Đánh giá các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ

Tài liệu Đánh giá các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 107 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LỰA CHỌN GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ Nguyễn Văn Chinh*, Lê Kim Nguyên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giảm cơn đau chuyển dạ được xem là phương pháp hỗ trợ hàng đầu trong quá trình sinh, tuy nhiên nó chưa được sản phụ ưu tiên lựa chọn do nhiều lý do. Mục tiêu: Xác định các nguồn thông tin chính về giảm đau trong chuyển dạ mà sản phụ được tiếp cận và các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn của sản phụ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, đối tượng nghiên cứu là phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ (BVPSTP) Cần Thơ từ tháng 2-6/2018. Kết quả: 385 sản phụ hoàn thành phỏng vấn, trong đó 42 sản phụ đã lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ. Đa số sản phụ tiếp cận thông tin từ bác sĩ, gia đình/ bạn bè và internet. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn giảm đau là sản phụ biết đến kỹ thuật trước khi nhập v...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 107 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LỰA CHỌN GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ Nguyễn Văn Chinh*, Lê Kim Nguyên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Giảm cơn đau chuyển dạ được xem là phương pháp hỗ trợ hàng đầu trong quá trình sinh, tuy nhiên nó chưa được sản phụ ưu tiên lựa chọn do nhiều lý do. Mục tiêu: Xác định các nguồn thông tin chính về giảm đau trong chuyển dạ mà sản phụ được tiếp cận và các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn của sản phụ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, đối tượng nghiên cứu là phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ (BVPSTP) Cần Thơ từ tháng 2-6/2018. Kết quả: 385 sản phụ hoàn thành phỏng vấn, trong đó 42 sản phụ đã lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ. Đa số sản phụ tiếp cận thông tin từ bác sĩ, gia đình/ bạn bè và internet. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn giảm đau là sản phụ biết đến kỹ thuật trước khi nhập viện, mong muốn của chính sản phụ và mong muốn của chồng. Kết luận: Việc tiếp cận và lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ chưa phổ biến. Sự kết hợp mong muốn của chồng và các yếu tố khác là quan trọng khi tư vấn phụ nữ mang thai đưa ra quyết định giảm đau. Từ khóa: giảm đau ngoài màng cứng, giảm đau sản khoa, chuyển dạ, thông tin y tế ABSTRACT EVALUATION THE FACTORS ASSOCIATED WITH A WOMAN’S CHOICE TO RELIEF PAIN IN LABOR Nguyen Van Chinh, Le Kim Nguyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 107 - 112 Background: Pain relief during labor is considered a leading method of delivery, but it has not been the preferred choice for many reasons. Objectives: Identify the main sources of information on labor pain relief methods and factors related to the choice of women. Materials and method: A cross-sectional study, postpartum women Can Tho Gynecology Obstetrics Hospital from February 2018 to June 2018. Results: 385 postpartum women answer the questionnaire, including 42 women choose analgesia during labor. Doctors, family/friends and the internet are the main sources of information. The main factors affecting the choice of pain relief are women who knew the technique before admission, the desire of her own and the desire of the husband. Conclusion: Approach and selection of pain relief during labor are not common. The combination of husband's desire and other factors is important when counseling pregnant women to make decisions about pain relief during labor. Key words: epidural Analgesia, pain relief in labor, obstetric analgesia, medical information *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Đại học Y Dược Cần Thơ Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0903885497 Email: chinhnghiem2006@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 108 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau trong quá trình chuyển dạ là một trải nghiệm vô cùng khó khăn, nhiều sản phụ cảm thấy sợ hãi và không muốn sinh ngã âm đạo(13). Sợ đau khi sinh con được chứng minh là làm tăng tỷ lệ sinh mổ chủ động(12). Đau trong chuyển dạ được nhiều chuyên gia đánh giá mức độ đau lớn hơn gãy xương cánh tay và ung thư(8), nhiều bằng chứng chỉ ra rằng giảm đi cơn đau do chuyển dạ có liên quan đến việc làm giảm tỷ lệ trầm cảm và đau dai dẳng sau sinh(1,5). Kỹ thuật giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng được áp dụng trong chuyển dạ lần đầu ở nước ta năm 1988. Tùy theo văn hóa, sắc tộc, tín ngưỡng mà việc chấp nhận phương pháp giảm đau cũng rất khác nhau(9). Các nguồn cung cấp thông tin về giảm đau trong chuyển dạ chưa được chú trọng, nhiều phụ nữ mang thai nước ta vẫn lựa chọn việc sinh mổ chủ động, hoặc sinh thường mà không cần đến giảm đau. Trong nước có nhiều nghiên cứu về vấn đề gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm đau trong chuyển dạ, đa phần đánh giá hiệu quả và lợi ích của phương pháp, trong khi chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về vấn đề liên quan đến sự lựa chọn của sản phụ. Với mong muốn tìm ra các yếu tố tác động đến sự lựa chọn giảm đau của các sản phụ, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Thành phố (TP) Cần Thơ năm 2018 với mục tiêu. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các nguồn thông tin chính về phương pháp giảm đau trong chuyển dạ mà sản phụ được tiếp cận. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự lựa chọn phương pháp giảm đau trong chuyển dạ của sản phụ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản TP. Cần Thơ từ tháng 02-06/2018. Tiêu chí chọn Sản phụ sau sinh thường và sinh mổ mà thời điểm nhập viện không có chống chỉ định theo dõi sinh ngả âm đạo Tiêu chí loại trừ Dưới 18 tuổi, thai chết lưu, thai dị tật, có chống chỉ định sanh ngả âm đạo, có xảy ra tai biến nghiêm trọng trên mẹ và thai nhi (vỡ tử cung, cắt tử cung, thai nhi tử vong), không có khả năng tư duy để hiểu và trả lời và không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu Được tính dựa vào công thức ước lượng một tỷ lệ, chọn p=0,5 để đạt cỡ mẫu lớn nhất. Do đó cỡ mẫu là 385. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện Nội dung nghiên cứu Sản phụ sau sinh được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Nội dung gồm: đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử sản khoa, nơi khám thai, giảm đau lần sinh trước, nguồn cung cấp thông tin, lý do muốn hoặc không muốn giảm đau trước khi nhập viện và lý do lựa chọn hoặc không lựa chọn phương pháp giảm đau trong chuyển dạ. Số liệu được nhập và phân tích Bằng phần mềm SPSS 18.0. KẾT QUẢ Tổng cộng 385 sản phụ sau sanh đã hoàn thành bộ câu hỏi. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi: nhóm tuổi từ 18-35 chiếm 90,9%. Nghề nghiệp: nội trợ và công nhân viên chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 40,5% và 38,2%. Trình độ học vấn: THCS trở lên chiếm 92,7%. Số lần sinh: Có 157 (40,8%) sản phụ mang thai lần 2 trở lên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 109 Giảm đau trong lần sinh trước: trong các sản phụ mang thai lần 2 trở lên, chỉ có 6 (3,8%) sản phụ đã từng được giảm đau trong lần sinh trước. Các nguồn thông tin chính mà sản phụ được tiếp cận Có 244 (63,4%) sản phụ có biết về phương pháp giảm đau trong chuyển dạ, trong đó: Thông tin được cung cấp từ BS, gia đình/bạn bè và internet chiếm tỷ lệ đáng kể với tỷ lệ lần lượt là 40,6%, 32,4% và 22,5% (Hình 1). Hình 1. Các nguồn thông tin về giảm đau sản phụ được tiếp cận Các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ Bảng 1. Liên quan của tuổi và học vấn với lựa chọn giảm đau Đặc điểm Có giảm đau n (%) Không giảm đau n (%) P  2 /Fisher(*) Tuổi 18 – 35 42 (12) 308 (88) 0,022* >35 0 (0) 35 (100) Học vấn THCS trở xuống 14 (6,3) 208 (93,7) 0,001 THPT trở lên 28 (17,2) 135 (82,8) Tổng 42 343 Có mối liên quan giữa tuổi 18-35 với sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ với p <0,05. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn từ THPT trở lên với sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ với p<0,05 (Bảng 1). Có mối liên quan giữa có biết về giảm đau trước khi nhập viện với sự lựa chọn với p <0,05 (Bảng 2). Có mối liên quan giữa đã được giảm đau ở lần sinh trước với lựa chọn giảm đau trong lần sinh này với p <0,05 (Bảng 3). Bảng 2. Liên qu an của biết đến kỹ thuật trước đây với lựa chọn giảm đau Đặc điểm Có giảm đau n (%) Không giảm đau n (%) p Biết về giảm đau chuyển dạ trước khi nhập viện Có 36 (14,8) 208 (85,2) 0,001 Không 6 (4,3) 135 (95,7) Tổng 42 343 Bảng 3. Liên quan của giảm đau lần sinh trước với lựa chọn giảm đau Đặc điểm Có giảm đau n (%) Không giảm đau n (%) p (Fisher) Giảm đau lần sinh trước Có 3 (50) 3 (50) 0,004* Không 12 (7,9) 139 (92,1) Tổng 15 169 Bảng 4. Liên quan giữa nguồn thông tin với lựa chọn giảm đau Đặc điểm Có giảm đau n (%) Không giảm đau n (%) p Nguồn cung cấp thông tin Không biết 6 (4,3) 135(95,7) <0,001 Bác sĩ 24 (24,2) 75 (75,8) Gia đình/bạn bè 3 (3,8) 76 (96,2) Internet 4 (7,3) 51 (92,7) Nguồn khác 5 (45,5) 6 (54,5) Tổng 42 343 Có mối liên quan giữa nguồn cung cấp thông tin với lựa chọn giảm đau với p <0,001 (Bảng 4). Bảng 5. Liên quan giữa mong muốn của sản phụ, chồng và gia đình với lựa chọn giảm đau Đặc điểm Có giảm đaun (%) Không giảm đau n (%) p Mong muốn của sản phụ Có 36 (13,8) 225 (86,2) 0,008 Không 6 (4,8) 118 (95,2) Mong muốn của chồng Đồng ý 40 (60,6) 26 (39,4) <0,001 Không đồng ý 2 (0,6) 317 (99,4) Mong muốn của gia đình Đồng ý 42 (12,5) 293 (87,5) 0,008 Không đồng ý 0 (0) 50 (100) Tổng 42 343 Có mối liên quan giữa mong muốn của sản phụ với lựa chọn giảm đau với p <0,05. Có mối liên quan giữa sự đồng ý của chồng và gia đình với lựa chọn giảm đau trong với p lần lượt là p <0,001 và p <0,05(Bảng 5). Biết kỹ thuật giảm đau trước khi nhập viện, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 110 mong muốn của sản phụ và sự đồng ý của chồng được xác định có liên quan chặt chẽ với sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ (Bảng 6). Bảng 6. Các yếu tố liên quan độc lập với sự lựa chọn giảm đau Biến số OR KTC 95% p Mô hình 1 – mô hình phù hợp nhất Sự đồng ý của chồng 219 43,5-1102,8 <0,001 Mô hình 2 Biết kỹ thuật trước khi nhập viện 11,6 3,6-37,0 <0,001 Mong muốn của sản phụ 5,8 2,2-15,0 <0,001 Trước nhập viện, sản phụ mong muốn giảm đau với lý do đáng kể nhất là kiểm soát đau (70,5%), được khuyến khích bởi thành viên trong gia đình/bạn bè (16,9%), 5% được BS khuyến khích. Sau nhập viện, lý do chính muốn giảm đau là kiểm soát đau (71,4%), tiếp theo là được BS khuyến khích (16,7%), các lý do còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp (Hình 2). Trước nhập viện, sản phụ không muốn giảm đau với 2 lý do lớn nhất là chi phí cao (46,0%) và sợ nguy cơ cho bản thân (35,5%), chỉ có 5,6% do mong muốn sanh con tự nhiên. Sau nhập viện, mong muốn được sinh con tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%), tiếp theo là những nguy cơ có thể xảy ra cho bản thân (19,2%), chỉ có 1,2% sản phụ lo ngại về chi phí phải chi trả cho kỹ thuật (Hình 3). Hình 2. Các lý do dẫn đến sản phụ mong muốn giảm đau trước nhập viện và lựa chọn giảm đau sau khi nhập viện Hình 3. Các lý do sản phụ không muốn giảm đau trước nhập viện và không lựa chọn giảm đau sau khi nhập viện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 111 BÀN LUẬN Các nguồn thông tin mà sản phụ được tiếp nhận Các nguồn cung cấp thông tin cho sản phụ về giảm đau trong chuyển dạ rất đa dạng nhưng nhìn chung còn thấp và chưa mang tính hệ thống. Các lớp học tiền sản tại cơ sở nghiên cứu được tổ chức mỗi tháng một lần nhưng không có sản phụ nào trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đã tham gia, có thể ước đoán rằng cách thức truyền tải thông tin về phương pháp giảm đau trong các lớp tiền sản dường như chưa đủ hoặc không hiệu quả, đa số các phụ nữ phụ thuộc vào bác sĩ để nhận thông tin. So với các nguồn khác, thì bác sĩ được xem là kênh thông tin có giá trị, chính xác và đáng tin cậy, nhưng ghi nhận của chúng tôi (40,6%) thấp hơn nghiên cứu của Ezeonu (79,3%)(2). Trong khi đó nguồn thông tin từ gia đình/bạn bè chiếm tỷ lệ xấp xỉ với bác sĩ nhưng thông tin được mang lại thường mang tính chủ quan và bị ảnh hưởng bởi thái độ của người cung cấp. Kênh thông tin từ internet là công cụ truyền tải chủ động và đơn giản nhưng còn hạn chế, chỉ 22,5%, điều này chưa nhấn mạnh được vai trò tiềm năng của nó trong việc cung cấp thông tin. Các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ Với phân tích đơn biến, chúng tôi tìm ra tuổi và học vấn có liên quan đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ. Các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến giảm đau là rất đa dạng, như kết quả nghiên cứu của Jennifer là học vấn và loại hình bảo hiểm(4); của Hueston là tuổi, con so, dân tộc và bảo hiểm tư nhân; của Leray là nghề nghiệp, sống cùng với chồng(6). Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ở một đơn vị thai sản có sẵn dịch vụ giảm đau với chi phí không được bảo hiểm chi trả, vì thế, một số yếu tố dự đoán tiềm năng như tình trạng kinh tế hay bảo hiểm không được xác định có mối liên quan với việc quyết định giảm đau của sản phụ. Tuổi Nhóm tuổi từ 18-35 có liên quan đến sự lựa chọn với p=0,002, đây là độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất, sẵn sàng nhất về tâm lý lẫn sinh lý của người phụ nữ, khả năng chấp nhận phương pháp mới cũng cao hơn. Học vấn Nhóm sản phụ có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ lựa chọn giảm đau cao hơn có ý nghĩa thống kê (p=0,001), điều này phù hợp với nghiên cứu của Sheiner với p <0,001(13) và Orejuela với p <0,05(10). Biết đến kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ trước khi nhập viện Nghiên cứu của Goldberg(3) đã khẳng định: những người đã có kế hoạch giảm đau trong giai đoạn mang thai sẽ làm tăng khả năng chấp nhận giảm đau khi chuyển dạ. Vì thế khi sản phụ đã từng biết đến hoặc đã từng tìm hiểu về giảm đau có liên quan đến việc lựa chọn giảm đau cho cuộc sinh của mình. Giảm đau trong lần sinh trước Chỉ 3,8% sản phụ con rạ trong nghiên cứu của chúng tôi được giảm đau trong lần sinh trước đây, thấp hơn so với nghiên cứu của Nabukenya thực hiện ở Uganda - một nước thu nhập thấp ở Châu Phi(7) (12,1%). Tuy vậy điều đáng khích lệ là có 50% sản phụ đã giảm đau ở lần sinh trước tiếp tục yêu cầu giảm đau trong lần sinh này, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Harkins J (81%) với p=0,001(4). Có thể nói rằng trải nghiệm sinh con trước đây có ảnh hưởng tích cực đến những lần sinh con sau này. Mong muốn của chính sản phụ Tỷ lệ sản phụ muốn giảm đau trước khi nhập viện là 67%, thấp hơn so với hầu hết các nghiên cứu, như 88% theo ghi nhận của Mary(8), 80,6% theo nghiên cứu của Ezeonu(2) và 79% theo ghi nhận của Palot(11), sự chênh lệch này có thể do cách nhìn nhận của mỗi cá nhân và môi trường sống, cũng có thể do sản phụ không biết rằng có thể làm giảm đi cơn đau chuyển dạ. Mong muốn của sản phụ được xác định có mối liên quan với sự chấp nhận giảm đau trong chuyển dạ (p=0,008), tuy nhiên, với 86,2% sản Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 112 phụ có mong muốn trước đó đã không chọn giảm đau cho cuộc sinh của mình cho thấy vẫn còn nhiều lý do ảnh hưởng đến quyết định của sản phụ. Mong muốn của chồng/ gia đình Trong số những sản phụ đã được giảm đau có 95,2% được sự ủng hộ của chồng, điều này đã chứng minh rõ ràng tầm quan trọng của chồng trong việc quyết định cuối cùng của sản phụ. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của J Harkins được tiến hành ở Hoa Kỳ (61%) (p <0,001)(4). Trong khi đó, ý kiến của những người khác trong gia đình có khuynh hướng cùng chiều với ý muốn của sản phụ. Trong mô hình hồi quy đa biến, chỉ có ý muốn của chồng là yếu tố duy nhất có mối liên quan chặt chẽ (p <0,001, OR=219; KTC 95% 43,5- 1192,8). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Harkins J (p <0,001, KTC 95% 5,2-122,0)(4). KẾT LUẬN Các nguồn chính cung cấp thông tin về giảm đau: thông tin được cung cấp từ BS, gia đình/ bạn bè và internet chiếm tỷ lệ đáng kể với tỷ lệ lần lượt là 40,6%, 32,4% và 22,5%. Các yếu tố liên quan đến sự lựa chọn: tuổi, học vấn, nguồn thông tin, có biết về kỹ thuật trước khi nhập viện, đã được giảm đau ở lần sinh trước, mong muốn của bản thân sản phụ, mong muốn của chồng, mong muốn của gia đình (với p <0,05). Trong mô hình hồi quy, mong muốn của người chồng, biết về kỹ thuật trước khi nhập viện và mong muốn của chính sản phụ có liên quan chặt chẽ đến sự lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ. Việc lựa chọn giảm đau trong chuyển dạ chưa phổ biến, hầu hết các sản phụ chưa được tiếp cận nhiều các thông tin về các phương pháp giảm đau trong chuyển dạ. Cần có các biện pháp nhằm phổ biến rộng rãi hơn các thông tin về phương pháp giảm đau trong chuyển dạ, thông qua internet, các lớp tiền sản, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của người chồng trong việc giúp sản phụ đưa ra quyết định tốt nhất cho cuộc sinh của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ding T, et al (2014). "Epidural labor analgesia is associated with a decreased risk of postpartum depression: a prospective cohort study". Anesth Analg, 119(2):383-92. 2. Ezeonu PO, et al (2017). "Perceptions and practice of epidural analgesia among women attending antenatal clinic in FETHA". Int J Womens Health, 9:905-11. 3. Goldberg AB, Cohen A, Lieberman E (1999). "Nulliparas' preferences for epidural analgesia: their effects on actual use in labor". Birth, 26(3):139-43. 4. Harkins J, et al (2010). "Survey of the Factors Associated with a Woman's Choice to Have an Epidural for Labor Analgesia". Anesthesiology Research and Practice, 5. Howell CJ, Dean T, Lucking L, et al (2002). "Randomised study of long term outcome after epidural versus non-epidural analgesia during labour". British Medical Journal, 325(7360):357. 6. Le Ray C, Palot M, et al (2008). "Factors associated with the choice of delivery without epidural analgesia in women at low risk in France". Birth, 35(3):171-8. 7. Nabukenya MT, Kintu A, Wabule A, et al (2015). "Knowledge, attitudes and use of labour analgesia among women at a low- income country antenatal clinic". BMC Anesthesiology, 15:98. 8. Nguyễn Duy Tài (2011). "Gây tê Sản khoa", Sản Phụ Khoa - Những điều cần biết. NXB Y học TP Hồ Chí Minh, pp.410-419. 9. Ogboli NE, Adaji S, Bature S, et al (2011). "Pain relief in labor: a survey of awareness, attitude, and practice of health care providers in Zaria, Nigeria". Journal of Pain Research, 4:227-32. 10. Orejuela FJ, Garcia T, Green C, et al (2012). "Exploring factors influencing patient request for epidural analgesia on admission to labor and delivery in a predominantly Latino population". Journal of Immigrant and Minority Health, 14(2):287-291. 11. Palot M, Leymarie F, Jolly DH, et al (2006). "Request of epidural analgesia by women and obstetrical teams in four French areas. Part II: Management of epidural analgesia". Ann Fr Anesth Reanim, 25(6):569-76. 12. Ryding EL, Lukasse M, et al (2015). "Fear of Childbirth and Risk of Cesarean Delivery: A Cohort Study in Six European Countries". Birth, 42(1):48-55. 13. Safari-Moradabadi A, et al (2018). "Factors involved in selecting the birth type among primiparous women". J Educ Health Promot, 7:55. 14. Sheiner E, Sheiner EK, et al (2000). "Predictors of recommendation and acceptance of intrapartum epidural analgesia". Anesth Analg, 90(1):109-13. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cac_yeu_to_lien_quan_4204_2211976.pdf
Tài liệu liên quan