Đánh giá bước đầu kết quả ghép tế bào gốc máu ngoại vi đồng loại nửa thuận hợp tại Bệnh viện truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Đánh giá bước đầu kết quả ghép tế bào gốc máu ngoại vi đồng loại nửa thuận hợp tại Bệnh viện truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 95 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI ĐỒNG LOẠI NỬA THUẬN HỢP TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thế Quang*, Huỳnh Thiện Ngôn*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú*, Hoàng Duy Nam*, Nguyễn Hạnh Thư*, Huỳnh Văn Mẫn*, Phù Chí Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu: Ghép tế bào gốc máu ngoại vi đồng loại nửa thuận hợp (ghép haplo) hiện đang là một cứu cánh cho những trường hợp có chỉ định ghép nhưng không có người cho phù hợp HLA hoàn toàn. Nghiên cứu này nhằm tổng kết những trường hợp ghép haplo được tiến hành tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca - hồi cứu với 14 bệnh nhân ghép haplo tại bệnh viện Truyền máu Huyết học từ 01/2013 đến 08/2019. Kết quả: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn đoán là bạch cầu cấp dòng tủy. Có 5 bệnh nhân nhận tế bào gốc từ cha/mẹ, 5 bện...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá bước đầu kết quả ghép tế bào gốc máu ngoại vi đồng loại nửa thuận hợp tại Bệnh viện truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 95 ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI ĐỒNG LOẠI NỬA THUẬN HỢP TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thế Quang*, Huỳnh Thiện Ngôn*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú*, Hoàng Duy Nam*, Nguyễn Hạnh Thư*, Huỳnh Văn Mẫn*, Phù Chí Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu: Ghép tế bào gốc máu ngoại vi đồng loại nửa thuận hợp (ghép haplo) hiện đang là một cứu cánh cho những trường hợp có chỉ định ghép nhưng không có người cho phù hợp HLA hoàn toàn. Nghiên cứu này nhằm tổng kết những trường hợp ghép haplo được tiến hành tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca - hồi cứu với 14 bệnh nhân ghép haplo tại bệnh viện Truyền máu Huyết học từ 01/2013 đến 08/2019. Kết quả: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn đoán là bạch cầu cấp dòng tủy. Có 5 bệnh nhân nhận tế bào gốc từ cha/mẹ, 5 bệnh nhân nhận tế bào gốc từ anh/chị/em ruột và 4 người bệnh nhận tế bào gốc từ con ruột. Trong đó, có 3 bệnh nhân tử vong sớm trước khi mọc mảnh ghép. Nghiên cứu cho thấy 11/14 trường hợp mọc mảnh ghép. Về biến chứng cấp sau ghép, có 1 trường hợp GVHD cấp độ I-II và 1 trường hợp GVHD cấp độ III-IV. Về biến chứng mạn tính sau ghép, có 2 người bệnh xuất hiện GVHD mạn độ giới hạn và 1 GVHD độ lan rộng. Tính đến thời điểm hiện tại có 6/14 bệnh nhân ghép haplo đã tử vong và 1 bệnh nhân đã thải ghép. Kết luận: Ghép tế bào gốc đồng loại nửa thuận hợp là một trong những phương pháp điều trị mới phù hợp và hiệu quả cho bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc tại Việt Nam. Từ khóa: ghép tế bào gốc máu ngoại vi đồng loại nửa thuận hợp ABSTRACT CASE SERIES: THE INITIAL RESULTS OF HLA-HAPLOIDENTICAL PERIPHERAL BLOOD STEM CELL TRANSPLANTATION AT THE HCMC BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL Nguyen The Quang, Huynh Thien Ngon, Huynh Duc Vinh Phu, Hoang Duy Nam, Nguyen Hanh Thu, Huynh Van Man, Phu Chi Dung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 95 – 100 Objective: HLA-haploidentical peripheral blood stem cell transplantation (Haplo-SCT) is an alternative therapy for patients who do not have HLA-matched donors. This study aims to show the pilot results of haplo HSCT that has been conducted in the HCMC Blood Transfusion and Hematology hospital (BTH). Subjects and methods: A retrospective case series study was conducted in 14 haploidentical transplant patients at the HCMC BTH hospital between January 2013 and August 2019. Results: Most of the patients were diagnosed with acute myeloid leukemia. Five of them were transplanted from their parents, five from siblings and four from their children. Three patients had early death before engraftment. Eleven patients were engrafted. In concern with acute complications after transplantation, 1/14 had grade I-II acute GVHD and 1/14 had grade III-IV acute GVHD. Two of the fourteen patients were diagnosed with limited chronic GVHD and one with extensive chronic GVHD. Up to this point, there have been 6/14 patients *Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học, TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thế Quang ĐT: 0792964621 Email: nguyenthequang1909@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 96 who died, and one patient had graft rejection. Conclusion: Haplo-SCT is a novel and optimal therapy for transplantation indicated patients in Vietnam. Key words: HLA-haploidentical peripheral blood stem cell transplantation ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép tế bào gốc đồng loài nửa thuận hợp (ghép haplo) hiện nay được xem là một trong những giải pháp cứu cánh cho bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học ác tính. Haplo được định nghĩa là khi bất đồng HLA của người cho và người nhận >2 locus tại các vị trí trên HLA-A, HLA-B, HLA-C, HLADRB1 và HLADQB1 trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 6(11). Ghép haplo đã được thực hiện hơn 20 năm về trước nhưng vẫn còn bị giới hạn do nguy cơ khá cao xuất hiện bệnh mảnh ghép chống ký chủ (GVHD) và tình trạng thải ghép. Vào năm 2005, nhóm tác giả người Ý báo cáo lần đầu tiên về việc loại bỏ hoàn toàn tế bào lympho T người cho trong ghép haplo(3). Tuy nhiên, dù giảm được nguy cơ GVHD nhưng phương pháp này lại làm tăng cao tỷ lệ nhiễm trùng và tái phát bệnh. Với sự áp dụng của các phương pháp phòng ngừa GVHD mới, ghép haplo ngày nay trở thành một phương pháp ghép tế bào gốc quan trọng nhằm thay thế cho những trường hợp không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp hoàn toàn HLA. Những kết quả tích cực gần đây cũng cho thấy việc ghép haplo cải thiện thời gian sống toàn bộ (OS), thời gian sống không tái phát bệnh (RFS) cũng như tỷ lệ tái phát tương tự như các loại ghép tế bào gốc khác(13). Tại Việt Nam, ghép tế bào gốc nói chung khá tốn kém để thực hiện. Do hầu hết các bệnh nhân đều mang ít nhất một HLA haplotype từ con, cha mẹ hay anh chị em đồng huyết thống, ghép haplo giúp khắc phục những bất lợi của phương pháp ghép tế bào gốc khác như giảm thời gian và giảm chi phí tìm người cho không đồng huyết thống hay máu cuống rốn phù hợp hoàn toàn HLA(9,10). Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên thực hiện ghép haplo vào năm 2013. Sau 6 năm thực hiện và nghiên cứu cùng nhiều thay đổi, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm báo cáo những kết quả ban đầu về ghép haplo tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 14 bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loài nửa thuận hợp tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.Hồ Chí Minh từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu. Phương pháp tiến hành Lựa chọn người cho tế bào gốc trong gia đình với các đặc điểm Phù hợp HLA với người nhận <9/10, tổng trạng ổn, người cho và nhận cùng có CMV- IgG (+) hoặc cùng (-). Thu thập tế bào gốc Chúng tôi tiến hành thu thập tế bào gốc máu ngoại vi người cho sau 3 ngày G-CSF 10 mcg/kg/ngày tiêm dưới da. Lượng tế bào gốc mục tiêu với số lượng CD34+ ≥ 5x106/kg. Túi tế bào gốc được xử lý và lưu trữ tại ngân hàng tế bào gốc bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân trong nghiên cứu được nhận một trong các phác đồ điều kiện hoá sau: Flu/Bu/Cy liều thấp: Fludarabine 30mg/m2/ngày, N-6 đến N-2, busulfan 130mg/m2/ngày, N-3 và N-2, cyclophosphamide 14,5mg/kg/ngày, N-6 và N-5. Flu/Bu/Ara-C: Fludarabine 30mg/m2/ngày, N-9 đến N-4, busulfan 4mg/kg/ngày, N-3 và N-2, ARA-C 2g/m2/ngày, N-9 đến N-6. Flu/Mel: Fludarabine 30mg/m2/ngày, N-9 đến N-4, melphalan 70mg/m2/ngày, N-3 và N-2. Phòng ngừa GVHD Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 97 Việc dự phòng GVHD ở những bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm: Không sử dụng cyclophosphamide sau ghép (PT-Cy): trong 14 bệnh nhân, có 3 bệnh nhân thuộc nhóm không sử dụng PT-Cy được dự phòng GVHD bằng methylprednisolone (mPSL) + tacrolimus từ N-3 với liều mPSL 1 mg/kg điều chỉnh theo phản ứng GVHD, tacrolimus 0,02 mg/kg (mục tiêu [FK] là 15 mg/ml) và ATG sử dụng từ N-3 đến N-1. Sử dụng PT-Cy: trong nhóm 9 bệnh nhân được dự phòng GVHD bằng PT-Cy, cyclophosphamide được dùng với liều 50 mg/kg N+3 và N+4 và tiếp sau đó là tacrolimus từ N+5 đến 6 tháng sau ghép, với mục tiêu [FK] là 10-15 mg/ml và MMF (mycophenolate mofetil) từ N+5 đến N+35. Điều trị hỗ trợ sau ghép Đối với nhóm PT-Cy, G-CSF 5mcg/kg/ngày được sử dụng từ N+5 cho đến khi Neu > 500 K/uL trong 2 ngày liên tiếp. Đối với nhóm không sử dụng PT-Cy, G-CSF được dụng khi Neu < 1 K/uL. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung kháng sinh (ciprofloxacin), kháng nấm (posaconazol, itraconazol), kháng siêu vi (acyclovir), bactrim dự phòng và dùng phòng cách ly vô trùng. Đánh giá mọc mảnh ghép Ngày hồi phục bạch cầu hạt được định nghĩa là ngày đầu tiên sau ba ngày liên tiếp khi Neu >500 K/uL mà không cần sử dụng G-CSF. Tiểu cầu hồi phục là khi PLT >20 K/uL trong ba ngày liên tiếp không truyền tiểu cầu. Đánh giá Chimerism vào N+30 sau ghép: bệnh nhân được đánh giá là mọc mảnh ghép tốt khi Chimerism từ 95 – 100% (complete chimerism), hỗn hợp từ 5 – 94% (mixed chimerism) và không mọc mảnh ghép < 5%. Đánh giá tủy đồ, tồn lưu tế bào ác tính (MRD) (nếu có) và chimerism mỗi 3-6 tháng từ N+100. KẾT QUẢ Đặc điểm chung trước ghép Trong thời gian nghiên cứu, 14 người bệnh được ghép haplo. Bệnh nhân là nam giới chiếm phần lớn. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán bạch cầu cấp dòng tủy (Bảng 1). Ngoài ra, tất cả người cho và người nhận đều có CMV IgG(+). Bảng 1. Đặc điểm các bệnh nhân trước ghép (n=14) Đặc điểm Bệnh nhân Tuổi trung vị (giới hạn) 36 (10-53) Giới tính (nam:nữ) 8:6 Tình trạng bệnh lý trước ghép Bạch cầu cấp dòng tủy đạt CR1 6 Bạch cầu cấp dòng tủy tái phát đạt CR2 4 Bạch cầu mạn dòng tủy 1 Bạch cầu cấp dòng lympho T kháng trị 1 Bạch cầu cấp dòng lympho B Ph(+) kháng trị 1 Bạch cầu cấp dòng lympho B tái phát 1 Quan hệ huyết thống giữa người cho/người nhận Cha-mẹ/con 5 Con/Cha-mẹ 4 Anh-chị/Em 2 Em/Anh-chị 3 Bất tương hợp giới tính người cho/người nhận 8 Bất đồng nhóm máu ABO 4 Bất đồng chính (major incompatibility) 1 Bất đồng phụ (minor incompatibility) 3 CR1: đạt lui bệnh hoàn toàn lần đầu, CR2: đạt lui bệnh hoàn toàn lần hai sau tái phát Đặc điểm về mọc mảnh ghép Trong nghiên cứu có 3 người bệnh tử vong trước khi hồi phục bạch cầu hạt. Tất cả 11/11 bệnh nhân còn lại đều mọc mảnh ghép. Thời gian trung vị hồi phục bạch cầu là 16 ngày (10 – 23), thời gian trung vị hồi phục tiểu cầu là 31 ngày (11-100). Trong đó, 1 bệnh nhân có giảm tiểu cầu đơn độc kéo dài hiện đang sử dụng Eltrombopag. Ngoài ra, trong nhóm dự phòng GVHD bằng PT-Cy có thời gian hồi phục bạch cầu hạt và tiểu cầu chậm hơn nhóm dự phòng GVHD không sử dụng PT-Cy (Hình 1). Đặc điểm biến chứng sau ghép Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bệnh nhân được dự phòng GVHD bằng PT-Cy không xuất hiện GVHD cấp. Ngược lại, 2/3 bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 98 nhân được phòng ngừa GVHD không sử dụng PT-Cy có GVHD cấp và trong đó có 1 trường hợp GVHD cấp mức độ nặng. Có 2 người bệnh thuộc nhóm PT-Cy xuất hiện GVHD mạn giới hạn 100 ngày sau ghép. Trong khi đó, 1 người bệnh xuất hiện GVHD mạn mức độ lan rộng thuộc nhóm không PT-Cy (Bảng 2). Phần lớn tác nhân gây nhiễm trùng sau ghép ở 6 bệnh nhân là vi khuẩn gram âm. Trong đó có 4 trường hợp nhiễm trùng huyết với 2 người bệnh tử vong do sốc nhiễm trùng. Ngoài ra, có 2 bệnh nhân xuất hiện viêm bàng quang xuất huyết sau ghép. Hình 1. Đặc điểm về mọc mảnh ghép Bảng 2. Đặc điểm biến chứng sau ghép Đặc điểm Bệnh nhân (n=14) Không PT-Cy (n=3) PT-Cy (n=11) GVHD cấp Độ I - Độ II 1 1 0 Độ III - Độ IV 1 1 0 GVHD mạn Giới hạn 2 0 2 Lan rộng 1 1 0 Nhiễm trùng sau ghép có bằng chứng vi sinh 6 2 4 Tái hoạt CMV 12 3 9 CMV: Cytomegalovirus, GVHD: bệnh mảnh ghép chống ký chủ Kết quả sau ghép Tính đến hiện tại, 6/14 bệnh nhân ghép đồng loài nửa thuận hợp đã tử vong và 1 trường hợp mất dấu. Trong nhóm không sử dụng PT-Cy, có 1 bệnh nhân tử vong do GVHD cấp độ IV và 1 bệnh nhân tử vong do GVHD mạn mức độ lan rộng. Ở nhóm bệnh nhân dùng PT-Cy, 3/14 bệnh nhân tử vong trước khi mọc mảnh ghép (1 bệnh nhân tử vong do xuất huyết não và 2 tử vong do nhiễm trùng huyết với vi khuẩn đa kháng). Ngoài ra, có 1 trường hợp ALL-Ph (+) tái phát và tử vong sau ghép 6 tháng. Hiện có 7 bệnh nhân còn sống và không tái phát. Tuy nhiên, trong số người bệnh nhóm PT-Cy có 1 bệnh nhân đã thải ghép thứ phát nghĩ do sử dụng Ganciclovir trong điều trị tái hoạt CMV. BÀN LUẬN Thải ghép, GVHD, tái hoạt siêu vi và nhiễm trùng (thường liên quan đến việc sử dụng ức chế miễn dịch nhằm phòng ngừa hay điều trị GVHD) là những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong ghép haplo trước đây. Kiểm soát tốt GVHD mà không sử dụng kéo dài ức chế miễn dịch là mục tiêu chính trong điều trị các biến chứng sau ghép. Với những cách thức thay đổi ngày nay như tăng cường sử dụng ức chế miễn dịch bằng nhiều thuốc hay dùng cyclophosphamide sau ghép (PT-Cy) đã cải thiện tỷ lệ thải ghép và GVHD trong khi bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày(2,11,12). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 2 phác đồ phòng ngừa GVHD được sử dụng là PT-Cy và không sử dụng PT-Cy. Nổi bật hơn hết, nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 99 không có PT-Cy có 1 bệnh nhân xuất hiện GVHD cấp nặng nề dẫn đến tử vong. Tác giả Kurokawa T. và cộng sự đã thực hiện việc dự phòng GVHD bằng mPSL + tacro + ATG trên 66 bệnh nhân bệnh lý huyết học ác tính được ghép haplo tại Nhật Bản(6). Kết quả cho thấy có 31 bệnh nhân (51,7%) xuất hiện GVHD cấp với thời gian sau ghép trung vị là 15 ngày (9-86 ngày). Trong đó, có 8 bệnh nhân GVHD độ I, 18 bệnh nhân GVHD độ II, 4 bệnh nhân độ III và 1 bệnh nhân GVHD độ IV. Nghiên cứu cho thấy 5 bệnh nhân (8,3%) có GVHD cấp nặng (độ III hay IV) và trong đó có 1 bệnh nhân tử vong. Điều này chứng tỏ khả năng xuất hiện GVHD cấp ở phác đồ phòng ngừa bằng không sử dụng PT-Cy khá cao. Tương tự với tác giả Kurokawa, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy 2/3 bệnh nhân không sử dụng PT-Cy xuất hiện GVHD cấp và mạn nặng nề vượt trội những trường hợp được sử dụng PT-Cy. Ghép tế bào gốc đồng loài nửa thuận hợp với phòng ngừa GVHD bằng cyclophosphamide được giới thiệu lần đầu tiên bởi Luznik và cộng sự(8). Nhờ vào khả năng ức chế chọn lọc các tế bào lympho T hoạt hóa của người cho của cyclophosphamide vào N+3 và N+4 trong phác đồ phòng ngừa GVHD PT-Cy, tỷ lệ xuất hiện GVHD cấp sau ghép haplo đã giảm đáng kể. Nghiên cứu của Luznik trên 68 bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học ác tính cho thấy tần suất xuất hiện GVHD cấp ở những bệnh nhân này là 5%. Trong nhóm bệnh nhân PT-Cy ở báo cáo của chúng tôi, gần như chưa bệnh nhân nào xuất hiện GVHD cấp sau ghép. Điều này phù hợp với những nghiên cứu trước đây về hiệu quả của dự phòng GVHD bằng PT-Cy(4). Từ những bằng chứng hiện có và qua những kết quả đạt được trong việc ghép tế bào gốc nửa thuận hợp tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.Hồ Chí Minh, PT-Cy có thể là phác đồ phòng ngừa GVHD hiệu quả cho dị ghép haplo trong điều kiện Việt Nam. Có 3 bệnh nhân xuất hiện GVHD mạn trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân này được phân bố trong cả 2 phác đồ phòng ngừa GVHD. Trong đó nhóm không sử dụng PT-Cy có 1 bệnh nhân mắc GVHD mạn độ lan rộng dẫn đến tử vong. Trong 11 bệnh nhân thuộc nhóm PT-CY, cho đến nay chỉ có 2 bệnh nhân có biểu hiện GVHD mạn mức độ nhẹ. Trong nghiên cứu của tác giả Devillier R, tỷ lệ cộng dồn toàn bộ GVHD mạn là 13% và GVHD mạn mức độ nặng là 2%, có ý nghĩa trong tiên lượng chất lượng sống của bệnh nhân sau ghép haplo(5). Chúng tôi cho rằng cần nhiều thời gian theo dõi hơn nhằm tìm hiểu sâu về biến chứng GVHD mạn để có thể chứng minh được lợi điểm của ghép haplo trong việc tiên lượng chất lượng sống của bệnh nhân sau ghép. Hầu hết các bệnh nhân được ghép haplo trong nghiên cứu của chúng tôi đều tái hoạt CMV. Theo một nghiên cứu năm 2019 tại Đài Loan của tác giả Lin CH, tái hoạt CMV trong ghép haplo được so sánh với ghép đồng huyết thống và không đồng huyết thống phù hợp hoàn toàn HLA(7). Kết quả cho thấy tỷ lệ cộng dồn bệnh nhân tại ngày 180 sau ghép haplo là 85,7% cao hơn hẳn ghép đồng huyết thống và không đồng huyết thống phù hợp hoàn toàn HLA (p<0,000). Điều này có thể được giải thích do việc sử dụng kéo dài ức chế miễn dịch là yếu tố quyết định trong việc tăng tỷ lệ tái hoạt CMV ở người ghép haplo. Tuy nhiên, so sánh tỷ lệ tái hoạt CMV ở nhóm xài PT-Cy và nhóm không PT-Cy vẫn chưa được nghiên cứu. Việc tái hoạt CMV và điều trị bằng Ganciclovir cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong ghép haplo nói riêng và ghép tế bào gốc tạo máu nói chung. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một trường hợp tái hoạt CMV không đáp ứng với điều trị Ganciclovir kéo dài dẫn đến thải ghép. Tương tự, một nghiên cứu của tác giả Akahoshi Y trên 184 bệnh nhân ghép tế bào gốc đạt hồi phục tiểu cầu cũng đã chứng minh việc sử dụng ganciclovir hay Valganciclovir làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu thứ phát sau ghép (HR 2,86, 95% CI 1,05-7,77, p=0,039)(1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 100 Nhìn chung, ghép haplo mang lại lợi ích rút ngắn thời gian tìm người cho ở những bệnh nhân cần kiểm soát sớm tình trạng bệnh đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, thời gian sống toàn bộ (OS) và thời gian sống không tái phát (RFS) khi so sánh với các phương pháp ghép tế bào gốc khác cũng cần được nghiên cứu sâu hơn. Jurjen và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đa trung tâm khá lớn với cỡ mẫu hơn 6000 bệnh nhân nhằm so sánh kết cục của các loại ghép tế bào gốc tạo máu(13). Kết quả cho thấy ghép haplo mang lại OS và RFS tương đương với ghép đồng huyết thống và không đồng huyết thống phù hợp HLA 10/10 (p<0,0001). Ngược lại, tỷ lệ tử vong không liên quan đến tái phát (do nhiễm trùng hay GVHD) ở những bệnh nhân ghép haplo cao hơn so với những bệnh nhân được dị ghép đồng huyết thống phù hợp HLA 10/10 (HR 1,98, 95% CI 1,47-2,62, p<0,001). Từ nghiên cứu trên, có thể cho rằng việc ghép haplo mang lại lợi ích tương tự về khả năng đạt lui bệnh nhưng đồng thời cũng tồn tại nguy cơ rất cao của việc nhiễm trùng và GVHD. KẾT LUẬN Những kết quả sơ khởi của ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài nửa thuận hợp tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh đã chứng minh được phần nào lợi ích trong việc tìm người cho và giảm nhẹ vấn đề chi phí ở các trường hợp mắc bệnh lý huyết học ác tính cần được kiểm soát tình trạng bệnh nhanh chóng. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy lợi ích của việc sử dụng PT-Cy làm giảm GVHD sau ghép nhằm cải thiện thời gian sống còn cũng như chất lượng sống của người bệnh. Từ đó, kết quả giúp thúc đẩy việc ghép haplo khi không có người cho phù hợp hoàn toàn HLA trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Đồng thời, các cơ sở ghép tế bào gốc tại nước ta cũng cần cải thiện về chất lượng y tế và kiểm soát việc sử dụng kháng sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đa kháng giúp kéo dài OS của những bệnh nhân ghép tế bào gốc đồng loài nửa thuận hợp nói riêng và ghép tế bào gốc tạo máu nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akahoshi Y, et al (2016). Risk Factors and Impact of Secondary Failure of Platelet Recovery After Allogeneic Stem Cell Transplantation. Biol Blood Marrow Transplant, 22(9):1678-1683. 2. Al-Homsi AS, et al (2015). Post-transplant high-dose cyclophosphamide for the prevention of graft-versus-host disease. Biol Blood Marrow Transplant, 21(4):604-611. 3. Aversa F, et al (2005). Full haplotype-mismatched hematopoietic stem-cell transplantation: a phase II study in patients with acute leukemia at high risk of relapse. J Clin Oncol, 23(15):3447-54. 4. Bacigalupo A, et al (2015). Unmanipulated haploidentical bone marrow transplantation and post-transplant cyclophosphamide for hematologic malignanices following a myeloablative conditioning: An update. Bone Marrow Transplant, 50(2):S37-9. 5. Devillier R (2017). Low incidence of chronic GVHD after HLA- haploidentical peripheral blood stem cell transplantation with post-transplantation cyclophosphamide in older patients. Br J Haematol, 176(1):132-135. 6. Kurokawa T, et al (2010). Haploidentical hematopoietic stem cell transplantation to adults with hematologic malignancies: analysis of 66 cases at a single Japanese center. Int J Hematol, 91(4):661-9. 7. Lin CH, et al (2019). Haploidentical allogeneic hematopoietic stem cell transplantation increases the risk of cytomegalovirus infection in adult patients with acute leukemia. Transpl Infect Dis, pp.13096. 8. Luznik L, et al (2008). HLA-haploidentical bone marrow transplantation for hematologic malignancies using nonmyeloablative conditioning and high-dose, posttransplantation cyclophosphamide. Biol Blood Marrow Transplant, 14(6):641-50. 9. Ogawa H, et al (2008). Unmanipulated HLA 2-3 mismatched (haploidentical) bone marrow transplantation using only pharmacological GVHD prophylaxis. Experimental Hematology, 36(1):1-8. 10. Passweg JR, et al (2015). Hematopoietic SCT in Europe 2013: recent trends in the use of alternative donors showing more haploidentical donors but fewer cord blood transplants. Bone Marrow Transplant, 50(4): 476-82. 11. Robinson TM, et al (2016). Haploidentical bone marrow and stem cell transplantation: experience with post-transplantation cyclophosphamide. Semin Hematol, 53(2):90-97. 12. Ruggeri A, et al (2017). Post-transplant cyclophosphamide versus anti-thymocyte globulin as graft- versus-host disease prophylaxis in haploidentical transplant. Haematologica, 102(2):401-410. 13. Versluis J, et al (2017). Alternative donors for allogeneic hematopoietic stem cell transplantation in poor-risk AML in CR1. Blood Adv, 1(7):477-485. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_buoc_dau_ket_qua_ghep_te_bao_goc_mau_ngoai_vi_dong.pdf
Tài liệu liên quan