Đánh giá bước đầu về khả năng thích ứng của một số chủng loại cây ăn quả ôn đới nhập nội

Tài liệu Đánh giá bước đầu về khả năng thích ứng của một số chủng loại cây ăn quả ôn đới nhập nội: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 635 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI NHẬP NỘI Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Thế Yên, Lê Ngọc Lan, Lê Đức Khánh, Trần Văn Toàn, Đặng Đình Thắng, Lại Tiến Dũng, Đỗ Sĩ An, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Thị Thu Thủy, Vũ Việt Hưng, Nguyễn Quốc Hùng, Đoàn Đức Hoàng, Ngô Hồng Quang và CS TÓM TẮT Mười bốn giống của 3 chủng loại: Hồng không chát, đào và lê có yêu cầu lạnh trung bình nhập nội từ Đài Loan được đưa vào khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng tại một số địa điểm miền núi phía Bắc (Mộc Châu, Sa Pa, Đồng Văn, Ngân Sơn, Tràng Định) và Tây Nguyên (Lạc Dương, Đơn Dương) ở cả 2 dạng: Ghép cải tạo (TOP), ghép trên cây con và trồng mới trong vườn dân. Kết quả bước đầu cho thấy: tất cả các giống nhập nội đều có khả năng thích ứng cao với các giống gốc ghép truyền thống bản địa, sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh gây hại nhẹ, một số giống đã cho quả với chất lượng khá cao, trong...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá bước đầu về khả năng thích ứng của một số chủng loại cây ăn quả ôn đới nhập nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 635 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI NHẬP NỘI Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Thế Yên, Lê Ngọc Lan, Lê Đức Khánh, Trần Văn Toàn, Đặng Đình Thắng, Lại Tiến Dũng, Đỗ Sĩ An, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Thị Thu Thủy, Vũ Việt Hưng, Nguyễn Quốc Hùng, Đoàn Đức Hoàng, Ngô Hồng Quang và CS TÓM TẮT Mười bốn giống của 3 chủng loại: Hồng không chát, đào và lê có yêu cầu lạnh trung bình nhập nội từ Đài Loan được đưa vào khảo nghiệm đánh giá khả năng thích ứng tại một số địa điểm miền núi phía Bắc (Mộc Châu, Sa Pa, Đồng Văn, Ngân Sơn, Tràng Định) và Tây Nguyên (Lạc Dương, Đơn Dương) ở cả 2 dạng: Ghép cải tạo (TOP), ghép trên cây con và trồng mới trong vườn dân. Kết quả bước đầu cho thấy: tất cả các giống nhập nội đều có khả năng thích ứng cao với các giống gốc ghép truyền thống bản địa, sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh gây hại nhẹ, một số giống đã cho quả với chất lượng khá cao, trong đó các giống đào A-2-2-39, B115 và giống lê Heng shan tỏ ra có triển vọng. Từ khóa: Đơn vị lạnh, ghép cải tạo; tính thích ứng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khuôn khổ nghị định thư Việt Nam – Đài Loan về trao đổi giống cây trồng, Viện KHNNVN với sự tham gia của các viện thành viên: Viện BVTV, Viện NLN miền núi phía Bắc, Viện NC Rau quả đã tiến hành nhập nội và đánh giá tính thích ứng của 14 giống của 3 chủng loại: Hồng, đào và lê từ Viện nghiên cứu nông nghiệp Đài Loan (TARI) tại một số địa phương vùng miền núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng. II. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Các giống nhập nội từ Đài Loan bao gồm 4 giống đào, 4 giống hồng và 6 giống lê được nhân và lưu giữ tại hai vườn tập đoàn ở Mộc Châu và Sa Pa đồng thời nhân bằng phương pháp ghép TOP tại các vườn hộ nông dân. Giống gốc ghép: sử dụng các giống địa phương đã được ghi nhận từ những công trình nghiên cứu liên quan (đào thóc, mắc cooc, hồng Lập Thạch – Vĩnh Phúc). 2.2. Địa điểm nghiên cứu Các điểm được lựa chọn gồm: Sa Pa - Lào Cai; Đồng Văn - Hà Giang; Mộc Châu - Sơn La; Ngân Sơn - Bắc Kạn; Tràng Định - Lạng Sơn; Đơn Dương, Lạc Dương - Lâm Đồng. 2.3. Nội dung 1 Đánh giá tính tương thích với gốc ghép và khả năng nhân giống của các giống nhập nội 2 Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống nhập nội. 3. Một số kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại trên các giống nhập nội. 4. Đặc điểm và chất lượng quả của một số giống đào nhập nội. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Các giống nhập nội được trồng khảo nghiệm tại các địa điểm đã lựa chọn ở cả 2 dạng: ghép trên cây con gieo từ hạt và trên cây đã cho quả (TOP-working). - Đánh giá các đặc tính nông sinh học của các giống, khả năng sinh trương, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế (với các năm tiếp theo). - Chọn lọc các giống triển vọng khảo nghiệm rộng và xây dựng các mô hình trình diễn. - Đánh giá thích ứng các giống nhập nội bằng các thí nghiệm đồng ruộng tại các điểm khảo nghiệm. - Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật (thời vụ, mật độ, phân bón...) bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính tương thích với gốc ghép và khả năng nhân giống của các giống nhập nội 3.1.1. Đối với cây hồng a. Các thời kỳ vật hậu và sinh trưởng lộc xuân của các giống VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 636 Số liệu bảng 1 cho thấy thời gian rụng lá, ra lộc, ra hoa và quả chín ở các vùng có khác nhau do khác nhau về điều kiện khí hậu, trong đó giống Nishi mura có thời gian ra hoa và quả chín sớm nhất, giống Tone vase muộn nhất. Toàn bộ các giống đều sinh trưởng phát triển tốt, giống Hiratanenashi có chồi lộc xuân mạnh nhất, giống Nishimura kém nhất nhưng có thời điểm ra hoa thuận lợi, thu hoạch sớm (cuối T7)... Bảng 1. Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hồng nhập nội ghép cải tạo tại Sa Pa, Lào Cai và Đồng Văn, Hà Giang năm 2015. Địa điểm Tên giống Thời gian rụng lá Thời gian bắt đầu ra lộc Thời gian ra hoa Thời gian quả chín Chiều dài lộc xuân (cm) Số lần ra lộc Sa Pa Hiratanenashi 23/11 28/2 2/4 14/8 51,4 1 Tone vase 29/11 30/2 5/4 17/8 44,3 1 Nishi mura 19/11 20/2 18/3 25/7 41,6 1 Mackawa jiro 27/11 27/2 2/4 14/8 48,2 1 Hà Giang Hiratanenashi 25/11 1/3 27/3 11/8 49,4 1 Tone vase 2/12 2/3 29/3 13/8 46,3 1 Nishi mura 21/11 25/2 12/3 23/7 40,2 1 Mackawa jiro 27/11 27/2 28/3 11/8 47,1 1 b. Khả năng ghép sống trên gốc ghép địa phương của các giống hồng nhập nội Số liệu bảng 2 biểu thị tính tương thích (compatibility) giữa cành ghép giống nhập nội với giống gốc ghép địa phương, tính cho tổng số mắt được ghép TOP năm 2014. Có thể nhận thấy, cả 4 giống nhập nội ở cả hai địa điểm đều có tỷ lệ sống khá cao, sinh trưởng tốt, trong đó giống Hiratanenashi trội nhất ở cả hai điểm thử nghiệm. Bảng 2. Kết quả ghép cải tạo giống hồng nhập nội tại Mộc Châu và Lâm Đồng năm 2014. TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Mộc Châu Đơn Dương Số Cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 Hiratanenashi 4 100 Tốt 3 100 Tốt 2 Tone vase 5 80 Tốt 3 100 Tốt 3 Nishi mura 4 100 Tốt 3 100 Tốt 4 Mackawa jiro 6 50 Tốt 15 100 Tốt Tổng/TB 19 82,5 Tốt 33 100 Tốt Năm 2015, tiếp tục ghép TOP với số cây gốc ghép và số mắt ghép lớn hơn ở 4 địa điểm (Sa Pa 30 cây với khoảng 5 cành ghép/cây; Đồng Văn 12 cây với 5,5 cành ghép/cây; Ngân Sơn 38 cây với khoảng 105 cành ghép/cây; Đơn Dương 83 cây với khoảng 10 cành ghép/cây) để có đánh giá chắc chắn hơn, kết quả thể hiện ở bảng 3. Tỷ lệ ghép sống của cả 4 giống ở 4 địa điểm đều đạt từ 90 – 100% và hầu như không có sự khác nhau đáng kể, trong đó giống Hiratanenashi phát triển chồi tốt nhất. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 637 Bảng 3. Kết quả ghép TOP giống hồng nhập nội ở các điểm năm 2015 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Tại Ngân Sơn Đơn Dương Số cây ghép Số cành ghép/ cây Tình trạng ST Số cây ghép Số cành ghép/ cây Tình trạng ST Số cây ghép Số cành ghép/ cây Tình trạng ST Số cây ghép Số cành ghép/ cây Tình trạng ST 1 Hiratanenashi 10 5 Tốt 4 5 Tốt 8 112 cnm 32 9 Tốt 2 Tone vase 5 5 Tốt 4 5 Tốt 10 191 cnm 15 10 Tốt 3 Nishi mura 5 5 Tốt 4 6 Tốt 17 88 cnm 11 10 Tốt 4 Mackawa jiro 10 4 Tốt 4 6 Tốt 3 33 cnm 25 10 Tốt Tổng/TB 30 4,75 Tốt 12 5,5 Tốt 38 106 83 9,9 Tốt Ghi chú: cnm: Chưa nảy mầm c. Khả năng nhân giống sản xuất cây con của các giống hồng nhập nội Năm đầu tiên do số lượng cành nhập nội rất it, phải ghép TOP lên cây lớn để giữ giống, các năm tiếp theo (2014 và 2015), khi lượng mắt ghép nhiều, tiến hành ghép trong vườn ươm để đánh giá tính tương thích,xác định gốc ghép phù hợp bổ sung vào quy trình. Nhận xét rút ra từ bảng 4 là: tỷ lệ ghép sống của cả 4 giống khá cao, không khác nhau đáng kể, giống hồng chát Lập Thạch có thể được sử dụng làm gốc ghép tốt. Cũng xin được lưu ý, với các giống hồng không chát tỷ lệ ghép sống không cao như các cây ăn quả có tập tính rụng lá khác như mận, đào, lê, táo do hàm lượng tannin trong thân cành cao nên kết quả mà dự án thu được như vừa trình bày là rất được kỳ vọng. Bảng 4. Tỷ lệ sống của cây ghép của các giống hồng nhập nội. TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Mộc Châu Đơn Dương Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 Hiratanenashi 200 90 Tốt - - - 2 Tone vase 200 85 Tốt - - - 3 Nishi mura 200 85 Tốt - - - 4 Mackawa jiro 200 85 Tốt 60 75 Tốt Tổng/TB 800 86,25 Tốt 60 75 Tốt 3.1.2. Đối với cây đào a) Khả năng tương thích của các giống đào nhập nội ghép TOP lên giống đào địa phương Các TN được tiến hành tại Sa Pa, Lào Cai (đại diện vùng Tây Bắc) và Đồng Văn, Hà Giang (đại diện vùng Đông Bắc) theo phương pháp ghép TOP trên cây đào đang thời kỳ kinh doanh, kết quả thể hiện ở bảng 5 và 6. Bảng 5. Kết quả ghép TOP của các giống đào nhập nội năm 2013 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Số Cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 A-2-2-39 30 80 Tốt 6 96 Tốt 2 Frlodared 10 65 Tốt 6 92 Tốt 3 Tropic beauty 10 65 Tốt 6 96 Tốt 4 B115 25 80 Tốt 6 92 Tốt Tổng/TB 75 72,5 Tốt 24 94,0 Tốt Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 638 Tại Sa Pa và Đồng Văn, 2 loại gốc ghép là đào thóc địa phương và đào Sơn La, sinh trưởng tốt, bộ rễ khỏe. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ghép thành công của các giống trên cùng một giống gốc ghép có khác nhau chút ít và có thể chấp nhận được. Riêng tại Đồng Văn, tỷ lệ cành ghép sống khá cao, sinh trưởng tốt, thể hiện sự tương thích cao. Ở cả hai địa điểm, giống A-2-2-39 đều có tỷ lệ ghép thành công cao hơn các giống còn lại. Việc đánh giá tính thích ứng sau đó được tiếp tục tại Ngân Sơn và Mộc Châu và cũng bằng phương pháp ghép cải tạo (ghép TOP) trên cây đào đang thời kỳ kinh doanh: Bảng 6. Kết quả ghép TOP của các giống đào nhập nội năm 2014 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Mộc Châu Ngân Sơn Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 A-2-2-39 1 100 Tốt 1 90 Tốt 2 Frlodared 1 100 Tốt 1 89 Tốt 3 Tropic beauty 1 100 Tốt 1 92 Tốt 4 B115 1 100 Tốt 1 91 Tốt Kết quả (bảng 6) cho thấy: cả 4 giống đều có tỷ lệ mắt ghép sống cao, giống A-2-2- 39 và giống B115 tỷ lệ đạt 90-100%; cành ghép sinh trưởng tốt. Như vậy,. khả năng tương thích của 4 giống đào nhập nội với gốc ghép địa phương là khá tốt, trong đó 2 giống A-2-2-39 và B115 trội hơn ở tất cả các điểm. Năm 2015, việc ghép TOP tiếp tục ở cả 4 điểm: Sa Pa, Đồng Văn, Ngân Sơn và Mộc Châu, số liệu (bảng 7) cũng cho kết quả tương tự, khả năng tương thích tốt. Bảng 7. Kết quả ghép TOP của các giống đào nhập nội năm 2015 Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Tại Ngân Sơn Mộc Châu Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST A-2-2-39 30 80 khá 6 96 khá 1 90 Tốt 1 100 Tốt Frlodared 10 65 khá 6 92 khá 1 89 Tốt 1 100 Tốt Tropic beauty 10 65 khá 6 96 khá 1 92 Tốt 1 100 Tốt B115 25 80 khá 6 92 khá 1 91 Tốt 1 100 Tốt b) Khả năng nhân giống sản xuất cây con của các giống đào nhập nội Tiến hành ghép trên cây con gieo hạt (bảng 8), kết quả cho thấy; tại Sa Pa, tỷ lệ sống đạt từ 83 đến92%, cao nhất là giống Tropic beauty, tiếp đến là A-2-2-39, Frlodared và cuối cùng là giống B115. Kết quả ở Mộc Châu cũng tương tự, tỷ lệ sống 85%-100%, cao nhất là A- 2-2-39 và B115, toàn bộ cành ghép sinh trưởng, phát triển tốt. Bảng 8. Tỷ lệ ghép sống và sinh trưởng của các giống đào nhập nội năm 2015 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Sa Pa Mộc Châu Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 A-2-2-39 200 86 Tốt 20 100 Tốt 2 Frlodared 50 89 Tốt 20 90 Tốt 3 Tropic beauty 50 92 Tốt 20 85 Tốt 4 B115 200 83 Tốt 20 100 Tốt 500 Tốt 80 Tốt 638 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 639 3.1.3. Đối với cây lê a) Khả năng tương thích của các giống lê nhập nội ghép TOP lên giống lê địa phương Ghép TOP trên 2 giống đang ở thời kỳ cho quả là giống lê địa phương tại Sa Pa, giống Đài Nông 3 tại Đồng Văn và Mộc Châu, kết quả thể hiện ở bảng 9. Nhận xét được rút ra là hầu hết các giống nhập nội đều có tỷ lệ sống cao (80-100% (trừ giống Jin xian Li, tỷ lệ sống 66,0% tại Sa Pa), trong đó giống Mi xue Li, Zhizi Li và Heng shan Li khả năng tương thích với gốc ghép tốt nhất, thời gian bật mầm nhanh hơn và sinh trưởng tốt hơn. Bảng 9. Tỷ lệ sống và tình trạng sinh trưởng các giống nhập nội ghép TOP TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Mộc Châu Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 Minh FuLi 6 90 Khá 7 96 khá 1 100 Tốt 2 Jin xian Li 6 66 Khá 6 92 khá 1 100 Tốt 3 Giao Quiang 6 80 Khá 6 95 khá 1 100 Tốt 4 Zhizi Li 6 80 Khá 6 95 khá 2 100 Tốt 5 Mi xue Li 6 80 Khá 6 95 khá 1 100 Tốt 6 Heng shan Li 6 80 khá 7 92 khá 1 100 Tốt b) Khả năng tương thích với gốc ghép bản địa của các giống lê nhập nội Tiến hành ghép trên cây con gieo hạt tại Mộc Châu và Sa Pa với 2 giống địa phương là mắc cọc quả nhỏ và măc cọc quả to (bảng 10). Nhận xét: 100% các cây ghép của cả 6 giống đều sống và sinh trưởng tốt chứng tỏ khả năng tương thích cao. Bảng 10. Kết quả trồng mới (nhân giống) sáu giống lê nhập nội (từ Đài Loan) ghép mắt trên giống lê địa phương tại Sa Pa và Mộc Châu năm 2015 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Mộc Châu Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST Số cây ghép Tỷ lệ sống (%) Tình trạng ST 1 Minh FuLi 100 100 Tốt 20 100 Tốt 2 Jin xian Li 100 100 Tốt 20 100 Tốt 3 Giao Quiang 100 100 Tốt 20 100 Tốt 4 Zhizi Li 100 100 Tốt 20 100 Tốt 5 Mi xue Li 100 100 Tốt 20 100 Tốt 6 Heng shan Li 100 100 Tốt 20 100 Tốt 3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống nhập nội 3.2.1. Đối với cây hồng a. Sinh trưởng phát triển một số giống hồng nhập nội ghép TOP tại một số địa phương miền núi phía Bắc Tại 3 điểm nghiên cứu Sa Pa; Đồng Văn và Mộc Châu, kết quả cho thấy: thời gian nảy mầm của 4 giống ở 4 điểm dao động từ 20-30 ngày, chiều dài mắt ghép sau 60 ngày ghép của các giống không chênh lệch nhau đáng kể (22,9-16,1 cm). Giống Hiratanenashi có thời gian bật mầm ngắn nhất, chiều dài mắt ghép sau 60 ngày dài nhất và phát triển tốt nhất ở tất cả các điểm thử nghiệm (bảng 11). b. Sinh trưởng của các giống hồng nhập nội ghép TOP tại Đơn Dương, Lâm Đồng Với điểm nghiên cứu ở Đơn Dương - Lâm Đồng, quãng thời gian từ khi ghép đến lúc bật mầm cũng tương tự như phía Bắc (27-29 ngày) nhưng chiều dài cành ghép (sau 60 ngày) cao hơn đáng kể (32,5 – 40,2 cm) và cũng không có sự VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 640 chênh lệch nhau giữa các giống. Giống Nishimurawase phát triển mạnh nhất chiều dài, sau đó đên giống Maekawa Jiro. Bảng 11. Khả năng sinh trưởng phát triển giống hồng nhập nội ghép cải tạo (ghép TOP) giống hồng địa phương năm 2015 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Mộc Châu Thời gian bật mầm sau ghép (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm sau ghép (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm sau ghép (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) 1 Hiratanenashi 20-25 25,3 20-25 30,4 22 40,7 2 Tone vase 20-25 26,1 20-25 27,8 30 36,1 3 Nishi mura 20-25 22,9 20-25 28,1 28 29,4 4 Mackawa jiro 20-25 25,3 20-25 28,5 20 31,3 3.2.2 Đối với cây đào a. Khả năng sinh trưởng các giống đào nhập nội ghép TOP tại một số địa phương Kết quả bảng 12 cho thấy: thời gian bật mầm của các giống ở các điểm nghiên cứu biến động từ 7-15 ngày, mầm khỏe và không khác nhau nhiều (30,5-43,13cm), riêng tại Ngân Sơn, chiều dài cành ghép trội hơn 3 địa điểm còn lại (64,47 - 69,10cm). Bảng 12. Sinh trưởng của các giống đào nhập nội ghép TOP năm 2015 T T Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Mộc Châu Tại Ngân Sơn Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) 1 A-2-2-39 7-15 35,6 10-15 36,2 10-15 43,13 10-15 69,1 2 Frlodared 7-15 38,3 10-15 37,9 10-15 27,25 10-15 68,5 3 Tropic beauty 7-15 30,5 10-15 34,6 10-15 25,50 10-15 64,7 4 B115 7-15 35,2 10-15 37,4 10-15 35,63 10-15 66,1 b) Khả năng sinh trưởng của các giống đào nhập nội tại một số địa phương Bảng 13 thể hiện sinh trưởng các giống đào trồng mới tại Ngân Sơn, Tràng Định và Mộc Châu. Thời gian bật mầm ở các điểm có khác nhau chút it, ở Mộc Châu sớm hơn hai điểm còn lại khoảng 15 ngày nhưng chiều dài cành ghép kém hơn. Hai giống B115 và A-2-2- 39 có chiều dài mắt ghép cao hơn giống Frlodared và giống Tropic beauty. Bảng 13. Sinh trưởng của các giống đào nhập nội tại một số địa phương năm 2015 T T Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Ngân Sơn Tại Tràng Định Mộc Châu Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) 1 A-2-2-39 10/02 65,12 12/02 63,25 25/1 27,80 2 Frlodared 10/02 62,10 12/02 66,35 25/1 25,80 3 Tropic beauty 10/02 60,50 - - 25/1 28,70 4 B115 10/02 60,12 12/02 68,50 25/1 41,00 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 641 3.2.3. Đối với cây lê a) Khả năng sinh trưởng các giống lê nhập nội ghép TOP tại một số địa phương Kết quả theo dõi (bảng 14) cho thấy: thời gian bật mầm của các giống dao động từ 15-18 ngày, chiều dài mắt ghép sau 60 ngày, mạnh nhất là giống Mi Xue Li và Heng Shan Li, tiếp đến là Zhizi Li, Minh FuLi, các giống còn lại có chiều dài mầm ngắn hơn. Bảng 14. Sinh trưởng của các giống lê i ghép TOP tại một số địa phương năm 2015 T T Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Sa Pa Tại Đồng Văn Mộc Châu Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) 1 Minh FuLi 15-20 32,4 16-20 34,4 15-20 52,90 2 Jin xian Li 15-20 26,2 16-20 28,2 15-20 35,11 3 Giao Quiang 15-20 30,1 16-20 32,2 15-20 43,67 4 Zhizi Li 15-20 31,9 16-20 32,8 15-20 51,29 5 Mi xue Li 15-20 35,4 16-20 35,7 15-20 43,10 6 Heng shan Li 15-20 32,3 16-20 34,3 15-20 36,55 b) Khả năng sinh trưởng của các giống lê nhập nội tại một số địa phương Nhận xét: (bảng 15): Thời gian bật mầm của 6 giống ở Mộc Châu sớm hơn hai điểm Ngân Sơn và Tràng Định, các giống đều có chiều dài cành ghép khá cao, riêng ở Mộc Châu kém hơn, 3 giống Giao Quiang, Mi Xue Li và Heng Shan Li trội hơn. Bảng 15. Khả năng sinh trưởng các giống lê nhập nội trồng mới năm 2015 TT Địa điểm Chỉ tiêu Tên giống Tại Ngân Sơn Tại Tràng Định Mộc Châu Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) Thời gian bật mầm (ngày) Chiều dài cây ghép sau 60 ngày (cm) 1 Minh FuLi 25/02 70,11 28/02 85,23 15/2 21,43 2 Jin xian Li 25/02 71,12 28/02 86,24 10/2 22,38 3 Giao Quiang 25/02 81,10 28/02 96,22 25/2 16,86 4 Zhizi Li 25/02 70,25 28/02 85,37 28/2 16,17 5 Mi xue Li 25/02 80,12 28/02 95,24 13/2 24,00 6 Heng shan Li 3.3. Một số kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại trên các giống nhập nội 3.3.1. Thành phần, diễn biễn sâu, bệnh hại chính trên cây hồng nhập nội Phức hệ sâu bệnh hại ở Sa Pa và Đồng Văn gần như nhau, cùng thời điểm, mức độ nhẹ, chủ yếu là sâu ăn lá, sâu đục ngọn cành hại chủ yêu trên lá; 2 bệnh hại chính là bệnh đốm lá, bệnh thâm đen gỗ. giống Tone Wase mức độ hại nặng hơn các giống còn lại. Tại Mộc Châu, Ngân sơn, Tràng Định, và Đơn Dương :đã xác định được 3 loài sâu hại thuộc 2 bộ gồm sâu ăn búp, lá non, sâu đục ngọn cành, bệnh giác ban, đốm lá, thâm đen, thán thư, mức độ nhiễm nhẹ riêng bệnh giác ban nặng hơn chút ít. 3.3.2. Thành phần, diễn biễn sâu, bệnh hại chính trên cây đào nhập nội Tập đoàn sâu bệnh hại tại các điểm Sa Pa, Đồng Văn, Mộc Châu, Ngân Sơn và Tràng Định gần như nhau, cùng 2 thời điểm mùa xuân và hè thu, chủ yếu là rệp xanh, rệp sáp, nhện chích hút, bệnh rỉ sắt, đốm lá đỏ và chảy gôm, mức độ nhẹ ngoại trừ bệnh chảy gôm. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 642 3.3.3. Thành phần, diễn biễn sâu, bệnh hại trên cây lê nhập nội Tập đoàn sâu bệnh hại ở các điểm gần như nhau về chủng loại, thời điểm xuát hiện và đều ở mức độ nhẹ, chủ yếu là sâu đục ngọn cành, bọ cánh cứng, bọ nẹt, bệnh đốm lá, rỉ sắt, hắc tinh, trong đó sâu đục ngọn, đục cành, bệnh rỉ sắt gây hại năng hơn, còn lại đều ở mức độ nhẹ. Các giống Mixue và Zhizin bị gây hại nặng hơn các giống còn lại. 3.4. Đặc điểm và chất lượng quả của một số giống đào nhập nội (Các chủng loại hồng và lê chưa có quả hoặc mới chỉ ra bói) 3.4.1. Đặc điểm và chất lượng quả của một số giống đào nhập nội tại Sa Pa Tại Sa Pa, năm 2015 tất cả các giống đều cho quả và khá sai. So với giống ĐCS đã được công nhận, giống A-2-2-39: có một số tiêu chí vượt trội như ăn giòn, vị thơm đặc trưng, thịt quả chắc, chịu bảo quản và vận chuyển, độ Brix khá cao (11,5%) Các giống còn lại cũng có một số ưu điểm nhưng phải tiếp tục theo dõi và đánh giá (bảng 16). Bảng 16: Đặc điểm quả của một số giống đào nhập nội tại Sa Pa năm 2015 Tên giống Hình dạng Màu sắc Chiều dài cm) Chiều rộng (cm) Khối lượng quả (g) Độ Brix (%) 1 A-2-2-39 Hơi tròn Đỏ vàng 4,7 5,2 79,3 11,5 2 Frlodared Hơi dài Đỏ hồng 4,5 5,9 82,1 9,7 3 Tropic beauty Hơi tròn Đỏ vàng 4,5 4.8 68,3 9,2 4 B115 Hơi tròn Đỏ vàng 5,3 5,6 91,2 11,1 5 Đào Pháp (đ/c) Hơi dài Vàng đỏ 4,6 5,8 82,1 10,4 3.4.2. Đặc điểm và chất lượng quả của một số giống đào nhập nội tại Mộc Châu Tại Mộc Châu, năm 2015 các giống đều ra trong tháng 1, thu hoạch cuối tháng 4, giống A-2-2-39 khối lượng quả lớn nhất (71g), giống Tropic Beauty thấp nhất (46,67g)/quả. So với giống ĐCS1, giống A-2-2-39 khối lượng quả lớn hơn, các giống còn lại bằng và thấp hơn, độ Brix từ 9,93 -10,71 thấp hơn giống ĐCS1 (bảng 17). Bảng 17. Năng suất, chất lượng quả các giống đào nhập nội ghép cải tạo trên gốc ghép giống đào địa phương (Mộc Châu, 5/2015) TT Tên giống Thời gian bắt đầu ra hoa Thời gian thu hoạch Khối lượng TB quả (gam) Độ Brix (%) 1 A-2-2-39 3/1 15/4 - 23/4 71,29 9,93 2 Frlodared 21/1 25/4 - 5/5 66,80 10,50 3 Tropic beauty 15/1 20/4 - 30/4 46,67 10,71 4 B115 3/1 25/4 - 5/5 60,0 10,64 5 ĐCS1 (đ/c) 15/1 20/4 - 5/5 66,72 11,3 Như vậy giống A-2-2-39 và giống B115 sinh trưởng, phát triển tốt, quả ngon, giòn, bảo quản được lâu ở cả 2 điểm thử nghiệm rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Các giồng hồng Lập Thạch, đào thóc địa phương, mắc cooc quả nhỏ có khả năng tương thích tốt tương ứng với các giống hồng, đào, lê nhập nội, có thể sử dụng làm gốc ghép. 2. Toàn bộ các giống nhập nội đều có thể ghép cải tạo (TOP) trên các giống địa phương ở các điểm vùng miền núi phía Bắc, riêng cây hồng có thể ghép tốt ở Đà Lạt. 3. Phức hệ sâu bệnh tương đối đa dạng nhưng chưa gây hại lớn và không khác nhau Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 643 nhiều giữa các giống trong cùng chủng loại, chủ yếu là sâu ăn lá, sâu đục ngọn, bệnh đốm lá và bệnh thối đen với cây hồng, nhện đỏ, rệp, bệnh phồng lá, bệnh rỉ sắt, bệnh chảy gôm (cây đào), sâu đục ngọn, sâu đục cành, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt, bệnh chảy gôm (cây lê). 4. Hai giống đào A22-39 và B115 đã cho 2 vụ quả với năng suất và chất lượng khá tốt, hai giống hồng Hiratanenashi và Nishimura và giống lê Heng shan Li sinh trưởng phát triển tốt, đã ra hoa và cho quả bói với chất lượng chấp nhận được đang tiếp tục đánh giá.. 4.2. Đề nghị Tiếp tục theo dõi, đánh giá để chọn lọc các giống triển vọng bổ sung vào cơ cấu giống vốn đang nghèo về số lượng và chưa ưu việt về chất lượng. ABSTRACT A study on the adaptability of introduced temperate fruits in some locations in Vietnam Vu Manh Hai, Nguyen The Yen, Le Ngoc Lan, Le Duc Khanh, Tran Van Toan, Dang Dinh Thang, Lai Tien Dung, Do Si An, Nguyen Van Chuong, Hoang Thi Thu Thuy, Vu Viet Hung, Nguyen Quoc Hung, Doan Duc Hoang, Ngo Hong Quang et al. Fourteen cultivars of non astringent persimmon, peach and pear with low and medium chilling reqirements introduced from Taiwan were evaluated its adatibility in some Northern moutainous locations (Moc Chau, Sa Pa, Dong Van, Ngan Son, Trang Dinh) and Central highlands (Lac Duong, Don Duong) in the forms of top-worked and seedling-grafted trees and newly planted orchards. Results conducted from the study showed that all cultivars introduced presented its good adatability to traditional rootstocks with healthy growth and development, slightly affected by pest diseases. Some cultivars flowered and fruited with acceptable quality, among them, peach cultivars coded A-2-2-39, B115 and pear cultivar named Heng shan were considered to be promissing. Keywords: Chilling Unit; Top-working; adatability Người phản biện: TS. Bùi Quang Đãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_195_9576_2130513.pdf
Tài liệu liên quan