Đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong phản ứng của xét nghiệm do thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT-Activated Partial Thromboplastin Time)

Tài liệu Đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong phản ứng của xét nghiệm do thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT-Activated Partial Thromboplastin Time): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 329 ĐÁNH GIÁ CÁC BẤT THƯỜNG VỀ ĐÔNG MÁU DỰA TRÊN ĐƯỜNG CONG PHẢN ỨNG CỦA XÉT NGHIỆM ĐO THỜI GIAN THROMBOPLASTIN HOẠT HÓA TỪNG PHẦN (APTT - ACTIVATED PARTIAL THROMBOPLASTIN TIME) Trần Thanh Tùng*, Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Thị Thảo*, Nguyễn Thị Thanh Thẳng*, Nguyễn Công Doanh*, SaPiDah*, Nguyễn Thị Bích Trâm*, Cao Thị Trang*, Nguyễn Tự* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong phản ứng của xét nghiệm đo thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT - Activated Partial Thromboplastin Time) trên máy đông máu tự động ACL TOP 750 CTS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện xét nghiệm APTT trên 95 mẫu huyết tương của hai nhóm nghiên cứu. Nhóm đối chứng bao gồm 40 mẫu người khỏe mạnh, và nhóm bệnh lý bao gồm 55 mẫu của bệnh nhân có bất thường về đông cầm máu, trong đó gồm thiếu hụt yế...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong phản ứng của xét nghiệm do thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT-Activated Partial Thromboplastin Time), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 329 ĐÁNH GIÁ CÁC BẤT THƯỜNG VỀ ĐÔNG MÁU DỰA TRÊN ĐƯỜNG CONG PHẢN ỨNG CỦA XÉT NGHIỆM ĐO THỜI GIAN THROMBOPLASTIN HOẠT HÓA TỪNG PHẦN (APTT - ACTIVATED PARTIAL THROMBOPLASTIN TIME) Trần Thanh Tùng*, Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Thị Thảo*, Nguyễn Thị Thanh Thẳng*, Nguyễn Công Doanh*, SaPiDah*, Nguyễn Thị Bích Trâm*, Cao Thị Trang*, Nguyễn Tự* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong phản ứng của xét nghiệm đo thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT - Activated Partial Thromboplastin Time) trên máy đông máu tự động ACL TOP 750 CTS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện xét nghiệm APTT trên 95 mẫu huyết tương của hai nhóm nghiên cứu. Nhóm đối chứng bao gồm 40 mẫu người khỏe mạnh, và nhóm bệnh lý bao gồm 55 mẫu của bệnh nhân có bất thường về đông cầm máu, trong đó gồm thiếu hụt yếu tố VIII, yếu tố IX hoặc có kháng thể kháng đông lupus. Nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện và hình dạng của đường cong đạo hàm bậc hai của xét nghiệm APTT ở những mẫu bệnh phẩm nghiên cứu, theo phương pháp cắt ngang mô tả, từ ngày 10/01/2018 đến ngày 20/06/2018, trên máy đông máu tự động ACL TOP 750 tại khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy với thuốc thử APTT chứa silica hoạt hóa (APTT-SP), đường cong đạo hàm dạng bất thường liên quan đến các rối loạn về đông máu như thiếu hụt yếu tố VIII hoặc IX hoặc có chất kháng đông lupus lưu hành. Trong nhóm bệnh lý, có 46/55 mẫu có đường cong đạo hàm bất thường với độ nhạy là 83,6%. Kết luận: Sự hiện diện của đường cong đạo hàm dạng bất thường trong xét nghiệm APTT đã chứng tỏ đây là một công cụ rất đơn giản và hữu ích để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bất thường về rối loạn đông máu như thiếu hụt yếu tố nội sinh hoặc sự hiện diện của chất kháng đông máu để đảm bảo thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra. Từ khóa: xét nghiệm APTT, đường cong đạo hàm dạng bất thường, thiếu hụt yếu tố, kháng đông lupus ABSTRACT AN EVALUATION OF HEMOSTASIC ABNORMALITIES IN PATIENTS ACCORDING TO THE WAVEFORM PLOT OF ACTIVATED PARTIAL THROMBOPLASTIN TIME (APTT) Tran Thanh Tung, Hoang Thi Thuy Ha, Nguyen Thi Thao, Nguyen Thi Thanh Thang, Nguyen Cong Doanh, SaPiDah, Nguyen Thi Bich Tram, Cao Thi Trang, Nguyen Tu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 329 – 334 Objectives: The study aimed to evaluate the efficacy of using the reaction curve of APTT test (Activated Partial Thromboplastin Time) to investigate hemostasic abnormalities on ACL TOP 750 CTS analyzer. Method: We performed APTT tests on 95 citrated plasma samples of two groups. The control group included 40 healthy human samples. The pathology group consisted of 55 samples with hemostatic disorders including factor VIII or factor IX deficiency or lupus anticoagulant antibodies. We documented the prevalence and types of APTT derivative curves in these patients. The study was cross-sectional, from January 10th, 2018 to *Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Thanh Tùng ĐT: 0918683267 Email: tungbvcr04@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 330 June 20th, 2018, using the automatic coagulation analyzer ACL TOP 750 CTS at the Department of Hematology in Cho Ray Hospital. Results: The study has shown that with APTT reagents containing activated silica (APTT-SP), atypical derivative curves are associated with coagulation abnormalities such as factor deficiency or Lupus anticoagulants. In the pathological group, there were 46/55 samples with atypical derivative curves and the sensitivity of such presence to identify hemostatic disorders was 83.6%. Conclusion: The presence of atypical derivative curves proved to be a very simple and useful tool for screening and early diagnosis of hemostasic abnormalities such as intrinsic factor deficiency or presence of anticoagulants, which require further investigation tests. Keywords: APTT test, atypical derivative curve, factor deficiency, lupus anticoagulation TỔNG QUAN Các rối loạn đông máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân. Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất huyết, huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông cầm máu một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phát hiện sớm, chẩn đoán và xử trí kịp thời các rối loạn đông cầm máu. Chẩn đoán chính xác các rối loạn đông cầm máu và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh là điều cần thiết cho chiến lược điều trị phù hợp của bệnh nhân. Một quy trình chẩn đoán tối ưu bao gồm các phương pháp sàng lọc có độ nhạy - độ đặc hiệu tốt và xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chính xác các rối loạn đông máu(4). Thời gian thromboplastin hoạt hoá từng phần (APTT) và thời gian prothrombin (PT) thường được sử dụng thường quy trong phòng xét nghiệm đông máu và đóng vai trò là các xét nghiệm đánh giá đông máu huyết tương giai đoạn một. Xét nghiệm APTT kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân: sự hiện diện của kháng thể kháng đông lupus (LA), sự hoạt động quá mức của các protein kháng đông, thiếu hụt yếu tố đông máu trong con đường nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI và XII), bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống đông, bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, Với sự ra đời và phát triển của các máy phân tích đông máu tự động đã cung cấp hình ảnh đường cong phản ứng đông máu trong các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm APTT. Đường cong phản ứng là hình ảnh trực quan cho phản ứng đông máu xảy ra trong cóng phản ứng trên thiết bị. Đây là một công cụ có giá trị trong việc phân tích các kết quả bất thường hoặc nghi ngờ. Hình 1. Mô hình đường cong phản ứng đông máu Các thành phần của đường cong phản ứng bao gồm(1): Trục Y thể hiện sự thay đổi hấp thụ ánh sáng trong suốt quá trình phản ứng, trục X thể hiện thời gian tăng dần từ trái sang phải. Giai đoạn cơ sở, giai đoạn này bắt đầu sau khi các mẫu và thuốc thử được trộn với nhau. Trong suốt giai đoạn này mức độ thay đổi quang học rất ít, bắt đầu cho đến khi hình thành cục máu đông fibrin. Giai đoạn tăng tốc, đại diện cho giai đoạn hình thành fibrin. Trong thời gian này, sự thay đổi độ hấp thụ quang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới độ dốc đường cong lên cao. Khi cục máu đông hình thành nhiều thì tốc độ chậm lại sẽ được hiển thị như là một đường cong có độ dốc giảm dần. Giai đoạn giảm tốc, ngay sau giai đoạn tăng tốc và đại diện cho giai đoạn giảm tốc độ hình thành cục máu đông. Trong giai đoạn này, tất cả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 331 fibrinogen có sẵn đã chuyển thành fibrin và do đó ít thay đổi quang học, độ dốc phản ứng xuống lại. Cục máu đông yếu hình thành từ các mẫu có lượng fibrinogen ít có thể thể hiện sự giảm nhẹ trong giai đoạn này là do cục máu đông hình thành mong manh, dễ bị phá vỡ. Điểm cuối: điểm tại đó hệ thống dừng ghi nhận dữ liệu. Bên cạnh khả năng hiển thị đường cong phản ứng đông máu, nhiều dòng máy phân tích hiện nay đã tự động tính toán dữ liệu độ hấp thụ cho phép hiển thị đồng thời đường cong đạo hàm bậc một và bậc hai(1). Điểm cuối của quá trình đông máu được lấy làm đỉnh vận tốc và gia tốc lần lượt của đạo hàm bậc một và bậc hai. Dựa trên các thuật toán của máy, ba loại đường cong được hiển thị trong màn hình của hệ thống máy phân tích là đường cong phản ứng đông máu đo thời gian APTT, tương ứng với sự hình thành fibrin. Thứ hai là đạo hàm đầu tiên của độ hấp thụ, tương ứng với tốc độ của quá trình đông máu. Thứ ba là đạo hàm thứ hai (bậc hai) của độ hấp thụ, tương ứng với gia tốc của quá trình đông máu(2). Đường cong đạo hàm bậc hai đặc trưng là đường cong chỉ có một đỉnh, trong khi đường cong đạo hàm bậc hai bất thường có nhiều đỉnh, và được phân loại thành hai mô hình. Mô hình đầu tiên có một đỉnh vai thứ cấp trên đường cong đạo hàm bậc hai trong khi đó mô hình thứ hai được hiển thị là một đường cong đạo hàm bậc hai với một đỉnh đôi. Việc ghi nhận tần suất xuất hiện và đánh giá hình dạng của đường cong đạo hàm bậc hai bất thường trong xét nghiệm APTT được báo cáo là hữu ích để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bất thường về rối loạn đông máu như thiếu hụt yếu tố nội sinh hoặc sự hiện diện của chất kháng đông máu để đảm bảo thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra(2,3). Từ các ứng dụng hiện đại trên của các máy đông máu tự động, trong nghiên cứu của Solano và cộng sự tác đã kết luận sự hiện diện các đường cong đạo hàm dạng bất thường, thường dự đoán sự thiếu hụt yếu tố hoặc có kháng thể lupus. Do đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khảo sát và đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong đạo hàm bậc hai của xét nghiệm thời gian thromboplastin hoạt hoá từng phần (APTT - Activated Partial Thromboplastin Time) trên máy đông máu tự động ACL TOP 750 CTS tại Bệnh viện Chợ Rẫy. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Nhóm chứng: Thực hiện các xét nghiệm: PT, APTT, Fibrinogen Clauss, định lượng yếu tố VIII, yếu tố IX và sàng lọc kháng thể lupus cho 40 mẫu huyết tương nghèo tiểu cầu của người khỏe mạnh, đang khám sức khỏe tại Bệnh viện Chợ Rẫy làm nhóm chứng. Nhóm bệnh lý: bao gồm tất cả các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm APTT kéo dài, nằm ngoài phạm vi tham chiếu của người bình thường, được xác định là thiếu hụt yếu tố đông máu VIII hoặc yếu tố IX hoặc có kháng thể lupus lưu hành. Dữ liệu được thu thập từ ngày 10/01/2018 đến ngày 20/06/2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thu thập số liệu Tất cả các xét nghiệm được thực hiện trên máy phân tích đông máu ACL TOP 750 CTS tại Khoa Huyết học của Bệnh viện Chợ Rẫy. Thu thập dữ liệu được thiết lập ở 120 giây. Ghi nhận tần suất xuất hiện và hình dạng của đường cong đạo hàm bậc hai là dạng đặc trưng hay dạng bất thường (bao gồm dạng đỉnh vai thứ cấp hoặc dạng đỉnh đôi trên đường cong đạo hàm bậc hai) trên hai nhóm chứng và bệnh lý. Khoảng giá trị bình thường của các thông số xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Bảng 1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 332 Xử lý số liệu Nhập liệu và tính toán độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương (PPV, Positive Predictive Value) và giá trị tiên đoán âm (NPV, Negative Predictive Value) của nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. Xác định sự liên quan giữa dạng đường cong đạo hàm bậc hai của xét nghiệm APTT với các nhóm nghiên cứu khác nhau bằng phương pháp kiểm định 2 (chi bình phương). Xác định phạm vi tham chiếu của các thông số: thời gian PT (giây), thời gian APTT (giây), nồng độ Fibrinogen Clauss (mg/dL), hoạt tính của yếu tố VIII, IX (% hoạt tính) và tỷ số bình thường của xét nghiệm sàng lọc kháng thể lupus (tỷ số LA Screen/LA Confirm) của nhóm chứng bằng phần mềm thống kê SPSS. Kiểm định phân phối chuẩn bằng biểu đồ Histogram và phép kiểm Shapiro-Wilk. Kết quả kiểm định Shapiro-Wilk cho thấy các thông số đều có mức ý nghĩa (Sig.) >0,05 chứng tỏ dữ liệu được coi là có phân phối chuẩn. Bảng 1. Hóa chất sử dụng và khoảng giá trị bình thường của các nhóm xét nghiệm theo hướng dẫn nhà sản xuất STT Nhóm Hóa chất sử dụng Giá trị bình thường theo nhà sản xuất 1 Đối chứng HemosIL RecombiPlastin-2G 9,4 – 12,5 giây HemosIL APTT-SP (Liquid) 25,4 – 36,9 giây HemosIL Fibrinogen Clauss 238 – 498 mg/dL 2 Định lượng hoạt tính của các yếu tố đông máu HemosIL Factor VIII Deficient Plasma Nồng độ yếu tố 50 % hoạt tính HemosIL Factor IX Deficient Plasma Nồng độ yếu tố 65 % hoạt tính 3 Kháng đông Lupus HemosIL dRVVT Screen HemosIL dRVVT Confirm Tỷ số bình thường (tỷ số LAC Screen/LAC Confirm) ≤ giới hạn ngưỡng (cut-off) là 1,2 KẾT QUẢ Đặc điểm nhóm nghiên cứu Bảng 2. Đặc điểm mô tả của các nhóm nghiên cứu (n=95) Nhóm Số lượng nghiên cứu Giới tính (Nam:nữ) Độ tuổi trung bình Nhóm đối chứng 40 Nhóm người khỏe mạnh bao gồm không thiếu hụt yếu tố VIII, IX và không có kháng đông lupus lưu hành 40 22 : 18 36,1 (18 - 59) Nhóm bệnh lý 55 Nhóm thiếu yếu tố VIII 26(47) 24 : 2 36,8 (2 – 78) Nhóm thiếu yếu tố IX 16(29) 13 : 3 42 (19 – 94) Nhóm có xét nghiệm LA dương tính 13(24) 6 : 7 30,4 (1 – 56) Nhóm bệnh lý trong nghiên cứu phần lớn thiếu hụt yếu tố đông máu nội sinh. Trong đó thiếu hụt yếu tố VIII cao nhất với 47%, thiếu hụt yếu tố IX là 29% còn lại là nhóm có kháng đông lupus lưu hành với tỉ lệ là 24% (Bảng 2). Các xét nghiệm trên nhóm chứng đều nằm trong giới hạn bình thường (Bảng 3). Kết quả APTT trung bình của nhóm bệnh lý là 65,2 giây, nông độ yếu tố VIII trung bình là 15,2% và yếu tố IX là 17%. Nồng độ kháng đông lupus là 1,7 (Bảng 4). Bảng 3. Kết quả xét nghiệm của nhóm chứng (n=40) Xét nghiệm Trung bình Độ lệch chuẩn Phạm vi tham chiếu bình thường( * ) Giá trị APTT (giây) 30,8 2,3 26,4 – 36,9 Giá trị PT (giây) 10,8 0,6 9,7 – 12,7 Giá trị Fibrinogen (mg/dL) 310,2 53,4 237,1 – 490,0 Yếu tố VIII (% hoạt tính) 139,1 42,2 72,0 – 251,8 Yếu tố IX (% hoạt tính) 108,6 21,6 75,2 – 168,5 Tỷ số bình thường của xét nghiệm LA 1,10 0,06 0,94 – 1,20 *Mức độ tập trung của 95% dữ liệu từ bách phân vị 2,5 đến 97,5 Bảng 4. Kết quả xét nghiệm của nhóm bệnh Xét nghiệm Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất Giá trị APTT (giây) (n = 55) 65,2 20,9 37,3 – 112,6 Yếu tố VIII (% hoạt tính) (n = 26) 15,2 14,0 0 – 42,4 Yếu tố IX (% hoạt tính) (n = 16) 17,0 14,2 0 – 47,6 Tỷ số bình thường của xét nghiệm LA (n = 13) 1,70 0,54 1,23 – 3,21 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 333 Bảng 5. Kết quả khảo sát đường cong đạo hàm bậc 2 của xét nghiệm APTT (n = 95) Nhóm Số trường hợp (n) Đường cong đạo hàm đặc trưng n (%) Đường cong đạo hàm dạng bất thường Dạng đỉnh đôi (Doule peak) n (%) Dạng đỉnh vai (Shoulder peak) n (%) Nhóm đối chứng (n = 40) Nhóm người khỏe mạnh bao gồm không thiếu hụt yếu tố VIII, IX và không có kháng đông lupus lưu hành 40 40 (100) 0 (0) 0 (0) Nhóm bệnh lý (n = 55) Nhóm thiếu yếu tố VIII 26 0 (0) 17 (65) 9 (35) Nhóm thiếu yếu tố IX 16 3 (19) 8 (50) 5 (31) Nhóm có xét nghiệm LA dương tính 13 6 (46) 4 (30) 3(24) Nghiên cứu ghi nhận ở nhóm đối chứng cho thấy cả 40/40 trường hợp đều không thấy sự xuất hiện đường cong đạo hàm dạng bất thường, với tỷ lệ âm tính thật là 100%. Điều này cho thấy đường cong đạo hàm dạng bất thường chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân có rối loạn về đông máu. Có 39/42 trường hợp thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX có hình dạng của đường cong đạo hàm bậc hai APTT bất thường, đặc biệt ở nhóm thiếu hụt yếu tố VIII, tất cả trường hợp đều có sự xuất hiện của đường cong đạo hàm bất thường. Do đó có thể dựa vào thời gian APTT (giây) kéo dài và hình dạng của đường cong đạo hàm bậc hai để chẩn đoán sớm bệnh lý thiếu yếu tố đông máu (Bảng 5). Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện ở nhóm bệnh lý thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX thì dạng đường cong đạo hàm chiếm ưu thế là dạng đỉnh đôi (double peak), chiếm tỷ lệ lần lượt là 65% và 50% đối với bệnh nhân thiếu hụt yếu tố VIII hoặc IX tương ứng. 7/13 trường hợp ở nhóm có kháng đông lupus khảo sát có sự xuất hiện của đường cong đạo hàm bậc hai dạng bất thường (độ nhạy trung bình, khoảng 54%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở nhóm có kháng đông lupus thì dạng đường cong đạo hàm đỉnh vai (shoulder peak) và đỉnh đôi (double peak) chiếm tỷ lệ xuất hiện tương đương nhau, tỷ lệ 30% và 24%. Tổng hợp các kết quả về độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp sử dụng đường cong đạo hàm dạng bất thường (Bảng 6). Bảng 6. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp sử dụng đường cong đạo hàm dạng bất thường Nhóm bệnh lý Nhóm đối chứng Đường cong đạo hàm dạng bất thường 46 0 Đường cong đạo hàm dạng đặc trưng 9 40 Tỷ lệ dương tính thật (Sens) 83,6% (46/55) Tỷ lệ âm tính thật (Spec) 100% (40/40) Giá trị tiên đoán âm (NPV) 81,6% (40/49) Giá trị tiên đoán dương (PPV) 100% (46/46) Kiểm định 2 cũng cho thấy có sự liên quan giữa việc xuất hiện các dạng đường cong đạo hàm bậc hai của xét nghiệm APTT với các nhóm nghiên cứu khác nhau (p < 0,05). Trong đó, đường cong đạo hàm dạng bất thường ở nhóm bệnh lý có tỷ lệ xuất hiện cao, chiếm 83,6%. Chúng tôi thấy rằng phương pháp dựa vào thời gian APTT kéo dài và sự xuất hiện của các đường cong đạo hàm bậc hai bất thường của xét nghiệm APTT là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể sử dụng để sàng lọc sớm các bất thường về rối loạn đông cầm máu, ngay từ các xét nghiệm thường quy ban đầu. Nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện đường cong đạo hàm dạng bất thường có độ nhạy cao đối với nhóm bệnh lý thiếu hụt yếu tố VIII (độ nhạy 100%), thiếu yếu tố IX đơn lẻ (độ nhạy 81%). BÀN LUẬN Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết luận của Salano và cộng sự (2010). Tác giả đã thử nghiệm 179 mẫu huyết tương với bốn loại thuốc thử APTT khác nhau trên hệ thống máy đông máu ACL TOP bao gồm hai loại thuốc thử có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 334 chất hoạt hóa là silica và hai thuốc thử có chất hoạt hóa là elagic axit. Kết quả cho thấy với thuốc thử APTT có chứa chất hoạt hóa là silica, đường cong đạo hàm dạng bất thường có liên quan đến các bất thường đông máu thực sự như thiếu hụt yếu tố đơn lẻ và kháng đông lupus (LA) với độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp lần lượt là 91,8% và 95,6%(3). Katayama và cộng sự (2018) cũng phân tích các đường đạo hàm liên quan trong xét nghiệm APTT đối với các nhóm bệnh nhân Hemophilia có hoặc không có chất ức chế, nhóm bệnh nhân có xét nghiệm LA dương tính và nhóm bệnh nhân đang điều trị chống đông bằng warfarin. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về các đường cong APTT giữa bệnh nhân Hemophilia và bệnh nhân dương tính với LA. Do đó, chẩn đoán phân biệt giữa bệnh Hemophilia và LA có thể khó khăn nếu chỉ dựa vào xét nghiệm APTT, nhưng giữa nhóm bệnh nhân Hemophilia có chất ức chế và LA tương đối dễ dàng do sự khác biệt về hình dạng của đường cong đạo hàm. Ngoài ra, ở bệnh nhân điều trị bằng warfarin, không có sự xuất hiện của đường cong đạo hàm dạng đỉnh kép đồng thời chiều cao bị giảm xuống và chiều rộng tăng lên trong biểu đồ đạo hàm. Do đó, đường cong đạo hàm trong xét nghiệm APTT tiềm năng không chỉ trong chẩn đoán xu hướng chảy máu mà còn theo dõi quá trình điều trị chống đông máu(2). KẾT LUẬN Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng với thuốc thử chứa silica hoạt hóa APTT-SP, sự hiện diện của đường cong đạo hàm dạng bất thường có liên quan đến các nhóm bệnh lý thiếu hụt yếu tố đông máu nội sinh và kháng đông lupus, trong đó ở nhóm bệnh lý thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX thì đường cong đạo hàm dạng đỉnh đôi (double peak) chiếm ưu thế. Nghiên cứu đã chứng tỏ đây là một công cụ rất đơn giản và hữu ích để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bất thường về rối loạn đông máu như thiếu hụt yếu tố nội sinh hoặc sự hiện diện của chất kháng đông máu để đảm bảo thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Instrumentation Laboratory. Đặc điểm đường cong phản ứng đông máu ACL TOP – Máy xét nghiệm đông máu. 2. Katayama H, Matsumoto T, Wada H, Fujimoto N, Toyoda J and Abe Y (2018). An Evaluation of Hemostatic Abnormalities in Patients with Hemophilia According to the Activated Partial Thromboplastin Time Waveform. Clinical and Applied Thrombosis/Hemostasis, 24(7): 1170-1176. 3. Solano C, Zerafa P and Bird R (2010). A study of atypical APTT derivative curves on the ACL TOP coagulation analyser. International Journal of Laboratory Hematology, 33:67-78. 4. Verbruggen B, Meijer P, Novákova I, et al (2008). Diagnosis of factor VIII deficiency. Haemophilia, 14(3):76–82. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cac_bat_thuong_ve_dong_mau_dua_tren_duong_cong_phan.pdf
Tài liệu liên quan