Đề tài Đánh giá bệnh nhân

Tài liệu Đề tài Đánh giá bệnh nhân: Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Đánh Giá Bệnh Nhân (AOP) Tổng Quan Một qui trình đánh giá bệnh nhân hiệu quả mang lại những quyết định về các điều trị ngay và liên tục của bệnh nhân đối với trường hợp cấp cứu (xem Thuật Từ), chăm sóc chọn lọc hoặc có kế hoạch, thậm chí khi bệnh lý của bệnh nhân thay đổi. Đánh giá bệnh nhân là một qui trình diễn tiến và biến đổi diễn ra tại nhiều đơn vị nội trú (xem Thuật Từ) và ngoại trú (xem Thuật Từ) và phòng ban và phòng khám. Đánh giá bệnh nhân gồm 3 qui trình chính: • Thu thập thông tin và dữ liệu về tình trạng thể chất, tâm lý, xã hội và bệnh sử của bệnh nhân. • Phân tích dữ kiện (xem Thuật Từ) và thông tin, bao gồm các kết quả xét nghiệm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. • Phát triển kế hoạch chăm sóc (xem Thuật Từ) để đáp ứng những nhu cầu được xác định của bệnh nhân. Việc đánh giá bệnh nhân phù hợp khi nó xem xét bệnh lý, tuổi, nhu cầu sức khỏe và các...

pdf41 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá bệnh nhân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Đánh Giá Bệnh Nhân (AOP) Tổng Quan Một qui trình đánh giá bệnh nhân hiệu quả mang lại những quyết định về các điều trị ngay và liên tục của bệnh nhân đối với trường hợp cấp cứu (xem Thuật Từ), chăm sóc chọn lọc hoặc có kế hoạch, thậm chí khi bệnh lý của bệnh nhân thay đổi. Đánh giá bệnh nhân là một qui trình diễn tiến và biến đổi diễn ra tại nhiều đơn vị nội trú (xem Thuật Từ) và ngoại trú (xem Thuật Từ) và phòng ban và phòng khám. Đánh giá bệnh nhân gồm 3 qui trình chính: • Thu thập thông tin và dữ liệu về tình trạng thể chất, tâm lý, xã hội và bệnh sử của bệnh nhân. • Phân tích dữ kiện (xem Thuật Từ) và thông tin, bao gồm các kết quả xét nghiệm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. • Phát triển kế hoạch chăm sóc (xem Thuật Từ) để đáp ứng những nhu cầu được xác định của bệnh nhân. Việc đánh giá bệnh nhân phù hợp khi nó xem xét bệnh lý, tuổi, nhu cầu sức khỏe và các yêu cầu hoặc sự lựa chọn của bệnh nhân. Những qui trình này được thực hiện hiệu quả nhất khi nhiều nhân viên chuyên môn y tế đảm trách bệnh nhân cùng nhau làm việc. Các Tiêu Chuẩn Sau đây là danh mục tất cả các tiêu chuẩn cho hoạt động này. Các tiêu chuẩn được nêu ở đây không bao gồm mục tiêu hay các yếu tố đánh giá để quí vị tiện tham khảo. Để biết thêm thông tin về các tiêu chuẩn này, vui lòng xem phần tiếp theo trong chương này, Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá. AOP.1 Tất cả bệnh nhân được chăm sóc bởi tổ chức có các nhu cầu chăm sóc sức khỏe được xác định qua một qui trình đánh giá được thiết lập. AOP.1.1 Tổ chức xác định phạm vi và nội dung đánh giá, dựa vào pháp luật và qui định và các tiêu chuẩn chuyên môn hiện hành. AOP.1.2 Việc đánh giá ban đầu của mỗi bệnh nhân bao gồm đánh giá về các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế, bao gồm thăm khám thực thể và bệnh sử. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ AOP.1.3 Các nhu cầu y khoa và điều dưỡng của bệnh nhân được xác định qua việc đánh giá ban đầu. AOP.1.3.1 Việc đánh giá y khoa và điều dưỡng ban đầu của bệnh nhân cấp cứu phù hợp với nhu cầu và bệnh lý của họ. AOP.1.4 Các đánh giá được hoàn tất trong khung thời gian do tổ chức qui định. AOP.1.4.1 Việc đánh giá y khoa ban đầu được hoàn tất trong vòng 24 giờ đầu sau khi bệnh nhân nhập viện nội trú hoặc sớm hơn do biểu hiện bệnh lý của bệnh nhân hoặc theo chính sách bệnh viện. AOP.1.5 Các kết quả đánh giá được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án và hiện hữu đối với những ai có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân. AOP.1.5.1 Việc đánh giá y khoa ban đầu được ghi nhận trước khi gây mê hoặc điều trị ngoại khoa. AOP.1.6 Bệnh nhân được sàng lọc về tình trạng dinh dưỡng và các nhu cầu chức năng và được tham vấn thêm về đánh giá và điều trị khi cần thiết. AOP.1.7 Tổ chức thực hiện việc đánh giá ban đầu mang tính cá nhân đối với các dân số đặc biệt được chăm sóc bởi tổ chức. AOP.1.8 Việc đánh giá ban đầu bao gồm việc xác định nhu cầu cho việc đánh giá chuyên khoa thêm. AOP.1.8.1 Việc đánh giá ban đầu bao gồm việc xác định nhu cầu về việc lập kế hoạch xuất viện. AOP.1.8.2 Tất cả bệnh nhân được sàng lọc đối với đau và được đánh giá khi bị đau. AOP.2 Tất cả bệnh nhân được đánh giá lại vào các khoảng thời gian phù hợp nhằm xác định sự đáp ứng của họ đối với điều trị và nhằm lập kế hoạch cho điều trị tiếp tục hoặc xuất viện. AOP.3 Các cá nhân có chuyên môn thực hiện việc đánh giá và đánh giá lại. AOP.4 Các bác sĩ, điều dưỡng viên và các cá nhân khác và dịch vụ đảm trách việc chăm sóc bệnh nhân phối hợp phân tích và tổng hợp việc đánh giá bệnh nhân. AOP.4.1 Các nhu cầu chăm sóc quan trọng và cấp bách nhất được xác định. AOP.5 Các dịch vụ xét nghiệm hiện hữu để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, và tất cả các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ AOP.5.1. Một chương trình an toàn phòng xét nghiệm hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận. AOP.5.2 Các cá nhân được tập huấn đầy đủ, có kỹ năng, định hướng và kinh nghiệm thực hiện và đọc các kết quả xét nghiệm. AOP.5.3 Các kết quả xét nghiệm được trả theo lịch do tổ chức xác định. AOP.5.4 Tất cả các trang thiết bị được sử dụng cho xét nghiệm thường xuyên được thẩm định, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn và ghi nhận phù hợp được duy trì cho những hoạt động này. AOP.5.5 Các thuốc thử thiết yếu và các hàng khác thường xuyên hiện hữu. AOP.5.6 Các thủ tục thu thập, xác định, xử lý, vận chuyển an toàn và thải bỏ các mẫu xét nghiệm được tuân thủ. AOP.5.7 Các tiêu chuẩn và các trị số giới hạn được thiết lập được sử dụng để đọc và báo kết quả xét nghiệm lâm sàng. AOP.5.8 Một cá nhân có chuyên môn có nhiệm vụ quản lý dịch vụ xét nghiệm lâm sàng hoặc dịch vụ giải phẩu bệnh. AOP.5.9 Các thủ tục kiểm soát chất lượng hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận. AOP.5.9.1 Có một qui trình cho việc kiểm tra mức độ chuẩn xác. AOP.5.10 Tổ chức thường xuyên tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng đối với tất cả các nguồn dịch vụ xét nghiệm bên ngoài. AOP.5.11 Tổ chức tham vấn chuyên gia về ngành chẩn đoán chuyên khoa khi cần thiết. AOP.6 Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học hiệu hữu để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, và tất cả những dịch vụ này đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. AOP.6.1 Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được cung cấp bởi tổ chức hoặc sẵn sàng hiện hữu qua việc thỏa thuận với các nguồn bên ngoài. AOP.6.2 Một chương trình an toàn phóng xạ hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận. AOP.6.3 Các cá nhân được tập huấn đầy đủ, có kỹ năng, định hướng và kinh nghiệm thực hiện các chẩn đoán hình ảnh, đọc và báo các kết quả xét nghiệm. AOP.6.4 Các kết quả chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được trả theo lịch do tổ chức qui định. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ AOP.6.5 Tất cả các trang thiết bị được sử dụng để thực hiện chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học thường xuyên được thẩm định, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn và ghi nhận phù hợp được duy trì cho những hoạt động này. AOP.6.6 Phim x-quang và các nguồn khác thường xuyên hiện hữu. AOP.6.7 Một cá nhân có chuyên môn có nhiệm vụ quản lý dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học AOP.6.8 Các thủ tục kiểm soát chất lượng hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận AOP.6.9 Tổ chức thường xuyên tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng đối với tất cả các nguồn dịch vụ chẩn đoán bên ngoài. AOP.6.10 Tổ chức tham vấn chuyên gia về ngành chẩn đoán chuyên khoa khi cần thiết. Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá Tiêu Chuẩn AOP.1 Tất cả bệnh nhân được chăm sóc bởi tổ chức có các nhu cầu chăm sóc sức khỏe được xác định qua một qui trình đánh giá được thiết lập. Mục Tiêu của AOP.1 Khi một bệnh nhân nhập viện để được chăm sóc (ACC.1), sau đó nhân viên cần đánh giá tổng thể bệnh nhân để thiết lập lý do tại sao bệnh nhân vào viện. Thông tin cụ thể mà tổ chức yêu cầu tại giai đoạn này, và thủ tục để có nó, phụ thuộc vào các nhu cầu của bệnh nhân và bệnh cảnh mà chăm sóc được cung cấp, ví dụ, chăm sóc nội trú hoặc ngoại trú. Chính sách và thủ tục của tổ chức xác định qui trình này hoạt động như thế nào và thông tin nào cần được thu thập và ghi nhận. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1 ❒ 1. Chính sách và thủ tục của tổ chức xác định thông tin đánh giá được thu thập cho bệnh nhân nội trú. ❒ 2. Chính sách và thủ tục của tổ chức xác định thông tin đánh giá được thu thập cho bệnh nhân ngoại trú. ❒ 3. Chính sách tổ chức xác định thông tin được ghi nhận cho việc đánh giá. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn AOP.1.1 Tổ chức xác định phạm vi và nội dung đánh giá, dựa vào pháp luật và qui định và các tiêu chuẩn chuyên môn hiện hành. Mục Tiêu của AOP.1.1 Để đánh giá nhu cầu bệnh nhân một cách nhất quán, tổ chức xác định, trong các chính sách, phạm vi và nội dung đánh giá được thực hiện bởi các bác sĩ, điều dưỡng viên và các lĩnh vực lâm sàng khác. Bất cứ mọi hình thức đánh giá được sử dụng cho việc đánh giá phản ánh chính sách này. Tổ chức xác định các hoạt động đánh giá trong cả bệnh cảnh nội trú và ngoại trú mà chăm sóc được cung cấp. Tổ chức xác định những nhân tố chung cho tất cả các đánh giá, và xác định sự khác biệt, khi được phép trong phạm vi của việc đánh giá dịch vụ chuyên khoa và đa khoa. Việc đánh giá được xác định trong chính sách có thể được hoàn tất bởi nhiều hơn một cá nhân chuyên môn (xem Thuật Từ) và ở các thời điểm khác nhau. Tất cả nội dung phải hiện hữu khi điều trị bắt đầu. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.1 ❒ 1. Phạm vi và nội dung của việc đánh giá bởi mỗi chuyên khoa lâm sàng được xác định trong các chính sách. (xem ASC.4, ME 1) ❒ 2. Phạm vi và nội dung của việc đánh giá được thực hiện trong bệnh cảnh nội trú và ngoại trú được xác định trong các chính sách. Tiêu Chuẩn AOP.1.2 Việc đánh giá ban đầu của mỗi bệnh nhân bao gồm đánh giá về các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế, bao gồm thăm khám thực thể và bệnh sử. Mục Tiêu của AOP.1.2 Việc đánh giá ban đầu của một bệnh nhân, ngoại trú hoặc nội trú quan trọng đối với việc xác định nhu cầu và khởi đầu qui trình chăm sóc. Việc chăm sóc ban đầu cung cấp thông tin để • hiểu được chăm sóc mà bệnh nhân đang tìm kiếm; Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ • lựa chọn chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân; • hình thành chẩn đoán sơ bộ; và • nắm được đáp ứng của bệnh nhân với mọi chăm sóc trước đó. Để cung cấp thông tin này, đánh giá ban đầu bao gồm đánh giá tình trạng y khoa của bệnh nhân thông qua khám thực thể và bệnh sử. Đánh giá tâm lý xác định tình trạng cảm xúc của bệnh nhân (ví dụ, nếu bệnh nhân bị trầm cảm, sợ hãi hoặc hung hăng và có thể gây hại cho chính họ hoặc người khác). Thu thập thông tin xã hội về một bệnh nhân không có mục đích “phân loại” bệnh nhân. Đúng hơn, tình trạng xã hội, văn hóa, gia đình và kinh tế là những nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của bệnh nhân đối với bệnh lý và điều trị. Gia đình có thể giúp ích trong các khâu đánh giá và trong việc hiểu được sự mong muốn và lựa chọn của bệnh nhân trong qui trình đánh giá. Tình trạng kinh tế được đánh giá như một phần trong đánh giá xã hội và được đánh giá riêng biệt khi bệnh nhân và gia đình có trách nhiệm chi trả toàn bộ hoặc một phần cho việc chăm sóc khi nằm viện nội trú hoặc sau đó xuất viện. Nhân tố quan trọng nhất là việc đánh giá được hoàn tất và hiện hữu (xem MCI.7, ME 2) đối với những ai chăm sóc bệnh nhân. (xem AOP.1.8.2, ME 1 liên quan đến việc đánh giá đau.) Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.2 ❒ 1.Tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú được đánh giá ban đầu vốn đáp ứng chính sách tổ chức. ❒ 2. Đánh giá tình trạng y khoa của bệnh nhân bao gồm khám thực thể và bệnh sử phù hợp với phạm vi và nội dung được xác định trong chính sách bệnh viện. ❒ 3. Mỗi bệnh nhân được đánh giá tâm lý ban đầu phù hợp với nhu cầu của họ. ❒ 4. Mỗi bệnh nhân được đánh giá tình trạng xã hội và kinh tế ban đầu phù hợp với nhu cầu của họ. ❒ 5. Việc đánh giá ban đầu giúp nắm được mọi chăm sóc trước đó và chăm sóc mà hiện tại bệnh nhân đang tìm kiếm. ❒ 6. Việc đánh giá ban đầu giúp lựa chọn thiết lập tốt nhất cho chăm sóc. ❒ 7. Việc đánh giá ban đầu giúp chẩn đoán sơ bộ. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn AOP.1.3 Các nhu cầu y khoa và điều dưỡng của bệnh nhân được xác định qua việc đánh giá ban đầu. AOP.1.3.1 Việc đánh giá y khoa và điều dưỡng ban đầu của bệnh nhân cấp cứu phù hợp với nhu cầu và bệnh lý của họ. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Mục Tiêu của AOP.1.3 and AOP.1.3.1 Kết quả đầu tiên (xem Thuật Từ) từ việc đánh giá ban đầu về bệnh nhân là sự hiểu biết về các nhu cầu y khoa và điều dưỡng để bắt đầu chăm sóc và điều trị. Để đạt được điều này, tổ chức xác định phạm vi và nội dung của việc đánh giá y khoa và điều dưỡng và các đánh giá khác (AOP.1.1), khung thời gian để hoàn thành việc đánh giá (AOP.1.4) và các yêu cầu lưu hồ sơ cho việc đánh giá (AOP.1.5). Trong khi việc đánh giá y khoa và điều dưỡng diễn ra trước việc chăm sóc, có thể cần đánh giá thêm bởi các nhân viên cung cấp chăm sóc khác bao gồm đánh giá đặc biệt (AOP.1.8), và đánh giá mang tính cá nhân (AOP.1.7). Những đánh giá này phải được kết hợp (AOP.4) và các nhu cầu chăm sóc khẩn cấp nhất được xác định (AOP.4.1). Trong trường hợp cấp cứu, việc đánh giá y khoa và điều dưỡng ban đầu có thể giới hạn đối với nhu cầu và bệnh lý rõ ràng của bệnh nhân. Đồng thời, khi không đủ thời gian để ghi nhận bệnh sử và khám thực thể hoàn chỉnh về một bệnh nhân cấp cứu cần phẩu thuật, ghi chú chẩn đoán tiền phẫu được ghi nhận trước cuộc phẫu thuật. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.3 ❒ 1. Việc đánh giá ban đầu giúp xác định các nhu cầu y khoa của bệnh nhân. ❒ 2. Các nhu cầu y khoa được xác định dựa trên bệnh sử và thăm khám thực thể được ghi nhận cũng như các đánh giá khác được yêu cầu căn cứ vào chính sách bệnh viện. ❒ 3.. Việc đánh giá ban đầu giúp xác định các nhu cầu điều dưỡng của bệnh nhân. ❒ 4. Các nhu cầu chăm sóc điều dưỡng của bệnh nhân được xác định dựa vào đánh giá được ghi nhận của điều dưỡng viên, đánh giá y khoa và các đánh giá khác được yêu cầu căn cứ vào chính sách bệnh viện. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.3.1 ❒ 1. Đối với bệnh nhân cấp cứu, đánh giá y khoa phù hợp với nhu cầu và bệnh lý của họ. ❒ 2. Đối với bệnh nhân cấp cứu, đánh giá điều dưỡng phù hợp với nhu cầu và bệnh lý của họ. ❒ 3. Nếu cuộc phẫu thuật được thực hiện, ít nhất có ghi chú tóm tắt và chẩn đoán tiền phẫu được lưu hồ sơ trước khi phẫu thuật. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn AOP.1.4 Các đánh giá được hoàn tất trong khung thời gian do tổ chức qui định. Mục Tiêu của AOP.1.4 Để bắt đầu điều trị đúng cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, đánh giá ban đầu phải được hoàn tất càng nhanh càng tốt. Tổ chức chăm sóc y tế (xem Thuật Từ) xác định khung thời gian để hoàn tất việc đánh giá, đặc biệt đánh giá y khoa và điều dưỡng. Khung thời gian chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh nhân do tổ chức chăm sóc, sự phức tạp và thời lượng chăm sóc, và tính biến đổi bệnh lý bao quanh việc chăm sóc. Nhận biết được điều này, tổ chức có thể thiết lập các khung thời gian khác nhau cho việc đánh giá các khâu hoặc dịch vụ khác nhau. Khi việc đánh giá được hoàn tất một phần hoặc toàn bộ bên ngoài tổ chức (ví dụ, tại phòng của một phẫu thuật viên tư vấn), triệu chứng thực thể được tái kiểm tra và/hoặc xác minh khi nhập viện nội trú, phù hợp với thời gian giữa việc đánh giá bên ngoài và nhập viện (xem AOP.1.4.1), bản chất quan trọng của các triệu chứng thực thể, tính phức tạp của bệnh nhân và hướng chăm sóc và điều trị (ví dụ, tái kiểm tra xác nhận sự rõ ràng của việc chẩn đoán và mọi thủ thuật hoặc điều trị được lập kế hoạch, sự hiện diện của hình X-quang cần trong phẫu thuật, mọi thay đổi về bệnh lý bệnh nhân chẳng hạn như kiểm soát đường huyết và xác định mọi xét nghiệm quan trọng mà có thể cần làm lại). Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.4 ❒ 1. Các khung thời gian phù hợp cho việc thực hiện đánh giá được thiết lập cho tất cả các khâu và dịch vụ. ❒ 2. Các đánh giá được hoàn tất trong khung thời gian do tổ chức thiết lập. ❒ 3.Các triệu chứng thực thể của tất cả các đánh giá được thực hiện bên ngoài tổ chức được tái đánh giá và/ hoặc xác minh vào thời điểm nhập viện đối với tình trạng bệnh nhân nội trú. (xem AOP.1.4.1 cho việc cập nhật và làm lại các phần đánh giá y khoa hơn 30 ngày trước đó; xem MCI.6, ME 1) Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn AOP.1.4.1 Việc đánh giá y khoa và điều dưỡng ban đầu được hoàn tất trong vòng 24 giờ đầu sau khi bệnh nhân nhập viện nội trú hoặc sớm hơn do biểu hiện bệnh lý của bệnh nhân hoặc theo chính sách bệnh viện. Mục Tiêu của AOP.1.4.1 Việc đánh giá y khoa và điều dưỡng ban đầu được hoàn tất trong vòng 24 giờ đầu sau khi bệnh nhân nhập viện và hiện hữu cho việc sử dụng bởi tất cả những ai chăm sóc cho bệnh nhân. Khi bệnh lý của bệnh nhân biểu hiện, việc đánh giá y khoa và điều dưỡng ban đầu được thực hiện và hiện hữu sớm hơn. Do đó, bệnh nhân cấp cứu được đánh giá ngay lập tức, và chính sách có thể xác định rằng các nhóm bệnh nhân khác được đánh giá sớm hơn 24 giờ. Khi việc đánh giá y khoa ban đầu được thực hiện tại phòng tư của bác sĩ hoặc cơ sở ngoại trú khác trước khi được chăm sóc trong tổ chức với tư cách là một bệnh nhân nội trú, việc đánh giá phải trong vòng 30 ngày trước đó. Nếu vào thời điểm nhập viện nội trú, đánh giá y khoa lâu hơn 30 ngày, bệnh sử phải được cập nhật và khám thực thể được thực hiện lại. Đối với các đánh giá y khoa được thực hiện trong vòng 30 ngày trước khi nhập viên, bất cứ mọi thay đổi quan trọng về bệnh lý của bệnh nhân kể từ khi đánh giá được ghi nhận lúc nhập viện. Việc cập nhập và/hoặc tái thăm khám này có thể được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân có chuyên môn nào. (xem bảng mục tiêu của AOP.4) Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.4.1 ❒ 1. Việc đánh giá y khoa ban đầu được hoàn tất trong vòng 24 giờ đầu sau khi bệnh nhân nhập viện nội trú hoặc sớm hơn do biểu hiện bệnh lý của bệnh nhân hoặc theo chính sách bệnh viện. ❒ 2. Việc đánh giá điều dưỡng ban đầu được hoàn tất trong vòng 24 giờ đầu sau khi bệnh nhân nhập viện nội trú hoặc sớm hơn do biểu hiện bệnh lý của bệnh nhân hoặc theo chính sách bệnh viện. ❒ 3. Các đánh giá y khoa ban đầu được thực hiện trước khi nhập viện nội trú hoặc trước một thủ tục ngoại trú trong tổ chức, không hơn 30 ngày hoặc bệnh sử được cập nhận và thăm khám thực thể được thực hiện lại. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 4. Đối với các đánh giá y khoa được thực hiện trong vòng 30 ngày, bất cứ mọi thay đổi quan trọng về bệnh lý của bệnh nhân kể từ khi đánh giá được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án lúc nhập viện nội trú. Tiêu Chuẩn AOP.1.5 Các kết quả đánh giá được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án và hiện hữu đối với những ai có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân. Mục Tiêu của AOP.1.5 Các kết quả đánh giá được sử dụng qua qui trình chăm sóc để đánh giá tiến triển của bệnh nhân và nắm được nhu cầu cần tái đánh giá. Do đó, điều cần thiết là các đánh giá về y khoa, điều dưỡng và các đánh giá có ý nghĩa khác được lưu lại tốt và có thể xem lại dễ dàng và nhanh chóng trong hồ sơ bệnh án hoặc vị trí được chuẩn hóa khác và được sử dụng bởi những ai chăm sóc bệnh nhân. Đặc biệt, việc đánh giá y khoa và điều dưỡng của bệnh nhân được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án trong vào 24 giờ đầu nhập viện nội trú. Điều này không loại trừ việc cất giữ các đánh giá chi tiết khác ở các vị trí riêng biệt so với hồ sơ bệnh án với điều kiện chúng vẫn có thể tiếp cận được bởi các những ai chăm sóc bệnh nhân. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.5 ❒ 1. Các kết quả đánh giá được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án ❒ 2. Những ai chăm sóc bệnh nhân có thể tìm thấy và xem lại các đánh giá khi cần trong hồ sơ bệnh án hoặc vị trí được chuẩn hóa có thể tiếp cận khác. (xem MCI.7, ME 2) ❒ 3. Việc đánh giá y khoa của bệnh nhân được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án trong vào 24 giờ đầu nhập viện. ❒ 4. Việc đánh giá điều dưỡng của bệnh nhân được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án trong vào 24 giờ đầu nhập viện. Tiêu Chuẩn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ AOP.1.5.1 Việc đánh giá y khoa ban đầu được ghi nhận trước khi gây mê hoặc điều trị ngoại khoa Mục Tiêu của AOP.1.5.1 Các kết quả của việc đánh giá y khoa và bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án trước khi gây mê hoặc phẫu thuật. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.5.1 ❒ 1. Bệnh nhân được lên kế hoạch phẫu thuật được đánh giá y khoa trước khi phẫu thuật (xem ASC.7, ME 2) ❒ 2. Đánh giá y khoa của bệnh nhân phẫu thuật được ghi nhận trước khi phẫu thuật. Tiêu Chuẩn AOP. Bệnh nhân được sàng lọc về tình trạng dinh dưỡng và các nhu cầu chức năng và được tham vấn thêm về đánh giá và điều trị khi cần thiết. Mục Tiêu của AOP.1.6 Thông tin được thu thập khi đánh giá y khoa và/hoặc điều dưỡng ban đầu, qua việc áp dụng các tiêu chuẩn sàng lọc (xem Thuật Từ), có thể cho biết bệnh nhân cần đánh giá thêm hoặc sâu hơn nữa về tình trạng dinh dưỡng hoặc tình trạng chức năng (xem Thuật Từ) bao gồm đánh giá nguy cơ té ngã. Đánh giá sâu hơn có thể cần thiết để xác định những bệnh nhân cần can thiệp dinh dưỡng, và bệnh nhân cần các dịch vụ phục hồi (xem Thuật Từ) hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động chức năng độc lập hoặc ở mức tiềm năng cao nhất của họ. Cách hiệu quả nhất để xác định bệnh nhân có nhu cầu dinh dưỡng (xem Thuật Từ) hoặc chức năng là thông qua các tiêu chuẩn sàng lọc. Ví dụ, hình thức đánh giá điều dưỡng ban đầu có thể bao gồm các tiêu chuẩn này. Trong mỗi trường hợp, các tiêu chuẩn sàng lọc được phát triển bởi các cá nhân có chuyên môn có thể đánh giá thêm và nếu cần thiết, cung cấp bất kỳ điều trị được yêu cầu. Ví dụ, các tiêu chuẩn sàng lọc đối với nguy cơ dinh dưỡng có thể được phát triển bởi các điều dưỡng viên người sẽ áp dụng các tiêu chuẩn này, các chuyên gia dinh dưỡng người sẽ cung cấp can thiệp về chế độ ăn được khuyên dùng và các nhà dinh dưỡng có thể kết hợp các nhu cầu dinh dưỡng với các nhu cầu khác của bệnh nhân. (xem COP.5) Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.6 ❒ 1. Các cá nhân có chuyên môn phát triển các tiêu chuẩn để xác định bệnh nhân cần đánh giá về dinh dưỡng thêm nữa. ❒ 2. Các bệnh nhân được sàng lọc về nguy cơ dinh dưỡng như một phần trong đánh giá ban đầu. ❒ 3. Các bệnh nhân có nguy cơ về các vấn đề dinh dưỡng căn cứ theo các tiêu chuẩn này được đánh giá về dinh dưỡng. ❒ 4. Các cá nhân có chuyên môn phát triển các tiêu chuẩn để xác định bệnh nhân cần đánh giá về chức năng thêm nữa. (xem Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc 6, ME 1, liên quan đến đánh giá nguy cơ té ngã) ❒ 5. Các bệnh nhân được sàng lọc về nhu cầu đánh giá chức năng thêm nữa như một phần trong đánh giá ban đầu.. ((xem Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc 6, ME 2) ❒ 6. Bệnh nhân cần đánh giá chức năng căn cứ theo các tiêu chuẩn này được tham vấn về đánh giá này. Tiêu Chuẩn AOP.1.7 Tổ chức thực hiện việc đánh giá ban đầu mang tính cá nhân đối với các dân số đặc biệt được chăm sóc bởi tổ chức. Mục Tiêu của AOP.1.7 Đánh giá ban đầu về dân số bệnh nhân nào đó trong cộng đồng của tổ chức yêu cầu rằng qui trình chăm sóc được điều chỉnh. Việc điều chỉnh này dựa trên đặc tính của mỗi dân số bệnh nhân hoặc tình huống đặc biệt. Mỗi tổ chức xác định những dân số và tình huống đặc biệt được thể hiện trong số bệnh nhân của tổ chức và qui trình đánh giá được điều chỉnh hợp lý. Đặc biệt, đối với dân số do tổ chức phục vụ, tổ chức thực hiện đánh giá mang tính cá nhân này đối với • những bệnh nhân rất trẻ; • người già yếu; • những bệnh nhân bệnh giai đoạn cuối và bị đau; • phụ nữ sinh đẻ; • bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc hoặc tâm thần; Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ • bệnh nhân nghi ngờ nghiện ma túy và/hoặc rượu; và • các nạn nhân bị lạm dụng và bỏ bê. Việc đánh giá bệnh nhân nghi ngờ bị nghiện ma túy và/hoặc rượu và các nạn nhân bị lạm dụng và bỏ bê được hình thành bởi văn hóa của dân số bệnh nhân. Những đánh giá này không phải là một qui trình tìm kiếm ca bệnh chủ động. Đúng hơn, đánh giá về những bệnh nhân này đáp ứng nhu cầu và bệnh của họ theo cách được chấp nhận về mặt văn hóa và bảo mật. Qui trình đánh giá được điều chỉnh phù hợp với luật pháp và qui định địa phương và các tiêu chuẩn chuyên môn liên quan đến những dân số và tình huống này và thu hút gia đình tham gia khi phù hợp hoặc cần thiết. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.7 ❒ 1. Tổ chức xác định những dân số bệnh nhân và tình huống đặc biệt mà qua đó qui trình đánh giá ban đầu được điều chỉnh. ❒ 2. Những dân số bệnh nhân đặc biệt này, bao gồm những dân số liên quan được ghi chú trong bảng mục tiêu, được đánh giá mang tính cá nhân. Tiêu Chuẩn AOP.1.8 Việc đánh giá ban đầu bao gồm việc xác định nhu cầu cho việc đánh giá chuyên khoa thêm. Mục Tiêu của AOP.1.8 Qui trình đánh giá ban đầu có thể xác định nhu cầu cho việc đánh giá khác chẳng hạn như về răng, thính lực và ngôn ngữ và v.v. Tổ chức giới thiệu bệnh nhân cho những đánh giá này khi có trong tổ chức hoặc cộng đồng. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.8 ❒ 1. Khi xác định nhu cầu cho việc đánh giá chuyên khoa thêm, bệnh nhân được tham vấn bên trong hoặc bên ngoài tổ chức. (xem ACC.3, ME 2) ❒ 2. Các đánh giá chuyên khoa được thực hiện trong tổ chức được hoàn tất và ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn AOP.1.8.1 Việc đánh giá ban đầu bao gồm việc xác định nhu cầu về việc lập kế hoạch xuất viện. Mục Tiêu của AOP.1.8.1 Sự liên tục trong chăm sóc (xem Thuật Từ) cần sự chuẩn bị và đánh giá đặc biệt đối với một số bệnh nhân, chẳng hạn như đối với việc lập kế hoạch xuất viện. Tổ chức phát triển một cơ chế, chẳng hạn như danh sách các tiêu chuẩn, nhằm xác định những bệnh nhân mà đối với họ việc lập kế hoạch xuất viện quan trọng do tuổi, mất khả năng vận động, các nhu cầu y khoa và điều dưỡng liên tục, cần hỗ trợ với các hoạt động sống hằng ngày, v.v. Vì việc sắp xếp cho xuất viện có thể cần một khoảng thời gian, qui trình đánh giá và qui trình lập kế hoạch được khởi động càng sớm càng tốt sau khi nhập viên nội trú. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.8.1 ❒ 1. Có một qui trình nhằm xác định những bệnh nhân mà đối với họ việc lập kế hoạch xuất viện quan trọng. (xem ACC.3, ME 2) ❒ 2. Việc lập kế hoạch cho xuất viện cho những bệnh nhan này bắt đầu sớm sau khi nhập viên nội trú. (xem ACC.3, ME 4) Tiêu Chuẩn AOP.1.8.2 Tất cả bệnh nhân được sàng lọc đối với đau và được đánh giá khi bị đau. Mục Tiêu của AOP.1.8.2 Trong quá trình đánh giá ban đầu và tái đánh giá, tổ chức xác định bệnh nhân bị đau. Khi đau được xác định, bệnh nhân có thể được điều trị trong tổ chức hoặc tham vấn điều trị. Phạm vi điều trị căn cứ vào việc chăm sóc và các dịch vụ được cung cấp. Khi bệnh nhân được điều trị trong tổ chức, một cuộc đánh giá toàn diện hơn được thực hiện. Cuộc đánh giá này phù hợp với tuổi của bệnh nhân và đánh giá cường độ và tính chất đau chẳng hạn như, kiểu đau, tần số, vị trí và thời gian kéo dài. Cuộc đánh giá này được ghi Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ nhận theo cách hỗ trợ tái đánh giá và theo dõi thường xuyên căn cứ vào các tiêu chuẩn được phát triển bởi tổ chức và các nhu cầu của bệnh nhân. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.1.8.2 ❒ 1. Bệnh nhân được sàng lọc đối với đau. (xem COP.6, ME 1) ❒ 2. Khi đau được xác định, bệnh nhân được tham vấn, một cuộc đánh giá toàn diện hơn được thực hiện, phù hợp với tuổi của bệnh nhân và đánh giá cường độ và tính chất đau chẳng hạn như kiểu đau, tần số, vị trí và thời gian đau. ❒ 3. Cuộc đánh giá này được ghi nhận theo cách hỗ trợ tái đánh giá và theo dõi thường xuyên căn cứ vào các tiêu chuẩn được phát triển bởi tổ chức và các nhu cầu của bệnh nhân. Tiêu Chuẩn AOP.2 Tất cả bệnh nhân được đánh giá lại vào các khoảng thời gian phù hợp nhằm xác định sự đáp ứng của họ đối với điều trị và nhằm lập kế hoạch cho điều trị tiếp tục hoặc xuất viện. Mục Tiêu của AOP.2 Việc tái đánh giá bởi tất cả các nhà cung cấp chăm sóc của bệnh nhân là chìa khóa để hiểu liệu rằng các quyết định chăm sóc có phù hợp và hiệu quả hay không. Bệnh nhân được tái đánh giá qua qui trình chăm sóc vào các khoảng thời gian phù hợp với nhu cầu của họ và kế hoạch chăm sóc hoặc được xác định trong chính sách và thủ tục của tổ chức. Kết quả của việc tái chăm sóc này được ghi chú trong hồ sơ bệnh án cho việc cung cấp thông tin và sử dụng cho tất cả những ai chăm sóc bệnh nhân. Việc tái đánh giá bởi một bác sĩ cần thiết đối với chăm sóc bệnh nhân tiếp tục. Bác sĩ đánh giá bệnh nhân chăm sóc cấp tính hằng ngày, kể cả cuối tuần. Tổ chức có thể sử dụng các tiêu chuẩn dựa trên sinh lý (xem Thuật Từ), xác định các hoàn cảnh độc nhất, hoặc xác định loại bệnh nhân hoặc dân số bệnh nhân qua đó thời gian tái đánh giá ít thường xuyên hơn hằng ngày. Do đó, việc tái đánh giá ít thường xuyên hơn có thể phù hợp với bệnh nhân trong các đơn vị phục hồi, sau một cuộc sinh thường, bệnh nhân phẫu thuật nhỏ miệng và hàm mặt hoặc bệnh nhân trong các đơn vị chăm sóc tâm thân dài hạn hoặc các đơn vị tương tự khác, trong đó tiêu chuẩn chăm sóc là các dịch vụ y khoa và điều dưỡng ít đặc biệt. Các tiêu chuẩn, hoàn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ cảnh, loại bệnh nhân hoặc dân số bệnh nhân và thời kỳ tái đánh giá phù hợp được xác định trong chính sách. Việc tái đánh giá được thực hiện và kết quả được đưa vào hồ sơ bệnh án • vào các khoảng thời gian thường xuyên trong quá trình chăm sóc (ví dụ, nhân viên điều dưỡng ghi nhận định kỳ dấu sinh hiệu khi cần dựa vào tình trạng bệnh của bệnh nhân); • hằng ngày bởi bác sĩ cho các bệnh nhân chăm sóc cấp tính hoặc ít thường xuyên hơn như được mô tả trong chính sách tổ chức; • nhằm đáp ứng lại sự thay đổi có nhiều tình trạng bệnh của bệnh nhân; • nếu chẩn đoán của bệnh nhân thay đổi và nhu cầu chăm sóc cần lập kế hoạch điều chỉnh; và • để xác định liệu rằng thuốc và các điều trị khác có thành công hay không và bệnh nhân có thể được thuyên chuyển hoặc xuất viện hay không. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.2 ❒ 1. Bệnh nhân được tái đánh giá để xác định đáp ứng của họ với điều trị. (xem ASC.5.3, ME 1; MMU.7, ME 1; COP.5, ME 3; và ASC.7.3, MEs 1 và 2) ❒ 2. Bệnh nhân được đánh giá lại nhằm lập kế hoạch cho điều trị tiếp tục hoặc xuất viện. (xem ACC.3, MEs 2 và 3; và COP.7.1, ME 2) ❒ 3. Bệnh nhân được tái đánh giá vào các khoảng thời gian phù hợp với tình trạng bệnh của họ và kế hoạch chăm sóc và các nhu cầu cá nhân hoặc căn cứ theo chính sách và thủ tục của tổ chức. (xem ASC.3, ME 1) ❒ 4. Bác sĩ tái đánh giá bệnh nhân hằng ngày, kể cả cuối tuần, trong giai đoạn cấp của việc chăm sóc và điều trị. ❒ 5. Chính sách tổ chức xác định các trường hợp, hoặc xác định loại bệnh nhân hoặc dân số bệnh nhân qua đó thời gian tái đánh giá có thể ít thường xuyên hơn hằng ngày và xác định khoảng thời gian tái đánh giá cho nhứng bệnh nhân này. ❒ 6. Việc tái đánh giá được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. Tiêu Chuẩn AOP.3 Các cá nhân có chuyên môn thực hiện việc đánh giá và đánh giá lại. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Mục Tiêu của AOP.3 Việc đánh giá và tái đánh giá bệnh nhân là các qui trình quan trọng cần đào tạo, tập huấn, kiến thức và các kỹ năng đặc biệt. Do đó, đối với mỗi loại đánh giá, những cá nhân có chuyên môn thực hiện đánh giá được xác định và nhiệm vụ của họ được xác định bằng văn bảng. Đặc biệt, những có nhân có chuyên môn thực hiện việc đánh giá cấp cứu hoặc đánh giá về nhu cầu điều dưỡng được xác định rõ ràng. Việc đánh giá được thực hiện bởi mỗi khoa trong phạm vi thực hành (xem Thuật Từ), giấy phép (xem Thuật Từ), luật pháp và qui định hiện hành hoặc giấy chứng nhận (xem Thuật Từ). Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.3 ❒ 1. Các cá nhân có chuyên môn thực hiện việc đánh giá và đánh giá lại được xác định bởi tổ chức. ❒ 2. Chỉ những cá nhân được phép bởi giấy phép, luật pháp và qui định hiện hành hoặc giấy chứng nhận thực hiện việc đánh giá bệnh nhân. ❒ 3. Đánh giá cấp cứu được thực hiện bởi các cá nhân có chuyên môn. ❒ 4. Đánh giá điều dưỡng được thực hiện bởi các cá nhân có chuyên môn. ❒ 5. Những cá nhân có chuyên môn thực hiện đánh giá và tái đánh giá có nhiệm vụ của họ được xác định bằng văn bảng.(xem SQE.1.1, MEs 1 và 2 và SQE.10, ME 1) Tiêu Chuẩn AOP.4 Các bác sĩ, điều dưỡng viên và các cá nhân khác và dịch vụ đảm trách việc chăm sóc bệnh nhân phối hợp phân tích và tổng hợp việc đánh giá bệnh nhân. AOP.4.1 Các nhu cầu chăm sóc quan trọng và cấp bách nhất được xác định. Mục Tiêu của AOP.4 and AOP.4.1 Bệnh nhân có thể trải qua nhiều loại đánh giá bên ngoài và bên trong tổ chức bởi nhiều phòng ban và dịch vụ khác nhau. Kết quả, có nhiều thông tin khác nhau, kết quả xét nghiệm và dữ kiện khác (xem Thuật Từ) trong hồ sơ bệnh án. (xem trong bảng mục tiêu của AOP.1.4.1) Bệnh nhân có lợi nhiều nhất khi nhân viên đảm trách bệnh nhân cùng nhau làm việc để phân tích các kết quả đánh giá và kết hợp thông tin này để vẽ thành một bức tranh tổng thể về Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ tình trạng bệnh của bệnh nhân. Từ việc phối hợp này, nhu cầu bệnh nhân được xác định, thứ tự quan trọng được thiết lập, và các quyết định chăm sóc được đưa ra. Việc kết hợp kết quả tại điểm này sẽ hỗ trợ điều phối việc cung cấp chăm sóc. (xem COP.2) Qui trình làm việc phối hợp đơn giản và không chính thức khi các nhu cầu của bệnh nhân không phức tạp. Các cuộc họp tổ điều trị, các hội nghị cho bệnh nhân và các tua lâm sàng chính thức có thể phù hợp cho những bệnh nhân có các nhu cầu phức tạp và không rõ ràng. Bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và những người khác đưa ra quyết định thay cho bệnh nhân được tham gia thích hợp vào quá trình ra quyết định. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.4 ❒ 1. Dữ kiện và thông tin đánh giá bệnh nhân được phân tích và tổng hợp. (xem COP.1, ME 1) ❒ 2. Những ai đảm trách việc chăm sóc bệnh nhân tham gia vào qui trình này. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.4.1 ❒ 1. Các nhu cầu bệnh nhân được thiết lập thứ tự ưu tiên dựa trên các kết quả đánh giá. ❒ 2 Bệnh nhân và gia đình được thông báo về các kết quả của qui trình đánh giá và bất kỳ chẩn đoán được xác định khi phù hợp. (xem PFR.2.1, ME 1) ❒ 3. Bệnh nhân và gia đình được thông báo về hướng chăm sóc và điều trị và tham gia vào các quyết định về các nhu cầu ưu tiên được đáp ứng. (xem PFR.2.1, MEs 2 và 4 và ACC.1.2, ME 5) Các Dịch Vụ Xét Nghiệm Tiêu Chuẩn AOP.5 Các dịch vụ xét nghiệm hiện hữu để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, và tất cả các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Mục Tiêu của AOP.5 Tổ chức có một hệ thống cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, bao gồm các dịch vụ giải phẩu bệnh lâm sàng (xem Thuật Từ), được yêu cầu bởi dân số bệnh nhân, các dịch vụ lâm sàng được cung cấp và các nhu cầu của nhân viên chăm sóc y tế. Các dịch vụ xét nghiệm được tổ chức và cung cấp theo cách đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. Các dịch vụ xét nghiệm, bao gồm những dịch vụ cần cho các ca cấp cứu, có thể được cung cấp trong tổ chức, thông qua thỏa thuận với tổ chức khác, hoặc cả hai. Các dịch vụ xét nghiệm hiện hữu sau giờ hoạt động bình thường cho những ca cấp cứu. Các nguồn bên ngoài thuận tiện cho bệnh nhân tiếp cận. Tổ chức lựa chọn các nguồn bên ngoài dựa trên kiến nghị của giám đốc hoặc cá nhân phụ trách các dịch vụ xét nghiệm. Các nguồn xét nghiệm bên ngoài tuân thủ các luật pháp và qui định hiện hành và được ghi nhận là các dịch vụ đúng giờ và chính xác. Bệnh nhân được thông báo khi một nguồn xét nghiệm bên ngoài do bác sĩ giới thiệu sở hữu. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5 ❒ 1. Các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. ❒ 2. Các dịch vụ xét nghiệm đầy đủ, thường xuyên và tiện lợi hiện hữu để đáp ứng các nhu cầu. ❒ 3. Các dịch vụ xét nghiệm cấp cứu hiện hữu kể cả sau giờ hoạt động bình thường. ❒ 4. Các nguồn bên ngoài được lựa chọn dựa trên việc ghi nhận dịch vụ được chấp nhận và tuân thủ pháp luật và qui định. ❒ 5. Các bệnh nhân được thông báo về bất kỳ mối liên hệ giữa bác sĩ giới thiệu và các nguồn dịch vụ xét nghiệm bên ngoài. (xem GLD.6.1, ME 1) Tiêu Chuẩn AOP.5.1 Một chương trình an toàn phòng xét nghiệm hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận. Mục Tiêu của AOP.5.1 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Phòng xét nghiệm có một chương trình an toàn hoạt động theo mức độ được yêu cầu bởi các rủi ro và nguy hại gặp phải trong phòng thí nghiệm. Chương trình nêu rõ các thực hành an toàn và các biện pháp phòng tránh cho nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên khác và bệnh nhân khi hiện diện. Chương trình phòng thí nghiệm được phối hợp với chương trình quản lý an toàn của tổ chức. Chương trình quản lý an toàn phòng thí nghiệm bao gồm. • các chính sách và thủ tục bằng văn bản hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn và qui định hiện hành; • các chính sách và thủ tục bằng văn bản về xử lý và thải các vật liệu lây nhiễm và nguy hại; • sự hiện hữu của các thiết bị an toàn phù hợp với các thực hành của phòng thí nghiệm và các nguy hại gặp phải; • định hướng của tất cả nhân viên phòng thí nghiệm về các thủ tục và thực hành an toàn; và • đào tạo trực tiếp dựa trên thực hành (xem Thuật Từ) về các thủ tục mới và các vật liệu nguy hại được xác nhận hoặc mới gặp phải. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.1 ❒ 1. Một chương trình an toàn phòng xét nghiệm hiện hữu và phù hợp với rủi ro và nguy hại gặp phải. (xem FMS.4 và FMS.5) ❒ 2. Chương trình phòng thí nghiệm được phối hợp với chương trình quản lý an toàn của tổ chức. (xem FMS.4, ME 2) ❒ 3. Các chính sách và thủ tục bằng văn bản nêu rõ việc xử lý và thải các vật liệu lây nhiễm và nguy hại. (xem FMS.5, ME 2) ❒ 4. Sự hiện hữu của các thiết bị an toàn phù hợp (xem FMS.5, ME 5) ❒ 5. Nhân viên phòng thí nghiệm được định hướng về các thủ tục và thực hành an toàn (xem FMS.11, ME 1 và GLD.5.4, MEs 1 và 2) ❒ 6. Nhân viên phòng thí nghiệm được đào tạo về các thủ tục mới và các vật liệu nguy hại được xác nhận hoặc mới gặp phải. (xem SQE.8, MEs 3 và 4) Tiêu Chuẩn Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ AOP.5.2 Các cá nhân được tập huấn đầy đủ, có kỹ năng, định hướng và kinh nghiệm thực hiện và đọc các kết quả xét nghiệm. Mục Tiêu của AOP.5.2 Tổ chức xác định nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện xét nghiệm, bao gồm những ai thực hiện xét nghiệm sàng lọc tại giường và nhân viên hướng dẫn và giám sát việc xét nghiệm. Nhân viên giám sát và nhân viên kỹ thuật được tập huấn đầy đủ và phù hợp, có kinh nghiệm và các kỹ năng và được định hướng công việc. Nhân viên kỹ thuật được giao việc phù hợp với tập huấn và kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, có số lượng nhân viên thực hiện xét nghiệm nhanh chóng và cung cấp nhân sự xét nghiệm cần thiết cho tất cả các giờ hoạt động và cho các ca cấp cứu. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.2 ❒ 1. Những cá nhân thực hiện xét nghiệm và những cá nhân hướng dẫn và giám sát việc xét nghiệm được xác định. ❒ 2. Nhân viên có kinh nghiệm và được tập huấn phù hợp thực hiện xét nghiệm. (xem SQE.4, ME 1) ❒ 3.. Nhân viên có kinh nghiệm và được tập huấn phù hợp đọc xét nghiệm. (xem SQE.4, ME 1) ❒ 4. Số lượng nhân viên đầy đủ để đáp ứng các nhu cầu bệnh nhân. ❒ 5. Nhân viên giám sát được tập huấn phù hợp và có kinh nghiệm. Tiêu Chuẩn AOP.5.3 Các kết quả xét nghiệm được trả theo lịch do tổ chức xác định. Mục Tiêu của AOP.5.3 Tổ chức xác định thời lượng về việc báo cáo các kết quả xét nghiệm. Các kết quả được báo cáo trong khung thời gian dựa trên các nhu cầu của bệnh nhân, các dịch vụ được cung cấp, và các nhu cầu của nhân viên lâm sàng. Các xét nghiệm khẩn cấp và các nhu cầu xét nghiệm sau giờ làm việc và cuối tuần được bao hàm. Các kết quả từ các xét nghiệm cấp bách, chẳng hạn như những kết quả từ phòng cấp cứu, phòng mổ, và đơn vị chăm sóc đặc biệt được chú ý đặc biệt Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ trong qui trình lập kế hoạch và kiểm soát (xem Thuật Từ). Ngoài ra, khi các dịch vụ phòng xét nghiệm được hợp đồng với một tổ chức bên ngoài, báo cáo cũng đúng giờ như được thiết lập trước bởi chính sách của tổ chức hoặc hợp đồng. (xem Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế 2, ME 1). Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.3 ❒ 1. Tổ chức thiết lập thời gian báo cáo kết quả kỳ vọng. ❒ 2. Thời gian báo cáo các xét nghiệm cấp bách/khẩn cấp được kiểm soát. ❒ 3. Các kết quả xét nghiệm được báo cáo trong khung thời gian nhằm đáp ứng các nhu cầu bệnh nhân. (xem ASC.7.2) Tiêu Chuẩn AOP.5.4 Tất cả các trang thiết bị được sử dụng cho xét nghiệm thường xuyên được thẩm định, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn và ghi nhận phù hợp được duy trì cho những hoạt động này. Mục Tiêu của AOP.5.4 Nhân viên phòng thí nghiệm đảm bảo rằng tất cả trang thiết bị hoạt động ở mức chấp nhận được và an toàn đối với nhân viên vận hành. Chương trình quản lý trang thiết bị phòng xét nghiệm cung cấp về • lựa chọn và mua trang thiết bị; • xác định và kiểm kê trang thiết bị; • đánh giá việc sử dụng trang thiết bị qua thẩm định, kiểm tra, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn; • kiểm soát và giải quyết các nguy hại trang thiết bị, thu hồi, tai nạn báo cáo, vấn đề và hư hỏng; and • ghi nhận chương trình quản lý. Số lần kiểm tra, bảo dưỡng và kiểm chuẩn liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị của phòng xét nghiệm và lịch sử dịch vụ được ghi nhận của nó. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.4 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 1. Có chương trình quản lý trang thiết bị phòng xét nghiệm và nó được triển khai. (xem FMS.8, ME 1) ❒ 2. Chương trình bao gồm lựa chọn và mua trang thiết bị. ❒ 3. Chương trình bao gồm kiểm kê trang thiết bị (xem FMS.8, ME 2) ❒ 4. Chương trình bao gồm thẩm định, kiểm tra trang thiết bị (xem FMS.8, ME 3) ❒ 5. Chương trình bao gồm bảo dưỡng, và kiểm chuẩn trang thiết bị. (xem FMS.8, ME 4) ❒ 6. Chương trình bao gồm việc kiểm soát và theo dõi. (xem FMS.8, ME 5) ❒ 7. Tất cả việc kiểm tra, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn trang thiết bị được ghi nhận đầy đủ. (Also see FMS.8.1, ME 1) Tiêu Chuẩn AOP.5.5 Các thuốc thử thiết yếu và các hàng khác thường xuyên hiện hữu. Mục Tiêu của AOP.5.5 Tổ chức xác định các thuốc thử và các vật liệu cần thiết để cung cấp các dịch vụ xét nghiệm thường xuyên cho bệnh nhân. Một qui trình sắp xếp hoặc giữ an toàn những thuốc thử này và các vật liệu khác thì hiệu quả. Tất cả các thuốc thử được cất giữ và phân phối phù hợp với các thủ tục được xác định. Đánh giá định kỳ các thuốc thử đảm bảo kết quả chính xác. Các hướng dẫn bằng văn bản đảm bảo việc đính nhãn toàn bộ và chính xác các thuốc thử và dung dịch. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.5 ❒ 1. Các thuốc thử và vật liệu cần thiết được xác định (xem FMS.5, ME 1) ❒ 2. Sự hiện hữu của các thuốc thử và vật liệu cần thiết. ❒ 3. Tất cả các thuốc thử được cất giữ và phân phối theo các hướng dẫn. (xem FMS.5, ME 2) ❒ 4. Đánh giá định kỳ tất cả các thuốc thử đảm bảo kết quả chính xác. ❒ 5. Tất cả các thuốc thử và dung dịch được đính nhãn toàn bộ và chính xác căn cứ theo các hướng dẫn (xem FMS.5, ME 7) Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Tiêu Chuẩn AOP.5.6 Các thủ tục thu thập, xác định, xử lý, vận chuyển an toàn và thải bỏ các mẫu xét nghiệm được tuân thủ. Mục Tiêu của AOP.5.6 Các thủ tục được phát triển và thực hiện cho việc • xếp thứ tự các xét nghiệm; • thu thập và xác định mẫu xét nghiệm; • vận chuyển, cất giữ và bảo quản mẫu xét nghiệm; và • tiếp nhận, đưa vào và đánh dấu mẫu vật. Những thủ tục này được kiểm soát đối với các mẫu xét nghiệm được gởi đến các phòng xét nghiệm bên ngoài. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.6 ❒ 1. Các thủ tục hướng dẫn xếp thứ tự các xét nghiệm ❒ 2. Các thủ tục hướng dẫn việc thu thập và xác định mẫu xét nghiệm (xem Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế 1, ME 4) ❒ 3. Các thủ tục hướng dẫn vận chuyển, cất giữ và bảo quản mẫu xét nghiệm. ❒ 4. Các thủ tục hướng dẫn tiếp nhận, và đánh dấu mẫu xét nghiệm. ❒ 5. Các thủ tục được triển khai. ❒ 6. Các thủ tục được kiểm soát khi các nguồn hoặc dịch vụ bên ngoài được sử dụng. Tiêu Chuẩn AOP.5.7 Các tiêu chuẩn và các trị số giới hạn được thiết lập được sử dụng để đọc và báo kết quả xét nghiệm lâm sàng. Mục Tiêu của AOP.5.7 Phòng thí nghiệm thiết lập các trị số tham khảo hoặc trị số giới hạn bình thường đối với mỗi xét nghiệm được thực hiện. Trị số phải đính kèm trong hồ sơ lâm sàng (xem Thuật Từ), hoặc là một phần của báo cáo kết quả hoặc đình kèm bảng liệt kê hiện hành của những trị số này do trưởng phòng xét nghiệm phê chuẩn. Trị số giới hạn được cung cấp khi một nguồn bên ngoài Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ thực hiện xét nghiệm. Trị số tham khảo phù hợp với địa lý và số liệu thống kê dân số của tổ chức và được tái kiểm tra và cập nhật khi phương pháp thay đổi. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.7 ❒ 1. Phòng thí nghiệm thiết lập các trị số tham khảo đối với mỗi xét nghiệm được thực hiện ❒ 2. Trị số phải đính kèm trong hồ sơ lâm sàng vào thời điểm kết quả xét nghiệm được báo cáo. ❒ 3. Trị số giới hạn được cung cấp khi các nguồn bên ngoài thực hiện xét nghiệm. ❒ 4. Trị số tham khảo phù hợp với địa lý và số liệu thống kê dân số của tổ chức. ❒ 5. Trị số tham khảo được tái kiểm tra và cập nhật khi cần. Tiêu Chuẩn AOP.5.8 Một cá nhân có chuyên môn có nhiệm vụ quản lý dịch vụ xét nghiệm lâm sàng hoặc dịch vụ giải phẩu bệnh. Mục Tiêu của AOP.5.8 Các dịch vụ xét nghiệm lâm sàng được đặt dưới sự hướng dẫn của một cá nhân có chuyên môn do được tập huấn, chuyên môn và kinh nghiệm, phù hợp với luật pháp và qui định hiện hành. Các nhân này nhận trách nhiệm chuyên môn cho bộ phận xét nghiệm và các dịch vụ được cung cấp trong phòng xét nghiệm cũng như các xét nghiệm được thực hiện bên ngoài phòng xét nghiệm chẳng hạn như xét nghiệm được thực hiện tại giường (điểm xét nghiệm chăm sóc). Việc giám sát các dịch vụ bên ngoài phòng xét nghiệm bao gồm việc đảm bảo các chính sách và thực hành phù hợp khắp tổ chức, chẳng hạn như tập huấn, quản lý cung cấp, v.v. và không giám sát hàng ngày những hoạt động này. Việc giám sát hàng ngày là nhiệm vụ của các trưởng phòng hoặc đơn vị mà xét nghiệm được thực hiện. Khi cá nhân này tư vấn lâm sàng hoặc y khoa, cá nhân này là một bác sĩ, tổt hơn là một nhà bệnh học. Các dịch vụ xét nghiệm chuyên khoa hoặc chuyên khoa sâu đặt dưới sự hướng dẫn của các cá nhân có chuyên môn phù hợp. Trách nhiệm của giám đốc phòng xét nghiệm bao gồm • phát triển, thực hiện và duy trì các chính sách và thủ tục; Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ • giám sát hành chính; •duy trì bất kỳ chương trình kiểm soát chất lượng cần thiết; • kiến nghị các nguồn dịch vụ xét nghiệm bên ngoài ; và • kiểm soát và tái kiểm tra tất cả các dịch vụ phòng xét nghiệm Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.8 ❒ 1. Các phòng xét nghiệm lâm sàng và các dịch vụ xét nghiệm khác trong tổ chức được đặt dưới sự hướng dẫn và giám sát của một hoặc nhiều cá nhân có chuyên môn đảm trách các nhiệm vụ được xác định trong bảng mục tiêu. (xem GLD.5, ME 1) ❒ 2. Trách nhiệm bao gồm phát triển, thực hiện và duy trì các chính sách và thủ tục ❒ 3. Trách nhiệm bao gồm giám sát hành chính. ❒ 4. Trách nhiệm bao gồm duy trì các chương trình kiểm soát chất lượng. ❒ 5. Trách nhiệm bao gồm kiến nghị các nguồn dịch vụ xét nghiệm bên ngoài. (Also see GLD.3.3, ME 4) ❒ 6. Trách nhiệm bao gồm kiểm soát và tái kiểm tra tất cả các dịch vụ phòng xét nghiệm trong và ngoài phòng xét nghiệm. (xem GLD.3.3, ME 3) Các Tiêu Chuẩn AOP.5.9 Các thủ tục kiểm soát chất lượng hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận. AOP.5.9.1 Có một qui trình cho việc kiểm tra mức độ chuẩn xác. Mục Tiêu của AOP.5.9 and AOP.5.9.1 Các hệ thống kiểm soát chất lượng tổt rất thiết yếu đối với việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm lâm sàng và giải phẩu bệnh. Các thủ tục kiểm soát chất lượng bao gồm a) đánh giá các phương pháp xét nghiệm được sử dụng về tính chuẩn xác và trị số được báo cáo; b) giám sát kết quả hàng ngày bởi nhân viên xét nghiệm có chuyên môn; c) biện pháp điều chỉnh nhanh khi lỗi được xác định; d) kiểm tra thuốc thử (xem AOP.5.5); và e) ghi nhận các kết quả và biện pháp điều chỉnh. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Kiểm tra mức độ chuẩn xác xác định sự thành công của các kết quả của một phòng xét nghiệm đơn thuần với các phòng xét nghiệm khác cùng sử dụng các phương pháp như nhau. Việc kiểm tra này có thể xác định các vấn đề thực hiện công việc không được xác nhận bởi các cơ cấu bên trong. Do đó, phòng thí nghiệm tham gia vào chương trình kiểm tra mức độ chuẩn xác được chấp nhận khi hiện hữu. Cách khác, khi các chương trình được chấp thuận không hiện hữu, phòng thí nghiệm trao đổi các mẫu xét nghiệm với một phòng xét nghiệm ở một tổ chức khác nhằm mục đích kiểm tra so sánh cùng mức. Phòng xét nghiệm duy trì lưu hồ sơ tích lũy về việc tham gia trong qui trình kiểm tra mức độ chuẩn xác. Kiểm tra mức độ chuẩn xác, hoặc một hình thức khác, được thực hiện đối với tất cả các chương trình xét nghiệm chuyên khoa (xem Thuật Từ) khi hiện hữu. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.9 ❒ 1. Có chương trình kiểm soát chất lượng cho phòng xét nghiệm lâm sàng. ❒ 2. Chương trình này bao gồm đánh giá các phương pháp xét nghiệm ❒ 3. Chương trình này bao gồm giám sát kết quả xét nghiệm hàng ngày ❒ 4. Chương trình này bao gồm biện pháp điều chỉnh lỗi nhanh. ❒ 5. Chương trình này bao gồm ghi nhận các kết quả và biện pháp điều chỉnh. ❒ 6. Các yếu tổ chương trình từ a) đến e) được xác định trong bảng mục tiêu được triển khai. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.9.1 ❒ 1. Tổ chức tham gia vào chương trình kiểm tra mức độ chuẩn xác, hoặc một hình thức khác, được thực hiện đối với tất cả các dịch vụ và xét nghiệm chuyên khoa. ❒ 2. Duy trì lưu hồ sơ tích lũy về việc tham gia trong qui trình kiểm tra mức độ chuẩn xác Tiêu Chuẩn AOP.5.10 Tổ chức thường xuyên tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng đối với tất cả các nguồn dịch vụ xét nghiệm bên ngoài. Mục Tiêu của AOP.5.10 Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Khi tổ chức sử dụng các nguồn dịch vụ xét nghiệm bên ngoài, họ thường xuyên tiếp nhận và tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng của nguồn bên ngoài đó. Các cá nhân có chuyên môn tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.10 ❒ 1. Các kết quả kiểm soát chất lượng từ các nguồn bên ngoài thường xuyên được tái kiểm tra. ❒ 2. Các cá nhân có chuyên môn tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng. Tiêu Chuẩn AOP.5.11 Tổ chức tham vấn chuyên gia về ngành chẩn đoán chuyên khoa khi cần thiết. Mục Tiêu của AOP.5.11 Tổ chức có thể xác định và liên lạc với các chuyên gia về lĩnh vực chẩn đoán chuyên khoa chẳng hạn như ký sinh trùng, vi rút học, hoặc độc chất học khi cần. Tổ chức lưu giữ danh sách của những chuyên gia này. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.5.11 ❒ 1. Danh sách tên của các chuyên gia về các lĩnh vực chẩn đoán chuyên khoa được lưu giữ. ❒ 2. Liên lạc với các chuyên gia về lĩnh vực chẩn đoán chuyên khoa khi cần Các Dịch Vụ Chuẩn Đoán Hình Ảnh và Bức Xạ Học Tiêu Chuẩn AOP.6 Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học hiệu hữu để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân, và tất cả những dịch vụ này đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ AOP.6.1 Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được cung cấp bởi tổ chức hoặc sẵn sàng hiện hữu qua việc thỏa thuận với các nguồn bên ngoài. Mục Tiêu của AOP.6 and AOP.6.1 Tổ chức có một hệ thống cung cấp các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được yêu cầu bởi dân số bệnh nhân, các dịch vụ lâm sàng được cung cấp và các nhu cầu của nhân viên chăm sóc y tế. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học, bao gồm những dịch vụ cần cho các ca cấp cứu, có thể được cung cấp trong tổ chức, thông qua thỏa thuận với tổ chức khác, hoặc cả hai. Các các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học hiện hữu sau giờ hoạt động bình thường cho những ca cấp cứu. Các nguồn bên ngoài thuận tiện cho bệnh nhân tiếp cận, và kêt quả được trả theo đúng giờ vốn hỗ trợ sự liên tục trong chăm sóc. Tổ chức lựa chọn các nguồn bên ngoài dựa trên kiến nghị của giám đốc hoặc cá nhân phụ trách các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học. Các nguồn dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bên ngoài tuân thủ các luật pháp và qui định hiện hành và được ghi nhận là các dịch vụ đúng giờ và chính xác. Bệnh nhân được thông báo khi một nguồn xét nghiệm bên ngoài do bác sĩ giới thiệu sở hữu. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6 ❒ 1. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học đáp ứng các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành của quốc gia và địa phương. ❒ 2. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học đầy đủ, thường xuyên và tiện lợi hiện hữu để đáp ứng các nhu cầu. ❒ 3. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học cấp cứu hiện hữu cho các ca cấp cứu sau giờ hoạt động bình thường. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.1 ❒ 1. Các nguồn bên ngoài được lựa chọn dựa trên kiến nghị của giám đốc và việc ghi nhận dịch vụ hoạt động đúng giờ và tuân thủ pháp luật và qui định. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 2. Các bệnh nhân được thông báo về bất kỳ mối liên hệ giữa bác sĩ giới thiệu và các nguồn dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bên ngoài. (xem GLD.6.1, ME 1) Tiêu Chuẩn AOP.6. Một chương trình an toàn tia xạ hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận. Mục Tiêu của AOP.6.2 Phòng xét nghiệm có một chương trình an toàn hoạt động vốn bao gồm tất cả các thành phần của các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bao gồm ung thư xạ trị và phòng xét nghiệm đặt catheter tim. Chương trình an toàn tia xạ phản ảnh rủi ro và nguy hại gặp phải. Chương trình nêu rõ các thực hành an toàn và các biện pháp phòng tránh cho nhân viên các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học, nhân viên khác và bệnh nhân. Chương trình phòng thí nghiệm được phối hợp với chương trình quản lý an toàn của tổ chức. Chương trình quản lý an toàn phóng xạ bao gồm: • các chính sách và thủ tục bằng văn bản hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn và qui định hiện hành; • các chính sách và thủ tục bằng văn bản về xử lý và thải các vật liệu lây nhiễm và nguy hại; • sự hiện hữu của các thiết bị bảo vệ an toàn phù hợp với các thực hành và các nguy hại gặp phải; • định hướng của tất cả nhân viên các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học về các thủ tục và thực hành an toàn; và • đào tạo trực tiếp dựa trên thực hành về các thủ tục mới và các vật liệu nguy hại được xác nhận hoặc mới gặp phải. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.2 ❒ 1. Một chương trình an toàn phóng xạ hiện hữu và phù hợp với rủi ro và nguy hại gặp phải. (xem FMS.4 và FMS.5) ❒ 2. Chương trình này được phối hợp với chương trình quản lý an toàn của tổ chức. (xem FMS.4, ME 2) Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 3. Các chính sách và thủ tục bằng văn bản nêu rõ việc tuân thủ các tiêu chuẩn, luật pháp và qui định hiện hành. ❒ 4. Các chính sách và thủ tục bằng văn bản nêu rõ việc xử lý và thải các vật liệu lây nhiễm và nguy hại. (xem FMS.5, ME 2) ❒ 5. Sự hiện hữu của các thiết bị an toàn phù hợp (xem FMS.5, ME 5) ❒ 6. Nhân viên chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được định hướng về các thủ tục và thực hành an toàn (xem FMS.11, ME 1 và GLD.5.4, MEs 1 và 2) ❒ 7. Nhân viên chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được đào tạo về các thủ tục mới và các vật liệu nguy hại được xác nhận hoặc mới gặp phải. (xem SQE.8, MEs 3 và 4) Tiêu Chuẩn AOP.6.3 Các cá nhân được tập huấn đầy đủ, có kỹ năng, định hướng và kinh nghiệm thực hiện các chẩn đoán hình ảnh, đọc và báo cáo các kết quả xét nghiệm. Mục Tiêu của AOP.6.3 Tổ chức xác định nhân viên chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học thực hiện công việc chẩn đoán hình ảnh, đọc kết quả hoặc xác nhận và báo cáo kết quả chẳng hạn như những ai hướng dẫn và giám sát các qui trình. Nhân viên giám sát và nhân viên kỹ thuật được tập huấn đầy đủ và phù hợp, có kinh nghiệm và các kỹ năng và được định hướng công việc. Nhân viên kỹ thuật được giao việc phù hợp với tập huấn và kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, có số lượng nhân viên thực hiện xét nghiệm nhanh chóng và cung cấp nhân sự phòng xét nghiệm cần thiết cho tất cả các giờ hoạt động và cho các ca cấp cứu. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.3 ❒ 1. Những cá nhân nào thực hiện chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học hoặc hướng dẫn hoặc giám sát các qui trình này được xác định. ❒ 2. Nhân viên có kinh nghiệm và được tập huấn phù hợp thực hiện chẩn đoán hình ảnh. (xem SQE.4, ME 1) ❒ 3. Nhân viên có kinh nghiệm và được tập huấn phù hợp đọc kết quả. (xem SQE.4, ME 1) Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ ❒ 4. Nhân viên phù hợp xác nhận và báo cáo kết quả các qui trình này. ❒ 5. Số lượng nhân viên đầy đủ để đáp ứng các nhu cầu bệnh nhân. ❒ 6. Nhân viên giám sát được tập huấn phù hợp và có kinh nghiệm. Tiêu Chuẩn AOP.6.4 Các kết quả chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được trả theo lịch do tổ chức qui định. Mục Tiêu của AOP.6.4 Tổ chức xác định thời lượng về việc báo cáo các kết quả chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học. Các kết quả được báo cáo trong khung thời gian dựa trên các nhu cầu của bệnh nhân, các dịch vụ được cung cấp, và các nhu cầu của nhân viên lâm sàng. Các xét nghiệm khẩn cấp và các nhu cầu xét nghiệm sau giờ làm việc và cuối tuần được bao hàm. Các kết quả từ các chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học cấp bách, chẳng hạn như những kết quả từ phòng cấp cứu, phòng mổ, và đơn vị chăm sóc đặc biệt được chú ý đặc biệt trong qui trình lập kế hoạch và kiểm soát (xem Thuật Từ). Ngoài ra, khi các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được hợp đồng với một tổ chức bên ngoài, báo cáo cũng đúng giờ như được thiết lập trước bởi chính sách của tổ chức hoặc hợp đồng. (xem Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế 2, ME 1). Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.4 ❒ 1. Tổ chức thiết lập thời gian báo cáo kết quả kỳ vọng. ❒ 2. Thời gian báo cáo các xét nghiệm cấp bách/khẩn cấp được kiểm soát. ❒ 3. Các kết quả chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được báo cáo trong khung thời gian nhằm đáp ứng các nhu cầu bệnh nhân. (xem ASC.7, ME 2) Tiêu Chuẩn AOP.6.5 Tất cả các trang thiết bị được sử dụng để thực hiện chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học thường xuyên được thẩm định, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn và ghi nhận phù hợp được duy trì cho những hoạt động này. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Mục Tiêu của AOP.6.5 Nhân viên chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học đảm bảo rằng tất cả trang thiết bị hoạt động ở mức chấp nhận được và an toàn đối với nhân viên vận hành. Chương trình quản lý trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học cung cấp về • lựa chọn và mua trang thiết bị; • xác định và kiểm kê trang thiết bị; • đánh giá việc sử dụng trang thiết bị qua thẩm định, kiểm tra, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn; • kiểm soát và giải quyết các nguy hại trang thiết bị, thu hồi, tai nạn báo cáo, vấn đề và hư hỏng; và • ghi nhận chương trình quản lý. Số lần kiểm tra, bảo dưỡng và kiểm chuẩn liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị và lịch sử dịch vụ được ghi nhận của nó. (xem FMS.7) Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.5 ❒ 1. Có chương trình quản lý trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học và nó được triển khai. (xem FMS.8, ME 1) ❒ 2. Chương trình bao gồm lựa chọn và mua trang thiết bị. ❒ 3. Chương trình bao gồm kiểm kê trang thiết bị (xem FMS.8, ME 2) ❒ 4. Chương trình bao gồm thẩm định, kiểm tra trang thiết bị (xem FMS.8, ME 3) ❒ 5. Chương trình bao gồm bảo dưỡng, và kiểm chuẩn trang thiết bị. (xem FMS.8, ME 4) ❒ 6. Chương trình bao gồm việc kiểm soát và theo dõi. (xem FMS.8, ME 5) ❒ 7. Tất cả việc kiểm tra, bảo dưỡng, và kiểm chuẩn trang thiết bị được ghi nhận đầy đủ. (xem FMS.8.1, ME 1) Tiêu Chuẩn AOP.6.6 Phim x-quang và các nguồn khác thường xuyên hiện hữu. Mục Tiêu của AOP.6.6 Tổ chức xác định phim, các thuốc thử và các vật liệu cần thiết để cung cấp các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học thường xuyên cho bệnh nhân. Một qui trình sắp xếp hoặc giữ an Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ toàn phim, những thuốc thử này và các vật liệu khác thì hiệu quả. Tất cả các vật liệu được cất giữ và phân phối phù hợp với các thủ tục được xác định. Đánh giá định kỳ các thuốc thử đảm bảo kết quả chính xác. Các hướng dẫn bằng văn bản đảm bảo việc đính nhãn toàn bộ và chính xác các thuốc thử và dung dịch. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.6 ❒ 1. Phim x-quang, các thuốc thử và vật liệu cần thiết được xác định (xem FMS.5, ME 1) ❒ 2. Sự hiện hữu của phim, các thuốc thử và vật liệu cần thiết. ❒ 3. Tất cả các vật liệu được cất giữ và phân phối theo các hướng dẫn. (xem FMS.5, ME 2) ❒ 4. Đánh giá định kỳ tất cả vật liệu đảm bảo kết quả chính xác. ❒ 5. Tất cả các vật liệu được đính nhãn toàn bộ và chính xác. (xem FMS.5, ME 7) Tiêu Chuẩn AOP.6.7 Một cá nhân có chuyên môn có nhiệm vụ quản lý dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học. Mục Tiêu của AOP.6.7 Các dịch vụ đoán hình ảnh và bức xạ học được đặt dưới sự hướng dẫn của một cá nhân có chuyên môn do được tập huấn, chuyên môn và kinh nghiệm, phù hợp với luật pháp và qui định hiện hành. Các nhân này nhận trách nhiệm chuyên môn cho bộ phận đoán hình ảnh và bức xạ học và các dịch vụ được cung cấp . Khi cá nhân này tư vấn lâm sàng hoặc y khoa, cá nhân này là một bác sĩ, tốt hơn là một nhà bức xạ học. Khi xạ trị hoặc các dịch vụ đặc biệt khác được cung cấp, chúng được đặt dưới sự hướng dẫn của các cá nhân có chuyên môn phù hợp. Trách nhiệm của giám đốc về chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bao gồm • phát triển, thực hiện và duy trì các chính sách và thủ tục; • giám sát hành chính; •duy trì bất kỳ chương trình kiểm soát chất lượng cần thiết; • kiến nghị các nguồn dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bên ngoài ; và • kiểm soát và tái kiểm tra tất cả các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.7 ❒ 1. Các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học được đặt dưới sự hướng dẫn và giám sát của một hoặc nhiều cá nhân có chuyên môn (xem GLD.5, ME 1) ❒ 2. Trách nhiệm bao gồm phát triển, thực hiện và duy trì các chính sách và thủ tục ❒ 3. Trách nhiệm bao gồm giám sát hành chính. ❒ 4. Trách nhiệm bao gồm duy trì các chương trình kiểm soát chất lượng. ❒ 5. Trách nhiệm bao gồm kiến nghị các nguồn dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bên ngoài. (xem GLD.3.3, ME 4) ❒ 6. Trách nhiệm bao gồm kiểm soát và tái kiểm tra tất cả các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học trong và ngoài phòng xét nghiệm. (xem GLD.3.3, ME 3) ❒ 7. Cá nhân này thực hiện các trách nhiệm. Tiêu Chuẩn AOP.6.8 Các thủ tục kiểm soát chất lượng hiện hữu, được tuân thủ và ghi nhận Mục Tiêu của AOP.6.8 Các hệ thống kiểm soát chất lượng tốt rất thiết yếu đối với việc cung cấp các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học chất lượng. Các thủ tục kiểm soát chất lượng bao gồm đánh giá các phương pháp xét nghiệm được sử dụng về tính chuẩn xác; giám sát kết quả hàng ngày bởi nhân viên xét nghiệm có chuyên môn; biện pháp điều chỉnh nhanh khi lỗi được xác định; kiểm tra thuốc thử và dung dịch (xem AOP.6.6); và ghi nhận các kết quả và biện pháp điều chỉnh. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP. 6.8 ❒ 1. Có chương trình kiểm soát chất lượng cho các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học và nó được triển khai. ❒ 2. Kiểm soát chất lượng bao gồm đánh giá các phương pháp xét nghiệm ❒ 3. Kiểm soát chất lượng bao gồm giám sát kết quả xét nghiệm hàng ngày ❒ 4. Kiểm soát chất lượng bao gồm biện pháp điều chỉnh lỗi nhanh. ❒ 5. Kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm tra thuốc thử và dung dịch. ❒ 6. Kiểm soát chất lượng bao gồm ghi nhận các kết quả và biện pháp điều chỉnh. Tiêu Chuẩn AOP.6.9 Tổ chức thường xuyên tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng đối với tất cả các nguồn dịch vụ chẩn đoán bên ngoài. Mục Tiêu của AOP.6.9 Khi tổ chức sử dụng các nguồn dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và bức xạ học bên ngoài, họ thường xuyên tiếp nhận và tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng của nguồn bên ngoài đó. Các cá nhân có chuyên môn tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng. Khi kiểm soát chất lượng chẩn đoán hình ảnh của các nguồn bên ngoài khó thực hiện, trưởng phòng phát triển một giải pháp thay thế để giám sát chất lượng. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.9 ❒ 1. Các kết quả kiểm soát chất lượng từ các nguồn bên ngoài thường xuyên được tái kiểm tra. ❒ 2. Các cá nhân có chuyên môn tái kiểm tra các kết quả kiểm soát chất lượng. Tiêu Chuẩn AOP.6.10 Tổ chức tham vấn chuyên gia về ngành chẩn đoán chuyên khoa khi cần thiết. Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ Mục Tiêu của AOP.6.10 Tổ chức có thể xác định và liên lạc với các chuyên gia về lĩnh vực chẩn đoán chuyên khoa chẳng hạn như vật lý phóng xạ, ung thư xạ trị, hoặc y học hạt nhân khi cần. Tổ chức lưu giữ danh sách của những chuyên gia này. Các Yếu Tố Đánh Giá của AOP.6.10 ❒ 1. Danh sách tên của các chuyên gia về các lĩnh vực chẩn đoán chuyên khoa được lưu giữ. ❒ 2. Liên lạc với các chuyên gia về lĩnh vực chẩn đoán chuyên khoa khi cần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_benh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan