Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam

Tài liệu Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam

pdf188 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH ĐÁNH GIÁ CẠNH TRANH TRONG MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM NHµ XUÊT B¶N C¤NG TH¦¥NG Hà Nội - 2014 Mã Số: KT 06 ĐT 14 LỜI MỞ ĐẦU Cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và cũng là động lực của sự phát triển. Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh đồng nghĩa với việc duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng góp, phần thúc đẩy tối đa tiềm lực của doanh nghiệp, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội. Nhằm mục đích đánh giá mức độ và môi trường cạnh tranh của các lĩnh vực dưới góc độ chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, Cục Quản lý Cạnh tranh xây dựng và hoàn thiện Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Tài liệu tập trung đánh giá, phân tích môi trường cạnh tranh trong các ngành dịch vụ: bán lẻ điện máy, chứng khoán, dịch vụ chuyển phát nhanh, thẻ ngân hàng. Báo cáo cũng chỉ ra các rào cản và bất cập về cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều tiết ngành cũng như cho chính các doanh nghiệp trong việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên tham gia thị trường. Quá trình thực hiện Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam có thể còn một số sai sót, Cục Quản lý Cạnh tranh rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH 7 Danh mục bảng Tên Bảng Trang Bảng 1: Doanh thu nhóm hàng điện tử năm 2013 18 Bảng 2 : Số liệu thị phần và chỉ số mức độ tập trung của 05 doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường bán lẻ điện máy 24 Bảng 3 : Số lượng cửa hàng và số tỉnh thành hiện diện của một số thương hiệu (Số liệu cập nhật đến 09/2012) 25 Bảng 4: Quy mô niêm yết tại sàn HNX 45 Bảng 5: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2010 108 Bảng 6: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2011 110 Bảng 7: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2012 111 Bảng 8: So sánh các doanh nghiệp chuyển phát trong nước và nước ngoài 124 Bảng 9: Thống kê hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chuyển phát trong nước Bảng 10: So sánh giá cả chuyển phát đi Singapore của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường 129 Bảng 11: Số liệu giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC 2012 -2013 144 Bảng 12: Tỷ trọng sử dụng thẻ ngân hàng 144 Bảng 13: Thị phần 5 ngân hàng dẫn đầu thị trường giai đoạn 2006 - 2008 149 Bảng 14: Thị phần 10 ngân hàng lớn nhất giai đoạn 2010 - 2012 149 Bảng 15: Thị phần 10 ngân hàng lớn nhất về số lượng phát hành thẻ 2012 150 8 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Bảng 16: Thị phần 10 ngân hàng lớn nhất về doanh số trong lĩnh vực thẻ năm 2012 151 Bảng 17: Chỉ số CR3 - CR5 giai đoạn 2006 - 2012 154 Bảng 18: Các loại chi phí trong lĩnh vực dịch vụ thẻ 170 Bảng 19: Đầu tư của ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam 178 9 Danh môc biÓu ®å Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1: Doanh thu theo nhóm sản phẩm quý I/2013 19 Biểu đồ 2: Doanh thu thị trường bán lẻ điện máy năm 2011 21 Biểu đồ 3: Doanh thu thị trường bán lẻ điện máy năm 2012 21 Biểu đồ 4: Thị phần thị trường bán lẻ điện máy năm 2011 22 Biểu đồ 5: Thị phần thị trường bán lẻ điện máy năm 2012 22 Biểu đồ 6: Chỉ số tập trung CR3, CR5 trên thị trường bán lẻ điện máy 25 Biểu đồ 7: Giá trị niêm yết và vốn hóa thị trường qua các năm của sàn HOSE 45 Biểu đồ 8: Thị phần các công ty chứng khoán trên sang HOSE giai đoạn 2009 - 2012 59 Biểu đồ 9: Thị phần các công ty chứng khoán trên sang HNX giai đoạn 2009 - 2012 60 Biểu đồ 10: Chỉ số CR3, CR5 trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 64 Biểu đồ 11: Chỉ số CR3, CR5 trên sàn HNX giai đoạn 2009 - 2012 64 Biểu đồ 12: Chỉ số HHI trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 65 Biểu đồ 13: Chỉ số HHI trên sàn HNX giai đoạn 2009 - 2012 66 Biểu đồ 14: Doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 107 Biểu đồ 15: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 108 Biểu đồ 16: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2010 109 10 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Biểu đồ 17: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2011 110 Biểu đồ 18: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát năm 2012 111 Biểu đồ 19: Chỉ số CR3 - CR4 của thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 112 Biểu đồ 20: Chỉ số HHI của thị trường chuyển phát giai đoạn 2010 - 2012 113 Biểu đồ 21: Số lượng thẻ ngân hàng qua các năm 143 Biểu đồ 22: Lượng thẻ phát hành năm 2012 145 Biểu đồ 23: So sánh thị phần số lượng thẻ và doanh số kinh doanh thẻ 2012 152 Biểu đồ 24: Thị phần số lượng thẻ một số ngân hàng năm 2012 153 Biểu đồ 25: Chỉ số CR giai đoạn 2006 - 2012 155 Biểu đồ 26: Chỉ số CR trong lĩnh vực thẻ ngân hàng năm 2012 156 Biểu đồ 27: Số lượng ATM và máy POS của khối NHTMNN 171 Biểu đồ 28: Cơ cấu tổng số lượng thẻ một số ngân hàng năm 2010 172 11 MỤC LỤC Danh mục Trang PHẦN A - BÁN LẺ ĐIỆN MÁY 13 I. TỔNG QUAN NGÀNH BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM 13 1. Khái niệm và quy mô thị trường 14 2. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường 19 3. Thị phần và mức độ tập trung trên thị trường 20 4. Mối quan hệ của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ điện máy 26 II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 26 1. Các rào cản kỹ thuật và mặt bằng 26 2. Các rào cản về tài chính 27 3. Các rào cản từ chính sách đối với hoạt động kinh doanh 27 III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN MÁY 33 1. Cạnh tranh theo chiều ngang 33 2. Cạnh tranh theo chiều dọc 34 IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 35 1. Đánh giá môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ điện máy 35 2. Khuyến nghị 38 PHẦN B - CHỨNG KHOÁN 41 I. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 41 12 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam 1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 41 2. Thị trường liên quan trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 52 3. Các công ty chứng khoán - Đối thủ cạnh tranh 55 4. Mức độ liên kết và tập trung trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 57 5. Sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường 66 II. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN BAO GỒM HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 68 1. Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành 68 2. Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành 74 3. Cơ quan quản lý nhà nước 83 III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 85 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 85 2. Thực trạng hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 81 3. Nhận diện các hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 96 4. Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh trên thị trường kinh doanh chứng khoán trong mối liên hệ với Luật Chứng khoán và các luật có liên quan 100 IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHUYẾN NGHỊ 101 1. Đánh giá về môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 101 13 2. Khuyến nghị 102 PHẦN C - DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH 105 I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT TẠI VIỆT NAM 105 1. Thị trường liên quan 105 2. Quy mô thị trường 106 3. Cấu trúc thị trường 107 II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 114 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chuyển phát 114 2. Rào cản tự nhiên 115 3. Rào cản pháp lý và tác động của thể chế chính sách 118 III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT 123 1. Các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường chuyển phát 123 2. Thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường 126 3. Các hành vi cạnh tranh trên thị trường chuyển phát 131 IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 135 1. Đánh giá chung 135 2. Khuyến nghị 137 PHẦN D - NGÀNH THẺ NGÂN HÀNG 143 I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG 143 1. Quy mô thị trường 143 14 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam 2. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường 145 3. Thị phần và mức độ tập trung trên thị trường 148 II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP VÀ RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THẺ 156 1. Rào cản tự nhiên 156 2. Môi trường pháp lý ( Rào cản pháp lý) 160 III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG 167 1. Thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 167 2. Thực trạng và phương thức cạnh tranh trong kinh doanh thẻ 169 3. Cạnh tranh và nguy cơ vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ ngân hàng 171 IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 180 1. Đánh giá môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 180 2. Khuyến nghị 183 Bán lẻ điện máy 15 PHẦN A BÁN LẺ ĐIỆN MÁY I. TỔNG QUAN NGÀNH BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM Những năm gần đây, thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của nước ngoài. Với sức tiêu thụ tăng do đời sống người dân đang ngày một nâng cao cùng với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng theo cam kết của Việt Nam, thị trường bán lẻ ngày càng thêm sôi động. Trong một đánh giá về thị trường bán lẻ, Bộ Công Thương nhận định sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Mặc dù nền kinh tế khó khăn, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được coi là đầy tiềm năng để các nhà đầu tư khai thác. Theo thống kê của Bộ Công Thương, số lượng siêu thị thành lập mới cuối năm 2012, đầu năm 2013 tăng hơn 20%, số trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72%. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, việc mở rộng và tái cấu trúc hệ thống bán lẻ đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nhượng quyền thương mại hoặc góp vốn liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển. Qua đó, một số nhà bán lẻ đã tổ chức được mô hình bán hàng theo chuỗi với số lượng cửa hàng tăng lên hàng năm. Bên cạnh mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngành bán lẻ Việt Nam đã và đang thành công trong việc thu hút được sự tham gia của nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Các nhà bán lẻ nước ngoài đang có mặt tại thị trường bán lẻ Việt Nam như Casino (siêu thị Big C), LotteMart (Hàn Quốc) tiếp tục mở rộng hệ 16 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam thống kinh doanh. Gần đây, tập đoàn bán lẻ điện máy Nojima Corp của Nhật Bản cũng tham gia vào thị trường bán lẻ điện máy thông qua việc mua 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh. Do thị trường bán lẻ rất rộng lớn, bao gồm rất nhiều nhóm sản phẩm tiêu dùng, các nhóm sản phẩm này có tính chất khác biệt tương đối nên việc đánh giá môi trường cạnh tranh trên thị trường bán lẻ tương đối phức tạp và không thể hiện được chính xác thực trạng môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trên từng nhóm sản phẩm. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện đại, khi nhu cầu giải trí và giải phóng sức lao động tăng cao, điện máy đang trở thành một mặt hàng rất quan trọng trong đời sống tiêu dùng của người dân. Hơn nữa, do yêu cầu đặc thù về mặt kỹ thuật, hoạt động bán lẻ điện máy có tính chuyên biệt tương đối cao so với các sản phẩm khác và đây cũng là một thị trường có doanh thu lớn với hoạt động cạnh tranh sôi động. Do vậy, báo cáo sẽ không đánh giá thị trường bán lẻ trên bình diện chung mà tập trung phân tích và đánh giá cạnh tranh trên thị trường bán lẻ điện máy của Việt Nam. 1. Khái niệm và quy mô thị trường Nhu cầu tiêu dùng của xã hội luôn có xu hướng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Do vậy, các nhà sản xuất và bán lẻ cũng luôn tìm ra các phương thức tối ưu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Như trên đã phân tích, cuộc sống hiện đại đòi hỏi các nhà cung cấp không chỉ tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà còn cả cách thức bán hàng, vận chuyển, lắp đặt và bảo hành các sản phẩm đó. Vì vậy, thị trường bán lẻ điện máy mà báo cáo này hướng tới phân tích là một phần của thị trường bán lẻ nhưng hàng hóa chỉ giới hạn trong nhóm sản phẩm điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, sản phẩm thông tin liên lạc, máy ảnh và máy tính. Nằm trong thị trường bán lẻ tiềm năng của Việt Nam, thị trường bán lẻ điện máy có mức độ cạnh tranh tương đối cao với số lượng đáng kể và cân bằng giữa các doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường. Do nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng điện Bán lẻ điện máy 17 máy không giống nhau và chịu sự tác động của nền kinh tế cũng như thu nhập của người dân nên các nhà bán lẻ điện máy luôn phải nhạy bén trong việc đáp ứng đúng và kịp thời các nhu cầu này để giảm lượng hàng tồn kho và tăng doanh số bán hàng. Trong những năm gần đây, chính sự cạnh tranh tương đối khốc liệt đã khiến không ít các siêu thị thua lỗ và còn nhiều hàng tồn kho, nhất là những mặt hàng có giá trị lớn như tivi và máy lạnh. Năm 2012, do tác động tiêu cực của nền kinh tế, thị trường điện máy đã sụt giảm đáng kể với mức tăng trưởng âm 20% 1 . Rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy gặp khó khăn, lợi nhuận giảm mạnh hoặc thua lỗ, một số siêu thị phải đóng cửa hoặc cắt giảm số lượng điểm bán hàng. Theo các doanh nghiệp, mỗi siêu thị điện máy phải có doanh số bán hàng từ 20 đến 30 tỷ đồng/tháng (khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ngày) mới có thể tồn tại. Tuy nhiên, năm 2012, doanh thu các siêu thị điện máy tại Hà Nội chỉ ở mức 100 triệu đồng/ngày. Theo thống kê của các doanh nghiệp, tại các thành phố với sức tiêu thụ lớn như Hà Nội, có những siêu thị (tại khu vực phía Tây) mỗi ngày chỉ đạt 200 triệu đồng doanh số bán hàng. Những siêu thị này chỉ có thể tồn tại trong vòng 6 tháng và sau đó đã phải thu hẹp quy mô. Dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế và sự khốc liệt của cạnh tranh, sự phân hóa giữa các nhà bán lẻ đang ngày càng rõ ràng. Khủng hoảng và suy giảm có thể khiến các doanh nghiệp yếu hơn gặp khó khăn và có thể phải rút lui khỏi thị trường nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm quản lý tốt có thêm cơ hội tái cấu trúc và chiếm lĩnh thị trường. Trong khi một số hệ thống siêu thị điện máy như Nguyễn Kim, FPT, PICO thực hiện chiến lược mở rộng thêm siêu thị thì một số thương hiệu như Việt Long đang dần thu hẹp quy mô. Trong các mặt hàng điện máy, nhóm sản phẩm điện thoại thường đem lại doanh số bán hàng lớn cho các doanh nghiệp. Theo 1 .Trần Thủy, “Siêu thị điện máy giảm giá rồi bán cả doanh nghiệp”, Vietnamnet ( dn.html) 18 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam báo cáo mới nhất của GFK Việt Nam, nhóm sản phẩm điện thoại thông thường là nhóm có mức doanh thu lớn nhất trong ngành hàng công nghệ điện tử ở Việt Nam. Chỉ trong quý I năm 2013, doanh số của sản phẩm điện thoại đã đạt mức 30.000 tỉ đồng, dẫn đầu trong các nhóm sản phẩm hàng điện máy. Tiếp sau điện thoại di động là nhóm hàng điện tử. Trong quý I/2013, nhóm sản phẩm điện tử đạt doanh thu 5.300 tỉ đồng và tăng trưởng ở mức 11,5%. Bảng 1: Doanh thu nhóm hàng điện tử năm 2013 Q2/2012 VND bn Q3/2012 VND bn Q4/2012 VND bn Q1/2013 VND bn Q1/2012 Q1/2013 +/-% Sản phẩm điện tử (CE) 3,707 3,569 4,238 5,337 11,5% Máy ảnh (PH) 470 456 543 567 0,3% Sản phẩm điện lạnh (MDA) 3,620 3,840 4,106 5,067 37,1% Sản phẩm điện gia dụng (SDA) 638 665 692 856 25,9% Sản phẩm công nghệ thông tin (IT) 5,121 6,314 7,397 5,902 2,8% Sản phẩm thông tin liên lạc (TC) 7,290 7,429 7,619 9,685 22,8% Sản phẩm công nghệ cho văn phòng 319 396 494 376 6,7% GIK TEMAX Việt Nam 21,166 22,669 25,089 27,790 17,2% Nguồn: Báo cáo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GFK Việt Nam Theo GFK, thị trường máy tính bảng trong 3 tháng qua đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù 2 sản phẩm màn hình và máy tính để bàn giảm khá nhiều, nhưng máy tính bảng vẫn đạt doanh số 912 tỉ và tăng trưởng khá ấn tượng trong quí ở mức 73,3% so với cùng kì Bán lẻ điện máy 19 năm 2012. Chính con số này đã góp phần cho thị trường công nghệ thông tin tăng trưởng 2,8% trong quí I năm 2013. Với tổng doanh thu 856 tỉ VND trong quí I năm 2013, nhóm sản phẩm điện gia dụng đạt mức tăng 25,9% so với cùng kì năm 2012 Trong đó, các sản phẩm máy xay sinh tố, và đặc biệt là nồi cơm điện có mức tăng trưởng khá tốt. Nhóm sản phẩm có doanh số thấp nhất trong các sản phẩm điện máy là thiết bị in ấn và văn phòng. Doanh thu trong quý I năm 2013 của nhóm sản phẩm này là 376 tỉ và mức tăng trưởng là 6,7% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó máy in đa chức năng tăng trưởng nhẹ so với máy in đơn chức năng. Biểu đồ 1: Doanh thu theo nhóm sản phẩm quý I/2013 Nguồn: Báo cáo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường GFK Việt Nam 2. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Thị trường bán lẻ điện máy tại Việt Nam hiện có 35 doanh nghiệp tham gia,2 trong đó chiếm thị phần lớn là các siêu thị điện máy. Các siêu thị điện máy thường được chia thành 02 nhóm dựa trên 2 . Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2012. 30000 5300 376 912 856 0 20000 40000 Điện thoại Điện tử Thiết bị in ấn & văn phòng Máy tính bảng Điện gia dụng Doanh thu quý I/2013 (tỷ đồng) 20 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam doanh số bán thực tế và cam kết tiêu thụ sản phẩm đối với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Nhóm thứ nhất là nhóm các siêu thị điện máy lớn như Media Mart, Pico, Nguyễn Kim, Trần Anh, TopCare và Thế giới di động. Đây là các siêu thị điện máy có doanh số bán hàng cam kết và thực tế đối với các nhà sản xuất hoặc phân phối là lớn. Các siêu thị này tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm thứ hai là nhóm các siêu thị điện máy có sức tiêu thụ nhỏ hơn và các siêu thị có bán ngành hàng điện máy và cơ sở bán lẻ điện máy nhỏ truyền thống khác. Các nhà bán lẻ điện máy này thường có ít điểm bán hàng hơn và đa phần là nằm tại các tỉnh, thành phố khác ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 3. Thị phần và mức độ tập trung trên thị trường Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định, “thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm”. Như đã phân tích ở trên, bán lẻ điện máy trong báo cáo này là một phần của thị trường bán lẻ nhưng hàng hóa chỉ giới hạn trong nhóm sản phẩm điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, sản phẩm thông tin liên lạc, máy ảnh và máy tính. Do vậy, thị trường liên quan ở đây là thị trường dịch vụ bán lẻ các sản phẩm điện máy nói trên. Ngoài ra, do việc xác định doanh số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ điện máy truyền thống quy mô nhỏ là tương đối phức tạp và không khả thi nên báo cáo không thể đánh giá và phân tích thị phần của các đối tượng này. Những số liệu dưới đây cho thấy phần nào quy mô của một số doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. Bán lẻ điện máy 21 Biểu đồ 2: Doanh thu thị trường bán lẻ điện máy năm 2011 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán Biểu đồ 3: Doanh thu thị trường bán lẻ điện máy năm 2012 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán 6544 5386 3258 1912 1696 1625 1325 856 0 2000 4000 6000 8000 Nguyễn Kim Thế giới di động Chợ Lớn Phan Khang Trần Anh Viễn Thông A Mediamart Nhật Cường Doanh thu (tỷ đồng) 6544 5386 3258 1912 1696 1625 1325 856 0 2000 4000 6000 8000 Nguyễn Kim Thế giới di động Chợ Lớn Phan Khang Trần Anh Viễn Thông A Mediamart Nhật Cường Doanh thu (tỷ đồng) 22 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Biểu đồ 4: Thị phần thị trường điện máy năm 2011 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán Biểu đồ 5: Thị phần thị trường điện máy năm 2012 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán 14.31% 9.57% 5.63% 2.84% 2.25% 2.16% 1.93% 1.42% 59.89% Nguyễn Kim 14.31% Thế giới di động 9.57% Điện máy Chợ Lớn 5.63% Phan Khang 2.84% Trần Anh 2.25% Viễn Thông A 2.16% Mediamart 1.93% Nhật Cường 1.42% Khác 59.89% 14.56% 9.74% 5.82% 3.06% 2.64% 2.26% 1.96% 1.51% 58.45% Nguyễn Kim 14.56% Thế giới di động 9.74% Điện máy Chợ Lớn 5.82% Phan Khang 3.06% Trần Anh 2.64% Viễn Thông A 2.26% Mediamart 1.96% Nhật Cường 1.51% Khác58.45% Bán lẻ điện máy 23 Biểu đồ cho thấy thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy trên thị trường Việt Nam không cao nhưng tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực đầu tư mạnh và có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Thị phần cao nhất trên thị trường thuộc về Trung tâm Điện máy Nguyễn Kim. Tại thị trường nội địa nói chung và thị trường miền Nam nói riêng, với vị trí nằm trong TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhà bán lẻ số 2 trong Top 10 Việt Nam, Nguyễn Kim đã giữ ngôi đầu trong lĩnh vực bán lẻ điện máy. Tuy nhiên, thị phần của Nguyễn Kim thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 30% của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004. Do đó, ngay cả doanh nghiệp có thị phần cao nhất trên thị trường cũng không đủ khả năng đơn phương thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh. Trên thực tế, mức thị phần này có thể có sự thay đổi đáng kể khi các doanh nghiệp trên thị trường có những hoạt động tái cấu trúc và tăng cường năng lực cạnh tranh. Giữa năm 2013, thị trường có thêm doanh nghiệp nước ngoài gia nhập là Nojima của Nhật Bản. Nojima đã chính thức đầu tư hơn 64 tỉ đồng để sở hữu 10% số cổ phần của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh. Với kinh nghiệm quản lý của một nhà bán lẻ điện máy nổi tiếng trên thế giới và tiềm lực tài chính hùng mạnh, Trần Anh đã sở hữu chuỗi siêu thị điện máy có quy mô lớn ở khu vực miền Bắc. Điều này có thể khiến cuộc chiến giành thị phần trên thị trường điện máy trong thời gian tới trở nên khốc liệt hơn. Bên cạnh việc cung cấp thông tin về sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp, biểu đồ trên còn cho thấy ngoài thị phần của các doanh nghiệp dẫn đầu, phần còn lại của thị trường siêu thị bán lẻ điện máy là còn rất lớn. Do đó, sức hấp dẫn của thị trường là rất đáng kể, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong hoạt động bán lẻ. Hơn nữa, phần thị trường còn lại này sẽ là một động lực để các doanh nghiệp dẫn đầu gia tăng cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường. 24 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Bảng 2: Số liệu thị phần và chỉ số mức độ tập trung của 05 doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường bán lẻ điện máy Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán Hoạt động cạnh tranh với mục tiêu gia tăng thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ ảnh hưởng rất lớn mức độ tập trung của thị trường. Mức độ tập trung của 3 doanh nghiệp đứng đầu thị trường là 11,17% (2011), 11,61% (2012). Bên cạnh đó, chỉ số HHI là 967,52 (2011) và 988,74 (2012), đều nhỏ hơn mức 1000. Theo quy định về ngưỡng thị phần đối với doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Điều 11 Luật Cạnh tranh thì mức độ tập trung của thị trường điện máy là không cao. Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp trên thị trường điện máy có sự cạnh tranh khá bình đẳng do sức mạnh thị trường không tập trung vào bất kì một doanh nghiệp nào. Xét về dung lượng thị trường điện máy, thành phố Hồ Chí Minh đang chiếm tỷ trọng khoảng 34%, Hà Nội 20% và phần còn lại thuộc về các tỉnh và thành phố khác. Trong con số 34% này, Nguyễn Kim đang phải chia sẻ với hàng chục nhà bán lẻ tên tuổi khác như: Điện máy Chợ Lớn, Thiên Hoà, Dienmay.com, Phan Khang, nên cũng không dễ dàng để Nguyễn Kim chiếm được con số thị phần thống lĩnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. TT Tên công ty 2011 2012 Thị phần % CR3 % CR5 % HHI % Thị phần % CR3 % CR5 % HHI % 11 Nguyễn Kim 14,31 29,51 34,6 967,52 14,56 30,12 35,82 988,74 22 Thế giới di động 9,57 9,74 33 Điện máy Chợ Lớn (Cty Cao Phong) 5,63 5,82 44 Phan Khang 2,84 3,06 55 Trần Anh 2,25 2,64 Bán lẻ điện máy 25 Biểu đồ 6: Chỉ số tập trung CR3, CR5 trên thị trường bán lẻ điện máy Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán Bảng 3: Số lượng cửa hàng và số tỉnh thành có hiện diện của một số thương hiệu (số liệu cập nhật đến 9/2012) Nguồn:Cục QLCT tổng hợp 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% CR3 CR5 11.17% 13.74% 11.61% 14.37% 2011 2012 STT Thương hiệu Số cửa hàng Số tỉnh thành 1 Thế giới di động 222 63 2 Viễn Thông A 70 19 3 Siêu thị điện máy – nội thất Chợ Lớn 20 14 4 Dienmay.com 12 9 5 Nguyễn Kim 11 6 6 Phan Khang 10 7 7 Nhật Cường 8 1 8 Trần Anh 6 1 9 Thiên Hoà 6 2 26 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam 4. Mối quan hệ của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ điện máy Bán lẻ điện máy là hoạt động đưa sản phẩm điện máy tới người tiêu dùng cuối cùng. Có hai kênh chính để cung cấp sản phẩm điện máy đến các nhà bán lẻ là nhà sản xuất và nhà phân phối. Với những nhà sản xuất có nhà máy tại Việt Nam như LG Electronic hoặc Samsung Electronic, các nhà bán lẻ có khả năng nhập trực tiếp sản phẩm từ các nhà sản xuất này. Đối với những sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, các nhà bán lẻ thường không nhập khẩu trực tiếp mà mua sản phẩm thông qua các nhà phân phối. Quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất hoặc phân phối là quan hệ mua bán hàng hóa. Quan hệ này trên thực tế tương đối phức tạp do có sự ràng buộc giữa các bên về hỗ trợ sau bán hàng. Hàng hóa sau khi được chuyển giao cho nhà bán lẻ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà bán lẻ trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên sau khi bán hàng, nhà sản xuất bị ràng buộc bởi quy định về bảo hành giá. Theo quy định này, nếu giá sản phẩm bị giảm thì nhà sản xuất phải hỗ trợ bù vào phần giảm giá đó cho nhà bán lẻ. Chính điều này đã khiến nhà sản xuất có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn các hành vi giảm giá để cạnh tranh của các nhà bán lẻ trên thị trường. Ngoài trách nhiệm bảo hành giá, nhà sản xuất và nhà phân phối còn có các chính sách hỗ trợ, các chương trình khuyến mại và thưởng doanh số cho nhà bán lẻ. Mức độ hỗ trợ này phụ thuộc vào hai điều kiện là doanh số bán hàng thực tế năm trước và cam kết doanh số bán hàng cho năm tiếp theo của nhà bán lẻ đối với nhà sản xuất hoặc phân phối. Do đó, các nhà bán lẻ thuộc nhóm siêu thị điện máy lớn thường có lợi thế hơn so với các nhà bán lẻ thuộc nhóm có sức tiêu thụ nhỏ trong đàm phán về giá và các điều kiện hỗ trợ với các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Chính các lợi thế này lại trở thành yếu tố để gia tăng khoảng cách giữa hai nhóm nhà bán lẻ. II. CÁC RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 1. Các rào cản kỹ thuật và mặt bằng Đặc điểm của hàng điện máy là có công nghệ cao, việc lắp đặt, sử dụng và bảo hành là tương đối phức tạp. Do đó, các nhà bán lẻ cần Bán lẻ điện máy 27 phải có đội ngũ nhân viên am hiểu về kỹ thuật máy móc để tư vấn cho khách hàng khi mua sản phẩm. Hơn nữa, sau khi khách hàng đã mua sản phẩm, các nhà bán lẻ còn có trách nhiệm vận chuyển và lắp đặt tại nơi khách hàng yêu cầu. Như vậy, các nhà bán lẻ muốn gia nhập thị trường cần phải vượt qua một rào cản tương đối lớn đó là phải có một đội ngũ nhân viên am hiểu kỹ thuật và phải có khả năng chi trả cho việc lắp đặt, vận hành thử và bảo hành sản phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh điện máy, đặc biệt là kinh nghiệm và sự sẵn sàng của đội ngũ kỹ thuật là một đòi hỏi mà các nhà sản xuất và nhà phân phối đặt ra đối với các đối tác muốn trở thành nhà bán lẻ sản phẩm điện máy của họ. Ngoài các yêu cầu về đội ngũ kỹ thuật, khả năng tiếp cận mặt bằng cũng là một rào cản lớn đối với ngành bán lẻ điện máy. Bán lẻ điện máy là hoạt động trực tiếp đưa sản phẩm điện máy đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, các nhà bán lẻ cần phải có mặt bằng đủ rộng để trưng bày sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. Các điểm bán hàng phải gần khu dân cư để thuận tiện cho việc đi lại mua sắm của người tiêu dùng. Do đó, trên thực tế các nhà bán lẻ điện máy phải có mặt bằng lớn tại những khu trung tâm hoặc nhiều điểm bán hàng tại nhiều khu dân cư. Việc tìm được các điểm bán hàng phù hợp và chi phí cho việc tiếp cận mặt bằng này là rất cao và là rào cản lớn đối với việc gia nhập thị trường của các nhà bán lẻ. 2. Các rào cản về tài chính Như phân tích ở trên, quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà phân phối là quan hệ mua bán hàng hóa, các nhà bán lẻ thường có những cam kết về doanh số đối với nhà sản xuất hoặc phân phối. Do đó, các nhà bán lẻ thường phải có khả năng thanh toán cho các đơn hàng mà họ nhập về. Đối với mặt hàng điện máy, giá trị của nhiều lô hàng là rất lớn. Vì vậy, khả năng tài chính là yêu cầu tiên quyết mà nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thường đặt ra với các đối tác để trở thành nhà bán lẻ sản phẩm điện máy. 3. Các rào cản từ chính sách đối với hoạt động kinh doanh 3.1. Các cam kết của Việt Nam về bán lẻ điện máy Cùng với thị trường bán lẻ nói chung, thị trường bán lẻ điện máy của Việt Nam đã được mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài theo 28 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam cam kết gia nhập WTO. Điểm 4C Mục II Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ, Phụ lục của Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam (trang 838, quy định): Trong vòng ba năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Cam kết của Việt Nam cũng chỉ rõ rằng, việc thành lập các cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện tại không có hạn chế về tỉ lệ vốn góp hay loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến hoạt động bán lẻ điện máy. Bên cạnh đó, điện máy là mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị hạn chế kinh doanh hay loại trừ. Tuy nhiên, quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT là một rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp. Do đó, rào cản pháp lý đối với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài là cao hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2. Quy định về đăng ký kinh doanh và các quy hoạch đối với hoạt động bán lẻ điện máy Việc đăng ký kinh doanh bán lẻ điện máy phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Đối với việc đăng ký kinh doanh hoạt động bán lẻ điện máy, pháp luật không yêu cầu mức vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp Bán lẻ điện máy 29 muốn tham gia thị trường này và cũng không có quy định nào liên quan đến giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép con đối với việc bán lẻ các sản phẩm điện máy. Do đó, rào cản pháp lý đối với việc gia nhập thị trường bán lẻ điện máy là không cao. Tuy nhiên, việc bán lẻ phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại của quốc gia và của từng địa phương nơi doanh nghiệp mở các điểm bán lẻ. Ngày 19 tháng 10 năm 2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 6184/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Ví dụ đối với Hà Nội, quy hoạch này giới hạn tổng số siêu thị đến năm 2020 là 200, trong đó số siêu thị hạng I tăng từ 6 lên 10, siêu thị hạng II tăng từ 26 đến 29 và siêu thị hạng III tăng từ 35 lên 40. Bên cạnh quy hoạch của cả nước, các địa phương cũng ban hành các quy hoạch về mạng lưới bán lẻ trên địa bàn của mình. Ví dụ tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch này cụ thể hóa việc phân bổ mạng lưới các cơ sở bán buôn, bán lẻ trên các khu vực hành chính của thành phố để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. 3.3. Quy định về phân loại siêu thị, trung tâm thương mại: Hoạt động bán lẻ điện máy được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó siêu thị điện máy và trung tâm thương mại là các cơ sở chiếm thị phần rất lớn. Pháp luật hiện hành phân hạng các siêu thị và trung tâm thương mại, việc xây dựng, quản lý các loại siêu thị và trung tâm thương mại này phải tuân thủ quy định của pháp luật. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ Thương mại ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại phân loại các siêu thị và trung tâm thương mại như sau: Cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là siêu thị nếu có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương 30 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng siêu thị theo quy định dưới đây:  Siêu thị hạng I: - Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: + Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; + Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; + Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị. + Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại; - Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: + Có diện tích kinh doanh từ 1.000m2 trở lên; + Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên; + Các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp.  Siêu thị hạng II: - Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: + Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; + Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; + Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị. + Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại; Bán lẻ điện máy 31 - Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: + Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; + Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên; + Các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp.  Siêu thị hạng III: - Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: + Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; + Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; + Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị. + Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại; - Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: + Có diện tích kinh doanh từ 250m2 trở lên; + Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên; + Các tiêu chuẩn khác như siêu thị kinh doanh tổng hợp. Cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là trung tâm thương mại nếu có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng trung tâm thương mại theo quy định dưới đây:  Trung tâm thương mại hạng I: - Có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại . 32 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam - Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực. - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.  Trung tâm thương mại hạng II: - Có diện tích kinh doanh từ 30.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại. - Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực. - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.  Trung tâm thương mại hạng III: - Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại. Bán lẻ điện máy 33 - Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực. - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch. Như vậy, pháp luật hiện hành có quy định khá chặt chẽ đối với các cơ sở bán lẻ muốn được sử dụng cụm từ “siêu thị”. Để được gọi là siêu thị điện máy, các cơ sở bán lẻ phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về mặt bằng, danh mục hàng hóa và các điều kiện về kỹ thuật khác. Các điều kiện này là rào cản tương đối lớn và là yếu tố để phân hóa giữa nhóm các nhà bán lẻ có quy mô lớn với các nhà bán lẻ điện máy theo phương thức cửa hàng truyền thống. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN MÁY 1. Cạnh tranh theo chiều ngang Thị trường bán lẻ điện máy của Việt Nam hiện nay có mức độ cạnh tranh tương đối cao. Các nhà bán lẻ thường xây dựng các chiến lược kinh doanh riêng cho mình và không có sự thỏa thuận hoặc thống nhất hành động nào. Trên thực tế, các nhà bán lẻ cạnh tranh với nhau để thu hút người tiêu dùng nhằm tăng doanh số bán hàng. Khi doanh số bán hàng tăng thì nhà bán lẻ không những sẽ được hưởng các chế độ thưởng doanh số, chương trình hỗ trợ tốt hơn mà họ sẽ có sức mạnh trong đàm phán với nhà sản xuất và nhà phân phối. Do vậy, áp lực giành được vị trí trong nhóm các nhà bán lẻ lớn và áp lực duy trì vị trí này khiến các nhà bán lẻ thường rất khó có thể thương lượng với nhau để hình thành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 34 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Về hành vi liên quan đến giá, do các nhà bán lẻ được nhà sản xuất bảo hành giá và mục tiêu của họ là tối đa hóa doanh số bán hàng nên các nhà bán lẻ điện máy không có động cơ để thỏa thuận ấn định giá. Hành vi bán dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác cũng không tồn tại vì nếu có một nhà bán lẻ nào thực hiện hành vi này thì nghĩa vụ ngăn chặn hành vi đó thuộc về nhà sản xuất hoặc phân phối. Nếu hành vi này không được ngăn chặn thì các nhà bán lẻ khác có quyền bán với mức giá thấp mà nhà bán lẻ kia đã xác lập và nhà sản xuất hoặc phân phối phải chịu bù khoản chênh lệch giữa giá bán trước và sau khi hạ giá. Mặt khác, việc giá các dòng sản phẩm được các nhà sản xuất kiểm soát ở mức độ cạnh tranh cao cũng là một nhân tố thúc đẩy các nhà bán lẻ tìm các giải pháp khác để cạnh tranh nhằm tăng doanh số của mình. Trong các giải pháp để tăng tính cạnh tranh, các nhà bán lẻ lớn như các siêu thị điện máy đều có chế độ hậu mãi và bảo hành cơ động. Hơn nữa, nhiều nhà bán lẻ còn áp dụng cơ chế tăng thời hạn đổi hàng thay vì bảo hành ở dạng sửa chữa trong vòng 1 năm. Điều này đem lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng và khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường bán lẻ điện máy càng trở nên khốc liệt hơn. Tuy nhiên, không phải nhà bán lẻ nào cũng có khả năng theo đuổi những chương trình khuyến mại này. Do đó, sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ về chất lượng dịch vụ sau bán hàng sẽ là nhân tố khiến việc phân hóa giữa các nhóm nhà bán lẻ điện máy càng sâu sắc hơn. 2. Cạnh tranh theo chiều dọc Xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất hoặc phân phối là quan hệ mua bán hàng hóa có sự ràng buộc nghĩa vụ bảo hành giá, trên thị trường có sự thỏa thuận ấn định mức giá theo chiều dọc. Nhà sản xuất khi bán sản phẩm thường phải cam kết với tất cả các nhà bán lẻ về việc bảo đảm nếu giá thị trường giảm so với mức giá mà nhà bán lẻ dự kiến bán hoặc thậm chí giảm so với giá mà nhà bán lẻ nhập vào thì nhà sản xuất sẽ phải giảm hỗ trợ nhà bán lẻ đối với phần giá bị sụt giảm đó. Do vậy, đối với một mặt hàng nhất định của một nhà sản xuất, các nhà bán lẻ thường phải bán một mức giá hoặc có thể khuyến mại nhưng giá trị khuyến mại không được quá 2,5% giá trị của mặt hàng đó. Bán lẻ điện máy 35 Trên thực tế, để giám sát việc tuân thủ các quy định trên, các nhà bán lẻ thường xuyên kiểm tra giá bán của nhau. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng thường xuyên kiểm tra giá bán của các nhà bán lẻ để phát hiện những hành vi giảm giá. Như phần trên đã phân tích, trong trường hợp một nhà bán lẻ giảm giá dưới mức cho phép thì nhà sản xuất sẽ yêu cầu nhà bán lẻ đó chấm dứt hành vi hạ giá. Nếu nhà sản xuất không thể yêu cầu nhà bán lẻ chấm dứt hành vi giảm giá thì các nhà bán lẻ khác sẽ thực hiện hành vi giảm giá tương tự và nhà sản xuất sẽ là người chịu thiệt hại. Như vậy, mức giá của một mặt hàng điện máy cụ thể trên thực tế được kiểm soát bởi một hệ thống gồm nhà sản xuất hoặc nhà phân phối mặt hàng đó và tất cả các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, do các mặt hàng và các thương hiệu của một ngành hàng điện máy cạnh tranh với nhau tương đối mạnh mẽ nên các nhà sản xuất và bán lẻ dù kiểm soát mức giá của mình nhưng không thể đặt giá sản phẩm ở mức bóc lột. Bên cạnh việc không có dấu hiệu của hành vi bóc lột giá, thị trường cũng không có dấu hiệu của hành vi loại bỏ đối thủ cạnh tranh dựa trên quan hệ theo chiều dọc. Trên thực tế, nhà sản xuất và nhà phân phối luôn muốn tối đa hóa doanh số nên họ muốn thị trường bán lẻ càng cạnh tranh càng tốt. Hơn nữa, các nhà sản xuất và phân phối đều có sức mạnh thị trường. Do vậy, một nhà sản xuất hoặc phân phối không có lợi gì khi thỏa thuận với một hoặc một số nhà bán lẻ để loại bỏ một hoặc một số nhà bán lẻ khác trên thị trường và ngược lại, các nhà bán lẻ cũng không có lợi ích gì khi thỏa thuận với một hoặc một số nhà sản xuất để loại bỏ nhà sản xuất khác trên thị trường. IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Đánh giá môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ điện máy 1.1. Môi trường cạnh tranh trong thị trường nói chung Nhìn chung, thị trường bán lẻ điện máy có mức độ cạnh tranh tương đối cao. Rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường không cao 36 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam nên có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được phân thành các nhóm khác nhau trong đó đáng kể là nhóm các nhà bán lẻ điện máy có thị phần lớn. Mức độ cạnh tranh cao của thị trường chính là một nhân tố làm tăng sự phân hóa giữa các nhóm nhà bán lẻ điện máy. Thị trường cũng đã xuất hiện hiện tượng một số nhà bán lẻ thuộc nhóm các siêu thị điện máy nhỏ buộc phải thu hẹp quy mô và giảm số điểm bán lẻ của mình. Với cấu trúc thị trường và thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ điện máy hiện nay, nguy cơ người tiêu dùng là đối tượng bóc lột của doanh nghiệp có sức mạnh thị trường hoặc nguy cơ một hoặc một số doanh nghiệp bị loại khỏi thị trường do các hành vi phản cạnh tranh là rất thấp. 1.2. Cơ chế kiểm soát giá Như trên đã phân tích, các nhà bán lẻ khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa với các nhà sản xuất hoặc phân phối thường ràng buộc điều khoản bảo hành giá và do đó, các bên trong hợp đồng duy trì một cơ chế đảm bảo mức giá tối thiểu của một mặt hàng của một nhà sản xuất nào đó. Dưới góc độ cạnh tranh, cơ chế bảo hành giá dẫn đến việc ấn định giá bán lại tối thiểu trên hệ thống các nhà bán lẻ có dấu hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, cơ chế này có những tác động tích cực nhất định lên thị trường. Thứ nhất, việc kiểm soát giá bán lại tối thiểu của nhà sản xuất bảo đảm an toàn cho nhà bán lẻ, tăng cường vai trò của nhà sản xuất trong việc hỗ trợ nhà bán lẻ giải phóng hàng hóa tồn kho. Khi hàng hóa tồn kho được giải phóng sớm thì chi phí của doanh nghiệp sẽ giảm và thúc đẩy sự ra đời của các dòng sản phẩm mới hơn. Như vậy, về lâu dài nó sẽ đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Thứ hai, cơ chế này đảm bảo mặt bằng giá không bị quá thấp và do đó hấp dẫn sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ mới, từ đó thúc đẩy cạnh tranh đem lại lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng. Hơn nữa, việc các nhà sản xuất kiểm soát giá sản phẩm của mình tại các cơ sở bán lẻ sẽ giúp họ tránh thiệt hại do phải bù giá cho Bán lẻ điện máy 37 nhà bán lẻ khác và khoản tiền không bị mất đi này sẽ được sử dụng vào các chương trình giảm giá và các chương trình khuyến mại cho người tiêu dùng cho toàn bộ thương hiệu của họ, từ đó tạo sự cạnh tranh giữa các thương hiệu với nhau. Trên thế giới, hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu đã từng bị coi là hành vi nguy hại và bị cấm tuyệt đối.3 Tuy nhiên, sau đó quan điểm này đã thay đổi do khi đánh giá tác động của hành vi này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh các học giả nhận thấy hành vi này có những tác động tích cực đối với môi trường cạnh tranh. Ấn định giá bán lại tối thiểu có dấu hiệu gây hạn chế cạnh tranh nhưng chỉ diễn ra trong nội bộ của một thương hiệu nào đó (intrabrand competition) và khi người tiêu dùng vẫn có quyền lựa chọn các sản phẩm thay thế khác thì việc hạn chế này không có mấy ý nghĩa tiêu cực. Ngược lại, việc hạn chế giá bán lại tối thiểu của từng mặt hàng riêng rẽ này còn thúc đẩy sự cạnh tranh về giá giữa các thương hiệu (interbrand competition) với nhau. 4 Do vậy, hiện nay pháp luật cạnh tranh một số nước đặc biệt là Hoa Kỳ có xu hướng không coi hành vi ấn định và kiểm soát giá bán lại tối thiểu là nguy hại và không bị cấm tuyệt đối. 1.3. Cơ chế kiểm soát các chương trình khuyến mại Các chương trình khuyến mại của các nhà bán lẻ thực tế là sự phối hợp giữa nhà sản xuất và các nhà bán lẻ. Chương trình này thường do các nhà bán lẻ đề xuất và được các nhà sản xuất hỗ trợ để tăng doanh số bán hàng và giải phóng hàng tồn kho. Trên thực tế, giá trị khuyến mại trên mỗi sản phẩm không quá lớn so với giá trị của sản phẩm đó. Nó chỉ nhằm tạo sự khác biệt nhất định cho sản phẩm đó so với đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian nhất định. 3 Theo phán quyết của Tòa tối cao liên bang của Hoa Kỳ trong vụ án giữa Công ty dược Dr. Miles và Công ty John D. Park & Sons (Dr. Miles Medical Co. v. John D. Park & Sons Co., 220 U.S. 373 (1911)). 4 Theo phán quyết của Tòa tối cao liên bang của Hoa Kỳ trong vụ án giữa Công ty Leegin Creative và Công ty PSKS (Leegin Creative Leather Products, Inc. v. PSKS, Inc., 551 U.S. 877 (2007)). 38 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Thông thường các chương trình khuyến mại trên thị trường điện máy tuân thủ các quy định về xúc tiến thương mại. Mặt khác, do năng lực của các nhà bán lẻ trong cùng một nhóm không khác biệt quá lớn và các nhà sản xuất chỉ nhằm mục tiêu tăng doanh số bán hàng của mình nên không có hiện tượng khuyến mại nhằm hủy diệt đối thủ cạnh tranh. Do vậy, có thể nói thị trường đủ khả năng để tự điều chỉnh và kiểm soát sự hợp lý của các hoạt động khuyến mại của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ mà không cần sự can thiệp của cơ quan quản lý cạnh tranh. 2. Khuyến nghị 2.1. Khuyến nghị về các quy định pháp lý Theo quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004, hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu là một dạng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền (sau đây gọi chung là lạm dụng vị trí thống lĩnh) bị cấm. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Ngoài ra, Điều 11 Luật Cạnh tranh còn quy định nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. Như vậy, theo quy định của Luật Cạnh tranh thì thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ điện máy có khả năng bị coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ, một số mặt hàng điện máy có tính chất khác biệt nhất định so với các sản phẩm khác chỉ được sản xuất hoặc phân phối bởi một số doanh nghiệp nhất định. Như vậy, tổng thị Bán lẻ điện máy 39 phần của các doanh nghiệp này trên thị trường liên quan có thể rơi vào trường hợp doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Khi các doanh nghiệp này ký hợp đồng với các nhà bán lẻ với các điều khoản về bảo hành giá và áp dụng giá bán lẻ tối thiểu thì hành vi này có khả năng cao vi phạm pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, cơ chế bảo hành giá và áp dụng giá bán lẻ tối thiểu không có hại mà ngược lại có những tác động tích cực nhất định đối với thị trường. Do đó, Luật Cạnh tranh nên có những quy định hợp lý hơn đối với hành vi này theo hướng không quy định cứng nhắc hành vi bị cấm gắn với thị phần của doanh nghiệp mà nên quy định theo hướng cho phép đánh giá tính nguy hại của một hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh dựa trên tác động của nó đối với thị trường. Hành vi bị cấm là những hành vi gây hại nhiều hơn những lợi ích mà chúng đem lại cho thị trường. 2.2. Nhóm khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước Để tăng cường tính cạnh tranh cho thị trường bán lẻ điện máy nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động giám sát các hành vi của doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bán lẻ điện máy. Cơ quan quản lý cạnh tranh cần tăng cường tiếp cận thông tin và trao đổi với các doanh nghiệp nói trên để kịp thời phát hiện các hành vi gây nguy hại cho thị trường, đặc biệt là các hành vi hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cạnh tranh cần cập nhật cấu trúc thị trường bán lẻ điện máy để sớm phát hiện những thị trường liên quan có mức độ tập trung cao, dễ dẫn đến hành vi gây hạn chế cạnh tranh và ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. 2.3. Nhóm khuyến nghị đối với doanh nghiệp Xuất phát từ thực tiễn ranh giới giữa hành vi cạnh tranh và hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh tương đối mong manh, để đảm bảo cho thị trường vận hành một cách lành mạnh và tránh các vi phạm 40 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam pháp luật do thiếu kiến thức, các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất, phân phối cần tăng cường hoạt động tập huấn pháp luật cạnh tranh cho các nhân viên của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ điện máy cần tăng cường trao đổi thông tin với cơ quan quản lý cạnh tranh để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. PHẦN B CHỨNG KHOÁN I. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK), đánh dấu sự chính thức ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng ngày, Chính phủ ban hành quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) đặt tại TP.HCM và Hà Nội. TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. TTGDCK Hà Nội chính thức hoạt động vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn, có vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng trở lên), TTGDCK Hà Nội là sàn giao dịch cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên)5. Sau đó, hai trung tâm này được chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM6 (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)7 đều trực thuộc quản lý của UBCKNN. Có thể chia sự phát triển của TTCK Việt Nam thành 3 giai đoạn lớn sau đây: Giai đoạn 2000 - 2005: Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch 5 Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. 6 Theo Quyết định số 559/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/05/2007. 7 Theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 2/1/2009 . 42 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam tại HOSE. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái kém sôi động, trừ năm 2001 khi mà chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571,04 điểm sau 6 tháng đầu năm. Nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index giảm từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, trong khi nhà đầu tư nước ngoài cũng không còn tỷ lệ sở hữu (room) để mua vào8. Ngày 8/3/2005 TTGDCK HN chính thức đi vào hoạt động. Cũng trong năm 2005, khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng) thị trường bắt đầu sôi động hơn9. Trong 5 năm đầu tiên, thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44.600 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 - 2007: Năm 2006 được coi là mốc thời gian mang tính chất phát triển đột phá, tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: HOSE, HNX và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006, thị 8 Theo Quyết định số 136/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/7/2003 tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐT nước ngoài là 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành. 9 Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/9/2005. Chứng khoán 43 trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới và ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khối lượng vốn hoá thị trường tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch HOSE tăng 144%, tại sàn HNX tăng 152,4%. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP), giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 120.000 trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm, còn HNX-Index chạm mốc 459,36 điểm. Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng, tương đương với 980 tỷ đồng. TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán, tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên, năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong giai đoạn này lên đến 492.900 tỷ đồng. Điều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng mà do yếu tố giá cổ phiếu tăng mạnh. Giai đoạn 2008 - 2009: Việc tăng nóng của thị trường trong năm 2007 đã khiến các cơ quan chức năng phải vào cuộc và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế 44 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam định mức tín dụng cho vay chứng khoán. Và cùng với những dấu hiệu bắt đầu xấu đi của nền kinh tế thế giới, thị trường đã bắt đầu giảm điểm liên tục, đặc biệt mức độ suy giảm tăng khá nhanh trong năm 2008 khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào hoàn cảnh thua lỗ nặng và mất dần niềm tin. Đến lúc này, nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ: (1) UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch; (2) SCIC tham gia mua vào cổ phiếu; (3) Ngân hàng thương mại HTM được vận động ngừng giải chấp; (4) Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Chỉ số VN- Index đầu năm là 921,07 điểm giảm xuống còn 315,62 điểm trong phiên giao dịch cuối của năm 2008. Giao dịch cũng như tính thanh khoản của thị trường bị giảm mạnh. Mức vốn hóa thị trường vào cuối năm chiếm khoảng 17,5% GDP năm 2008, trong khi con số này của năm 2007 đạt 40%. Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đã có 04 lần thay đổi biên độ giá trên cả 2 sàn chứng khoán. Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: Cho phép Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ.... Bước sang năm 2009, TTCK Việt Nam có sự hồi phục trở lại. Nhiều doanh nghiệp lớn đã tiến hành niêm yết cổ phiếu như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank giúp tăng nguồn cung trên thị trường. Mức vốn hóa của toàn thị trường tính ở thời điểm đầu tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng (theo số liệu của Bộ Tài chính) tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Số tài khoản cũng tăng thêm 180.000 tài khoản, so với 730.000 tài khoản của năm trước. Tính trong Chứng khoán 45 cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423.299 tỷ đồng với 10.432 triệu cổ phiếu được chuyển giao. Tương tự trên sàn Hà Nội, tổng giá trị giao dịch là 197.524 tỷ với 5.765 triệu đơn vị được chuyển giao. Đến nay, hoạt động của 2 sàn đã có sự phân tách khá rõ rệt. Trong khi Sàn HNX chủ yếu niêm yết trái phiếu lên tới 79,4% giá trị chứng khoán niêm yết, thì tại Sàn HOSE, mặt hàng chủ yếu là cổ phiếu với 87,99%. Biểu đồ 7: Giá trị niêm yết và vốn hóa thị trường qua các năm của sàn HOSE Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Website của SGDCK Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh Bảng 4: Quy mô niêm yết tại sàn HNX 7390 678403 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GT niêm yết GT vốn hóa TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 % thay đổi so với năm 2011 1 Tổng số lượng công ty niêm yết Công ty 393 396 0,76 2 Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết cổ phiếu 7.940.653.800 8.553.626.803 7,72 46 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Nguồn: Website của SGDCK Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh 1.2. Vai trò của các công ty chứng khoán (CTCK) Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, là một bộ phận của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán không giống như thị trường hàng hoá thông thường vì hàng hoá trên thị trường chứng khoán là các loại chứng khoán. Loại hàng hoá này không dễ dàng nhìn nhận đánh giá và chỉ có giá trị, không có giá trị sử dụng. Do đó, giao dịch trên thị trường chứng khoán không trực tiếp do người muốn mua hay muốn bán thực hiện. Việc quy định chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán thông qua môi giới sẽ đảm bảo các chứng khoán được đem giao dịch là những chứng khoán thực và hợp pháp đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, từ đó giúp thị trường hoạt động liên tục, lành mạnh, công bằng và hiệu quả. CTCK là một trong những tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. UBCKNN cấp giấy phép cho CTCK hoạt động trên lĩnh vực chứng khoán có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Như vậy CTCK thực chất là một doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán vớí các lĩnh vực hoạt động chính là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư 3 Số lượng công ty niêm yết mới Công ty 29 14 51,72 4 Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết mới cổ phiếu 248.596.920 132.096.543 46,86 5 Số lượng công ty niêm yết bổ sung Công ty 121 62 48,76 6 Khối lượng cổ phiếu niêm bổ sung cổ phiếu 1.166.756.839 1.002.152.486 14,11 7 Số lượng công ty hủy niêm yết Công ty 3 11 266,67 8 Khối lượng hủy niêm yết cổ phiếu 9.716.960 524.102.724 5293,69 Chứng khoán 47 vấn10. Trên thực tế, một CTCK không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ trên, tùy theo loại hình nghiệp vụ mà CTCK được cấp phép có đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định của loại hình nghiệp vụ đó không. Tuy nhiên, môi giới vẫn được coi là nghiệp vụ cơ bản quan trọng mà hầu hết CTCK nào cũng tham gia. Sự phát triển của CTCK luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nhiều nước trên thế giới xem CTCK là hạt nhân cơ bản của ngành công nghiệp chứng khoán, góp phần thúc đẩy nền tài chính quốc gia phát triển. Cùng với sự hình thành của TTCK Việt Nam, các CTCK cũng lần lượt ra đời. Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, quy mô TTCK còn nhỏ số lượng CTCK chỉ dừng lại ở con số 14 (đến hết năm 2005). Bước sang năm 2006, TTCK phát triển đã làm tăng nhanh chóng số lượng CTCK được cấp phép, lên 55 và cuối năm 2009 là 105. Người dân bắt đầu quen với một kênh đầu tư mới, số lượng công ty niêm yết trên sàn tăng đã làm nảy sinh nhu cầu về sự có mặt của các CTCK bởi vai trò không thể thiếu của nó trong cung cấp các dịch vụ chứng khoán. CTCK đảm nhận 3 vai trò chính trên TTCK như sau: Vai trò làm cầu nối giữa cung - cầu chứng khoán : CTCK là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường sơ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, thường không tự bán chứng khoán của mình mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán. Đó là tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán CTCK với nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch 10 Khoản 1 Điều 60 Luật Chứng khoán năm 2006 48 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Với nghiệp vụ này, CTCK thực hiện vai trò làm cầu nối và kênh dẫn vốn từ nơi có cung đến nơi có cầu. Trên thị trường thứ cấp: CTCK là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại. CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình. Vai trò cung cấp dịch vụ cho TTCK: Công ty chứng khoán với các chức năng và nghiệp vụ của mình, cung cấp các dịch vụ cần thiết góp phần cho TTCK hoạt động ổn định, cụ thể: - Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư: TTCK cũng tương tự như tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch, người mua người bán phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hoá và thoả thuận giá cả. Tuy nhiên, TTCK với những đặc trưng riêng của nó như người mua người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hoá là “vô hình”, vì vậy để cung cầu gặp nhau thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho một giao dịch để phục vụ cho việc thu nhập, phân tích, xử lý thông tin CTCK với lợi thế chuyên môn hoá, trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác và làm trung gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch. - Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư: CTCK thông qua sở giao dịch và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình. Trên thị trường sơ cấp: Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, các CTCK thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý. Chứng khoán 49 Trên thị trường thứ cấp: Tất cả các lệnh mua bán thông qua các CTCK được tập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, CTCK còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ giao dịch chứng khoán. Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, CTCK giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của TTCK. 1.3. Sản phẩm các công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình hoạt động của CTCK: Công ty chuyên kinh doanh chứng khoán: Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán do các công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này: - Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng. - Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hoá cao hơn. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Canada Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán: Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hoá, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro do hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình này, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. 50 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Ở Việt Nam, áp dụng mô hình đa năng một phần, theo đó các ngân hàng muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty trực thuộc, hạch toán độc lập hoặc tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán trong giới hạn được phép. Mô hình này có ưu điểm là hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán khỏi ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, tuy nhiên có hạn chế là công ty chứng khoán gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh. CTCK cung cấp cho khách hàng rất nhiều loại hình sản phẩm. Tùy theo tình hình phát triển của TTCK mà các sản phẩm dịch vụ này cũng đa dạng theo. Với điều kiện của TTCK Việt Nam hiện nay, các CTCK chủ yếu cung cấp các dịch vụ sau: Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: là một hoạt động kinh doanh của CTCK trong đó CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Trong trường hợp khách hàng của CTCK mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CTCK có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký. Phí môi giới thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỉ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: là dịch vụ mà CTCK cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính; chia tách, sáp nhập; hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Chứng khoán 51 Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của CTCK. Tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành): Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho CTCK. Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hoá có chất lượng cao trên thị trường. Khi thực hiện nghiệp vụ này, CTCK phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Tư vấn đầu tư chứng khoán: là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau. Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc có thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích khách hàng có thể gặp gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax để nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành. Nhà tư vấn phải luôn thận trọng khi đưa ra những lời bình luận, những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư, thường có thể trở hành lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thị trường. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: Nhìn chung các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị trường tập trung - việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán - được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên 52 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại sở giao dịch chứng khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại sở giao dịch được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị rách, hỏng, thất lạc chứng chỉ chứng khoán . * Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng * Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. * Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc CTCK ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi lệnh bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTCK. Theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam, các CTCK chỉ được phép thực hiện các nghiệp vụ chính như trên và nghiệp vụ lưu ký chứng khoán. Vai trò của CTCK được thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK. Thông qua các hoạt động này, CTCK đã thật sự tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của TTCK nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. CTCK đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của TTCK. 2. Thị trường liên quan trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 2.1. Thị trường liên quan theo Luật Cạnh tranh Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định rõ thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Còn thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu Chứng khoán 53 vực lân cận. Việc xác định thị trường liên quan được hướng dẫn tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. 2.2. Thị trường sản phẩm liên quan trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán Theo Luật Chứng khoán năm 2006, kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Như vậy, các nghiệp vụ của CTCK đã được tách biệt rất rõ ràng. Trong khuôn khổ nghiên cứu của Báo cáo, chỉ 3 loại hình sản phẩm của CTCK được xem xét, bao gồm môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Mức phí của dịch vụ được tính bằng một tỷ lệ nhất định trên giá trị giao dịch (mua hoặc bán) chứng khoán. 2.2.1. Hoạt động môi giới Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Theo đó, CTCK là tổ chức trung gian nhận và thực hiện lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc các Đại lý nhận lệnh của CTCK trong cả nước. Việc đặt lệnh được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp như đặt lệnh từ xa thông qua điện thoại, fax và đặt lệnh qua internet. Các lệnh mua/bán chứng khoán của CTCK đều đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo Quy trình của sở GDCK/TTGDCK cũng như quy trình giao dịch của công ty. Để triển khai hoạt động hỗ trợ đầu tư cho khách hàng, CTCK có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến thông tin hay tài chính. 2.2.2. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. 54 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam CTCK cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp đến khách hàng cả tổ chức và cá nhân thông qua hệ thống nghiên cứu phân tích đầu tư có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm đầu tư. Từ kết quả hệ thống nghiên cứu phân tích của Phòng Phân tích đầu tư và kết hợp kinh nghiệm thực tế khi theo sát thị trường, các chuyên viên tư vấn đầu tư và cán bộ môi giới của CTCK cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều sản phẩm tư vấn đa dạng, sâu sắc và nhạy bén, đồng thời căn cứ nhu cầu, quy mô vốn đầu tư và mục tiêu đầu tư của từng nhà đầu tư để thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tư vấn đầu tư phù hợp. Với việc thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường, nền kinh tế, hoạt động của các ngành, doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn đầu tư của CTCK cung cấp cho khách hàng những thông tin và khuyến nghị chuyên nghiệp nhằm giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư tối ưu nhất. 2.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: - Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. - Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Với tư cách là tổ chức bảo lãnh phát hành, CTCK sẽ giúp cho tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện các công việc cần thiết của một đợt phát hành, đồng thời đưa ra các cam kết chắc chắn nhằm đảm bảo cho Chứng khoán 55 đợt phát hành chứng khoán được thành công. Mức phí bảo lãnh tùy theo thỏa thuận giữa CTCK và khách hàng. Ngoài ra, trong những trường hợp đợt phát hành không thực hiện theo phương thức bảo lãnh, CTCK có thể đóng vai trò là tổ chức đại lý phân phối chứng khoán. Bên cạnh đó, CTCK tham gia hoạt động đại lý phát hành - đấu giá bán cổ phần. Như vậy các dịch vụ môi giới, tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành là ba thị trường sản phẩm riêng biệt không thể thay thế bởi các nghiệp vụ khác. Dịch vụ môi giới và tư vấn được cung cấp cho các nhà đầu tư chứng khoán (cá nhân hoặc tổ chức) còn đối tượng khách hàng của dịch vụ bảo lãnh phát hành là các tổ chức (công ty hay chính phủ). Về giá cả, áp dụng mức giá riêng cho mỗi dịch vụ (Mức phí môi giới được tính trên giá trị giao dịch, mức phí bảo lãnh hình thành trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên ký kết). Mục đích của mỗi hoạt động là khác nhau nhằm cung cấp cho khách hàng những giá trị nhất định. Tuy nhiên trong điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán chưa được các CTCK chú trọng phát triển. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán vẫn bao hàm trong đó yếu tố tư vấn cho các nhà đầu tư, rất khó để phân định hai nghiệp vụ này một cách rõ rệt. Trong các phần sau của Báo cáo sẽ không xem xét dịch vụ tư vấn đầu tư như một thị trường riêng biệt. Về thị trường địa lý liên quan đối với mỗi loại hình sản phẩm, do các giao dịch chứng khoán có thể được tiến hành từ xa (qua mạng, điện thoại hay tin nhắn...) nên thị trường được hiểu là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi mà các CTCK có địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. 3. Các công ty chứng khoán - Đối thủ cạnh tranh Tính đến hết năm 2009, có 105 CTCK được UBCKNN cấp phép nhưng trên thực tế số lượng CTCK hoạt động chỉ là 99. Các CTCK đến thời điểm này chưa tham gia cung ứng các dịch vụ chứng khoán bao gồm: Công ty CPCK Châu Á; Công ty CPCK VIETTRANIMEX; Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương; Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán VFC; Công ty TNHH Tư vấn đầu tư Chứng khoán TC Capital Việt Nam; Công ty CPCK Gia Anh (bị tạm ngừng giao dịch). Các CTCK hoạt động dưới 2 hình thức: Công ty cổ phần và Công ty 56 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam TNHH. Mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng, với 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng11. Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày càng được nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008 (mức vốn trung bình của một công ty là 237 tỷ). Nếu xét theo quy mô vốn điều lệ, có thể phân loại các CTCK theo các mức dưới 100 tỷ, từ 100 tỷ đến dưới 300 tỷ và từ 300 tỷ trở lên. Điều này tương ứng với việc, các CTCK có đủ vốn điều lệ để được UBCKNN cấp phép thực hiện hai, ba hay tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Các CTCK đang hoạt động đều cung ứng 2 dịch vụ cơ bản đó là môi giới và tư vấn đầu tư. Riêng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chỉ có khoảng hơn 30 CTCK đăng kí hoạt động. Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, sau 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam mới cho phép thành lập công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào ngành kinh doanh chứng khoán dưới hình thức văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% 12 . Do đó, trên thị trường chứng khoán Việt Nam các CTCK bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số công ty có đối tác nước ngoài nắm giữ cổ phần lớn như: Morgan Stanley Hướng Việt, Mirae Asset, Thành Công, Kenanga Việt Nam, Nhấp&Gọi Tuy nhiên, nhiều CTCK nước ngoài cũng đã bắt đầu đến Việt Nam bằng việc thành lập các văn phòng đại diện, xây dựng vốn kinh nghiệm và nắm bắt thị trường để sẵn sàng nhập cuộc ngay một khi rào cản được xóa bỏ. Hoạt động của các CTCK có vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm thị trường sôi động hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia ngày càng nhiều của các CTCK nước ngoài với vai trò là định chế trung gian trên thị 11 Theo website của UBCKNN www.ssc.gov.vn 12 Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chứng khoán 57 trường cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Đồng thời tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các CTCK trong nước. Sức ép cạnh tranh lớn hơn buộc các CTCK trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo lợi thế với các công ty nước ngoài. Cùng với sự phát triển của TTCK, các ngân hàng thương mại cũng thành lập các CTCK để tham gia vào hoạt động tài chính này. Số lượng các CTCK có ngân hàng hay tổ chức tài chính đứng sau là khá lớn, khoảng hơn 20 công ty. Các CTCK này có quy mô vốn lớn (chiếm 8/12 công ty có vốn 500 tỷ trở lên, đứng đầu là Công ty TNHH chứng khoán ACB với số vốn lên tới 1.500). Ưu thế lớn nhất của các ngân hàng là vốn, cho phép các CTCK trực thuộc hỗ trợ nhà đầu tư mạnh về tài chính khi tham gia giao dịch chứng khoán, hơn nữa cũng có sẵn một lượng lớn khách hàng luôn tin tưởng vào uy tín và bề dày hoạt động của ngân hàng. Các CTCK như Sài Gòn hay Bảo Việt đều có các cổ đông lớn là các tập đoàn tài chính lớn trong và ngoài nước. Ngân hàng ANZ của New Zealand và Tập đoàn tài chính Daiwa Securities lần lượt chiếm 18% và 10,84% cổ phần của CTCK Sài Gòn hay như CTCK Bảo Việt có cổ đông chiến lược là Tập đoàn tài chính Bảo hiểm Bảo Việt (60,11% cổ phần). Đối với các ngành dịch vụ nói chung, vốn không phải là yếu tố quyết định năng lực của một doanh nghiệp nhưng đối với kinh doanh chứng khoán thì khả năng tài chính của một công ty sẽ mang lại nhiều lợi thế trong hoạt động cạnh tranh như đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, đội ngũ nhân lực và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư. 4. Mức độ liên kết và tập trung trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán 4.1. Thị phần và cách tính thị phần Theo khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, “Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh 58 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm”. Theo đó, công thức để tính thị phần (của doanh nghiệp t) cụ thể là: Trong đó: MS (Market Share): thị phần Ri: Doanh thu thuần Đây là một phép tính đơn giản có thể thực hiện một cách dễ dàng khi có đầy đủ số liệu. Vấn đề then chốt, là việc xác định thị trường liên quan một cách chính xác và hợp lý. Số liệu về doanh thu của các CTCK được thu thập dựa trên Báo cáo tài chính mà các công ty gửi lên UBCKNN. Theo đó, doanh thu của CTCK cũng được phân thành các mảng hoạt động chính (môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành), còn về hoạt động tư vấn đầu tư hầu hết các CTCK không có doanh thu (do nghiệp vụ này chưa phát triển chuyên sâu và được lồng ghép vào hoạt động môi giới). Theo cách xác định thị trường liên quan và thị phần ở trên đã đưa ra, thị phần trong từng lĩnh vực hoạt động của CTCK sẽ có thể tính toán được cụ thể. Tuy nhiên, số liệu về doanh thu của các CTCK không được công bố đầy đủ (có những công ty không công bố báo cáo tài chính, trong báo cáo tài chính không phân rõ doanh thu đối với từng nghiệp vụ) nên việc tính doanh thu của toàn thị trường không thể thực hiện được. Thị phần môi giới dựa trên giá trị giao dịch mà SGDCK Tp.HCM và Hà Nội cung cấp. Đối với sàn HOSE, dựa trên các số liệu được SGDCK Tp.HCM cung cấp, thị phần trong lĩnh vực môi giới chứng khoán của 10 công ty đứng đầu giai đoạn 2009 - 2012 như sau: Chứng khoán 59 Biểu đồ 8: Thị phần các công ty chứng khoán trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh Năm 2009 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2012 MBS, 9.13 SSI, 8.26 SBS, 7.77 HSC, 5.63 ACBS, 4.37 FPTS, 3.84 KEVS, 3.4 BVSC, 3.37 VCBS, 2.9 VIS, 2.59 Khác, 48.74 SSI, 12.25 HSC, 8.5 SBS, 6.05 VCS, 5.92 ACBS, 5.36 KEVS, 5.09 SEAS, 3.65 MBS, 3.13 FPTS, 2.94 BVSC, 2.66 Khác, 44.45 MBS, 10,04 SSI, 8.94 HSC, 7.02 SBS, 6.02 ACBS, 4.21 FPTS, 4.16 VNDS, 2.86 BVSC, 2.49 KEVS, 2.32 HBS, 2.08 Khác, 49.86 HSC, 11.77 SSI, 9.97 ACBS, 7.92 MBKE, 5.21 VCSC, 4.47 VDSC, 4.41 MBS, 3.81 VNDS, 3.42 FPTS, 3.37 PNS, 3.18 Khác , 42.47 60 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Biểu đồ 9: Thị phần các công ty chứng khoán trên sàn HNX giai đoạn 2009 - 2012 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 MBS, 7.44 SSI, 4.74 FPTS, 4.44 ACBS, 4.28 SBS, 3.88 HSC, 3.63 VCBS, 3.36 VNDS, 3.18 ROSE, 3.08 ABS, 2.96 Khác, 59.02 MBS, 11.98 VNDS, 5.15 HSC, 4.73 FPTS, 4.6 SBS, 4.14 SSI, 4 APS, 2.84 ACBS, 2.76 HBS, 2.6 ABS, 2.49 Khác, 54.72 MBS 7% VNDS 7% HSC 6% HBS 6% ACBS 4% FPTS 4% SSI 4% KEVS 4% GBVS 3% BVSC 2% Khác 53% HSC, 8.42 VNDS, 7.33 ACBS, 5.51 MBKE, 5.13 MBS, 4.81 SSI, 4.45 BVSC, 4.1 DAS, 4.08 FPTS, 4.06 GBVS, 3.77 Khác , 48.35 Chứng khoán 61 Số liệu trên cho thấy danh sách các CTCK đứng đầu giai đoạn 2009 - 2012 có sự thay đổi đáng kể qua các năm, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Quân đội (trước đây là chứng khoán Thăng Long) không giữ được vị trí dẫn đầu trên thị trường, năm 2012 Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã vươn lên dẫn đầu thị trường. Điều này cho thấy thị phần của các công ty chứng khoán đã có sự biến động khá nhiều do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, cũng như sự suy giảm và mất lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường. Bên cạnh đó, thị phần của các công ty trong nhóm đầu đang có xu hướng giảm xuống và thị phần khá phân tán. Ngay cả công ty dẫn đầu thị trường năm 2012 cũng chỉ chiếm thị phần 11,77% trên sàn HOSE và 8,42% trên sàn HNX. Điều này cho thấy, thị trường chứng khoán hiện nay khá cạnh tranh và không tồn tại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. 4.2. Công ty/nhóm công ty chứng khoán có vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường Điều 11 Luật Cạnh tranh quy định về doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau: “1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. 2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.” 62 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Dựa trên các con số về thị phần đã được tính toán đối với sàn HOSE có thể thấy rằng, hiện nay (2009) không có một doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp nào giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường với tiêu chí như trên. Riêng đối với sàn HNX do không đủ số liệu để tính toán thị phần chung nên không thể đưa ra kết luận. Yếu tố “có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” được quy định tại Điều 22 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh như sau: “Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một số căn cứ chủ yếu sau đây: 1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp. 2. Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp. 3. Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp. 4. Năng lực tài chính của công ty mẹ. 5. Năng lực công nghệ. 6. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 7. Quy mô của mạng lưới phân phối. ” Việc phân tích các căn cứ trên sẽ được nêu rõ ở mục III. Nhưng xét chung đối với lĩnh vực môi giới chứng khoán thì không có CTCK nào có khả năng nắm giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. 4.3. Mức độ tập trung kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán qua một số chỉ số Tại hầu hết các quốc gia có pháp luật về cạnh tranh, mức độ tập trung của một ngành được cơ quan quản lý cạnh tranh sử dụng như một chỉ số xác định quy mô tương đối của các doanh nghiệp quan hệ Chứng khoán 63 với toàn bộ các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Các chỉ số này cũng có thể giúp xác định dạng cấu trúc thị trường của ngành. Các chỉ số tập trung thường được sử dụng nhất là tỷ lệ tập trung mức 3 hoặc 5 doanh nghiệp (CR3 và CR5 - viết tắt từ thuật ngữ Concentration Ratio), và chỉ số HHI (Hirschman - Herfindahl Index). Cách thức xác định các chỉ số này như sau: 1 n i i i CR S   Trong đó, Si là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành; n = 3 hoặc 5 tùy trường hợp cần xác định CR3 hay CR5. Ví dụ, CR3 = 70% hàm ý rằng 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường đã chiếm tới 70% thị phần. Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau: - Cạnh tranh hoàn hảo, với tỷ lệ tập trung rất nhỏ. - Cạnh tranh một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình. - Độc quyền nhóm hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 > 65%, mức độ tập trung cao. - Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%. Đối với chỉ số HHI, một số cơ quan quản lý cạnh tranh trên thế giới thường phân loại các thị trường theo cơ sở sau: HHI < 1.000: Thị trường không mang tính tập trung 1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải HHI > 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao Áp dụng việc phân tích nói trên, các chỉ số CR3, CR5 trong lĩnh vực môi giới chứng khoán tại Việt Nam như sau: 64 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Biểu đồ 10: Chỉ số CR3, CR5 trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán Biểu đồ 11: Chỉ số CR3, CR5 trên sàn HNX giai đoạn 2009 - 2012 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2009 2010 2011 2012 25.16 26 26.8 29.66 35.16 39.34 CR3 CR4 CR5 0 5 10 15 20 25 30 35 2009 2010 2011 2012 16.62 21.86 20 21.26 24.78 30.6 30 31.2 CR3 CR4 CR5 Chứng khoán 65 Sơ đồ nói trên cho thấy mức độ tập trung trong lĩnh vực môi giới chứng khoán đang có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2009 chỉ số CR5 ở mức 24,78 % thì đến nay đã giảm gần một nửa chỉ còn 31,2%, ở mức trung bình. Tóm lại, các phân tích trên cho thấy, nhìn chung lĩnh vực môi giới chứng khoán có cấu trúc thị trường khá cạnh tranh, với nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ và không có doanh nghiệp nào được coi là có vị trí thống lĩnh, mức độ tập trung không cao. Xét chỉ số HHI, biểu đồ 6 khẳng định lại rằng mức độ tập trung trên thị trường môi giới chứng khoán ở cả hai sàn HOSE và HNX là không cao. Biểu đồ 12: Chỉ số HHI trên sàn HOSE giai đoạn 2009 - 2012 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 2009 2010 2011 2012 515.5318 614.9151 66 Đánh giá cạnh tranh trong một số ngành dịch vụ của Việt Nam Biểu đồ 13: Chỉ số HHI trên sàn HNX giai đoạn 2009 – 2012 Nguồn: Cục QLCT tổng hợp và tính toán 5. Sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường Quá trình gia nhập thị trường Để có thể gia nhập và hoạt động trên thị trường chứng khoán, các CTCK nói chung đều phải hoàn thành thủ tục gồm 3 bước sau: Bước 1. Xin giấy phép thành lập và hoạt động từ UBCKNN Các điều kiện để được cấp giấy phép được quy định trong Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản có liên quan (sẽ được trình bày chi tiết ở mục II). UBCKNN sẽ thẩm định các yếu tố này và có văn bản trả lời trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ xin cấp phép. Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, tổ chức xin cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán phải hoàn tất việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị đủ người hành nghề chứng khoán. Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến vốn đóng góp và cơ cấu cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động kể từ khi chấp thuận nguyên tắc cho đến khi chính thức đi vào hoạt động, việc chấp thuận nguyên tắc coi như bị hủy bỏ. Các CTCK phải triển khai hoạt động trong vòng 1 0 50 100 150 200 250 300 350

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanhgiacanhtrongtrongmotsonganhdichvucuavietnam_pdf_1_7684_2154843.pdf
Tài liệu liên quan