Đánh giá các loại thức ăn cho cá chạch đồng (misgurnus anguillicaudatus) trong ruộng lúa tại tỉnh Phú Thọ

Tài liệu Đánh giá các loại thức ăn cho cá chạch đồng (misgurnus anguillicaudatus) trong ruộng lúa tại tỉnh Phú Thọ: 94 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Hiện nay, khi hiện tượng người dân bỏ ruộng ngày một nhiều do hiệu quả trồng lúa thấp, việc chuyển đổi hình thức canh tác và tìm đối tượng canh tác mới là hướng đi đúng giúp nâng cao hiệu quả canh tác và khuyến khích người dân� Mô hình nuôi cá kết hợp với trồng lúa đang là một hướng đi mang tính bền vững giúp tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích� Lợi ích mang lại từ mô hình giúp cho việc giảm sâu bệnh hại lúa, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho môi trường, giảm chi phí thức ăn từ việc nuôi cá� Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp giảm được chi phí làm cỏ, chi phí thuốc Đánh giá các loại thức ăn cho cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) TRONG RUỘNG LÚA TẠI TỈNH PHÚ THỌ Phan Thị yến, Đỗ Thị Phương Thảo Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định được loại thức ăn phù hợp nhất cho cá chạch đồng nuôi trong ruộng lúa nhằm g...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các loại thức ăn cho cá chạch đồng (misgurnus anguillicaudatus) trong ruộng lúa tại tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Hiện nay, khi hiện tượng người dân bỏ ruộng ngày một nhiều do hiệu quả trồng lúa thấp, việc chuyển đổi hình thức canh tác và tìm đối tượng canh tác mới là hướng đi đúng giúp nâng cao hiệu quả canh tác và khuyến khích người dân� Mô hình nuôi cá kết hợp với trồng lúa đang là một hướng đi mang tính bền vững giúp tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích� Lợi ích mang lại từ mô hình giúp cho việc giảm sâu bệnh hại lúa, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho môi trường, giảm chi phí thức ăn từ việc nuôi cá� Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp giảm được chi phí làm cỏ, chi phí thuốc Đánh giá các loại thức ăn cho cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) TRONG RUỘNG LÚA TẠI TỈNH PHÚ THỌ Phan Thị yến, Đỗ Thị Phương Thảo Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định được loại thức ăn phù hợp nhất cho cá chạch đồng nuôi trong ruộng lúa nhằm giúp người dân tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đồng thời giúp làm giảm hiện tượng ruộng đất bị bỏ hoang. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi cá chạch trong ruộng lúa bằng thức ăn tự chế cho tỷ lệ sống đạt 81,5%, sinh trưởng tích lũy cá sau 4 tháng nuôi là 14,20g/con, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đạt 1,58 và chi phí cho 1kg cá tăng trọng là 23.700 đồng/kg; trường hợp nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp cho tỷ lệ sống đạt 82,5%, sinh trưởng tích lũy cá sau 4 tháng nuôi là 14,64g/con, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đạt 1,44 và chi phí cho 1kg cá tăng trọng là 24.480 đồng/kg. Từ khóa: Cá chạch đồng, thức ăn, ruộng lúa. bảo vệ thực vật, chi phí đầu tư thức ăn cho cá [2]� Cá chạch đồng (Misgurnus anguillicau- datus), thuộc họ cá chạch (Cobitidae) là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế [3]� Cá chạch đồng có chất lượng thịt thơm ngon và là một trong số những đối tượng nuôi có giá trị cao trong y học� Trong 100g thịt cá có 9,6g prot- id, 3,7g lipid, 2,5g carbohydrat, 28mg Ca, 72mg phospho, 0,9mg sắt, ngoài ra còn có các vitamin A, B1, B2 và acid nicotinic [4]� Cá có tiềm năng xuất khẩu cho nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản,���� Cá có đặc điểm sinh học phù hợp với điều kiện sinh thái ruộng lúa� Nhận bài ngày 28/10/2017, Phản biện xong ngày 12/12/2017, Duyệt đăng ngày 13/12/2017 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 95 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Trong nước, đã có nhiều nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm chạch đồng trong bể, tuy nhiên những nghiên cứu nuôi chạch đồng trong ruộng lúa còn hạn chế� Với mục đích xác định được loại thức ăn phù hợp nhất với nuôi cá chạch đồng trong ruộng lúa, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng của cá Chạch đồng� 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu xác định thức ăn nuôi cá Chạch đồng trong ruộng lúa. ■ Thí nghiệm sử dụng 2 ruộng có diện tích 1000 m2, cá được nuôi với mật độ 10 con/m2� Hai ruộng sử dụng để thử nghiệm 2 loại thức ăn: trong đó thức ăn 1 là thức ăn tự chế và thức ăn 2 là thức ăn công nghiệp 35% độ đạm� ■ Cỡ giống: 3-5,0 cm� - 1 ruộng, diện tích 1000m2/ruộng - Thức ăn 1 (TA1) - 1 ruộng, diện tích 1000m2/ruộng - Thức ăn 2 (TA2) ■ 02 ruộng lúa có diện tích 1�000 m2/ ruộng� Chủ động về nguồn nước cấp và thoát� Ruộng bố trí mương bao quanh với tổng diện tích mương chiếm 15% ruộng� Xung quanh bờ ruộng được trải nilon để ngăn cá chạch thoát ra ngoài� ■ Thức ăn thử nghiệm: Thử nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên theo thức ăn� Thức ăn tận dụng các loại sẵn có như: cám gạo, bột sắn, cá tạp, lá rau��� trộn lẫn với các chất vitamin và khoáng tổng hợp làm thức ăn cho cá; thành phần phối trộn được nêu tại bảng 1. Lượng thức ăn sử dụng hàng ngày tương đương với 2–3% trọng lượng của đàn cá, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày dựa trên cơ sở lượng thức ăn thiếu/thừa của ngày hôm trước� ■ Chăm sóc và quản lý: Thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá, các điều kiện phi thí nghiệm được bố trí như nhau� ■ Đánh giá thức ăn thích hợp dựa vào các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ bệnh, FCR để đánh giá thức ăn thích hợp� Bảng 1. Thành phần nguyên liệu và tỷ lệ sử dụng của thức ăn cho cá Chạch Tên thức ăn KL (kg)/100 kg khẩu phần Tên thức ăn KL (kg)/100 kg khẩu phần Sắn lát khô bỏ vỏ 10,00 Ốc tạp (bươu, vặn) xay 10,0 Ngô tẻ đỏ 2,00 Cá tạp (cá nhỏ, cá tép) xay 35,0 Đậu tương loại 3 5,00 Trai xay 20,0 Cám gạo tẻ xát máy 2,00 L-Lysine 0,10 Rau muống 5,00 L-Threonine 0,08 Rau khoai lang 5,00 L-Tryptophane 0,08 Bèo dâu 5,00 Premix khoáng – Vitamine 0,60 NaCl 0,10 Vitamin C 0,04 Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu dinh dưỡng Hàm lượng Protein (%) 35 35 Năng lượng (kcal) 2011,05 2�900 P (%) 2,06 1 Xơ thô (%) 3,26 7 Béo tổng số (%) 5 Muối tối đa (%) 0,1 2,5 96 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Xác định tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (ADG) được xác định theo công thức: Trong đó: • Wd, Wc: Khối lượng cá khi bắt đầu, kết thúc thí nghiệm (g)� • t1, t2: Thời điểm bắt đầu, kết thúc thí nghiệm� Xác định tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) được xác định theo công thức: Trong đó: • Ln: Logarit Nêpe • W1, W2: Khối lượng cá khi bắt đầu, kết thúc thí nghiệm (g)� • t1, t2: Thời điểm bắt đầu, kết thúc thí nghiệm� Xác định tỷ lệ sống theo công thức: Hệ số thức ăn (FCR) (lượng thức ăn tiêu tốn để tăng 1 kg cá thịt): Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc - Wd) (t2 - t1) Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cá thu hoạch (con) Tổng số cá thả ban đầu (con) Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng cá thu hoạch (kg) - Tổng khối lượng cá thả (kg) Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%/ngày) = (LnW2 - LnW1) (t2 - t1) x 100 FRC = x 100 Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc - Wd) (t2 - t1) Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cá thu hoạch (con) Tổng số cá thả ban đầu (con) Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng cá thu hoạch (kg) - Tổng khối lượng cá thả (kg) Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%/ngày) = (LnW2 - LnW1) (t2 - t1) x 100 FRC = x 100 Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc - Wd) (t2 - t1) Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cá thu hoạch (con) Tổng số cá thả ban đầu (con) Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng cá thu hoạch (kg) - Tổng khối lượng cá thả (kg) Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%/ngày) = (LnW2 - LnW1) (t2 - t1) x 100 FRC = x 100 Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc - Wd) (t2 - t1) Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cá thu hoạch (con) Tổng số cá thả ban đầu (con) Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng cá thu hoạch (kg) - Tổng khối lượng cá thả (kg) Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (%/ngày) = (LnW2 - LnW1) (t2 - t1) x 100 FRC = x 100 So sánh tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (ADG) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) giữa các nghiệm thức mật độ: Sử dụng phần mềm Excel và SPSS (16�0) để phân tích số liệu và so sánh, xác định sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức� 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tỷ lệ sống Tỷ lệ sống của cá chạch đồng sau thí nghiệm đạt khá cao ở cả 2 lô thí nghiệm� Ở lô thí nghiệm sử dụng thức ăn công nghiệp đạt 82,5% và ở lô thí nghiệm sử dụng thức ăn tự hế tỷ lệ sống đạt 81,5% (Bảng 3)� Như vậy có thể thấy 2 loại thức ăn này đều không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống của cá� Kết quả về tỷ lệ sống của cá Chạch đồng trong thí nghiệm nuôi cá chạch đồng trong bể bằng các thức ăn khác nhau của tác giả Bùi Huy Cộng [1] cho tỷ lệ sống đạt từ 92- 95% cao hơn so với tỷ lệ sống của cá Chạch khi nuôi trong ruộng lúa của chúng tôi� Điều này là do với cá nuôi trong bể quá trình quản lý dịch hại dễ dàng hơn nên cho tỷ lệ sống cao hơn khi nuôi cá trong ruộng� 3.2. Sinh trưởng của cá khi sử dụng các công thức thức ăn khác nhau Kết quả thí nghiệm nuôi với thức ăn tự chế và đối chứng với thức ăn công nghiệp trên thị trường (hàm lượng protein 35%) được trình bày tại bảng 4 và bảng 5. Như vậy, sinh trưởng khối lượng của cá chạch đồng ở cả 2 công thức là tương đương Bảng 3. Tỷ lệ sống của Cá chạch đồng ở các công thức thức ăn khác nhau CT thí nghiệm Chỉ tiêu Số lượng cá thả (con) Số lượng cá thu (con) Tỷ lệ sống (%) TA1 10�000 8�250 82,5 TA2 10�000 8�150 81,5 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 97 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP nhau� Khối lượng của cá thu được lần lượt là 14,2 g/con với công thức thức ăn tự chế và 14,64 g/con với thức ăn công nghiệp, tuy nhiên khi phân tích phương sai Anova ở độ tin cậy 95% cho thấy sinh trưởng tích lũy của cá ở 2 ruộng nuôi là tương đương nhau� Tương tự như sinh trưởng tích lũy của cá chạch khi sử dụng 2 công thức thức ăn, chỉ tiêu về sinh trưởng tuyệt đối của cá đạt ở công thức thức ăn tự chế là 0,092 g/con/ngày và ở công thức thức ăn công nghiệp là 0,096 g/con/ngày� Kết quả sinh trưởng về chiều dài của cá chạch đồng ở cả 2 lô thí nghiệm cũng không có sự sai khác đáng kể (ở độ tin cậy 95%)� Chiều dài của cá tại thời điểm thả là 6,52 cm ở cả 2 lô thí nghiệm, đảm bảo độ đồng đều để tiến hành thí nghiệm� Sau 4 tháng nuôi kết quả cho thấy sinh trưởng của cá chạch sử dụng thức ăn tự chế đạt 13,78 cm/con và 14,22 cm/con ở lô cá sử dụng thức ăn công nghiệp, tuy nhiên khi so sánh ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy không có sự khác biệt mang tính thống kê� Sinh trưởng khối lượng của cá tương đối đều qua các tháng (hình 1)� Qua các tháng nuôi sinh trưởng của cá sử dụng thức ăn công nghiệp cao hơn thức ăn tự chế, tuy nhiên không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05� Sinh trưởng tích lũy về chiều dài của cá qua các tháng: Tại thời điểm bắt đầu nuôi, chiều dài của cá thí nghiệm ở cả 2 lô là tương đương nhau đạt 6,52cm/con� Ở các tháng tiếp theo chiều dài của cá khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (hình 2)� 3.3. Hệ số chuyển đổi thức ăn, sơ bộ hạch toán kinh tế Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR ở công thức thức ăn tự chế là 1,58 và ở công thức Bảng 4. Tăng trưởng khối lượng của Cá chạch ở các công thức thức ăn khác nhau Các chỉ tiêu TA1 TA2 Khối lượng cá thả (g/con) 3,14 ± 0,49 3,14 ± 0,55 Khối lượng cá thu (g/con) 14,20 ± 1,25 14,64 ± 1,03 ADG (g/ngày) 0,092 ± 0,011 0,096 ± 0,012 SGR (%/ngày) 1,26 ± 0,15 1,29 ± 0,18 Bảng 5. Sinh trưởng chiều dài của Cá chạch ở các công thức thức ăn khác nhau Các chỉ tiêu TA1 TA2 Chiều dài cá thả (cm/con) 6,52 ± 0,58 6,52 ± 0,56 Chiều dài cá thu (cm/con) 13,78 ± 1,29 14,22 ± 0,95 ADG (cm/ngày) 0,061 ± 0,011 0,064 ± 0,009 SGR (%/ngày) 0,62 ± 0,1 0,65 ± 0,1 Hình 1. Sinh trưởng khối lượng của cá qua các tháng nuôi Hình 2. Sinh trưởng chiều dài của cá qua các tháng nuôi cm/con g/con 98 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP thức ăn công nghiệp là 1,44� Kết quả về FCR này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Huy Cộng [1] khi nuôi cá Chạch trong bể (FCR thấp nhất khi nuôi ở thức ăn 35% độ đạm của tác giả là 1,76 và cao nhất là 2,13)� Điều này có thể giải thích khi nuôi cá Chạch trong ruộng lúa nhờ tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên, các loại phù du động vật nên làm giảm hệ số thức ăn [5]� Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng lên (trên cơ sở giá nguyên liệu và thức ăn mua trên thị trường, thức ăn tự chế được tính bao gồm cả chi phí nhiên liệu năng lượng và nhân công) được trình bày tại bảng 7. Qua bảng trên cho thấy thức ăn tự chế có độ đạm 35% có giá thành 23�700 đ/kg cá tăng lên, thức ăn công nghiệp có giá thành 24�480 đ/kg cá tăng lên� Như vậy có thể thấy công thức thức ăn tự chế cho giá thành trên 1kg tăng trọng rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp mặc dù FCR của cá khi sử dụng thức ăn công nghiệp thấp hơn so với cá sử dụng thức ăn tự chế� Bảng 7. Chi phí thức ăn cho 1 kg Cá chạch tăng lên Các chỉ tiêu TA1 TA2 Giá (đ/kg) 15000 17000 FCR 1,58 1,44 Chi phí (đ) 23700 24480 4. Kết luận và đề xuất Khẩu phần thức ăn tự chế cho cá chạch cho tỷ lệ sống của cá đạt 81,5% tương đương với cá khi sử dụng thức ăn công nghiệp đạt 82,5%� Khẩu phần thức ăn tự chế cho sinh trưởng tích lũy cá sau 4 tháng nuôi là 14,20 g/con tương đương với sinh trưởng tích lũy của cá sử dụng thức ăn công nghiệp (đạt 14,64 g/ con) ở mức ý nghĩa 0,05� FCR của cá khi sử dụng thức ăn công nghiệp 1,44 thấp hơn so với FCR của cá khi sử dụng thức ăn tự chế 1,58� Tuy nhiên, chi phí cho 1kg tăng trọng của cá chạch khi sử dụng thức ăn tự chế là 23�700 đồng/kg, thấp hơn so với sử dụng thức ăn công nghiệp là 24�480 đồng/kg� Tuy nhiên, cần thử nghiệm ở quy mô lớn hơn để đánh giá rõ hiệu quả của thức ăn tự chế� Tài liệu tham khảo [1] Bùi Huy Cộng (2011)� Nghiên cứu thăm dò sinh sản cá Chạch đồng� Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: 787-794 trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội� [2] Bùi Huy Cộng, Đỗ Đoàn Hiệp (2006), Hỏi đáp nuôi cá trong ruộng lúa� Nuôi cá nước ngọt (quyển 3), Nhà xuất bản Lao động� [3] Fishbase (2011)� <�org/sum- mary/Misgurnus-anguillicaudatus�html> [4] Hữu Bảo� Cá chạch và vị thuốc ngư, 04/2009� �vn/ca-chach-va-vi- thuoc-ngu-n26330�html� [5] Tabor RA, Warner E, Hager S (2001), An oriental weatherfish (Misgurnus anguillicau- datus) population established in Washington State� Northwest Sci 75:72–76� Bảng 6. Hệ số chuyển đổi thức ăn của Cá chạch đồng Các chỉ tiêu TA1 TA2 Tổng khối lượng cá tăng lên (g) 253 268 Tổng khối lượng thức ăn ăn vào (g) 400 385 FCR 1,58 1,44 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 99 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP SUMMARY Evaluation of different feeds for culture of weather loach fish (Misgurnus anguillicaudatus) in rice fields in Phu Tho province Phan Thi yen, Do Thi Phuong Thao Hung Vuong University The experiment was conducted to determine the suitable feed for culture of weather loach fish (Misgurnus anguillicaudatus) in rice fields in Phu Tho province. Results of the experiment show that weather loach farming in the rice field by the homemade feed for survival rate reached 81.5%, growth of weather loach accumulation after 4 months of culture is 14.20g/fish, conversion coefficient of feed (FCR) is 1.58 and the cost for 1kg of fish is 23,700 VND/kg; the survival rate of fish was 82.5%, fish growth after 4 months was 14.64 g/fish, FCR of 1.44 and the cost for 1kg of fish is VND 24,480/kg. Keywords: weather loach fish, feed, rice fields.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf115_2084_2218880.pdf
Tài liệu liên quan