàn. Đây là trường hợp
bệnh nhân đến trung tâm chuyên ngành trễ sau
chấn thương vùng bìu dẫn đến cắt tinh hoàn.
Theo Cass và cộng sự (1991) thì bệnh nhân đến
viện trong 72h tỉ lệ cắt tinh hoàn 9%, nếu đến sau
72h tỉ lệ này tăng lên 45%(5). Còn theo Buckley và
cộng sự (2006) ghi nhận có 4/5 bệnh nhân phải
cắt tinh hoàn đến viện trễ sau 48h(3). Một số
nghiên cứu trong thập niên 90 của thế kỷ 20
cũng cho thấy có 80-90% tổn thương tinh hoàn
được cứu nếu điều trị đúng cách trong 72giờ
đầu sau chấn thương, tỉ lệ này sẽ giảm khoảng
30% nếu bệnh nhân đến trễ sau 72giờ(6,10).
Trường hợp còn lại phải cắt tinh hoàn do tình
trạng nặng của tổn thương.
Đối với vết thương tinh hoàn, trong nghiên
cứu của chúng tôi chỉ có 21 trường hợp được
điều trị ngoại khoa, 7 trường hợp (33,3%) tổn
thương 2 bên tinh hoàn, nên tổng cộng 28 đơn
vị tinh hoàn được phẫu thuật. Trong 7 trường
hợp khâu bao trắng tinh hoàn có 9 đơn vị tinh
hoàn được cứu, 14 trường hợp cắt tinh hoàn có
19 đơn vị tinh hoàn bị cắt bỏ nên tỉ lệ cứu được
tinh hoàn chúng tôi là 9/28 đơn vị tinh hoàn
chiếm 32,1%. Theo Phonsombat (2008) có 23/47
đơn tinh hoàn được cứu chiếm 48,9% các
trường hợp vết thương tinh hoàn. Các trường
hợp vết thương tinh hoàn do súng thì tỉ lệ
phần trăm cứu được nhiều hơn so với vết
thương tinh hoàn do dao, theo tuần tự là 18/24
tinh hoàn (75%) so với 5/22 tinh hoàn (22,7%).
Đặc biệt chỉ có 4/17 tinh hoàn (23,5%) được
cứu do tự cắt(15). Vậy những trường hợp tự cắt
tinh hoàn, khả năng cứu được tinh hoàn đó
thấp từ 0-23,5%. Theo Bjurlin (2013) có 65%
tinh hoàn được cứu, 35% tinh hoàn không cứu
được. Còn theo Churukanti 2016 có 20/30 tinh
hoàn (67%) được cứu, 10 tinh hoàn (33%)
không cứu được(7).
Trong số liệu nghiên cứu của chúng tôi,
không có trường hợp chấn thương tinh hoàn nào
bị cắt cả 2 tinh hoàn. Đối với vết thương tinh
hoàn có 5 trường hợp phải cắt bỏ cả 2 tinh hoàn
trong đó 1 trường hợp chúng tôi đã đề cập đến ở
phần trên nguyên nhân là tự cắt trên bệnh nhân
tâm thần; 3 trường hợp do TNGT với tình trạng
tổn thương nặng của tinh hoàn (độ V) nên phải
cắt cả 2 bên; trường hợp còn lại do TNLĐ bệnh
nhân là ngư dân bị chân vịt của động cơ chém
vào bộ phận sinh dục ngoài, chém đứt quy đầu,
mất hết 2 tinh hoàn và lóc da dương vật, nên
trường hợp này không thể cứu được tinh hoàn.
KẾT LUẬN
Chấn thương, vết thương tinh hoàn là cấp
cứu niệu khoa, tuy không ảnh hưởng đến tính
mạng nhưng để lại nhiều vấn đề và tâm lý và
chất lượng cuộc sống nếu không bảo tồn được cả
2 tinh hoàn. Nguyên nhân tổn thương tinh hoàn
ở các nước phát triển thường là do ẩu đả và liên
quan đến hoạt động thể thao, còn các nước đang
phát triển chủ yếu là do TNGT và TNLĐ. Tổn
thương tinh hoàn độ I, điều trị nội khoa là lựa
chọn điều trị đầu tay. Chỉ cắt tinh hoàn khi tổn
thương độ V và những trường hợp vết thương
đứt cuống thừng tinh đến trễ sau 6h.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aboseif L, Gomez R, McAninch JW (1993), "Genital self-
mutilation", The journal of urology, vol 150, pp 1143-1146.
2. Ahmed NH, Mbibu H (2008), "Aetiology and management of
injuries to male external genitalia in Nigeria", Injury, 39 (1), pp
128-133.
3. Buckley JC, McAninch JW (2006), "Diagnosis and
management of testicular ruptures", Urol Clin North Am, 33
(1), pp 111-116.
4. Buckley JC, McAninch JW (2006), "Use of ultrasonography for
the diagnosis of testicular injuries in blunt scrotal trauma", J
Urol, 175 (1), pp 175-178.
5. Cass AS, Luxenberg M (1991), "Testicular injuries.", Urology,
37 (6), pp 528-530.
6. Chang AJ, Brandes SB (2013), "Advances in diagnosis and
management of genital injuries", Urology clinical North
American, 40 (3), pp 427-438.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 85
7. Churukanti GR, Kim A, Rich DD, Schuyler KG, Lavien GD,
Stein DM, Siddiqui (2016), "Role of Ultrasonography for
Testicular Injuries in Penetrating Scrotal Trauma", Urology, 95,
pp 208-212.
8. Deurdulian C, Mittelstaedt CA, Chong WK, Fielding JR
(2007), "US of acute scrotal trauma: optimal technique,
imaging findings, and management", Radiographics, 27 (2), pp
357-369.
9. Lee SH, Bak CW, Choi MH, Lee HS, Lee MS, Yoon SJ (2007),
"Trauma to male genital organs: a 10-year review of 156
patients, including 118 treated by surgery", BJU Int, 101 (2), pp
211-215.
10. Lee SH, Lee DG, Choi SK, Choi T, Yoo KH (2017), "Trends in
testicular injury in Korea, 1986–2015", J Korean Med Sci, 32, pp
1669-1673.
11. McGeady JB, Breyer BN (2013), "Current epidemiology of
genitourinary trauma", Urol Clin North Am, 40 (3), pp 323-334.
12. Nakaya (1996), "On background factors of male genital self-
mutilation", Spychopathology, 29, pp 242-248.
13. Ngô Gia Hy (1988), "Thương tích bìu và tinh hoàn", Cấp cứu
niệu khoa, tập 1, NXB Y Học, pp tr 209-216.
14. Park JS, Lee SJ (2007), "Testicular injuries-efficacy of the organ
injury scale developed by the American association for the
surgery of trauma", Korean Journal of Urology, 48 (1), pp 61-65.
15. Phonsombat S, Master VA, McAninch JW (2008), "Penetrating
external genital trauma: a 30-year single institution
experience", J Urol, 180 (1), pp 192-196.
16. Summerton DJ, (Chair) Djakovic N, Kitrey ND, Kuehhas FE,
Lumen N, Serafetinidis E, Sharma DM (2015), "Genital
Trauma", EAU Guidelines on Urological Trauma, pp 38-42.
17. Terrier JE, Paparel P, Gadegbeku B, Ruffion A, Jenkins LC,
N'Diaye A (2017), "Genitourinary injuries after traffic
accidents: Analysis of a registry of 162,690 victims ", J Trauma
Acute Care Surg, 82 (6), pp 1087-1093.
18. Trần Lê Linh Phương, Lê Hoàng (2001), "Tình hình chấn
thương và vết thương bộ phận sinh dục ngoài điều trị tại BV
Chợ Rẫy trong 3 năm 1998-2000", Y Học TP. Hồ Chí Minh,, tập
5 (phu bản số 4), pp 95-101.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chan_doan_va_dieu_tri_chan_thuong_vet_thuong_tinh_h.pdf