Tài liệu Đánh giá ban đâì kết quả đặt kính nội nhãn Acrysof Natural SN: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU KẾT QUẢ ĐẶT KÍNH NỘI NHÃN
ACRYSOF NATURAL SN
Trần Thị Phương Thu*, Phạm Nguyên Huân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản sau khi đặt kính AcrySof Natural SN.
Phương pháp: 56 mắt (52 bệnh nhân, tuổi trung bình 64.67 ± 8.34) bị đục thủy tinh thể được phẫu
thuật phaco với máy Legacy 20000 đặt kính nội nhãn AcrySof Natural SN. Sau mổ bệnh nhân được đánh
giá thị lực, sắc giác và độ nhạy cảm tương phản.
Kết quả: độ nhạy cảm tương phản sau mổ 1tháng và 2 tháng không có khác biệt và tương tự như ở
người bình thường từ 50-75 tuổi. Không có trường hợp nào phát hiện bất thường về sắc giác. Thị lực tối đa
sau mổ đạt 0.03 ± 0.02.
Kết luận: theo lý thuyết và thực nghiệm, kính nội nhãn AcrySof Natural có thêm chất màu giúp lọc
ánh sáng ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ban đâì kết quả đặt kính nội nhãn Acrysof Natural SN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU KẾT QUẢ ĐẶT KÍNH NỘI NHÃN
ACRYSOF NATURAL SN
Trần Thị Phương Thu*, Phạm Nguyên Huân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả thị lực và độ nhạy cảm tương phản sau khi đặt kính AcrySof Natural SN.
Phương pháp: 56 mắt (52 bệnh nhân, tuổi trung bình 64.67 ± 8.34) bị đục thủy tinh thể được phẫu
thuật phaco với máy Legacy 20000 đặt kính nội nhãn AcrySof Natural SN. Sau mổ bệnh nhân được đánh
giá thị lực, sắc giác và độ nhạy cảm tương phản.
Kết quả: độ nhạy cảm tương phản sau mổ 1tháng và 2 tháng không có khác biệt và tương tự như ở
người bình thường từ 50-75 tuổi. Không có trường hợp nào phát hiện bất thường về sắc giác. Thị lực tối đa
sau mổ đạt 0.03 ± 0.02.
Kết luận: theo lý thuyết và thực nghiệm, kính nội nhãn AcrySof Natural có thêm chất màu giúp lọc
ánh sáng có bước sóng dưới 520 mðm có thể bảo vệ võng mạc khỏi những tổn hại do ánh sáng. Các kết
quả về chức năng thị giác của kính không có khác biệt so với các loại kính khác. Nhưng tác dụng bảo vệ
mắt khỏi thoái hóa võng mạc cần được theo dõi lâu dài.
SUMMARY
THE VISUAL AND CONTRAST OUTCOMES OF IMPLANTATION
OF ACRYSOF NATURAL IOL
Tran Thi Phuong Thu, Pham Nguyen Huan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 70 – 74
Purpose: To evaluate the visual and contrast outcomes of implantation of AcrySof Natural IOL
Methods: 56 cataractous eyes (52 patients, mean age 64.67 years old) underwent phaco surgery
with Legacy 20000, and implanted with AcrySof Natural IOL. Visual function include visual acuity, color
perception, contrast sensitivity was accessed postoperatively.
Results: There’s no difference between contrast sensitivity 1-month and 2- month postoperatively,
and similar to those of control group (50-75 years old) All Ishihara color tests are normal. Mean
Postoperative best corrected visual acuityis 0.03 ± 0.02
Discussion: In experimental studies, Acrysof Natural SN can filter blue light (wavelength less than
520 μm. So that it can protect retina from phototoxicity. In this study, visual function after implantation
AcrySof Natural IOL has no diffrence from others. However, the effectiveness of bluelight filter should be
further studied in long- term research.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi kính nội nhãn bằng PMMA được đặt
đầu tiên năm 1949 đến nay có rất nhiều loại kính nội
nhãn khác nhau ra đời. Chất lượng kính nội nhãn
ngày càng được cải tiến nhờ vào sự thay đổi chất liệu
và hình dáng của kính nội nhãn. Vào thập niên 70s,
các nhà nhãn khoa nhận thấy ở bệnh nhân có đặt
kính nội nhãn thường có triệu chứng nhìn mọi vật
thấy nhuốm màu đỏ và có phù hoàng điểm dạng
* Bộ môn Mắt - ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
**Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
Chuyên đề Mắt – Tai Mũi Họng 70
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
nang. Martine Mainster đã nghiên cứu và kết luận tia
cực tím là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này.
Sau đó đến năm 1978, ông còn kết luận tia sáng có
phổ màu xanh dương cũng đóng vai trò quan trọng
trong hiện tượng trên(2). Các nhà sản xuất kính nội
nhãn đã tạo ra một loại kính có khả năng ngăn chặn
các tia cực tím A và B (bước sóng < 400 nm) Tiến sĩ
John Marshall (tại bệnh viện St. Thomas - Nơi Sir
Harold Ridley đặt kính nội nhãn đầu tiên) đã tiến
hành thực nghiệm trên động vật cho thấy tiếp xúc
với ánh sáng nhiều có thể gây tổn hại võng mạc. Sau
phẫu thuật cataract và đặt kính nội nhãn, người ta ghi
nhận tỷ lệ thoái hóa hoàng điểm do tuổi già gia tăng,
nguyên nhân của nó còn nhiều bàn cãi(1). Về phương
diện sinh lý học, thể thủy tinh người bình thường sẽ
có sự thay đổi màu sắc theo tuổi, nó có thể lọc tia cực
tím, và ánh sáng xanh dương, trong khi mắt có kính
nội nhãn chỉ có thể lọc tia cực tím.
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu cho rằng phổ
ánh sáng xanh dương (bước sóng từ 430-470 nm) có
thể gây tổn hại ở võng mạc. Những kết luận này đã
dẫn đến sự phát triển của một loại kính nội nhãn mới
có thể hấp thu bước sóng màu xanh giúp bảo vệ võng
mạc khỏi bị tổn hại(3).
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về
ảnh hưởng của các phổ ánh sáng lên võng mạc. Kể từ
khi phẫu thuật lấy T3 phát triển, người ta ghi nhận
những triệu chứng thấy mọi vật có màu xanh (đặc
biệt với kỹ thuật mổ trong bao), một số bệnh nhân
mổ lấy T3 đặt kính nội nhãn vẫn có hiện tượng nhìn
mọi vật có màu xanh, hiện tượng này sẽ mất đi sau
vài ngày, vài tuần. Tuy nhiên, có bệnh nhân vẫn than
phiền là chói khi đi ra ánh sáng, triệu chứng vẫn kéo
dài nhiều tháng, nhiều năm.
Ảnh hưởng của phổ ánh sáng xanh dương đến
võng mạc
Tiến sĩ Janet Sparrow nghiên cứu và kết luận
rằng ánh sáng xanh dương bị hấp thu bởi lipofuscin
fluorophore A2E. Ở người lớn tuổi lipofuscin lắng
đọng nhiều hơn ở lớp biểu mô sắc tố. Khi tiếp xúc với
ánh sáng xanh dương, các phân tử lipofuscin được
hoạt hoá và phóng thích ra các gốc tự do (thông qua
gốc oxy hoặc từ phân tử A2E) do đó nó gây độc với lớp
biểu mô sắc tố.
Ngoài ra, tiến sĩ John Marshall cho rằng tổn hại
do ánh sáng từ môi trường có thể xếp thành 2 loại:
tiếp xúc với ánh sáng cường độ thấp trong thời gian
dài và tổn hại cấp tính do tiếp xúc với ánh sáng cường
độ cao. Ánh sáng xanh dương gây tổn hại võng mạc
theo loại 1: ánh sáng ảnh hưởng đến tế bào cảm thụ
quang, cơ chế của nó là ánh sáng xanh làm mất tính
ổn định của màng nhạy cảm ánh sáng của tế bào
cảm thụ quang, trong đó, tế bào nón bị tổn thương
trước tiên. Các thí nghiệm cho thấy bước sóng của
ánh sáng xanh dương có thể gây tổn hại tối đa là 441
nm. Tổn thương võng mạc do ánh sáng loại 2 do sự
hấp thu photon của tế bào biểu mô sắc tố(7)
Sự bảo vệ võng mạc khỏi tổn hại do ánh sáng
Nhờ sự tiến hóa, cơ thể con người tự bảo vệ khỏi
tổn hại do ánh sáng bằng nhiều biến đổi: Võng mạc
có lớp sắc tố vàng, đa số nằm ở lớp sợi Henle, có khả
năng ngăn chặn hầu hết các bước sóng xanh dương,
nhờ vậy các tế bào cảm thụ quang nhạy cảm nhất
nằm ở hoàng điểm có 1 lớp bảo vệ.
Ngay cả giác mạc, ở tuổi 24, cũng hình thành
một sắc tố hơi vàng, đóng vai trò một bộ lọc ánh sáng
xanh dương. Đặc biệt là thủy tinh thể có màu sắc
vàng biến đổi dần theo tuổi để bảo vệ mắt khỏi
những tổn hại do ánh sáng(7).
Kính nội nhãn có khả năng lọc bước sóng xanh
dương
Mắt 71
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Dựa vào những thay đổi màu sắc tự nhiên của
thủy tinh thể người theo tuổi, các nhà nghiên cứu tại
phòng thí nghiệm Alcon đã chế tạo một loại kính nội
nhãn acrylic có tráng một chất màu 0.04%, nồng độ
này giúp cho kính có màu vàng tương đương với màu
vàng của thể thủy tinh ở một người 53 tuổi (dựa theo
nghiên cứu của Boetter và Wolter 1962) và được đặt
tên là Acrysof Natural. Acrysof Natural có khả năng
hấp thu ánh sáng với bước sóng từ 400-500 nm, với
độ hấp thu giảm dần(4,5).
Trên hình cho thấy với phổ ánh sáng khả kiến
(bước sóng từ 400 - 760 nm), kính nội nhãn +20.0 D,
hấp thu tia cực tím đơn thuần cho hầu hết các bước
sóng > 400 nm xuyên thấu (90%) Trong khi ở thủy
tinh thể của trẻ 4 tuổi, và người 53 tuổi cho bước
sóng > 400 nm xuyên thấu tăng dần đều. Acrysof
Natural +20.0 D cho ánh sáng >400nm xuyên qua
tăng dần, và ở bước sóng gần 500nm có độ xuyên
thấu cao hơn so thể thủy tinh của trẻ 4 tuổi và người
53 tuổi.
Acrysof Natural đã được sử dụng tại châu Âu từ
năm 2001, và tháng 6 / 2003, Acrysof Natural đã được
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)
chấp nhận.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tại khoa Bán công kỹ thuật cao bệnh viện Mắt
TPHCM, từ tháng 10/2003 đến tháng 1/2004 chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sơ bộ kính nội
nhãn Acrysof Natural trên 56 mắt (29 nữ, 23 nam)
Với đối tượng tham gia vào nghiên cứu là những
bệnh nhân đục thủy tinh thể đơn thuần tuổi từ 50 trở
lên. Phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn được tiến
hành do các bác sĩ có kinh nghiệm. Các trường hợp
có biến cố trong mổ, hoặc sau mổ phát hiện tổn
thương đáy mắt (AMD, glaucoma, phù hoàng điểm
dạng nang&), bệnh nhân già không hợp tác trong khi
đo độ nhạy cảm tương phản sẽ được loại khỏi nghiên
cứu này.
Đánh giá sau mổ gồm các triệu chứng chủ quan
và khách quan sau mổ 1 ngày, 1 tháng và 2 tháng.
Bệnh nhân được đánh giá triệu chứng chủ quan bằng
bảng câu hỏi, (khi có triệu chứng chủ quan khác xuất
hiện không ở thời điểm tái khám thì bệnh nhân
thông báo cho chúng tôi qua điện thoại). Đánh giá độ
nhạy cảm tương phản (với bảng FACT: Functional
Acuity contrast test) vào lần tái khám sau mổ 1 tháng
và 2 tháng. Về sắc giác, chúng tôi tiến hành thử thị
lực nhìn gần sau 1 tháng, và 2 tháng rồi cho đánh giá
bằng bảng Ishihara 14 tấm
KẾT QUẢ
52 bệnh nhân với tuổi trung bình 64.67 ± 8.34,
56 mắt với 31 mắt phải và 25 mắt trái.
11 bệnh nhân có tiền căn mổ T3 đặt kính nội
nhãn (không phải Acrysof Natural) trong đó có 5
bệnh nhân (tuổi từ 56 - 72 tuổi) than phiền sau mổ
có hiện tượng nhìn mọi vật thấy màu xanh, và hiện
tượng này giảm dần trong vòng 1 tuần. Có 5 bệnh
nhân than phiền sau mổ vẫn còn cảm giác khó chịu,
chói mắt, đặc biệt là khi bệnh nhân ra nơi có độ chiếu
sáng cao.
Sau khi phẫu thuật đặt kính nội nhãn Acrysof
Natural, có 4 mắt/4 bệnh nhân có hiện tượng nhìn
mọi vật có màu xanh, và hết sau 5 ngày. 4 trường hợp
này có tuổi từ 64-68 tuổi, trung bình 66.25 tuổi. Đồng
thời cũng có 4 mắt/ 4bệnh nhân cảm giác chói. Tuy
nhiên cả 4 bệnh nhân này đều cho rằng mức độ chói
không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, và
hài lòng với kết quả sau mổ.
4 bệnh nhân được phẫu thuật đặt IOL ở 2 mắt.
Sau mổ, cả 4 bệnh nhân đều không cảm nhận có sự
khác biệt về màu sắc khi nhìn các sự vật.
Về độ nhạy cảm tương phản, kết quả như sau
Chuyên đề Mắt – Tai Mũi Họng 72
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Tần số không gian
(chu kỳ/độ)
3 6 12 18
Sau mổ 1 tháng (n =
56)
1.56 ±
0.11
1.72 ±
0.11
1.52 ±
0.16
1.05 ±
0.25
Sau mổ 2 tháng (n =
11)
1.57 ±
0.13
1.72 ±
0.11
1.52 ±
0.17
1.07 ±
0.20
Độ nhạy cảm tương phản sau 1 tháng, và 2 tháng
hầu như không thay đổi gì và tương tự như độ nhạy
cảm tương phản ở người bình thường từ 50 - 75 tuổi.
Và cũng tương tự với biểu đồ bên đã thực hiện trước
đó trong một nghiên cứu khác(6). Đa số bệnh nhân
đều ít đi tái khám ở tháng thứ hai.
Về sắc giác: không phát hiện trường hợp cảm
nhận sắc giác bất thường nào
Về kết quả thị lực:
- Trước mổ thị lực từ BBT đến 5/10, đa số là 1/10
Bảng so sánh thị lực trước và sau mổ tính bằng
logMAR
Thị lực trước
mổ
Thị lực tối đa sau mổ
1 tháng
Thị lực tối đa sau mổ
2 tháng
0.91 ± 0.46 0.06 ± 0.057 0.03 ± 0.02
Đa số thị lực tối đa sau mổ khoảng 8 - 9/10
0
0.5
1
1.5
2
3 cpd 6 cpd 12 cpd 18 cpd
Tần số khơng gian (chu kỳ/độ)
C
on
tra
st
s
en
si
tiv
ity
(l
og
s
co
re
)
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Hiện tượng nhìn mọi vật có màu xanh sau mổ do
mức độ ánh sáng xanh đi đến võng mạc nhiều, hiện
tượng này sẽ bớt dần không phải do lượng ánh sáng
xanh giảm đi mà do vỏ não đã quen dần với cảm
nhận màu sắc mới. Với loại IOL mới vẫn gặp một số ít
trường hợp nhìn mọi vật thấy màu xanh sau mổ và
chủ yếu ở người lớn tuổi > 60, có thể do loại IOL này
có màu sắc tương tự như ở người 53 tuổi. Tuy nhiên
mối liên quan giữa thoái hóa hoàng điểm do tuổi già
và bức xạ của ánh sáng xanh là một vấn đề cần được
nghiên cứu sâu thêm trong nhiều năm tới nữa.
Contrast 1 tháng
Normal (50-75)
Contrast 2 tháng
Thời gian theo dõi sau mổ tối đa là 2 tháng vẫn là
quá ngắn vì còn nhiều vấn đề liên quan đến độ thích
ứng, đục bao sau& cần được theo dõi thêm
Đa số các nghiên cứu cho đến nay đều cho thấy
hiệu quả về thị lực, độ nhạy cảm tương phản, sắc giác
của kính Acrysof Natural không khác biệt so với các
loại kính nội nhãn Acrysof thông thường. Ngoài ra
loại kính nội nhãn này cũng không ảnh hưởng đến
việc soi đáy mắt, chụp mạch huỳnh quang (mặc dù
có khác biệt rất ít khi chụp với ánh sáng xanh dương,
tuy nhiên cũng không ảnh hưởng đến việc diễn giải
kết quả).
Một lợi điểm nữa của phẫu thuật phaco đặt
kính nội nhãn Acrysof Natural là nhờ có màu vàng,
các phẫu thuật viên có thể nhìn rõ vị trí của haptic
và đặt kính bằng nòng (injector) dễ dàng hơn, an
toàn, không tiếp xúc với kết mạc nhờ đó rút ngắn
thời gian phẫu thuật, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
ở túi kết mạc.
Tất cả bệnh nhân phẫu thuật đều được thăm dò ý
kiến đều hài lòng với kết quả phẫu thuật.
Mắt 73
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. Lehmann R., Ernest P, Marshall J, Solomon K - Blue light damage and the pseudophakic eye - Ocular
Surgery News Sep 1, 2003 1. Chang S - Blue light and potential for retinal damage
– Ocular Surgery News Sep 1, 2003 6. Lehmann RP. - Clinical study for the results of the
Acrysof Natural IOL – Ocular Surgery News, Sep 1,
2003
2. Cionni R – Acrysof Natural offers retina protection
against blue light damage – EyeWorld, Feb, 2003
3. Cionni R, Marshall J, Wenzel A, Sparrow J, Ernest P
- Restoring and preserving visual function – Cataract
and refractive surgery today, August 2003
7. Marshall J - Optical radiation and Macular
Degeneration – Ocular Surgery News Sep 1, 2003
.
4. Davison JL – Blue light damage is well-established
risk in pseudophakia – Ophthalmolgy Times July,
2002
Chuyên đề Mắt – Tai Mũi Họng 74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ban_dai_ket_qua_dat_kinh_noi_nhan_acrysof_natural_s.pdf