Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh arbuscular mycorrhiza (am) lên cây đậu tương trong điều kiện nhà lưới

Tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh arbuscular mycorrhiza (am) lên cây đậu tương trong điều kiện nhà lưới: 52 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(93)/2018 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM  NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH Arbuscular mycorrhiza (AM)  LÊN CÂY ĐẬU TƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI Đặng Quang Hà1, Đinh Hồng Duyên1, Nguyễn Thị Lan Anh2, Trịnh Thị Vân3, Nguyễn Đăng Minh Chánh2 TÓM TẮT Chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhiza (AM) được bố trí thử nghiệm trên cây đậu tương DT2008 và ĐT26 với các liều lượng khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương và môi trường đất sau khi xử lý trong điều kiện nhà lưới. Kết quả cho thấy, với công thức bón 20 g chế phẩm AM/chậu, cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu sinh khối ở công thức xử lý 20 g/chậu cũng cho kết quả tốt hơn so với công thức bón thấp hơn và khác nhau không có ý nghĩa so với công thức bón với lượng cao hơn là 30 và 40 g/chậu trong cùng điều kiện. Đặc biệt, đối với giống DT2008, số lượng nốt sần trong rễ của cây đậu tương ở công thức có x...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh arbuscular mycorrhiza (am) lên cây đậu tương trong điều kiện nhà lưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(93)/2018 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM  NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH Arbuscular mycorrhiza (AM)  LÊN CÂY ĐẬU TƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI Đặng Quang Hà1, Đinh Hồng Duyên1, Nguyễn Thị Lan Anh2, Trịnh Thị Vân3, Nguyễn Đăng Minh Chánh2 TÓM TẮT Chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhiza (AM) được bố trí thử nghiệm trên cây đậu tương DT2008 và ĐT26 với các liều lượng khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương và môi trường đất sau khi xử lý trong điều kiện nhà lưới. Kết quả cho thấy, với công thức bón 20 g chế phẩm AM/chậu, cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu sinh khối ở công thức xử lý 20 g/chậu cũng cho kết quả tốt hơn so với công thức bón thấp hơn và khác nhau không có ý nghĩa so với công thức bón với lượng cao hơn là 30 và 40 g/chậu trong cùng điều kiện. Đặc biệt, đối với giống DT2008, số lượng nốt sần trong rễ của cây đậu tương ở công thức có xử lý AM với lượng 20 g/chậu cao hơn có ý nghĩa so với công thức không xử lý. Sau khi xử lý AM, một số tính chất đất có cải thiện và số lượng vi sinh vật tổng số cũng có xu hướng tăng lên. Từ khóa: Arbuscular mycorrhiza, ĐT26, DT2008 4.2. Đề nghị Sử dụng những mẫu giống kháng bệnh phấn trắng và mẫu có yếu tố cấu thành năng suất cao làm vật liệu để chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-58 : 2011. Quy chuẩn Việt Nam về Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống đậu tương. Trần Thị Trường, 2010. Kết quả điều tra bệnh phấn trắng hại đậu tương. Kết quả nghiên cứu KHCN của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, tr. 20-25. Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Tuyết, Trịnh Xuân Hoạt, Nguyễn Đạt Thuần, 2015. Nghiên cứu nấm phấn trắng (Microphaera difusa) hại đậu tương ở Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 3 (56): 94 - 100 Grau, C.R., 2006. Powdery mildew of soybean (online). Powdery mildew 06-PDF, accessed 25 June 2009. Kang ST and Mian MAR, 2010a. Powdery mildew resistance in soybean PI 243540 is controlled by a single dominant gene. Cannadian Journal Plant Science. In press. Evaluation of the response to powdery mildew and the agronomic characteristics of introduced soybean varieties Tran Thi Truong, Doan Thi Thuy Linh, Le Thi Kim Hue, Tran Tuan Anh Abstract Sixty two soybean accessions were screened on powdery mildew and agronomical characteristics during the period of 2017 - 2018 at the greenhouse and field trials of the Research Legumes and Development Center. Three accessions (I.1732, I.1714, I.1709) were identified to be very highly resistant (HR); six accessions were resistant (R) (I1716, I1718, I.1705) and 16 acc. were medium resistant (MR). The growth duration of studied accessions varied from 94 to 160 days and was longer than that of the control variety (91 days). Four accessions had high number of pods per plant and reached over 100 pods/plant, such as I17.25, I1726, I1727, I1729. The rate of three seeds pod was the highest in following accessions, I1713 (40.2%), I.1724 (39.4% and I1731 (39.3%). The grain weight per plant of 4 accessions (I1711, I1721, I1726 and I1727) was higher than that of the control variety and gained values (17.06 -18.57 g/plant). Keywords: Soybean accession, powdery mildew, infection, agronomic characteristics Ngày nhận bài: 5/7/2018 Ngày phản biện: 12/7/2018 Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh Tuấn Ngày duyệt đăng: 15/8/2018 1 Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Bộ môn Sinh lý Sinh hóa và Chất lượng nông sản - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 3 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 53 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(93)/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chế phẩm sinh học có tên Arbuscular mycorrhiza (AM) in vitro được Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) nghiên cứu và sản xuất thành công, với thành phần chính là chủng nấm rễ cộng sinh Arbuscular mycorrhiza có xuất xứ từ TERI (Ấn Độ). Chế phẩm này có rất nhiều ưu điểm như giúp thực vật tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng sinh trưởng, sinh kháng sinh chống lại các mầm bệnh từ đất, và có thể phản ảnh tình trạng, mức độ suy thoái của hệ sinh thái mà nó đang tồn tại. Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về loại nấm rễ này tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu được áp dụng trên các cây lâm nghiệp, đặc biệt với điều kiện đất đồi cho thấy hiệu quả rất khả quan. Nấm AM hấp thụ trực tiếp hợp chất carbon do cây cố định và cấu thành đầu vào chính của carbon và năng lượng trong đất, chúng phân phối carbon này khắp cả khu vực đất quanh rễ cây cho vi sinh vật đất sử dụng. Gần 20% carbon do thực vật tổng hợp được chuyển sang nấm và khoảng 25% carbon nguồn gốc từ thực vật được nấm biến đổi và dự trữ ở những sợi nấm ngoại bào (Koide and Mosse, 2004). Tuy nhiên, xét về ảnh hưởng của chế phẩm này đối với các cây trồng nông nghiệp thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu. Nấm rễ nội cộng sinh AM được xác định là có mối quan hệ không thể thiếu ở hầu hết các loài thực vật (hơn 90% các loài thực vật có khả năng hình thành cộng sinh AM) (Brundrett MC et al., 2002). Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù cũng đã có những bước đầu nghiên cứu nhưng nhìn chung công nghệ nấm rễ nội cộng sinh AM, công nghệ nhân nhanh sinh khối AM in vitro, đặc biệt là những nghiên cứu về việc bón nhiễm chế phẩm AM vẫn đang còn là vấn đề khá mới mẻ, chưa được áp dụng rộng rãi. Phát triển nghiên cứu ứng dụng bón nhiễm chế phẩm AM trong nông nghiệp, không chỉ thúc đẩy sinh trưởng mà còn ảnh hưởng tốt đến năng suất cây trồng là một hướng đi quan trọng, phù hợp với sự phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm AM đến sinh trưởng phát triển của cây đậu tương và vai trò cải tạo một số tính chất đất cũng như làm tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất sau khi xử lý chế phẩm này. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống đậu tương ĐT26 và DT2008. - Chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhiza (AM). Chế phẩm có hiệu lực cộng sinh 30 IP/gram được sản xuất từ các chủng: Glomus intraradices, Glomus clarum, Glomus fasciculatum. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp chậu vại, mỗi chậu gồm 2 kg đất (đất phù sa sông Hồng), cung cấp dinh dưỡng từ môi trường Hoagland. Gồm 10 công thức (CT) liều lượng chế phẩm khác nhau trên hai giống đậu tương: CT1: ĐT26 + 0 chế phẩm AM (ĐC1); CT2: ĐT26 + 10 g chế phẩm AM; CT3: ĐT26 + 20 g chế phẩm AM; CT4: ĐT26 + 30 g chế phẩm AM; CT5: ĐT26 + 40 g chế phẩm AM; CT6: DT2008 + 0 chế phẩm AM (ĐC1); CT7: DT2008 + 10 g chế phẩm AM; CT8: DT2008 + 20 g chế phẩm AM; CT9: DT2008 + 30 g chế phẩm AM; CT10: DT2008 + 40 g chế phẩm AM. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. - Sau khi cây đã sinh trưởng đến giai đoạn đốt thứ nhất (V1) (khoảng 2 tuần), bổ sung chế phẩm ở các nồng độ khác nhau vào đất trồng. Tiến hành theo dõi sinh trưởng sau 6 tuần kể từ khi bón nhiễm. - pH được xác định theo phương pháp pH meter; Đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl (đơn vị: %); Lân dễ tiêu theo phương pháp so màu Oniani (đơn vị: mg/kg); Mùn tổng số theo phương pháp Tiurin (đơn vị: %). - Pha loãng 5 g mẫu đất với 45 ml nước vô trùng, lắc đều trong 20 phút. Hút 1 ml dịch pha loãng ở nồng độ 10-6 chang đều lên bề mặt môi trường chuyên tính sau đó đem nuôi ở 28oC trong vòng 2 đến 3 ngày. Đem ra đếm số khuẩn lạc hình thành trên các đĩa và tính số lượng vi sinh vật (đơn vị: CFU/g). - Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và phân tích sự sai khác bằng phần mềm SAS 9.1 (SAS Institute, 2004). 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018 tại Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Chất lượng nông sản - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Cơ sở II, Thanh Trì, Hà Nội). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM đến chiều cao và sinh khối thân cây đậu tương Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm AM lên sinh trưởng của cây đậu tương, các chỉ tiêu chiều cao 54 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(93)/2018 Phân tích sinh khối thân tươi của giống ĐT26 cho thấy các công thức bón nhiễm chế phẩm AM có sự sai khác có ý nghĩa với công thức CT1 (không bón nhiễm chế phẩm AM), trong đó công thức CT3 và công thức CT4 có giá trị lớn nhất và có sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại là CT1, CT2 và CT5, tuy nhiên cặp công thức này không có sai khác có ý nghĩa với nhau. Tương tự đối với giống DT2008, công thức bón nhiễm chế phẩm AM có sự sai khác có ý nghĩa với công thức CT6 (không bón nhiễm chế phẩm AM), trong đó công thức CT8 và công thức CT10 có giá trị lớn nhất, tuy nhiên hai công thức này lại không có sự sai khác có ý nghĩa về thống kê và với cả 4 công thức có bón nhiễm chế phẩm AM. 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM đến bộ rễ của cây đậu tương Kết quả bảng 2 cho thấy sinh khối rễ tươi ở công thức bón nhiễm chế phẩm AM có sự sai khác có ý nghĩa với công thức CT1 (Không bón nhiễm chế phẩm AM), trong đó công thức CT3 và công thức CT2 có giá trị lớn nhất, tuy nhiên cặp công thức này không có sai khác có ý nghĩa với nhau đối với giống ĐT26. Bảng 2. Ảnh hưởng của chế phẩm AM đến sự tăng trưởng bộ rễ cây đậu tương cây, sinh khối thân, sinh khối rễ đã được theo dõi và thu được kết quả ở bảng 1. Chiều cao cây của giống ĐT26 ở công thức CT3 tăng lên 19,6% so với CT1 không bón nhiễm AM và chiều cao cây của giống DT2008 ở công thức CT8 tăng lên 14,1% so với CT6 không bón nhiễm AM. Tuy nhiên, chiều cao của cây không tỷ lệ thuận với lượng chế phẩm bón vào. Cụ thể với giống ĐT26 (từ CT1 đến CT5), chiều cao cây đạt cực đại ở CT3 với giá trị là 40,9 cm, trong khi đó ở CT5 với lượng chế phẩm bón vào gấp 2 lần thì chiều cao của cây cũng chỉ đạt được ở mức 39,6 cm. Điều tương tự cũng xảy ra với giống DT2008 (từ CT6 đến CT10). Kết quả phân tích thống kê cho thấy CT3 và CT8 có giá trị lớn nhất và có sai khác có ý nghĩa với 2 công thức không bón nhiễm chế phẩm là CT1 và CT6, tuy nhiên giữa các cặp công thức này không có sự sai khác có ý nghĩa với nhau. Việc bón nhiễm chế phẩm AM đã làm cải thiện sinh trưởng của cây đậu tương, giúp cây sinh trưởng nhanh hơn điều này phù hợp với chức năng của chế phẩm AM có hệ cộng sinh bắt buộc của nấm rễ nội cộng sinh đã giúp cây trồng tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cũng như chính nó đã kích thích sự sinh trưởng của cây trồng. Bảng 1. Ảnh hưởng của Arbuscular mycorrhiza đến sự tăng trưởng chiều cao và sinh khối cây đậu tương Ghi chú: Bảng 1, 2, 3: Các chữ ký hiệu khác nhau thể hiện sự khác nhau về thống kê trên cùng một cột. Arbuscular mycorrhiza đến sự tăng trưởng chiều cao và sinh khối cây đậu tương Giống Công thức Chiều cao cây (cm) Sinh khối thân tươi (g) Sinh khối thân khô (g) Tỷ lệ khô/tươi (%) ĐT26 CT1 34,2 c 5,86 d 2,41 f 40,99 a CT2 37,4 cb 6,94 c 2,69 ef 39,39 ab CT3 40,9 ab 7,76 b 3,05 cd 39,05 ab CT4 37,8 cb 7,70 b 2,74 ed 39,77 cb CT5 39,6 ab 7,08 c 2,59 ef 38,37 cb DT2008 CT6 38,3 cb 7,96 b 2,90 ed 35,45 cb CT7 43,1 a 9,92 a 3,33 cb 34,05 c CT8 43,7 a 10,37 a 3,68 a 35,28 cb CT9 42,9 a 10,20 a 3,49 ab 34,97 c CT10 43,3 a 10,21 a 3,45 ab 37,58 c LSD0,05 4,549 0,466 0,326 4,002 Giống Công thức Sinh khối rễ tươi (g) Sinh khối rễ khô (g) Tỷ lệ khô/tươi (%) ĐT26 CT1 1,81 d 0,34 e 18,51 e CT2 2,33 c 0,47 cd 20,25 ed CT3 2,36 c 0,56 c 23,74 cd CT4 2,31 c 0.54 c 23,48 cd CT5 2,30 c 0,46 cd 20,13 ed DT2008 CT6 2,15 c 0,43 ed 19,94 ed CT7 2,32 c 0,46 cd 20,05 ed CT8 2,78 b 0,71 b 25,50 bc CT9 3,09 a 0,91 a 29,44 a CT10 3,07 ab 0,87 a 28,37 ab LSD0,05  0,3089  0,1078  3,8413 55 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(93)/2018 Tương tự, các công thức xử lý trên giống DT2008 có xu hướng tương tự trên giống ĐT26, công thức CT8, CT9, CT10 có sự sai khác có ý nghĩa với công thức CT6 (không bón nhiễm chế phẩm AM); tuy nhiên các công thức này khác nhau không có ý nghĩa về thống kê. Về tỷ lệ khô/tươi, công thức bón 10 g/ chậu khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Qua các số liệu phân tích trên cho thấy bón 20 g/chậu là công thức cho hiệu quả cao nhất để giống đậu tương ĐT26 và DT2008 cho sinh khối rễ tươi và rễ khô tốt. 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM đến số lượng nốt sần rễ của cây đậu tương Qua bảng 3 có thể thấy việc kết hợp trồng đậu tương có bón nhiễm chế phẩm AM có tác dụng làm tăng khả năng hình thành các nốt sần Rhizobium. Sự hình thành này thể hiện rõ trên cả hai giống đã thí nghiệm. Bảng 3. Ảnh hưởng của chế phẩm AM đến số lượng nốt sần rễ Kết quả này tương đương với các kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và cộng tác viên (2007), Nguyễn Thị Minh và cộng tác viên (2007), Vũ Quý Đông và Lê Quốc Huy (2015). Nấm rễ AM có khả năng rất lớn trong việc tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cây có sức sống cao hơn và có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường. Khi trong đất có nấm rễ, các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây như chiều cao cây, đều tăng so với đất không có nấm rễ. 3.4. Ảnh hưởng của việc bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM tới môi trường đất sau khi trồng đậu tương Nấm rễ AM hấp thụ trực tiếp nguồn carbon do cây cố định, chúng phân phối carbon này đi khắp các khu vực đất xung quanh rễ. Gần 20% carbon do thực vật tổng hợp được chuyển sang nấm và khoảng 25% carbon nguồn gốc từ thực vật được biến đổi và dự trữ ở những sợi nấm ngoại bào (Koide and Mosse, 2004), việc này góp phần làm tăng nguồn hữu cơ trong đất. Kết quả bảng 4 cho thấy một số tính chất hóa tính đất như đạm tổng số, lân dễ tiêu và mùn tổng số ở chậu đất có sử lý AM có xu hướng tăng so với đất trong chậu không được xử lý AM trên cả 2 giống ĐT26 và DT2008. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Quý Đông (2015), bón AM có xu hướng cải thiện độ chua của đất, tăng hàm lượng lân dễ tiêu và mùn tổng số trong đất ở điều kiện thí nghiệm nhà lưới. Số lượng vi sinh vật tổng số trong mẫu đất ở công thức có bón AM đã tăng lên so với đối chứng với lượng tăng đáng kể như với đất trồng của giống DT2008 là 1,92 ˟ 107 CFU/g cao hơn so với mẫu đất đối chứng (1,85 ˟ 106 CFU/g), điều tương tự cũng xảy ra với giống ĐT26 khi mà sự chênh lệch số lượng vi sinh vật của 2 mẫu bón nhiễm và không bón nhiễm là gần 10 lần (1,9 ˟ 106 CFU/g và 1,72 ˟ 107 CFU/g) (Bảng 5). Vi sinh vật cố định nitơ và vi sinh vật phân giải lân không có sự khác biệt nhiều giữa công thức có xử lý AM và công thức đối chứng không xử lý AM. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả phân tích đất trong điều kiện quy mô nhà lưới. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp vớt các kết quả nghiên cứu trước đây (Lê Quốc Huy và ctv., 2014; Vũ Quý Đông và Lê Quốc Huy, 2015) với kết luận rằng chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM ngoài việc làm tăng sinh trưởng cây còn góp phần cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đất, góp phần cải tạo môi trường đất (Bảng 5). Bảng 4. Ảnh hưởng của chế phẩm AM đến hóa tính đất sau thí nghiệm TT Giống Công thức pH Đạm tổng số (%) Lân dễ tiêu (mg/100 g đất) Mùn tổng số (OM) (%) 1 ĐT26 Đối chứng 6,6 0,231 0,184 3,528 Bón AM 6,5 0,277 0,218 4,017 2 DT2008 Đối chứng 6,6 0,193 0,151 3,451 Bón AM 6,6 0,235 0,204 4,155 Giống Công thức Số lượng (nốt/cây) ĐT26 CT1 14,89 f CT2 18,78 ef CT3 23,89 bcd CT4 25,22 abc CT5 25,67 abc DT2008 CT6 20,56 de CT7 25,33 abc CT8 29,11 a CT9 22,67 cde CT10 27,22 ab LSD0,05  4,5175 56 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(93)/2018 IV. KẾT LUẬN Chế phẩm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhiza (AM) được xử lý cho cây đậu tương với liều lượng 20 g/chậu giúp cây sinh trưởng và đạt sinh khối tốt nhất. Xử lý với chế phẩm AM giúp cây đậu tương có bộ rễ phát triển tốt hơn, số lượng vi sinh vật tổng số, trong đất có xu hướng cao hơn. Cần đánh giá thêm tính chất đất sau nhiều vụ trồng để có kết luận chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy, 2015. Ảnh hưởng của bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) tới sinh trưởng và môi trường đất rừng trồng Keo và Bạch đàn Uro. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1: 3689-3699. Lê Quốc Huy, Trần Hồ Quang, Ngô Thị Thanh Huệ, Nguyễn Thị Giang, 2014. Nghiên cứu tạo vật liệu rễ cà rốt chuyển gien Ri-tADN cho công nghệ nhân sinh khối nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) in vitro. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 3-4: 237-244. Nguyễn Thị Minh, 2007. Ảnh hưởng của xử lý nấm rễ AM đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu đỗ trên đất phù sa sông Hồng. Tạp chí Khoa học đất, số 28: 2007: 24-26. Trần Thị Dạ Thảo, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến, 2007. Ảnh hưởng của phân lân đến sinh trưởng, năng suất, sự tồn lưu dinh dưỡng và mật độ nấm cộng sinh của bắp (Zea mays L.) trên vùng đất xám tỉnh Tây Ninh vụ Đông Xuân. Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 1-2: 82-87. Brundrett, M. C., Sivasithamparam, K., Andrew L. B., Kingsley  W.  D., 2002. Orchid Conservation and Mycorrhizal Associations, Microorganisms in Plant Conservation and Biodiversity, pp. 195-226. Koide, R. T., Mosse, B., 2004. A history of research on Arbuscular mycorrhiza. Mycorrhiza, Volume 14, Issue 3, pp. 145-163. SAS institute, 2004. SAS/STAT User’s Guide, version 9.1. Cary, NC, USA. Bảng 5. Ảnh hưởng của chế phẩm AM đến hệ vi sinh vật trong đất TT Giống Công thức VSV tổng số(CFU/g) VSV cố định nitơ (CFU/g) VSV phân giải lân (CFU/g) 1 ĐT26 Đối chứng 1,9 ˟ 106 0,8 ˟ 106 1,2 ˟ 106 Bón AM 1,72 ˟ 107 6,6 ˟ 106 6,5 ˟ 106 2 DT2008 Đối chứng 1,85 ˟ 106 0,71 ˟ 106 1,59 ˟ 106 Bón AM 1,92 ˟ 107 5,9 ˟ 106 3,3 ˟ 106 Effect of Arbuscular mycorrhiza (AM) preparation on soybean in nethouse conditions Dang Quang Ha, Dinh Hong Duyen, Nguyen Thi Lan Anh, Trinh Thi Van, Nguyen Dang Minh Chanh Abstract Arbuscular mycorrhiza (AM) preparation was experimentally used for soybean varieties DT2008 and DT26 with different doses to evaluate it’s effect on the growth of soybean and soil properties after treatment in net house condition. The results showed that the treatment with 20 g/pot of AM was better than other treatments. In addition, the biomass components of the varieties when used 20 g AM/pot were better compared to the control treatment and were not significantly different from those of the 30 and 40 g AM/pot under the same conditions. Especially for DT2008 variety, the number of root nodules in the treatment of 20 gram AM/pot was higher than the control treatment. The treatment with AM showed that the soil properties and total microorganisms increased in experiment conditions. Keywords: Arbuscular mycorrhiza, DT26, DT2008 Ngày nhận bài: 1/7/2018 Ngày phản biện: 9/7/2018 Người phản biện: TS. Lê Thị Thanh Thủy Ngày duyệt đăng: 15/8/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf71_0582_2225427.pdf
Tài liệu liên quan